Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

Vận dụng tư tưởng đối ngoại hồ chí minh vào hoạt động đối ngoại nhân dân ở tỉnh phú yên giai đoạn 1989 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (512.61 KB, 105 trang )

MỤC LỤC

Trang
1

MỞ ĐẦU

Chương 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỐI NGOẠI
1.1. Cơ sở hình thành tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh
1.2. Nội dung cơ bản tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh

10
10
28

Chương 2: HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN Ở TỈNH PHÚ YÊN
GIAI ĐOẠN 1989 - 2010 DƯỚI ÁNH SÁNG TƯ TƯỞNG ĐỐI
NGOẠI HỒ CHÍ MINH

53

2.1. Các nhân tố tác động đến hoạt động đối ngoại nhân dân ở tỉnh
Phú Yên
2.2. Thực trạng hoạt động đối ngoại nhân dân ở tỉnh Phú Yên
2.3. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động đối ngoại nhân dân
ở Phú Yên dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM

55
59


80
95
98


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ASEAN

:

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

APEC

:

Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương

AIDS

:

Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải

CNXH

:

Chủ nghĩa xã hội


CHDCND

:

Cộng hòa dân chủ nhân dân

EU

:

Liên minh châu Âu

HIV

:

Virut suy giảm miễn dịch ở người

LHQ

:

Liên hiệp quốc

NAFTA

:

Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ


NGO

:

Tổ chức phi chính phủ

TBCN

:

Tư bản chủ nghĩa

TNC

:

Công ty xuyên quốc gia

UBND

:

Ủy Ban nhân dân

WTO

:

Tổ chức thương mại thế giới



1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt
xuất, là người sáng lập, giáo dục và rèn luyện Đảng ta. Người còn là một nhà
ngoại giao kiệt xuất, đồng thời cũng là người sáng lập ra nền ngoại giao Việt
Nam hiện đại. Người đã để lại cho tồn Đảng, tồn dân ta một di sản tư tưởng
vơ cùng quí giá, định hướng cho mọi hoạt động của Đảng và Nhà nước ta,
góp phần làm nên thắng lợi vẻ vang của dân tộc trong hai cuộc kháng chiến
trường kỳ. Ngày nay, khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, CNH, HĐH, hội
nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, tư tưởng của Người vẫn còn nguyên
giá trị, là nền tảng tư tưởng cho mọi hoạt động của Đảng và Nhà nước ta.
Trên nền tảng những giá trị lý luận và thực tiễn mà tư tưởng Hồ Chí
Minh để lại, Đại hội đại biểu tồn quốc của Đảng lần thứ VII (6 - 1991),
khẳng định: “Cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền
tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng” [15, tr.136]. Đồng
thời đánh giá tư tưởng Hồ Chí Minh là “tài sản tinh thần to lớn của Đảng và
dân tộc ta” [15, tr.84] và Đảng ta “phải nắm vững, vận dụng sáng tạo và phát
triển chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh” [18, tr.282]. Thực tiễn
cho thấy, việc vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh đã đưa cách mạng
Việt Nam vượt qua những khó khăn, thách thức, đi từ thắng lợi này đến thắng
lợi khác, tạo nên những trang sử vẻ vang trong lịch sử dân tộc.
Trong di sản tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh tư tưởng đối ngoại là
một bộ phận quan trọng, có một ý nghĩa to lớn đối với cách mạng nước ta, là
kim chỉ nam cho công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Đó là một hệ
thống quan điểm, đường lối chiến lược và sách lược đối với các vấn đề quốc
tế, chính sách đối ngoại, ngoại giao trong chiến lược cách mạng của nước ta.
Những tư tưởng và quan điểm đó của Người đã trở thành đường lối, chủ

trương và chính sách đối ngoại của Đảng, ngoại giao của Nhà nước ta.


2
Công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo được
tiến hành từ Đại hội VI của Đảng, đánh dấu một bước chuyển đặc biệt quan
trọng trên con đường phát triển của nước ta. Trong dòng chảy của công cuộc
đổi mới, đối ngoại Việt Nam cũng chuyển mình để phục vụ sự nghiệp cách
mạng này. Tại Đại hội VI (1986) Đảng ta chủ trương “mở rộng hợp tác và
tranh thủ sự ủng hộ quốc tế”, chủ trương đó đã mở ra một thời kỳ mới cho
hoạt động đối ngoại của Việt Nam. Trên nền tảng đó, Đại hội VII (1991) của
Đảng đã đề ra nhiệm vụ đối ngoại là: “tạo ra môi trường quốc tế thuận lợi, mở
rộng và tăng cường quốc tế về chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học, kỹ
thuật trên nguyên tắc tơn trọng độc lập, chủ quyền, cùng có lợi, bảo vệ sản
xuất, kinh tế và an ninh quốc gia, giữ gìn và phát huy những truyền thống và
bản sắc tốt đẹp của văn hóa dân tộc”. Đồng thời đề ra chính sách đối ngoại
rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, với tuyên bố “Việt
Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì
hịa bình, độc lập và phát triển” [15, tr.147]. Đại hội lần thứ IX (2001) của
Đảng diễn ra trong bối cảnh nhân loại tiến bước vào thế kỷ XXI. Cùng với
bước tiến như vũ bão của cách mạng khoa học - công nghệ, nền kinh tế trí
thức, tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế phát triển mạnh mẽ. Chính trị thế giới
diễn ra những biến đổi sâu sắc. Trước tình hình đó Đảng đã bổ sung, phát
triển và hoàn thiện nội dung đường lối đối ngoại theo phương châm “Việt
Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc
tế…” [17, tr.119]. Điều đó thể hiện bước tiến mới quan trọng cả về phương
diện lý luận cũng như thực tiễn trong việc hoạch định chính sách đối ngoại
của Đảng tại Đại hội X và XI. Nhờ đường lối đối ngoại đúng đắn, Việt Nam
đã dần thoát khỏi thế “kẹt” giữa các nước, phá được thế bị cô lập về chính trị,
bao vây, cấm vận về kinh tế. Đến nay Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với

170 nước, quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư với trên 200 nước và vùng
lãnh thổ trên thế giới. Việt Nam hiện là thành viên của 63 tổ chức quốc tế và


