Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Tài liệu Kỹ thuật nuôi chim yến thành công phần 1 - phần 2 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.39 KB, 7 trang )

Lời nói đầu
Tốc độ xây dựng nhà nuôi chim yến ở Việt Nam bùng phát nhanh, từ khoảng 30 nhà yến có
trước năm 2006 đến cuối năm 2011 có hơn 2.500 nhà. Sự bùng phát này chắc chắn sẽ không có
điểm dừng, điểm bão hòa vì trước lợi nhuận quá cao của nghề nuôi chim yến lấy tổ, đến năm
2025 con số nhà yến có thể không thấp hơn 25.000 nhà.
Thành phố Hồ Chí Minh đã có hơn 500 nhà. Tiền Giang khoảng 250 nhà. Bạc Liêu, Cà Mau
Và Rạch Giá gần 500 nhà. Đồng nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Phước, Bình Dương Và Tây Ninh
xấp xỉ 300 nhà. Các tỉnh miền Trung ven biển Đông gần 900 nhà, riêng Đà Nẵng đã có hơn 400
nhà.
Với đặc tính của loài chim yến cho tổ trắng C.fuciphaga, nơi nào có tiếng chim của đồng loại
thì gần như sẽ có chúng về và ở đó môi trường phù hợp thì chim ở lâu dài và làm tổ sinh sản duy
trì nòi giống. Kết quả có hơn 45% nhà yến thành công thu 30-40kg tổ yến/năm, cá biệt có nhà
hơn 250 kg/năm, khoảng 25% nhà yến có tổ nhưng ít 15 kg/năm và gần 30% là các nhà yến kém
hiệu quả cả năm chỉ có vài kg tổ, có nhà chim yến về nhưng bỏ đi không làm tổ.
Bên cạnh nhiều nhà yến chấp nhận thua cuộc “ Lộc trời dễ cho mà khó lấy” tháo dỡ cải cải
tạo lại để làm nhà ở, hoạt động xây nhà yến mới lúc nào cũng sôi động, mỗi ngày có vài chục
nhà yến đang xây, lạc quan “xây nhà đẻ ra tiền” lộc trời cho mỗi năm mỗi nhiều.
Đi sau Indonesia hơn 40 năm nhưng không rút ra được bài học từ nước này là tỷ lệ nhà yến
thất bại gần 50% do lượng nhà yến bùng phát quá nhanh hơn số chim tăng đàn mỗi năm, ở Việt
Nam chỉ vài năm mà tỷ lệ nhà yến kém hiệu quả gần 35%.
Nghề yến Việt Nam nên tìm hiểu cách tổ chức ở Philippines có nghề nuôi chim yến phát triển
bền vững với gần 200.000 nhà yến.
Con số 3.000 nhà yến, có gần 30% kém hiệu quả gây thiệt hại gần 600-700 tỷ đồng cho nhà
đâu tư chỉ mới xây dựng trong năm 2009-2011, thật là lớn.
Quy lỗi thất bại do số chim yến tăng đàn không đáp ứng kịp tốc độ nhà yến xây mới, nhưng
đi sâu vào là có rất nhiều lý do để đi đến thất bai: thiết kế sai, vật tư thiết bị kém chất lương, vận
hành sai, tính kỹ thuật không còn đang bị thương mại hóa cung cấp vật tư-lắp đặt.
Ỏ Đồng Xoài Bình Phước, huyện Đất Đỏ Bà Rịa-Vũng Tàu và thị xã Bạc Liêu có nhiều nhà
yến bị mạc gỗ, bị nấm mốc phá hoại, ở thị xã Bà Rịa, Cửa Cạn Phú Quốc có nhà yến chim bay
về nhưng không vô nhà…đã minh chứng điều này.
Biện pháp nào để phòng tránh thất bại, tiếp theo tập sách “Chim yến – Đầu tư & Kỹ thuật xây


