Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

CHĂM SÓC THAI PHỤ TRONG TRƯỜNG HỢP ĐẺ KHÓ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.91 KB, 10 trang )

Điều dưỡng sản

Bài 18

CHĂM SÓC THAI PHỤ TRONG TRƯỜNG HỢP ĐẺ KHÓ
Mục tiêu bài học
Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:
1. Kể được những nguyên nhân gây đẻ khó.
2. Mơ tả được nghững ngun nhân gây đẻ khó.
3. Lập được kế hoạch chăm sóc những trường hợp đẻ khó.
1. Đại cương.
Tất cả các yếu tốt về thai, phần phụ của thai, về mẹ bình thường thì cuộc đẻ sẽ bình thường. Nếu
một trong các yế tố đó khó khăn thì cuộc để sẽ khó khăn, phải can thiệp gọi là đẻ khó.
Trên lâm sàng thường gặp hai loại nguyên nhân gây đẻ khó:
Nguyên nhân do rối loạn cơn co tử cung.
Nguyên nhân do cơ giới.
2. Đẻ khó do rối loạn cơn co tử cung.
Có 3 loại đẻ khó do rối loạn cơn co tử cung:
Đẻ khó do cơn co tử cung tăng.
Đẻ khó do cơn co tử cung giảm.
Đẻ khó do tăng trương lực cơ bản của tử cung.
2.1. Đẻ khó do cơn co tử cung tăng.
Nguyên nhân:
Thuộc về mẹ: bất tương xứng đầu chậu, khối u tiền đạo, khung chậu bất thường.
Thuộc về thai: thai to, ngơi bất thường, các thai dính nhau trong sinh đơi.
Các ngun nhân khác: tử cung có nhân xơ, tử cung dị dạng, tử cung kém phát triển, tinh thần sản
phụ khơng ổn định, , sử dụng thuốc co bóp tử cung không đúng chỉ định hoặc quá liều lượng.
Hậu quả:
Có thể gây hậu quả xấu cho cả mẹ và con. Tăng cơn co có thể làm cho cổ tử cung mở chậm, nguy
hiểm nhất là gây vỡ tử cung đe dọa tính mạng mẹ và con. Đối với thai, tăng cơn co tử cung làm
giảm sút tuần hoàn tử cung – rau đưa đến tình trạng suy thai. Ngồi ra tăng cơn co tử cung sẽ dễ


bị đờ tử cung sau đẻ.
2.2. Tăng trương lực cơ tử cung.
Trong chuyển dạ, khi cổ tử cung mở 2 cm thì trương lực cở tử cung là 8 mmHg>khi cổ tử cung
mở hết, trương lực cơ bản là 10 mmHg. Khi rặn đẻ trương lực cơ bản là 12 mmHg. Nếu trương
lực cơ bản cao tử cung sẽ co cứng liên tục. Các cơn co tử cung vẫn có nhưng kém hiệu quả và
cuộc chuyển dạ sẽ kéo dài.
123


Điều dưỡng sản
Nguyên nhân: chuyển dạ lâu, các hình thái của nhau bong non, tử cung kém phát triển, tử cung dị
dạng, tử cung ở người đẻ con so lớn tuổi, tinh thần thai phụ không ổn định.
Hậu quả:
Tử cung go cứng, cổ tử cung co thắt lại, mở chậm, cuộc chuyển dạ sẽ kéo dài.
Mẹ dễ bị đờ tử cung sau đẻ.
Tăng trương lực kết hợp với tăng co bóp tử cung làm giảm sút tuần hồn tử cung – rau, dẫn đến
tình trạng suy thai hoặc chết thai.
2.3. Cơn co tử cung giảm.
Thể hiện qua thời gian mỗi cơn co tử cung ngắn, khoảng cách giữa 2 cơn co dài hơn bình thường,
cường độ nhẹ hơn, giảm cơn co tử cung có thể kèm theo giảm trương lực cơ bản.
Nguyên nhân:
Bệnh toàn thân của mẹ như thiếu máu, lao phổi. Chuyển dạ kéo dài.
Ối vỡ sớm, có nhiễm khuẩn ối.
Tử cung bị căng trong đa thai, đa ối, tử cung có nhân xơ.
Hậu quả:
Cơn co tử cung yếu làm cho chuyển dạ kéo dài, cổ tử cung bị phù, suy thai, dễ gây đờ tử cung sau
đẻ.
3. Đẻ khó do nguyên nhân cơ giới.
Đẻ khó do nguyên nhân cơ giới tức là tất cả các nguyên nhân gây cản trở sự lọt, sự xuống và sự
sổ của thai.

