Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

Luận văn thạc sĩ luật học-hoàn thiện pháp luật về bán đấu giá tài sản ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (332.87 KB, 85 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, cùng với cơng cuộc đổi mới tồn diện của
đất nước do Đảng ta lãnh đạo và khởi xướng, đời sống xã hội của Nhân dân
ngày càng được nâng cao, vai trò và quyền làm chủ của Nhân dân càng
được phát huy.
Với mục tiêu xây dựng một Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì
dân thì việc xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật có vai trị và ý nghĩa
vơ cùng quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội
của nước ta.
Trước đây, trong nền kinh tế kế hoạch hóa - tập trung bao cấp việc điều
hành, định hướng phát triển nền kinh tế - xã hội chủ yếu dựa trên các mệnh
lệnh hành chính, các kế hoạch chỉ tiêu của Nhà nước do vậy các giao dịch dân
sự thường ít phát sinh do đó khái niệm “bán đấu giá tài sản” còn là một khái
niệm mới mẻ và pháp luật về bán đấu giá tài sản chưa được hiểu như một chế
định trong hệ thống pháp luật của nước ta.
Tuy nhiên, kể từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (Đại hội đổi mới
của Đảng năm 1986) với việc khẳng định xây dựng nền kinh tế thị trường, có
sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN thì khái niệm “bán đấu giá
tài sản” đã dần được nhắc tới và pháp luật bán đấu giá tài sản từng bước được
ghi nhận như một chế định pháp luật trong hệ thống pháp luật nước ta. Điều
đó đã được ghi nhận và cụ thể hóa từ các Điều 452 đến Điều 454 của Bộ Luật
dân sự năm 1995.
Khi xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường thì mọi loại tài sản đều
được giao dịch mua bán trên thị trường thì đều được coi là hàng hóa. Tuy
nhiên khác với các loại giao dịch và mua bán trên thị trường, đối với lĩnh vực
bán đấu giá tài sản thì khơng phải tất cả các loại tài sản đều có thể được đem


2


ra bán đấu giá mà phải dựa trên khả năng tham gia vào giao dịch của loại tài
sản đó. Trong lĩnh vực bán đấu giá tài sản thì tài sản bán đấu giá được chia
thành 3 loại:
Một là: Tài sản không được phép bán đấu giá: Các loại thực vật, động
vật hoang dã, quý hiếm ban hành kèm theo Nghị định số 48/2002/NĐ-CP
ngày 22 tháng 4 năm 2002, các loại ma túy theo quy định Luật Phòng
chống ma túy năm 2000, Nghị định số 67/2001/NĐ-CP và Nghị định số
133/2003/NĐ-CP, các loại pháo theo quy định của Nghị định số
03/2000/NĐ-CP.
Hai là: Tài sản bán đấu giá hạn chế đối với người tham: Tài sản là
nguyên liệu thuốc lá, sản phẩm thuốc lá theo quy định của Nghị định số
76/2001/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2001, tài sản là vàng theo quy định
của Nghị định số 174/1999/NĐ-CP ngày 9 tháng 12 năm 1999 và Nghị định
số 64/2003/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2003.
Ba là: Tài sản bán đấu giá không hạn chế các đối tượng tham gia bao
gồm tất cả các loại tài sản mà pháp luật không quy định về điều kiện đối với
người mua và người bán loại tài sản đó, bao gồm tất cả các loại tài sản cịn lại
ngoài hai loại tài sản trên và được phép giao dịch theo quy định của pháp luật.
Cùng với việc ban hành Bộ Luật dân sự năm 1995 thì các quy định về
pháp luật bán đấu giá tài sản ngày càng hoàn thiện hơn, hoạt động bán đấu giá
tài sản ở nước ta đã ngày càng phát triển và từng bước đã phát huy được vai
trị, lợi thế của mình. Với những kết quả đã đạt được trong thời gian qua, hoạt
động bán đấu giá tài sản đã ngày càng được chun mơn hóa và chun
nghiệp hóa, từng bước đi vào nề nếp, qua đó đã tạo lập được một hành lang
pháp lý an toàn đối cho các giao dịch đặc biệt là những giao dịch dân sự, bảo
vệ được những quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, các tổ chức kinh tế
cũng như của công dân, tránh sự thất thốt lãng phí tài sản của Nhà nước.


3

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được lĩnh vực hoạt động bán
đấu giá tài sản ở nước ta, thời gian qua hoạt động bán đấu giá cũng đã bộc lộ
một số những hạn chế, bất cập, cụ thể:
Hiện nay, đối với lĩnh vực bán đấu giá có rất nhiều văn bản quy phạm
pháp luật cùng điều chỉnh;
Các quy định pháp luật về bán đấu giá khơng có sự đồng bộ nên hiện
nay có nhiều loại tổ chức cùng thực hiện việc bán đấu giá tài sản theo các
trình tự thủ tục khác nhau dẫn đến sự khó quản lý;
Việc quy định chức năng quản lý Nhà nước đối với hoạt động bán đấu
giá tài sản còn chưa cụ thể; sự nhận thức của các cấp, ngành và người dân
chưa được đầy đủ dẫn đến ảnh hưởng tới quyền lợi và nghĩa vụ của các chủ
thể khi tham gia quan hệ bán đấu giá nên chưa phát huy được hết những lợi
thế của lĩnh vực hoạt động này.
Xuất phát từ những lý do nêu trên việc lựa chọn đề tài luận văn thạc sỹ
Luật “Hoàn thiện pháp luật về bán đấu giá tài sản ở Việt Nam” là vấn đề
mang tính cấp thiết về cả lý luận và thực tiễn.
Qua đề tài này nhằm đánh giá thực trạng việc xây dựng và hoàn thiện
pháp luật về bán đấu giá tài sản ở Việt Nam, đồng thời nêu lên những khó
khăn, giải pháp để đảm bảo cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bán
đấu giá ở Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hồn thiện hệ thống pháp luật ở Việt Nam nói chung, pháp luật về bán
đấu giá tài sản nói riêng là một trong những việc trọng tâm của cơng tác xây
dựng và hồn thiện pháp luật của nước ta trong giai đoạn hiện nay. Trong bối
cảnh kinh tế quốc tế đang có sự hội nhập mạnh mẽ; xu hướng tồn cầu hóa
đang ngày càng diễn ra gay gắt đòi hỏi chúng ta phải xây dựng và ban hành
được cho mình những cơ chế pháp luật điều chỉnh hữu hiệu để bảo vệ được


