Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Bài 15 chăm sóc thai phụ bị sẩy thai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.95 KB, 9 trang )

Điều dưỡng sản

Bài 15

CHĂM SÓC THAI PHỤ SẨY THAI
Mục tiêu bài học
Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:
1. Trình bày được các nguyên nhân gây sẩy thai.
2. Mơ tả được các hình thái lâm sàng của sẩy thai.
3. Lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc thai phụ bị dọa sẩy thai, đang sẩy thai và sau sẩy thai.
1. Định nghĩa.
Sẩy thai là thai bị tống xuất ra khỏi buồng tử cung khi chưa có khả năng có thể tự sống được. Nếu
xét về trọng lượng thì sẩy thai là khi trọng lượng thai < 500g. Hiện nay ở nước ta qui định sẩy
thai là thai dưới 22 tuần bị tống ra khỏi tử cung.
2. Nguyên nhân.
2.1. Về phía mẹ.
Do sang chấn: tai nạn lao động, bị ngã, phụ nữ có thai làm việc ở nơi có nhiều rung động, ;phụ
nưc có thai phải mổ ở bụng như mổ ruột thừa, mổ u nang buồng trứng…. .
Do nhiễm độc: nhiễm độc hóa chất, chất độc màu da cam, thuốc trừ sâu…. .
Nhiễm độc thai nghén cũng có khả năng dẫn đến sẩy thai.
Do nhiễm khuẩn: do vi trùng như thương hàn, viêm phổi, do virut như cúm, sốt phát ban,
Rubeola, do ký sinh trùng như sốt rét…. .
Do mắc các bệnh mạn tính như bệnh tim cao huyết áp, bệnh thân.
Mắc các bệnh về nội tiết: đái tháo đường, hội chứng Cusing…. .
Các bệnh ở eo và cổ tử cung: cổ tử cung ngắn, hở eo tử cung, polyp cở tử cung.
Các bệnh tại tử cung: tử cung kém phát triển, u xơ tử cung, tử cung dị dạng…. .
Bệnh buồng trứng: u nang buồng trứng, thiểu năng buồng trứng, teo hoàng thể sớm…. .
2.2. Về phía thai:
Thai dị dạng do rối loạn nhiễm sắc thể.
Thai bất thường do dùng thuốc không đúng chỉ định.
Bất đồng nhóm máu giữa thai và mẹ.


2.3. Về phía phần phụ của thai.
Do bánh rau: bánh rau kém phát triển hay phát triển chậm khi hoàng thể thai nghén teo sớm, bánh
rau và màng rụng bị nhiễm trùng, đặc biệt do nhiễm trùng ngược dòng từ âm đạo lên.
Do bất thường về dây rốn: dây rốn bị xoắn, dây rốn bị thắt nút, , u dây rốn.
Do bất thường về nước ối: đa ối hay thiểu ối, vỡ ối hay rỉ ối.

1


Điều dưỡng sản

2.4. Khơng rõ ngun nhân.
Có khoảng 20% - 30% các trường hợp sẩy thai khơng tìm thấy ngun nhân rõ ràng nào.
3. Phân loại sẩy thai.
3.1. Sẩy thai tự nhiên: Sẩy thai xuất hiện sau những nguyên nhân vừ kể trên hoặc không thấy
một nguyên nhân nào, thai phụ tự nhiên có dấu hiệu sẩy thai rồi sẩy thai. Sẩy thai thường chia 2
loại:
Sẩy thai một thì: tồn bộ thai và phần phụ của thai bị sẩy ra ngoài tử cung cùng lúc, thường xảy
ra ở giai đoạn đầu của thời kì thai nghén.
Sẩy thai hai thì: Thì 1: thai phụ có dấu hiệu sẩy thai, ối và thai bị tống ra ngồi trước. Thì 2: sau
khi sẩy thai xong, tử cung tiếp tục co bóp để tống rau thai ra tiếp theo. Sẩy thai 2 thì dễ gây chảy
máu nhiều, nguy hiểm tới tính mạng mẹ do chảy máu hoặc sót rau.
3.2. Sẩy thai liên tiếp.
Sẩy thai liên tiếp là xảy thai tự nhiên liên tiếp từ 3 lần trở lên.
3.3. Sẩy thai do nhiễm trùng.
Do nhiễm trùng tự nhiên: thường do vi trùng từ âm đạo lên gây nhiễm trùng màng rụng làm xảy
thai.
Do rỉ ối: do nhiễm trùng từ âm đạo lên làm vỡ màng rụng và màng đệm, hoặc do nhiễm trùng làm
thủng cả 3 màng gây vỡ ối gây vỡ ối làm nhiễm trùng nặng hơn.
Do tác nhân từ bên ngoài vào như phá thai lén lút làm thủng ối, loại sẩy thai này dễ dẫn tới tử

