Giao tiếp thông minh và những kỹ năng cần thiết
Giao tiếp thông minh và những kỹ năng cần thiết: Giao tiếp, không đơn giản
là cuộc nói chuyện, trao đổi giữa hai hay nhiều người, mà qua đó, còn thể hiện
tính cách, quan điểm sống, trình độ, khả năng, ấn tượng về con người bạn đối
với người khác.
Giao tiếp thông minh và những kỹ năng cần thiết
Kỹ năng mềm và kỹ năng chuyên môn ngày càng trở nên quan trọng để giúp
nâng cao hiệu quả công việc và chất lượng cuộc sống. Thế nào là giao tiếp thông
minh? Nếu diễn giải ra, đây là một lĩnh vực khá rộng, và có vô vàn quan điểm về
cái được gọi là “cách giao tiếp thông minh”.
Có người cho rằng, nói chuyện khéo léo, được lòng ai đó là thông minh; có người
nghĩ nên nghe nhiều hơn, không nói gì công kích người khác để không bị ghét là
thông minh; và cũng có người nghĩ, thể hiện kiến thức, sự hiểu biết của mình trong
câu chuyện là thông minh.
Giao tiếp thông minh và những kỹ năng cần thiết | kỹ năng sống
Tùy quan điểm mỗi người mà giao tiếp thông minh sẽ có nhiều cách hiểu, cách áp
dụng, và dĩ nhiên không phải bao giờ tất cả cũng đúng. Những cách giao tiếp thông
minh sau đây bạn có thể học và áp dụng để nâng cao kỹ năng giao tiếp của mình:
Giao tiếp, không đơn giản là cuộc nói chuyện, trao đổi giữa hai hay nhiều người,
mà qua đó, còn thể hiện tính cách, quan điểm sống, trình độ, khả năng, ấn tượng về
con người bạn đối với người khác. Vì vậy, giao tiếp thông minh là sự kết hợp
nhiều yếu tố để tạo nên một buổi nói chuyện tốt đẹp, đạt mục đích của cả hai bên
(hay ít nhất là về phía bạn), tăng cường mối quan hệ và thể hiện cái tôi của chính
bạn. Giao tiếp thông minh chính là chiến lược giao tiếp để đạt được hiệu quả giao
tiếp cao nhất, và dĩ nhiên, cần có sự chuẩn bị chu đáo, tập luyện kỹ lưỡng. Xem
thêm các bài viết về ky nang mem
5 câu hỏi cho giao tiếp thông minh
Ai? Ở đâu? Khi nào? Tại sao? Thế nào? – Đó chính là những câu hỏi bạn cần trả
lời trước khi trò chuyện với ai đó, dù là trực tiếp hay gián tiếp. Ví dụ minh họa sau
sẽ làm nổi bật vấn đề này:
Bạn chuẩn bị đi gặp bố mẹ của người yêu. Bạn cần chuẩn bị để ra mắt được
như ý và để lại ấn tượng tốt trong lòng họ. Vậy bạn sẽ chuẩn bị như thế nào?
Bạn sẽ gặp ai? – Tôi sẽ gặp bố mẹ của người yêu. Họ là người như thế nào? (tính
cách, nghề nghiệp, quê quán,…) Trả lời câu hỏi này để chuẩn bị phong cách nói
chuyện phù hợp. Với người vui tính, dễ dãi, bạn nên có phong cách trò chuyện cởi
mở, dễ gần, pha chút hài hước. Trái lại người nghiêm khắc, hơi cổ hủ, bạn cần nói
chuyện đứng đắn hơn, và chủ đề nên hướng về nghề nghiệp, tương lai.
Bạn sẽ gặp họ ở đâu? Nếu gặp ở nhà hàng, hãy ăn mặc trang trọng. Nếu gặp ở
nhà, chuẩn bị ít bánh trái, hoa và ăn mặc lịch sự một chút.
Khi nào bạn sẽ gặp họ? Buổi chiều hay buổi tối? Đây có phải lần đầu tiên bạn gặp
họ không? Dĩ nhiên, sự thân thuộc sẽ quyết định bạn sẽ trò chuyện theo phong
cách nào là hợp lý, với chủ đề nào được họ ưa thích.