4

các quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân cũng như của Nhà nước trong các
mối quan hệ kinh tế quốc tế.
Bán đấu giá tài sản là lĩnh vực hoạt động cịn mới mẻ và mang tính đặc
thù ở nước ta hiện nay. Qua tìm hiểu cho đến thời điểm này đã có một đề tài
luận văn thạc sỹ nghiên cứu về lĩnh vực pháp luật bán đấu giá tài sản ở Việt
Nam (việc nghiên cứu mới chỉ đến gia đoạn thi hành Nghị định số
05/2005/NĐ – CP ngày 18/01/2005 về bán đấu giá tài sản).
Ngoài đề tài nghiên cứu trên cũng đã có một số tác giả hoạt động trong
lĩnh vực pháp luật có các bài viết mang tính chuyên khảo đề cập đến khía
cạnh pháp luật về bán đấu giá tài sản ở Việt Nam ở dưới một số góc độ
khác nhau.
- Hoạt động bán đấu giá tài sản - thực tiễn và triển vọng của tác giả Đỗ
Khắc Trung (số chuyên đề tháng 10/2006).
- Một số bất cập của pháp luật về bán đấu giá tài sản của tác giả
Nguyễn Văn Mạnh (số chuyên đề tháng 10/2006).
- Những vướng mắc cần tháo gỡ trong công tác bán đấu giá tài sản của
tác giả Phạm Văn Chung (số chuyên đề tháng 10/2006).
- Những vướng mắc trong việc áp dụng hình thức đấu giá bằng bỏ
phiếu của tác giả Minh Đức (số chuyên đề tháng 11/2007).
Tuy nhiên, với tính chất là lĩnh vực hoạt động còn mới mẻ và mang tính
đặc thù, các quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản cịn chưa có sự
thống nhất và hoàn thiện nên trước yêu cầu đổi mới nền kinh tế nước ta; yêu
cầu cải cách hành chính và cải cách tư pháp, cũng như việc xây dựng, ban
hành và sửa đổi, bổ sung các Luật, Pháp lệnh trong thời gian qua như việc ban
hành Luật thi hành án dân sự năm 2008; việc sửa đổi, bổ sung một số điều của
Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002.... nên các quy định của pháp
luật về bán đấu giá tài sản cũng cần phải được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp


5

với xu thế phát triển của kinh tế - xã hội. Trước thực trạng đó, ngày 04/3/2010
Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 17/2010/NĐ - CP về bán đấu giá tài sản
thay thế Nghị định số 05/2005/NĐ - CP và Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư
số 23/2010/TT - BTP ngày 06/12/2010 hướng dẫn một số quy định của Nghị
định số 17/2010/NĐ - CP để thay thế Thông tư số 03/2005/TT - BTP nên việc
tiếp tục nghiên cứu về việc hoàn thiện pháp luật bán đấu giá ở Việt Nam càng
có ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa lý luận trong q trình xây dựng và hồn thiện
pháp luật về bán đấu giá tài sản.
Trong qua trình hồn thiện luận văn, ngoài việc tham khảo các văn
bản, các quy định pháp luật đang cịn hiệu lực thì trong q trình thực hiện
và hồn thiện đề tài này cũng cần phải tham khảo các quy định, các văn bản
pháp luật đã được thay thế, sửa đổi và bổ sung trước đó như: Pháp Lệnh thi
hành án dân sự năm 1991, Bộ Luật dân sự năm 1995, Nghị định số 86/NĐ CP ngày 31/12/1997, Nghị định số 05/NĐ - CP ngày 18/01/2005 và các văn
bản pháp luật khác có liên quan đến lĩnh vực hoạt động bán đấu giá tài sản
như: Pháp luật xử lý vi phạm hành chính năm 2002, Pháp Lệnh thi hành án
dân sự năm 2004, một số các quy định của Luật đất đai, các văn bản chỉ đạo
của các Bộ, Ngành có liên quan.
3. Mục đích của luận văn và nhiệm vụ của Luận văn.
3.1. Mục đích của Luận văn
Luận văn góp phần làm rõ hơn những vấn đề về bán đấu giá tài sản, các
quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản ở nước ta.
Phân tích thực trạng bán đấu giá tài sản; Việc xây dựng, ban hành các
quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản ở Việt Nam.
Đề xuất kiến nghị về các tiêu chí và giải pháp nhằm hoàn thiện các quy
định của pháp luật về bán đấu giá tài sản ở Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ của Luận văn
Nhằm đạt được mục đích trên, Luận văn có các nhiệm vụ sau đây:


6

Trên cơ sở phân tích một số vấn đề lý luận chung về bán đấu giá tài sản,
pháp luật về bán đấu giá tài sản để làm rõ thêm các khái niệm, đặc điểm, nội
dung, và vai trò của pháp luật về bán đấu giá tài sản ở Việt Nam.
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng, phân tích và làm rõ nguyên nhân của
những tồn tại và hạn chế của các quy định pháp luật về bán đấu giá tài sản ở
Việt Nam.
Đưa ra các quan điểm, chỉ rõ những yêu cầu khách quan địi hỏi phải
hồn thiện pháp luật về bán đấu giá tài sản và đề xuất những tiêu chí, giải
pháp để hồn thiện pháp luật về bán đấu giá tài sản ở Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu một số những vấn đề lý luận chung về pháp luật bán đấu giá
tài sản như: Khái niệm, đặc trưng, đặc điểm của bán đấu giá tài sản; pháp luật
về bán đấu giá tài sản; các nguyên tắc bán đấu giá tài sản và các hình thức bán
đấu giá tài sản.
Nghiên cứu thực trạng về bán đấu giá tài sản ở Việt Nam cũng như vai
trị, vị trí và ý nghĩa của hoạt động bán đấu giá tài sản trong đời sống kinh tế xã hội ở nước ta.
Trên cơ sở nghiên cứu đó, Luận văn vận dụng để đánh giá thực trạng và
đề xuất các phương hướng, tiêu chí và giải pháp nhằm hồn thiện pháp luật về
bán đấu giá tài sản ở Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu những vấn đề lý luận bán đấu
giá tài sản, pháp luật về bán đấu giá tài sản ở Việt Nam.
Luận văn sẽ cụ thể hố và phân tích những bất cập của cơ chế pháp luật
điều chỉnh trong lĩnh vực bán đấu giá tài sản ở Việt Nam kể từ khi Bộ Luật
dân sự năm 1995 và các quy định của pháp về bán đấu giá tài sản được ban
hành từ đó cho đến nay.