3.1. Đẻ khó do nguyên nhân thuộc về người mẹ.
3.1.1. Do khung chậu bất thường.
Một khung chậu bình thường là khung chậu có đường kính eo trên, eo giữa, eo dưới bình thường,
làm cho cuộc đẻ khơng bị trở ngại. Ngược lại, khi những đường kính trên nhỏ hơn bình thườngthì
gọi là khung chậu hẹp, sẽ gây cản trở thai nhi lọt, xuống, sổ và ra ngoài.
3.1.1.1. Khung chậu hẹp.
Trên lâm sàng chúng ta xét đến 2 loại khung chậu hẹp: khung chậu hẹp toàn bộ và khung chậu
giới hạn:
Khung chậu hẹp tồn bộ: là khung chậu có tất cả các đường kính đều giảm. Đặc biệt đường kính
nhơ – hậu vệ dưới 8, 5 cm. Loại khung chậu này nếu không phát hiện sớm để cuộc chuyển dạ tiếp
diễn sẽ dẫn đến dọa vỡ tử cung hoặc vỡ tử cung. Do vậy cần phải mổ lấy thai khi thai đủ tháng và
có dấu hiệu chuyển dạ.
Khung chậu giới hạn: là loại khung chậu có đường kính nhơ – hậu vệ từ 8, 5 – 9 cm. Loại khung
chậu này nếu trong chuyển dạ có thể làm nghiệm pháp lọt ngơi chỏm. Nếu ngơi khơng lọt thì chỉ
định mổ lấy thai.
3.1.1.2. Khung chậu biến dạng.
Khung chậu biến dạng làm eo trên hẹp:
Khung chậu dẹt: khi các đường kính ngang và đường kính chéo khơng thay đổi chỉ có đường
kính trước sau lớn hơn bình thường, chẩn đốn dưa vào đo đường kính nhơ – hậu vệ (nếu đường
kính này từ 8, 5 – 9, 5 cm thì xử lí như khung chậu giới hạn).
124


Điều dưỡng sản

Hình 18.1. Các loại khung xương chậu.
Khung chậu hẹp có cột sống cong trước làm eo trên hẹp, eo dưới rộng, vì vậy nếu thai lọt được
thì sổ dễ dàng, chẩn đốn dưa vào đo đường kính nhơ – hậu vệ. Khung chậu biến dạng làm eo
dưới hẹp: là loại khung chậu có cột sống cong ra sau, nguyên nhân do gù, lao côt sống, thương
tổn cột sống ở thấp. Loại khung chậu này hình phễu, thai sẽ dễ dàng lọt qua eo trên, nhưng khó

hoặc khơng sổ qua được eo dưới dễ bị mắc kẹt trong tiểu khung. Chẩn đốn dựa vào đường kính
lưỡng ụ ngồi, nếu < 9 cm thì thai khơng sổ được.
Khung chậu méo thường gọi là khung chậu không đối xứng hay khung chậu lệch, thường gặp ở
người còi xương, sai khớp hang bẩm sinh một bên hay là bị bại liệt. Chẩn đốn dựa vào đo hình
trám Michaelis.
3.1.2. Do các khối u tiền đạo.
Khối u tiền đạo là khối u nằm trong tiểu khung cản trở làm cho ngôi không ọt và không sổ được.
Thường gặp là các khối u buồng trứng nằm ở túi cùng âm đạo, u xơ tử cung ở eo hay ở cổ tử
cung.