3
khu vực. Lần đầu tiên trong lịch sử, nước ta có quan hệ với tất cả các nước,
các trung tâm chính trị - kinh tế lớn trên thế giới. Đảng ta có quan hệ ở các
mức độ khác nhau với trên 200 chính đảng ở các nước khắp các châu lục
trên thế giới. Các đoàn thể và các tổ chức nhân dân ta có quan hệ với hàng
trăm tổ chức nhân dân, tổ chức phi chính phủ và quốc tế. Những thành tựu
đó, một mặt, đã góp phần khẳng định tính đúng đắn của tư duy đối ngoại đổi
mới, mặt khác, thể hiện sự hội nhập nhanh chóng, sâu sắc của Việt Nam vào
đời sống quốc tế.
Hiện nay, việc mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động và tích cực hội
nhập quốc tế đã trở thành yêu cầu nội sinh, bức thiết của đất nước ta, của quá
trình CNH, HĐH và phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa. Việt Nam đã thực sự trở thành bạn, đối tác tin cậy của các nước trong
cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực, có trách nhiệm vào tiến trình hợp tác
quốc tế và khu vực. Quan hệ đối ngoại đã có bước phát triển mới. Hoạt động
đối ngoại của Đảng, Nhà nước và nhân dân phát triển mạnh, góp phần giữ
vững mơi trường hịa bình, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao vị thế và uy
tín Việt Nam trong giải quyết các vấn đề quốc tế. Nhìn lại 25 năm đổi mới,
những thành tựu mà đất nước ta đạt được “có ý nghĩa lịch sử” được cả thế
giới thừa nhận, có một phần đóng góp quan trọng của nền ngoại giao Việt
Nam. Tuy nhiên, bên cạnh thành công gặt hái được, hoạt động đối ngoại ở
nước ta trong những năm đầu thế kỷ XXI, cũng đã và đang gặp phải khơng ít
khó khăn, thách thức bởi tình hình thế giới và quan hệ quốc tế nảy sinh những
nét mới; mặt khác, chúng ta đã và đang hội nhập ngày càng sâu, ngày càng
toàn diện hơn vào đời sống quốc tế không chỉ hội nhập về phương diện kinh
tế, mà từng bước hội nhập cả về chính trị và văn hóa. Các thế lực đế quốc, thù

địch đang ráo riết thực hiện chiến lược “diễn biến hịa bình” và gây bạo loạn
lật đổ đối nước với ta bằng nhiều phương thức, kể cả thông qua con đường
quan hệ nhân dân và hoạt động của một số tổ chức phi chính phủ. Do đó, địi


4
hỏi Đảng ta phải tiếp tục đổi mới hoạt động của công tác đối ngoại, đặc biệt là
vận dụng sáng tạo tư tưởng đối ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đủ sức giải
quyết các vấn đề do thực tiễn đất nước, khu vực và thế giới đặt ra.
Với mong muốn nâng cao nhận thức về tư tưởng đối ngoại Hồ Chí
Minh và vận dụng tư tưởng đó của Người vào hoạt động đối ngoại nhân dân ở
tỉnh Phú Yên, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện
đại hóa ở tỉnh Phú Yên hiện nay, tôi chọn đề tài “Vận dụng tư tưởng đối ngoại
Hồ Chí Minh vào hoạt động đối ngoại nhân dân ở tỉnh Phú Yên giai đoạn
1989 - 2010”, làm đề tài luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Hồ Chí Minh học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đề tài
Trong những năm qua, việc nghiên cứu tư tưởng đối ngoại Hồ Chí
Minh nói chung và sự vận dụng của Đảng ta được đề cập trong khá nhiều
cơng trình nghiên cứu ở những cấp độ khác nhau. Riêng tư tưởng Hồ Chí
Minh về đối ngoại và sự vận dụng tư tưởng đó vào hoạt động đối ngoại nhân
dân ở cấp tỉnh cịn ít được các nhà khoa học, các luận án và luận văn quan
tâm nghiên cứu.
Đề tài và hội thảo khoa học
- Đề tài khoa học cấp bộ:
+ Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, Bộ ngoại giao, năm 2002, Thứ
trưởng Nguyễn Đình Bin làm chủ nhiệm. Đề tài đi sâu phân tích, hồn cảnh
ra đời, q trình phát triển, nguồn gốc và những nội dung cơ bản tư tưởng
đối ngoại Hồ Chí Minh, phương pháp, phong cách và nghệ thuật ngoại giao
của Người.
+ Vận dụng sáng tạo tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh thời kỳ hội

nhập, Ban nghiên cứu lịch sử ngoại giao, Bộ ngoại giao năm 2008 do PGS,
TS. Vũ Dương Huân làm chủ nhiệm. Đề tài nghiên cứu những nội dung cơ
bản về tưởng đối ngoại, phương pháp, phong cách, nghệ thuật ngoại giao Hồ
Chí Minh và sự vận dụng tư tưởng đó trong thời kỳ hội nhập.


5
- Hội thảo khoa học:
+ Ngoại giao Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh, Bộ ngoại giao,
năm 2000.
+ Cơng tác đối ngoại nhân dân trong sự nghiệp đổi mới, Liên hiệp các
tổ chức hữu nghị Việt Nam, Hà Nội, 2002.
+ Hoạt động đối ngoại nhân dân Việt Nam, Liên hiệp các tổ chức hữu
nghị Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, (2003).
+ Kỷ yếu tọa đàm về công tác đối ngoại nhân dân trong sự nghiệp đổi
mới, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, lưu hành nội bộ, Hà Nội (7/2002).
Một số sách đề cập đến tư tưởng và hoạt động đối ngoại của Chủ
tịch Hồ Chí Minh:
+ Chủ tịch Hồ Chí Minh với cơng tác ngoại giao, Nxb Sự thật, H,
1990. Cuốn sách phản ánh khá đầy đủ tư tưởng, hoạt động, kinh nghiệm ngoại
giao của Hồ Chí Minh.
+ Tư tưởng Hồ Chí Minh về cơng tác ngoại giao, do ngun Phó thủ
tướng Vũ Khoan chủ biên, Nxb Sự thật, H, 1990. Phân tích sâu sắc quá trình
hoạt động đối ngoại của Người từ năm 1941 đến năm 1969, rút ra những bài
học và kinh nghiệm quý báu trong hoạt động đối ngoại của Hồ Chủ tịch. Khái
quát về tư tưởng đối ngoại và phong cách ngoại giao của Người.
+ Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh thực hiện đường lối đối ngoại của
Đảng trong giai đoạn mới, Nxb Chính trị quốc gia, H, 2001. Trình bày những
nội dung chủ yếu tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao, nêu lên phương pháp,
phong cách, nghệ thuật của Người trong hoạt động ngoại giao. Sự vận dụng tư

tưởng đó vào xử lý một số vấn đề đối ngoại ở nước ta hiện nay.
+ Bộ ngoại giao (2001), Nhìn lại chính sách đối ngoại Việt Nam trong
thời kỳ đổi mới (1986 - 2006), Lưu hành nội bộ, Hà Nội.
+ Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (2003), Hoạt động đối
ngoại nhân dân Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.


