Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

bài 5 chăm sóc thai phụ thời kì chuyển dạ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.02 KB, 8 trang )

Điều dưỡng sản

Bài 5

CHĂM SĨC SẢN PHỤ TRONG THỜI KÌ CHUYỂN DẠ
Mục tiêu học tập
Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:
1. Mơ tả được các dấu hiệu trong thời kì chuyển dạ.
2. Lập được kế hoạch chăm sóc sản phụ trong thời kì chuyển dạ.
3. Thực hiện được kế hoạch chăm sóc sản phụ khi chuyển dạ.
1. Mở đầu.
Chuyển dạ đẻ là một quá trình sinh lý mà kết quả là thai và rau được đưa ra khỏi buồng tử
cung qua đường âm đạo. huyển dạ đẻ thường xảy ra sau một thời gian thai nghén, trung bình
là 280 ngày (40 tuần), lúc đó thai đã trưởng thành và có khả năng sống độc lập ngồi tử cung.
Để chuẩn bị cho một cuộc đẻ được tốt, gười điều dưỡng phải có đầy đủ kiến thức, kỹ năng và
có thái độ tốt thì mới thực hiện được hồn chỉnh việc chăm sóc điều dưỡng và theo dõi sản
phụ trong khi chuyển dạ.
2. Những dấu hiệu trong thời kì chuyển dạ.
2.1. Định nghĩa.
Đẻ đủ tháng là cuộc chuyển dạ đẻ xảy ra tự nhiên khi thai đủ tháng (từ 38 -42 tuần). Đẻ non là
cuộc chuyển dạ xảy ra tự nhiên khi thai chưa đủ 38 tuần, đẻ già tháng là hiện tượng chuyển dạ
xảy ra khi thai > 42 tuần.
2.2. Những dấu hiệu lâm sàng để chuẩn đoán chuyển dạ đẻ.
2.2.1. Một chuyển dạ thật gồm các triệu chứng sau.
Có sự tống xuất chất nhầy ở cổ tử cung, chất nhầy này có màu hồng lẫn máu thốt ra khỏi âm
đạo.
Có cơn co tử cung hữu hiệu đó là cơn co giúp cho sự xóa mở cổ tử cung, cơn co làm cho sản
phụ đau, là cơn co giúp cho đầu ối được thành lập và làm cho ngơi thai tiến triển. Khi chuyển
dạ thật sự thì trong 10 phút có hơn 3 cơn co tử cung.
Có sự xóa mở cổ tử cung: sự xóa cổ tử cung bắt đầu bởi lỗ trong cổ tử cung mở dần, dẫn đến
cổ tử cung ngắn lại, tiếp theo là sự mở cổ tử cung từ 1 đến 10 cm. Ở người sinh con so CTC


bắt đầu xóa trước khi mở, ở người sinh con rạ sự xóa và mở cổ tử cung có thể diễn ra đồng
thời.

29


Điều dưỡng sản

Tử cung
Cổ tử cung
Âm đạo
Cổ tử cung chưa xóa hay mở

Cổ tử cung xóa hết và mở 1 cm

Cổ tử cung mở 5 cm

Cổ tử cung mở hết 10 cm

Hình 5.1. Hiện tượng xóa mở cổ tử cung.
Có sự thành lập đầu ối: thăm khám qua âm đạo thấy màng ối ở phía đoạn dưới cổ tử cung
bong ra nên khi có cơn co tử cung màng ối căng phồng lên.
Có dấu hiệu tiến triển của ngơi thai.
2.2.2. Thời gian chuyển dạ.
Cuộc chuyển dạ được chia làm 3 giai đoạn.
Giai đoạn 1: tính từ lúc cổ tử cung bắt đầu xóa đến khi mở hết, đây là giai đoạn lâu nhất. Giai
đoạn 1 gồm 2 pha:
Pha tiềm tàng: từ lúc cổ tử cung bắt đầu xóa đến khi mở được <3 cm, chiếm 2/3 thời gian của
sự xóa tử cung.


