Tải bản đầy đủ (.pdf) (196 trang)

Giáo trình Tài chính quốc tế: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.62 MB, 196 trang )

Chương 5

DẤU Tơ QUỐC TÊ
Đầu tư quốc tế là những phương thức đầu tư vốn, tài sản ra nước ngoài
nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận và các mục tiêu kinh tế - xã hội khác.
Dưới góc độ tài chính quốc tế, đầu tư quốc tế là sự di chuyển một luồng vốn
từ quốc gia này sang quốc gia khác để kinh doanh với mục tiêu đa dạng hóa
thị trường nhằm tối đa lợi nhuận và tối thiểu hóa rủi ro.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các hình thức dầu tư
kinh doanh quốc tế cũng ngày càng phong phú và đa dạng. Mỗi hình thức
đầu tư có những đặc điểm riêng về cách thức đầu tư vốn, về tính chất liên
kết và phân chia kết quả đầu tư, kết quả kinh doanh...
Nội dung chương 5 Giáo trình sẽ giới thiệu cùng bạn đọc 2 hình thức
đầu tư quốc tế phổ biến, đó là: đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp với những
đặc điểm, lợi ích và bất lợi của mỗi hình thức đầu tư xét trên 2 góc độ chủ
thể đầu tư và chủ thể tiếp nhận vốn đầu tư; tính tốn và đo lường ngân sách
đầu tư và tỉ suất sinh lợi; đồng thời phân tích một số khó khăn, vướng mắc
trong đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư nước ngồi.

5.1. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGỒI - FDI
5.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trị của FDI
• Khái niệm

Như đã nêu ở chương 1, FDI là hình thức đầu tư dài hạn của một chủ
thể (cá nhân hay công ty) nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở
sản xuất, kinh doanh và chủ thể đầu tư sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất

kinh doanh đó.
Như vậy, FDI gắn liền với sự di chuyển một khối lượng nguồn vốn dài
hạn, trong đó chủ đầu tư nước ngoài đàu tư toàn bộ hay một phần đủ lớn vào
các dự án, các doanh nghiệp nhàm dành quyền điều hành và quản lí đối


tượng mà họ đã bỏ vốn đầu tư.

155


Bàng 5.1: Luồng vốn FDI phân bổ theo nhóm nước và khu vực (2005-2008)

Đơn vị: tỉ USD
2006

2005

Vốn

2008

2007

+/- (%)

Vốn

+/- (%)

Vốn

+/- (%)

Toàn cầu


958,7

1411,0

47,18

1833,3

30,0

1449,1

-21,0

940,8

53,9

1247,6

32,6

840,1

-32,7

NKT phát triển

611,3


- châu Âu

505,5

599,3

18,6

848,5

41,6

562,3

-33,7

-Mĩ

104,8

236,7

126,0

232,8

-1,7

2200


-5,5

2,8

-6,5

-222,0

22,5

336,0

17,4

-22,6

316,4

413,0

30,5

499,7

21,0

517,7

3,6


29,4

45,7

55,4

53,0

16,0

61,9

16,8

-Nhật

NKT đang PT
- Châu Phi
- MĩLT&Caribe
- Châu Á
- Tây Á

76,4

92,9

21 6

1263


36,0

142,3

12,7

210,6

2743

30,2

320,5

168

313,5

-2,2

426

64,0

50,2

71,5

11,7


56,3

-21,3

- Nam, Đông Á và
ASEAN

167,4

208 9

24,8

2478

18,6

256,1

3,3

NKTchuyển đổi

30,9

57,2

85,1

85,9


50,1

91,3

6,2

Nguồn: Báo cáo đầu tư toàn cẩu 2008 (UNCTAD), Đánh giá của UNCTAD về luồng
vổn FDI trong bổi cảnh khủng hoảng tài chính tồn cầu (tháng 1/2009)

• Những nhân tố thúc đấy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
- Chênh lệch về năng suất cận biên của vốn giữa các nước

Helpman và Sibert, Richard s. Eckaus cho rằng có sự khác nhau về
năng suất cận biên (số có thêm trong tổng số đầu ra mà một nhà sản xuất có
đừợc do dùng thêm một dơn vị của yếu tố sản xuất) của vốn giữa các nước.
Một nước thừa vốn thường có năng suất cận biên thấp hơn. Cịn một nước
thiếu vốn thường có năng suất cận biên cao hơn. Tình trạng này sẽ dẫn đến
sự di chuyển dòng vốn từ nơi dư thừa sang nơi khan hiếm nhằm tối đa hóa
lợi nhuận.
- Chu kỳ sản phâm

Akamatsu Kaname (1962) cho rằng sản phẩm mới đầu được phát minh
và sản xuất ở nước đầu tư, sau đó mới được xuất khẩu ra thị trường nước
ngoài. Tại nước nhập khẩu, ưu điểm của sản phẩm mới làm nhu cầu trên thị
trường nội địa tăng lên, nên nước nhập khẩu chuyển sang sản xuất để thay
156


thế sản phẩm nhập khẩu này bằng cách chủ yếu dựa vào vốn, kỹ thụât của

nước ngoài. Khi nhu cầu thị trường của sản phẩm mới trên thị trường trong
nước bão hòa, nhu cầu xuất khẩu lại xuất hiện. Hiện tượng này diễn ra theo
chu kỳ và do đó dẫn đến sự hình thành FDI.