vong do nhiễm trùng huyết.
3.4. Sẩy thai chết lưu.
Thai chết bị tống ra ngoài tử cung.
4. Các hình thái lâm sàng của sẩy thai.
4.1. Dọa sẩy thai.
4.1.1. Triệu chứng lâm sàng.
Ra máu âm đạo, thường chỉ ra với lượng máu ít, máu đỏ hoặc bầm đen, kéo dài nhiều ngày. Nếu
ra máu âm đạo nhiều thường tiên lượng sẩy thai.
Có thể kèm theo cảm giác nặng vùng hạ vị hoặc đau lưng.
Khám âm đạo thấy cổ tử cung cịn đai, đóng kín, thân tử cung mềm và to tương ứng với tử cung.
4.1.2. Xử trí.
Cho nằm nghỉ ngơi, cho uống thêm các sinh tố nhất là sinh tố E.
Có thể sử dụng các loại thuốc giảm co bóp như nospa, papaverin.
Cho progestoron tự nhiên giúp giảm co bóp tử cung, khơng nên dùng progestoron tổng hợp vì có
khả năng gây dị tật thai nhi, nhất là giai đoạn tạo phơi ở 2 tháng đầu thai khì.
Tránh quan hệ vợ chồng nhất là 2 tuần đầu sau ra máu.
4.2. Sẩy thai khó tránh.
4.2.1. Triệu chứng lâm sàng.
Ra máu âm đạo nhiều đỏ tươi hoặc có thể khơng ra máu âm đạo nhưng lại kéo dài trên 10 ngày.
Đau hạ vị từng cơn, đau ngày càng tăng.
Khám âm đạo thấy cổ tử cunng mở, đơi khi có vỡ ối.
2


Điều dưỡng sản
4.2.3. Xử trí.
Kháng sinh dự phịng nhất là trường hợp ối đã vỡ.
Nạo gấp thai.
4.3. Sẩy thai đang tiến triển.
4.3.1. Triệu chứng lâm sàng.

Ra máu âm đạo nhiều, có máu cục, bệnh nhân có thể bị chống.
Đau quặng từng cơn vùng hạ vị do tử cung co bóp mạnh tống thai ra ngoài.
Khám thấy đoạn dưới tử cung phình to do bọc thai đã tách khỏi thành tử cung và bị tống xuống
cổ tử cung. Cổ tử cung mở đơi khi thấy khối rau thai nằm lấp ló ở cổ tử cung.
4.3.2. Xử trí.
Nạo gắp thai nhanh để cầm máu.
Kháng sinh dự phịng.
Nếu bệnh nhân bị chống phải hồi sức chống chống.
4.4. Sẩy thai hồn tồn.
4.4.1. Triệu chứng lâm sàng.
Thường gặp khi sẩy thai trong 6 tuần đầu.
Sau khi đau bụng ra máu, thai ra cả bọc sau đó máu ra ít dần.
Cổ tử cung đóng kín, tử cung co hồi bình thường.
4.4.2. Xử trí.
Cho uống kháng sinnh.
Siêu âm tử cung nếu đã sạch thì khơng cần nạo lại.
4.5. Sẩy thai sót nhau.
4.5.1. Triệu chứng lâm sàng.
Thường bệnh nhân đã có triệu chứng dọa xẩy trước đó, rồi có lúc đau bụng nhiều hơn, , ra máu
nhiều hơn.
Có một mảnh mô được tống xuất ra khỏi âm đạo, máu âm đạo vẫn tiếp tục ra sau đó.
Cịn đau bụng.
Khám thấy cổ tử cung cịn hé mở hay đóng kín, thân tử cung cịn to hơn bình thường.
Siêu âm có thể cho thấy hình ảnh cịn sót rau tronng tử cung.
4.5.2. Xử trí.
Kháng sinh.
Nạo kiểm tra buồng tử cung để lấy phần rau cịn sót ra, gởi giãi phẫu bệnh lý mô nạo, nếu ra máu
nhiều phải hồi sức, truyền dịch và truyền máu nếu cần.
5. Chăm sóc thai phụ trong sẩy thai tự nhiên nói chung.
5.1. Chăm sóc thai phụ trong dọa sẩy thai tự nhiên.