30


Điều dưỡng sản

Pha tích cực: tính từ lúc cổ tử cung mở được 3 cm, đến khi mở hết 10 cm, chiếm 1/3 thời gian
cịn lại.
Giai đoạn 2: tính từ lúc CTC mở hết đến khi thai sổ ra ngoài, thường từ 30-40 phút.
Giai đoạn 3: tính từ lúc thai sổ đến khi rau sổ, giai đoạn này tối thiểu là 30 phút, tối đa là 60
phút.
Ở người con so thời gian chuyển dạ trung bình là 16-24 giờ. Ở người con rạ thời gian chuyển
dạ trung bình là 8-12 giờ. Nếu vượt quá thời gian trên thì gọi là chuyển dạ kéo dài.
3. Chăm sóc sản phụ trong thời kì chuyển dạ.
3.1. Nhận định.
3.1.1. Về tinh thần.
Sản phụ thường lo lắng khi chuyển dạ.
3.1.2. Về ăn uống.
Cuộc chuyển dạ thường kéo dài từ nửa ngày đến một ngày, có khi hơn, cơn co tử cung gây
đau bụng ngày càng tăng, làm cho việc ăn uống của sản phụ bị ảnh hưởng, có khi làm sản phụ
khơng ăn được gì.
3.1.3. Công tác vệ sinh.
Khi chuyển dạ sẽ ra chất nhầy, ra máu, nước ối. Những chất trên tạo môi trường cho vi khuẩn
phát triển, xâm nhập tử cung, gây nhiễm trùng sau đẻ.
3.1.4. Về tiến triển của các dấu hiệu chuyển dạ.
3.1.5. Về các vấn đề khác.
Tình trạng sức khỏe của mẹ, tình trạng thai nhi, thời gian cuyển dạ. .
3.2. Chuẩn đoán điều dưỡng.
Lo âu do sắp sinh.
Rối loạn giấc ngủ do lo lắng.
Đau do cơn go tử cung.

Mệt mỏi do thiếu ngủ và lo lắng.
3.3. Lập kế hoạch chăm sóc.
3.3.1. Về tinh thần thần.
Giải thích cho sản phụ hiểu các bước của quá trình chuyển dạ để sản phụ phối hợp với người
đỡ đẻ được tốt.
3.3.2. Về ăn uống.
Chuẩn bị thức ăn đồ uông cho sản phụ, và sẽ thực hiện cho sản phụ ăn uống như thế nào cho
phù hợp.
31


Điều dưỡng sản

3.3.3. Chế độ vệ sinh.
Cho sản phụ tắm nếu có điều kiện.
Vệ sinh vùng sinh dục ngồi trước mỗi lần khám và khi cần thiết.
Thay quần áo sạch.
Có thể đặt Microlax hoặc thụt tháo để khi sinh không có phân.
3.3.4. Kế hoạch chăm sóc theo dõi các dấu hiệu chuyển dạ.
Tình trạng sức kỏe của thai phụ.
Đo và đánh gía tiến triển của cơn go tử cung bằng máy.
Đánh giá độ lọt ngơi thai.

Hình 5.2. Thủ thuật Leopold.
Đo và theo dõi những biến động của tim thai và cử động thai.
Theo dõi sự tiến triển xóa mở cổ tử cung.
Theo dõi những thay đổi của loại hình đầu ối, màu sắc, mùi nước ối.
3.4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc.
3.4.1. Chuẩn bị phương tiện dụng cụ theo dõi các dấu hiệu trong chuyển dạ.
32



