Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

So sánh giá trị tính toán từ khí máu tĩnh mạch và giá trị khí máu động mạch ở bệnh nhân khoa Hồi sức tích cực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (732.9 KB, 6 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 5 * 2021

Nghiên cứu Y học

SO SÁNH GIÁ TRỊ TÍNH TỐN TỪ KHÍ MÁU TĨNH MẠCH
VÀ GIÁ TRỊ KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCH
Ở BỆNH NHÂN KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC
Lê Duy Phương1, Nguyễn Văn Chinh2

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Xét nghiệm khí máu động mạch được chỉ định thường quy ở những bệnh nhân nặng, bệnh
nhân được điều trị tại các khoa hồi sức tích cực và cấp cứu. Tuy nhiên, khí máu ĐM là phương pháp xét nghiệm
có kỹ thuật lấy mẫu xâm nhập sâu, khó lấy, gây đau, thậm chí gây một số biến chứng cho BN. Ngược lại, khí máu
tĩnh mạch có thể lấy mẫu đơn giản hơn và ít gây biến chứng.
Mục tiêu: So sánh độ tương đồng giữa giá trị tính tốn từ khí máu tĩnh mạch (TM) và khí máu động mạch
(ĐM) trên cùng một bệnh nhân tại một thời điểm ở khoa Hồi sức tích cực.
Đối tượng - Phương pháp: Mơ tả cắt ngang trên 55 bệnh nhân có chỉ định khí máu ĐM tại khoa hồi sức
tích cực – bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang thời gian từ tháng 01/2021 đến tháng 05/2021, được xét
nghiệm khí máu TM, khí máu ĐM và phân áp oxy mạch (spO2) cùng một thời điểm.
Kết quả: Có sự tương đồng của các giá trị giữa kết quả tính tốn từ khí máu TM và khí máu ĐM với pH
chênh lệch ĐM_TT: 0,017, pO2 chênh lệch ĐM_TT: 4,84 mmHg và pCO2 chênh lệch ĐM_TT: -3,43 mmHg. Giá
trị pO2 ở khí máu động mạch cao hơn ở khí máu TM đã tính tốn 1,51 mmHg. Nhưng giá trị pCO2 ở khí máu
TM đã tính tốn lại cao hơn khí máu động mạch 0,57 mmHg. Giá trị spO2 94,44 ± 4,92. Chú thích: TT là giá trị
tính tốn từ khí máu tĩnh mạch.
Kết luận: Giá trị tính tốn từ khí máu TM có sự tương đồng cao với khí máu ĐM.
Từ khố: khí máu động mạch, khí máu tĩnh mạch

ABSTRACT
COMPARISON OF VALUE CALCULATED
FROM VENOUS BLOOD GAS AND ARTERIAL BLOOD GAS IN ICU PATIENTS
Le Duy Phuong, Nguyen Van Chinh


* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 25 - No. 5 - 2021: 262 - 267
Background: Arterial blood gas (ABG) is routinely indicated of patients with severe illness, patients are
treated in intensive care units (ICU) and emergency. However, ABG is essential for the assessment of patients
with severe illness, but sampling is difficult in some settings and more painful than for peripheral venous blood
gas (VBG).
Methods: Cross-sectional study. There were 55 patients with indications for arterial blood gas at ICU - An
Giang general central Hospital from January 2021 to May 2021, were tested for venous blood gas, arterial blood
gas, and pulse oximetry pressure (spO2) at the same time.
Results: There is the similarity of values between the results calculated from venous blood gas and arterial
blood gas with pH (Diffmean ABG_CAL: 0.017 with LOA -0.05 - 0.09), pO2 (Diffmean ABG_CAL: 4.84 mmHg
with LOA 3.9 to 5.85), and pCO2 (Diffmean ABG_CAL: -3.43 mmHg with LOA - 4.1 to -2.77). The pO2 value
at the gas of the engine of the board was higher than in venous blood by 1.51 mmHg. But the pCO2 value
Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: CN. Lê Duy Phương
ĐT: 0917350009
1

262

Email:

Chuyên Đề Điều Dưỡng - Kỹ Thuật Y Học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 5 * 2021

Nghiên cứu Y học

calculated from VBG to be 0.57 mmHg higher than ABG. SpO2 value 94.44 ± 4.92.
Conclusion: The value calculated from the venous blood gas has a high similarity with the arterial blood gas.

