Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại: Phần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (725.75 KB, 138 trang )

Giáo trình
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ THƯƠNG MẠI

NHÀ XUẤT BẢN THỐNG KÊ
Hà Nội - 2015
1


2


LỜI NĨI ĐẦU
Quản lý nhà nước về thương mại có vai trò hết sức quan trọng trong
việc định hướng, điều tiết, kích thích và kiểm sốt các hoạt động thương
mại và quan hệ thị trường trong điều kiện hội nhập quốc tế. Đây là học
phần được đưa vào giảng dạy tại Trường Đại học Thương mại nhằm đáp
ứng nhu cầu đào tạo sinh viên chuyên ngành Kinh tế thương mại và một
số chuyên ngành khác thuộc khối ngành Kinh tế và Quản trị kinh doanh.
Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản, cần thiết và có
hệ thống về quản lý nhà nước đối với thương mại trong điều kiện hội
nhập kinh tế quốc tế.
Giáo trình được biên soạn dựa trên cơ sở Chương trình học phần đã
được Hội đồng khoa học và đào tạo nhà trường phê duyệt, dựa vào kết
quả nghiên cứu, giảng dạy của tập thể giáo viên và phát triển Tập bài
giảng Quản lý nhà nước về thương mại của Bộ môn Kinh tế thương mại
(Lưu hành nội bộ từ năm 2006), có tham khảo các tài liệu của các tác
giả trong và ngoài nước, cập nhật bổ sung kiến thức mới phù hợp với
quá trình đổi mới nền kinh tế và hội nhập ở nước ta.
Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại bao gồm 9 chương do
TS. Thân Danh Phúc làm chủ biên. Các chương 1, 2, 3, 4 giới thiệu tổng


quan về học phần, các kiến thức nền tảng về quản lý thương mại vĩ mô
như các khái niệm, đặc điểm, chức năng, vai trò, các nguyên tắc, phương
pháp quản lý nhà nước về thương mại, bộ máy tổ chức quản lý chuyên
ngành. Chương 5, 6, 7, 8 là các kiến thức liên quan đến các nội dung cơ
bản thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của quản lý nhà nước, các công cụ
chủ yếu nhà nước sử dụng để quản lý nhà nước về thương mại. Chương
cuối đề cập đến những vấn đề cơ bản về quan điểm, định hướng và giải
pháp đổi mới quản lý nhà nước về thương mại ở nước ta trong quá trình
hội nhập quốc tế.
3


Các tác giả biên soạn bao gồm:
1. TS. Thân Danh Phúc, Chủ biên và biên soạn các chương 1, 2, 3,
5, 7, 9.
2. PGS.TS. Hà Văn Sự, biên soạn các chương 4, 6, 8.
Bộ môn Kinh tế thương mại, Khoa Kinh tế - Luật và các tác giả xin
chân thành cảm ơn Lãnh đạo nhà trường, Hội đồng Khoa, Hội đồng
Khoa học và Đào tạo nhà trường, các đồng nghiệp đã giúp đỡ, đóng góp
ý kiến cho chúng tơi trong q trình biên soạn giáo trình này. Chúng tơi
xin phép và chân thành cảm ơn các tác giả của những tài liệu tham khảo
được sử dụng trong giáo trình.
Quản lý nhà nước về thương mại là học phần thuộc các mơn khoa
học kinh tế cịn mới mẻ. Tuy các tác giả có nhiều cố gắng trong biên
soạn, nhưng khơng tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tơi mong nhận
được những ý kiến đóng góp để hồn thiện hơn trong lần tái bản sau.
TM. BỘ MÔN KINH TẾ THƯƠNG MẠI
VÀ CÁC TÁC GIẢ

TS. Thân Danh Phúc


4


MỤC LỤC
Lời nói đầu

3

Chương 1
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU HỌC PHẦN

13

1.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA HỌC PHẦN

13

1.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU HỌC PHẦN

17

1.3. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA HỌC PHẦN

18

1.4. KẾT CẤU HỌC PHẦN

19


Chương 2
BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI

21

2.1. BẢN CHẤT VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ THƯƠNG MẠI

21

2.1.1. Một số khái niệm cơ bản

21

2.1.2. Đặc điểm cơ bản của quản lý nhà nước về thương mại

29

2.2. CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI

32

2.2.1. Chức năng định hướng phát triển thương mại thông qua cơng cụ
kế hoạch hóa

33

2.2.2. Tạo lập khung pháp lý và môi trường kinh doanh cho các chủ thể
hoạt động thương mại


34

2.2.3. Tổ chức và phối hợp các hoạt động quản lý thương mại

36

2.2.4. Lãnh đạo, điều khiển các hoạt động thương mại

37

2.2.5. Kiểm tra, giám sát các quan hệ trao đổi, các hoạt động thương mại

38

2.3. VAI TRÒ CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI

39

2.3.1. Định hướng, hướng dẫn hoạt động của các chủ thể trao đổi

39

2.3.2. Tạo lập môi trường kinh doanh và cạnh tranh

40

2.3.3. Hỗ trợ các doanh nghiệp và giải quyết các mâu thuẫn,
tranh chấp thương mại

41


5


2.3.4. Điều tiết các quan hệ thị trường, các hoạt động thương mại

42

2.3.5. Giám sát thực hiện, xử lý và điều chỉnh các giải pháp,
chính sách quản lý thương mại

44

Chương 3
CÁC NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ THƯƠNG MẠI

47

3.1. CÁC QUY LUẬT KINH TẾ VÀ SỰ VẬN DỤNG
TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI

47

3.1.1. Các quy luật kinh tế chủ yếu và sự tương tác của các quy luật đó
trong nền kinh tế thị trường

47

3.1.2. Cơ chế vận dụng các quy luật trong quản lý kinh tế


51

3.2. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ THƯƠNG MẠI

52

3.2.1. Thống nhất lãnh đạo chính trị và kinh tế, thống nhất quản lý
thương mại bằng chính sách, pháp luật, quy hoạch và kế hoạch