7

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận của Luận văn
Luận văn nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật; quan điểm của Đảng và Nhà
nước trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật của nước ta trong
giai đoạn hiện nay. Luận văn được thực hiện trên nền tảng lý luận về Nhà
nước và pháp luật cũng như việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật ở Việt Nam
nói chung, pháp luật về bán đấu giá tài sản nói riêng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu của Luận văn
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu của triết học duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử Mác xít như phương pháp kết hợp giữa lý luận
và thực tiễn, phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh thống kê. Luận văn
cũng sử dụng một số phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng như
nghiên cứu và rà sốt tài liệu.
6. Những đóng góp về khoa học của luận văn
Luận văn là chuyên khảo nghiên cứu có tính hệ thống và tương đối tồn
diện về bán đấu giá tài sản, pháp luật bán đấu giá tài sản cũng như q trình
xây dựng và hồn thiện pháp luật về bán đấu giá tài sản ở Việt Nam.
Góp phần làm rõ thêm những khía cạnh lý luận và thực tiễn, bổ sung những
kiến thức mới về bán đấu giá tài sản, pháp luật về bán đấu giá tài sản và vai trị
của việc xây dựng, hồn thiện pháp luật về bán đấu giá tài sản ở nước ta.
Trên cơ sở đó luận văn đưa ra những giải pháp để bảo đảm cho việc
xây dựng và hoàn thiện các quy định về pháp luật về bán đấu giá tài sản ở
Việt Nam.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
7.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn góp phần làm phong phú thêm những khía cạnh lý luận về bán
đấu giá tài sản, pháp luật về bán đấu giá tài trong điều kiện kinh tế - xã hội
nước ta hiện nay.



8
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo
phục vụ yêu cầu đào tạo, nghiên cứu và tham khảo trong việc bồi dưỡng kiến
thức nghiệp vụ cho đội ngũ những người hoạt động trong lĩnh vực bán đấu giá
tài sản ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Giải quyết những vấn đề thực tiễn trong công tác xây dựng và hồn thiện
chính sách pháp luật về bán đấu giá tài sản ở Việt Nam.
Giải quyết có hiệu quả những vấn đề phát sinh trong thực tiễn bán đấu
giá tài sản nhằm nâng cao vai trò và hiệu quả cũng như nhận thức của mọi
người, mọi cơ quan, tổ chức đối với lĩnh vực bán đấu giá tài sản.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phần nội
dung của luận văn được kết cấu gồm 3 chương, 8 tiết.


9
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN Ở VIỆT NAM
1.1. KHÁI NIỆM BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN VÀ PHÁP LUẬT VỀ
BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN Ở VIỆT NAM

1.1.1. Khái niệm về bán đấu giá tài sản
Bán đấu giá tài sản là một hình thức bán công khai một tài sản, một
khối tài sản, trong đó có nhiều người muốn mua tham gia trả giá, người trả giá
cao nhất nhưng không thấp hơn giá khởi điểm là người mua được tài sản.
Người bán đấu giá bao gồm: Doanh nghiệp bán đấu giá tài sản, Trung
tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản, Hội đồng bán đấu giá tài sản.

Xét ở một khía cạnh nhất định thì bản chất của hoạt động bán đấu giá
tài sản chính là một quan hệ giao dịch dân sự về mua bán tài sản thơng qua
hình thức đấu giá công khai nhằm bán được tài sản với giá cao nhất.
Bán đấu giá tài sản được diễn ra theo ý chí của chủ sở hữu tài sản hoặc
người được chủ sở hữu giao cho tổ chức có chức năng bán đấu giá hoặc tài
sản phải thực hiện việc bán đấu giá theo quy định của pháp luật.
Quá trình tổ chức bán đấu giá tài sản được thực hiện một cách công
khai, khách quan, trung thực, liên tục và bảo được vệ quyền, lợi ích hợp pháp
của các bên tham gia theo nguyên tắc và trình tự, thủ tục pháp luật quy định.
Người bán đấu giá tài sản có quyền yêu cầu người có tài sản cung cấp
đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin, các giấy tờ liên quan đến tài sản; Có
quyền yêu cầu người mua được tài sản phải thực hiện việc thanh toán đầy đủ
tiền mua tài sản trong thời hạn mà người bán đấu giá và người mua được tài
sản thỏa thuận hoặc theo thời hạn do người bán đấu giá quy định; Có quyền
yêu cầu người có tài sản thực hiện việc thanh tốn phí bán đấu giá tài sản và


10
các chi phí thực tế hợp lý phát sinh trong quá trình bán đấu giá tài sản theo
quy định của pháp luật.
Mua tài sản bằng hình thức bán đấu giá là một trong những căn cứ để xác
lập quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản đối với người đã mua được tài sản thông
qua hợp đồng mua bán tài sản được ký kết giữa người bán đấu giá và người mua
được tài sản bán đấu giá.
Tài sản bán đấu giá có thể là động sản, bất động sản và các quyền tài
sản được phép giao dịch theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 1 của Nghị định 17/2010/NĐ - CP thì
tài sản bán đấu giá bao gồm: Tài sản để thi hành án theo quy định của pháp
luật về thi hành án; tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị
tịch thu sung quỹ nhà nước theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm

hành chính; tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo
đảm; tài sản nhà nước được xử lý bằng bán đấu giá theo quy định của pháp
luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, tài sản là quyền sử dụng đất trong
trường hợp nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng sử dụng đất hoặc cho thuê
đất được bán đấu giá theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền,
các tài sản khác phải bán đấu giá theo quy định pháp luật.
Người có tài sản bán đấu giá là chủ sở hữu tài sản hoặc người được chủ
sở hữu tài sản ủy quyền bán tài sản hoặc cá nhân, tổ chức có quyền bán tài sản
của người khác theo quy định của pháp luật.
Người tham gia đấu giá là cá nhân, tổ chức được phép tham gia đấu
giá để mua tài sản theo quy định pháp luật. Người tham gia đấu giá phải tự
mình hoặc có thể ủy quyền bằng văn bản cho người khác thay mặt mình
tham gia đấu giá.
Người mua được tài sản bán đấu giá là người trả giá cao nhất và ít nhất
bằng giá khởi điểm thì được coi là đã chấp nhận đồng ý giao kết hợp đồng
mua bán tài sản.