Keywords: arterial blood gas, venous blood gas

ĐẶT VẤNĐỀ
Xét nghiệm phân tích khí máu động mạch
(ĐM) là xét nghiệm thường quy tại các khoa cấp
cứu và khoa Hồi sức tích cực (HSTC) để theo dõi
bệnh nhân bị suy hơ hấp cấp tính. Kết quả khí
máu ĐM có thể được xem là tiêu chuẩn vàng
giúp đánh giá tình trạng trao đổi khí của bệnh
nhân (BN)(1), kiểm sốt thơng khí, cân bằng toan
- kiềm, cung cấp về giá trị pH, phân áp và nồng
độ của Oxy và CO2 trong máu động mạch (ĐM)
giúp đưa ra quyết định hỗ trợ máy thở cho BN
hay điều chỉnh máy thở phù hợp với trình trạng
của BN. Theo báo cáo của Ủy ban quốc gia về
tiêu chuẩn phịng thí nghiệm lâm sàng (National
Committee for Clinical Laboratory Standards),
xét nghiệm khí máu ĐM có nhiều khả năng ảnh
hưởng đến việc ra quyết định sử dụng máy thở
cho BN hơn bất kỳ xét nghiệm nào khác(2). Do
đó, đây là một xét nghiệm khơng thể thiếu, nhất
là ở các khoa bệnh nặng, ví dụ như khoa
HSTC(3).
Kỹ thuật lấy máu tĩnh mạch (TM) là một kỹ
thuật thường quy, cơ bản và dễ thực hiện đối với
nhân viên y tế hơn lấy máu ĐM, cũng như giảm
bớt cảm giác đau và biến chứng cho BN. Và việc
lấy máu ĐM không đơn giản như lấy máu TM,
kỹ thuật lấy máu ĐM thường chọn vị trí là ĐM
quay (phổ biến nhất), ĐM cánh tay, ĐM đùi(3) là

những kỹ thuật xâm lấn sâu. Do đó, kỹ thuật lấy
máu ĐM gây nhiều đau đớn và biến chứng cho
BN như khối máu tụ (vết bầm)(4), biến chứng
nhiễm trùng và có nguy cơ gây thương tích cho
các nhân viên y tế liên quan đến việc bị tại nạn
kim đâm(5,6). Theo Cole và Lumbley (1966)(7), tỉ lệ
vết bầm tím do vết thủng ĐM xảy ra ở 35,5%
trường hợp lấy mẫu máu ĐM. Thực tế tại Việt
Nam, kỹ thuật lấy máu ĐM đòi hỏi người thực
hiện phải là bác sĩ hoặc điều dưỡng được đào tạo
chuyên nghiệp. Những vấn đề trên đã góp phần
gây ra khó khăn cho BN và nhân viên y tế có thể

Chuyên Đề Điều Dưỡng - Kỹ Thuật Y Học

bị ảnh hưởng về mặt tâm lý trong việc thực hiện
điều trị và chăm sóc BN. Đặc biệt, đối với một số
trường hợp khẩn cấp như cấp cứu tai nạn, BN bị
sốc, việc lấy mẫu máu ĐM là vơ cùng khó
khăn(8).
Mặc dù, các nghiên cứu nhằm tìm ra sự
tương đồng hay mối liên quan chặt chẽ so với
các giá trị tương ứng của khí máu ĐM đã được
quan tâm và nổ lực thực hiện ngay cả ở Việt
Nam. Tuy nhiên, đến hiện tại kết quả các nghiên
cứu ở nước ta dường như dừng lại ở mức độ về
sự tương đồng giữa giá trị khí máu TM và khí
máu ĐM(9). Do đó, vẫn cịn tồn tại khó khăn về
việc tìm ra các giải pháp hiệu quả để khắc phục
những mặc hạn chế nờu trờn. Mi õy, theo