53

3.2.2. Tập trung và dân chủ

55

3.2.3. Kết hợp quản lý thương mại theo ngành và lãnh thổ

57

3.2.4. Kết hợp hợp lý bảo vệ, phát triển thị trường nội địa với mở cửa
thị trường và hội nhập quốc tế

59

3.2.5. Đảm bảo tính hiệu lực và hiệu quả của quản lý

61


3.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI

63

3.3.1. Phương pháp kinh tế

64

3.3.2. Phương pháp giáo dục, thuyết phục

66

3.3.3. Phương pháp hành chính

67

Chương 4
HỆ THỐNG TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI

71

4.1. CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI

71

4.1.1. Phân cấp quản lý nhà nước về thương mại

71

4.1.2. Chính phủ


76

6


4.1.3. Các cơ quan của Chính phủ

78

4.1.4. Bộ quản lý ngành

79

4.1.5. UBND các cấp

86

4.2. HỆ THỐNG TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
THEO CÁC LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI

97

4.2.1. Đối với lĩnh vực thương mại hàng hóa

97

4.2.2. Đối với lĩnh vực thương mại dịch vụ

97


4.2.3. Bộ máy quản lý thị trường

99

4.3. CÔNG TÁC CÁN BỘ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI

106

4.3.1. Vai trị của cơng tác cán bộ trong bộ máy tổ chức quản lý nhà nước
về thương mại

106

4.3.2. Đào tạo và sử dụng cán bộ trong bộ máy tổ chức quản lý nhà nước
về thương mại

109

Chương 5
NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI

115

5.1. THEO ĐỐI TƯỢNG QUẢN LÝ

115

5.1.1. Quản lý, kiểm sốt hàng hố lưu thơng và dịch vụ cung ứng
trên thị trường


115

5.1.2. Quản lý thương nhân, kiểm soát hoạt động và giao dịch thương mại
của các chủ thể kinh doanh

118

5.1.3. Quản lý và phát triển kết cấu hạ tầng thương mại

119

5.1.4. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chế độ, quy định chính sách,
pháp luật về thương mại đối với các chủ thể trao đổi hàng hóa
và dịch vụ

121

5.1.5. Đấu tranh chống buộn lậu, gian lận thương mại và kinh doanh hàng giả,
hàng cấm, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà kinh doanh, lợi ích
của Nhà nước và người tiêu dùng
122
5.1.6. Các nội dung quản lý khác

123

5.2. THEO CHỨC NĂNG QUẢN LÝ

123


5.2.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức chỉ đạo
thực thi chính sách, pháp luật đối với các lĩnh vực thương mại

7

123


5.2.2. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch,
các chương trình, dự án và kế hoạch phát triển thương mại

125

5.2.3. Ban hành các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng, cấp giấy
chứng nhận và quản lý, kiểm soát chất lượng hàng hoá trao đổi,
dịch vụ cung ứng trên thị trường

128

5.2.4. Thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến các văn bản quy phạm
pháp luật và tình hình thực thi chính sách, pháp luật đối với các
lĩnh vực thương mại

130

5.2.5. Cấp phép kinh doanh và thu hồi các loại giấy phép kinh doanh

131

5.2.6. Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý

các vi phạm pháp luật đối với các lĩnh vực thương mại

132

5.2.7. Tổ chức bộ máy quản lý, phân công trách nhiệm và phối hợp
thực thi chính sách, pháp luật đối với các lĩnh vực thương mại

133

5.3. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI
TRÊN ĐỊA BÀN LÃNH THỔ (THEO PHÂN CẤP CHO ĐỊA PHƯƠNG

133

5.3.1. Ban hành các văn bản cụ thể hóa và triển khai hướng dẫn thực thi
chính sách, pháp luật nhà nước về thương mại trên địa bàn

134

5.3.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
và chương trình dự án phát triển thương mại, thị trường của địa phương 135
5.3.3. Tổ chức bộ máy quản lý, phân cơng trách nhiệm và phối hợp
thực thi chính sách, pháp luật về thương mại trên địa bàn

135

5.3.4. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết các khiếu nại, tranh chấp thương mại
và xử lý các vi phạm quy định chính sách, pháp luật về thương mại
trên địa bàn