6
+ Hoạt động đối ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong kháng chiến
chống thực dân Pháp, của tác giả Đặng Văn Thái Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội, (2004).
+ Hoạt động ngoại giao của chủ tịch Hồ Chí Minh giai đoạn 1954 1969 của tác giả Trần Minh Trưởng, Nxb Công an nhân dân H, (2005).
+ Ban tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2005), Đối ngoại Việt Nam thời
kỳ đổi mới, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội.
+ Đinh Xuân Lý (2007), Tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại và sự vận
dụng của Đảng trong thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
+ Học viện Báo chí và Tuyên truyền (2006), Hoạt động đối ngoại của
Đảng ta trong giai đoạn hiện nay, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Hà Nội.
+ Đỗ Đức Hinh (2007), Tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại - Một số
nội dung cơ bản, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
+ Bộ ngoại giao (2009), Vận dụng tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh
thời kỳ hội nhập quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Luận văn và luận án
+ Vận dụng tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh vào việc hoạch định
đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay, của tác giả
Hoàng Thị Hương Thu, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí
Minh (2008).
+ Quan điểm Hồ Chí Minh về mục tiêu, phương châm đối ngoại và sự
vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ mới, của tác giả Phạm
Thanh Thúy, (2009), Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.

Báo và tạp chí
- Văn Tạo: “Công tác đối ngoại hiện nay trên cơ sở nghiên cứu tư tưởng
Hồ Chí Minh”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 3 - 1993.
- Phạm Hồng Chương - Phùng Đức Thắng: “Tìm hiểu tư tưởng ngoại
giao Hồ Chí Minh”, Tạp chí Cộng sản, số 12 - 1999.


7
- Vũ Xuân Hồng: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về cơng tác đối ngoại nhân
dân”, Tạp chí Cộng sản, số 12 - 2003.
- Nguyễn Dy Niên: “Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh ánh sáng soi
đường và đảm bảo thành cơng cho cách mạng Việt Nam”, Tạp chí Thơng tin
đối ngoại, số 5 - 2004.
+ Phương Bình (2004), “Đối thoại nhân dân góp phần thúc đẩy hợp tác
của ASEM”, Tạp chí Thơng tin đối ngoại, số 10.
+ Hồ Anh Dũng (2004), “Hoạt động đối ngoại nhân dân với công tác
thông tin đối ngoại” Tạp chí Thơng tin đối ngoại, số 7.
+ Trà Trâm (2004), “Bức tranh về đối ngoại nhân dân 2003”, Tạp chí
Thơng tin đối ngoại, số 4.
+ Trà Trâm (2005),“Đối ngoại nhân dân năm 2004”, Tạp chí Thơng tin
đối ngoại, số 4.
+ Minh Thắng (2005), “Đổi mới và mở rộng công tác đối ngoại nhân
dân - Lý luận và thực tiễn”, Tạp chí Thơng tin đối ngoại, số 6.
+ Hà Thị Khiết (2006), “Đối ngoại nhân dân kênh hội nhập quốc tế mở
của Phụ nữ Việt Nam”, Tạp chí Thơng tin đối ngoại, số 10.
+ Vị Khoan (1993), T tởng Hồ Chí Minh về đối ngoại
vẫn còn nguyên giá trị, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 6.
+ V Xuân Hồng (2009), “Gắn kết công tác đối ngoại nhân dân với đối
ngoại Đảng và ngoại giao Nhà nước”, Tạp chí Thơng tin đối ngoại, số 1.
Các cơng trình khoa học, các bài viết trên đã đi sâu tìm hiểu, nghiên

cứu tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh, phân tích sự vận dụng tư tưởng đó của
Đảng ta trước đây và trong cơng cuộc đổi mới hiện nay. Chưa có cơng trình
khoa học nào trực tiếp đi sâu nghiên cứu sự vận dụng tư tưởng đối ngoại Hồ
Chí Minh vào hoạt động đối ngoại nhân dân ở cấp tỉnh. Tuy nhiên, các cơng
trình nghiên cứu trên là nguồn tư liệu quý, cung cấp luận cứ, luận chứng để
tác giả hoàn thành đề tài của mình.


8
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Mục đích
Nghiên cứu một cách có hệ thống tư tưởng đối ngoại của Chủ tịch Hồ
Chí Minh. Đồng thời nghiên cứu sự vận dụng tư tưởng đó vào hoạt động đối
ngoại nhân dân ở tỉnh Phú Yên giai đoạn 1989 - 2010.
Nhiệm vụ
- Làm rõ các khái niệm đối ngoại và đối ngoại nhân dân. Nội dung tư
tưởng đối ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Làm rõ sự vận dụng tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh vào hoạt động đối
ngoại nhân dân ở tỉnh Phú Yên. Các nhân tố tác động, thực trạng và đề xuất các
giải pháp cho hoạt động đối ngoại nhân dân ở tỉnh Phú Yên trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
- Cơ sở hình thành, nội dung chủ yếu tư tưởng đối ngoại của Chủ tịch
Hồ Chí Minh.
- Sự vận dụng tư tưởng đối ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào hoạt
động đối ngoại nhân dân ở tỉnh Phú Yên giai đoạn 1989 - 2010.
Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu một số nội dung cơ bản tư tưởng đối
ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự vận dụng tư tưởng đó vào hoạt động đối
ngoại nhân dân ở tỉnh Phú Yên trong giai đoạn 1989 - 2010.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Chủ nghĩa Mác - Lênnin, tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại, những
quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về công tác đối ngoại và đối ngoại nhân
dân là cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin, đồng thời kết hợp các phương pháp cụ thể như: Phương pháp
lịch sử kết hợp với lơ gíc, phân tích và tổng hợp, hệ thống, so sánh…


9
6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn
- Góp phần làm sáng tỏ thêm tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại, cũng
như sự vận dụng tư tưởng đó vào hoạt động đối ngoại nhân dân ở tỉnh Phú Yên.
- Cung cấp các luận cứ khoa học để tỉnh Phú Yên hoạch định đường lối
đối ngoại nhân dân trong thời gian tới, đồng thời góp phần vào việc thực hiện
chủ trương của Đảng về tổng kết công tác kết lý luận và thực tiễn thời kỳ đổi
mới.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu,
giảng dạy, học tập và tuyên truyền tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh
- Góp phần nâng cao kiến thức cho đội ngũ những người làm công tác
đối ngoại, công tác giáo dục tuyên tuyền đường lối, chủ trương, chính sách
của Đảng trên lĩnh vực đối ngoại.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 2 chương, 5 tiết.