125


Điều dưỡng sản
3.1.3. Do âm đạo chit hẹp, do vách ngăn âm đạo.
Âm đạo bị chít hẹp bẩm sinh hay bị rách trong các lần sinh trước không được khâu phục hồi tốt,
hoặc sau những trường hợp mổ không liên quan đến âm đạo như sa sinh dục, mổ rò bàng quang –
âm đạo, mổ rò trực tràng – âm đạo.
Bẩm sinh có vách ngăn dọc, vách ngăn ngang.
3.2. Đẻ khó do nguyên nhân ở thai.
3.2.1. Do thai to.
Tại Việt nam, thai to khi trọng lượng trung bình của thai > 3500 gr. Trong trường hợp này nếu
khung chậu bình thường có thể làm nghiệm pháp lọt ngơi chỏm, nếu thất bại thì phải mổ lấy thai.
3.2.2. Đẻ khó do cấu trúc bất thường cưa thai.
Thai to từng phần: đầu to, vai to, bụng to.
Các thai dính nhau trong sinh đôi.
3.2.3. Do ngôi thế, kiểu thế.
Ngôi chỏm kiểu thế sau.
Ngôi trán, ngôi ngang.
Ngôi mặt chỉ sơ được theo kiểu cằm – vệ, ngơi mặt cằm sau thì phải mổ lấy thai.

Ngôi ngược thai to nên chỉ định mổ lấy thai khi có dấu hiệu chuyển dạ.
3.2.4. Đẻ khó do thai mắc nhau gặp trong đa thai.
Hai thai cùng là ngôi đầu: hi đầu cùng chuẩn bị lọt nhưng không được vì kênh nhau.
Ngoi thai thứ nhất là ngơi ngược, ngơi thai thứ hai là ngôi chỏm, đầu hậu của thai một có thể
vướng vào thai hai khơng thể sổ được.

Hình 18.2. Đẻ khó do đa thai.

126


Điều dưỡng sản
3.3. Đẻ khó do phần phụ của thai.
Rau tiền đạo: xem bài rau tiền đạo.
Dây rau: chỉ định mổ lấy thai khi dây rau ngắn tuyệt đối (30 cm). Ví dụ: dây rau quấn cổ nhiều
vịng gây ngơi bất thường, ngôi không lọt được.
Đa ối và thiểu ối: làm thai và tử cung bình chỉnh khơng tốt gây đẻ khó.
4. Những dấu hiệu của đẻ khó.
4.1. Những dấu hiệu của đẻ khó do cơn co tử cung.
4.1.1. Cơn co tử cung tăng.
Tăng cường độ cơn co tử cung: thai phụ đau đớn, kêu la, để tay vào đáy tử cung thấy tử cung co
mạnh. Trong giai đoạn chuyển dạ pha tích cực: cơn co tử cung mạnh hơn và thời gian chuyển dạ
kéo dài.
4.1.2. Tăng trương lực cơ bản của tử cung.
Thai phụ đau bụng đột ngột và tăng lên.
Thai phụ kêu la, vật vã, hoảng hốt, lo sợ.
Tử cung co cứng như gỗ do co bóp liên tục.
Ối phồng, cổ tử cung viền chắc , phù nề, khó xác định ngơi thai.
Suy thai, có thể chết thai.
4.1.3. Cơn co tử cung giảm.

