Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

Nghiên cứu tình hình quản lý thai nghén tại phường an đông thành phố huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (784.61 KB, 51 trang )

1
TRNG I HC Y - DC
NGUYN èNH TH
NGHIÊN CứU TìNH HìNH QUảN Lý THAI NGHéN
TạI PHƯờNG AN ĐÔNG THàNH PHố HUế
LUN VN TT NGHIP BC S

HU, 2011
2
TRNG I HC Y - DC
NGUYN èNH TH
NGHIÊN CứU TìNH HìNH QUảN Lý THAI NGHéN
TạI PHƯờNG AN ĐÔNG THàNH PHố HUế
LUN VN TT NGHIP BC S
Ngi hng dn lun vn:
GVC. BSCKII. TRN NGUYN V
HU, 2011


3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các kết quả trong
luận văn này là đảm bảo tính trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ
công trình nghiên cứu nào.

Huế, tháng 05 năm 2011
Người cam đoan
Nguyễn Đình Thế
4
NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
BCTC : Bề cao tử cung


BVSKBMTE : Bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em
CBCNV : Cán bộ công nhân viên
CĐ-ĐH-SĐH : Cao đẳng – Đại học – Sau đại học
Cm : Centimétre
HA : Huyết áp
HCG : Human chorionic gonadotropin
KCC : Kinh cuối cùng
Kg : Kilograme
KHHGĐ : Kế hoạch hóa gia đình
TĐVH : Trình độ văn hóa
THCS : Trung học Cơ sở
THPT : Trung học Phổ thông
UV : Uốn ván
VB : Vòng bụng
WHO : (World Health Organization)
Tổ chức Y tế Thế giới
5
MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Sơ lược tình hình quản lý thai nghén…………………………………. 3
1.2. Sơ lược sinh lý thụ tinh - sự phát triển của trứng và phần phụ
của trứng ………………………………… 5
1.3. Những thay đổi giải phẫu và sinh lý của người phụ nữ khi có thai… 6
1.4. Các nguy cơ có thể gặp trong thời kỳ thai nghén…………………….10
1.5. Đăng ký quản lý thai nghén 12
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
2.1. Đối tượng nghiên cứu 14
2.2. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu 14

2.3. Thời gian nghiên cứu 15
2.4. Phương pháp nghiên cứu 15
2.5. Xử lý số liệu 19
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 20
3.1. Một số đặc điểm về đối tượng nghiên cứu 20
3.2. Tình hình khám thai và sự phát triển của thai 23
3.3. Tình hình tiêm chủng, uống bổ sung viên sắt và các loại bệnh tật
khác……………… 27
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 31
4.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 31
4.2. Tình hình khám thai và sự phát triển của thai 33
4.3. Tình hình tiêm chủng, uống bổ sung viên sắt và các loại bệnh tật
khác…………………………………………………………… … 37
KẾT LUẬN 41
KIẾN NGHỊ 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
6
ĐẶT VẤN ĐỀ

Quản lý thai nghén là một vấn đề rất quan trọng không chỉ đối với thai
phụ mà là đối với toàn xã hội. Chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ mang thai là một
trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu. Trong giai đoạn phát triển ngắn
ngủi của thai nhi có ý nghĩa quyết định đến toàn bộ sự phát triển tương lai của
một đứa trẻ sau khi được sinh ra, cũng như ảnh hưởng đến cả một thế hệ của loài
người. Thế nhưng không phải bà mẹ nào cũng đều hiểu rằng, để có thể sinh ra
những đứa con khỏe mạnh về thể chất lẩn tinh thần và bảo đảm sức khỏe cho bà
mẹ thì cần phải có sự chăm sóc đặc biệt ngay trước lúc mang thai, trong khi
mang thai và sau khi mang thai.
Theo tài liệu của tổ chức y tế thế giới (WHO) năm 2005, đã có tới

536000 phụ nữ chết vì nguyên nhân liên quan đến thai nghén, 99% các ca tử
vong này xẩy ra ở các nước đang phát triển, với 450/100.000 ca đẻ sống. Cao
nhất xẩy ra ở vùng Hạ Sahara - Châu phi, Nam Á hai vùng này chiếm tới 86%
tổng số ca tử vong mẹ trên toàn thế giới trong năm 2005 [6].
Ở nước ta trong những năm gần đây, mặc dù đã có những cải thiện đáng
kể về những chỉ số cơ bản liên quan đến tỷ lệ sinh và chết. Theo kết quả của
chương trình “Giảm tỷ lệ tử vong mẹ và tử vong sơ sinh” được triển khai năm
2009 tại 14 tỉnh miền núi thì nguy cơ chết mẹ là 1/521. Điều đó có nghĩa là, cứ
521 phụ nữ bước vào độ tuổi sinh đẻ (15- 49) thì có một trường hợp tử vong mẹ.
Cũng theo thống kê này cho thấy tỷ lệ tử vong mẹ ở các tỉnh Tây Bắc 13,4%,
các tỉnh vùng Tây Nguyên là 5,3%, Đông Bắc Bộ là 3,4% [6].
Theo Vụ Sức khỏe Sinh sản (Bộ Y tế) năm 2010, khoảng 48% tử vong mẹ
xẩy ra với các trường hợp đẻ thường, các nguyên nhân đó chủ yếu là gặp 05 tai
biến sản khoa chiếm 76%, trong đó băng huyết 41%, sản giật 21,3%, và nhiểm
khuẩn 18,8%, chủ yếu ở vùng Tây Nguyên chiếm 60% trong tổng số chế mẹ do
7
các nguyên nhân trên [29]. Các nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ chết ở trẻ em liên
quan đến thai sản vẫn còn cao, đặc biệt do các nguyên nhân: Nhiểm khuẩn
chiếm 32%, ngạt, chấn thương khi đẻ chiếm 29%, và đẻ khó chiếm 24% [16].
Những đối tượng phụ nữ này trong việc tiêm phòng uốn ván và uống viên sắt thì
tỷ lệ phụ nữ có thai được tiêm phòng uốn ván đạt cao nhưng tỷ lệ được cung cấp
viên sắt chỉ đạt 15 đến 20% trên phạm vi toàn quốc [29].
Theo kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu gia đình và giới năm 2010,
ở các vùng nông thôn về nhận thức và thực hành về chế độ dinh dưỡng khi mang
thai sau sinh. Nhiều nơi, phụ nữ khi mang thai không có chế độ bồi dưỡng, một
số phụ nữ cho rằng con to khó đẻ, trong quá trình mang thai chế độ làm việc và
nghỉ ngơi chưa hợp lý, tinh thần chưa được thoải mái …[29].
Chính vì vậy, công tác quản lý thai nghén vô cùng quan trọng, nếu làm tốt
công tác này sẽ bảo vệ sức khỏe bà mẹ khi mang thai, góp phần tạo nên những
hạt giống tươi xanh của đất nước, phòng chống 5 tai biến sản khoa [11], nâng