10
Chương 1
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỐI NGOẠI
1.1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG ĐỐI NGOẠI HỒ CHÍ MINH

1.1.1. Các khái niệm cơ bản
- Khái niệm đối ngoại: Theo từ điển tiếng Việt, “Đối ngoại là đối với
nước ngoài, bên ngồi, nói về đường lối, chính sách, sự giao thiệp của Nhà
nước, của một tổ chức” [81, tr.251]. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng “ngoại
giao” thường chỉ những hoạt động quốc tế của Nhà nước, còn “đối ngoại” là
hoạt động của Đảng và nhân dân với bên ngoài. Thực ra “đối ngoại” và
“ngoại giao” là hai khái niệm gắn bó chặt chẽ với nhau. Ngoại giao hiểu theo
nghĩa rộng bao hàm tất cả các hoạt động của một đất nước, của thể chế chính
trị - xã hội của đất nước đó liên quan đến bên ngồi. Trong ý nghĩa đó, ngoại
giao Việt Nam là mọi hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước, của các tổ
chức, đoàn thể chính trị - xã hội, của tồn dân và của các cá nhân khi tham gia
hoạt động quốc tế ở vị trí của mình, nhằm vào một mục tiêu chung của Đảng
và dân tộc. “Trong toàn bộ các hoạt động đối ngoại ấy, ngành ngoại giao Việt
Nam là lực lượng chủ lực” [71. tr.484]. Mặt khác, “đối ngoại” và “ngoại giao”
là hai khái niệm có sự khác biệt nhất định. Ngoại giao là cơng cụ, phương tiện
hịa bình thực hiện mục tiêu đối ngoại của một quốc gia, bảo vệ và thúc đẩy
lợi ích quốc gia, bảo vệ pháp nhân và cơng dân mình ở nước ngồi. Khơng chỉ
là cơng cụ thụ động, ngoại giao cịn đóng góp trở lại cho chính sách đối ngoại
và nhiều khi trên thực tế ngoại giao là lực lượng chủ đạo đóng góp vào q
trình hoạch định chính sách đối ngoại.
Hiện nay, nền ngoại giao Việt Nam hiện đại được cấu thành bởi ba bộ
phận: Đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân. Đây
là ba binh chủng hợp thành tác chiến trên mặt trận ngoại giao cả trong thời kỳ
chiến tranh giải phóng dân tộc trước đây cũng như trong thời kỳ xây dựng đất
nước hiện nay.



11
- Khái niệm đối ngoại nhân dân
“Đối ngoại nhân dân” hay “ngoại giao nhân dân” (People to people
Diplomacy) là khái niệm chỉ những hoạt động đối ngoại do các tổ chức đồn
thể quần chúng, chính trị - xã hội, nghề nghiệp và cá nhân tiến hành không
với danh nghĩa đại diện cho Nhà nước.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh đối ngoại (hay ngoại giao nhân dân) là lực
lượng, binh chủng quan trọng của mặt trận ngoại giao. Đó là cơng việc của nhiều
ngành, nhiều cấp: “Ta có hai mặt cơng tác quan trọng là nội chính và ngoại
giao… Đây khơng phải chỉ là các đại sứ quán, tổng lãnh sự qn là những cơ
quan chun mơn phụ trách, mà cịn các tổ chức khác như ngoại thương, văn
hóa, thanh niên, phụ nữ, cơng đồn cũng đều làm ngoại giao cả” [68, tr.168].
Trên nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta khẳng định, lực lượng
đối ngoại của nước ta bao gồm: Đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước, và
ngoại giao nhân dân. Ngoại giao nhân dân là hoạt động đối ngoại có sự tham
gia rộng rãi của đồn thể nhân dân, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức
xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp; các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính
trị ở các cấp khơng nhân danh Đảng, Nhà nước và Chính phủ; của các nhân sĩ,
trí thức, các nhà khoa học, các văn nghệ sĩ, nhà báo, đồng bào các tôn giáo,
các dân tộc, các doanh nhân thuộc các thành phần kinh tế; các tổ chức từ
thiện, nhân đạo, bảo vệ môi trường; nhân dân trong nước và người Việt Nam
định cư ở nước ngoài, với tinh thần Việt Nam “là bạn, đối tác tin cậy và thành
viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp hịa
bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới” [19, tr.83-84].
Như vậy, ở Việt Nam, cùng với đối ngoại của Đảng và ngoại giao Nhà
nước, đối ngoại nhân dân được xem là ba bộ phận cấu thành nền ngoại giao
hiện đại Việt Nam, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Là kênh đối ngoại không
thể thiếu trong hoạt động đối ngoại của Việt Nam. Nó triển khai hoạt động với

các đối tác nước ngoài, do các chủ thể nhân dân tiến hành theo chủ trương, chính


12
sách của Đảng và Nhà nước, đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, thống nhất,
toàn diện của Đảng, chịu sự quản lý theo pháp luật của Nhà nước.
1.1.2. Cơ sở hình thành tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh
Tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa
yêu nước, truyền thống văn hóa dân tộc, truyền thống ngoại giao Việt Nam,
những bài học của lịch sử ngoại giao cổ kim, Đông - Tây, mà đỉnh cao là kinh
nghiệm ngoại giao của nước Nga Xô Viết và tư chất của nhà ngoại giao vĩ đại
Hồ Chí Minh.
Thứ nhất, chủ nghĩa yêu nước: Cổ nhân có câu “người là hoa của
đất”. Vị trí địa lý tự nhiên của mỗi nước ảnh hưởng lớn đến việc hình thành
quốc gia - dân tộc, cách ứng xử của con người dân tộc ấy.
Việt Nam là quốc gia nằm ở khu vực Đông Nam Á, khu vực chịu ảnh
hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa mưa nhiều, nắng lắm, thời tiết khắc
nghiệt. Có vị trí địa chính trị hết sức thuận lợi, là đầu mối lưu thông thủy bộ
từ Bắc xuống Nam và từ lục địa ra biển, từ biển vào đất liền, là nơi gặp gỡ của
Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo, nằm bên tuyến đường biển từ
Nam Thái Bình Dương lên Đơng Bắc Á. Chính vị trí địa lý - chính trị như
vậy, trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, người Việt phải đương
đầu một cách dũng cảm và thông minh trước thiên tai và địch họa. Trong bối
cảnh đó, ý thức dân tộc, tinh thần yêu nước Việt Nam được hình thành và phát
triển lên thành chủ nghĩa yêu nước.
Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam phát triển theo chiều dài lịch sử dân tộc,
nên mỗi giai đoạn đều nói lên những nội dung cơ bản của nó. Giai đoạn Văn
Lang - Âu Lạc đánh đấu sự ra đời của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. Đó là ý
thức chung: Sự tự hào về cội nguồn, về giống nịi và tình u đồng loại được
nhen nhóm và khơi dậy qua những câu chuyện huyền thoại, những truyền

thuyết, những thiên lịch sử truyền miệng như truyện họ Hồng Bàng, truyện
Sơn Tinh, truyện Thánh Gióng…Chính những câu chuyện đó đã ăn sâu vào


