Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

“Nêu tính thống nhất giữa hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật:nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển?Nêu ví dụ minh họa?”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.49 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
⸎⸎⸎⸎⸎

BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN
Đề bài: “Nêu tính thống nhất giữa hai nguyên lý cơ bản của phép
biện chứng duy vật:nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự
phát triển?Nêu ví dụ minh họa?”
Mã đề: 13

Sinh viên

: LỘC THU HIỀN

Lớp

:K14-DƯỢC1

Mã SV

:20010463

HÀ NỘI, THÁNG 8/2021
1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.………………………………………………………………3
NỘI DUNG
PHẦN 1:NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN CỦA PHÉP BIỆN
CHỨNG DUY VẬT:


1.Phép biện chứng duy vật .…………………………………………….4
1.1.Khái niệm phép biện chứng duy vật…………………………….......4
1.2.Đặc trưng và vai trò của phép biện chứng duy vật………………….5
2.Nguyên lý về mỗi liên hệ phổ biến……………………………………6
2.1.Khái niệm mối liên hệ……………………………………………….6
2.2.Tính chất của mối liên hệ…………………………………………....7
2.3.Ý nghĩa phương pháp luận…………………………………………..8
PHẦN 2:NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PHÉP BIỆN
CHỨNG DUY VẬT
1.Khái niệm phát triển……………………………………………………9
2.Tính chất của sự phát triển…………………………………………

9

3.Ý nghĩa phương pháp luận……………………………………………10
PHẦN3: VÍ DỤ MINH HỌA

11

KẾT LUẬN

12

TÀI LIỆU THAM KHẢO

12

2



A.MỞ ĐẦU
Phép biện chứng là một khoa học triết học,là một trong những phương
pháp chung nhất giúp con người nhận thức về sự vật,hiện tượng hay nhận
thức về thế giới xét trên nhiều phương diện thì phép biện chứng là một hiện
tượng có ý nghĩa thế giới quan rộng lớn như bản thân triết học lịch sử phép
biện chứng đã được hình thành và phát triển lâu đời có thể nói từ thời cổ đại
khi mà triết học ra đời, đỉnh cao của nó là phép biện chứng duy vật hay biện
chứng Macxit.
Phép biện chứng duy vật Mácxit là sự kế thừa những giá trị thức tinh hoa
của nhân loại từ xưa cho đến thời điểm nó ra đời, dựa trên truyền thống tư
tưởng biện chứng của nhiều thế kỷ phép biện chứng Macxit đã vạch ra những
đặc trưng chung nhất của biện chứng khách quan,nghiên cứu những quy luật
phổ biến của sự vận động và phát triển của hệ nhiên, của xã hội lồi người và
của tư duy cơng lao to lớn và vĩ đại của Mac và Ph.Ăngghen là đã xây dựng
cho loài người một phương pháp nhận thức thế giới khoa học,nó là chìa khóa
để giúp con người nhận thức và chinh phục thế giới.Nắm vững và vận dụng
đúng đắn những nguyên lý,những quy luật cũng như phương pháp luận của
phép biện chứng duy vật là nhân tố cơ bản để hình thành một thế giới quan
khoa học.
Việc học tập nghiên cứu sự hình thành và phát triển của phép biện chứng
trong lịch sử là một nhu cầu hết sức cần thiết. Nó khơng những cho phép ta
nắm vững nội dung những nguyên lý,những quy luật,những cặp phạm trù
phản ánh quá trình con người nhận thức về thế giới, phản ánh nguồn gốc của
sự vận động cách thức cũng như khuynh hướng của sự phát triển của mọi sự
vật, hiện tượng trong thế giới khách quan của phép biện chứng duy vật mà
còn giúp ta thấu suốt những nguyên tắc, phương pháp luận từ các nguyên lý,
các học thuyết đó. Đồng thời qua đó cũng giúp chúng ta nắm được bức tranh
hoàn cảnh, hiểu được nguồn gốc ra đời, sự hình thành và phát triển của quá
trình đấu tranh gay gắt với những tư tưởng của phép siêu hình cũng như phép
biện chứng duy tâm để khẳng định vị trí to lớn của nó trong nhận thức và cải

tạo thế giới của con người.
Hiện nay nước ta đang tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới, tiến hành
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước việc nghiên cứu phép biện chứng một
3


