Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

bài 7 chăm sóc thai phụ thời kì sổ rau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.02 KB, 8 trang )

Điều dưỡng sản

Bài 7

CHĂM SĨC SẢN PHỤ TRONG THỜI KÌ SỔ RAU
Mục tiêu học tập
Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:
1. Mơ tả được các hiện tượng lâm sàng trong thời kì sổ rau.
2. Liệt kê được các kiểu bong rau và sổ rau.
3. Trình bày được cách xử trí trong thời kì sổ rau.
4. Thực hiện được kế hoạch chăm sóc sản phụ thời kì sổ rau.
1. Mở đầu.
Sổ rau là giai đoạn thứ 3 của cuộc đẻ, là giai đoạn quan trọng của cuộc đẻ thường, biến chứng
chảy máu thường xảy ra vào giai đoạn này. Vì vậy, người điều dưỡng phải nắm chắc được những
hiện tượng lâm sang trong thời kì sổ rau để biết cách theo dõi, chăm sóc và phát hiện những hiện
tượng bất thường có thể xảy ra.
2. Các hiện tượng lâm sàng có thể xảy ra.
Sổ rau thường có 3 thời kì:
2.1. Thời kì nghỉ ngơi sinh lý.
2.1.1. Hiện tượng sinh lý.
Sau khi sổ thai tử cung co bóp, sản phụ khơng cịn đau như khi đẻ. Sản phụ có cảm giác thoải mái
và dễ chịu, có thể ngủ thiếp đi, rau chuẩn bong hoặc đã bong nhưng còn nằn trong lòng tử cung.
2.1.2. Triệu chứng cơ năng.
Hết đau, thoải mái, âm đạo có ra ít máu.
2.1.3. Triệu chứng thực thể.
Tồn thân: khơng có gì biến đổi đáng ký, mạch hơi chậm lại, HA ổn định.
Đáy tử cung ngang rốn, tử cung đổ ra phía trước dễ nắn dưới thành bụng, chiều cao từ 13-15 cm
trên vệ, chiều ngang 12 cm.
Thời kì nỳ kéo dài 10-15 phút cho đến khi tử cung co bóp manh hơn và đau là chuyển sang giai
đoạn 2.
2.2. Thời kì bong rau và màng.


2.2.1. Hiện tượng sinh lý.
Tử cung co bóp mạnh hơn, đau trở lại, bong rau và màng, máu chảy tụ lại sau bánh rau, tử cung
co bóp đẩy bánh rau, máu cục và màng rau xuống âm đạo, lượng máu mất phụ thuộc vào cách
bong rau.
2.2.2. Triệu chứng cơ năng.
Đau trở lại, sản phụ tỉnh dậy, lo lắng, có ít máu chảy ra ở âm đạo nhưng mạch và HA vẫn bình
thường.
2.2.3. Triệu chứng thực thể.
Tử cung bị đẩy lên cao từ 18-22 cm trên vệ, bề ngang thu nhỏ lại 9 cm, lệch sang một bên, mật độ
chắc hơn khi nghỉ ngơi sinh lý, dây rốn tụt dần xuống thấp, thời kì này kéo dài từ 5-15 phút.

45


Điều dưỡng sản
2.3. Thời kì rau xuống âm đạo và sổ ra ngoài.
2.3.1. Hiện tượng sinh lý.
Rau xuống âm đạo tử cung tở nên rỗng sẽ bóp chặt để gây tắc mạch máu sinh lý. Cơn co hết tác
dụng nên sản phụ không đau. Rau xuống hết đoạn dưới sẽ đẩy đáy tử cung lên cao, khi rau xuống
âm đạo thì phần màng cịn lại sẽ bong hết.
2.3.2. Triệu chứng cơ năng.
Không đau, máu ra âm hộ it hoặc nhiều, sản phụ có phản xạ mót rặn.
2.3.3. Triệu chứng thực thể.
Tử cung co chặt và nhỏ hẳn tạo thành một khối an tồn có thể sờ thấy dưới da bụng. Chiều cao từ
13-15 cm, bề ngang 10 cm, âm đạo phồng to, cuống rau xuống thấp lúc này mach và HA ổn định,
tồn trạng sản phụ bình thường, sau đó rau sẽ bong ra ngồi.

Hình 7.1. Thời kì sổ rau.
3. Các kiểu bong rau.
3.1. Bong rau theo kiểu Baudelocque.