13
tâm khảm và tạo nên một diện mạo của mỗi người dân Việt Nam từ thuở lọt
lòng. Tiếp đến là giai đoạn đấu tranh chống sự đô hộ của Hán - Đường trong
thời kỳ Bắc thuộc kéo dài hơn một nghìn năm. Bối cảnh lịch sử ấy khơng làm
suy yếu dân tộc Việt mà trái lại thể hiện sức sống trường tồn và mãnh liệt của
ý chí, tinh thần mỗi con người nơi đây đấu tranh bảo vệ nền văn hóa dân tộc,
chống đồng hóa, chống Hán hóa, quyết tâm bám trụ quê hương để bảo tồn dân
tộc. Bài học “Nghìn năm ta vẫn là ta” vẫn cịn giữ ngun giá trị của nó trong
những thời kỳ lịch sử sau này.
Giai đoạn nhà nước phong kiến độc lập phản ánh sự phát triển về chất
của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, nhất là trong bối cảnh hàng loạt các cuộc
đấu tranh chống xâm lược phương Bắc thế kỷ thứ X đến thế kỷ XVIII. Những
chiến thắng quân sự vẻ vang đã mạng lại và củng cố vững chắc nền độc lập
của dân tộc, gắn liền với tên tuổi các anh hùng dân tộc như Ngơ Quyền, Lê
Hồn, Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi, Nguyễn Huệ… Chính chủ
nghĩa yêu nước đã góp phần sản sinh ra những anh hùng ấy, đồng thời là chất
keo kết dính, động viên tồn dân tộc tham gia vào cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ
quốc. Đỉnh cao của chủ nghĩa yêu nước trong giai đoạn này, được thể hiện
trong tác phẩm “Bình Ngơ đại cáo” của Nguyễn Trãi. Trong tác phẩm đó, nền
độc lập của đất nước được khẳng định bằng những lập luận địa lý, lịch sử tâm
lý, phong tục, chủ nghĩa anh hùng và chủ nghĩa yêu nước được đề cao, thể
hiện sự bình đẳng giữa một nước nhỏ với một nước láng giềng khổng lồ
Trung Quốc:
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Sơn hà cương vực đã chia,

Phong tục Bắc Nam cũng khác,
Từ Đinh, Lê, Lý, Trần, gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, hùng cứ một phương [12, tr.73].


14
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam lại
được thử thách trước cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp, thể
hiện trong phong trào đấu tranh yêu nước mà điển hình là phong trào cứu
nước Cần Vương của giới quan lại yêu nước; là cuộc khởi nghĩa địa
phương của nông dân và nhân dân lao động bị áp bức; là phong trào Duy
Tân của giới nhân sĩ trí thức ưu tư thời cuộc… Nhưng tất cả đều kết thúc
trong thất bại.
Tại thời điểm lịch sử khi cả dân tộc đang bất lực đứng trước những thử
thách to lớn của đất nước và thời đại, Hồ Chí Minh và chủ nghĩa yêu nước Hồ
Chí Minh tỏa sáng mở lối thoát cho con đường cách mạng Việt Nam tiến lên,
đồng thời đánh dấu giai đoạn hiện tại của chủ nghĩa yêu nước trong cuộc cách
mạng dân tộc dân chủ tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Trên nền tảng vững chắc của những nhân tố tích cực trong chủ nghĩa
yêu nước Việt Nam truyền thống, Hồ Chí Minh đã kế thừa xuất sắc và xây
dựng một chủ nghĩa yêu nước hiện đại, toàn diện, thiết thực, hoàn thành sứ
mệnh của cách mạng Việt Nam trong bối cảnh mới. Những nội dung cơ bản
của chủ nghĩa đó như lý tưởng “Khơng có gì q hơn độc lập tự do!”, quan
niệm về nước và dân, đã chi phối nhất quán tư tưởng, phương pháp, phong
cách và nghệ thuật của Người trong hoạt động đối ngoại, một mặt trận vô
cùng quan trọng bổ sung thêm sức mạnh cho sự nghiệp đấu tranh giành độc
lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta.
Thứ hai, truyền thống văn hóa Việt Nam: Văn hóa Việt Nam hình
thành và phát triển cùng với sự phát triển của dân tộc.Trải qua quá trình lịch
sử - xã hội và giao lưu với bên ngồi, văn hóa Việt Nam sớm chịu ảnh hưởng

của các nền văn hóa Đơng Nam Á, Trung Hoa, Ấn Độ và phương Tây. Nhưng
các văn hóa ngoại lai đều thơng qua chủ thể văn hóa Việt Nam mới phát huy
tác dụng và làm phong phú văn hóa bản địa. Đây là sự tiếp biến văn hóa một
cách chủ động và sáng tạo.


15
Là cư dân của một nền nông nghiệp trồng lúa nước cho nên mong
muốn sống hòa hợp với thiên nhiên, cần sự chung sức làm thủy lợi, đào
mương, đắp đập, khơng thể là cơng việc của một nhà, địi hỏi tính cộng đồng,
hợp tác và tương trợ lẫn nhau. Mặt khác, sống giữa các làng nước chật hẹp,
người Việt có nhu cầu tránh căn thẳng, xô xát mà cần sự thông cảm và giúp
đỡ lẫn nhau. Người Việt ưa đối xử với nhau bằng tình cảm như ngạn ngữ
“một trăm cái lý khơng bằng một tý cái tình” hay “Bên ngồi là lý, bên trong
là tình”, bao dung.., trở thành bản sắc dân tộc Việt Nam.
Những đức tính ấy đã được người Việt vận dụng vào “ngoại công tâm”
- đánh vào lịng người phía đối phương. Người Việt Nam mỗi khi quyết định
các vấn đề đối ngoại đều cân nhắc kỹ các yếu tố và đi đến cân bằng các yếu tố
để đạt được “nội yên, ngoại tĩnh”. Tính cộng đồng còn là một cơ sở cho sự
phát triển chủ nghĩa quốc tế sau này trong thời kỳ hiện đại.
Từ trong công cuộc dựng nước và giữ nước, đã biểu hiện nền văn hóa
chính trị mà nội dung chủ yếu là coi trọng độc lập, tự chủ và thân dân, đề cao
tư tưởng nhân nghĩa, hòa mục trong việc trị quốc, yên dân.
Là một nhà văn hóa kiệt xuất, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu, kế
thừa những phẩm chất tốt đẹp của văn hóa dân tộc và vận dụng nhuần nhuyễn
các gía trị văn hóa dân tộc vào hoạt động đối ngoại. Nhân cách văn hóa cũng
như cách ứng xử của Người trong các môi trường quốc tế hết sức đa dạng đã
làm cho bạn bè quốc tế hiểu biết sâu sắc hơn nền văn hóa Việt Nam và nhân
dân Việt Nam. Gặp gỡ, trò chuyện với Nguyễn Ái Quốc, tháng 12 năm 1923,
không lâu sau khi Người đến Liên Xơ, nhà báo Xơ Viết Ơxíp Manđenxtam đã

liên tưởng rất đúng về Người:
…dân tộc An Nam đáng yêu, một dân tộc rất lịch thiệp và độ
lượng, rất ghét những gì thái quá. Dáng dấp của con người đang
ngồi trước mặt tôi đây, Nguyễn Ái Quốc, cũng đang tỏa ra một cái
gì thật lịch thiệp và tế nhị… Từ Nguyễn Ái Quốc đã tỏa ra một