cao chất lượng cuộc sống cho mỗi gia đình. Nó còn góp phần không nhỏ nâng
cao kiến thức cho bà mẹ về công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em. Vì thế
người cán bộ y tế cơ sở phải hiểu rõ tầm quan trọng của công tác của quản lý
thai nghén, hướng dẫn vận động bà mẹ đi khám thai đầy đủ, vệ sinh thai nghén
tốt, có chế độ dinh dưỡng nghỉ ngơi hợp lý, khám thai định kỳ để hạn chế mức
thấp nhất những tai biến trong quá trình mang thai có thể xảy ra [13], [23], [25].
Chính vì tầm quan trọng của công tác quản lý thai nghén như vậy, việc
thực hiện đề tài “Nghiên cứu tình hình quản lý thai nghén tại Phường An
Đông - Thành phố Huế ” nhằm các mục tiêu:
1- Nghiên cứu tình hình quản lý thai nghén tại Phường An Đông - Thành phố Huế.
2- Kiến nghị một số biện pháp để đưa công tác quản lý thai nghén ở
tuyến y tế cơ sở ngày càng hoàn thiện tốt hơn.
Chương 1
8
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Thai nghén và sinh đẻ là chức năng sinh lý quan trọng của người phụ nữ.
Tuy nhiên, rất nhiều yếu tố có thể gây nguy cơ làm cho hiện tượng sinh lý trở
thành bệnh lý đe dọa tính mạng của mẹ và trẻ sơ sinh. Vì vậy việc chăm sóc bà
mẹ trước sinh, trong sinh và sau sinh là vô cùng quan trọng. Trong đó, công tác
đăng ký quản lý thai nghén là điểm khởi đầu rất cần thiết trong công tác chăm
sóc trước sinh đối với bà mẹ trong thời kỳ mang thai. nhằm phát hiện sớm các
dấu hiệu bất thường, các yếu tố nguy cơ, bệnh tật để theo dõi và can thiệp kịp
thời các biến chứng thai nghén và sinh đẻ.
1.1. SƠ LƯỢC TÌNH HÌNH QUẢN LÝ THAI NGHÉN
1.1.1. Trên thế giới
Theo báo cáo của Tổ chức y tế thế giới (WHO), Quỹ Nhi đồng Liên hợp
quốc (UNICEF), Quỹ dân số liên hợp quốc (UNFPA), công bố, trong năm 2005,
đã có tới 536.000 phụ nữ chết vì nguyên nhân liên quan đến thai nghén.
Ở các nước phát triển và quốc gia độc lập hầu hết các bà mẹ đều được
chăm sóc trước sinh và sau khi sinh dưới sự giám sát của cán bộ y tế về sản khoa

và được xử lý kịp thời những biến chứng xẩy ra trong thời kỳ mang thai cũng
như trong sinh đẻ. Tỷ suất tử vong mẹ ở các nước phát triển rất thấp 09/100.000
trường hợp, các nước quốc gia chậm phát triển là 51/100.000 trường hợp đẻ
sống trong năm. Trong khi đó, ở các nước đang phát triển không thể cung cấp
đầy đủ dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho các bà mẹ mang thai nên tỷ suất chết mẹ
ở các nước này khá cao 450/100.000 trường hợp đẻ sống [6].
Hơn một nữa số ca tử vong mẹ 270.000 trường hợp xẩy ra ở vùng Hạ
Sahara, châu Phi, theo sau là Nam Á 188.000 trường hợp. Hai vùng này cộng lại
đã chiếm tới 86% tổng số ca tử vong trên toàn thế giới năm (2005). Có 11 quốc
gia chiếm 65%, trong đó Ấn Độ có con số cao nhất 117.000 trường hợp, sau đó
9
tới Nigiêria 59.000 trường hợp, Cộng hòa Dân chủ Công gô 32.000 trường hợp,
và Afghanistan 26.000 trường hợp [6]. Tỷ lệ phụ nữ chết vì nạo phá thai cũng
khá cao đặc biệt ở Nepal [31]. Xác suất một cô gái 15 tuổi có thể chết vì biến
chứng liên quan đến thai nghén và trong khi sinh cao nhất ở Châu Phi 1/26
trường hợp, tại các nước đang phát triển 1/7.300 trường hợp, trong tổng số 171
vùng quốc gia và vùng lảnh thổ được nghiên cứu, Nigiêria là vùng có rủi ro cao
nhất 1/7 trường hợp [6], [33].
1.1.2. Tại Việt Nam
Theo kết quả của chương trình “Giảm tỷ lệ tử vong mẹ và tử vong sơ
sinh” được triển khai năm 2009 tại 14 tỉnh miền núi, trong đó tại vùng phía bắc
có 10 tỉnh và Tây Nguyên có 4 tỉnh cho thấy vấn đề sức khỏe và trẻ sơ sinh đã
được cải thiện. Tính chung tại 14 điểm điều tra, nguy cơ chết mẹ là 1/521 thấp
hơn điều tra của Bộ Y tế năm 2000 – 2001 là 1/334. Điều này có nghĩa cứ 521
phụ nữ bước vào tuổi sinh đẻ (15 tuổi – 49 tuổi) thì có một trường hợp tử vong
mẹ. Nguy cơ tử vong mẹ cao nhất ở Điện Biên, cứ 148 phụ nữ bước vào tuổi 15
– 49 thì có một tử vong mẹ; Sau đó đến Lai Châu là 218, Gia Lai là 271, các tỉnh
Sơn La, Cao Bằng, Lào Cai dao động là 1/300. Thống kê cho thấy tỷ lệ chết mẹ
ở các tỉnh vùng Tây Bắc là 13,4%, Tây Nguyên là 5,3%, các tỉnh vùng Đông
Bắc là 3,3%, điều này cho thấy tỷ lệ tử vong mẹ ở các tỉnh Tây Bắc là rất cao, so