dựng nhà khai thác tổ yến”, chúng tôi xin trình bày tiếp tập sách “ Chim yến – Biện pháp kỹ
thuật giúp nhà nuôi chim yến thành công”.
Các ý kiến trong tập sách là tổng hợp của các công trình nghiêng cứu của các nhà khoa họ
trong nước và ngoài nước, các chủ nhà yến, các chuyên viên và các kỹ thuật viên nhiều kinh
nghiệm trong kỹ thuật nuôi chim yến trong nhà.
Xin chân thành cảm ơn …
Phần Một
ĐẶC ĐIỂM CỦA CHIM YẾN LÀM TỔ
Đây là loại chim yến tổ trắng C.fuciphaga, sống hoang dã trong các hang động thiên nhiên ở
các hải đảo, chỉ có ở vùng Đông Nam Á.

Chim làm tổ hoàn toàn bằng nước bọt nên chất lượng và giá trị thương mại của tổ yến cao
hơn 60-200% so với tổ của các loài chim yến tổ đen C.maxima ở Malaysia, Indonesia, Thái Lan
cho tổ yến có khoảng 90% là nước bọt và 10% là long cơ thể và tổ của chim yến Ấn Độ
C.unicolor ở Ấn Độ và Srilanca cho tổ làm bằng nước bọt gắn với khoảng 40-50% các sợi cỏ,
rêu và lông.
1.Đặc ĐIỂM SINH THÁI
Chim yến có thân dài 12-14cm, nặng 13-17 gr nhỏ hơn các loài yến khác, lông màu đen
bóng đến nâu đen hay đen ánh thép và đôi khi có lông màu nâu sáng.

Ở quần thể việt nam, chim có lông ngực xám, lông lưng có mảng sáng hơn, lưng không có
khoảng trắng, đuôi bầu, sải cánh dài 12-15 cm, khi bay cánh đập toàn bộ. Cánh nhọn dài, đuôi
ngắn gần như không chẻ. Xương cánh tay ngắn, chân ngắn có 4 ngón (3 trước, 1 sau) nên không
đi được trên mặt đất chỉ bay lượn cả ngày trong không trung. Mỏ ngắn chỉ dùng cho việc bắt mồi
côn trùng trong không khí. Khi bay, chim chớp nhẹ cánh liên tục và không bao giờ đậu trên cành
cây và dây điện.
Chim thích chơi đùa với nước.
Chim có thể sống bầy đàn hoặc sống một mình. Trong nhà yến có thể có nhiều đàn
sống chung với nhau.
Tại nơi trú ở, chim thích chỗ tối có độ sáng 0,02 lux, độ ẩm 65-80%, nhiệt độ 27-

29
0
C.
Chim yến sinh sản 2-3 lứa/năm. Tổ yến nặng 8-12g
Chim yến tự điều hòa thân nhiệt thích nghi với môi trường, Sáng sớm trước khi rời
khỏi nhà ở, chim khởi động để cho thân nhiệt tăng rồi mới bay kiếm mồi.Chiều về trước khi bay
vào nhà, chim lượn nhiều vòng ở sân tự giảm thân nhiệt.
2. CÁCH PHÂN BIỆT VỚI CHIM ÉN VÀ CHIM YẾN CỎ
Chim én nhạn sống phổ biến ở các đồng ruộng Việt Nam, lông màu đen, kích thước lớn
hơn nhưng đuôi chẻ rất sâu. Chúng bay theo kiểu chớp chớp cánh ngắt quãng bay không liên tục
và thường đậu trên cành cây, đọt tre và đặc biệt bay trên dây điện.