16
thứ văn hóa, khơng phải văn hóa Âu châu, mà có lẽ là một nền
văn hóa tương lai [54, tr.478].
Thứ ba, ngoại giao truyền thống Việt Nam: Đó là nền ngoại giao
mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, được hình thành trong quá trình
đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Sách của Trung Hoa với nhan
đề Cương mục tiên biên cho biết một số sứ bộ ngoại giao của Việt Thường
(một trong 15 bộ của nước Văn Lang) đã đến chầu vua Nghiêu vào năm 2353
trước Công nguyên để dâng rùa và phải qua ba lần phiên dịch. Đại Việt sử ký
toàn thư cũng cho biết vào thời Thành Vương nhà Chu (1063-1026) nước Việt
ta lần đầu tiên sang thăm nhà Chu (không rõ vào đời Hùng Vương thứ mấy),
xưng là Việt Thường, hiến chim Trĩ trắng, Chu Cơng nói: “Chính lệnh khơng
bàn đến thì người qn tử khơng coi người ta là bề tơi của mình”, “rồi sai làm
xe kim chỉ nam đưa sứ giả về nước” [20, tr.119]. Trải qua các triều đại Đinh,
Lê, Lý, Trần, Lê rồi Tây Sơn, nhà Nguyễn thời nào ngoại giao của cha ông ta
với Trung Quốc cũng rất sôi nổi tạo thành một mặt trận quan trọng trong sự
nghiệp bảo vệ hịa bình, an ninh nền độc lập và chủ quyền lãnh thổ của nước
ta.
Ngoài Trung Quốc, ơng cha ta cịn tăng cường hoạt động ngoại giao với
các nước ở phía Tây và phía Nam như Chiêm Thành, Lào, Campuchia, Miến
Điện, Inđônêxia, Thái Lan…Từ thế kỷ XVI - XVII, các nước Bồ Đào Nha,
Tây Ban Nha, Hà Lan, Nhật Bản cử các thương nhân, các nhà truyền giáo đến
nước ta, mở ra thời kỳ mới trong hoạt động ngoại giao của cha ông ta trong

quan hệ với các nước Tây Âu và Nhật Bản và thậm chí cả Mỹ (Bùi Viện đã
hai lần được vua Tự Đức cử sang Mỹ gặp tổng thống Gơarantơ (Grant) năm
1873 và năm 1875).
Như vậy, ngay từ thuở đầu dựng nước ông cha ta đã rất coi trọng việc
giao tiếp với các nước với nhiều hoạt động phong phú nhưng cùng một mục
đích duy nhất là giữ gìn độc lập dân tộc, chủ quyền lãnh thổ và học hỏi kinh


17
nghiệm nước ngoài để xây dựng đất nước giàu mạnh. Các hoạt động ngoại
giao của cha ông ta đã để lại rất nhiều kinh nghiệm, bài học quý báu và trở
thành truyền thống vẻ vang cho ngoại giao Việt Nam sau này.
Ngoại giao truyền thống Việt Nam mang đậm các các đặc trưng sau:
Một là, u chuộng hịa bình, giữ vững độc lập chủ quyền, toàn vẹn
lãnh thổ quốc gia.
Hai là, coi trọng sự hòa hiếu với các nước.
Ba là, mang đậm tính nhân văn, nhân đạo.
Các nguyên tắc ứng xử đó được thể hiện rõ trong quan hệ khơng những
với phong kiến phương Bắc mà cả với các nước láng giềng nhỏ hơn ở phía
Nam. Trong quan hệ với Trung Quốc, cách ứng xử khôn khéo của ông cha ta
đã làm cho các thế lực hiếu chiến phong kiến Trung Quốc đơi khi phải ngậm
bồ hịn làm ngọt. Tuy nhiên, đôi lúc ta cũng phải thực hiện sách lược hạ mình
miễn là giữ được độc lập cho Tổ quốc còn còn sự thân thuộc chỉ là danh nghĩa
mà ta thường gọi là “trong thì xưng đế cịn ngồi thì xưng vương” để khỏi
động đến sự tự ái của một nước lớn như Trung Quốc.
Lý Thường Kiệt sau khi đánh cho quân Tống đại bại ở sông Như
Nguyệt đã cử sứ sang doanh trại quân Tống đề nghị rút binh về thì lập tức sẽ
sai sứ sang tạ tội và tu cống. Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh thắng
lợi, lên làm vua Lê Lợi và các vua nhà Lê đã chủ trương và thực hiện thành
cơng chính sách ngoại giao hòa hiếu, nhân văn, mền dẻo với Trung Quốc để

bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Tinh thần ấy
được Nguyễn Trãi đúc kết trong bài “Phú núi Chí Linh”:
Nghĩ đến kế lâu dài của nước,
Thả cho về mười vạn tù binh,
Nối hai nước tình hịa hiếu,
Tắt mn đời lửa chiến tranh,
Đất nước vẹn toàn là thượng sách,
Cốt sao cho dân được an ninh [68, tr.60].


18
Am hiểu lịch sử dân tộc, trong đó có lịch sử bang giao của nước ta với
các nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu, vận dụng sáng tạo kinh nghiệm
ngoại giao của cha ông, xây dựng nền ngoại giao Việt Nam hiện đại mang
đậm dấu ấn nghệ thuật, phương pháp, phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh.
Thứ tư, tinh hoa văn hóa nhân loại
Nhà văn hóa kiệt xuất Hồ Chí Minh là biểu tượng sáng ngời của sự tích
hợp văn hóa Đơng - Tây, kim - cổ như nhà thơ Xuân Thủy đã viết:
“ Một con người gồm kim cổ, tây đông,
Giàu quốc tế, đậm Việt Nam từng nét”.
Từ phương Đơng, đó là tư tưởng của Khổng giáo, Lão giáo, Phật giáo,
chủ nghĩa Tôn Dật Tiên, tư tưởng và kinh nghiệm cách mạng giải phóng
Trung Quốc, Ấn Độ. Từ phương Tây, đó là các tư tưởng dân chủ, nhân văn
của thời kỳ Phục Hưng, thế kỷ ánh sáng, cách mạng tư sản châu Âu, Mỹ.
- Văn hóa phương Đơng, có ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa Việt Nam
từ thế kỷ XIX trở về trước chủ yếu là hệ tư tưởng của tam giáo Nho, Phật,
Lão. Các học thuyết và tôn giáo du nhập vào Việt Nam đều được phản ánh,
khúc xạ qua chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam, nghĩa là đã được ông
cha ta gạn lọc, cải biên và tiếp nhận những yếu tố tích cực nhằm phục vụ cho
sự nghiệp đấu tranh dựng nước và giữ nước của mình.

Là một nhà cách mạng hiện đại, một nhà duy vật biện chứng mác xít,
Chủ tịch Hồ Chí Minh khơng đánh mất sự liên hệ với truyền thống mà biết sử
dụng sức mạnh của truyền thống để phục vụ cho các yêu cầu của cách mạng,
theo phương châm lấy yếu tố, bỏ hệ thống, tiếp thu có phê phán, vừa kế thừa,
vừa đổi mới. Với mỗi chủ thuyết, tư tưởng, trường phái chính trị, Nguyễn Ái
Quốc - Hồ Chí Minh có những kiến giải phù hợp với tâm thức văn hóa Việt
Nam, lựa chọn những yếu tố tích cực làm giàu kiến thức và tư tưởng của
mình. Sự nghiên cứu và lựa chọn của Người xuất phát từ quan điểm thiết
thực, tư tưởng phải gắn với đời, với người, không phải là thứ lý thuyết xa vời.


