Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

bài 10 chăm sóc trẻ sơ sinh sau sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.1 KB, 5 trang )

Điều dưỡng sản

Bài 10

CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH SAU SINH
Mục tiêu học tập
Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:
1. Mơ tả được những đặc điểm sinh lý của trẻ sơ sinh sau sinh.
2. Trình bày được cách chăm sóc trẻ sơ sinh sau sinh.
1. Đại cương.
Giai đoạn sơ sinh: từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 28 sau sinh.
Giai đoạn sơ sinh sớm: từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 7 sau sinh.
Giai đoạn sơ sinh muộn: từ này thứ 8 đến ngày thứ 28 sau sinh.
Chăm sóc trẻ sơ sinh trong những ngày đầu sau sinh là rất quan trọng. Nếu trẻ được chăm sóc và
nuôi dưỡng tốt, tỷ lệ bệnh tật và tử vong giảm rất nhiều. Bên cạnh đó việc chăm sóc tốt còn ảnh
hưởng đến sự phát triển thể chất tốt và tinh thần khỏe mạnh của trẻ trong tương lai.
Trẻ sơ sinh được xem là đủ tháng khi tuổi thai (tính từ ngày đầu của kì kinh cuối) từ hết tuần 37
đến hết tuần 41.
Sơ sinh non tháng là những trẻ sinh ra dưới 37 tuần.
Sơ sinh già tháng là những trẻ sinh ra trên 42 tuần.

(A)

(B)
Hình 10.1. A: Trẻ sơ sinh đủ tháng. B: Vàng da sinh lý.

2. Nhận định trẻ sơ sinh trong phịng sinh.
2.1. Đánh gía tình trạng trẻ có cần can thiệp hồi sức khơng.
Thực hiện một cách có hệ thống các bước sau:
Đặt trẻ lên bàn sưởi, lau khô trẻ, hút miệng, hầu họng, mũi cho trẻ nhanh, nhẹ nhàng, vơ trùng.
Đánh giá tính chất tiếng khóc, màu da, khả năng đáp ứng của trẻ, đếm tần số thở, nhịp tim.


Đánh giá chỉ số APGAR (IA) sau sinh ở phút thứ 1 và phút thứ 5:
66


Điều dưỡng sản
Dấu hiệu

Điểm

Nhịp tim
Hô hấp
Trương lực cơ
Phản xạ (búng gan
chân)
Màu da

0

1

2

Khơng có
Khơng
Giảm (mềm nhão)
Khơng đáp ứng

< 100 lần/phút
Khóc yếu
Gấp nhẹ chi

Nhăn mặt

> 100 lần/phút
Khóc to
Cử động tốt
Ho, hắt hơi

Tái nhợt

Thân hồng, chi tím

Hồng tồn thân

Bảng chỉ số APGAR
Kết quả: * Nếu>= 8 ở phút thứ 1 là bình thường.
* Từ 3-7 ở phút thứ 1 là suy thai ở mức độ trung bình, có thái độ chăm sóc thích
hợp.
* Nếu < 3 là chết lâm sàng, hồi sức cấp cứu.
Làm rốn, chăm sóc rốn.
Lấy nhiệt độ cơ thể.
2.2. Đặc điểm sinh lý của trẻ sơ sinh sau sinh.
Tổng trạng: đứa bé hồng hào, cử động chân tay tốt, khóc to, phản xạ tốt.
Nhịp thở trung bình 40-60 lần/phút.
Nhịp tim trung bình 140 lần/phút.
HA tối đa lúc mới sinh 60-70 mmHg.
Tiêu hóa: trẻ có thể bị sụt cân sinh lý từ 6-9 % khi sinh, nếu sụt trên 9% là bất thường.
Thân nhiệt: trẻ sơ sinh ngay sau sinh thân nhiệt cao hơn 37 oC, sau 30 phút giảm còn 37oC, sau 23 giờ giảm còn 36oC. Do vậy nếu không ủ ấm cho trẻ than nhiệt sẽ giảm thấp hơn nữa.
Đào thải phân su: sau sinh, ruột đứa trẻ chứa từ 60-150 gr phân su màu xanh đen, khoảng 8-10
giờ sau sinh, lượng phân su này được đào thải ra ngoài.
Bộ phận sinh dục:

Bé trai: kiểm tra tinh hoàn trong túi bìu, hiện tượng ứ nuớc màng tinh hồn có thể hết tự nhiên
trong vịng 6 tháng. Kiểm tra bao quy đầu, nếu có hẹp bao quy đầu cần theo dõi tiểu tiện của bé
trong những ngày đầu.
Bé gái: hai vú có thể hơi cương, âm đạo có dịch nhầy trắng, có hiện tượng hành kinh sinh lý 2-3
ngày sau sinh.
Vàng da sinh lý: hiện tượng vàng da sinh lý xảy ra ở 85% trẻ sau sinh. Ở những trẻ đủ tháng,
vàng da bắt đầu xảy ra vào ngày thứ 3 sau sinh, chấm dứt khoảng ngày thứ 8-10, đối với trẻ sinh
non thì hiện tượng này kéo dài hơn.
Các phản xạ nguyên thủy: các phản xạ này sẽ mất đi sau sinh 4-5 tháng.
 Phản xạ 4 điểm: dùng ngón tay trỏ kích thích vào phía trên, dưới và 2 bên mép trẻ, trẻ sẽ
đưa lưỡi về phía bị kích thích, và nêus đụng phải vú mẹ, trẻ sẽ mút ln.
 Phản xạ nắm: kích thích gan bàn tay trẻ, đưa ngón tay út cho trẻ nắm, trẻ sẽ nắm chặt, ta
có thể nâng trẻ lên khỏi bàn khám, kích thích gan bàn chân các ngón chân trẻ sẽ co quắp
lại.

67


Điều dưỡng sản

(A) (B)
Hình 10.2. A: phản xạ nắm. B: Phản xạ 4 điểm.


Phản xạ MORO: cầm 2 bàn tay trẻ nâng nhẹ nhàng lên khỏi bàn khám, từ từ bỏ tay ra, trẻ
sẽ phản ứng qua 3 giai đoạn:
- Giật mình,giang cánh tay ra và duỗi cẳng tay.
- Mở rộng, xịe bàn bay.
- Ịa khóc, gập và co cẳng tay, 2 cánh tay như ơm vật gì đó vào lòng.
 Phản xạ duỗi chéo: để trẻ nằm ngữa thoải mái, người khám nắm một bên chân đứa bé

dùng lực duỗi ra, giữ đầu gối và kích thích gan bàn chân phía đó, quan sát bàn chân đối
diện thấy có 3 biểu hiện:
- Trẻ co chân lại.
- Trẻ duỗi chân ra.
- Dạng chân tự do và đưa sát tới gần chân bị kích thích.
 Phản xạ bước tự động: trẻ được giữ thẳng đứng, bế xốc 2 bên nách trẻ để bàn chân chạm
vào mặt bàn. Quan sát thấy trẻ nhớm người lên, bàn chân dậm xuống và co lên như muốn
về phía trước.
3. Chăm sóc trẻ sơ sinh sau sinh.
3.1. Chăm sóc ngay sau khi sổ thai.
Sau khi sổ thai, đặt trẻ ở tư thế đầu thấp, làm thông thoáng đường thở: hút nhớt ở hầu họng và
hốc mũi nhẹ nhàng, vô trùng.
Đặt trẻ lên bàn làm rốn, cặp và cắt rốn cho trẻ, sát khẩn rốn bằng cồn 700.
Giữ ấm cho trẻ: nhiệt độ phòng từ 26-32 0 , lau khô trẻ sau sinh bằng khăn khô, mềm sạch,
mặc áo quấn tã, đội mũ ngay sau khi làm rốn.
3.2. Chăm sóc rốn.
Cắt rốn: kẹp rốn thứ nhất cách chân rốn trẻ 20 cm, kẹp thứ 2 cách kẹp thứ nhất khoảng 2 cm
về phía mẹ. Cắt dây rốn giữa 2 kẹp, đặt trẻ vào bàn làm rốn.
Chăm sóc rốn: sát trùng dây rốn và chân rốn bằng cồn iode 5%. Kẹp rốn bằng kẹp nhựa cách
chân rốn 2,5-3 cm, cắt bỏ phần dây rốn còn lại, sát khuẩn mặt cắt bằng cồn iode 5%, để khô.
Tránh để rơi iode vào da vì dễ gây bỏng cho trẻ. Cuống rốn và kẹp rốn được bọc bởi miếng
gạc vô trùng và băng bằng băng vô trùng, thay băng

68


Điều dưỡng sản

hằng ngày. Rốn thường rụng sau 1 tuần, nếu tồn tại lại nụ rốn có thể chấm nitrat Ag để làm
nhanh q trình thành sẹo.

