Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

tóm tắt hóa 12 vô cơ và hữu cơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.06 KB, 5 trang )

TĨM TẮT HOÁ HỌC 12

GV: NGŨN MINH TRIẾT

HOÁ VƠ CƠ 12
***oo***oo***
I.
DÃY ĐIỆN HOÁ CỦA KIM LOẠI :
(Li), K, Ba, Ca, Na, Mg, Al, Mn, Zn, Cr, Fe2+/ Fe, Ni , Sn, Pb, (Fe3+/Fe), H, Cu, Fe3+/ Fe2+, Ag, Hg, Pt, Au
Chiều tính KHỬ của kim loại GIẢM DẦN
Chiều tính OXI HOA của ION kim loại TĂNG DẦN
- Dạng khử càng yếu thì dạng oxi hóa càng mạnh VD: khử Fe>Cu thì oxi hóa Fe2+ - Kim loại trước Hidro tác dụng với dd axit (HCl và H2SO4 loãng) và tạo khí Hidro
- Kim loại sau Hidro không thể tác dụng với dd axit (HCl và H2SO4 loãng) để tạo khí Hidro
Chú ý: kim loại tác dụng với HNO3 và H2SO4 đặc thì khơng bao giờ tạo ra khí hidro.
 Tính chất vật lý chung: dẻo (Au), dẫn nhiệt, dẫn điện (Ag>Cu>Au>Al>Fe), Anh kim (Hg): do electron
tự do trong mạng tinh thể gây ra.
 Tính chất vật lý riêng: nhiệt độ nóng chảy (thấp nhất Hg, cao nhất là W);
khối lượng riêng (nhẹ nhất Li, nặng nhất Os); tính cứng (cứng nhất Cr, mềm nhất là Cs)
 Kim loại mạnh nhất là Cs, phi kim mạnh nhất là F
II.
ĂN MÒN KIM LOẠI :
Ăn mòn điện hoá học :
 ANOT (cực âm) là kim loại có tính khử mạnh hơn. Chúng sẽ bị ăn mòn điện hố (ăn mòn nhanh
hơn). Ln xảy ra q trình oxi hóa
 CATOT (cực dương) là kim loại có tính khử yếu hơn. Chúng sẽ khơng bị ăn mòn điện hoa (ăn
mòn chậm hơn). Luôn xảy ra quá trình khử
III.
ĐIỆN PHÂN : từ Al trở về trước trong dãy điện hố thì chỉ sử dụng ĐPNC (oxit, hidroxit , muối
halogenua) tìm từ khóa nóng chảy
 ANOT (cực dương) là nơi ion âm chạy về, xảy ra sự oxi hoa (nhường e).


Thứ tự phản ứng oxi hóa : I- , Br- , Cl- , OH- (nước), SO42- , NO3 CATOT (cực âm) là nơi ion dương chạy về, xảy ra sự khư (nhận e).
Thứ tự phản ứng khử: Ag+ , Cu2+,H+(nước), Fe2+, Zn2+
So sánh ăn mòn điện hóa và điện phân
Ăn mòn điện hóa
Điện phân
Cực âm
anot
catot
Cực dương
catot
anot
Loại phản ứng
Anot ln xảy ra q trình oxi hóa
Catot ln xảy ra q trình khử
IV.
MỢT SỚ TÍNH CHẤT RIÊNG CỦA CÁC KIM LOẠI :
1/ Chỉ có thuỷ ngân là có thể phản ứng với lưu huỳnh ở nhiệt độ thường. Còn lại thì phải đun nóng.
Chỉ có Al là có thể tan trong dung dịch baz mạnh (kiềm) như NaOH, KOH, Ca(OH)2 , Ba(OH)2
2/ KIM LOẠI KIỀM gồm Li Li, Na , K , Ca , Ba : khi phản ứng với dung dịch muối thì sẽ có 2 phương trình phản ứng : với nước trước
(giải phóng khí H2), sau đó dung dịch baz sẽ phản ứng với muối và thông thường sẽ tạo ra kết tủa hidroxit.
Các kim loại còn lại thì tuân theo qui tắc ANPHA. Hay kim loại mạnh tác dụng với dd muối của kim loại yếu
hơn
 Bảo quản kim loại kiềm bằng cách ngâm chúng chìm hồn tồn trong dầu hỏa
3/ KIM LOẠI KIỀM THỔ gồm Be Nước cứng là Nước có chứa nhiều ion Ca2+, Mg2+
 Nước có chứa ít hoặc không chứa các ion trên gọi là nước mềm.
 Làm mềm nước cứng là làm giảm nồng độ ion Ca2+, Mg2+ hoặc loại bỏ chúng hoàn toàn bằng cách tạo
thành chất kết tủa hay trao đổi ion bằng nhựa Zeolit (nhựa Cationit)