Toàn thân: da xanh, thiếu máu, yếu, mệt mỏi…..
Tử cung mềm, sờ nắn phần thai rõ, ngôi thai cao….
Đo cơn co tử cung: thời gian co ngắn, khoảng cách 2 cơn co thưa, thai có thể suy do chuyển dạ
kéo dài…..
4.2. Những dấu hiệu đẻ khó do phần phụ của thai.
4.2.1. Do rau thai.
Các bất thường của rau thai: rau tiên đạo, rau bong non, rau cài răng lược,rau bám chặt…..
4.2.2. Do màng ối, nước ối.
Ối vỡ non, ối vỡ sớm.
Đa ối, thiểu ối, nhiễm khuẩn ối.
4.2.3. Do dây rau.
Dây rau ngắn, sa dây rau.
4.3. Những dấu hiệu đẻ khó do cổ tử cung.
Pha tiềm tàng: đánh gía sự tiến triển sự xóa mở cổ tử cung khó vì tiến triển chậm. Người ta
thường đánh giá qua dấu hiệu ối vỡ non hay ối vỡ sớm.
Ối vỡ non: ối vỡ 3-4 giờ mà khơng có cơn co tử cung hay cơn co tử cung yếu, sự xóa mở cổ tử
cung khơng tiến triển, đây là dấu hiệu của đẻ khó.
Ối vỡ sớm: đã có cơn co tử cung, đã có sự xóa mở cổ tử cung nhưng chậm, khoảng 3 giờ mà
không mở thêm một cm nào, đây là dấu hiệu đẻ khó.
Pha tích cực: đánh giá sự tiến triển sự xóa mở cổ tử cung dễ hơn. Đánh giá chủ yếu dựa vào thời
gian và cơn co tử cung.

127


Điều dưỡng sản
Nếu thêm một giờ mà cổ tử cung không ở thêm được một cm nào: dấu hiệu châm mở.
Nếu trên hai giờ và cũng ở cơn co đó mà cổ tử cung không mở thêm được cm nào nữa thì là đẻ
khó do cổ tử cung.


(A)

(B)

Hình 18.3.
(A). Thiểu ối
(B). Đa ối
5. Chăm sóc thai phụ trường hợp đẻ khó.
5.1. Nhận định.
5.1.1. Nhận định qua hỏi bệnh và quan sát.
Tiền sử thai phụ có đẻ khó hay khơng?
Nhận định tình trạng dinh dưỡng nghỉ ngơi.
Nhận định tình trạng bệnh lý nội, ngoại hiện có của thai phụ.
5.1.2. Nhận định bằng cách thăm khám thai phụ.
Các khối u tiền đạo, tình trạng chít hẹp âm đạo nếu có.
Đánh giá xem thai có cấu trúc bình thường hay khơng? Tim thai?
Ước lượng trọng lương thai, số lượng thai.
Độ lọt của thai, độ mở của tử cung.
Nhận định tình trạng rau tiền đạo nếu có.
Đánh giá tính chất của dây rốn: dài hay ngắn, có quấn cổ hay khơng?
Đánh giá sự thay đổi của màu sắc và mùi nước ối.
Đánh giá cường độ và trương lực của cơn co tử cung.

128


Điều dưỡng sản

5.1.3. Nhận định bằng cách thu thập thông tin sẵn có.
Qua hỏi bệnh, khai thác tiền sử, bệnh sử và thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng, người điều

dưỡng niết cách thu thập và chọn lựa những thông tin cần thiết để chẩn đoán mức độ nặng hay
nhẹ của bệnh, những vấn đề gì mà thai phụ cần được chăm sóc.
5.2. Chẩn đốn điều dưỡng.
Đau do cơn co tử cung mạnh.
Chăm sóc cá nhân kém do bất động suốt quá trình sinh đẻ.
Mệt mỏi do kiệt sức lúc sinh đẻ.
Khó ngủ do lo lắng về q trình sinh đẻ.
Sốt do bị nhiễm trùng ối.
5.3. Lập kế hoạch chăm sóc.
5.3.1. Chăm sóc cơ bản.
Vấn đề tinh thần cho thai phụ.
Chế độ vệ sinh.
Chế độ nghỉ ngơi, dinh dưỡng.
5.3.2. Thực hiện y lệnh.
Thực hiện các loại thuốc được chỉ định.
Thực hiện đầy đủ các xét nghiệm bổ sung cho chẩn đốn.
5.3.3. Theo dõi.
Tình trạng sức khỏe và bệnh lý hiện có của thai phụ.
Quan sát tồn trạng, DHS của thai phụ.
Tình trạng sức khỏe của thai: đánh giá qua nhịp tim thai.
Ngôi thai và độ lọt của ngôi thai.
Sự tiến triển của tử cung và cơn co tử cung.
Đầu ối và màu sắc nước ối.
5.4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc.
5.4.1. Chăm sóc cơ bản.
Động viên tinh thần cho thai phụ giúp thai phụ chịu đựng tốt hoàn cảnh đẻ khó của mình. Tạo
cho thai phụ tin tưởng vào chun mơn, hỗ trợ thai phụ vượt qua hồn cảnh khó khăn hiện tại.
Đối với chế độ ăn uống: trường hợp phải mổ lấy thai khuyên thai phụ không nên ăn hay uống quá
nhiều nước, đề phòng tai biến trào ngược thức ăn tù dạ dày lên thực quản trong quá trình mổ.
Vệ sinh cơ quan sinh dục ngồi sạch sẽ mỗi lần thăm khám ngoài hoặc đi đại tiểu tiện.

