Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Ðể bệnh đại tràng co thắt không còn là nỗi phiền muộn docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.69 KB, 4 trang )




Ðể bệnh đại tràng co thắt
không còn là nỗi phiền
muộn

Viêm đại tràng co thắt (VĐTCT) là một bệnh không nguy hiểm nhưng luôn là nỗi
phiền muộn ở người cao tuổi. Theo thống kê, có tới 20% người trưởng thành mắc
hội chứng này, trong đó người cao tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất. Đây là những rối loạn
chức năng của ruột tái đi tái lại nhiều lần mà không tìm thấy các tổn thương bệnh
lý ở ruột.
Yếu tố nào gây bệnh?
VĐTCT còn gọi bệnh đại tràng chức năng, viêm đại tràng mạn tính hoặc hội chứng
ruột kích thích. Đây là một trong những bệnh tiêu hóa khá phổ biến, tại Mỹ, có tới
25% dân số mắc bệnh này; tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh vào khoảng từ 5 – 20, tỷ
lệ nữ nhiều hơn 2 - 3 lần so với nam giới. Bệnh thường xuất hiện lần đầu tiên trước
tuổi 45, sau đó trở thành mạn tính, kéo dài. Nguyên nhân gây bệnh đến nay vẫn
chưa biết rõ. Tuy vậy, nhiều nghiên cứu cho thấy có nhiều yếu tố liên quan tới rối
loạn vận động của ruột, biểu hiện là đi ngoài phân lỏng (tăng nhu động ruột) hoặc
rắn (giảm nhu động ruột) hoặc sền sệt kèm theo đau bụng quặn, nhất là lúc sáng
sớm. Các biểu hiện này liên quan tới hệ thống thần kinh trung ương và hệ thần
kinh ruột (thần kinh thực vật): sang chấn tâm lý (stress) hoặc do tác động của một
số yếu tố ngoại lai như vi sinh vật, vệ sinh an toàn thực phẩm không tốt, môi
trường sống ô nhiễm , trong đó đau bụng là triệu chứng điển hình nhất. Có thể
đau sau ăn, nhất là đau sau khi ăn một số thức ăn lạ, chua, cay, lạnh, rau sống, tiết
canh, đặc biệt đau vào lúc sáng sớm nhưng đi đại tiện xong là hết cơn đau. Đau
thường ở vùng bụng dưới rốn, đau quặn, ợ hơi, đầy bụng, trướng hơi, khó tiêu (dễ
nhầm với đau dạ dày).Trường hợp mạn tính, nhiều khi vừa đi ngoài xong, vài phút
sau đã xuất hiện cơn đau quặn bụng khác buồn đi ngoài tiếp. Đây là nỗi ám ảnh
của hầu hết người cao tuổi bị VĐTCT nên họ thường ăn uống kiêng khem quá mức


gây suy dinh dưỡng, thậm chí bị suy kiệt do thiếu nước và chất điện giải, thêm vào
đó là nỗi buồn phiền lo lắng về bệnh tật, hay cáu gắt, nổi nóng, lúc nào cũng lo đến
bệnh tật của mình. Ngoài ra, một số yếu tố cũng làm xuất hiện cơn đau là thần kinh
căng thẳng (stress), uống rượu bia, ăn chua cay.
Viêm ruột là một trong những nguyên nhân gây viêm
đại tràng co thắt.
Cho đến nay, chưa biết một cách chắc chắn nguyên nhân của bệnh VĐTCT, nhưng
có một số yếu tố thuận lợi mà người ta nghĩ đến là do viêm đường ruột bởi ăn uống
phải thức ăn không hợp vệ sinh (trong thức ăn có vi khuẩn thương hàn gây bệnh, vi
khuẩn lỵ hoặc lỵ amíp), do rối loạn nhu động ruột hoặc do dùng quá nhiều kháng
sinh đường ruột gây loạn khuẩn hoặc do rối loạn tâm thần, sang chấn tâm thần
(stress). Có nhiều người bệnh khi được hỏi về các yếu tố có liên quan đến bệnh
VĐTCT thì người bệnh cũng không thể nhớ được mình mắc bệnh vì nguyên nhân
gì là chính.
Làm gì để bệnh không còn là nỗi lo?
Phòng bệnh tốt cần đi khám bệnh càng sớm càng tốt ở chuyên khoa tiêu hóa để xác
định nguyên nhân và điều trị dứt điểm ngay từ đầu, không để bệnh trở thành mạn
tính. Vì chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho VĐTCT nên hầu hết dùng thuốc điều
trị triệu chứng, tuy có thể không làm dứt hẳn triệu chứng nhưng sẽ cải thiện tốt hơn
chất lượng cuộc sống của người bệnh. Sau một đợt điều trị, các triệu chứng lâm
sàng có thể giảm hoặc mất đi một thời gian nhưng rất dễ tái phát. Với VĐTCT,
người ta khuyên là không nên dùng kháng sinh để điều trị trừ khi có bội nhiễm vi
khuẩn đường ruột. Bên cạnh đó, bác sĩ khám bệnh và điều trị cho người bệnh cần
giải thích cho họ hiểu rõ về VĐTCT nhằm làm giảm sự lo lắng từ các triệu chứng
của chính họ, hướng dẫn họ điều trị theo đơn và tư vấn những việc làm cần thiết
trong cuộc sống hàng ngày.
Điều quan trọng là thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm tốt từ khâu sản xuất, bảo
quản đến khâu chế biến. Những loại thức ăn nào dễ gây VĐTCT thì cần tránh dùng
hoặc dùng rất hạn chế. Không nên lạm dụng gia vị, rượu, bia, chua, cay trong các
bữa ăn cũng như trong cuộc sống hàng ngày. Không ăn các loại thực phẩm còn

tươi, sống (rau sống, nem chua, nem chạo, tiết canh, gỏi cá ). Những người bị táo
bón thường xuyên, cần uống nhiều nước, ăn thêm chất xơ, rau quả tươi. Nên vận
động cơ thể hàng ngày như tập thể dục dưỡng sinh, đi bộ, chơi cầu lông tùy theo
sức và điều kiện của mình. Không nên kiêng khem quá mức sẽ dẫn đến suy dinh
dưỡng. Tinh thần luôn thoải mái, không nên quá lo lắng về bệnh của mình.
ThS.BS. Mai Hương

×