5.1.1. Nhận định.
Tinh thần, tâm lý thai phụ đối với thai nghén.
Nhận định tồn trạng xem thai dọa sẩy thai có ảnh hưởng đến DHS như thế nào.
Nhận định các yếu tố về điều kiện sống, sinh hoạt hằng của thai phụ.
Nhận định về ăn uống vệ sinh cá nhân.
Sự tiến triển các dấu hiệu cơ năng của dọa sẩy như thế nào?
3


Điều dưỡng sản
5.1.2. Chẩn đoán điều dưỡng.
Lo lắng do sợ sẽ sẩy thai.
Đau bụng do cơn co tử cung.
Nguy cơ sẩy thai do khơng được chăm sóc và điều trị tốt.
5.1.3. Lập kế hoạch chăm sóc.
Về tinh thần tâm lý theo tình huống cụ thể.
Kế hoạch theo dõi những dấu hiệu sống, mà dọa sẩy thai có thể làm thay đổi, để biết sớm và báo
các với bác sĩ.
Khuyến khích hay hạn chế cách sống, tập quán có hại hoặc có lợi với dọa sẩy.
Kế hoạch ăn và uống cho thai phụ đang bj dọa sẩy thai. Chế độ vệ sinh cá nhân nhất là sau đại
tiểu tiện, đặc biệt ở người dọa sẩy thai do nhiễm trùng.
Thực hiện các nhu cầu xét nghiệm theo y lệnh của bác sĩ.
Theo dõi những dấu hiệu dọa sẩy thai như đau bụng, ra máu, mỏi lưng, tự mình theo dõi hay
huấn luyện thai phụ cùng theo dõi.
5.1.4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc.
Người điều dưỡng có những lời động viên khuyên bảo thai phụ yên tâm. Đối với những thai phụ
đã có 2 con sống thì lời khun nên nghiêng về chính sách kế hoạch hóa gia đình của nhà nước,
dựa vào tình huống bệnh của thai phụ sao cho hợp tình hợp lý, mang tính nhân đạo của ngành y
tế.
Thực hiện theo dõi các dấu hiệu sống liên tục, ngày nhiều lần cho đến khi dọa sẩy thai ổn định.