11
Theo quy định của Nghị định số 05/2005/NĐ - CP: Bán đấu giá là hình
thức bán tài sản cơng khai mà có nhiều người muốn mua tham gia trả giá,
người trả giá cao nhất và ít nhất bằng giá khởi điểm là người được mua tài sản
bán đấu giá đó, người bán đấu giá là Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản
thuộc Sở Tư pháp, các Doanh nghiệp bán đấu giá và các Hội đồng bán đấu giá.
Việc bán đấu giá được thực hiện một cách công khai, khách quan và bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của các bên.
Tại Điều 3 của Nghị định 17/2010/NĐ - CP quy định về nguyên tắc bán
đấu giá đó là: Việc bán đấu giá tài sản thực hiện theo nguyên tắc cơng khai, liên
tục, khách quan, trung thực, bình đẳng, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
các bên tham gia.

Tại Luật Thương mại năm 2005 thì coi đấu giá hàng hóa là một trong
số những hoạt động thương mại cụ thể được quy định gồm 29 điều từ Điều
185 đến Điều 213. Theo đó người bán hàng tự mình hoặc có thể thuê người tổ
chức bán đấu giá thực hiện việc bán hàng hóa cơng khai để chọn người mua
trả giá cao nhất (Khoản ,1 Điều 185).
Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay hoạt động bán đấu giá đang được thực
hiện chủ yếu đối với các hàng hóa là tài sản bị kê biên để bảo đảm cho việc
thi hành án theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự; tài sản là tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ Nhà nước cịn đối với
việc mua bán hàng hóa thương mại chủ yếu vẫn là người có hàng hóa tự mình
thực hiện việc bán hàng hóa qua thỏa thuận.
Đối với tài sản Nhà nước thì việc chuyển giao tài sản để bán đấu giá
được thực hiện trên cơ sở của Luật Ngân sách Nhà nước năm 2002, Nghị định
số 60/2003/NĐ - CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân sách
Nhà nước, Thông tư số 34/2005/TT - BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn việc
xác định giá khởi điểm và chuyển giao tài sản Nhà nước để bán đấu giá,


12
Thông tư số 13/2007/TT - BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 34/2005/TT BTC quy định việc bán đấu giá chỉ liên quan đến việc xử lý tài sản Nhà nước
khi tài sản Nhà nước có quyết định bán của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Về nguyên tắc việc chuyển giao tài sản Nhà nước để bán đấu giá phải
phù hợp với các quy định hiện hành của pháp luật về quản lý tài sản Nhà nước
đã nêu ở trên và quy định tại Nghị định số 17/2010/NĐ – CP, theo đó cơ quan
có thẩm quyền xử lý tài sản phải ký hợp đồng bán đấu giá với tổ chức có chức
năng bán đấu giá.
Từ những phân tích trên, chúng ta có thể nêu lên được khái niệm về bán
đấu giá tài sản: Bán đấu giá tài là một hình thức bán tài sản cơng khai theo
phương thức trả giá lên, có từ hai người trở lên tham gia đấu giá theo nguyên
tắc và trình tự, thủ tục quy định của pháp luật. Phương thức trả giá lên là

phương thức trả giá từ thấp lên cao cho đến khi có người trả giá cao nhất.
Tuy nhiên, để làm rõ khái niệm về bán đấu giá gtài sản chúng ta cần
phải nêu và làm rõ được thế nào là tài sản để bán đấu giá? Vì theo quy định
tại Điều 163 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì tài sản bao gồm: Vật, tiền, giấy tờ
có giá và các quyền tài sản. Mặt khác tại Điều 174 Bộ luật Dân sự năm 2005
khi quy định các loại tài sản là bất động sản và động sản quy định về bất
động sản và động sản như sau:
Bất động sản là các loại tài sản bao gồm: đất đai; nhà, công trình xây
dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, cơng trình xây
dựng đó; các tài sản khác gắn liền với đất đai; các tài sản khác do pháp luật
quy định.
Động sản là những tài sản không phải là bất động sản; Điều 181 Bộ
luật Dân sự năm 2005 cũng quy định quyền tài sản là quyền trị giá được
bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu
trí tuệ.


13
Trong khi đó theo quy định tại Khoản 2, Điều 1 của Nghị định số
17/2010/NĐ - CP quy định các loại tài sản bán đấu giá chỉ bao gồm: Tài sản
để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án; tài sản là tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước theo quy
định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, tài sản bảo đảm theo quy
định của pháp luật về giao dịch bảo đảm; tài sản nhà nước được xử lý bằng
bán đấu giá theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà
nước, tài sản là quyền sử dụng đất trong trường hợp nhà nước giao đất có
thu tiền sử dụng sử dụng đất hoặc cho thuê đất được bán đấu giá theo quyết
định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các tài sản khác phải bán đấu giá
theo quy định pháp luật.
Đối với tài sản kê biên, bán đấu giá để đảm bảo cho việc thi hành án

được quy định và thực hiện theo Luật thi hành án dân sự được Quốc hội nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 14/11/2008.
Đối với tài sản bảo đảm thì thực hiện theo quy định tại Nghị định số
163/2006/NĐ - CP ngày 29/12/2006 của Chính Phủ về giao dịch bảo đảm.
Việc bán đấu giá tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo
đảm chỉ được thực hiện khi xử lý tài sản bảo đảm là động sản trong trường
hợp khơng có thỏa thuận về phương thức xử lý.
Riêng đối với tài sản bảo đảm có thể xác định được giá cụ thể, rõ ràng
trên thị trường thì người xử lý tài sản được bán theo giá thị trường mà không
phải qua thủ tục bán đấu giá (Điều 65). Về thời hạn xử lý tài sản bảo đảm là
do các bên thỏa thuận; trường hợp các bên khơng có thỏa thuận thì người xử
lý tài sản có quyền quyết định về thời hạn xử lý nhưng không được trước bảy
ngày đối với động sản và trước mười lăm ngày đối với bất động sản kể từ
ngày gửi thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm hoặc kể từ ngày đăng ký
thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm tại cơ quan đăng ký Nhà nước có