với các vùng khác trong cả nước. Cũng theo báo cáo đó, đối với những phụ nữ
cao tuổi (44 tuổi), đẻ nhiều lần (trên 3 lần) tỷ lệ tử vong mẹ cao gấp 4 lần nhóm
sinh 1-2 con, các bà mẹ càng nhiều con thì những lần đẻ sau cùng có nguy cơ
phải can thiệp bằng phẩu thuật cao so với những lần trước. Tập quán sinh con tại
nhà hay khoảng cách thời gian vận chuyển đi cấp cứu muộn thiếu chăm sóc của
y tế cơ sở là mối đe dọa đến tính mạng người phụ nữ trong khi sinh, số trường
hợp tử vong cao nhất thường gặp ở bà mẹ mù chữ, không có nghề nghiệp và
10
sống trong tình trạng nghèo đói, đặc biệt phụ nữ người dân tộc có nguy cơ tử
vong cao hơn hẳn so với dân tộc Kinh [6].
Chiến lược quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản giai đoạn 2001 - 2010
đã đề ra chỉ tiêu cần đạt được vào năm 2010 là: hạ tỉ suất chết trẻ còn 25%, tỉ
suất chết mẹ còn 70/100.000 trường hợp đẻ sống [5], giai đoạn 2011 – 2020 là
giảm 50% tỷ số tử vong ở bà mẹ [7].
1.2. SƠ LƯỢC SINH LÝ THỤ TINH - SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRỨNG
VÀ PHẦN PHỤ CỦA TRỨNG
1.2.1. Sinh lý thụ tinh
Sự thụ tinh là sự kết hợp tế bào đực là tinh trùng và tế bào cái là noãn để
hình thành một tế bào mới là trứng được thụ tinh [4]. Sau khi tinh trùng được
phóng vào âm đạo nó sẽ di chuyển nhanh về phía cổ tử cung, lên buồng tử cung
và 1/3 ngoài vòi trứng để gặp noãn bào, chui qua màng trong suốt của noãn bào
và quá trình thụ tinh được diễn ra, kết quả có một hợp tử và sự phân tách thành
phôi bào bắt đầu.
Sau khi thụ tinh 1/3 ngoài vòi trứng, nhờ sự nhu động của những mao
niêm mạc vòi trứng và luồng dịch chảy từ phía loa vòi vào buồng tử cung, giúp
trứng di chuyển dần vào buồng tử cung và bắt đầu làm tổ (vị trí thường mặt sau
đáy tử cung) [4].
1.2.2. Sự phát triển của trứng và phần phụ của trứng
Sau khi thụ tinh, trứng phân chia rất nhanh để cấu tạo thành thai và phần
phụ của thai.

+ Về phương diện tổ chức, quá trình phát triển của trứng được chia làm
hai phần:
- Phần trứng sau này trở thành thai.
- Phần trứng sau này trở thành các phần phụ của thai.
11
+ Về phương diện thời gian, quá trình phát triển của trứng được chia làm
2 thời kỳ:
- Thời kỳ sắp xếp các tổ chức: Bắt đầu từ lúc thụ tinh đến tháng thứ 2. Ở
thời kỳ này, trứng phân chia thành 2 tế bào mầm, rồi 4 tế bào mầm bằng nhau,
sau đó phân chia thành 8 tế bào: 4 tế bào mầm to và 4 tế bào mầm nhỏ. Các tế
bào lớn và tiếp tục phân chia và phát triển thành bào thai với hai lớp tế bào: Lá
thai ngoài và lá thai trong, vào tuần thứ 3 giữa hai lá sẽ phát triển thêm lá thai
giữa. Các lá thai này tạo ra phôi thai và sau tuần lễ thứ 8 phôi thai chuyển sang
giai đoạn thai nhi. Thời kỳ này thai nhi có hình con tôm.
- Thời kỳ hoàn thiện tổ chức: Từ tháng thứ ba đến khi đủ tháng trong thời
kỳ này, bào thai gọi là thai nhi nó bắt đầu có các bộ phận chỉ còn việc lớn lên và
hoàn thiện các tổ chức mà thôi.
Song song với quá trình phát triển của thai nhi, phần phụ của thai cũng
phát triển mạnh, gồm có:
+ Nội sản mạc: Ngày càng phát triển, buồng ối ngày càng rộng và bao
quanh thai nhi, thai nhi như con cá nằm trong nước ối.
+ Trung sản mạc: Phát triển thành bánh rau bám vào lòng tử cung lấy chất
dinh dưỡng và oxy của người mẹ nuôi thai nhi đồng thời đào thải chất cặn bã và
khí carbonic.
+ Ngoại sản mạc: Ngoại sản mạc trứng và tử cung teo nhỏ dần, ngoại sản
mạc tử cung, rau tiếp tục phát triển và bị đục thành các hồ huyết có máu mẹ từ
các nhánh của động mạch tử cung chảy đến [4].
1.3. NHỮNG THAY ĐỔI GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ CỦA NGƯỜI PHỤ
NỮ KHI CÓ THAI
Khi có thai, cơ thể của người mẹ có rất nhiều thay đổi.