cách tường tận, có hệ thống nhất là nắm vững bản chất của phép biện chứng
duy vật Macxit càng là một nhu cầu bức thiết để đổi mới tư duy. Tiếp thu và
vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin , tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm
đường lối của Đảng là biện chứng chủ quan phản ánh biện chứng khách quan
của thực tiễn cách mạng Việt Nam. Nó đang là định hướng tư tưởng và là
công cụ tư duy nhạy bén để đưa cách mạng nước ta tiến lên giành thắng lợi
trên con đường cơng nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước theo định hướng
CNXH.
Phép biện chứng duy vật được xây dựng trên cơ sở một hệ thống những
nguyên lý, những phạm trù cơ bản, những quy luật phổ biến phản ánh đúng
đắn hiện thực. Trong hệ thống đó nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và
nguyên lý về sự phát triển là hai nguyên lý khái quát nhất. Vì thế Ph.Ăngghen
đã định nghĩa: “ Phép biện chứng chẳng qua chỉ là môn khoa học về những
quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên,của xã hội
loài người và của tư duy”.
Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật là hai nguyên lý cơ bản và
đóng vai trị xương sống trong phép duy vật biện chứng của triết học MácLênin khi xem xét, kiến giải sự vật,hiện tượng. Chính điều này đã thơi thúc tơi
đến với đề tài: “Tìm hiểu về tính thống nhất giữa hai nguyên lý cơ bản của
của phép biện chứng duy vật:nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và
nguyên lý về sự phát triển”.

B.NỘI DUNG
PHẦN I: NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN CỦA PHÉP
BIỆN CHỨNG DUY VẬT.

1.Phép biện chứng duy vật
Triết học được coi là khoa học của mọi khoa học. Trong triết học, tư
tưởng quan điểm của triết học Mác-Lênin đóng vai trị vơ cùng quan trọng
trong khoa học và đời sống hiện nay. Những tri thức của triết học đang là
công cụ tư duy sắc bén và hiệu quả để con người nhận thức và cải tạo thế giới.
Một trong những nội dung triết học đó chính là phép biện chứng duy vật.
1.1.Khái niệm phép biện chứng duy vật

4


Định nghĩa khái quát về phép biện chứng duy vật, Ph.Ăngghen đã cho
rằng: “Phép biện chứng chẳng qua chỉ là môn khoa học về những quy luật phổ
biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên,của xã hội loài người và
của tư duy”. Chúng được chia thành 2 loại: Biện chứng khách quan và Biện
chứng chủ quan.
-Biện chứng khách quan là đặc tính vốn có của thế giới (gồm tự nhiên
và xã hội). Chúng vận động theo những quy luật khách quan mà không phụ
thuộc vào ý thức.
-Biện chứng chủ quan là đặc tính của tư duy con người. Các khái niệm,
phán đoán, tư tưởng trong đầu óc của con người, có liên hệ với nhau theo
những quy luật nhất định.
Biện chứng chủ quan là phản ánh của biện chứng khách quan. Tuy
nhiên, không phải bất cứ tư duy của các cá nhân nào cũng phản ánh đúng biện
chứng khách quan. Đơi khi cịn xun tạc, sai lệch biện chứng khách quan. Vì
thế biện chứng duy vật là lý luận, là khoa học để nghiên cứu cả biện chứng
khách quan và biện chứng chủ quan nhằm đảm bảo tư duy của con người
phản ánh đúng biện chứng khách quan.
1.2.Đặc trưng và vai trò của phép biện chứng duy vật
* Đặc điểm của phép biện chứng duy vật bao gồm:

-Thứ nhất, phép biện chứng duy vật được xác lập trên cơ sở thế giới quan
duy vật và sự khái quát các thành tựu khoa học.
-Thứ hai, có sự thống nhất giữa thế giới quan duy vật biện chứng và
phương pháp luận biện chứng duy vật, do đó nó khơng dừng lại ở sự giải
thích thế giới mà cịn là công cụ để nhận thức và cải tạo thế giới
* Với những đặc trưng cơ bản trên, phép biện chứng giữ vai trò là một nội
dung đặc biện quan trọng trong thế giới quan và phương pháp luận triết học
của chủ nghĩa Mác-Lênin, tạo nên tính khoa học và cách mạng của chủ nghĩa
Mác-Lênin, đồng thời nó cũng là thế giới quan và phương pháp luận chung
nhất của các hoạt động sáng tạo trong các hoạt động nghiên cứu khoa học và
hoạt động thực tiễn.
2.Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
2.1.Khái niệm mối liên hệ