14
thẩm quyền (đối với tài sản phải đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định
của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm). Riêng đối với tài sản bảo đảm
có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị, quyền địi nợ, giấy tờ có giá,
thẻ tiết kiệm, vận đơn thì người xử lý tài sản có quyền xử lý ngay (Khoản, 2
Điều 61 và Điều 62).
Theo Nghị định số 46/2006/NĐ - CP ngày 16/5/2006 về xử lý hàng hóa
do người vận chuyển lưu giữ tại cảng biển Việt Nam thì hàng hóa bị lưu giữ
là hàng hóa do người vận chuyển bằng đường biển lưu giữ tại cảng biển Việt
Nam để bảo đảm việc thanh toán tiền cước vận chuyển, tiền bồi thường do
lưu tàu và các khoản chi phí khác liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa
bằng đường biển. Người lưu giữ là người vận chuyển có quyền lưu giữ hàng
hóa khi có căn cứ làm phát sinh quyền lưu giữ hàng hóa và người lưu giữ có

quyền bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ sau sáu mươi ngày, kể từ ngày tàu biển
đến cảng trả hàng nếu những người có lợi ích liên quan khơng thanh tốn đủ
các khoản nợ hoặc khơng có bảo đảm cần thiết khác và sau khi người lưu giữ
đã thực hiện thông báo lưu giữ hàng hóa. Trong trường hợp hàng hóa bị lưu
giữ thuộc loại mau hỏng, có khả năng gây ơ nhiễm mơi trường, có ảnh hưởng
tới quốc phịng an ninh hoặc việc ký gửi hàng hóa bị lưu giữ quá tốn kém so
với giá trị thực tế của hàng hóa thì người vận chuyền có quyền căn cứ theo
tính chất đặc điểm tự nhiên của hàng hóa và khả năng tài chính của mình để
xử lý hàng hóa bị lưu giữ sớm hơn thời gian quy định nhưng vẫn phải thực
hiện các công việc thơng báo lưu giữ hàng hóa. Hàng hóa bị lưu giữ thuộc
loại cấm nhập khẩu hoặc cấm lưu thông trên lãnh thổ Việt Nam được xử lý
theo quy định của pháp luật.
Người lưu giữ có quyền ký hợp đồng bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ
với người bán đấu giá là Doanh nghiệp bán đấu giá tài sản, Trung tâm dịch
vụ bán đấu giá tài sản theo quy định tại các Điều 14 và Điều 15 của Nghị


15
định số 17/2010/NĐ - CP. Thủ tục bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ được
thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.
Theo quy định Luật quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước số 04/2008/L CTN ngày 12/6/2008 quy định: Luật này chỉ điều chỉnh đối với những tài sản
Nhà nước phục vụ hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị như: Trụ sở làm
việc, tài sản khác gắn liền với đất, quyền sử dụng đất đối với đất dùng để xây
dựng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp; máy móc, phương tiện vận
tải, trang thiết bị làm việc.
Đối với tài sản Nhà nước là tiền, hàng hóa, vật tư, tài sản dự trữ quốc
gia tại cơ quan, đơn vị, tổ chức; tài sản là đất đai tài nguyên thiên nhiên,
vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp, tài sản thuộc kết cấu hạ tầng
phục vụ lợi ích công cộng, lợi ích quốc gia, tài sản được xác lập quyền sở
hữu của nhà nước thì việc quản lý, sử dụng được thực hiện theo quy định

của pháp luật có liên quan như Luật Đất đai, Pháp lệnh dự trữ quốc gia,
Luật Doanh nghiệp.
Việc bán tài sản Nhà nước được thực hiện trong các trường hợp khơng có
nhu cầu sử dụng hoặc việc sử dụng khơng có hiệu quả. Việc bán tài sản Nhà
nước được thực hiện công khai, theo cơ chế thị trường. Đối với việc bán tài sản
Nhà nước là trụ sở làm việc hoặc tài sản khác gắn liền với đất được thực hiện
theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1.1.2. Pháp luật về bán đấu giá tài sản
Hệ thống pháp luật nói chung được hiểu là tổng thể các quy phạm pháp
luật, văn bản pháp luật có mối liên hệ mật thiết và thống nhất với nhau, được
phân định thành các bộ phận như (ngành luật, chế định pháp luật) và được thể
hiện trong các văn bản pháp luật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban
hành theo những hình thức, thủ tục luật định. Theo đó, hệ thống pháp luật bao
gồm hệ thống cấu trúc bên trong và hệ thống cấu trúc bên ngoài.


16
Hệ thống cấu trúc bên trong: Là tổng thể các quy phạm pháp luật có
mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau, được phân chia thành các ngành luật,
mỗi ngành luật lại được tạo nên bởi một bộ phận các quy phạm pháp luật có
sự thống nhất nội tại, có chung đối tượng và phương pháp điều chỉnh. Trong
mỗi bộ phận quy phạm pháp luật lại được phân bổ thành những bộ phận nhỏ
hơn hợp thành các chế định pháp luật và mỗi chế định pháp luật lại được hình
thành từ các quy phạm pháp luật.
Hệ thống cấu trúc bên ngoài: Là tổng thể các văn bản quy phạm pháp
luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự luật định
nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản quan trọng. Hệ thống cấu trúc bên
ngoài được phân định thành các văn bản luật và văn bản dưới luật
Theo quan niệm này, pháp luật về bán đấu giá tài sản chưa phải là một
ngành luật độc lập có phạm vi điều chỉnh và đối tượng điều chỉnh riêng biệt.

Mặc dù pháp luật về bán đấu giá tài sản cũng bao gồm tổng thể các quy phạm
pháp luật, điều chỉnh các quan hệ xã hội về bán đấu giá tài sản được thể hiện
trong các văn bản pháp luật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành và
có mối quan hệ thống nhất trong hệ thống pháp luật.
Tuy nhiên, do đặc điểm của loại tài sản được đưa ra bán đấu giá theo
cách phân định của pháp luật, mà pháp luật về bán đấu giá tài sản không
thuộc một ngành luật chuyên biệt nào. Các quy định của pháp luật về bán đấu
giá nằm rải rác trong các quy định của luật, pháp lệnh, nghị định như: Luật
Dân sự, Luật Thương mại, Luật Đăng ký giao dịch đảm bảo, Luật Kinh doanh
bất động sản, Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, Luật thi hành án dân sự,
Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, Quyết định về việc ban hành quy chế
đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê
đất, Nghị định về xử lý hàng hoá do người vận chuyển lưu giữ tại cảng biển
Việt Nam. Từ những quy định của pháp luật, cần thấy rằng pháp luật về bán