Điều dưỡng sản

Phòng chờ, giường cho sản phụ nằm (đã được lót nilon vùng mơng để chống ối thấm ra nệm).
Cân và thước đo chiều cao sản phụ.
Thước dây đo chiều cao tử cung và vịng bụng.
Bảng tính tuổi thai.
Ống nghe, máy đo huyết áp, ống nghe tim thai (máy Doppler).
Monitoring.
Bộ làm vệ sinh vùng sinh dục ngoài: bốc đựng nước chin, kẹp dài kẹp bông, bông vô trùng.
Betadin để xác trùng vùng sinh dục ngoài trước khi khám trong.
Dầu Vaselin vô trùng để làm trơn dụng cụ khám trong.
Găng tay vô trùng.
Hồ sơ bệnh án sản khoa và các giấy xét nghiệm.
Compa Beaudelocque để đo khung xương chậu.
Mùa đông có lị sưởi, mùa hè có quạt.
3.4.2. Chuẩn bị thuốc dung cho thai phụ.
Bình oxi, bóng chứa oxi.
Dung dịch Glucozo 5% truyền tĩnh mạch khi cần.
Papaverin 0, 04g.
Dolosal 0, 1g/ml, ống, để tiêm giảm go khi cần.
Oxytocin 5đv/1ml, ống, dung trong trường hợp go yếu.
3.4.3. Chăm sóc tinh thần.
Giải thích cho sản phụ hiểu thêm đẻ là hiện tược sinh lý tự nhiên. Vì vậy sản phụ cần thực
hiện tốt mọi u cầu chun mơn để hồn thành cuộc chuyển dạ tốt.
3.4.4. Chế độ ăn uống.
Thức ăn, đồ uống cho sản phụ phải giàu dinh dưỡng, không phải nhai lâu hoặc uống nhiều,
hợp khẩu vị, và có thể ăn nhanh giữa 2 cơn go. Nếu có khả năng mổ thì không nên cho sản
phụ ăn uống.

3.4.5. Chế độ vệ sinh thai phụ.
Sản phụ nên tắm nước ấm, tắm nhanh kkhi có dấu hiệu chuyển dạ như tự nhiên thấy mỏi lưng
ngày càng tăng, hy cảm thấy bụng xuống, thỉnh thoảng thấy cơn đau nhẹ.
Thay váy áo riêng của phòng sinh.

33


Điều dưỡng sản

Bơm Microlax hoặc thụt tháo.
Trong thời gian chuyển dạ, người điều dưỡng làm vệ sinh vùng sinh dục ngồi nhiều lần bằng
xà phịng và dội nước.
Trước khi khám trong bao giờ cũng phải sát trùng vùng sinh dục ngoài, khi chuyển dạ hạn chế
khám trong tối đa tới mức tối đa. Thường thực hiện khám lần đầu để chuẩn đoán chuyển dạ,
khám lần 2 xem mức độ tiến triển của chuyển dạ, khám lần 3 đánh giá điều kiện cho phép rặn
đẻ.
3.4.6. Chăm sóc và theo dõi dấu hiệu chuyển dạ.
Ở pha tiềm tàng:
HA: 4 giờ/lần.
Thân nhiệt: 4 giờ/lần.
Mạch; 1 giờ/lần.
Cơn co tử cung: 1 giờ/lần.
Tim thai: 1 giờ/lần.
Độ mở cổ tử cung: 4 giờ/lần.
Tình trạng ối: 4 giờ/lần
Ở pha tích cực:
HA: 4 giờ/lần.
Thân nhiệt: 4 giờ/lần.
Mạch; 1 giờ/lần.

Cơn co tử cung: 30 phút/lần.
Tim thai: 30 phút/lần.
Độ mở cổ tử cung: 2-4 giờ/lần.
Tình trạng ối: 2-4 giờ/lần.
Đo và đánh gìá sự tiến triển của cơn co tử cung. Người điều dưỡng đặt bàn tay lên đáy tử
cung để cảm nhận cơn co tử cung về cường độ (mạnh, yếu). Về độ dài, khoảng cách giữa hai
cơn co, sự tiến triển của cơn co tử cung bao giờ cũng phải phù hợp với sự tiến triển của độ
xóa mở cổ tử cung và độ lọt ngôi thai. Nếu tiến triển khơng đồng bộ dễ trở nên đẻ khó.
Đo và đánh giá biến động tim thai bằng ống nghe gỗ.
Đo tim thai trên lâm sàng có 3 cách: nghe và đếm tim thai giữa 2 cơn co tử cung trong 1 phút.
Đo và đếm tim thai trong và ngoài cơn co tử cung, mỗi lần 15 giây rồi so sánh độ chênh lệch
nhau, nếu tần số tim thai trong cơn co thấp hơn ngoài cơn co tử 1/3 trở lên là suy thai.
Đo tim thai ngay khi sắp hết cơn co trong 25 giây, nếu có tần số khơng đều là thai suy. Đánh
giá tần số tim thai giữa hai cơn co giống như cổ điển (bình thường là 140 lần/phút) giai đoạn
34