5


-Trong phép biện chứng, khái niệm mối liên hệ dùng để chỉ: sự quy
định, sự tác động và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa
các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới.
Ví dụ, giữa cung và cầu(hàng hóa,dịch vụ) trên thị trường ln ln diễn
ra q trình:cung và cầu quy định lẫn nhau;cung và cầu tác động, ảnh hưởng
lẫn nhau,chuyển hóa lẫn nhau,từ đó tạo nên q trình vận động,phát triển
khơng ngừng của cả cung và cầu.Đó chính là những nội dung cơ bản khi phân
tích về mối quan hệ biện chứng giữa cung và cầu.
-Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến: Nguyên lý này khái quát những tính
chất chung của các mối liên hệ; nghiên cứu khái quát những mối liên hệ phổ
biến nhất của các sự vật,hiện tượng trong tự nhiên,xã hội và tư duy; đó là các
mối liên hệ:cái chung và cái riêng, tất nhiên và ngẫu nhiên, bản chất và hiện
tượng,nguyên nhân và kết quả, nội dung và hình thức, khả năng và hiện thực.

-Khái niệm về mối liên hệ phổ biến được sử dụng với hai hàm nghĩa:
+Dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ(ví dụ như khẳng định
mối liên hệ là cái vốn có của tất thảy mội sự vật hiện tượng trong thế giới,
không loại trừ một sự vật hiện tượng nào,lĩnh vực nào)
+Đồng thời,khái niệm này cũng dùng để chỉ những mối liên hệ tồn
tại(được thể hiện) ở nhiều sự vật,hiện tượng của thế giới(tức là dùng để phân
biệt với khái niệm các mối liên hệ đặc thù chỉ biểu hiện ở một hay một số sự
vật các sự vật,hiện tượng,hay lĩnh vực nhất định).
Ví dụ,mối liên hệ giữa cung và cầu là mối liên hệ phổ biến, tức cũng là
mối liên hệ chung, nhưng mối liên hệ đó được thể hiện cụ thể khác nhau,có
tính chất đặc thù tùy theo từng loại thị trường hàng hóa, tùy theo từng thời
điểm thực hiện,…Khi nghiên cứu cụ thể từng loại thị trường hàng hóa, khơng
thể nghiên cứu những tính chất riêng có(đặc thù) đó.Nhưng dù khác nhau bao
nhiêu thì chúng vẫn tuân theo những nguyên tắc chung của mối liên hệ cung
cầu.
2.2.Tính chất của mối liên hệ
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, mối liên hệ có ba tính
chất cơ bản: Tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú.
a)Thứ nhất, tính khách quan của các mối liên hệ.

6


-Theo quan điểm biện chứng của duy vật,các mối liên hệ của các sự
vật,hiện tượng của thế giới là có tính khách quan.Theo quan điểm đó,sự quy
định lẫn nhau,tác động lẫn nhau và làm chuyển hóa lẫn nhau của các sự
vật,hiện tượng(hoặc trong bản thân chúng) là cái vốn có của nó,tồn tại độc lập
khơng phụ thuộc vào ý chí của con người; con người chỉ có thể nhận thức và
vận dụng các mối liên hệ đó trong hoạt động thực tiễn mình.
- Ví dụ, mối liên hệ rằng buộc và tương tác (theo lực hút-đẩy) giữa các