17
đấu giá tài sản vừa đang là những quan hệ bổ trợ tư pháp giúp cho hoạt động
của các cơ quan hành chính nhà nước, các cơ quan tư pháp thực hiện nhiệm
vụ của mình trong xử lý các tài sản để thi hành án dân sự, tịch thu sung cơng
quỹ nhà nước, trong các khoản bồi hồn, tiền phạt hoặc bán tài sản Nhà nước
vừa là các quan hệ pháp luật về giao dịch dân sự khi cá nhân, tổ chức có yêu
cầu bán đấu giá tài sản thuộc sở hữu của họ.
Tại Điều 1, Nghị định số 17/2010/NĐ - CP quy định phạm vi điều chỉnh
đó là: Quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản, người bán
đấu giá tài sản và quản lý nhà nước đối với hoạt động bán đấu giá tài sản.
Về đối tượng điều chỉnh của pháp luật bán đấu giá tài sản thì tại các
Điều 15, Điều 16, Điều 19 và Điều 20 của Nghị định này đã quy định rõ đó là:
Doanh nghiệp bán đấu giá tài sản, Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản, Hội
đồng bán đấu giá tài sản cấp huyện và Hội đồng bán đấu giá tài sản trong

trường hợp đặc biệt. Do đó, pháp luật về bán đấu giá hiện nay so với các quy
định pháp luật nói chung cịn chưa hợp lý, nhất là về nội dung pháp luật; hình
thức pháp luật và tổ chức thực hiện của hệ thống pháp luật này.
Tuy nhiên, xem xét pháp luật về bán đấu giá trong mối quan hệ với các
ngành luật của hệ thống pháp luật Việt Nam có thể đưa ra khái niệm về pháp
luật về bán đấu giá tài sản như sau: Pháp luật về bán đấu giá tài sản là toàn
bộ các quy phạm pháp luật điều chỉnh lĩnh vực bán đấu giá tài sản bao gồm
những quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản, người
bán đấu giá và quản lý nhà nước đối với hoạt động bán đấu giá tài sản do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Điều cần thấy rằng, khung pháp luật về bán đấu giá tài sản ở nước ta
đang trong quá trình hình thành chưa thể tạo thành một trật tự pháp luật đầy
đủ và ổn định. Chưa có một văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao như Luật
để điều chỉnh và tổ chức hoạt động bán đấu giá tài sản nhằm đưa tổ chức và


18
hoạt động này ngày càng có hiệu quả hơn trong tiến trình cải cách hành chính,
cải cách tư pháp cũng như hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần tăng cường tính
cơng khai, minh bạch và phát huy được các lợi ích kinh tế do bán đấu giá tài
sản đem lại. Với ý nghĩa đó, trong qua trình phát triển kinh tế - xã hội chúng
ta cần tiếp tục xây dựng hồn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật
về bán đấu giá tài sản nói riêng.
1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA PHÁP LUẬT BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN

Nói đến đặc điểm của pháp luật bán đấu giá chính là muốn nói đến
những dấu hiệu đặc trưng để phân biệt pháp luật bán đấu giá với những quy
phạm pháp luật và văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành khác. Ở góc độ
này chúng ta thấy pháp luật về bán đấu giá có những đặc điểm sau:
1.2.1. Pháp luật bán đấu giá tài sản được hình thành chậm hơn so

với các lĩnh vực pháp luật khác vì vậy mức độ hồn thiện cịn hạn chế
Pháp luật về bán đấu giá tài sản ở Việt Nam được hình thành và phát
triển từ việc bán đấu giá tài sản để thi hành án dân sự, bởi lẽ các quy định về
bán đấu giá tài sản được xuất hiện đầu tiên trong pháp luật về thi hành án dân
sự (Khoản 1, Điều 28 của Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1989). Do vậy
số lượng văn bản pháp luật về bán đấu giá tài sản cịn ít, chủ yếu là trong lĩnh
vực thi hành án dân sự và trong lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính.
Những văn bản pháp luật về bán đấu giá tài sản chỉ có hình thức pháp
lý là văn bản dưới luật hoặc được quy định dưới các hình thức là các chế định
pháp luật trong các văn bản luật chuyên ngành. Chẳng hạn như Nghị định số
05/2005/NĐ - CP ngày 18 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về bán đấu giá
tài sản và được thay thế bằng Nghị định số 17/2010/NĐ - CP ngày
04/03/2011; Chế định pháp luật về đấu giá hàng hóa theo quy định của Luật
Thương mại năm 2005; Chế định pháp luật về bán đấu giá tài sản theo quy
định của Bộ luật Dân sự năm 2005; Các quy định về bán đấu giá trong Luật


19
thi hành án dân sự năm 2008 từ đó dẫn đến các văn bản của pháp luật bán đấu
giá có sự tản mạn, phức tạp và chưa có tính hệ thống.
Trong công cuộc đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế nhiều văn bản pháp
luật trên nhiều lĩnh vực cũng có liên quan đến lĩnh vực bán đấu giá tài sản
như: Luật đất đai năm 2003 (sửa đổi), Luật đăng ký giao dịch bảo đảm năm
2005, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2006, Luật quản lý, sử dụng tài sản
nhà nước năm 2008.... Từ đặc điểm này của pháp luật về bán đấu giá tài sản
cho thấy sự cần thiết phải có các giải pháp để bảo đảm cho pháp luật về bán
đấu giá tài sản phát triển trở thành một lĩnh vực pháp luật có đầy đủ các quy
định có tính thống nhất cao đáp ứng các u cầu điều chỉnh các quan hệ pháp
luật về bán đấu giá tài sản đảm bảo sự linh hoạt và phong phú, trải rộng trên
nhiều lĩnh vực.

1.2.2. Đối tượng điều chỉnh của pháp luật về bán đấu giá tài sản có
những đặc điểm riêng được hình thành và tồn tại trong quá trình bán
đấu giá tài sản
Về chủ thể bán đấu giá tài sản: Pháp luật về bán đấu giá quy định về
người bán đấu giá tài sản (chủ thể thực hiện việc bán đấu giá) rất rộng gồm:
Doanh nghiệp bán đấu giá tài sản, Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản, Hội
đồng bán đấu giá tài sản cấp huyện và Hội đồng bán đấu giá trong trường hợp
đặc biệt.
Doanh nghiệp bán đấu giá tài sản được tiến hành kinh doanh dịch vụ
bán đấu giá tài sản khi có đủ các điều kiện sau đây: Có đăng ký kinh doanh
dịch vụ bán đấu giá tài sản; người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp
phải là Đấu giá viên; Có cơ sở vật chất và trang thiết bị bảo đảm cho việc thực
hiện bán đấu giá tài sản.
Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập. Mỗi tỉnh, thành