136

5.3.5. Nội dung quản lý khác

137

Chương 6
PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI

139

6.1. BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI

139

6.1.1. Khái niệm và phân loại

139

6.1.2. Vai trò của pháp luật về thương mại

142

8


6.2. CÁC BỘ PHẬN CẤU THÀNH KHUNG KHỔ PHÁP LÝ VỀ THƯƠNG MẠI

149


6.2.1. Hệ thống các quy phạm pháp luật quốc gia

149

6.2.2. Các định chế thương mại quốc tế

152

6.3. HOẠCH ĐỊNH VÀ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI

155

6.3.1. Xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật về thương mại

155

6.3.2. Thực thi pháp luật về thương mại.

158

6.3.3. Khung pháp lý cơ bản đối với thương mại hàng hóa và thương mại
dịch vụ ở Việt Nam

162

Chương 7
KẾ HOẠCH HÓA THƯƠNG MẠI

169


7.1. TỔNG QUAN VỀ KẾ HOẠCH HÓA THƯƠNG MẠI

169

7.1.1. Khái niệm và sự cần thiết của kế hoạch hóa thương mại

169

7.1.2. Vị trí và vai trị của kế hoạch hóa thương mại

171

7.1.3. Các nguyên tắc và nội dung của kế hoạch hóa thương mại

173

7.1.4. Quy trình kế hoạch hóa thương mại

175

7.1.5. Q trình kế hoạch hóa thương mạị

175

7.2. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI

177

7.2.1. Khái niệm chiến lược phát trển thương mại


177

7.2.2. Phân loại chiến lược phát triển thương mại

178

7.2.3. Các quan điểm và nguyên tắc cơ bản của chiến lược
phát triển thương mại

180

7.2.4. Quá trình hoạch định chiến lược phát triển thương mại

181

7.3. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI

183

7.3.1. Khái niệm quy hoạch phát triển thương mại

183

7.3.2. Phân loại quy hoạch phát triển thương mại

184

7.3.3. Căn cứ và nguyên tắc cơ bản của quy hoạch phát triển thương mại.

185


7.3.4. Phương pháp dự báo trong quy hoạch phát triển thương mại

186

9


7.4. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI 5 NĂM VÀ HÀNG NĂM

189

7.4.1. Khái niệm kế hoạch phát triển thương mại 5 năm và hàng năm

189

7.4.2. Nhiệm vụ và yêu cầu

190

7.4.3. Nội dung và phương pháp xây dựng kế hoạch 5 năm, hàng năm

191

7.4.4. Tổ chức thực hiện kế hoạch 5 năm và hàng năm

193

7.5. ĐỔI MỚI CÔNG TÁC KẾ HOẠCH HĨA THƯƠNG MẠI


193

7.5.1. Sự cần thiết đổi mới cơng tác kế hoạch hóa thương mại

193

7.5.2. Những xu hướng đổi mới cơng tác kế hoạch hóa thương mại

194

Chương 8
CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI

199

8.1. TỔNG QUAN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI

199

8.1.1. Khái niệm, vai trị của chính sách quản lý nhà nước về thương mại

199

8.1.2. Nguyên tắc cơ bản của chính sách quản lý nhà nước về thương mại

206

8.1.3. Phân loại chính sách quản lý nhà nước về thương mại

209


8.1.4. Đặc điểm và vai trị một số chính sách kinh tế, thương mại chủ yếu

212

8.2. MỘT SỐ QUY ĐỊNH CƠ BẢN TRONG CHÍNH SÁCH
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

221

8.2.1. Quy định chính sách về hàng hóa, dịch vụ được phép kinh doanh
và cấm kinh doanh

221

8.2.2. Quy định chính sách đối với thương nhân, thương quyền

225

8.2.3. Quy định chính sách xúc tiến thương mại

228

8.2.4. Quy định chính sách đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại

230

8.2.5. Quy định các biện pháp điều tiết thị trường, quản lý và kiểm soát
thương mại trong nước và xuất nhập khẩu


232

8.2.6. Các quy định chính sách khác (như chống buôn lậu, gian lận
thương mại; kinh doanh hàng giả, hàng nhái, bảo vệ quyền sở hữu
trí tuệ và lợi ích người tiêu dùng; phát triển thương mại miền núi,
biên giới, hải đảo;...)

233

10


8.3. PHỐI HỢP VỀ TỔ CHỨC VÀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ THƯƠNG MẠI

233

8.3.1. Phân công, phân cấp và phối hợp tổ chức công tác hoạch định
và triển khai thực thi chính sách quản lý nhà nước về thương mại

233

8.3.2. Phối hợp về chính sách quản lý ngành Thương mại
với các ngành kinh tế khác, giữa Trung ương và địa phương

234

8.3.3. Phối hợp với các nước đối tác trong quản lý nhà nước về thương mại

235


Chương 9
ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI
TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

239

9.1. SỰ CẦN THIẾT TIẾP TỤC ĐỔI MỚI VÀ TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI TRONG BỐI CẢNH MỚI CỦA HỘI NHẬP

239

9.1.1. Các chủ trương, nghị quyết của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế

240

9.1.2. Thành tựu và hạn chế của hội nhập quốc tế

241

9.1.3. Bối cảnh mới thời gian tới

242

9.2. QUAN ĐIỂM ĐỔI MỚI

243

9.2.1. Chuyển đổi nhanh, mạnh hơn nữa sang quản lý nhà nước
thống nhất bằng các chiến lược, quy hoạch, chính sách

và pháp luật về thương mại

243

9.2.2. Tách chức năng quản lý nhà nước về thương mại ra khỏi chức năng
quản trị kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước. Đẩy mạnh cải cách
hành chính và đơn giản hố, thuận lợi hố các thủ tục, quy trình
liên quan tới thương mại

245

9.2.3. Xây dựng đồng bộ và vận hành thông suốt các loại thị trường.
Đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống buôn lậu, kinh doanh hàng giả,
kém chất lượng, không đảm bảo vệ sinh, an toàn và các hoạt động
kinh doanh trái pháp luật khác

247

9.2.4. Hồn thiện hệ thống chính sách, pháp luật phù hợp với cam kết
mở cửa thị trường, hội nhập quốc tế, đồng thời bảo vệ vững chắc
thị trường nội địa.