TÓM TẮT HOÁ HỌC 12
GV: NGUYỄN MINH TRIẾT
 Dùng Ca(OH)2 vừa đủ hoặc đun sôi nước để làm nước cứng tạm thời ;
 Dùng các dung dịch Na2CO3, Na3PO4 hay CO32- và PO4 3-để làm mềm tất cả các loại nước cứng.
 Sự xâm thực của nước mưa vào núi đá vôi (tạo hang động) là ; CaCO3 + CO2 + H2O  Ca(HCO3)2
Sự hình thành thạch nhũ trong hang động là : Ca(HCO3)2  CaCO3 + CO2 H2O
 Các công thức của thạch cao: thạch cao sống: CaSO4.2H2O ; CaSO4. H2O: thạch cao nung (dùng làm
phấn viết bảng, bó bột, nặn tượng) ; CaSO4 : thạch cao khan.
4/ NHÔM VÀ HỢP CHẤT: Al hóa trị III, bên ngồi đồ vật bằng nhơm có lớp oxit Al2O3 bền bảo vệ
 Cơng thức của phèn : phèn chua là có chứa Kali: K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O Hay KAl(SO4)2.12H2O,
còn lại không chứa Kali là phèn nhôm.
 Các quặng nhôm : Boxit Al2O3.2H2O ; Criolit : 3NaF.AlF3
5/ SẮT VÀ HỢP CHẤT: Muối sắt: có sắt dư hoặc đồng dư thì khơng có muối sắt III, chỉ tạo muối sắt II
 Sắt là kim loại duy nhất có tính nhiễm từ, tạo ra 2 loại hợp kim quan trọng là gang và thép là Fe-C
Trong đó cacbon trong gang là 2-5% và cacbon có trong thép là 0,01-dưới 2% về khối lượng
 Các quặng sắt : Quặng hematit đỏ : Fe2O3 khan ; Hematit nâu Fe2O3.nH2O ;
Manhetit Fe3O4 (có hàm lượng sắt nhều nhất) ; Xiđerit FeCO3 ; Pirit FeS2 (có hàm lượng sắt ít nhất)
Nhớ thật kỹ tam giác chuyển hóa giữa sắt, sắt II và Sắt III
 Sắt chỉ có tính khử trung bình/ sắt II vừa oxi hóa vừa khử/ Sắt III ưu tiên tính oxi hóa
6/ MỢT SỚ CHẤT CÓ MÀU SẮC ĐẶC TRƯNG :
- Kết tủa màu đen: là PbS và CuS
- Dung dịch của đờng có màu xanh lam, Cu(OH)2 kết tủa màu xanh lam có thể tan trong dung dịch
amoniac dư tạo thành dung dịch màu xanh đậm (Svayde).
- Fe(OH)2 : kết tủa màu trắng hơi xanh, chuyển thành kết tủa nâu đỏ trong không khí.
- Fe(OH)3 : kết tủa nâu đỏ
- Al(OH)3 : kết tủa keo trắng, có thể tan trong dung dịch NaOH dư (không tan trong dung dịch amoniac
dư).
- CrO3 : Chất rắn, màu đỏ thẫm; Cr2O3 màu lục thẫm tan trong NaOH đặc, không tan trong NaOH loãng;
- Cr(OH)3 Chất rắn , màu lục xám , không tan trong nước .