1.3.1. Thay đổi về nội tiết
Có hai loại nội tiết thay đổi nhiều khi có thai là HCG (Human Chorionic
Gonadotropin) và các Steroide.
12
1.3.1.1. HCG (Human Chorionic Gonadotropin)
Là Hormon hướng sinh dục rau thai, HCG chế tiết trong cơ thể đã phát
hiện được trong huyết tương của thai phụ ngày thứ 8 đến thứ 9 sau khi thụ tinh.
Nồng độ HCG của mẹ tăng gấp đôi sau 48 giờ và đạt đỉnh vào ngày thứ 60 đến
70 của thai kỳ. Sau đó, nồng độ giảm dần tới điểm thấp nhất vào khoảng ngày
thứ 100 đến 130 của thai kỳ.
1.3.1.2. Các Steroid
+ Progesterone: Do hoàng thể tiết ra trong tuần lể đầu khi mới có thai, sau
đó bánh rau sản xuất ra nội tiết tố này, lượng nội tiết tố này tăng lên đều đặn
trong quá trình mang thai, đến khi đủ tháng thì tụt xuống.
+ Estrogen: Khi có thai buồng trứng tiết ra, sau đó bánh rau sản xuất ra
25mg mỗi ngày có tác dụng làm tăng đường huyết và hoạt động của kháng thể.
+ Aldosteron (ADH) tăng nhiều gây ứ đọng nước và muối trong cơ thể.
+ Lactogen rau thai (Human Placental Lactogen – HPL) tăng lên đều đặn
cùng với sự phát triển của bánh rau trong suốt thai kỳ. Các tác dụng chuyển hóa
bao gồm cung cấp năng lượng trong quá trình trao đổi chất ở mẹ và dinh dưỡng
của thai nhi, và kháng với Insulin.
+ Relaxin: Được chế tiết từ hoàng thể thai nghén, nội sản mạc và bánh
rau, hàm lượng cao nhất đạt trong ba tháng đầu của thai kỳ. Relaxin tác động lên
cơ tử cung, kích thích adenyl cylase và làm giản cơ tử cung.
+ Một số tuyến nội tiết khác: tuyến yên phì đại từ 0,6 – 0,86g, tuyến giáp to
có thể xuất hiện bướu giáp cổ một thời gian, tuyến cận giáp trạng thường ở tình
trạng thiểu năng do canxi được huy động cho thai.
1.3.2. Thay đổi giải phẩu sinh lý ở bộ phận sinh dục
1.3.2.1. Thay đổi ở tử cung
Bắt đầu từ lúc có thai trọng lượng tử cung tăng từ 50 - 60 đến 1000g đến

cuối thai kỳ. Hình thể thay đổi từ hình cầu 3 tháng đầu sau đó hình trứng và
cùng giống như thai nhi nằm trong nó. Khi có thai tử cung nằm ở tiểu khung.
Sau đó phát triển dần vào ổ bụng.
13
- Thay đổi về sinh lý: Lúc chưa có thai tử cung chắc, khi có thai dưới tác
dụng của nội tiết tố tử cung mềm ra.
- Thay đổi ở eo tử cung: Khi chưa có thai eo tử cung dài từ 0.5 - 1cm, khi
có thai eo tử cung dãn rộng dần, mỏng và dài ra biến thành đoạn dưới đến cuối
giai đoạn chuyển dạ dài 10cm.
- Thay đổi ở cổ tử cung: Cổ tử cung mềm dần ra, các tuyến ống cổ tử
cung không chế tiết hay chế tiết rất ít, chất nhầy cổ tử cung đục và đặc bịt kín cổ
tử cung.
1.3.2.2. Thay đổi ở âm hộ, âm đạo
Khi có thai âm hộ, âm đạo của thai phụ thay đổi, âm đạo dài ra và dễ dãn
nở, dưới niêm mạc có nhiều tĩnh mạch phát triển nên âm đạo có màu tím.
1.3.2.3. Thay đổi ở buồng trứng
Trong 3 tháng đầu hoàng thể tiếp tục phát triển và được gọi là hoàng thể
thai nghén. Khi có thai trên 3 tháng hoàng thể dần dần thoái hóa.
1.3.2.4. Thay đổi ở vòi trứng
Trong khi có thai vòi trứng không làm nhiệm vụ gì, tuy nhiên hiện tượng
xung huyết và mềm tổ chức cũng đã xẩy ra.
1.3.3. Thay đổi giải phẩu sinh lý ngoài bộ phận sinh dục
1.3.3.1. Thay đổi ở da, cân, cơ
Ở da có thể xuất hiện các huyết sắc tố, chủ yếu tập trung ở mặt, đường
trắng giữa bụng, thành bụng bị dãn nở, các vết rạn này thường thấy ở hai hố
chậu và mặt trong đùi.
1.3.3.2. Thay đổi ở vú
Tuyến sữa và ống dẫn sữa phát triển làm vú to và tăng lên quầng vú sẫm
màu. Các hạt Montgomery nổi lên, núm vú to và sẫm màu, hệ thống tĩnh mạch
to và nổi lên.