5.4.2. Thực hiện y lệnh.
Thực hiện đầy đủ các loại thuốc thai phụ cần dùng đúng giờ đúng liều lượng. Trong trường hợp
đẻ khó người điều dưỡng nên lấy một đường truyền tĩnh mạch trước.
Thực hiện nhanh chóng và đầy đủ các xét nghiệm theo chỉ định: siêu âm thai, CTG. công thức
máu…. .

129


Điều dưỡng sản
5.4.3. Theo dõi tình trạng đẻ khó của thai phụ.
Theo dõi đánh giá tình trạng sức khỏe và bệnh lý của thai phụ: quan sát vẻ mặt tinh thần, đánh
giá các DHS.
Đối với từng thai phụ có biểu hiện bệnh lý riêng thì có những cách chăm sóc khác nhau:
Thai phụ bị tiền sản giật, người điều dưỡng phải theo dõi:
HA mỗi giờ một lần và cùng một tay, nếu giá trị HA thay đổi phải báo ngay với bác sĩ.
Theo dõi lượng nước tiểu, định lượng Protein niệu.
Theo dõi mức độ phù của thai phụ, nếu phù ngày càng tăng thì đó là dấu hiệu nguy cơ.
Theo dõi các dấu hiệu phụ chủ quan như: đau vùng thượng vị, nhức đầu, mờ mắt.
Phải luôn đảm bảo thai phụ trong tình trạng thái n tĩnh khơng được gây kích thích.
Đối với thai phụ lên cơn sản giật: cần theo dõi những dấu hiệu bệnh lý như ở bệnh lý tiền sản
giật. Ngoài ra cần phải theo dõi sát các cơn giật của thai phụ, phải có vật ngán lưỡi để tránh cắn
lưỡi, báo cáo ngay bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường xảy ra.
Đối với thai phụ có sẹo mổ tử cung cũ: khi đã có dấu hiệu chuyển dạ thấy thai phụ kêu đau nhiều
phải báo cho bác sĩ biết đề phòng vỡ tử cung.
Thực hiện theo dõi ngôi thai và đánh giá độ lọt của ngôi: người điều dưỡng phải theo dõi đánh
giá độ lọt của ngơi thai xem có tiến triển hay khơng, nếu ngôi thai xướng thấp hơn, cơn co tử
cung mạnh hơn thí phải báo cáo ngay với bác sĩ.
Thực hiện kế hoạch theo dõi cơn co tử cung: thông thường đo và đánh giá cơn co bằng tay. Điều
dưỡng đặt tay lên đáy tử cung, khi sản phụ bắt đầu đau, tử cung co cứng lại thì bắt đầu đo và