249

9.2.5. Sử dụng đồng bộ các công cụ, biện pháp quản lý và tăng cường
phối hợp quản lý. Coi trọng điều tiết thị trường, thương mại bằng kinh tế 250

11



9.3. PHƯƠNG HƯỚNG ĐỔI MỚI

251

9.3.1. Đổi mới công tác kế hoạch hố thương mại

251

9.3.2. Hồn thiện hệ thống chính sách, luật pháp về thương mại

252

9.3.3. Đổi mới hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về thương mại

254

9.3.4. Nâng cao hiệu lực thực thi chính sách, luật pháp về thương mại

256

9.3.5. Tăng cường công tác cán bộ quản lý nhà nước về thương mại

257

9.4. GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI

258

9.4.1. Đổi mới tư duy, nhận thức tầm nhìn


258

9.4.2. Đổi mới căn cứ, nguyên tắc, nội dung, phương pháp
và quy trình quản lý

259

9.4.3. Đổi mới về nội dung phân công, phân cấp và phối hợp quản lý

261

9.4.4. Tăng cường công tác thông tin, dự báo và xây dựng hệ thống
dữ liệu phục vụ hoạch định chính sách, chiến lược
và quy hoạch thương mại

262

9.4.5. Nâng cao chất lượng các nguồn lực, phương tiện, công nghệ
kỹ thuật quản lý

263

9.4.6. Nâng cao chất lượng thẩm định các quyết định, hiệu lực thực thi
chính sách, pháp luật về thương mại

263

9.4.7. Đổi mới tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về thương mại
và công tác cán bộ


264

12


Chương 1
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU HỌC PHẦN
1.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA HỌC PHẦN
Quản lý nhà nước bao gồm toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước
từ hoạt động lập pháp, hành pháp đến tư pháp. Nhưng giáo trình này tập
trung chủ yếu hoạt động quản lý nhà nước về thương mại của bộ máy
hành pháp và định hướng phạm vi nghiên cứu là ở Việt Nam. Những vấn
đề hoạt động ban hành văn bản pháp luật về thương mại và hoạt động tư
pháp đối với đối tượng quản lý thương mại của Nhà nước trình bày có
giới hạn.
Quản lý nhà nước về thương mại là bộ phận quan trọng của quản lý
nhà nước về kinh tế. Quản lý nhà nước về thương mại là một khoa học,
có đối tượng nghiên cứu là các mối quan hệ tương tác giữa các thực thể
có liên quan tới hoạt động thương mại và quản lý hoạt động thương mại
của một quốc gia.
- Thực thể trong quản lý nhà nước về thương mại bao gồm hệ thống
quản lý và hệ thống bị quản lý. Hệ thống quản lý bao gồm các cơ quan
quyền lực nhà nước tham gia quản lý thương mại của một nước và hệ
thống bị quản lý bao gồm các đối tượng quản lý.
Cơ quan quản lý nhà nước về thương mại được hình thành từ Trung
ương đến địa phương theo quy định của pháp luật phù hợp với quyền lực
của Nhà nước về quản lý kinh tế. Cơ quan quản lý nhà nước về thương
mại bao gồm cơ quan của Chính phủ, bộ quản lý chuyên ngành thương
mại và các bộ liên quan quản lý ngành hàng hóa đặc thù, quản lý ngành

dịch vụ, Ủy ban nhân dân các cấp và cơ quan chuyên môn quản lý

13


thương mại của địa phương trên địa bàn lãnh thổ theo quy định của
pháp luật.
Đối tượng của quản lý nhà nước về thương mại rất rộng, giáo trình
này tập trung chủ yếu vào 3 bộ phận sau: các thương nhân và hoạt động
thương mại của họ; các hàng hoá lưu thông, các dịch vụ cung ứng trên thị
trường; kết cấu hạ tầng thương mại. Trong các đối tượng của quản lý nhà
nước về thương mại, thương nhân là những người hoạt động độc lập,
thường xuyên chuyên mua hàng để bán kiếm lời, là bộ phận trọng yếu.
Họ là người giữ vị trí trung gian, kết nối sản xuất với tiêu dùng. “Thương
nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp và cá nhân hoạt
động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh
doanh” (Khoản 1, Điều 6, Luật Thương mại 2005). Thương nhân bao
gồm cả tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngồi phải có năng lực hành
vi thương mại và thực hiện quyền, nghĩa vụ pháp lý thương mại theo quy
định của pháp luật. Hành vi và hoạt động của thương nhân có ảnh hưởng
trực tiếp, to lớn đến sản xuất và đời sống xã hội. Ngoài thương nhân
thuần tuý trao đổi mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, các đối tượng
chịu sự quản lý, kiểm soát của Nhà nước về thương mại còn bao gồm các
nhà sản xuất (khi mua vật tư, nguyên liệu, thiết bị, máy móc,... và bán
các hàng hoá thành phẩm do họ sản xuất ra), những người tiêu dùng khi
mua hàng hoá và dịch vụ trên thị trường. Bộ phận thứ 2 của đối tượng
quản lý nhà nước về thương mại là các hàng hóa lưu thông và dịch vụ
cung ứng trên thị trường. Thương nhân có quyền hoạt động thương mại,
trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong các ngành nghề, trên các địa bàn, dưới
các hình thức và theo các phương thức mà pháp luật không cấm (Khoản 2,

Điều 6, Luật Thương mại 2005). Như vậy, quản lý nhà nước đối với
thương nhân và hoạt động thương mại của họ gắn liền với quản lý hàng
hóa lưu thơng, dịch vụ cung ứng trên thị trường theo quy định của pháp
luật. Nhà nước có quy định cụ thể về quản lý, kiểm sốt hàng hóa, dịch
vụ cấm kinh doanh, hàng hóa và dịch vụ kinh doanh có điều kiện hoặc
hạn chế kinh doanh theo luật định phù hợp với từng giai đoạn phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước. Bộ phận thứ 3 là quản lý kết cấu hạ tầng
14