vật thể; mối liên hệ trao đổi chất giữa cơ thể sống và mơi trường (đồng hóa-dị
hóa); mối liên hệ rằng buộc và ảnh hưởng lẫn nhau giữa cung và cầu hàng hóa
trên thị trường; mối liên hệ tất yếu giữa các khái niệm trong quá trình tư duy
của con người,…đều là những mối liên hệ khách quan, tồn tại độc lập, không
phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người.
b)Thứ hai, tính phổ biến của các mối liên hệ.
-Theo quan điểm biện chứng thì khơng có bất cứ sự vật,hiện tượng hay
quá trình nào tồn tại tuyệt đối biệt lập với các sự vật hiện tượng hay qúa trình
khác.Đồng thời cũng khơng có bất cứ sự vật hiện tượng nào khơng phải là
một cấu trúc hệ thống, bao gồm những yếu tố cấu thành với những mối liên
hệ bên trong của nó, tức là bất cứ một tồn tại nào cũng là một hệ thống ,hơn
nữa là hệ thống mở, tồn tại trong mối liên hệ với hệ thống khác, tương tác và
làm biến đổi lẫn nhau.
-Ví dụ mỗi cơ thể sống là một hệ thống cấu trúc tạo nên khả năng yuwj
trao đổi chất với mơi trường, nhờ đó mà nó tồn tại, phát triển; đồng thời bản
thân mơi trường sống cũng là một hệ thống được tạo thành từ nhiều yếu tố
lớp,phân hệ trực tiếp và gián tiếp,…
c) Thứ ba, tính đa dạng,phong phú của mối liên hệ
- Tính đa dạng phong phú của các mối liên hệ được thể hiện ở chỗ: mỗi
sự vật,hiện tượng đều có nhiều mối liên hệ khác nhau (bên trong và bên
ngoài, trực tiếp và gián tiếp, cơ bản và không cơ bản,…) chúng giữ vị trí, vai
trị khác nhau đối với sự tồn tại,phát triển của sự vật đó; đồng thời mỗi mối
liên hệ đó lại có những biểu hiện phong phú khác nhau trong những điều kiện
cụ thể khác nhau,…
2.3.Ý nghĩa phương pháp luận
-Vì các mối liên hệ là sự tác động qua lại,chuyển hóa,quy định lẫn nhau
giữa các sự vật,hiện tượng và các mối liên hệ mang tính khách quan, mang
7



tính phổ biến nên trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn con người
phải tôn trọng quan điểm toàn diện,phải tránh cách xem xét phiến diện.
+Quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta nhận thức về sự vật trong mối
liên hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự
vật và trong sự tác động qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác, kể cả mối
liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp.Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận
thức đúng về sự vật.
+Đồng thời, quan điểm tồn diện địi hỏi chúng ta phải biết phân biệt
từng mối liên hệ, phải biết chú ý tới mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản
chất, mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ tất nhiên, và lưu ý đến sự chuyển hóa
lẫn nhau giữa các mối liên hệ để hiểu rõ bản chất của sự vật và có phương
pháp tác động phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động của
bản thân.
+ Trong hoạt động thực tế, theo quan điểm toàn diện,khi tác động vào
sự vật,chúng ta không những phải chú ý tới những mối liên hệ nội tại của nó
mà cịn phải chú ý tới những mối liên hệ của sự vật ấy với các sự vật
khác.Đồng thời,chúng ta phải biết sử dụng đồng bộ các biện pháp,các phương
tiện khác nhau để tác động nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.Để thực hiện mục
tiêu “dân giàu,nước mạnh,xã hội công bằng,dân chủ,văn minh”, một
mặt,chúng ta phải phát huy nội lực của đất nước ta; mặt khác,phải biết tranh
thủ thời cơ,vượt qua thử thách do xu hướng quốc tế hóa mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội và tồn cầu hóa kinh tế đưa lại.
-Vì các mối liên hệ có tính đa dạng,phong phú -sự vật,hiện tượng khác
nhau,không gian,thời gian khác nhau các mối liên hệ biểu hiện khác nhau nên
hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn con người phải tôn trọng quan
điểm lịch sử-cụ thể
+ Quan điểm-lịch sử cụ thể đòi hỏi chúng ta khi nhận thức về sự vật
và tác động vào sự vật phải chú ý điều kiện,hoàn cảnh lịch sử-cụ thể,mơi
trường cụ thể trong đó sự vật sinh ra,tồn tại,phát triển.Thực tế cho thấy
rằng,một luận điểm nào đó là luận điểm khoa học trong điều kiện này,nhưng

sẽ không là luận điểm khoa học trong điều kiện khác.Vì vậy để xác định đúng
đường lối,chủ trương của từng giai đoạn cách mạng,của từng thời kì xây dựng
đất nước,bao giờ Đảng ta cũng phân tích tình hình cụ thể của đất nước ta
cũng như bối cảnh lịch sử quốc tế diễn ra trong từng giai đoạn và từng thời kỳ