Nếu các dấu hiệu sống biểu hiện xấu đi thì phải báo ngay với bác sĩ.
Khuyến khích hay hạn chế cách sống của thai phụ bị dọa sẩy thai. Ví dụ: khuyên thai phụ hạn chế
hút thuốc nếu thai phụ có hút.
Chế độ ăn uống: dù là dọa sẩy do bất kì nguyên nhân gì, thì thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ chất
dinh dưỡng cũng giúp cho thai phụ hạn chế được phần nào bênh lý của dọa sẩy thai, nếu chưa nói
đến nguyên nhân gây dọa sẩy do suy dinh dưỡng.
Theo dõi những dấu hiệu bệnh lý của dọa sẩy thai: đau bụng, mỏi lưng, ra máu, thay đổi tăng
giảm như thế nào, xuất hiện vào thời gian nào, nếu thấy xuất hiện những dấu hiệu khác như ra
nước lẫn máu, hay ra máu lẫn máu cục, hay tự nhiên thấy một khối như khối thai thì khơng
những ghi vào bệnh án những dấu hiệu này mà phải báo ngay với bác sĩ.
Thực hiện tốt các mẫu bệnh phẩm để làm xét ngiệm. Ví dụ: lấy nước tiểu để xét ngiệm phải tích
lũy trong 24 giờ, nhịn ăn trước khi thử máu.
Giáo dục sức khỏe: khuyên thai phụ nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường, không làm việc nặng, không
được quan hệ vợ chồng ít nhất là 2 tuần kể từ khi ngừng ra máu.
5.2. Chăm sóc thai phụ trong và đang sẩy thai.
5.2.1. Nhận định.
Về tinh thần, tâm lý: đây là tình trạng đang sẩy thai, khơng cịn khả năng giữ thai do đó thai phụ
thường lo lắng, hoang mang, người điều dưỡng cần phải nhận định để có thái độ chăm sóc phù
hợp.
Về sự tiến triển của DHS và tình trạng ra máu do sẩy thai gây ra.
4


Điều dưỡng sản
Về nhu cầu chuẩn bị cho hồi sức và cầm máu cho thai phụ, chuẩn bị thuốc và dụng cụ nạo sẩy
thai, chuẩn bị các xét nghiệm cần thiết.
Nhu cầu vệ sinh trước và sau nạo thai.
Đọc kĩ y lệnh trong hồ sơ bệnh án để thực hiện kịp thời và đúng.
5.2.2. Chẩn đoán điều dưỡng.
Choáng do mất máu.

Đau do cơn co tử cung.
Nguy cơ nhiễm trùng tử cung do can thiệp thủ thuật không đảm bảo vô khuẩn.
5.2.3. Lập kế hoạch chăm sóc.
Giải thích cho thai phụ và người nhà hiểu rõ nguy cơ mà thai phụ lâm vào, động viên an ủi thai
phụ và gia đình, nhất là trường hợp mất máu nhiều cần truyền máu.
Lập kế hoạch theo dõi đánh giá những thay đổi của DHS trước trong và sau nạo sẩy. Đồng thời
theo dõi sự ra máu qua âm đạo.
Kế hoạch chuẩn bị thuốc và nhóm máu cùng loại cho hồi sức và chuẩn bị dụng cụ nạo sẩy, phụ
giúp bác sĩ làm thủ thuật.
Kế hoạch theo dõi sau nạo sẩy thai.
Chế độ ăn uống.
Kế hoạch vệ sinh vùng sinh dục trước trong và sau mổ.
Thực hiện các xét nghiệm, sử dụng thhuoocs trước trong và sau nạo sẩy.
5.2.4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc.
Giải thích cho thai phụ hiểu sự cần thiết phối hợp của thai phụ trong nạo sẩy để tạo điều kiện cho
bác sĩ tiến hành nạo sẩy thuận lợi, tránh được những tai biến đáng tiếc có thể xảy ra.
Lập bảng và tiến hành theo dõi các DHS theo đúng qui định của bệnh viện trước trong và sau nạo
sẩy.
Theo dõi biểu hiện đau bụng và mức độ ra máu âm đạo.
Chuẩn bị thuốc và dụng cụ cho cuộc nạo sẩy thai:
Thuốc thường dùng gồm:
Thuốc giảm đau: Dolosal, Seduxen, Antropin.
Thuốc co tử cung: Oxytocin, Ergometrin.
Thuốc chống rối loạn đông máu: transamin, EAC.
Thuốc sát trùng vùng âm đạo và hậu môn: Betadin, iod 1%.
Dầu Vaselin, bông, gạc.
Lọ đựng bệnh phẩm gửi làm giải phẫu bệnh.
Dụng cụ nạo sẩy thai gồm:
Bộ nến nong cổ tử cung từ số 5 – 12.
Van âm đạo.

Kẹp dài kẹp bông sát trùng âm hộ, âm đạo, tử cung, kẹp Pozzi.
Thìa nạo cỡ nhỏ và cỡ vừa.
Găng tay vô trùng, thước đo buồng tử cung.