thương mại bao gồm chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm
logistic, sàn giao dịch,... và hạ tầng thương mại điện tử.
Nhà nước sử dụng các nguyên tắc, phương pháp và công cụ khác
nhau để quản lý thương mại nhằm đạt mục tiêu. Trong đó pháp luật là
cơng cụ thể hiện các chuẩn mực xử sự, điều chỉnh các hành vi của các
quan hệ kinh tế, thương mại; kế hoạch hóa thương mại là cơng cụ thể
hiện ý chí, ý đồ, định hướng và mục tiêu của quản lý nhà nước đối với
thương mại cũng như nền kinh tế trong từng giai đoạn phát triển; chính
sách là cơng cụ thể hiện tư tưởng, quan điểm và các biện pháp của Nhà
nước trong điều tiết, kích thích các thương nhân, doanh nhân và hoạt
động thị trường trong từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội.
- Ngoài ra, thực thể trong nội hàm quản lý nhà nước về thương mại
còn bao gồm các thiết chế xã hội khác như văn hố, tơn giáo, dân tộc,
giáo dục. Các thiết chế xã hội này cũng được nhà nước sử dụng cùng với
các định chế kinh tế, thương mại để tác động đến thương nhân, các tổ
chức và cá nhân khác có tham gia hoạt động thương mại và thị trường.
- Nhà nước tác động đến các thương nhân và đối tượng trên nhằm
thực hiện các định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong từng
giai đoạn trên cơ sở tôn trọng yêu cầu của những quy luật khách quan,
trong đó có những quy luật cơ bản của kinh tế thị trường như quy luật giá

trị, cung cầu và cạnh tranh. Để định hướng, điều tiết cũng như kiểm soát
hoạt động thương mại của thương nhân và các đối tượng khác tham gia
thị trường, cơ quan quản lý nhà nước về thương mại tác động tới họ bằng
các thiết chế quyền lực nhà nước, các phương thức và công cụ quản lý
khác nhau như đã nêu trên. Các thương nhân và đối tượng quản lý đó
cũng tác động trở lại cơ quan quản lý nhà nước nhằm đảm bảo đáp ứng
các điều kiện, môi trường kinh doanh, bảo vệ quyền lợi hợp pháp về kinh
doanh cũng như lợi ích tiêu dùng của họ khi mua hàng hóa, dịch vụ trên
thị trường.
Do vậy, học phần Quản lý nhà nước về thương mại nghiên cứu các
mối quan hệ tương tác giữa các thực thể liên quan đến thương mại thông
15


qua sử dụng hệ thống các nguyên tắc, phương pháp và các cơng cụ quản
lý như luật pháp, chính sách, kế hoạch, quy hoạch và chiến lược phát
triển thương mại để tác động vào các đối tượng quản lý.
Nhà nước không chỉ là người tác động tới các doanh nghiệp, các tổ
chức, cá nhân tham gia hoạt động trao đổi, mua bán trên thị trường, mà
còn tiếp nhận những tác động ngược từ các chủ thể kinh tế đó. Nhà nước
trong q trình quản lý cịn chịu ảnh hưởng của các tác nhân từ môi
trường, các thiết chế xã hội trước khi ra quyết định tác động tới thương
nhân và các đối tượng khác hoạt động thương mại trên thị trường. Học
phần cịn nghiên cứu tính quy luật của các quan hệ tác động và xu hướng
sử dụng các công cụ, phương pháp quản lý của các cơ quan quyền lực
nhà nước đối với thương mại.
Trong nền kinh tế thị trường, các mối quan hệ kinh tế chủ yếu được
phản ánh thông qua thị trường và trao đổi thương mại. Các mối quan hệ
trao đổi kinh tế, thương mại ngày càng phát triển trong điều kiện hội
nhập và cạnh tranh quốc tế. Thương mại là khái niệm rộng, không chỉ

bao gồm lĩnh vực trao đổi mua bán hàng hoá, mà còn cả cung ứng dịch
vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại,... và nhượng quyền các sản phẩm của
hoạt động sở hữu trí tuệ. Thương mại liên quan tới hầu hết các lĩnh vực
của đời sống kinh tế, xã hội. Do vậy, quản lý nhà nước về thương mại có
vị trí ngày càng quan trọng trong quản lý của Nhà nước về kinh tế, có vai
trị to lớn đối với q trình hội nhập và phát triển của tất cả các quốc gia
trên thế giới.
Ngày nay, phát triển thương mại của mỗi nước trong bối cảnh hội
nhập phải đảm bảo sự tăng trưởng ổn định lâu dài và bền vững, gắn sự
phát triển kinh tế thương mại với tiến bộ, công bằng xã hội và nâng cao ý
thức, trách nhiệm bảo vệ mơi trường, giữ gìn các giá trị văn hóa, đảm bảo
an ninh, chủ quyền. Do vậy, quản lý nhà nước đối với thương mại đang
đặt ra những vấn đề cần phải đổi mới từ tư duy đến tổ chức và các
phương pháp, công cụ quản lý như một tất yếu khách quan. Quản lý nhà
nước về thương mại không chỉ là công việc riêng của mỗi quốc gia, mà
16


còn là hoạt động liên quan tới bên đối tác, tới các khối kinh tế, thương
mại trong sự liên kết và phối hợp quản lý mang tính khu vực và tồn cầu.
Điều đó vừa tạo ra những cơ hội, nhưng đồng thời vừa đưa đến những
thách thức đối với quá trình phát triển kinh tế, thương mại cũng như cơng
tác quản lý nhà nước của mỗi quốc gia trong tiến trình hội nhập quốc tế.
1.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU HỌC PHẦN
Quản lý nhà nước về thương mại là học phần thuộc hệ thống các
môn khoa học xã hội dựa trên cơ sở phương pháp luận biện chứng và lịch
sử của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đồng thời khi
nghiên cứu các phương pháp, công cụ và nội dung của quản lý nhà nước
về thương mại phải dựa vào quan điểm, đường lối đổi mới kinh tế, mở
cửa thị trường và hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước.