Rau bong từ trung tâm đến rìa bánh rau nên máu cục sẽ tụ lại sau bánh rau khi xuống âm đạo ra
ngoài ta sẽ thấy lớp nội sản mạc trước, kiểu bong này ít sót rau và màng, tỉ lệ bong theo kiểu này
chiếm 75%.
3.2. Bong rau theo kiểu Duncan.
Rau bong từ ngoại vi đến trung tâmnên máu chảy nhiều hơn do không được giữ lại, khi xuống
đến âm đạo ra ngồi màng rau khơng lộn ngược như kiểu Baudelocque mà ta sẽ thấy được ngoại
sản mạc trước, kiểu bong này chiếm 25%. Bong rau theo kiểu này dễ sót rau và màng rau.

46


Điều dưỡng sản

Hình 7.2. Bong rau theo kiểu Baudelocque.

Hình 7.3. Bong rau theo kiểu Duncan.

47


Điều dưỡng sản

4. Các cách sổ rau.
Có 3 cách sổ rau:
4.1. Sổ rau tự động.
Cả 3 thời kì bong, xuống, sổ đều xảy ra tự nhiên, khơng có sự can thiệp cỉa thầy thuốc.
4.2. Sổ rau tự nhiên.
2 thời kì rau bong và rau xuống xảy ra tự nhiên, thời kì sổ rau có thầy thuốc can thiệp và kiểm tra.
4.3. Sổ rau nhân tạo.
Thầy thuốc can thiệp vào cả 3 thời kì, cho tay vào buồng tử cung để bóc và lấy rau.

5. Cách xử trí trong thời kì sổ rau.
Người điều dưỡng cần theo dõi tình trạng tồn thân của sản phụ ngay khi thai sổ, vì thời gian này
dễ bị chảy máu, từ thời kì nghỉ ngơi sinh lý đến trước và sau sổ rau. Trước khi đỡ rau bao giờ
cũng làm nghiệm pháp bong rau, xem rau đã bong hoàn toàn chưa, nếu rau đã bong mới được
phép đỡ rau.
5.1. Cách làm nghiệm pháp bong rau.
Dung cạnh bàn tay đặt lên bờ trên khớp vệ, ấn vào đoạn dưới tử cung để đẩy tử cung lên phía
xương ức, đồng thời theo dõi sự di chuyển của cuống rau ở âm đạo.
 Nếu kìm Kocher kẹp cuống rau bị kéo lên trên theo sự di chuyển của đáy tử cung là rau
chưa bong khỏi thân tử cung.
 Nếu kìm Kocher kẹp cuống rau di động ít hay đứng yên là rau đã xuống đoạn dưới.
 Nếu kìm Kocher kẹp cuống rau tụt xuống thấp hơn là rau đã xuống đến âm đạo.
 Người ta có thể kéo nhẹ vào dây rau sẽ thấy tử cung không di chuyển nếu rau đã bong
hết.
5.2. Cách tiến hành đỡ rau.
Sau khi làm nghiệm pháp, nếu thấy rau đã bong an toàn và xuống tới đoạn dưới hay đã nằm
trong âm đạo, ta tiến hành đỡ rau bằng cách ấn một tay vào đáy tử cung, một tay kéo nhẹ vào
cuống rau để rau ra ngồi.
Sau khi rau sổ, mơt phần màng rau có thể chưa bong hết, lúc đó để thấp bánh rau dưới âm hộ,
trọng lượng bánh rau sẽ kéo làm bong tiếp phần màng rau cịn sót. Nếu màng rau cịn xoắn thì
lựa chiều xoay lại bánh rau để kéo tồn bộ màng rau cịn lại ra ngồi, tránh giật mạnh vào bánh
rau, vì sẽ gây sót màng, sau đó đặt bánh rau lên 1 khay phẳng để kiểm tra bánh rau.
Nếu sau sổ thai quá 30 phút mà rau vẫn chưa bong thì phải tiến hành bóc rau nhân tạo.
5.3. Kiểm tra bánh rau.
Làn lượt kiểm tra các phần sau:
5.3.1. Kiểm tra múi bánh rau: xem các múi rau có đủ hay sót.
Đặt múi rau lên mặt phẳng của khay hoặc trên 2 lòng bàn tay, cho mặt múi ngữa lên trên, dung
bông gạc gạt máu cục để quan sát.
Bình thường m rau đỏ thẫm và mịn bong, nếu nham nhở, đang rỉ máu là đã bị sót, nếu có màu
sơ trắng từng mảng nhỏ có thể rau bị xơ hóa.