đánh giá bằng giây đồng hồ cho đến khi hết cơn co, tử cung mềm dần, thai phụ hết đau. Khi thấy
cơn co tử cung tăng bất thường về cường độ, tần số, trương lực cơ phải báo cáo ngay với bác sĩ.
Thực hiện theo dõi độ xóa mở cổ tử cung: thường khoảng 2-3 giờ một lần thực hiện khám trong
để đánh giá độ xóa mở cổ tử cung.
Thực hiện theo dõi tinm thai: có thể nghe tim thai bằng ống nghe gỗ hoặc qua monitoring sản
khoa. Khi có dấu hiệu tiền tim thai bất thường, cần cho thai phụ thở oxi và báo cáo cho bác sĩ kịp
thời xử trí.
Theo dõi ối và màng ối: mành ối có tác dụng giữ nước ối, bảo vệ thai nhi chống lại tác động của
cơn co tử cung, hình thành đầu ối và chống nhiễm trùng. Đầu ối phồng sẽ tác động làm cổ tử
cung mở nhanh. Đầu ối dẹt, màng ối dày cản trở độ mở cổ tử cung. Nếu ối vỡ non rất dễ bị nhiễm
khuẩn và suy thai.
Màu sắc nước ối: khi nước ối có màu xanh lẫn phân su là dấu hiệu báo suy thai, cần báo cáo ngay
cho bác sĩ.
Mùi nước ối: nếu thấy nước ối có mùi hơi thì nước ối đã nhiễm trùng và dễ gây nhiễm trùng tử
cung, cần báo ngay cho bác sĩ.
5.5. Đánh giá.
Sau khi nhận định, lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch chăm sóc, kết quả đạt được tốt khi:
Thai phụ yên tâm tin tưởng vào chuyên môn và làm theo những hướng dẫn của cán bộ y tế.
Tình trạng sức khỏe của thai phụ được cải thiện và hạn chế được những tai biến có thể xảy ra.
LƯỢNG GIÁ CUỐI BÀI
130


Điều dưỡng sản
Anh (chị) hãy chọn và khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất.
Câu 1. Dấu hiệu của đẻ khó do tăng cơn co tử cung là:
A. Da xanh, thai phụ mệt mỏi, tử cung mềm.
B. Đau bụng nhiều, kêu la, tử cung co cứng liên tục.
C. Khi ối vỡ, nước ối mùi tanh nồng, nước ối màu xanh.
D. Mệt mỏi, da xanh, kêu ca nhiều.

Câu 2. Dấu hiệu của đẻ khó phần phụ của thai là:
A. Da xanh, thai phụ mệt mỏi, tử cung mềm.
B. Đau bụng nhiều, kêu la, tử cung co cứng liên tục.
C. Khi ối vỡ, nước ối mùi tanh nồng, nước ối màu xanh.
D. Mệt mỏi, da xanh, kêu ca nhiều.
Câu 3. Dấu hiệu của đẻ khó do giảm cơn co tử cung là:
A. Da xanh, thai phụ mệt mỏi, tử cung mềm.
B. Đau bụng nhiều, kêu la, tử cung co cứng liên tục.
C. Khi ối vỡ, nước ối mùi tanh nồng, nước ối màu xanh.
D. Mệt mỏi, da xanh, kêu ca nhiều.
Câu 4. Những nguyên nhân nào sau đây là nguyên nhân đẻ khó thuộc về người mẹ ngoại
trừ:
A. Do khung chậu bình thường.
B. Do khối u tiền đạo.
C. Do chít hẹp âm đạo.
D. Do ngôi thế, kiểu thế.
Câu 5. Những nguyên nhân nào sau đây là nguyên nhân đẻ khó thuộc về người mẹ :
A. Do khung chậu bình thường.
B. Do thai to toàn bộ.
C. Do ối vỡ non, rỉ ối.
D. Do ngôi thế, kiểu thế.
Câu 6. Những nguyên nhân nào sau đây là nguyên nhân đẻ khó thuộc về thai nhi:
A. Do khung chậu bình thường.
B. Do khối u tiền đạo.
C. Do ối vỡ non, rỉ ối.
D. Do ngôi thế, kiểu thế
Câu 7. Những nguyên nhân nào sau đây là nguyên nhân đẻ khó thuộc về phần phụ:
A. Do khung chậu bình thường.
B. Do khối u tiền đạo.
C. Do ối vỡ non, rỉ ối.

D. Do ngôi thế, kiểu thế
Đáp án: 1. B 2. C 3. A 4. D 5. A 6. D

131


Điều dưỡng sản

132



×