3.3. Các chăm sóc khác.
Tiêm bắp VitK 1 mg liều duy nhất để phòng xuất huyết.
Cân đo chiều dài, vòng ngực, vòng bụng.
Rửa mắt bằng dung dịch Argyrol 1% có chứa Nitrat bạc để phòng viêm mắt cho trẻ.
Cho trẻ nằm cạnh mẹ và khuyến khích cho bú sớm khoảng 30 phút sau sinh. 4-6 giờ sau mổ
để giúp chóng lên sữa và co hồi tử cung tốt.
Tắm trẻ hằng ngày bằng khăn vải với nước đun sôi để nguội từ 38-40 0 , nguyên tắc là tắm
nhanh, không để trẻ bị nhiễm lạnh, chỉ thật sự tắm ướt cho trẻ khi cuống rốn đã rụng, thành
sẹo hàn tồn, có thể tắm bằng dung dịch xà phịng có độ PH phù hợp với da trẻ. Không nên
dung kem hoặc sữa tắm sẽ gây dị ứng da. Sau khi tắm có thể dùng bột talc, các loại phấn
dùng cho trẻ sơ sinh xoa vào cổ, nách, mơng bẹn. Thay tã lót mỗi khi trẻ đái ướt là cách
phòng chống hăm loét cho trẻ.
Nếu cần thiết dùng thuốc bằng đường tiêm bắp thì khơng bao giờ được tiêm vào mơng ngay
cả /4 trên ngồi vì có nguy cơ gây tổn thương thần kinh tọa, thích hợp nhất là tiêm ở phần
giữa mặt trước đùi hoặc mặt ngoài đùi, dùng tay kéo da lên rồi tiêm vào.
Theo dõi vàng da sinh lý.
Theo dõi sụt cân sinh lý. theo dõi đại tiểu itện.
3 4. Chủng ngừa.
Tiêm chủng vaccine đầy đủ theo lịch tiêm chủng của chương trình tiêm chủng mở rộng đảm
bảo phòng bệnh cho trẻ:
Tháng 1: BCG + viêm gan B.
Tháng 2: DPT1 + sabin 1.
Tháng 3: DPT2 + sabin2.
Tháng 4: DPT3 + sabin3.
Tháng 9: Sởi.
LƯỢNG GIÁ CUỐI BÀI
Anh (chị) hãy chọn và khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất.
Câu 1. Trẻ sơ sinh được gọi là đủ tháng khi:
A. Tuổi thai từ 38-42 tuần.
B. Tuổi thai < 37 tuần.

C. Tuổi thai > 42 tuần.
D. Tuổi thai từ 36-40 tuần.
Câu 2. HA tối đa của trẻ lúc mới sinh là:
A. 40-50 mmHg.
B. 50-60 mmHg.
C. 60-70 mmHg.
D. 70-80 mmHg.
Câu 3. Nhịp thở trung bình của trẻ lúc mới sinh là:
A. 40-60 lần/phút.
B. 60-80 lần/phút.
C. 80-100 lần/phút.
D. 100-120 lần/phút.
69


Điều dưỡng sản

Câu 4. Nhip tim trung bình của trẻ lúc mới sinh là:
A. 80 lần/phút.
B. 100 lần/phút.
C. 120 lần/phút.
D. 140 lần/phút.
Câu 5. Hiện tượng vàng da sinh lý thường biến mất vào:
A. 2-3 ngày sau sinh.
B. 7-8 ngày sau sinh.
C. 14 ngày sau sinh.
D. 21 ngày sau sinh.
Câu 6. Giai đoạn sơ sinh bất đầu từ:
A. Ngày thứ 1 đến ngày thứ 28 sau sinh.
B. Ngày thứ 1đến ngày thứ 7 sau sinh.

C. Ngày thứ 8 đến ngày thứ 28 sau sinh.
D. Ngày 1 đến hết tuần thứ 6 sau sinh.
Câu 7. Các phản xạ nguyên thủy của trẻ ngoại trừ:
A. Phản xạ giật mình.
B. Phản xạ bắt chước.
C. Phản xạ duỗi chéo.
D. Phản xạ nắm.
Đáp án: 1.A 2.C 3.A 4.D 5.B 6.A 7.B

70



×