1.3.3.3. Thay đổi trong hệ tuần hoàn
Thay đổi về máu: Thể tích máu trung bình khi không có thai là 2600ml,
thể tích cao nhất ở người con so là 3850ml gia tăng 41%, ở con rạ là 4100ml gia
14
tăng 57%, tỷ lệ huyết sắc tố giảm, Hematocrit giảm (bình thường 39,5% còn
38,5% khi thai được 40 tuần). Máu có xu hướng loãng làm cho thiếu máu nhược
sắc và giảm áp lực thẩm thấu. Bạch cầu gia tăng 7000 lên 10.000 giai đoạn cuối
thai nghén. Tiểu cầu cũng tăng 300.000 - 400.000/mm
3
- Hệ thống đông máu: Trong lúc mang thai có trạng thái tăng đông nhằm
tránh nguy cơ chảy máu trong giai đoạn sổ rau, nồng độ Fibrinogen tăng từ
2,6g/l lên 4g/l.
- Cung lượng tim tăng 50% cao nhất vào tháng thứ 7 do nhu cầu Oxy
tăng, thể tích máu tăng, kích thước mao mạch tăng, nhịp tim tăng 10-15
nhịp/phút.
1.3.3.4. Thay đổi về hô hấp
Khi có thai cơ hoành thường bị đẩy lên cao do vậy tần số thở tăng, người
phụ nữ thường thở nhanh và nông. Thường có khó thở và thở nhanh ở những
người chửa đa thai đa ối.
1.3.3.5. Thay đổi về tiết niệu
Khi có thai lưu lượng máu qua thận từ 200ml/phút lên 250ml/phút, tốc độ
lọc máu ở cầu thận tăng 50%.
1.3.3.6. Thay đổi về tiêu hóa
- Thai nghén gây mất canxi hóa của răng nên gây sâu răng.
- Trong 3 tháng đầu thai phụ thường buồn nôn, nôn, tăng tiết nước bọt.
- Ở ruột và đại tràng: giảm nhu động do bị chèn ép, giảm trương lực cơ dễ
dẫn đến táo bón.
1.3.3.7. Thay đổi về hệ thống xương
Xương thường ngấm nước mềm hơn so với trước, đặc biệt có thể gặp tình
trạng loãng xương, các khớp mềm và giãn ra.

1.3.3.8. Thay đổi về thần kinh
Thay đổi về cảm xúc, tâm lý dễ cáu gắt, trí nhớ giảm sút. Khó ngủ, giấc
ngủ ngắn…
15
1.3.3.9. Một số thay đổi khác
- Nhiệt độ: Do tác động của hoàng thể thai nghén nên thân nhiệt cao trên
37
o
C, từ tháng thứ 4 nhiệt độ trở lại bình thường.
Trọng lượng cơ thể: Có thể tăng lên 25% so với khi không mang thai,
trung bình khi mang thai tăng 12 kg. Tăng cân chủ yếu vào nữa sau của thời kỳ
thai nghén, khoảng 0,5kg mỗi tuần. Vú: Tăng 1 - 1,5 kg, Tử cung: Tăng 0,5 -
1kg: Thai, bánh rau: Tăng 5kg, dự trữ mỡ dưới da, dự trữ protein: Tăng 4 -
4,5kg, nước điện giải: Tăng 1 - 1,5kg,
- Chuyển hóa: Nhu cầu năng lượng cần khoảng 2500 cal/ ngày.
+ Thai nghén bình thường có một số chuyển hóa sau: Giảm đường huyết
trung bình khi nhịn ăn, tăng đường huyết sau bữa ăn và tăng insulin huyết.
Những đặc điểm này cung cấp glucose liên tục tới thai nhi. Nếu tuyến tụy không
cung cấp đủ insulin có thể dẫn đến đái tháo đường thai nghén [18].
1.4. CÁC NGUY CƠ CÓ THỂ GẶP TRONG THỜI KỲ THAI NGHÉN
Khi có thai có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi [2].
1.4.1. Nguyên nhân do mẹ
1.4.1.1. Điều kiện kinh tế và sinh hoạt
Điều kiện kinh tế và sinh hoạt có ảnh hưởng nhiều đến quá trình phát triển
của thai nhi [34].
1.4.1.2. Cơ địa
- Tuổi người mẹ dưới 18 hoặc trên 40 tuổi
- Lần đẻ trên 4 lần
- Cân nặng mẹ: dưới 35kg hoặc trên 70kg
- Chiều cao: dưới 1,45 mét [20].