Raymond Vemon (1966) lại cho rằng khi sản xuất một sản phẩm đạt tới
giai đoạn chuẩn hóa trong chu kỳ phát triển của mình cũng là lúc thị trường
sản phẩm này có rất nhiều nhà cung cấp. ở giai đoạn này, sản phẩm ít được
cải tiến, nên cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dẫn tới quyết định giảm giá
và do đó dẫn tới quyết định cắt giảm chi phí sản xuất. Đây là lý do để các
nhà cung cấp chuyển sản xuất sản phẩm sang những nước cho phép chi phí
sán xuất thấp hơn.
- Lợi thế đặc biệt của các công ty đa quốc gia

Stephen H. Hymes (1960, công bố năm 1976), John H. Dunning
(1981), Rugman A. A. (1987) và một số người khác cho ràng các cơng ty đa
quốc gia có những lợi thế đặc thù (chẳng hạn nàng lực cơ bản) cho phép
công ty vượt qua những trở ngại về chi phí ở nước ngoài nên họ sẵn sàng
đầu tư trực tiếp ra nước ngồi. Khi chọn địa điểm đầu tư, những cơng ty đa
quốc gia sẽ chọn nơi nào có các điều kiện (lao động, đất đai, chính trị) cho
phép họ phát huy các lợi thế đặc thù nói trên. Những cơng ty đa quốc gia
thường có lợi thế lớn về vốn và cơng nghệ đầu tư ra các nước sẵn có nguồn
nguyên liệu, giá nhân công rẻ và thường là thị trường tiêu thụ tiềm năng...
- Tiêp cận thị trường và giảm xung đột thương mại

Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một biện pháp để tránh xung đột
thương mại song phương. Ví dụ, Nhật Bản hay bị Mỹ và các nước Tây Âu
phàn nàn do Nhật Bản có thặng dư thương mại, còn các nước kia bị thâm
hụt thương mại trong quan hệ song phương. Đe đối phó với những rào càn
trong xuất khẩu hàng hóa, Nhật Bản dã tăng cường đầu tư trực tiếp vào các
thị trường đó. Họ sản xuất và bán ơ tơ, máy tính ngay tại Mỹ và châu Âu, để

giảm xuất khẩu các sản phẩm này từ Nhật Bản sang. Họ còn đầu tư trực tiếp
vào các nước thứ ba và từ đó xuất khẩu sang thị trường Bắc Mỹ và châu Âu.
- Khai thác chuyên gia và công nghệ

Không phải FDI chỉ di theo hướng từ nước phát triển hơn sang nước
kém phát triển hơn. Chiều ngược lại thậm chí cịn mạnh mẽ hơn nữa. Nhật
Bản là nước tích cực đầu tư trực tiếp vào Mỹ để khai thác đội ngũ chuyên
gia ở Mỹ. Ví dụ, các cơng ty ơ tơ của Nhật Bản đã mở các bộ phận thiết kế
157


xe ở Mỹ để sử dụng các chuyên gia người Mỹ. Các cơng ty máy tính của
Nhật Bản cũng vậy. Không chỉ Nhật Bản đầu tư vào Mỹ, các nước cơng
nghiệp phát triển khác cũng có chính sách tưcmg tự. Trung Quốc gần đây
đẩy mạnh đầu tư trực tiếp ra nước ngồi, trong đó có đầu tư vào Mỹ. Việc
cơng ty đa quốc gia quốc tịch Trung Quốc là Lenovo mua bộ phận sản xuất
máy tính xách tay của cơng ty đa quốc gia mang quốc tịch Mỹ là IBM được
xem là một chiến lược để Lenovo tiếp cận công nghệ sản xuất máy tính ưu
việt của IBM. Hay việc TCL (Trung Quốc) trong sáp nhập với Thompson
(Pháp) thành TCL - Thompson Electroincs, việc National Offshore Oil
Corporation (Trung Quốc) trong ngành khai thác dầu lửa mua lại Unocal
(Mỹ) cũng với chiến lược như vậy.
- Tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên

Đe có nguồn ngun liệu thơ, nhiều cơng ty đa quốc gia tìm cách đầu tư
vào những nước có nguồn tài nguyên phong phú. Thông qua FDI, nhà đầu
tư tận dụng được ưu thế của nước tiếp nhận đầu tư nhưng nhà đầu tư vẫn
đảm bảo được quyền sở hữu, quản lí, kiểm sốt của mình, nhờ đó làm gia
tăng thu nhập. Làn sóng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đầu tiên của Nhật
Bản vào thập niên 1950 là vì mục đích này. FDI của Trung Quốc hiện nay

cũng có mục đích tương tự.

