Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

bài 4 khám thai và quản lý thai nghén

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.89 KB, 6 trang )

Điều dưỡng sản

Bài 4
KHÁM THAI VÀ QUẢN LÝ THAI NGHÉN
Mục tiêu bài học
Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:
1. Trình bày được 9 bước khám thai.
2. Trình bày được những nội dung của các lần khám thai.
3. Nêu được tầm quan trọng của quản lý thai nghén.
1. Khám thai.
Khơng có một chuẩn quốc tế cho chăm sóc thai nghén tồn diện. Các thành tố của chăm sóc thai
nghén sẽ khác nhau tùy thuộc vào điều kiện khác nhau (thành phố, nông thôn, bệnh viện được
chuyển đến…). Hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề tranh luận xoay quanh những thành tố nào hình
thành một chuẩn chăm sóc thai nghén đối với những thai phụ khỏe mạnh.
1.1. 9 bước khám thai chung.
• Hỏi:
Bản thân (tên, tuổi, nghề nghiệp, dân tộc, trình độ văn hóa, điều kiện sống).
Gia đình, hôn nhân.
Kinh nguyệt (tiền sử kinh nguyệt, kinh cuối cùng).
Tiền sử các bệnh toàn thân.
Tiền sử sản phụ khoa.
Các biện pháp tránh thai đã dùng.
Hỏi về lần có thai này: thai máy, có những phàn nàn gì khơng.
• Khám tồn thân:
Đo chiều cao cân nặng, mạch, nhiệt, huyết áp, khám da, niêm mạc, phù, nghe tim phổi…. • Khám
sản khoa:
Nắn bụng tìm đáy tử cung, các cực của thai nhi, đo chiều cao tử cung, đo vịng bụng, nghe tim
thai….
• Xét nghiệm:
Thử protein niệu, công thức máu, HIV, giang mai, HbsAg, đường máu….
• Tiêm phịng uống ván:


Tiêm vào q II của thời kỳ thai nghén, tiêm 2 mũi cách nhau 1 tháng, tốt nhất là mũi tiêm nhắc
lại cách ngày sinh dự đốn 4 tuần, nếu khơng thì ít nhất cũng trên 2 tuần mới có hiệu quả.
• Cung cấp viên sắt, acid Folic, thuốc phòng sốt rét (ở vùng có dịch lưu hành).
• Giáo dục vệ sinh thai nghén.
• Điền vào sổ, ghi phiếu, điền bảng và hộp quản lý thai.
• Thơng báo kết quả khám, hẹn khám lại, dặn dò đến cơ sở y tế gần nhất nếu có dấu hiệu bất
thường: chảy máu, hoa mắt, chóng mặt…. .

23


Điều dưỡng sản

1.2. Thăm khám trong 3 tháng đầu.
1.2.1. Hỏi.
Kinh cuối cùng.
Tuổi thai phụ.
Tiền sử sản khoa (PARA).
Tiền sử nội ngoại khoa.
1.2.2. Khám sản khoa:
Nắn bụng xác định đáy tử cung, đo chiều cao tử cung, phát hiện các bất thường tiểu khung.
Đặt mỏ vịt xem có viêm nhiễm tử cung khơng.
Hạn chế thăm khám âm đạo vì dễ gây động thai.
1.2.3. Khám tồn thân:
Đo huyết áp: bình thường huyết áp khơng biến đổi khi có thai. Nếu HA> 140/90 mmHg là cao
huyết áp. Nếu biết số đo huyết áp của thai phụ trước khi có thai thì phải coi là bệnh lý khi HA tối
đa tăng trên 30mmHg và HA tối thiểu tăng trên 15mmHg.
Cân nặng: mỗi lần khám đều phải cân. Trung bình hằng tháng thai phụ tăng 1-1, 5 kg, suốt thời
gian mang thai, phụ nữ tăng 10-12 kg, nếu tăng nhiều thì phải xem có hội chứng Pr niệu và phù
ẩn khơng.