20
phố trực thuộc Trung ương chỉ được phép thành lập một Trung tâm và giao
cho Sở chun mơn có chức năng quản lý Nhà nước về công tác bán đấu giá
tài sản ở địa phương trực tiếp quản lý (hiện nay ở các địa phương là do Sở Tư
pháp quản lý). Trung tâm dịch vụ bán đấu giá là đơn vị sự nghiệp có thu, có
tư cách pháp nhân. Giám đốc Trung tâm phải là đấu giá viên, Trung tâm có
nhiệm vụ bán đấu giá tài sản để thi hành án; tài sản là tang vật, phương tiện vi
phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ Nhà nước theo quy định của pháp luật;
bán đấu giá quyền sử dụng đất theo Quyết định số 216/QĐ - TTg ngày 31
tháng 8 năm 2005 của Thủ tướng Chính Phủ. Ngồi nhiệm vụ bán đấu giá các
tài sản nói trên, Trung tâm cũng có thể ký hợp đồng với các tổ chức, cá nhân
có nhu cầu để bán đấu giá các loại tài sản khác.
Hội đồng bán đấu giá tài sản cấp huyện do Chủ tịch UBND huyện,

quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là cấp huyện) quyết định thành
lập để bán đấu giá tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch
thu theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Hội đồng bán
đấu giá tài sản cấp huyện gồm có đại diện của cơ quan có thẩm quyền quyết
định tịch thu tài sản, đại diện phịng tài chính, phịng tư pháp cấp huyện và đại
diện các cơ quan có liên quan. Khi thực hiện việc tổ chức bán đấu giá, Hội
đồng bán đấu giá tài sản cấp huyện phải ký hợp đồng với Trung tâm hoặc
Doanh nghiệp bán đấu giá để cử Đấu giá viêntham gia điều hành phiên bán
đấu giá theo quy định của pháp luật (điều hành phiên bán đấu giá phải là
Đấu giá viên).
Hội đồng bán đấu giá tài sản trong trường hợp đặc biệt được thành
lập để bán đấu giá tài sản Nhà nước, tài sản là giá trị quyền sử dụng đất có
giá trị lớn, phức tạp hoặc trong trường hợp không thuê được tổ chức bán
đấu giá chuyên nghiệp thực hiện việc bán đấu giá. Hội đồng bán đấu giá tài
sản đặc biệt gồm có đại diện của cơ quan có thẩm quyền quyết định bán


21
đấu giá tài sản, cơ quan tài chính, cơ quan tư pháp cùng cấp và đại diện các
cơ quan có liên quan.
Chủ thể tham gia mua tài sản bán đấu giá: Bao gồm các tổ chức, các
nhân có nhu cầu đăng ký mua tài sản và tham gia đấu giá theo quy định của
người bán đấu giá, như vậy chủ thể tham gia đấu giá được quy định rất rộng.
Tuy nhiên, đối với một số tài sản khi được đem ra bán đấu giá thì chủ
thể tham gia mua đấu giá bị pháp luật hạn chế và khi tham gia đấu giá các chủ
thể này phải đáp ứng được một số những điều kiện nhất định theo quy định
của pháp luật (tham gia đấu giá thuốc là và các sản phẩm từ thuốc lá, đấu giá
những tài sản có giá trị đặc biệt).
Quan hệ giữa người bán đấu giá và người mua được tài sản bán đấu giá
được thiết lập bằng quan hệ hợp đồng, đây là một trong những cơ sở để chứng

minh quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản của người mua
được qua bán đấu giá và là cơ sở pháp lý quan trọng để các cơ quan quản lý
Nhà nước có thẩm quyền làm căn cứ thực hiện việc đăng ký chuyển quyền sở
hữu, quyền sử dụng tài sản cho người mua (đối với các tài sản phải đăng ký
quyền sở hữu theo quy định pháp luật).
1.2.3. Nội dung của pháp luật bán đấu giá tài sản bao gồm hai bộ
phận là luật vật chất và luật nội dung, nó vừa có tính chất độc lập và vừa
có tính chất giao thoa có liên quan đến các lĩnh vực khác nhau
Các quy định luật vật chất của pháp luật bán đấu giá tài sản gồm quy
định về chủ thể thực hiện việc bán đấu giá tài sản, chủ thể tham gia đăng ký
mua tài sản bán đấu giá, chủ thể có tài sản bán đấu giá và chủ thể có quyền
bán đấu giá tài sản; quyền lợi và nghĩa vụ của các chủ thể khi tham gia quan
hệ mua bán tài sản bán đấu giá; quản lý nhà nước về bán đấu giá và chức
năng, nhiệm vụ của các cơ quan Nhà nước trong việc quản lý hoạt động bán
đấu giá tài sản.


22
Các quy định luật hình thức của pháp luật bán đấu giá tài sản gồm quy
định về nguyên tắc, trình tự thủ tục bán đấu giá tài sản; trình tự, thủ tục thông
báo và niêm yết việc tổ chức bán đấu giá tài sản; trình tự, thủ tục đăng ký mua
tài sản bán đấu giá; trình tự, thủ tục tổ chức phiên bán đấu giá; trình tự thủ tục
mở phiên bán đấu giá; trình tự, thủ tục giao nhận tài sản bán đấu giá.
Pháp luật về bán đấu giá tài sản vừa có tính chất độc lập tương đối, vừa
có tính chất giao thoa liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau do tính chất và
đối tượng của các loại tài sản được bán đấu giá bao gồm nhiều loại tài sản
thuụoc phạm vi điều chỉnh của nhiều ngành luật khác nhau như: Tài sản để thi
hành án theo quy định của pháp luật thi hành án; tài sản là tang vật phương
tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ Nhà nước theo quy định của
pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; tài sản bảo đảm được xử lý bằng bán

đấu giá theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm; tài sản là quyền sử
dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai; tài sản của Nhà nước được xử lý
bằng bán đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng tài
sản Nhà nước; tài sản của các tổ chức, cá nhân có nhu cầu bán đấu giá; các
loại tài sản khác theo quy định pháp luật.
Như vậy, pháp luật về bán đấu giá tài sản vừa mang tính chất của quan
hệ bổ trợ tư pháp vừa mang tính chất của quan dân sự và do tính chất đặc thù
đó nên các quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản được nằm rải rác ở
nhiều lĩnh vực và chuyên ngành luật khác nhau, như: Luật đất đai, Luật quản
lý và sử dụng tài sản Nhà nước, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính, Luật
thi hành án dân sự
1.3. NỘI DUNG PHÁP LUẬT BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN

Nội dung của pháp luật bán đấu giá tài sản bao gồm hệ thống quy phạm
pháp luật quy định về các nguyên tắc, trình tự, thủ tục bán đấu giá, các hợp
đồng bán đấu giá tài sản và quản lý nhà nước đối với hoạt động bán đấu giá