Chim yến cỏ có thân hình giống chim yến, cách bay lượn cũng giống chim yến. Đặc
điểm dễ nhận dạng là toàn thân màu đen tuyền nhưng trên phần đuôi có mảng trắng tiếng kêu đặc
biệt, làm tổ bằng rơm rác nên có tên gọi là yến rác, thường làm tổ trên hiên nhà, hoặc các lam gió
bên hông nhà, không có giá trị.
Hinh trang 9
Rất dễ phân biệt chim yến với chim én và chim yến cỏ là khi dùng âm thanh gọi chim
yến về, chỉ có chim yến bay lượn vòng quanh trên khu vực phát ra âm thanh, còn chim én nhạn
và yến cỏ không bay đến.
3. KHẢ NĂNG ĐỊNH VỊ TRONG BÓNG TỐI CỦA CHIM YẾN
Chim yến phát ra âm thanh gọi là âm dội để dò đường. Âm dội có hai xung liên tiếp, mỗi
xung là 1-2 ms.
Mỗi con chim yến có đỉnh tần số âm thanh khác nhau nên khi nhận được âm dội chim
có thể xác đinh âm dội của chính mình. Âm dội gặp vật cản sẽ dội lại để chim “nghe và thấy”
được vật cản trước mắt và tránh đi. Trong nhà yến tối thẳm có cả hàng ngàn con, ngàn tổ yến
cách nhau vài mm, khi chim bay về chỉ trong vài phút là đã tìm đến tổ chui vào, không va chạm
tường, cầu thang, ván ngăn. Mỗi tổ có một cấu trúc riêng biệt do đôi chim tạo ra nên sẽ cho âm
dội phản hồi đặc trưng, chỉ có chim làm ra tổ đó mới nhận biết tổ của mình.


Chim yến non chỉ biết phát âm dội khi rời tổ.
4. CHIM YẾN LÀM TỔ, ĐẺ TRỨNG VÀ CHIM NON

Chim yến 1 năm tuổi trưởng thành kết đôi sinh sản. Chim kết đôi cả đời, cả hai cùng ấp
và cùng nuôi con.
Vào tháng 3 âm lịch mỗi năm là mùa chim yến động dục sinh sản, chim làm tổ xong là
bay lượn kêu ríu rít liên tục trong nhiều giờ và khoảng 10 ngày sau là chim đẻ trứng trong tổ.
Chim làm tổ về đêm vì ngày đi kiếm ăn, tổ do chim đực xây dính vào thành tường hay
ván gỗ.
Đôi chim yến chọn một chỗ thích hợp trên vách tường hay trên tấm ván để xây tổ. Vị trí
này được giữ cố định trong suốt cuộc đời của đôi chim nếu không có các biến động môi trường
hay người bạn chim bị chết.
Chim yến xây tổ bằng nước bọt tiết ra từ tuyến bọt nằm dưới lưỡi. Cặp tuyến này phát
triển lớn trong thời gian làm tổ, có kích thước cực đại vào tháng 2-3 và thấp nhất vào tháng 8-10
sau đó xẹp xuống bình thường. Nước bọt gặp không khí khô lại sau 2-3 giờ.
Trong khi đẻ trứng, chim vẫn tiếp tục làm tổ có thể cao thêm 1-2 mm.
Một đêm chim làm được khoảng 1mm mép tổ với khoảng 0,13-15 gr nước bọt tiết ra.
Tổ chim làm lần đầu nặng 7-15gr, lần hai nặng 5-10gr và các lần sau thì nhỏ nhẹ dần.
Chim yến đẻ vào lúc 2-4 giò sáng. Trứng thứ hai đẻ sau trứng thứ nhất 3 ngày và có thể tới
ngày thứ 6 nhưng thời gian trúng nở chỉ cách nhau 1,6 ngày tối đa là 4 ngày vì sau khi đẻ lần thứ
2 chim mới ấp. Chỉ có 72,6% số tổ có 2 trứng, 22,1% số tổ có 1 trứng, 6% số tổ không trứng.
Nhiệt độ ở tổ ấp là 33,5-34
0
C, thời gian ấp là 26-29 ngày. Tỷ lệ trứng nở tự nhiên là 88-
89% cho lứa đẻ đầu và 73-74% cho lứa đẻ sau.
Sau 11 ngày ấp, tim phôi trứng xuất hiện, ngày thứ 15 tim phôi đập mạnh và thấy rõ.
Ở lứa đẻ lần đầu, chim non rời tổ vào ngày thứ 43 sau khi nở, còn ở lứa thứ hai thì phải 45-
47 ngày tuổi khi long cánh sơ cấp thứ 7 mọc hoàn chỉnh và trọng lượng cơ thể chim non là 14,4-
14,7gr.