Magnus Ekstroăm (2019)(4) nghiờn cu v sự
tương đồng của giá trị khí máu TM được tính
tốn và giá trị khí máu ĐM, tiến hành trên đối
tượng là BN thở máy từ đủ 18 tuổi trở lên tại
Thụy Điển. Kết của nghiên cứu cho thấy có sự
tương đồng của giá trị pH, pCO2 và pO2 của khí
máu ĐM và giá trị khí máu TM đã được tính
tốn dựa theo chỉ số spO2 của máy kẹp ngón tay.
Do đó, chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“So sánh giá trị tính tốn từ khí máu tĩnh mạch
và giá trị khí máu động mạch ở bệnh nhân khoa
hồi sức tích cực” để giải đáp tìm sự tương đồng
của các giá trị khí máu trên đối tượng người Việt
Nam.
Mục tiêu
Xác định độ tương đồng của các giá trị pH,
pCO2 và pO2 giữa giá trị tính tốn từ khí máu
tĩnh mạch và khí máu động mạch.

ĐỐI TƯỢNG- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU
Đối tượng nghiên cứu
Các BN được chỉ định xét nghiệm khí máu
ĐM của bác sĩ khoa HSTC, bệnh viện Đa khoa
Trung tâm An Giang. Thời gian từ tháng 01/2021
đến 05/2021.

263


Nghiên cứu Y học

Tiêu chuẩn chọn mẫu
Thân nhân/người giám hộ hợp pháp của BN
đồng ý tham gia nghiên cứu.
BN có chỉ định xét nghiệm khí máu ĐM tại
Khoa HSTC từ đủ 18 tuổi trở lên.
Mẫu khí máu TM và khí máu ĐM thời gian
thu thập cách nhau không quá 05 phút(4,8,10).
Cả hai mẫu được vận chuyển bằng hệ thống
chuyển mẫu bệnh phẩm bằng hệ thống chân
không cùng lúc đến Khoa xét nghiệm khơng q
05 phút và được phân tích với thời gian cách
nhau không quá 30 phút(4).
Tiêu chuẩn loại trừ
Mẫu khí máu ĐM và/hoặc khí máu TM có
bọt khí, tiêu huyết, bị đơng.
Thời gian nhận nhận mẫu và phân tích
khơng thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu(10).
Giá trị spO2 máy kẹp ngón tay trong thời
gian lấy khí máu ĐM và TM khơng ổn định(10).
Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Khí máu TM
được thu thập sau khi bác sĩ đã lấy khí mẫu ĐM
trên cùng một BN. Thời gian thu thập giữa hai
mẫu không cách nhau lớn hơn 05 phút(4,8,10).
Cỡ mẫu
Được tính theo cơng thức so sánh giá trị
trung bình giữa hai nhóm.


Trong đó:
Trung bình khác biệt 0,14;
Độ lệch chuẩn khác biệt 0,21.
Sai lầm loại 1 là 0,05 (khoảng tin cậy 95%) và
sai lầm loại 2 là 0,1 (10%).

Cỡ mẫu tối thiểu cho nghiên cứu là 50.
Chúng tôi chọn tỷ lệ rủi ro là 10% nên cỡ mẫu

264

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 5 * 2021
cần lấy là 55 mẫu (55 khí máu ĐM và 55 khí
máu TM)(4).

Phương pháp thu thập số liệu
Cách thu thập số liệu
BN khoa HSTC được bác sĩ chỉ định xét
nghiệm khí máu ĐM và thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu.
Chúng tôi cung cấp đầy đủ thông tin nghiên
cứu, giải thích và xin phép được lấy mẫu cho
thân nhân/người giám hộ hợp pháp của BN để
được lấy mẫu khí máu TM và thông tin của BN.
Sau khi được sự đồng thuận của thân
nhân/người giám hộ hợp pháp. Chúng tôi chuẩn
bị kim tiêm 01 mL đã được tráng chất chống
đông heparin. Đối chiếu thông tin BN, số giường
với phiếu chỉ định.
Bác sĩ khoa HSTC thực hiện lấy khí máu ĐM
theo quy định của Bộ Y Tế (11).