19
Đối với một số học thuyết và tôn giáo, Nguyễn Ái Quốc từng nhận xét: “Học
thuyết Khổng Tử có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Tôn giáo Giêxu
có ưu điểm là lịng nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương
pháp làm việc biện chứng. Chủ nghĩa Tơn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách
của nó phù hợp với điều kiện nước ta”.
Nội dung quan trọng của học thuyết Khổng Tử là “chính tâm tu thân”,
đạo đức, học vấn và sự khổ học. Nguyễn Ái Quốc ở Quảng Châu vào thời
điểm Chính phủ Trung Hoa ban hành quyết định xóa bỏ những nghi lễ tưởng
niệm Khổng Tử, tháng Hai năm 1927. Nhân dịp này, Nguyễn Ái Quốc luận
đàm về Khổng Tử và Khổng giáo trên báo Thanh niên của tổ chức Hội Việt
Nam Cách mạng thanh niên. Với cách tiếp cận khoa học, Nguyễn Ái Quốc đã
có những nhận xét khách quan về học thuyết của Khổng Tử. Người viết:
“Đạo đức của ơng là hồn hảo, nhưng nó khơng thể dung hợp được với các
trào lưu tư tưởng hiện đại, giống như một cái nắp trịn làm thế nào để có thể
đậy kín được cái hộp vng”. Một số quy tắc đạo đức của ông đã bị các triều
đại phong kiến lợi dụng để củng cố các vương quyền; “ông rõ ràng là người
phát ngơn bênh vực những người bóc lột chống lại những người bị áp bức”.
Tuy nhiên, “Đạo đức của ông, học vấn của ông và những kiến thức của ông

làm cho những người cùng thời và hậu thế phải cảm phục. Ơng nghiên cứu và
học tập khơng mệt mỏi, ông không cảm thấy xấu hổ tí nào khi học hỏi người
bề dưới, cịn việc khơng được mọi người biết đến, đối với ơng chẳng quan
trọng gì…”. “Với việc xóa bỏ những nghi lễ tưởng niệm Khổng Tử, Chính
phủ Trung Quốc đã làm mất đi một thể chế cũ và trái với tinh thần dân chủ.
Còn những người An Nam chúng ta hãy tự hồn thiện mình, về mặt tinh thần
bằng cách đọc các tác phẩm của Khổng Tử, và về mặt cách mạng thì cần đọc
các tác phẩm của Lênin” [55, tr.452-454].
Trong “Luận ngữ”, Khổng Tử nêu phẩm chất của người làm ngoại
giao” Hành kỷ, hữu sỉ, sứ ư tứ phương, bất nhục quân mạng, khả vị sĩ hỷ”


20
(khi đi sứ đến các nước trong bốn phương, đừng làm nhục cái mạng lệnh mà
vua giao phó cho mình, như vậy có thể gọi là kẻ sĩ đó). Và “sứ ư tứ phương,
bất năng chuyên đối; tuy đa diệc hề dĩ vi?” (Được phái đi sứ đến các nước
bốn phương, nhưng tự mình chẳng có tài ứng đối; người ấy dầu học nhiều,
nhưng có biết dùng tài học của mình chăng?” [68, tr.65-66].
Nói chuyện với cán bộ ngoại giao năm 1964, Người nhận xét: Ngày
xưa sứ thần ta đi sứ là phải làm sao “bất nhục quân diện”, nghĩa là đi sứ
khơng được làm gì nhục đến vua mình. Nếu làm được như thế thì được
thưởng, nếu làm sai thì phải giáng chức hoặc mất đầu.
Hồ Chí Minh nghiên cứu kỹ tư tưởng Tôn Tử nhà quân sự nổi tiếng
Trung Quốc thời Xuân Thu, cũng như những mưu lược gia khác thời cổ đại về
dùng ngoại giao để thắng địch “dùng binh giỏi là đánh bằng mưu”, thứ đến là
“đánh bằng ngoại giao”. Trong loạt bài về phép dùng binh của Tôn Tử được
Việt Minh xuất bản tháng 2 - 1945, Người viết: “Nguyên tắc của Tôn Tử
chẳng những dùng về quân sự đúng, mà dùng về chính trị cũng rất hay”.
Trong bài Đánh bằng mưu, Hồ Chí Minh nêu lên bài học dùng ngoại giao để
thắng địch: “…dùng binh giỏi nhất là đánh bằng mưu. Thứ hai là đánh bằng

ngoại giao. Thứ ba mới là đánh bằng binh. Vây thành mà đánh là kém nhất.
(Như quân Đức vây thành Xtalingrát mà khơng lấy được mà từ đó bị thất bại
đến cùng)” [56, tr.518]. Ở bài Quân tranh, Người chỉ rõ: “Chưa biết mưu mơ
của các nước, thì khơng thể ngoại giao” [56, tr.527]. Trong bài Kế hoạch,
ngoài năm điều mà việc binh phải xét cho rõ, cân nhắc kế hoạch của ta, xét rõ
tình hình ta với địch, Người cịn bổ sung thêm ba điều, trong đó “Ngoại giao
ai thuận lợi hơn, thì thắng” [56, tr.514].
Hồ Chí Minh hiểu biết sâu sắc tư tưởng Tôn Dật Tiên với chủ nghĩa Tam
dân - Dân tộc độc lập, Dân quyền tự do, Dân sinh hạnh phúc; chính sách “liên
Nga, liên Cộng, phù trợ công nông”; tư tưởng triết học trị hành hợp nhất; và
phương pháp tìm kiếm bạn đồng minh cả trong và ngồi nước của Tơn Văn.


21
M. Gandhi chủ trương chính sách “khơng bạo lực”, thực hiện cuộc đấu
tranh tinh thần và chính trị để chống lại sự cai trị của thực dân Anh. Hiểu rõ
giá trị đạo lý và tinh thần to lớn của đường lối giải phóng dân tộc mà M.
Gandhi theo đuổi, khi trả lời báo Times của Ấn Độ năm 1955, Hồ Chí Minh
đã suy tơn vị lãnh tụ tinh thần vĩ đại này của nhân dân Ấn Độ là thầy, một bậc
tiền phong trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc ở châu Á.
- Văn hóa phương Tây, Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc đề cao tư
tưởng tự do, bình đẳng, bác ái và các quyền con người được nêu ra trong cách
mạng tư sản Pháp và tư sản Mỹ thế kỷ XVIII. Đồng thời, Nguyễn Ái Quốc
cũng nêu bật những hạn chế và tính khơng triệt để của những cuộc cách mạng
ấy. Người nhận xét: “Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách
mệnh tư bản, cách mệnh khơng đến nơi, tiếng là cộng hịa và dân chủ, kỳ thực
trong thì nó tước lục cơng nơng, ngồi thì nó áp bức thuộc địa” [55, tr.274].
“Mỹ tuy rằng cách mệnh thành công đã hơn 150 năm nay, nhưng công nông
vẫn cứ cực khổ” và cách mệnh Pháp “đã bốn lần rồi, mà nay cơng nơng Pháp
hẵng cịn phải mưu cách mệnh lần nữa mới hịng thốt khỏi vòng áp bức.