Nhìn dáng đi của thai phụ để xem khung chậu có bị lệch, vẹo khơng.
Khám tim, phổi.
1.2.4. Xét nghiệm:
Thử nước tiểu tìm Pr niệu và đường nhằm phát hiện sớm nhiễm độc thai nghén.
Sàng lọc sớm các trường hợp đái đường thời kì thai nghén ( BMI > 29 ).
Siêu âm thai (xác định tuổi thai theo chiều dài đầu mông).
1.3. Thăm khám trong 3 tháng giữa.
1.3.1. Hỏi:
Xem lại tiền sử sản khoa, đánh giá các triệu chứng:chảy máu, dịch….
Hỏi thời gian thai máy nếu thăm khám từ tháng thứ tư.
1.3.2. Khám sản khoa:
Đo chiều cao tử cung, vịng bụng, nắn bung xem ngơi đã thuận hay chưa.
Nghe tim thai.
1.3.3. Khám toàn thân:
Da và niêm mạc, cân nặng, huyết áp, phù.
Nghe tim phổi.
1.3.4. Xét nghiệm:
Pr niệu, đường máu.
Siêu âm đánh giá giải phẫu thai nhi trong giai đoạn 18-20 tuần tuổi, đồng thời để xác định chắc
chắn tuổi thai, số bào thai, vị trí nhau thai…. .
1.3.5. Tiêm phòng;
Tiêm phòng uốn ván mũi thứ nhất.
Tiêm văcxin phòng cúm.
1.4. Thăm khám 3 tháng cuối.
1.4.1. Hỏi:
Cử động thai nhi, cơn co tử cung, có chảy máu, dịch bât thường từ âm đạo hay không.
Các dấu hiệu cơ năng của tiền sản giật (hoa mắt, nhức đầu…. . ).
Các dấu hiệu của dọa sinh non, dấu hiệu chuyển dạ, tìm hiểu vấn đề bạo hành gia đình.

24



Điều dưỡng sản

1.4.2. Khám thực thể:
Cân nặng, huyết áp, tim thai, chiều cao tử cung, vịng bụng, ngơi thai.
Khám cổ tủ cung khi có dấu hiệu chuyển dạ hoặc ra nước ối.
Đánh giá khung chậu để sơ bộ tiên lượng cuộc đẻ.
1.4.3. Xét nghiệm:
Pr niệu, đường niêu.
Siêu âm thai.
Sàng lọc đái đường trong thời kì có thai.
Các xét nghiệm khác theo chỉ định.
1.4.4. Tiêm phòng:
Tiêm mũi uốn ván thứ 2.
Tiêm phòng cúm (trong mùa cúm).
2. Quản lý thai nghén.
2.1. Thế nào là quản lý thai nghén.
Quản lý thai nghén là nắm được tất cả các phụ nữ có thai trong địa phương do người cán bộ y tế
quản lý, ghi vào sổ, lập phiếu theo dõi để tiến hành khám thai định kì cho từng người nhằm đảm
bảo một cuộc thai nghén bình thường và sinh đẻ an tồn cho mẹ và con.
Ở nước ta hiện nay, bộ y tế quy định trong một cuộc thai nghén bình thường tối thiểu phải khám
cho bà mẹ 3 lần.
Lần khám thứ nhất: 3 tháng đầu của thai kì.
Xác định có thai, nếu có thai tiến hành đăng kí thai nghén.
Phát hiện các bệnh lý của người mẹ.
Lần khám thứ hai; 3 tháng giữa của thai kì.
Xem thai có phát triển bình thường khơng.
Cơ thể người mẹ có thích nghi tốt với thai nghén.
Tiêm mũi uốn ván thứ nhất.

Lần khám thứ 3: 3 tháng cuối của thai kì.
Xem thai có thuận khơng, phát triển có bình thường khơng.
Bà mẹ có nguy cơ gì do thai nghén 3 tháng cuối gây ra không.
Tiêm mũi uốn ván thứ hai.
Dự kiến ngày sinh và quyết định để người mẹ đẻ tại cơ sở chuyển tuyến.
2.2. Các công cụ quản lý thai nghén.
Sổ khám thai.
Phiếu khám thai.
Hộp phiếu hẹn.
Bảng theo dõi quản lý thai sản.
2.2.1. Phiếu khám thai.
Nội dung của phiếu khám thai bao gồm:
•Phần hành chính, bản thân người có thai.
•Tiền sử sản khoa của người có thai.
•Q trình chăm sóc hiện tại.
Cach sử dụng: mỗi phiếu chỉ sử dụng cho 1 lần khám. Khi sử dụng phiếu cần ghi rõ họ tên, chức
vụ của người theo dõi và lập phiếu. Ghi đầy đủ, chính xác các thong tin được đề cập đến trong
phiếu khám.