Sau đó, chúng tơi thực hiện lấy khí máu
TM trên cùng BN đã được bác sĩ lấy khí máu
ĐM trước đó. Thời gian cách nhau không quá
05 phút.
Vận chuyển đồng thời 2 mẫu đến Khoa Xét
nghiệm bằng hệ thống chuyển mẫu bệnh phẩm
bằng hệ thống chân khơng.
Khoa xét nghiệm thực hiện phân tích khí
máu trên cả 02 mẫu cùng một thiết bị GEM
PREMIER 3000. Kết quả khí máu ĐM trả về
Khoa HSTC cho bác sĩ phục vụ điều trị BN.
Chúng tôi giữ lại kết quả khí máu TM và xin bản
sao của khí máu ĐM của BN.
Chúng tôi thu thập thông tin bệnh nhân như:
họ tên, tuổi, giới tính, mã số bệnh nhân, địa chỉ,
kết quả khí máu ĐM và TM bằng phiếu chỉ định
và hệ thống thơng tin của bệnh viện.
Phân tích số liệu
Tính tốn tổng nồng độ O2 và CO2 trong
máu động mạch. Sau đó, thực hiện bằng cách
mơ phỏng việc bổ sung nồng độ O2 (ΔO2 = spO2
máy đo – spO2 máu TM) vào máu tĩnh mạch và
loại bỏ nồng độ CO2 (ΔCO2, trong đó ΔCO2 = RQ
* O2) từ máu tĩnh mạch:
tO2, a = tO2, v + ∆O2.

Chuyên Đề Điều Dưỡng - Kỹ Thuật Y Học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 5 * 2021

tCO2, a = tCO2, v - RQ * ∆O2.
Vì tỉ số RQ này dao động từ 0,7 đến 1,0. Tỉ số
này chỉ thay đổi mạnh khi vận động mạnh, đối
với những bệnh nhân nằm viện tại khoa HSTC
hầu như khơng có vận động mạnh. Nên tỉ số RQ
tương đổi ổn định và không thay đổi. Dựa trên
nghiên cứu của nhóm tác giả Obimedical, chúng
tơi chọn tỉ số RQ=0,82(12). Vì vậy, chúng tơi tính
tốn nồng độ O2 và CO2 từ khí máu tĩnh mạch
gọi tắt là TT:

Nghiên cứu Y học
Y đức
Nghiên cứu đã được thông qua Hội đồng
đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học của
Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí
Minh, số: 662/HĐĐĐ-ĐHYD ngày 12/10/2020.

KẾT QUẢ
Bảng 1. Đặc điểm bệnh nhân theo tuổi (n=55).
Đặc điểm
Tuổi
Tuổi nam
Tuổi nữ

tO2, TT = tO2, TM + (spO2 – sO2, TM).
tCO2, TT = tCO2, TM – 0,82 * (spO2 – sO2, TM).
Nhập liệu và mã hoá số liệu bằng phần mềm
Microsoft Office Excel (Office 365, Window 10).
Số liệu được xử lý trên máy vi tình bằng phần

mềm NCSS 2021 (Windows 10) và Stata phiên
bản 14.0 (Windows 10):
Các biến số liên tục được trình bày dưới
dạng trung bình hoặc trung vị (nếu phân phối
khơng chuẩn), các biến số định tính được trình
bày dạng tỉ lệ (phần trăm).
Các phép kiểm được sử dụng bao gồm phép
kiểm T bằng phần mềm Stata cho biến số định
lượng phân phối chuẩn.
Vẽ biểu đồ Bland-Altman bằng phần mềm
NCSS đánh giá độ tương đồng.
Độ tin cậy 95% với mức ý nghĩa thống kê P <
0,05 được sử dụng cho tất cả các phép kiểm
thống kê trong nghiên cứu.

Trung bình ± độ lệch chuẩn
67,78 ± 14,7
69 ± 15,9
66,6 ± 13,6

Bảng 2. Đặc điểm bệnh nhân theo giới (n=55)
Giới
Nam
Nữ

Số lượng/Tỷ lệ % n
(%)
27 (49)
28 (51)


Bảng 3. Đặc điểm bệnh nhân theo bệnh lý
Bệnh lý
Nhiễm trùng huyết
Viêm phổi do vi khuẩn
Bệnh đái tháo đường type 2
Sốc nhiễm khuẩn
Suy thận mạn
Suy yếu do tuổi già
Suy tim
bệnh lý tăng huyết áp
bệnh phổi tắc nghẽn
Suy hô hấp