5.3.2. Kiểm tra mặt màng của bánh rau.
Đặt bánh rau cho mặt úp vào lòng bàn tay, màng rau tỏa xung quanh lòng bàn tay.
Quan sát vị trí bám của dây rốn: bám trung tâm, bám cạnh hay bám màng.
Quan sát các mạch máu từ chân rốn đi ra đến tận bờ mép bánh rau.
5.3.3. Kiểm tra màng rau.
Quan sát màng rau và đánh giá xem đủ hay thiếu.
48


Điều dưỡng sản

Hình 7.4. Kiểm tra bánh rau.
5.3.4. Kiểm tra dây rốn.
Tìm xem dây rốn có bị thắt nút khơng?
Quan sát mặt cắt của dây rốn, kiểm tra 2 động mạch, 1 tĩnh mạch rốn xem có gì bất thường
khơng?
Đo độ dài của dây rốn, đo 2 phía: phía bám vào bánh rau, phía bám vào rốn sơ sinh, bình thường
dây rốn dài từ 45-60 cm.

Hình 7.5. Kiểm tra bánh rau.
49


Điều dưỡng sản
5.3.5. Cân bánh rau: để tính tỷ lệ giữa rau và thai.
Bình thường bánh rau nặng bằng 1/6 của thai nhi, nếu bánh rau to và nặng trên 1 là phù rau thai.
6. Chăm sóc sản phụ thời kì sổ rau.
6.1. Nhận định.
6.1.1. Về tinh thần.
Sau đẻ, đứa bé khỏe mạnh, bình thường, hợp nguyện vọng của sản phụ và người nhà thì mọi việc

đều tiến triển thuận lợi.
Nếu cuộc đẻ khơng phù hợp nguyện vọng thì sản phụ thường lo lắng, buồn phiền. Do đó, người
điều dưỡng cần nhận định và dự đốn sớm tình huống này để có lời khun, động viên thích hợp
cho sản phụ và gia đình.
6.1.2. Về nhu cầu ăn uống.
Người điều dưỡng hỏi sản phụ cần ăn, uống những gì để báo cho gia đình chuẩn bị hoặc người
điều dưỡng tự chuẩn bị cho sản phụ ăn uống kịp thời, khi gia đình sản phụ chưa có mặt lúc đó.
6.1.3. Về nhu cầu vệ sinh.
Làm sạch vùng sinh dục ngồi để phịng chống nhiễm trùng sau đẻ.
6.1.4. Toàn trạng chung.
Xem màu sắc da, niêm mạc, dấu hiệu sinh tồn.
6.1.5. Về sản khoa.
Xem có cầu an tồn hay khơng? chiều cao, mật độ tử cung.
Xem máu có tiếp tục ra ở âm đạo khơng, nếu có máu ra thì nhận định số lượng màu sắc để phát
hiện các trường hợp chảy máu bất thường sau sổ rau.
Xem có tổn thương đường sinh dục ngồi khơng (âm hộ, âm đạo, tầng sinh mơn).
6.2. Chẩn đốn điều dưỡng.
Nguy cơ nhiễm trùng do sót rau.
Nguy cơ thiếu hụt thể tích do chảy máu.
6.3. Lập kế hoạch chăm sóc.
Sản phụ phải được nằm nghỉ và theo dõi tại bàn đẻ, đồng thời lập kế hoạch theo dõi chăm sóc
sức khỏe cho sản phụ sau đẻ.
Chăm sóc về tinh thần.
Chuẩn bị thức ăn nước uống cho sản phụ.
Vệ sinh vùng sinh dục ngồi sau đó đóng khố vơ trùng.
Theo dõi dấu hiệu sinh tồn của sản phụ, lập bảng theo dõi hoặc tự mình phân cơng người theo
dõi một cách cụ thể.
Theo dõi số lượng, màu sắc, tính chất máu chảy ra ngoài âm đạo.
Theo dõi cấu an toàn.
Bảo quản bánh rau.