- Tình trạng vô sinh
- Bệnh di truyền: Các bệnh rối loạn nhiểm sắc thể gây sẩy thai ở 12 tuần
đầu. Bệnh Down gặp ở thai phụ lớn tuổi. Thai nhẹ cân, non yếu gặp ở phụ nữ
quá trẻ hoặc cơ thể nhỏ bé.
16
1.4.1.3. Các loại bệnh tật ở trẻ em
- Bệnh nhiễm khuẩn: Thường nặng nên gây nhiều nguy cơ cho thai.
+ Thời kỳ sắp xắp tổ chức một số bệnh như cúm, sởi Đức, sốt xuất huyết,
Rubella, do vi khuẩn Listeria, do ký sinh trùng Toxoplasma gây những di dạng
cho thai như: Não úng thủy, bụng cóc, sứt môi, hở hàm ếch…
+ Thời kỳ hoàn chỉnh tổ chức do lớp nội bào mỏng dần làm cho vi khuẩn,
virus, ký sinh trùng dễ thấm qua màng ngăn của nhau thai gây bệnh cho thai như
viêm gan, giang mai, viêm não, viêm phổi…
+ Các bệnh về gan: Thường gặp viêm gan do virus gây suy gan, sau làm
giảm chức năng gây chảy máu, hôn mê, tử vong trong cuộc đẻ.
+ Các bệnh về thận: Viêm thận, viêm mủ bể thận, cao huyết áp. Các bệnh
này sẽ nặng lên lúc mang thai gây nhiều biến chứng như: Rau bong non, sản giật
do co thắt tiểu động mạch, lượng máu nhau thai cấp ít làm rau xơ hóa, bánh rau
nhỏ, thai kém phát triển, thai lưu…
+ Các bệnh tim mạch: Chủ yếu là bệnh tim mắc phải thường nặng lên,
thai luôn trong tình trạng thiếu Oxy, làm thai kém phát triển, đôi lúc phải đình
chỉ thai nghén vì bệnh quá nặng.
- Các bệnh về máu: Thường do dinh dưỡng không đủ chất, hay do kém
hấp thu ở hệ thống tiêu hóa, hay do giun móc dẫn đến thiếu máu làm do thai
kém phát triển, đẻ non, sẩy thai hoặc chết lưu.
- Các bệnh nội tiết: Đái tháo đường, Basedow, Addison gây nguy cơ cao cho
thai, bệnh Basedow có thể gây đẻ non, thai suy dinh dưỡng, nhiểm độc thai nghén.
- Các bệnh phụ khoa: Thiểu năng nội tiết gây sẩy thai, viêm nhiễm đường
sinh dục gây ra viêm màng thai, nhiễm khuẩn ối, nhiễm khuẩn thai, các dị dạng
tử cung, u xơ tử cung, eo tử cung, gây sẩy thai hay đẻ non [16].

- Các bệnh về sản khoa
+ Đẻ khó và các hậu quả của nó
17
+ Tiền sử sẩy thai liên tiếp, chết lưu, đẻ non nhiều lần dễ gây nguy hiểm
cho thai.
+ Tiền sử sản giật, sản giật làm thai kém phát triển, đẻ non, rau bong non.
Bệnh lý tiền sản giật, sản giật dẫn đến nhiều hậu quả không tốt cho mẹ và con [3].
1.4.2. Nguyên nhân do phần phụ của thai
Những bất thường do các phần phụ của trứng có thể đe dọa đến thai nhi
như rau bám thấp, rau bong non, viêm các màng rau, sa dây rau …Tử vong
trong 3 tháng cuối thai kỳ hay gặp ở những nguyên nhân do phần phụ của thai
gây ra [35].
1.4.3. Các nguyên nhân do thai
Một số yếu tố do bản thân của thai nhi có ảnh hưởng đến thai như:
Thai già tháng, dị dạng, nhiễm khuẩn, chửa nhiều thai, các ngôi và kiểu
thế bất thường, bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con…[2], [9].
1.5. ĐĂNG KÝ QUẢN LÝ THAI NGHÉN
Quản lý thai nghén là nắm được tất cả các phụ nữ có thai trong địa
phương do người cán bộ quản lý, ghi vào sổ, lập phiếu theo dõi để tiến hành
thăm khám thai định kỳ cho từng người nhằm đảm bảo một cuộc thai nghén
bình thường và sinh đẻ an toàn cho mẹ và con [25].
Ở nước ta, hiện nay Bộ Y tế quy định trong một cuộc thai nghén bình
thường tối thiểu phải khám thai cho bà mẹ 3 lần [30].
1.5.1. Lần khám thai thứ nhất: khi có thai 3 tháng đầu nhằm mục đích
- Xác định đúng có thai
- Nếu có thai tiến hành đăng ký quản lý thai nghén
- Xem thai có gì bất thường ở giai đoạn đầu không?
- Phát hiện các bệnh lý của người mẹ nếu có
1.5.2. Lần khám thai thứ hai: Vào 3 tháng giữa nhằm mục đích
- Xem thai có phát triển bình thường không ?

- Cơ thể người mẹ có thích nghi tốt với thai nghén không?
18
- Thử protein niệu
- Tiêm phòng uốn ván ( UV1)
1.5.3. Lần khám thai thứ ba: Vào ba tháng cuối nhằm mục đích
- Xem thai có thuận và phát triển có bình thường không?
- Bà mẹ có nguy cơ gì do thai nghén ba tháng cuối gây ra không? (nhất là
phù, cao huyết áp).
- Thử protein niệu
- Tiêm phòng (UV2)
- Dự kiến ngày đẻ, quyết định để người mẹ đẻ tại tuyến y tế cơ sở hay
chuyển lên tuyến trên.
Ngoài 3 lần khám theo quy định kể trên, cần dặn dò bà mẹ mang thai phải
đi khám trên bất cứ lúc nào, khi có một trong các triệu chứng bất thường sau:
Phù nhiều, nhức đầu, chóng mặt, mờ mắt, đau bụng, ra máu, ra nước âm đạo …
hoặc có một sự khó chịu nào đó. Quản lý thai nghén tốt sẻ đảm bảo công tác
thực hiện “làm mẹ an toàn” dẫn đến nhiều kết quả khả quan hơn, đặc biệt ở một
số nước chậm phát triển và đang phát triển [1], [10], [25], [30], [32].
19
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Tất cả số phụ nữ có thai (từ tháng 09/2010 đến tháng 03/2011) của
Phường An Đông – Thành Phố Huế
2.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
Phường An Đông là một Phường thuộc Thành Phố Huế. Phía đông giáp
Phường Thủy Dương - Thị xã Hương Thủy. Phía tây giáp Phường An Cựu,
Phường Phú Hội, Phường Xuân Phú. Phía Nam giáp Phường An Tây, Phường
Thủy Dương. Phía Bắc giáp phường Xuân Phú, Phường Thủy Vân, Phường
Thủy Thanh và thị xã Hương Thủy.