8


đó và trong khi thực hiện đường lối,chủ trương,Đảng ta cũng bổ sung và điều
chỉnh cho phù hợp với diễn biến hồn cảnh cụ thể.
PHẦNII: NGUN LÍ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PHÉP BIỆN
CHỨNG DUY VẬT
1.Khái niệm phát triển
-Trên cơ sở khái quát sự phát triển của mọi sự vật,hiện tượng tồn tại trong
hiện thực,quan điểm duy vật biện chứng khẳng định, phát triển là một phạm
trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn
giản đến phức tạp,từ kém hoàn thiện đến hồn thiện hơn của sự vật.
-Ví dụ, q trình biến đổi của các giống loài từ bậc thấp lên bậc cao;quá
trình thay thế lẫn nhau của các hình thức tổ chức xã hội lồi người: từ hình
thức tổ chức xã hội thị tộc,bộ lạc khi còn sơ khai thời nguyên thủy lên các
hình thức tổ chức xã hội cao hơn là hình thức tổ chức bộ tộc,dân tộc,…;quá
trình thay thế lẫn nhau của các thế hệ kỹ thuật theo hướng ngày càng hồn
thiện hơn,…
2.Tính chất của sự phát triển
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, phát triển cũng có 3
tính chất cơ bản:Tính khách quan,tính phổ biến và tính đa dạng,phong phú.
a)Tính khách quan của sự phát triển
- Mọi quá trình phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy đều là những
quá trình diễn ra theo tính tất yếu quy luật của nó:những q trình biến đổi
dần về lượng tất yếu dẫn đến những quá trình biến đổi về chất,quá trình đấu

tranh giữa các mặt đối lập bên trong bản thân sự vật,hiện tượng,…
-Ví dụ, q trình phát sinh một giống lồi mới hồn toàn diễn ra một
cách khách quan theo quy luật tiến hóa của giới tự nhiên.Con người muốn
sáng tạo một giống lồi mới thì cũng phải nhận thức và làm theo quy luật đó.
b)Tính phổ biến của sự phát triển
- Tính phổ biến của sự phát triển được thể hiện ở chỗ:phát triển khơng phải
là đặc tính riêng có của một lĩnh vực nào đó của thế giới,mà trái lại nó là
khuynh hướng vận động được thể hiện ở tất cả các lĩnh vực tự nhiên,xã hội và
tư duy.Tính phổ biến của sự phát triển còn biểu hiện ở chỗ:mỗi sự vật,hiện
tượng đều có thể bao hàm trong nó khả năng của sự phát triển,phát sinh từ
9


chính sự vận động của nó và chịu sự chi phối của nhiều khuynh hướng phát
triển khác.
- Ví dụ,trong giới tự nhiên:đó là sự phát triển từ thế giới vật chất vơ cơ
đến hữu cơ;từ vật chất chưa có khả năng cho sự sống đến sự phát sinh cơ thể
sống và tiến hóa dần lên các cơ thể có cơ cấu sự sống phức tạp hơn- sự tiến
hóa của các giống loài làm phát sinh các giống loài thực vật và động vật mới
đến mức có thể làm phát sinh lồi người với các hình thức tổ chức xã hội từ
đơn giản đến trình độ tổ chức cao hơn; cùng với q trình đó cũng là q trình
khơng ngừng phát triển nhận thức của con người từ thấp đến cao;…
c)Tính đa dang,phong phú của sự phát triển
-Tính đa dạng,phong phú của sự phát triển được thể hiện ở chỗ: các lĩnh
vực khác nhau,sự vật khác nhau, điều kiện khác nhau,…thì cũng có sự khác
nhau ít hay nhiều về tính chất,con đường,mơ thức,phương thức,… của sự phát
triển.
-Ví dụ,khơng thể đồng nhất tính chất,phương thức phát triển của giới tự
nhiên với sự phát triển của xã hội loài người. Sự phát triển của giới tự nhiên
thuần túy tuân theo tính tựu phát, cịn sự phát triển của xã hội lồi người lại có

thể diễn ra một cách tự giác do có sự tham gia của nhân tố ý thức.
3.Ý nghĩa phương pháp luận
- Nguyên lý về sự phát triển cho thấy hoạt động nhận thức và hoạt động
thực tiễn con người phải tơn trọng quan điểm phát triển.
-Quan điểm phát triển địi hỏi khi nhận thức,khi giải quyết một vấn đề
nào đó con người phải đặt chúng ở trạng thái động,nằm trong khuynh hướng
chung là phát triển.
-Quan điểm phát triển đòi hỏi không chỉ nắm bắt những cái hiện đang tồn
tại ở sự vật,mà còn phải thấy rõ khuynh hướng phát triển trong tương lai của
chúng,phải thấy được những biến đổi đi lên cũng như những biến đổi có tính
chất thụt lùi.Song điều cơ bản là phải khái quát những biến đổi để vạch ra
khuynh hướng biến đổi chính của sự vật.
-Xem xét sự vật theo quan điểm phát triển còn phải biết phân chia quá
trình phát triển của sự vật ấy thành những giai đoạn.Trên cơ sở ấy để tìm ra
phương pháp nhận thức và cách tác động phù hợp nhằm thúc đẩy sự vật tiến