5


Điều dưỡng sản

(A)

(B)

(C)

Hình 15.1. A. Bộ nến nong cổ tử cung. B. Kẹp Pozzi. C. Van âm đạo.
Thực hiện vệ sinh vùng sinh dục trước, trong và sau nạo:
Khuyên thai phụ tự đi tiểu, nếu khơng tiểu được thì phải thông tiểu.
Rửa sạch vùng âm hộ, chuẩn bị thuốc sát trùng cho vùng âm hộ.
Vải che vô trùng để che vùng mơng, 2 đùi và bụng.
Khố vơ trùng để đóng sau nạo thai.
Thực hiện kế hoạch theo dõi sau nạo sẩy thai:
Theo dõi các DHS và ghi vào bảng như sau cuộc đẻ.
6


Điều dưỡng sản
Theo dõi toàn trạng, sắc mặt, nếu thấy thể trạng mết mỏi, da và niêm mác trở nên xanh nhợt kèm
theo mạch nhanh, huyết áp giảm, phải báo cáo ngay với thủ thuật viên để xử trí kịp thời.
Theo dõi sự co hồi tử cung: nếu thấy ra máu là bất thường, ra máu càng nhiều càng nguy hiểm,

máu ra khơng có máu cục lại càng nguy hiểm hơn, vì bình thường tử cung phải co hồi tốt và
khơng ra máu.
Thực hiện kế hoạch ăn, uống: nói chung nên cho thai phụ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng sau
khi nạo sẩy.
Thực hiện kế hoạch xét nghiệm, y lệnh thuốc:
Gửi ngay bệnh phẩm nạo đi xét nghiệm giải phẫu bệnh.
Thực hiện các xét nghiệm mới xuất hiện theo yêu cầu của bác sĩ, thủ thuật viên, ví dụ như: xét
nghiệm sinh sợi huyết.
Thực hiện y lệnh tiêm hay uống thuốc sau nạo sẩy.
5.3. Chăm sóc thai phụ sau nạo sẩy thai.
5.3.1. Nhận định.
Về tinh thần, tư tưởng: khi đã bị sẩy thai, thai phụ thường có tâm trạng buồn, người điều dưỡng
thường bày tỏ sự thông cảm của mình và động viên thai phụ.
Nhận định tồn trạng thơng qua DHS, màu sắc da, niêm mạc.
Âm đạo còn ra máu khơng? Nếu cịn chảy máu thì ở mức độ nào, có phải là sẩy thai băng huyết
hay khơng?
Có cần nạo kiểm sốt tử cung hay khơng? Có cần hồi sức sau sẩy hay không?
Đọc kĩ y lệnh trong hồ sơ bệnh án để thực hiện kịp thời và đúng.
5.3.2. Chẩn đoán điều dưỡng.
Nguy cơ chảy máu sau sẩy thai.
Nguy cơ nhiễm trùng tử cung do sót rau hoặc nạo buồng tử cung không đảm bảo vô khuẩn.
5.3.3. Lập kế hoạch chăm sóc.
Giải thích cho thai phụ và gia đình hiểu rõ nguy cơ đang đe dọa thai phụ như khả năng chảy máu
và nhiễm trùng, các hậu quả khác có thể xảy ra.
Đánh giá DHS, đánh giá sựu ra máu, nhiễm trùng sau sẩy.
Kế hoạch vệ sinh vùng sinh dục trước, trong và sau nạo kiểm soát.
Kế hoạch chuẩn bị thuốc điều trị, hồi sức và phương tiện dụng cụ.
Lập kế hoạch theo dõi sau nạo, kiểm soát tử cung sau sẩy thai, cần theo dõi sự co hồi tử cung,
chảy máu và nhiễm trùng.
Kế hoạch chăm sóc sau nạo kiểm soát tử cung như xét nghiệm, thuốc và chế độ ăn.