- Mg(OH)2 : kết tủa màu trắng, không tan trong baz dư.
- Khí NO không màu dễ chuyển thành khí NO2 màu nâu đỏ trong không khí.
V.
CÁC CÔNG THỨC TÍNH NHANH :
1/ Khi cho kim loại hoặc hỗn hợp kim loại tác dụng với axit HCl tạo thành muối clorua và giải phóng khí
Hidro.
mḿi clorua = mkim loại + nH2 . 71
2/ Khi cho kim loại hoặc hỗn hợp kim loại tác dụng với axit H2SO4 tạo thành muối sunfat và giải phóng khí
Hidro.
mḿi sunfat = mkim loại + nH2 . 96
3/ Khi cho muối cacbonat hoặc hỗn hợp muối cacbonat tác dụng với axit HCl tạo ra khí CO2. Thì khối lượng
muối clorua sinh ra là:
mmuối clorua = mmuối cacbonat + nCO2 . 11 HAY mḿi clorua = mḿi cacbonat + ½.nHCl . 11
4/ Khi cho muối cacbonat hoặc hỗn hợp muối cacbonat tác dụng với axit H2SO4 tạo ra khí CO2. Thì khối
lượng muối Sunfat sinh ra là:
mmuối sunfat = mmuối cacbonat + nCO2 . 36 HAY mmuối sunfat = mmuối cacbonat + nH2SO4 . 36
5/ Khi cho hỗn hợp oxit kim loại tác dụng với CO hoặc H2 (đun nóng) tạo thành kim loại (hoặc chất rắn) thì :
mkim loại hoặc mchất rắn = moxit - nCO . 16 với nO/oxit = nCO
hoặc mchất rắn = moxit - nCO2 . 16
hoặc mchất rắn = moxit - nH2 . 16
6/ Khi cho kim loại hoặc hỗn hợp kim loại tác dụng với HNO3 tạo thành muối và giải phóng các chất khí như :
N2 (giảm 10), NO(giảm 3) , NO2(giảm 1), , N2O (giảm 8), thì
a/ mmuối Nitrat = mkim loại + ne nhận . 62 = mkim loại + (10nN2 + 8nN2O + 3nNO + nNO2) . 62
(nếu có chất khí nào thì ap dụng với chất khí đó, nếu khơng tạo đầy đủ thì vẫn ap dụng được)


TÓM TẮT HOÁ HỌC 12
GV: NGUYỄN MINH TRIẾT
b/ nHNO3 = ne nhận + 2nN2 + 2nN2O + nNO + nNO2 = 12nN2 + 10nN2O + 4nNO + 2nNO2
7/ Khi cho kim loại hoặc hỗn hợp kim loại tác dụng với H2SO4 tạo thành muối và giải phóng các chất khí SO2

hoặc H2S : thì
nH2SO4 = 2 . nSO2
HOẶC nH2SO4 = 5 . nH2S
8/ Khi cho hỗn hợp oxit kim loại tác dụng dung dịch HCl. Thì khối lượng muối clorua sinh ra là:
mmuối clorua = moxit + nHCl . 27,5
9/ Khi cho hỗn hợp oxit kim loại tác dụng dung dịch H2SO4. Thì khối lượng muối sunfat sinh ra là:
Mḿi sunfat = moxit + nH2SO4 . 80
10/ Bảo toàn electron đơn gản
Số mol kim loại x Hóa Trị = 2 x số mol H2= 4 x số mol O2 = 3 x số mol NO = 2 x số mol SO2
VI.
MỘT SỐ DẠNG CÂU HỎI GIÁO KHOA THƯỜNG GẶP :
1/ Trong dãy các ion sau đây, dãy nào chứa các ion có thể cùng tờn tại trong một dung dịch thì có nghĩa là các
ion đó khi kết hợp được với nhau không tạo thành chất kết tủa hoặc chất khí . (loại trừ)
2/ Trong dãy các ion sau đây, dãy nào chứa các ion không thê cùng tồn tại trong một dung dịch THÌ có nghĩa
là các ion đó khi kết hợp được với nhau sẽ tạo thành chất kết tủa hoặc chất khí .VD: Ba2+ và SO42Thường sử dụng phương pháp loại trừ để chọn đáp án.
3/ Các chất lưỡng tính đã học : (vừa phản ứng được với axit, vừa phản ứng được với baz)
- Amino axit : NH2 - R - COOH
- Các muối : NaHCO3 , KHCO3 , NaHSO4 , KHSO4 . (NH4)2CO3 .
- Các oxit lưỡng tính : Al2O3 , Cr2O3 , ZnO , PbO , SnO .
- Các hidroxit lưỡng tính : Al(OH)3 , Cr(OH)3 , Zn(OH)2 , Pb(OH)2 , Sn(OH)2
 Khi tác dụng với dung dịch kiềm (trừ NH3) sẽ tạo thành : AlO2-, CrO2-, ZnO22-, SnO22- , PbO224/ Kim loại có cấu hình electron bất thường : Cu và Cr .
5/ Tìm PH trong dung dịch: tìm tỉ lệ [H+] dư = (n H+ - nOH- )/ V tổng = a
Nếu a=0 thì pH =7
Nếu a>0 thì pH = -log a
Nếu a<0 thì pH = 14+ log lal

I.