5.TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CHIM YẾN LÀM TỔ
Môi trường chung quanh có tác động rất lớn đến đời sống của chim yến.
- Nhiệt độ ảnh hưởng vùng sinh sống
Viêt Nam có 2 vùng khí hậu. Miền Bắc (từ vĩ tuyến 17 N trở ra) có mùa Đông lạnh và ẩm
không thuận lợi cho chim yến sinh sống, vào cuối mùa Xuân và trong mùa Hè có một số chim
yến bay về trú ở nhưng không đủ thời gian để làm tổ vì khí hậu trở lạnh chim phải bay đi, vùng
vịnh Hạ Long có một số chim yến trú ở. Miền Nam (Từ vĩ tuyến 17 N trở vào) chỉ có mùa mưa
và mùa khô thuận lợi cho chim yến sinh sống nên số lượng có nhiều.
Năm nào nhiệt độ từ tháng 12 đến tháng 1 xuống thấp dưới 18
0
C thì chim chậm làm tổ.
- Lượng mưa ảnh hưởng đến sản lượng tổ
Mưa làm các loại thực vật sinh trưởng tốt, cô trùng sinh sống phát triển tăng lượng mồi ăn
cho chim. Mồi ăn dồi dào, chim sớm tích lũy năng lượng đầy đủ thành thục sinh sản. Thức ăn
đóng vai trò quyết định đến thời điểm sinh sản sớm hay muộn và sản lượng tổ.

- Gió ảnh hưởng đến tốc độ làm tổ của chim

Tốc độ gió ảnh hưởng đến việc làm tổ
Gió lớn chim phải bay nhiều và mạnh hơn để bắt mồi vì côn trùng bị gió phân tán, chim dễ
bị đói vì năng lượng không bù đắp nên không còn đủ năng lượng để làm tổ.
Gió cấp 6 trở ên chim yến ngưng làm tổ.

Trong khu vực chim ở bị gió bão mưa lớn, chim tự điều chỉnh thời điểm đi kiếm mồi ăn như
đi sớm hơn hay chờ lúc gió bão hay mưa suy yếu và về nơi ở sớm hơn khi thời tiết thuận lợi.
- Vi khí hậu ảnh hưởng đến chim sinh sống và chất lượng tổ
Trong nơi ở nếu hàm lượng oxy chỉ có 14-15%, đổ ẩm thấp dưới 60% số chim ở sẽ ít đi và
tổ dễ bị rộp chân bị rơi, nếu hàm lượng oxy 19-20% số chim ở và làm tổ nhiều, độ ẩm cao trên
65% giúp tổ yến dính chắc.


PHẦN HAI

SỐ LƯỢNG CHIM YẾN VÀ TỔ YẾN Ở VIỆT NAM

1. XÁC ĐỊNH SỐ LƯỢNG CHIM YẾN VÀ TỔ TẠI VIỆT NAM
Các nhà Điểu học Việt nam và trên thế giới đã thống kê là ở Việt Nam vào năm 1996
có khoảng 186 con chim yến tổ đen và 750.000 con chim yến tổ trắng trong tổ số các loài chim
yến cho tổ ăn được là 22.000.000 con gồm 8.000.000 cn chim yến tổ trắng và 14.000.000 con
chim tổ đen sống ở vùng Đông Nam Á.
Sản lượng tổ yến khai thác thiên nhiên của Việt Nam vào năm 1996 là 3.658 kg,
trong đó Khánh Hòa khoảng hơn 2 tấn còn lại là của Bình Định, Phú Yên, Đà Nẵng, Quảng Nam
và các tỉnh khác.