10


triển nhanh hơn hoặc kìm hãm sự phát triển của nó,tùy theo sự phát triển đó
có lợi hay có hại đối với đời sống con người.
-Quan điểm phát triển góp phần khắc phục tư tưởng bảo thủ,trì trệ,định
kiến trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn.
-Với tư cách là những nguyên tắc phương pháp luận,quan điểm toàn
diện,quan điểm lịch sử-cụ thể,quan điểm phát triển góp phần định hướng,chỉ
đạo hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn cải tạo hiện thực, cải tạo
chính bản thân con người.Song để thực hiện được chúng, mỗi người cần nắm
chắc cơ sở lý luận của chúng-nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý
về sự phát triển,biết vận dụng chúng một cách sáng tạo trng hoạt động của
mình.


Phần 3:VÍ DỤ MINH HỌA
*Ví dụ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là trong một kì thi tốn học, bạn An
muốn đạt điểm 9 mơn tốn thì bạn An bắt buộc phải chăm chỉ làm bài tập về
nhà, học bài đầy đủ, chuẩn bị bài học trước khi đến lớp,…
*Việc vận dụng nguyên lý về sự phát triển trong học tập mang ý nghĩa rất
quan trọng và đặc biệt đối với sinh viên để có thể phát triển và hồn thiện bản
thân.
Các cá nhân trong học tập cần phải biết nắm chắc cơ sở lý luận của quan
điểm toàn diện,để từ đó có thể vận dụng một cách sáng tạo,hợp lí.Trong quá
trình học tập cần phải phân biệt các mối liên hệ,phải chú ý đến các mối liên hệ
bên trong,mối liên hệ bản chất,mối liên hệ chủ yếu,mối liên hệ tất nhiên để
hiểu rõ bản chất của sự vật và có phương pháp tác động phù hợp nhằm đem
lại hiệu quả cao nhất trong sự phát triển của bản thân.
Bên cạnh đó,trong nhận thức và hành động,chúng ta cần lưu ý tới sự
chuyển hóa lẫn nhau giữa các mối liên hệ ở điều kiện xác định
Ngoài ra,cá nhân cần phải nắm rõ chương trình học và cũng phải thấy rõ
khuynh hướng phát triển của chuyên ngành học theo thời gian sau đó,yêu cầu
của xã hội đối với chuyên ngành đang học tập,nghiên cứu là gì?Xã hội tương
lai đang địi hỏi những gì,qua đó hồn thiện bản thân,nâng cao tri thức cho
phù hợp với nhu cầu của xã hội.

C.KẾT LUẬN

11


-Nguyên lý về liên hệ phổ biến đòi hỏi trong nhận thức sự vật cần phải có
quan điểm tồn diện.Với quan điểm này,khi nghiên cứu sự vật,phải xem xét
tất cả các mối liên hệ của bản thân sự vật và với các sự vật hiện tượng khác.

- Phải phân loại các mối liên hệ để hiểu rõ vị trí,vai trị của từng mối liên
hệ đối với sự vận động và phát triển của sự vật.
- Nếu khuynh hướng của các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan
là vận động đi lên thì trong nhận thức và thực tiễn cần phải có quan điểm phát
triển. Quan điểm phát triển địi hỏi:phải phân tích sự vật trong sự phát
triển,cần phát hiện được cái mới,ủng hộ cái mới,cần phải tìm nguồn gốc của
sự phát triển trong bản thân sự vật.
→Tóm lại: Hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật có tính thống
nhất với nhau, là cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện,lịch sử cụ thể và phát
triển.Với cách xem xét,nghiên cứu theo quan điểm toàn diện và phát triển sẽ
giúp ta hiểu được bản chất của sự vật,làm cho nhận thức phản ánh đúng đắn
về sự vật vầ hoạt động thực tiễn có hiệu quả cao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS,TS. Nguyễn Ngọc Long- GS,TS.Nguyễn Hữu Vui: Giáo trình triết học
Mác-Lênin (Tái bản lần thứ ba có sửa chữa,bổ sung).
2. TS.Phạm Văn Sinh (chủ biên): Giáo trình Ngân Hàng Câu Hỏi Thi,Kiểm
Tra Môn Những Nguyên Lý Cơ Bản Của Chủ Nghĩa Mác-Lênin (NXB chính
trị 2013).

12


13


14


15




×