HOÁ HỮU CƠ 12
***oo***oo***

ESTE: C2=60; C3=74; C4=88; không no 86=C4H6O2; 100=C5H8O2

CTTQ : este đơn chức R-COO-R’ Trong đó R là gớc hidrocacbon hay H; R’ là gốc hidrocacbon
- Este no , đơn chức: CnH2nO2 ( với n2) (dành cho phản ứng đốt cháy)
CnH2n + 1 COO CmH2m + 1 (n  0, m  1) (dành cho các phản ứng trên nhóm chức)
- Tên của este:
Tên gốc R’+ tên gốc axit RCOO (đuôi “at”)
Ví dụ : CH3COOC2H5: Etyl axetat
CH2 = CH - COOCH3: metyl acrylat
- Số đồng phân este: 2n-2
;
axit cacboxylic: 2n-3
-Nhiệt độ sôi : axit > ancol > este > andehit > hidrocacbon
* Hoa tính :
1. Thủy phân trong môi trường axit: Tạo ra 2 lớp chất lỏng, là phản ứng thuận nghịch (2 chiều )
H 2SO4





to
RCOOR + H2O
RCOOH + R’OH
2. Thủy phân trong mơi trường bazơ ( Phản ứng xà phịng hóa ): Là phản ứng 1 chiều
toC
RCOOR’ + NaOH  RCOONa + R’OH
Chất rắn thu được sau phản ứng là muối RCOONa và baz dư (nếu có)
(ḾI: 68= HCOONa; 82= CH3COONa; 96=C2H5COONa; 94= muối không no (CH2=CH-COONa))
Điều chế : bằng phản ứng este hoá

Chú ý: Nhận dạng este:
* Este làm mất màu dd Br2, có khả năng trùng hợp: là este không no, chẳng hạn:


TÓM TẮT HOÁ HỌC 12

GV: NGUYỄN MINH TRIẾT
CH2= C(CH3)-COOCH3

* Este có khả năng tham gia phản ứng tráng gương: HCOOR
* Thủy phân: este X mạch hở, đơn chức:
- Sản phẩm có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. X có dạng:
H-COO-R/ hoặc R-COO-CH=CH2, R-COO-CH=CH-R/
- Hỡn hợp sản phẩm đều có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. X có dạng:
H-COO-CH=CH2, H-COO-CH=CH-R/
- Sản phẩm có 2 muối. X có dạng:
R-COO-C6H5

II.
LIPIT
Chủ yếu là chất béo: tương tự este
tristearin (C17H35COO)3C3H5 : 890 ; triolein (C17H33COO)3C3H5 : 884
;
tripanmitin (C15H31COO)3C3H5 : 806
 Tỉ lệ mol giữa chất béo với NaOH là 1:3 ; Hoặc glixerol:NaOH = 1:3
 Chú ý 3 axit béo thường gặp: axit stearic C17H35COOH; axit oleic C17H33COOH ; axit panmitic
C15H31COOH
 CB lỏng + 3H2  CB rắn
 BTKL: CB + 3NaOH  Muối + Glixerol: Tìm muối bằng BTKL CB + NaOH - Glixerol
 các axit béo là axit đơn chức, mạch dài, khơng nhánh và có số C chẵn.


III.

CACBOHIDRAT

Glu=fruct=180; Sacca=Mant=342; Tinh bột = Xenlu=162, Sobitol=182; Xentri=297
- Các chất có khả năng cho phản ứng tráng gương : Glucozơ , fructozơ , mantozơ, các andehit , axit fomic
và các este có đi là fomat (HCOO-R)
 Chú ý : axetilen hoặc các ank-1-in tác dụng với AgNO3 chỉ tạo kết tủa vàng, không là tráng bạc
- Các tỉ lệ mol cần nhớ : glucozơ C6H12O6  2Ag  2C2H5OH  2CO2
- Các dạng bài tập chủ yếu là NHÂN CHÉO và có kết hợp với hiệu suất phản ứng .
VD : tinh bột C6H10O5  glucozơ C6H12O6  2Ag  2C2H5OH  2CO2 .
162
180
216
92
88
?
?
?
?
?
 Chú ý : Tìm chất tham gia (bên trái mũi tên) : x 100/ hiệu suất
Tìm sản phẩm (bên phải mũi tên) : x hiệu suất / 100

IV . AMIN – AMNIO AXIT :
1. AMIN : C1=31; C2 = 45; C3 = 59; C4=73, anilin =93, kết tủa trắng = 330,
TÌM CƠNG THỨC: tìm tỉ lệ: sớ C : số H= nCO2 : 2nH2O
- Amin đơn chức : R-NH2 hoặc CxHyN (thường dùng trong phản ứng đốt cháy  NHÂN CHÉO )
- Amin no, đơn chức : CnH2n+3N ( n  1 )