Diện tích toàn Phường 499 ha, chủ yếu là đất định cư. Phường có 22 tổ,
với tổng số hộ gia đình là 3121 hộ, tổng số nhân khẩu của Phường là 15.050,
trong đó: Nam là 7501 người (chiếm tỉ lệ 49,84%), nữ 7549 người (chiếm tỉ lệ
50,15%), số nữ ở độ tuổi 15 - 49 là 3507, trong đó có chồng 2124.
- Tỷ lệ phát triển dân số: 1,1%
- Tỷ suất sinh thô: 12,2%
- Tỷ suất chết thô: 4,08%
* Về kinh tế: Nhân dân trong Phường chủ yếu là cán bộ nhà nước, một số
buôn bán, một số ít làm nghề nông, nội trợ còn lại nghề khác (chạy xe thồ, may
mặc, học sinh sinh viên sống phụ thuộc gia đình…)
Thu nhập bình quân trên đầu người: 700.000đ/1 người/tháng. Nói chung
về kinh tế khá ổn định.
* Về tình hình trạm y tế:
Trạm y tế Phường tương đối khang trang, sạch sẽ, thoáng mát
- Biên chế của trạm gồm 05 người:
20
+ Một y sĩ đa khoa: Là trưởng trạm phụ trách chung.
+ Một y sĩ đa khoa đang đi học đại học.
+ Một y sĩ y học cổ truyền: Phụ trách y học cổ truyền, dược, chương trình
lao, tâm thần, Vitamin A.
+ Một nữ hộ sinh trung học: Phụ trách chương trình bảo vệ sức khỏe bà mẹ
trẻ em, kế hoạch hóa gia đình (BVSKBMTE - KHHGĐ), môi trường, tai nạn
thương tích, y tế học đường.
+ Một điều dưỡng trung học: Phụ trách chương trình: Tiêm chủng mở
rộng, dinh dưỡng.
Ngoài ra, mỗi tổ dân phố điều có y tế tổ và cộng tác viên dân số phụ trách.
2.3. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
(Từ 25/09/2010 đến 27/03/2011)
Cùng nhân viên trạm Y tế khám thai và xác định số phụ nữ có thai.
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp mô tả cắt ngang.
2.4.2. Cở mẫu nghiên cứu
Trong thời gian nghiên cứu từ tháng 09/2010 đến tháng 03/2011 tổng số
phụ nữ có thai là 120.
2.4.3. Phương tiện nghiên cứu
2.4.3.1. Dụng cụ khám thai
- Cân bàn người lớn: Thước dây Trung Quốc có vạch centimétre (cm).
- Máy đo huyết áp của Trung Quốc
- Ống nghe tim, phổi của Nhật Bản
- Ống nghe tim thai bằng gỗ
- Ống đựng nước tiểu bằng thủy tinh
- Dung dịch Acide acetic 3%
21
- Đèn cồn quẹt ga.
- Giá để ống nghiệm, kẹp để cặp ống nghiệm
- Que thử thai Quickstick của Mỹ
- Bảng tính tuổi thai
2.4.3.2. Các công cụ quản lý thai nghén
- Sổ khám thai và theo dõi định kỳ
- Phiếu khám thai, hộp phiếu hẹn
- Bảng theo dõi quản lý thai nghén (biểu đồ con tôm)
2.4.4. Phương thức tiến hành
Thu thập số liệu dựa vào bộ câu hỏi đã chuẩn bị trước để điều tra số phụ
nữ mang thai trong thời gian từ 09/2010 đến 03/2011. Gồm các vấn đề sau:
2.4.4.1. Hỏi về thủ tục hành chính
- Họ Tên, tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp.
- Trình độ văn hóa
2.4.4.2. Hỏi về tiền sử
- Tiền sử cá nhân: Tiền sử sản - phụ khoa, tiền sử bệnh tật.

- Tiền sử gia đình
- Tiền sử xã hội
2.4.4.3. Tình hình thai nghén hiện tại
+ Đối với ba tháng đầu trong thời kỳ thai nghén
Đây là thời kỳ khám phát hiện xem thai phụ có thai hay không, đồng thời
khám để phát hiện các bệnh toàn thân nếu có. Các bước tiến hành trong giai
đoạn này là:
- Hỏi ngày đầu kỳ kinh cuối cùng (KCC), dùng KCC để thử tính tuổi thai
và dự kiến ngày sinh.
- Hỏi về triệu chứng nghén.
- Trường hợp nào nghi ngờ: Thử thai bằng que thử Quick Stick, khám âm đạo.
22
- Hỏi về cân nặng trước khi mang thai.
- Khám toàn thân: Đo chiều cao, cân nặng, đếm mạch, đo huyết áp nghe
tim, phổi… phát hiện các bệnh lý nội khoa nếu có.
- Đo bề cao tử cung (BCTC) ( đối với thai ≥ 3 tháng theo kỳ kinh cuối
(KCC). Sau đó xác định lại tuổi thai ( tháng ) =
1
4
BCTC
+