5.3.4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc.
Giải thích cho thai phụ biết các bước tiến hành để thai phụ phối hợp tốt trong q trình nạo kiểm
sốt tử cung sau sẩy thai.
Lập bảng tiến hành đánh giá và theo dõi các DHS.
Chuẩn bị thuốc, dụng cụ cho cuộc nạo kiểm soát tử cung.
Thực hiện vệ sinh vùng sinh dục ngồi trước, trong và sau nạo kiểm sốt tử cung.
Theo dõi sự co hồi tử cung, máu ra ở âm đạo.
Thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.
7


Điều dưỡng sản
Thực hiện các xét nghiệm, chăm sóc, thuốc theo y lệnh.
Giáo dục sức khỏe: hướng dẫn thai phụ tái khám khi có các dấu hiệu bất thường, tránh có thai
trong vịng 3 tháng sau nạo.
5.4. Đánh giá kết quả chăm sóc chung.
5.4.1. Bình thường.
Các DHS trong giới hạn bình thường.
Hết ra máu âm đạo, khơng có dấu hiệu nhiễm trùng.
Thai được bảo tồn hoặc thai phụ được can thiệp thủ thuật kịp thời.
5.4.2. Bất thường.
Thai phụ có dấu hiệu chống.
Máu ra âm đạo nhiều.
Thai bị sẩy.
Có dấu hiệu nhiễm trùng.
LƯỢNG GIÁ CUỐI BÀI
Anh (chị) hãy chọn và khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất.
Câu 1. Sẩy thai là thai bị tống xuất ra khỏi buồng tử cung vào thời gian nào:
A. Dưới 24 tuần.
B. Dưới 22 tuần.

C. Dưới 10 tuần.
D. Dưới 18 tuần.
Câu 2. Chọn câu sai khi nói về định nghĩa sẩy thai:
A. Sẩy thai là thai bị tống xuất ra khỏi buồng tử cung khi chưa có khả năng có thể tự sống
được.
B. Sẩy thai là thai bị tống xuất ra khỏi buồng tử cung khi trọng lượng thai < 500gr.
C. Sẩy thai là thai bị tống xuất ra khỏi buồng tử cung khi thai < 22 tuần tuổi.
D. Sẩy thai là thai bị tống xuất ra khỏi buồng tử cung khi thai < 20 tuần tuổi.
Câu 3. Chọn câu sai khi nói về nhận định trong dọa sẩy thai tự nhiên:
A. Nhu cầu vệ sinh trước và sau nạo sẩy.
B. Toàn trạng thai phụ.
C. Sự tiến của các dấu hiệu cơ năng.
D. Tình trạng, tâm lý thai phụ.
Câu 4. Chọn câu sai khi nói về nhận định sau sẩy thai tự nhiên:
A. Nhu cầu vệ sinh trước và sau nạo sẩy.
B. Toàn trạng thai phụ.
C. Sự tiến của các dấu hiệu cơ năng dọa sẩy như thế nào.
D. Tình trạng, tâm lý thai phụ.
Câu 5. Chọn câu sai khi nói về thực hiện kế hoạch chăm sóc trong dọa sẩy thai tự nhiên:
A. Có những lời động viên, an ủi để thai phụ yên tâm.
B. Theo dõi các dấu hiệu bệnh lý của dọa sẩy thai.
C. Chuẩn bị thuốc và dụng cụ cho cuộc nạo sẩy.
D. Thực hiện tốt các mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
8


Điều dưỡng sản
Câu 6. Triệu chứng lâm sàng của sẩy thai đang diễn tiến, ngoại trừ:
A. Có một mảnh nhơ tống xuất ra khỏi âm đạo.
B. Đau bụng quặng từng cơn.

C. Ra máu âm đạo nhiều.
D. Cổ tử cung mở, đơi khi có thể thấy khối thai lấp ló ở cổ tử cung.
Câu 7. Triệu chứng lâm sàng của sẩy thai đang diễn tiến:
A. Có một mảnh nhơ tống xuất ra khỏi âm đạo.
B. Đau bụng quặng từng cơn.
C. Ra máu âm đạo ít, kéo dài nhiều ngày.
D. Thân tử cung mềm và to, tương ứng tuổi thai.
Đáp án: 1. B 2. D 3. A 4. C 5. C 6. A 7. B

9



×