Số lượng/Tỷ lệ % n (%)
8 (14,55)
14 (25,45)
14 (25,45)
7 (12,73)
8 (14,55)
10 (18,18)
17 (30,91)
15 (27,27)
5 (9,09)
19 (34,55)

Bảng 4. Đặc điểm giá trị spO2 kẹp ngón tay của BN
spO2 Trung bình ± độ lệch chuẩn Tần số (n) Tỷ lệ (%)
95,33 ± 3,6
51
92

83 ± 5,71
4
8

 90%
 90%

Hình 1. Độ tương đồng pH giữa khí máu ĐM và khí máu TM

Chuyên Đề Điều Dưỡng - Kỹ Thuật Y Học

265


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 5 * 2021

Nghiên cứu Y học

Hình 2. Độ tương đồng pO2 giữa khí máu ĐM và giá trị tính tốn từ khí máu TM

Hình 3. Độ tương đồng pO2 giữa khí máu ĐM và giá trị tính tốn từ khí máu TM
Bảng 5. Đặc điểm giá trị khí máu ĐM và giá trị tính tốn từ khí máu TM của đối tượng
pH
pO2
pCO2

khí máu ĐM
7,40 ± 0,1
124,19 ± 40,61
33,87 ± 11,95


Khí máu TT
7,38 ± 0,09
122,67 ± 40,02
34,44 ± 11,89

Khí máu TT: giá trị tính tồn từ khí máu TM

Chênh lệch (GHD – GHT)
0,017 (-0,05 đến 0,09)
4,84 (3,9 đến 5,85)
-3,43 (-4,1 đến -2,77)

GHD: giới hạn dưới

BÀN LUẬN
BN trong nghiên cứu của chúng tơi có độ
tuổi trung bình là 67,78 ± 14,7. Tuổi của bệnh
nhân nam – nữ khơng có nhiều khác biệt lần lượt
là 69 ± 15,9 và 66,6 ± 13,6 (Bảng 1). Tỷ lệ BN nam

266

Hệ số tương quan
0,93
0,99
0,97

P
<0,001

<0,001
<0,001

GHT: giới hạn trên

và nữ gần bằng nhau lần lượt là 49% và 51%
(Bảng 2). Trong đó, BN được chẩn đốn suy hô
hấp và suy tim chiếm tỉ lệ cao trong nghiên cứu
lần lượt là 34,55 và 30,91 (Bảng 3). Bên cạnh đó,
giá trị spO2 kẹp ngón tay của bệnh nhân 90%

Chuyên Đề Điều Dưỡng - Kỹ Thuật Y Học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 5 * 2021
chiếm tỷ lệ đa số là 92% và spO2 <90% chỉ chiếm
8% (Bảng 4). Kết quả của các giá trị so sánh độ
tương đồng cho thấy không có khác biệt giữa các
nhóm tuổi, giới tính và bệnh lý lâm sàng của BN
gần như tương đồng kết quả nghiên cứu của tác
giả Lumholdt M (2018)(10). Mặt khác, giá trị spO2
của bệnh nhân không làm ảnh hưởng đến kết
quả tính tốn của cơng thức theo nghiên cứu của
tác giả Ekström M (2019)(4).
Trong nghiên cứu này, pH máu ĐM (7.40 ±
0,1) cao hơn so với máu TM (7,38 ± 0,09). Chênh
lệch giữa pH máu ĐM và pH máu TM là 0,017
với khoảng tin cậy 95% giới hạn dưới – giới hạn
trên là -0,05 đến 0,09 (Bảng 5). Giá trị pO2 ở máu
ĐM (124,19 ± 40,61) cao hơn ở máu TM (122,67 ±