6. 4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc.
Động viên, an ủi những sản phụ có cuộc đẻ không phù hợp nguyện vọng.
Chế độ ăn uống sau đẻ phải đầy đủ dinh dưỡng, đảm bảo sức khỏe cho mẹ và sự tiết sữa để ni
con.
Chăm sóc vùng tầng sinh mơn và vùng sinh dục ngồi sau đẻ bằng nước chin hay thuốc sát trùng
như Lactacyd, Mercrylauryl. Sau đó cho sản phụ đóng khố vơ trùng.
Đo các dấu hiệu sinh tồn, quan sát sắc mặc màu da nếu thất thường phải báo cho bác sĩ ngay.
Theo dõi chảy máu sau đẻ thường xuyên, ít nhất 15 phút/lần trong giờ đầu. Nêu máu chảy ra có
màu đỏ thẫm là bình thường. Nếu máu chảy ra có 2 màu: đỏ tươi, đỏ thẫm và máu lỗng tức là
có hiện tượng máu mới chảy, phải một mặt báo với bác sĩ, một mặt đo lại dấu hiệu sinh tồn,
50


Điều dưỡng sản

kiểm tra khối cầu an toàn, kiểm tra xem có rach cổ tử cung, âm đạo hay khơng? Làm xét nghiệm
công thức máu và chuẩn bị sẵn sang những phương tiện để cấp cứu: dụng cụ, thuốc.
Bảo quản bánh rau: nếu gởi xét nghiệm giải phẫu bệnh lý thì phải có hộp đựng ghi tên sản phụ,
nếu khơng cần lưu giữ phải xử lí (chơn, đốt).
6.5. Đánh giá kết quả chăm sóc.
6.5.1. Kết quả chăm sóc tốt:
Khơng xảy ra tình trạng băng huyết sau sổ rau.
Khơng bị sót rau.
6.5.2. Kết quả chăm sóc khơng tốt:
Xảy ra tình trạng băng huyết sau sổ rau.
Sót rau.

LƯỢNG GIÁ CUỐI BÀI
Anh (chị) hãy chọn và khoanh trịn vào câu trả lời chính xác nhất.
Câu 1. Trọng lượng bánh rau xấp xỉ:

A. 1/3 trọng lượng thai nhi.
B. 1/4 trọng lượng thai nhi.
C. 1/5 trọng lượng thai nhi.
D. 1/6 trọng lượng thai nhi.
Câu 2. Đặc điểm bong rau kiểu Baudelocque là:
A. Bong từ trung tâm ra ngoại vi.
B. Bong từ ngoại vi vào trung tâm.
C. Dể gây sót rau.
D. Thường gây chảy máu.
Câu 3. Đặc điểm bong rau kiểu Duncan, ngoại trừ:
A. Bong từ trung tâm ra ngoại vi.
B. Bong từ ngoại vi vào trung tâm.
C. Dể gây sót rau.
D. Thường gây chảy máu.
Câu 4. Có bao nhiêu cách sổ rau:
A. 2 cách.
B. 3 cách.
C. 4 cách.
D. 5 cách.
Câu 5. Sổ rau thường gồm bao nhiêu thời kì:
A. 2 thời kì.
B. 3 thời kì.
C. 4 thời kì.
D. 5 thời kì.

51


Điều dưỡng sản


Câu 6. Thực hiện kế hoạch chăm sóc thai phụ trong thời kì sổ rau bao gồm:
A. Đo các dấu hiệu sinh tồn, đưa thai phụ về phòng, theo dõi thường xuyên lượng máu chảy
ra ngoài qua âm đạo.
B. Đo các dấu hiệu sinh tồn, theo dõi thường xuyên lượng máu chảy ra ngoài qua âm đạo,
thực hiện chế độ ăn uống theo nhu cầu sản phụ.
C. Đo các dấu hiệu sinh tồn, đưa thai phụ về phòng, thực hiện chế độ ăn uống theo nhu cầu
của sản phụ.
D. Chăm sóc vùng tầng sinh mơn và vùng sinh dục ngồi, đưa thai phụ về phịng, thực hiện
chế độ ăn uống theo nhu cầu của sản phụ.
Câu 7. Thực hiện kế hoạch chăm sóc thai phụ trong thời kì sổ rau, ngoại trừ:
A. Đo các dấu hiệu sinh tồn.
B. Chăm sóc vùng tầng sinhh mơn và sinh dục ngồi.
C. Thực hiện chế độ ăn uống sau đẻ theo nhu cầu sản phụ.
D. Đưa sản phụ về phòng.
Đáp án: 1.B 2.A 3.A 4.B 5.B 6.C 7.D

52



×