Điều dưỡng sản

đầu suy thai có tần số lên trên160 lần/phút, giai đoạn suy thai có tần số <140 lần/phút là suy
thai nặng hơn.
Đánh gía độ xóa mở cổ tử cung.
Sau khi xóa hết (ở người con so) cổ tử cung bắt đầu mở, đánh giá đường kính độ mở trên lâm
sàng bằng lọt 1 ngón tay, lọt 2 ngón tay, mở 2 ngón tay tùy theo mức độ mở mà ước đoán cổ
tử cung mở 3 cm, 4 cm, mở còn vành và mở hết.
Xác định đầu ối đã vỡ hay chưa vỡ. Nếu ối vỡ hồn tồn thì khi thăm âm đạo không sờ thấy
đầu ối, mà sờ thấy tóc thai nếu là ngơi chỏm.
3.4.7. Ghi đầy đủ các số liệu vào biểu đồ chuyển dạ.
Tất cả các số liệu khi thăm khám xong phải ghi vào biểu đồ ngay, không đợi đẻ xong mới ghi
hồi cứu.

3.4.8. Giáo dục sức khỏe.
Hướng dẫn sản phụ cách rặn đẻ.
Hướng dẫn sản phụ cho con bú ngay sau sinh và hướng dẫn cách cho con bú.
3.5. Đánh giá.
So sánh tiến triển của cuộc chuyển dạ với biểu đồ chuyển dạ chuẩn để đánh giá.

LƯỢNG GIÁ CUỐI BÀI.
Anh (chị) hãy chọn và khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất.
Câu 1. Ở người con so thời gian chuyển dạ trung bình là bao nhiêu:
A. 8-12 giờ.
B. 10-14 giờ.
C. 16-24 giờ.
D. 20-28 giờ.
Câu 2. Đối với người sinh con rạ, bắt đầu sự chuyển dạ khi:
A. Cổ tử cung vừa xóa vừa mở > 1 cm.
B. Cổ tử cung xóa hết rồi mở > 1 cm.
C. Cổ tử cung vừa xóa vừa mở > 2 cm.
D. Cổ tử cung xóa hết rồi mở > 2 cm.

35


Điều dưỡng sản

Câu 3. Đối với người sinh con so, bắt đầu sự chuyển dạ khi:
A. Cổ tử cung vừa xóa vừa mở > 1 cm.
B. Cổ tử cung xóa hết rồi mở > 1 cm.
C. Cổ tử cung vừa xóa vừa mở > 2 cm.
D. Cổ tử cung xóa hết rồi mở > 2 cm.
Câu 4. Thời gian thai nghén trung bình là bao nhiêu:

A. 36 tuần.
B. 38 tuần.
C. 40 tuần.
D. 42 tuần.
Câu 5. Ở pha tiềm tàng, đo HA như thế nào là đúng:
A. 30 phút/1 lần.
B. 1 giờ/1 lần.
C. 4 giờ/1 lần.
D. 2-4 giờ/1 lần.
Câu 6. Ở pha tiềm tàng, đo tim thai như thế nào là đúng:
A. 30 phút/1 lần.
B. 1 giờ/1 lần.
C. 4 giờ/1 lần.
D. 2-4 giờ/1 lần.
Câu 7. Ở pha tích cực, đo tim thai như thế nào là đúng:
A. 30 phút/1 lần.
B. 1 giờ/1 lần.
C. 4 giờ/1 lần.
D. 2-4 giờ/1 lần.
Đáp án: 1.C 2.C 3.B 4.B 5.C 6.B 7.A

36



×