2. SỐ LƯỢNG CHIM YẾN CHẾT MỖI NĂM

Tuổi thọ của chim yến có thể là 10 năm nhưng tuổi thọ trung bình chỉ khoảng 3,3 năm.
Các nhà Điểu học đã nghiên cứu xác định tỷ lệ tử vong của lứa chim non mới ra đời
trong năm đầu là 50%.
Các nhà Điểu học đã nghiên cứu trong 10 năm 1982-1992 tại Khánh Hòa và kết luận
là tỷ lệ tử vong hàng năm của chim yến ở Việt Nam là 18-22%.
3.TỶ LỆ TĂNG ĐÀN CỦA CHIM YẾN
Căn cứ vào các số liệu thu thập được trong nhiều năm của chim yến ở Việt Nam, các nhà
khoa học dã xác định được các tỷ lệ: tỷ lệ tử vong là 20%/năm, tỷ lệ sinh sản thành công của lứa
sau là 60%, mỗi đôi yến cho ra 1,2 con/năm, tỷ lệ tăng số tổ năm sau là 6-8%, tỷ lệ chim yến non
trẻ bị chết trong năm đầu là 50%, tỷ lệ tăng đànlà 10,3-13,2% mỗi năm.
Khi nghiên cứu tỷ lệ chim non chết ở năm đầu tiên, các nhà khoa học đã phát hiện là hầu
hết chim non trẻ sau khi rời tổ rất ít và không quay lại nơi chúng sinh ra mà tìm đến nơi ở mới.
Nơi ở mới của số chim tăng đàn này có thể là các nhà yến cũ và nhà yến mới xây.
4. SỐ LƯỢNG CHIM YẾN CÓ THỂ VÀO Ở TRONG CÁC NHÀ YẾN


Vào năm 1996, các nhà khoa học đã kết luận tỷ lệ tăng đàn của chim yến Việt Nam là
10,3%-13,2%/ năm, tỷ lệ này thay đổi tùy từng vùng và quản lý bảo dưỡng trứng và chim non.
Việc quản lý khai thác tổ yến thiên nhiên của các công ty ở Đà Nẵng, Bình Đinh và
Khánh Hòa hiện nay tốt và hoàn thiện hơn. Chim yến nuôi trong nhà thì được sự chăm sóc và
bảo vệ nên tốc độ tăng đàn có chiều hướng tốt nên cao hơn 10,3%, và vì còn tùy thuộc cân bằng
sinh thái-môi trường và các yếu tố khác nên không thể cao hơn 13,2%/ năm.
Chọn mức tăng đàn là 11,75% và tỷ lệ này không tăng giảm trong suốt thời gian từ năm
1997-2010, số lượng chim yến có thể có ở Việt Nam vào năm cuối năm 2010 là 3.349.411 con.
Căn cứ sản lượng tổ yến khai thác thiên nhiên năm 2010, Khánh Hòa thu 3.120 kg tổ yến
và các tỉnh khác khoảng 2.500 kg tăng gần gấp đôi so với năm 1996 nên có thể ước phỏng là có
khoảng 1.250.000-1.450.000 con chim yến sống hoang dã trong các hang động, khoảng
1.800.000-2.000.000 con trú ở các nhà yến trong đất liền. Lý do, vào năm 1996 khi các nhà Điểu
học xác định số chim yến sống ở Việt Nam là 750.000 con, thời điểm này chim sống trong các
nhà bỏ hoang trong đất liền còn rất ít.
Số chim yến sống ở các nhà yến trong 14 năm (1997-2010) sinh sản và phát triển thành
đàn, để đạt được số tối đa là 2.000.000 con phải do nhiều yếu tố tác động lớn của bão lụt, gió
lớn, sóng thần, động đất, hạn hán… làm môi trường thiên nhiên bị biến đổi, chim phải rời bỏ các
hang động vào đất liền. Các trận cháy rừng lớn ở Indonesia, Malaysia gây khói bụi ô nhiễm
nhiều vùng rộng lớn làm chim yến hoang dã ở 2 nước này bay dạt về trú ở Phetchaburi,
Chonburi, Hua Hin, Prachuap Khiri Khan, Chumpom, Chanthaburi, Rayong của Thái Lan, vùng
cảng Shihanoukville, Koh Kong của Campuchia và các tỉnh phía Nam của Việt Nam.
Giả định vào cuối năm 2010 số chim yến là 2.000.000 con trú ở 2.000 nhà yến, chia đều
bình quân là 1.000 chim yến trú trong một nhà, có thể cho 755 tổ yến/năm gần 6,5 kg/năm.
Các nhà chuyên môn đã ước định chỉ có 40-45% số nhà yến thành công, khoảng 20-
25% nhà yến có thu nhưng ít và có khoảng 30-35% không hiệu quả cả năm chỉ cho vài kg tổ hay
chim không về hoặc về nhưng không làm tổ bỏ đi là đúng. Số liệu này tương đối chính xác có thể
chấp nhận được.