Cách mạng An Nam nên nhớ những điều ấy” [55, tr.270-274].
Mang tình cảm của truyền thống văn hóa Việt Nam, ln đề cao đạo lý
và tình cảm của người Việt Nam không chỉ trong quan hệ đồng bào, đồng chí,
mà giữa Việt Nam và thế giới, dân tộc và quốc tế, Nguyễn Ái Quốc đồng thời
tiếp nhận tư duy dựa trên lý trí của văn hóa phương Tây. C. Mác từng viết:
“Vũ khí của sự phê phán cố nhiên không thể thay thế được sự phê phán của
vũ khí, lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng lực lượng vật chất;
nhưng lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất một khi nó thâm nhập vào
quần chúng”. Tiếp thu tư duy dựa trên lý trí, kết hợp với tình cảm và sức
mạnh tinh thần của quần chúng nhân dân là một bước phát triển mới, quan
trọng trên con đường hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong
những tình thế khó khăn phức tạp sau này khi Người trực tiếp chèo lái con


22
thuyền cách mạng vượt qua các thác ghềnh nguy hiểm, thù trong giặc ngoài.
Các đối sách đối ngoại do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đưa ra đã thể
hiện sự kết hợp nhuần nhuyễn này.
Trong quá trình quan sát, phân tích các diễn biến của chính trị quốc tế
và ngoại giao thế giới trong khoản thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới
nửa đầu thế kỷ XX, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh tích lũy nhiều kinh
nghiệm ngoại giao quý báu.
Năm 1919, thay mặt những người Việt Nam yêu nước, Người gửi đến
các trưởng đoàn tham dự Hội nghị Vécxây yêu sách 8 điểm đòi các quyền tự
do, dân chủ cho dân tộc Việt Nam. Đó là sự kiện đánh dấu hoạt động đối
ngoại đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc. Chính phủ Pháp và trưởng đồn các
nước tham dự Hội nghị đã phớt lờ những yêu sách đó. Từ đó, Người đã hiểu
ra rằng, quyền tự do dân chủ mà chủ nghĩa tư bản rêu rao chỉ là cái “bánh vẽ”,
những lời tuyên bố tự do của các nhà chính trị tư bản trong lúc chiến tranh
thật ra chỉ là những lời đường mật để lừa bịp các dân tộc. Nguyễn Ái Quốc đã

tuyên bố rất đanh thép: Chủ nghĩa Uynxơn là một trò bịp. Người cũng đã
nhận ra rằng, cách mạng Việt Nam không thể đi theo con đường tư bản chủ
nghĩa, không thể trông cậy vào sự giúp đỡ của giai cấp tư sản. Kết luận ấy của
người sáng lập Đảng ta đã nói lên rằng, vì sao các phong trào yêu nước ở Việt
Nam theo khuynh hướng tư sản thất bại.
Vào năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc gặp với A. Patti, sĩ
quan của quân đội Mỹ trong tổ chức hoạt động tình báo chống Nhật Bản trên
chiến trường Đơng Dương, có mặt ở Hà Nội và chứng kiến những sự kiện lịch
sử ở Việt Nam sau cách mạng tháng Tám 1945 đã đưa ra nhận xét: “Phải
chăng Hiến pháp Bắc Đại Tây Dương chỉ là một bạn cùng đôi với 14 điểm
Wilson được áp dụng cho các nước người da trắng châu Âu ngoại trừ các
nước thuộc địa Á - Phi” [68, tr.71].
Các cuộc xung đột ở Viễn Đông, mà nổi bật là tại Trung Quốc, trong
thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới đem lại những nhận thức ngoại


23
giao quan trọng đối với Nguyễn Ái Quốc. Lúc đó, với tư cách là một nhà quan
sát chính trị, một nhà hoạt động Quốc tế Cộng sản và người con của một dân
tộc cùng chung cảnh ngộ với nhân dân Trung Quốc anh em. Theo Người, các
cuộc xung đột này phơi bày các thủ đoạn, mánh lới ngoại giao giữa các nước
lớn với nhau, lúc tinh vi, lúc thô bạo. Từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất, vì
lợi ích đế quốc của mỗi nước, dựa trên tương quan lực lượng mới, các nước
này tập hợp lực lượng, thay đổi liên minh khá mau lẹ. Đó cịn là chính sách
ngoại giao của giai cấp tư sản quốc tế đối phó với các chính quyền tiến bộ của
Trung Quốc, một thứ “ngoại giao đầy tính chất can thiệp - ngoại giao của các
tuần dương hạm, như Tơn Dật Tiên nói”. Người nhận xét sự chia rẽ và xung
đột nội bộ Trung Quốc trước hết là giữa các tập đoàn quân phiệt, đã làm suy
yếu Trung Quốc và làm cho kẻ thù bên ngồi có thể thực hiện được “sách
lược cổ truyền” là “đục nước béo cò”.

Từ cuộc kháng chiến chống Nhật của nhân dân Trung Quốc, Hồ Chí
Minh rút ra những bài học kinh nghiệm bổ ích và phổ biến cho đồng bào
mình, tháng 2 - 1946 Người viết:
Chúng ta phải học gương anh dũng của dân tộc Trung Hoa trong hồi
kháng chiến. Mất Thượng Hải, gìn giữ Nam Kinh, mất Nam Kinh,
gìn giữ Hán Khẩu, gìn giữ Trùng Khánh, đến Trùng Khánh vẫn
chuẩn bị để nếu cần thì giữ nơi khác, quyết kháng chiến.
… Còn một tất đất, còn một người dân thì cịn tranh đấu, lúc nào
cũng sẵn sàng và không bao giờ do dự hoang mang…Kinh nghiệm của
Trung Quốc bày cách thực hành trường kỳ kháng chiến và toàn dân
kháng chiến bằng quân sự (dũng cảm, kỷ luật), bằng chính trị (đồn
kết, trật tự),.. bằng ngoại giao (thêm bạn, bớt thù) [57, tr.187-188].
Ngoại giao Xô Viết đem lại cho Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều bài học
thực tiễn quan trọng. Giữa tháng 2 -1918, quân đội Đức và Áo tấn công trên
tất cả các mặt trận, uy hiếp thành phố Pêtrôgrát và Matxcơva, chủ trương tiêu


×