- Gọi tên : tên gốc ankyl + AMIN ( tên gốc-chức )
- Số đồng phân của amin no, đơn chức: 2n-1 (chú ý bậc của amin: bậc 1 –NH2 ; bậc 2 –NH- ;
bậc 3 –N-)
C2H7N : 2 đồng phân (1-1-0)
C4H11N: 8 đồng phân (4-3-1)
C3H9N : 4 đồng phân (2-1-1)
C7H9N có vòng benzen: 5 đồng phân (4-1-0)
 Số mol HCl = (mmuối – mamin ) / 36,5
 So sánh tính baz của amin : dựa váo nhóm hút e và nhóm cho e
NaOH > Amin no > NH3 > Amin thơm
2 . AMINO AXIT : Gly=75; Ala = 89; Val=117; Lys = 146; Glu=147
- Amino axit : (NH2)x-R-(COOH)y  x = nHCl / namino axit ; y = nNaOH / namino axit
.
Nếu x>y dung dịch có pH >7 ( mơi trường kiềm) quỳ  màu xanh (Lys)


TÓM TẮT HOÁ HỌC 12
GV: NGUYỄN MINH TRIẾT
Nếu xNếu x=y dung dịch có pH =7 ( môi trường trung tính) quỳ không đổi màu. (Gly, Ala, Val)
Thông thường : NH2 – R – COOH  Mamino axit = R + 61
-  - Amino axit : R – CH(NH2) – COOH  Mamino axit = R + 74
o Số mol HCl = (mmuối – mamino axit ) / 36,5
o Số mol NaOH = ( mmuối – mamino axit ) / 22

V.

POLIME – VẬT LIỆU POLIME

Trong công thức: n là hệ số polime hay độ polime hóa.

 Polime có nhánh là amilo pectin; mạng khơng gian là nhựa bakelit và cao su lưu hóa
 Polime ban tổng hợp hay tơ nhân tạo gồm tơ visco và tơ axetat
 Polime thuộc loại tơ Poliamit là tơ nilon-6 ( tơ capron) 113n; tơ nilon-6,6 : 226n
 Polime thuộc loại Polime trùng ngưng là nilon-6 , nilon-6,6 , tơ lapsan , tơ enang hay nilon-7
 Polime thuộc loại Polime trùng hợp là nhựa PE; PP ; tơ Olon hay tơ Nitron ; Cao su Buna
- Số liệu quen thuộc: PE (poli etilen) : 28n ; PP (poli propilen) 42n ;
PVC : poli (vinyl clorua) 62,5n ; Cao su Buna : poli buta -1,3- dien 54n ; cao su thiên nhiên :
(poli isopren ) 68n ; nilon-6 ( tơ capron) 113n; tơ nilon-6,6 : 226n ; tơ xenlulozơ axetat : 288n
 CÁC CHẤT CÓ PHẢN ỨNG ĐẶC TRƯNG :
1. PHẢN ỨNG THỦY PHÂN: Este, chất béo, Saccarozo, mantozo, tinh bột, xenlulozo và Protein
(lòng trắng trứng = anbumin), các Polime trùng ngưng, Poliamit.
2. PHẢN ỨNG làm mất màu dd brom: ANKEN; ANKIN, ANDEHIT, GLUCOZO, MANTOZO,
Stiren, các chất không no khác.
3. Lòng trắng trứng: tác dụng với Cu(OH)2/OH tạo màu tím, tác dụng với HNO3 tạo màu vàng
4. PHẢN ỨNG với Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh (tính chất của ancol đa chức có ít nhất 2
nhóm OH liền kề): Etilen glicol, glixerol, glucozơ, fructozơ, mantozơ, saccarozơ
5. Các tên gọi của axit hữu cơ thường gặp
Axit fomic HCOOH = 46
Axit axetic CH3COOH = 60
Axit propionic C2H5COOH = 74
Axit Acrylic C2H3COOH hay CH2=CH-COOH = 72 (Đây là axit khơng no)
6. MỢT SỚ GỚC HIDROCACBON CẦN NHƠ
-CH3 : metyl = 15
C2H5- : etyl = 29
C3H7- : propyl = 43 ; CH2=CH- : vinyl= 27
-CH(CH3)2 : iso propyl = 43 ; C6H5- : phenyl = 77
; C6H5- CH2- : benzyl = 91




×