Các phương pháp cụ thể thường sử dụng trong nghiên cứu học phần
là phương pháp phân tích, luận giải, dẫn chiếu, điều tra xã hội học,
thống kê kinh nghiệm và đặc biệt là phương pháp nghiên cứu, phân
tích hệ thống.
Thương mại được xem như một hệ thống mở ln có tác động qua
lại với môi trường và vận động không ngừng trong quá trình phát triển.
Quản lý nhà nước về thương mại cũng bao gồm các hệ thống cụ thể: Các
cơ quan quản lý nhà nước về thương mại từ Trung ương đến địa phương
là hệ thống chỉ huy, điều khiển, kiểm soát và các doanh nghiệp, tổ chức,
cá nhân tham gia vào quan hệ trao đổi, giao dịch mua bán trên thị trường.
Nghiên cứu hệ thống này phải đặt trong mối quan hệ với các cơ quan
quản lý khác có liên quan tới thương mại như kế hoạch - đầu tư, tài chính
- ngân hàng, tài ngun - mơi trường, văn hóa - du lịch, lao động - các
vấn đề xã hội,... Hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại, đội ngũ thương
nhân, doanh nhân, chủ thể khác tham gia thị trường là đối tượng quản lý
của Nhà nước. Hai hệ thống này cũng như mỗi hệ thống con trong từng
hệ thống ln có sự tương tác lẫn nhau trong suốt q trình vận động của
lưu thơng hàng hố, của trao đổi và cung ứng dịch vụ trên thị trường.

17


Các hệ thống trên và tác động của cơ quan quản lý nhà nước đối với
thương mại luôn ở trạng thái động trong mối quan hệ với những thay đổi
của môi trường kinh doanh, của bối cảnh kinh tế - xã hội trong nước và
quốc tế. Những vấn đề thuộc nội dung quản lý nhà nước về thương mại,
những lĩnh vực, khu vực thương mại, các chủ thể kinh doanh thuộc các
thành phần kinh tế, các loại hàng hóa và dịch vụ, loại hình kết cấu hạ
tầng thương mại, những phương pháp và công cụ quản lý cụ thể thể hiện
tính thời sự, bức xúc khác nhau được trình bày hợp lý trong các chương

mục của học phần hoặc các đề tài thảo luận, nghiên cứu khoa học của
sinh viên.
1.3. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA HỌC PHẦN
Mục tiêu học phần: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản
đối với quản lý của Nhà nước về thương mại. Giúp sinh viên có khả năng
vận dụng những kiến thức đó vào thực tiễn để phân tích, đánh giá cơng
tác quản lý nhà nước về thương mại của Việt Nam. Cụ thể:
Cung cấp những kiến thức cơ bản, kiến thức nền và chuyên sâu đối
với quản lý nhà nước về thương mại bao gồm: các khái niệm và đặc
điểm, các chức năng và vai trò, các nguyên tắc và phương pháp quản lý
của Nhà nước về thương mại, tổ chức bộ máy và trách nhiệm của cơ
quan quản lý ngành, các cấp quản lý, nội dung hoạt động quản lý nhà
nước và các công cụ chủ yếu của quản lý nhà nước về thương mại.
Giúp sinh viên có được kỹ năng tư duy, phương pháp nghiên cứu,
phân tích và đánh giá vai trò của quản lý nhà nước về thương mại, việc
thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan chuyên môn trong
công tác quy hoạch phát triển thương mại, hoạch định và tổ chức thực thi
chính sách, pháp luật của Nhà nước về thương mại; có kỹ năng truyền
thơng, phổ biến, giới thiệu chính sách, pháp luật về thương mại, nghiên
cứu và phân tích tác động của các chính sách cũng như các phương pháp
và cơng cụ quản lý khác của Nhà nước đối với sự phát triển thương mại
Việt Nam.

18


Nhiệm vụ học phần: Giới thiệu một cách có hệ thống những kiến
thức cơ bản, tổng quan có tính ngun lý của quản lý nhà nước về thương
mại theo mục tiêu đã xác định và vận dụng những kiến thức cơ bản đó
một cách phù hợp vào thực tiễn của quản lý nhà nước về thương mại ở

Việt Nam. Ngoài ra, học phần còn giới thiệu các quan điểm, định hướng
cơ bản nhằm tiếp tục đổi mới quản lý nhà nước về thương mại của Việt
Nam trong quá trình hội nhập quốc tế. Những kiến thức chuyên sâu về
quản lý nhà nước đối với thương nhân trong nước và nước ngoài, đối với
trao đổi thương mại ở thị trường trong nước và xuất nhập khẩu, đối với
các loại hạ tầng thương mại cụ thể sẽ được nghiên cứu trong các chuyên
đề hoặc học phần chuyên sâu khác.
1.4. KẾT CẤU HỌC PHẦN
Học phần Quản lý nhà nước về thương mại bao gồm 9 chương:
Chương 1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu học phần
Chương 2. Bản chất và vai trò của quản lý nhà nước về thương mại
Chương 3. Các nguyên tắc và phương pháp quản lý nhà nước về
thương mại
Chương 4. Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về thương mại
Chương 5. Nội dung quản lý nhà nước về thương mại
Chương 6. Pháp luật về thương mại
Chương 7. Kế hoạch hố thương mại
Chương 8. Chính sách quản lý nhà nước về thương mại
Chương 9. Đổi mới quản lý nhà nước về thương mại trong quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế

19


20


Chương 2
BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ
CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI

Chương này giới thiệu tiếp cận nghiên cứu quản lý và các khái niệm
cơ bản của quản lý nhà nước về kinh tế và thương mại. Quản lý nhà
nước về thương mại là một bộ phận của quản lý nhà nước về kinh tế. Do
vậy, nó có quan hệ tác động qua lại và ảnh hưởng đến sự phát triển
kinh tế - xã hội. Cách nhìn về thương mại và đặc điểm có tính đặc thù
của quản lý thương mại so với sản xuất trong chương này sẽ cho thấy
trách nhiệm của Nhà nước về quản lý thương mại với nội hàm rộng và
phạm vi cũng rất khác nhau. Chức năng và vai trò của quản lý nhà nước
về thương mại cũng là một trong những nội dung chính của chương. Nhà
nước thực hiện đúng đắn và đầy đủ các chức năng quản lý thì sẽ thể hiện
tốt các vai trò quản lý đối với thương mại của đất nước.
2.1. BẢN CHẤT VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ THƯƠNG MẠI
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
a. Khái niệm quản lý và quản lý nhà nước về kinh tế
Quản lý là một hiện tượng khách quan trong mọi hình thái kinh tế xã hội. Nó xuất hiện là tất yếu do lao động mang tính tập thể và các hoạt
động mang tính cộng đồng, xã hội quyết định. Các Mác đã chỉ rõ: “Bất
kỳ lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào đó mà được tiến
hành trên quy mô tương đối lớn, ở mức độ nhiều hay ít đều cần có sự
quản lý nhằm phối hợp những hoạt động cá nhân và thực hiện những
chức năng chung”. Ơng đã hình dung quản lý giống như công việc của
người nhạc trưởng trong một dàn hợp xướng. “Một nhạc cơng tự điều
khiển mình, nhưng một dàn nhạc cần phải có nhạc trưởng”[1].
21


Có nhiều cách trình bày, diễn đạt khác nhau về khái niệm quản lý,
nhưng phổ biến có 2 cách tiếp cận sau:
Tiếp cận thứ nhất: Quản lý là một quá trình, trong đó chủ thể quản lý
tổ chức, điều hành, tác động có định hướng, có chủ đích một cách khoa

học và nghệ thuật vào đối tượng quản lý nhằm đạt kết quả tốt nhất theo
mục tiêu đã đề ra thông qua việc sử dụng các phương pháp và công cụ
quản lý thích hợp.
Tiếp cận thứ hai: Quản lý được hiểu là một hệ thống, bao gồm các
thành tố: đầu vào, đầu ra, quá trình biến đổi đầu vào thành đầu ra, môi
trường và mục tiêu của quản lý. Các yếu tố trên luôn tác động qua lại lẫn
nhau. Một mặt, chúng đặt ra các yêu cầu, những vấn đề quản lý phải giải
quyết. Mặt khác, chúng ảnh hưởng tới hiệu lực và hiệu quả của quản lý.
Hai cách tiếp cận trên được nghiên cứu và vận dụng không chỉ trong
lĩnh vực quản lý kinh tế, mà cả trong các lĩnh vực khác như văn hóa và
xã hội, an ninh và quốc phịng, khơng chỉ giới hạn nghiên cứu trên tầm vĩ
mô, mà cả phạm vi các đơn vị vi mô là tổ chức, doanh nghiệp.
Quản lý nhà nước: là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng
quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động
của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự
pháp luật nhằm thực hiện những chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước
[2] và các mục tiêu đã xác định trong từng giai đoạn phát triển của
đất nước.
Quản lý nhà nước theo nghĩa rộng được thực hiện thông qua hoạt
động của cả 3 cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Theo nghĩa hẹp,
quản lý nhà nước được giới hạn ở hoạt động quản lý có tính chất nhà
nước được thực hiện bởi cơ quan hành pháp (Chính phủ) nhằm đạt tới
các mục tiêu kinh tế - xã hội đã đặt ra.
Quản lý nhà nước về kinh tế: “Đó là q trình tác động có tổ chức và
bằng quyền lực của Nhà nước tới nền kinh tế nhằm sử dụng có hiệu quả
các nguồn lực trong và ngồi nước, tận dụng tốt nhất các cơ hội có thể có
22


để đạt mục tiêu đã xác định về phát triển kinh tế của đất nước trong từng

giai đoạn”[3].
Để tác động đến các hoạt động trong nền kinh tế, nhà nước bằng
quyền lực của mình theo quy định của hiến pháp phải kiến tạo bộ máy tổ
chức, phân công và phân cấp, phân quyền và phân nhiệm cho các cơ
quan quản lý cũng như quy định sự phối hợp, đồng thời xây dựng các
ngun tắc, phương pháp, hình thức và cơng cụ quản lý phù hợp với thể
chế kinh tế, chính trị - xã hội đã xác lập.
Quá trình tác động của các cơ quan quản lý nhà nước tới các chủ thể
tiến hành các hoạt động kinh tế là mang tính liên tục trong điều kiện mơi
trường ln thay đổi. Do tính 2 mặt của kinh tế thị trường có cả ưu điểm
và khuyết tật, hội nhập có cả cơ hội và thách thức nên không phải các
chủ thể kinh tế lúc nào cũng tự điều chỉnh các hoạt động theo đúng mục
tiêu và định hướng của Nhà nước. Vì vậy, cơ quan quản lý nhà nước cần
phải nhận thức đúng đắn các quy luật và xu hướng vận động của các
quan hệ, các quá trình kinh tế để xác lập cơ chế quản lý, phương thức tác
động cho thích hợp, xử lý tốt các mâu thuẫn mới mang lại hiệu quả, đạt
được mục tiêu.
Quản lý nhà nước về kinh tế chính là sự tác động của hệ thống quản
lý (hay chủ thể quản lý là Nhà nước) lên hệ thống bị quản lý (hay khách
thể quản lý là nền kinh tế) nhằm hướng sự vận hành của nền kinh tế theo
các mục tiêu đặt ra [4]. Trong thực tiễn quản lý nhà nước về kinh tế còn
được cụ thể hoá theo các lĩnh vực, các mặt cụ thể của quản lý. Đó là một
hệ thống tổng thể bao gồm các yếu tố: mục tiêu, nội dung, phương pháp,
nguyên tắc tổ chức, cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ quản lý cũng
như môi trường của hoạt động kinh tế,... Theo cách tiếp cận này, quản lý
nhà nước về kinh tế là sự tác động của Nhà nước vào cả quá trình hoặc
vào từng thành tố của quá trình làm cho q trình đó vận động tới mục
tiêu. Mỗi thành tố là một lĩnh vực quản lý chức năng (như tài chính,
thương mại, kế hoạch, đầu tư, tổ chức, nhân sự...), có ảnh hưởng tới tồn
bộ hệ thống và kết quả của hoạt động hoặc quá trình kinh tế nói chung.