Tại sao? Tại sao bạn lại đi gặp gỡ bố mẹ người yêu? Ra mắt hay đến để đề cập
chuyện cưới xin, hay đơn giản tới chơi với tư cách như một người bạn? Điều này
sẽ quyết định bạn sẽ nói chuyện với họ dưới tư cách là bạn trai/bạn học/người
yêu/chồng chưa cưới của con gái họ.
Thế nào? Bạn sẽ nói chuyện gì? Chào hỏi như thế nào? Bạn có đi cùng với ai
không? Có nên gọi điện trước không?…Tất cả sẽ nhằm trả lời cho câu hỏi “bạn sẽ
tiến hành cuộc trò chuyện đó như thế nào, sao cho hợp lý nhất”.
Trả lời cho câu hỏi thế nào, bạn còn xác định được chủ đề của buổi nói chuyện là
gì, điều gì khiến cả hai quan tâm nhất, bạn nên giữ thái độ như thế nào khi nói
chuyện…
Thành thật luôn là điểm cộng cho giao tiếp thông minh
Khi một cô gái hỏi bạn “mọi người ở trong xóm trọ có thích em không?”, một số
người nghĩ rằng nếu trả lời “có″ thì sẽ luôn là phương án an toàn, thông minh nhất.
Nhưng không hẳn thế. Câu trả lời thành thật mà không làm mất lòng người nghe,
ngược lại làm cho họ tin tưởng bạn hơn mới chính là câu trả lời thông minh trong
giao tiếp.
Kỹ năng giao tiếp thông minh: Thật thà luôn là điểm cộng
Chẳng hạn, với câu hỏi trên, chắc chắn người nghe sẽ mong nhận được câu trả lời
là “có″, thế nhưng nếu sự thật là mọi người trong xóm trọ không thích cô bé đó,
chàng trai nên chọn một câu trả lời khác. “Mọi người nói em dễ thương, nhưng hơi
khó gần nên cũng không dám bắt chuyện” có thể là một câu trả lời hợp lý trong
tình huống này.
Biết bắt đầu và dừng lại đúng chỗ
Nhiều người có lối kể chuyện rất khéo léo, tuy nhiên lại quá dài dòng và cứ kể từ
chuyện nọ sang chuyện kia mỗi khi gặp gỡ ai đó. Những mẫu người này nhận thấy
sự tán thưởng từ phía người nghe cho câu chuyện của mình, và đáng lẽ nên dừng
lại để câu chuyện ở mức “vừa đủ”, họ lại cố kéo dài thêm ra, phân tích, diễn giải
rồi liệt kê những chuyện liên quan cho thêm phần hấp dẫn…Hãy cẩn thận, vì dù
câu chuyện của bạn duyên dáng đến đâu, nên nhớ rằng bản chất con người ai cũng
muốn thể hiện mình với người khác.
Giao tiếp chính là một cách họ thể hiện mình, vì vậy trong buổi trò chuyện hãy để
cho tất cả mọi người được thể hiện, sẻ chia, chứ đừng “độc chiếm” như thể sân
khấu là của riêng bạn. Trừ khi bạn lớn tuổi hay có trình độ, học vấn…cao hơn
những người còn lại và tất cả đều muốn nghe ý kiến của bạn, còn lại hãy chia sẻ
quyền được nói cho tất cả, và lắng nghe hết mình, dù là câu chuyện dở nhất. Đó là
cách giao tiếp lịch sự, tế nhị rất được đề cao, coi trọng.
Khi ai đó hỏi bạn vấn đề gì, hãy chỉ trả lời đủ ý. Hầu hết chúng ta đều muốn nghe
lời khuyên của người khác, nhưng chỉ là lời khuyên ở mức vừa đủ: đừng nhồi nhét
quá nhiều thứ vào đầu người nghe, bạn sẽ gây ra tác dụng ngược.
Giao tiếp thông minh là nói vừa đủ, đúng lúc và luôn lắng nghe chân thành.