5.TẠI SAO CÓ CÁC NHÀ YẾN KHAI THÁC KÉM HIỆU QUẢ
Số phận của khoảng 30% gần 600 nhà yến khai thác không hiệu quả qui lỗi do tốc độ tăng

đàn của chim chỉ ó 10,3-13,2%/ năm lên lượng cung chim yến non trẻ không đủ vào các nhà yến
bùng phát trong 2 năm 2009 và 2010 là không thỏa đáng vì thực tế là có hơn 96% số nhà này đều
có chim về, về ít hay nhiều, về có ở lại hay không và ở lại có làm tổ không.
Đây là nguyên nhân mang tính kỹ thuật. Chủ đầu tư và các cơ sở dịc vụ kỹ thuật nhà yến
biết rõ điều này nên đã trong các hợp đồng được ký kết không thấy ràng buộc số lượng chim yến
về ở. Chủ đầu tư và cơ sở kỹ thuật chỉ có thể chắc chắn là chim sẽ về ở nhưng số lượng bao
nhiêu và đến khi nào có chim về, vài chục hay vài trăm con thì không ai khẳng định.
Và trong thời gian đợi chờ, những sai sót được phát hiện, vật tư thiết bị kém chất lượng,
ván gỗ bị mối mọt nấm mốc và loa treble bị đứt, vận hành sai, không khí bị ẩm ướt không còn
trong lành, chim yến bỏ đi…nhiều chủ các nhà yến này đã lên tiếng “Lộc trời dễ cho mà khó lấy
’’, có người chấp nhận bỏ cuộc chơi cho tháo dỡ cải sữa lại thành nhà ở, nhà kho, một số cho sữa
chữa để duy trì.
Một số nguyên nhân có tính kỹ thuật có thể xảy ra là:
(1 ) Không điều tra kỹ nên nhà yến xây trong vùng không có hoặc có ít chim sinh sống.
(2 ) Chim về nhưng môi trường bị biến động liên tục không phù hợp chim bỏ đi.
(3) Chất lượng vật tư dụng cụ hỗ trợ kỹ thuật không đạt chuẩn hoặc lắp đặt sai, vận hành sau
một thời gian bị hỏng hóc phải sữa chữa, bị mạt gỗ chim bỏ đi.
(4) Vận hành sai gây ra nấm mốc, không khí trong nhà yến bị ô nhiễm chim bỏ đi.
Các bạn cũng có thể tham khảo tại:
/> />Hoặc liên hệ qua Email: .Tôi sẽ gửi trọn bộ 7 phần tặng bạn.

×