25


Điều dưỡng sản

2.2.2. Sổ khám thai.
Mẫu sổ khám thai:
1. Số thứ tự
15. Huyết áp
2. Họ và tên
16. Phù

3. Tuổi
17. Pr niệu
4. Địa chỉ
18. Ngày tiêm uốn ván
5. Nghề nghiệp
19. Uống viên sắt
6. Lần có thai
20. Tuổi thai
7. Ngày khám thai
21. Chiều cao tử cung
8. Số lần khám
22. Vòng bụng
9. Kinh cuối cùng
23. Tim thai
10. Ngày dự kiến sinh
24. Ngôi thai
11. Tiền sử bệnh lý
25. Tiên lượng
12. Cân nặng
26. Người khám
13. Chiều cao
27. Ghi chú
14. Khung chậu
2.2.3. Bảng theo dõi và quản lý thai sản.
Bảng theo dõi và quản lý thai nghén là 1 bảng lớn treo tường, có gắn các nhãn ghi thông tin cần
thiết về thai phụ theo tháng dự kiến sinh. Nhãn ghi được gọi là con tơm.
Ví dụ:
Bảng Theo dõi Và Quản Lý Thai
Xã:
Năm:

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

1
2
3
4
5
Tổng

số
Sau
đẻ
 Cách làm tôm:
Tốt nhất làm giấy tự bóc dán, bóc mặt sau là có thể dính ngay vào bảng.
Kích thước tơm to nhỏ và lượng thơng tin ghi trên tơm tùy theo kích thước bảng quản lý thai
nghén, tối thiểu bao gồm:
-Họ và tên thai phụ
-Tuổi
-Tiền sử thai nghén
-Ngày đầu kì kinh cuối
-Sổ đăng kí thai
-Ngày dự kiến sinh

26


Điều dưỡng sản

Màu sắc con tôm để phân biệt số lần sinh con như sau:
Tôm xanh là con so
Tôm vàng đẻ lần thứ 2
Tôm đỏ là đẻ lần thứ 3 trở lên
Đối với trường hợp nguy cơ cao đánh thêm dấu hoa thị vào bên phải con tôm.
Tôm được làm ngay khi đăng kí thai và dán vào tháng tương ứng củas tháng dự kiến sinh. Chỉ
bóc tơm sau khi đã sinh.
LƯỢNG GIÁ CUỐI BÀI.
Anh (chị) hãy chọn và khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất.
Câu 1. Khám thai trong 3 tháng cuối cần phát hiện ở thai phụ:
A. Ngày kinh cuối.

B. Các triệu chứng nghén, thai máy.
C. Các dấu hiệu cơ năng của tăng huyết áp.
D. Tiền sử sản khoa.
Câu 2. Trong quá trình thai nghén, trọng lượng người phụ nữ trung bình tăng:
A. 8-10 kg.
B. 10-12 kg.
C. 12-14 kg.
D. 14-16 kg.
Câu 3. Hiện nay bộ y tế qui định trong một thời kì mang thai người phụ nữ phải khám ít
nhất bao nhiêu lần:
A. 2 lần.
B. 3 lần.
C. 4 lần.
D. 5 lần.
Câu 4. Trong khi khám thai thử nước tiểu Pr niệu khi nào:
A. Khi thai phụ cao huyết áp.
B. Khi thai phụ có triệu chứng phù.
C. Thử trong mọi lần khám thai.
D. Khi thai phụ có triệu chứng nhức đầu.
Câu 5. Các vật liệu quản lý thai nghén ngoại trừ:
A. Phiếu khám thai.
B. Hộp phiếu hẹn.
C. Bảng quản lý thai sản.
D. Sổ hộ khẩu.
Câu 6. Lần khám thai thứ nhất nhằm xác định:
A. Xem thai có thuận ngơi khơng.
B. Tiêm phịng uốn ván mũi thứ nhất.
C. Tiêm phòng uốn ván mũi thứ hai.
D. Xác định đúng có thai.


27


Điều dưỡng sản

Câu 7. Tiêm phòng uốn ván mũi đầu tiên vào q thứ mấy của thai kì:
A. Q thứ nhất.
B. Q thứ hai.
C. Q thứ ba.
D. Bất kì thời điểm nào.
Đáp án: 1.A 2.B 3.B 4.C 5.D 6.D 7.B

28



×