23


Dù có tiếp cận nghiên cứu khác nhau, nhưng bản chất của quản lý
nhà nước về kinh tế đó là tác động của Nhà nước vào kinh tế thông qua
việc sử dụng quyền lực nhà nước nhằm đạt mục tiêu. Quyền lực nhà
nước thể hiện ở thẩm quyền và trách nhiệm của hệ thống quản lý (cơ
quan quản lý nhà nước về kinh tế) khi sử dụng các công cụ, nguyên tắc,
phương pháp, hình thức quản lý để tác động đến hệ thống bị quản lý (các
đối tượng quản lý - tổ chức, cá nhân và các hoạt động kinh tế của họ)
nhằm làm cho nền kinh tế vận hành theo định hướng, mục tiêu đã đặt ra.
Suy cho cùng là nhà nước quản lý những con người hoạt động kinh tế và
thông qua con người để thực hiện các nhiệm vụ và đạt được các mục tiêu
đã xác định trong từng giai đoạn. Vấn đề tác động tới ai, tới cái gì, như
thế nào, bằng cách nào, mức độ, tính chất ra sao và hướng tới mục tiêu
mang lại những lợi ích gì... là những câu hỏi chủ yếu liên quan tới biểu
hiện cụ thể nội dung quản lý nhà nước về kinh tế trong từng giai đoạn
phát triển của đất nước.
Quản lý nhà nước về kinh tế khác cơ bản với quản trị kinh doanh của
doanh nghiệp trên các mặt sau:
Thứ nhất, về chủ thể quản lý: Quản lý nhà nước về kinh tế là công
việc, hoạt động của Nhà nước, còn quản trị kinh doanh của doanh nghiệp
là công việc, hoạt động của doanh nhân.
Thứ hai, về phạm vi quản lý: Quản lý nhà nước về kinh tế là Nhà
nước quản lý toàn bộ nền kinh tế quốc dân, quản lý tất cả đội ngũ doanh
nhân và kiểm sốt, giám sát hoạt động của họ, cịn doanh nhân thì quản
lý doanh nghiệp của chính mình.
Thứ ba, về mục tiêu quản lý: Nhà nước quản lý kinh tế nhằm mục
tiêu mang lại lợi ích cho tồn dân, cho xã hội và cộng đồng trong đó, lợi
ích kinh tế gắn liền hữu cơ với các lợi ích khác. Cịn mục tiêu quản trị

kinh doanh của doanh nhân là theo đuổi lợi ích của chính mình, của
doanh nghiệp, cơ bản là lợi ích về kinh tế, tức lợi nhuận hoặc giá trị
doanh nghiệp.

24


Thứ tư, về công cụ và phương pháp quản lý: Nhà nước sử dụng tổng
hợp các công cụ, phương pháp, nguyên tắc và hình thức quản lý khác
nhau để thực hiện mục tiêu trên cơ sở sứ mạng và quyền lực nhà nước
theo quy định của pháp luật (theo Hiến pháp, Luật Tổ chức Chính phủ),
trong đó cưỡng chế thực thi pháp luật là đặc trưng quyền lực của Nhà
nước. Còn đối với doanh nhân, quản trị doanh nghiệp chủ yếu bằng các
cơng cụ kích thích, biện pháp thuyết phục trên cơ sở các thỏa thuận dân
sự và dựa trên các quy chế hoặc điều lệ hoạt động của doanh nghiệp.
b. Quản lý nhà nước về thương mại
- Khái quát các cách tiếp cận nghiên cứu về thương mại dưới góc
độ kinh tế và quản lý.
Thương mại là một loại hoạt động kinh tế (hay còn gọi là hoạt động
thương mại), bao gồm hoạt động mua bán hàng hoá của thương nhân,
hoạt động mua các yếu tố đầu vào và bán sản phẩm hàng hoá ở đầu ra
của nhà sản xuất, hoạt động mua hàng hoá của người tiêu dùng và các
dịch vụ thương mại khác. Trong đó, thương nhân (nhà thương mại) là
người chuyên mua hàng để bán kiếm lời một cách độc lập, thường xuyên.
Đây chính là chức năng thuần túy của thương nhân. Theo thời gian, cùng
với q trình phát triển của phân cơng lao động xã hội và sản xuất hàng
hoá, thương nhân ngày càng phát triển thúc đẩy sự ra đời của ngành
Thương mại. Tuy nhiên, hoạt động trao đổi mua bán không chỉ do
thương nhân thực hiện, trên thị trường cịn có sự tham gia trao đổi của
các nhà sản xuất, các tổ chức và cá nhân khác. Ngày nay, hội nhập kinh

tế quốc tế cho thấy khái niệm thương mại theo cách tiếp cận này đã mở
rộng đối tượng trao đổi ra cả sản phẩm hàng hóa, dịch vụ và sản phẩm
của hoạt động sở hữu trí tuệ. Theo cách tiếp cận này, chức năng thương
mại chính là chức năng của thương nhân thực hiện trao đổi mua bán hàng
hóa, cung ứng dịch vụ trên thị trường để kiếm lời. Quản lý nhà nước về
thương mại, do vậy, luôn phải quản lý, kiểm sốt thương nhân và các
hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của họ.

25


×