40,02). Chênh lệch giữa pO2 máu ĐM và pO2
máu TM là 4,84 mmHg với khoảng tin cậy 95%
giới hạn dưới – giới hạn trên là 3,9 đến 5,85
(Bảng 4). Trong khí đó, giá trị pCO2 ở máu ĐM
(34,44 ± 11,89) lại thấp hơn ở máu TM (33,87 ±
11,95). Chênh lệch giữa pCO2 máu ĐM và máu
TM là -3,43 mmHg với khoảng tin cậy 95% giới
hạn dưới – giới hạn trên là -4,1 đến -2,77. Nghiên
cứu của Ekström M (2019)(4) cho thấy pH máu
ĐM cao hơn ở máu TM là 0,1, pO2 của máu ĐM
cao hơn máu TM là 2,1 mmHg và pCO2 ở máu
TM lại cao hơn máu Đm là 1,05 mmHg. Kết quả
của chúng tôi cũng phù hợp với các tác giả trên.
Khảo sát độ tương đồng giữa các giá trị của
khí máu ĐM và giá trị tính tốn từ khí máu TM
có sự tượng quan chặt chẽ với nhau với hệ số
tương quan của pH, pO2, pCO2 lần lượt là
(r=0,93, 0,99, 0,97). Nghiên cứu của chúng tôi chỉ
ra rõ sự tương đồng của các giá trị pH, pO2,
pCO2 giữa khí máu ĐM và giá trị tính tốn từ
khí máu TM được lấy cùng BN tại một thời điểm
(Hình 1, 2, 3). Sự tương đồng này có thể thay thế
khí máu TM đã qua tính tốn cho khí máu ĐM ở

Chuyên Đề Điều Dưỡng - Kỹ Thuật Y Học

Nghiên cứu Y học
một số trường hợp BN trong tình trạng cấp cứu,
sốc dẫn đến khó lấy được máu ĐM(8).


KẾT LUẬN
Giá trị của pH, pO2, pCO2 được tính tốn
từ khí máu TM có độ tương đồng cao với khí
máu ĐM.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.
4.

5.

6.
7.
8.

9.

10.

11.
12.

13.

Hardinge M, Annandale J, Bourne S, et al (2015). "British
Thoracic Society guidelines for home oxygen use in adults:

accredited by NICE". Thorax, 70(S1):i1-i43.
Parsons PJ, Reilly AA, Esernio-Jenssen D (1997). "Screening
children exposed to lead: an assessment of the capillary blood
lead fingerstick test". Clinical Chemistry, 43(2):302-311.
Đặng Vạn Phước, Châu Ngọc Hoa, (2012). Điều trị học nội
khoa, Nhà xuất bản Y Học, pp. 48-55.
Ekström M, Engblom A, Ilic A, et al (2019). "Calculated arterial
blood gas values from a venous sample and pulse oximetry:
Clinical validation". Plos ONE, 14(4):e0215413.
Razi E, Nasiri O, Akbari H, Razi A (2012). "Correlation of
arterial blood gas measurements with venous blood gas values
in mechanically ventilated patients". Tanaffos, 11(4):30.
Williams T, Schenken JR (1987). "Radial artery puncture and
the Allen test". Annals of Internal Medicine, 106(1):164-165.
Cole P, Lumley J (1966). "Arterial puncture". British Medical
Journal, 1(5498):1277.
Kelly AM (2010). "Can venous blood gas analysis replace
arterial in emergency medical care". Emergency Medicine
Australasia, 22(6):493-498.
Nguyễn Thu Tịnh (2017). "Giá trị của khí máu tĩnh mạch và chỉ
số bão hồ oxy máu trong suy hơ hấp tại khoa Hồi sức Sơ sinh.
Bệnh viện Nhi đồng 1, pp.60-62.
Lumholdt M, Damgaard K A, Christensen EF, Leutscher PDC
(2018). "Mathematical arterialisation of peripheral venous
blood gas for obtainment of arterial blood gas values: a
methodological validation study in the clinical setting". Journal
of Clinical Monitoring and Computing, 33(4):733-740.
Bộ Y Tế (2014). "Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành
Hoá sinh", pp.288-290. Bộ Y Tế.
Obimedical

(2019).
"v-TAC
Software".
URL:
/>v-tac-software.html.
Bland JM, Altman D (1986). "Statistical methods for assessing
agreement between two methods of clinical measurement".
Lancet, 327(8476):307-310.

Ngày nhận bài báo:

15/07/2021

Ngày nhận phản biện nhận xét bài báo:

10/09/2021

Ngày bài báo được đăng:

15/10/2021

267



×