- Hỏi ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối
Hướng dẫn thai phụ vệ sinh thai nghén, ăn uống hợp lý, chế độ lao động,
sinh hoạt và nghỉ ngơi.
- Hướng dẫn sản phụ uống bổ sung viên sắt.
- Ghi vào hồ sơ, phiếu theo dõi. Hẹn khám lại lần hai.
+ Đối với ba tháng giữa của thời kỳ thai nghén
Đây là thời kỳ có sự cộng sinh giữa mẹ và con.
- Hỏi về những biến đổi trong cơ thể từ lần khám thai trước đến lần khám

thai này.
- Thai máy bắt đầu khi nào.
Khám toàn thân: Cân nặng, mạch, huyết áp, xem có phù hay không, có
biểu hiện thiếu máu hay không.
- Đo BCTC, đo vòng bụng (VB), nghe tim thai.
- Xác định tuổi thai ( tháng ) =
1
4
BCTC
+
- Thử protein niệu
- Tiêm phòng UV1
- Hướng sản phụ uống viên sắt bổ sung
- Giải đáp những thắc mắc cho thai phụ
- Nếu có dấu hiệu gì bất thường thì phải gửi lên tuyến trên để theo dõi.
23
- Nếu thai nghén bình thường thì nghi hồ sơ, phiếu theo dõi và hẹn khám
lại lần ba.
+ Đối với ba tháng cuối của thời kỳ thai nghén
Đây là thời kỳ đặc biệt quan trọng khám quản lý nhằm tiên lượng cho
cuộc đẻ sắp tới.
- Hỏi về biến đổi của cơ thể từ lần khám thai trước đến lần khám thai này.
- Hỏi phát hiện những triệu chứng cơ năng của cao huyết áp với thai
nghén như: Nhức đầu, chóng mặt, mờ mắt…
- Khám toàn thân: Cân nặng, mạch, huyết áp, phát hiện dấu hiệu thiếu
máu, phù…
- Đo bề cao tử cung, vòng bụng, xác định ngôi thế, nghe tim thai.
- Xác định tuổi thai dựa vào KCC hoặc BCTC
- Dự kiến trọng lượng thai nhi P(gram) =
100

4
VBBCTC
×
+

- Dự kiến ngày sinh dự đoán: (Dựa vào KCC) = ngày đầu của KCC + 7,
tháng = tháng có KCC - 3
- Thử nước tiểu tìm protein niệu
- Tiêm phòng UV 2 ( cách UV1 ít nhất một tháng và trước khi sinh ít nhất
1 tháng). Nếu lần có thai trước đã tiêm đủ hai mũi UV thì lần này không cần
tiêm UV.
- Hướng dẫn thai phụ tự theo dõi khi có dấu hiệu như: Đau bụng ra máu,
ra nước ối… thì phải đến khám ngay.
- Hướng dẫn thai phụ cách chăm sóc con, nuôi con bằng sữa mẹ.
- Ghi vào hồ sơ và phiếu theo dõi.
- Tư vấn sản phụ quyết định nơi đẻ tại tuyến y tế cơ sở hay chuyển lên
tuyến trên để đảm bảo an toàn cho mẹ và con.
2.4.5. Đánh giá kết quả
24
Sau khi tiến hành điều tra số phụ nữ mang thai và thực hiện các bước
khám thai theo từng thời kỳ thai nghén trên 120 thai phụ đã thu được kết quả
như sau:
2.4.5.1. Một số đặc điểm về kinh tế - xã hội của thai phụ
- Phân bố thai phụ theo nhóm tuổi
- Phân bố thai phụ theo nghề nghiệp
- Phân bố thai phụ theo trình độ văn hóa
2.4.5.2. Về tình hình khám thai và phát triển của thai
- Số lần mang thai
- Tỷ lệ các thai phụ có hoặc không đi khám thai
- Tỷ lệ các thai phụ khám thai 1- 2 lần ≥ 3 lần.

- Tỷ lệ các thai phụ khám thai vào các thời kỳ thai nghén
- Tỷ lệ tăng cân trung bình hàng tháng của thai phụ
- Tỷ lệ tăng BCTC trung bình hàng tháng của các thai phụ
- Đánh giá ngôi thai trong ba tháng cuối
- Đánh giá tình trạng tim thai bình thường hay bất thường.
2.4.5.3. Tình hình tiêm chủng, uống bổ sung viên sắt và các loại bệnh khác
- Tỷ lệ thai phụ được tiêm phòng UV đủ hai mũi.
- Tỷ lệ thai phụ được uống bổ sung viên sắt.
- Đánh giá giá tình trạng hiện tại của thai phụ.
- Đánh giá tình trạng huyết áp của thai phụ.
- Đánh giá tình trạng protein trong nước tiểu.
- Đánh giá tiền sử bệnh tật, tiền sử phụ khoa có ảnh hưởng đến thai
nghén lần này.
- Đánh giá tình trạng hiện tại của thai phụ có ảnh hưởng đến thai nghén
hay không?
2.5. XỬ LÝ SỐ LIỆU
25
Sử dụng phương pháp thống kê y học thông thường, với phần mềm
Excell 2003 và SPSS 15.0.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1.1. Phân bố theo tuổi của thai phụ
Bảng 3.1. Phân bố theo tuổi của thai phụ
Nhóm tuổi n Tỷ lệ %
< 20 08 6,66
20-29 95 79,16
30-39 12 10,00
> 40 05 4,18
Tổng 120 100,00

Biểu đồ 3.1. Phân bố theo tuổi của thai phụ
Trong 120 đối tượng nghiên cứu, có 95 phụ nữ mang thai ở nhóm 20-29
tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 79,16%, nhóm < 20 tuổi chiếm tỷ lệ 6,66%, nhóm ≥ 40
tuổi chiếm tỷ lệ 4.18%.
Nhóm tuổi
Tỷ lệ %

×