Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Ba khó khăn trong giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.51 KB, 4 trang )








Ba khó khăn trong giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

Từ năm học 2010-2011, Bộ GD-ĐT chủ trương đưa nội dung giáo dục kỹ năng
sống vào chương trình học chính khóa trong các nhà trường phổ thông, từ bậc tiểu
học đến THPT. Mục tiêu là cung cấp các năng lực tâm lý xã hội để giúp người học
có thể ứng phó với những thay đổi của xã hội, gồm các kỹ năng: tự nhận thức bản
thân, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, suy nghĩ có phán đoán Đây là một chủ
trương cần thiết, nhất là trong thời gian gần đây tình trạng bạo lực học đường ngày
càng gia tăng. Tuy nhiên trong thực tế, việc triển khai như thế nào cho hiệu quả lại
là vấn đề khó khăn.


Học sinh Trư
ờng tiểu học Kim Đồng (TP Tuy
Hòa) sinh hoạt lớp - Ảnh: M.THÚY

Thứ nhất, nếu giáo viên trẻ, mới ra trường thì làm sao có đủ kinh nghiệm để giáo
dục kỹ năng sống cho học sinh, nhất là về nội dung và phương pháp giáo dục. Để
thực hiện có hiệu quả chủ trương này, nhất thiết phải có phương pháp giảng dạy và
giáo dục hợp lý, chủ động. Nghĩa là giáo viên phải có kế hoạch, biết cách thức tổ
chức Làm sao qua các tình huống được phân tích, các trải nghiệm, qua làm việc
nhóm, thảo luận, sắm vai, phim, tranh ảnh, kể chuyện để giúp học sinh tự rút ra
những bài học, hoặc biết cách tự giải quyết trong một tình huống cụ thể và dần dần
sẽ hình thành kỹ năng. Đây là vấn đề cực kỳ khó.



Thứ hai, nếu lồng ghép vào các môn học vậy môn học nào sẽ đóng vai trò chủ đạo
để lồng ghép? Toán, Văn hay Giáo dục công dân? Nếu lồng ghép vào môn Giáo
dục công dân thì hiện môn học này đang phải “gánh” thêm quá nhiều nội dung
(như giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ môi
trường, giáo dục pháp luật, giáo dục về an toàn giao thông, giáo dục chính sách
quốc phòng ).

Thứ ba, trong một tiết học, nếu tích hợp nhiều vấn đề, nhiều nội dung, liệu có phải
cắt xén nội dung chính của tiết học hay không? Bởi theo quy định, một tiết học chỉ
có 45 phút, lỡ một giáo viên nào đó “nổi hứng” kể một câu chuyện thì chắc chắn
sau đó phải “chạy” cho kịp chương trình. Trong lúc nhiều giáo viên còn đang suy
nghĩ làm sao để tìm ra những phương pháp hiệu quả nhất để giảng dạy, nâng cao
chất lượng bộ môn thì nay lại phải đưa thêm nội dung khác vào chương trình chính
khóa, liệu họ có đủ tâm huyết để đào sâu vào một lĩnh vực mới ngoài bộ môn đảm
nhận?

Nếu không tìm ra được giải pháp hợp lý thì việc thực hiện chắc chắn chỉ mang tính
hình thức, kém hiệu quả.


×