23
tài sản. Những nội dung trên được pháp luật quy định hoặc do thỏa thuận của
các bên về quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý được thể hiện bằng những
hình thức cụ thể đó là hợp đồng bán đấu giá tài sản và hợp đồng mua bán tài
sản bán đấu giá.
1.3.1. Trình tự, thủ tục bán đấu giá
Sau khi thực hiện việc giao kết hợp đồng với cơ quan, đơn vị hoặc cá
nhân có nhu cầu bán đấu giá tài sản, Trung tân hoặc Doanh nghiệp thực hiện
việc niêm yết thông báo bán đấu giá tài sản tại nơi có tài sản bán đấu giá,
UBND xã, phường nơi có tài sản bán đấu giá và trụ sở của Trung tâm hoặc
Doanh nghiệp bán đấu giá. Đồng thời với việc niêm yết thông báo, Trung tâm
hoặc Doanh nghiệp phải thông báo cơng khai ít nhất 02 lần trên các phương

tiện thông tin đại chúng đối với tài sản bán đấu giá là bất động sản hoặc động
sản có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên.
Tổ chức, cá nhân có nhu cầu mua tài sản bán đấu giá phải mua hồ sơ
đăng ký tham gia đấu giá và nộp phí tham gia đấu giá, tiền đặt trước đăng
ký mua tài sản theo quy định. Khi tham gia đăng ký mua tài sản bán đấu
giá người đăng ký phải xuất trình chứng minh nhân dân (đối với cá nhân),
giấy giới thiệu (đối với tổ chức), giấy ủy quyền (nếu cá nhân, chủ Doanh
nghiệp đã nộp đơn đăng ký mua đấu giá nhưng không trực tiếp tham gia
phiên đấu giá).
Hết thời hạn thông báo công khai theo quy định, Trung tâm hoặc Doanh
nghiệp bán đấu giá tài sản lập và chốt danh sách người tham gia đấu giá và tổ
chức phiên bán đấu giá theo quy định. Tại phiên bán đấu giá sau khi những
người đăng ký mua tài sản tham gia trả giá, kết thúc phiên bán đấu giá tài sản
Trung tâm hoặc Doanh nghiệp bán đấu giá công bố công khai người mua
được tài sản bán đấu giá và thực hiện việc thiết lập hợp đồng mua bán tài sản
bán đấu giá với người trúng đấu giá theo quy định.


24
1.3.2. Hợp đồng bán đấu giá tài sản
Hợp đồng bán đấu giá tài sản: Là sự thoả thuận giữa bên có tài sản bán
đấu giá và Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản hoặc doanh nghiệp bán đấu
giá tài sản, hợp đồng bán đấu giá tài sản phải được thể hiện và ký kết bằng
văn bản giữa các bên. Nội dung của hợp đồng quy định về trách nhiệm, quyền
hạn và nghĩa vụ của bên có tài sản bán đấu giá, bên bán đấu giá và các quy
định liên quan đến người thứ ba.
Chủ thể tham gia hợp đồng bán đấu giá tài sản: Một bên là tổ chức, cá
nhân có yêu cầu bán đấu giá tài sản, bên kia là Trung tâm dịch vụ bán đấu giá
tài sản hoặc Doanh nghiệp bán đấu giá tài sản.
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 25 Nghị định số 17/2010/NĐ - CP thì

hợp đồng bán đấu giá tài sản phải được lập thành văn bản và có các nội dung
chủ yếu sau đây: Họ, tên, địa chỉ của người có tài sản bán đấu giá; tên, địa chỉ
của người bán đấu giá tài sản; Thời hạn, địa điểm bán đấu giá tài sản; Liệt kê,
mô tả tài sản bán đấu giá; Giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá; Thời hạn, địa
điểm, phương thức giao tài sản để bán đấu giá; Việc thanh toán tiền bán tài
sản trong trường hợp bán đấu giá thành; Các chi phí thực tế, hợp lý cho việc
bán đấu giá tài sản; Quyền, nghĩa vụ của các bên; Trách nhiệm do vi phạm
hợp đồng; Các thoả thuận khác.
1.3.3. Hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá
Hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá: Là sự thoả thuận giữa người
bán đấu giá tài sản là Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản hoặc Doanh
nghiệp bán đấu giá tài sản hoặc Hội đồng bán đấu giá tài sản và người mua
được tài sản bán đấu giá. Nội dung của hợp đồng này chủ yếu quy định trách
nhiệm, quyền và nghĩa vụ của người đấu giá và người mua được tài sản bán
đấu giá. Hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá có giá trị xác nhận việc mua
bán tài sản, là cơ sở pháp lý để người mua được tài sản thực hiện việc chuyển


25
quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản bán đấu giá. Hợp đồng mua bán tài
sản bán đấu giá phải có chữ ký của đấu giá viên chịu trách nhiệm về việc điều
hành phiên bán đấu giá tài sản và chữ ký của người mua được tài sản bán đấu
giá. Đối với hợp đồng mua bán bất động sản hoặc những tài sản phải thực
hiện việc cơng chứng thì hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá còn phải có
cơng chứng viên tham dự phiên bán đấu giá và thực hiện việc công chứng
theo quy định của pháp luật. Riêng đối với tài sản bán đấu giá là bất động sản
thì cơng chứng viên nơi có bất động sản đó tham dự và thực hiện việc cơng
chứng. Đối với các tài sản bán đấu giá để đảm bảo việc thi hành án cịn có sự
tham dự của Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp để giám sát việc tổ chức
bán đấu giá.

Chủ thể tham gia hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá tài sản gồm
một bên là Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản hoặc Doanh nghiệp bán đấu
giá tài sản hoặc Hội đồng bán đấu giá và bên kia là người mua được tài sản
bán đấu giá (có thể là tổ chức hoặc cá nhân).
Nội dung của hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá phải được lập
thành văn bản và có các nội dung chủ yếu sau đây: Tên, địa chỉ của người bán
đấu giá tài sản; Họ, tên của người điều hành cuộc bán đấu giá tài sản; Họ, tên,
địa chỉ của người có tài sản bán đấu giá; Họ, tên, địa chỉ của người mua được
tài sản bán đấu giá; Thời gian, địa điểm bán đấu giá tài sản; Tài sản bán đấu
giá; Giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá; Giá bán tài sản; Thời hạn, phương
thức, địa điểm thanh toán tiền mua tài sản đã bán đấu giá; Thời hạn, địa điểm
giao tài sản đã bán đấu giá cho người mua được tài sản bán đấu giá; Trách
nhiệm do vi phạm nghĩa vụ của các bên.
Sự khác nhau giữa hợp đồng bán đấu giá và hợp đồng mua bán tài sản
bán đấu giá thể hiện ở các chủ thể tham gia của hai hợp đồng này là khác
nhau và tách biệt nhau. Tuy nhiên, giữa hai hợp đồng này chúng lại có mối


×