• Đặc điểm của FDI
- Được thực hiện chủ yếu bàng nguồn vốn tư nhân, chủ đầu tư tự quyết
định đầu tư, tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh, khơng có
các ràng buộc về chính trị, khơng để lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế.
- Chủ đầu tư nước ngoài trực tiếp điều hành hoặc tham gia điều hành
dự án, doanh nghiệp đầu tư theo tỉ lệ góp vốn.
- Vốn đầu tư trực tiếp được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau:
tài sản hữu hình (tiền, máy móc thiết bị, nhà xưởng, tài ngun...), tài sản vơ
hình (bí quyết kĩ thuật, bàng phát minh, nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng cơng
nghiệp...)

• Vai trị của FDI
—► Đối với chủ đầu tư

Đứng trên giác độ người đầu tư, khi thực hiện hoạt động FDI sẽ có một
số lợi ích cơ bản sau:

158


- FDI tạo điều kiện thu hút nhu cầu mới. Khi nhu cầu về một loại sản
phẩm nào đó ở trong nước suy giảm hoặc trở nên bão hòa, việc cân nhắc để
lựa 'chọn thị trường nước ngoài - nơi có nhu cầu tiểm ẩn về sản phẩm đó
thơng qua FDI là giải pháp có tính khả thi.
- Tận dụng được lợi thế của nước tiếp nhận đầu tư: chi phí sử dụng đất,
lao động rẻ, sử dụng nguyên liệu thơ để sản xuất tại chỗ nhằm giảm chi phí
vận chuyển do phải nhập nguyên vật liệu, sử dụng công nghệ hiện hữu của
nước ngồi (thơng qua mua lại doanh nghiệp)... nhờ đó giảm chi phí sản

xuất, nâng cao lợi nhuận.

- ứng phó với các hạn chế thương mại, các hàng rào bảo hộ mậu dịch
của các nước. Trong một số trường hợp, các nhà đầu tư có thể sử dụng FDI
như một chiến lược phòng ngự hơn là tấn công. Chẳng hạn, nhà máy sản
xuất ô tô của Nhật sẽ thành lập ở Mĩ do tiên đoán rằng việc xuất khẩu ô tô
sang Mĩ sẽ chịu ảnh hưởng của những hạn chế thương mại ngặt nghèo. Mặt
khác, FDI giúp chủ đầu tư có điều kiện đổi mới cơ cấu sản xuất, áp dụng
công nghệ mới, nâng cao năng lực cạnh tranh.
- Ngoài ra, thực hiện FDI nhà đầu tư có cơ hội để tận dụng những lợi
thế do sự thay đổi về tỉ giá, bành trướng sức mạnh kinh tế, tài chính, nâng
cao uy tín, mở rộng thị trường tiêu thụ...
Bàng 5.2: Tóm tắt lợi ích và cách thức sử dụng FDI để khai thác lợi ích

Cách thức sử dụng FDI để khai thác lợi ích

Lợi ích

Thu hút nhu cầu mới

Thiết lập một chi nhánh hoặc mua lại một đối thủ cạnh tranh trên
thị trường nước ngoài.

Sừ dụng đất đai và lao Thiết lập chi nhánh, công ty ở thị trường có chi phí đất đai và lao
động thấp, bán thành phẩm tới các nước mà ờ đó chi phí sản
động ở nước ngồi
xuất cao hơn.

Sừ dụng ngun liệu thô Thiết lập chi nhánh, công ty ở thị trường có ngun liệu thơ rẻ và
có thẻ dùng được, bán thành phẩm ở các nước có nguyên liệu

thó đắt hơn.
Sừ dụng cơng
nước ngồi

nghệ Tham gia vào một liên doanh để học tập cơng nghệ và các kĩ
năng qn li.

ứng phó với các hạn Thiết lập chi nhánh, công ty ở thị trường trong đó các hạn chế
thương mại chặt chẽ hơn đối với hoạt động xuất khẩu.
chế thương .mại
Khai thác lợi thế độc Thiết lập chi nhánh, công ty ờ thị trường trong đó các đối thủ cạnh
tranh khơng thể sản xuất được sản phẩm tương tự và bán các
quyền
sản phẩm ở nước này.

159


—‘^■Đối vói nước nhận đầu tư

+ Lợi ích cùa thu hút FDỈ
- Bổ sung cho nguồn von trong nước
Trong các lý luận về tăng trưởng kinh tế, nhân tố vốn luôn được đề cập.
Khi một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh hơn, nó cần nhiều vốn hơn
nữa. Nếu vốn trong nước không đủ, nền kinh tế này sẽ muốn có cả vốn từ
nước ngồi, trong đó có vốn FDI.

- Tiếp thu cơng nghệ và bí quyết quản lý
Trong một số trường hợp, vốn cho tăng trưởng dù thiếu vẫn có thể huy
động được phần nào bàng "chính sách thắt lưng buộc bụng". Tuy nhiên,

cơng nghệ và bí quyết quản lý thì khơng thể có được bàng chính sách đó.
Thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia sẽ giúp một nước có cơ hội tiếp thu
cơng nghệ và bí quyết quản lý kinh doanh mà các cơng ty này đã tích lũy và
phát triển qua nhiều năm và bàng những khoản chi phí lớn. Tuy nhiên, việc
phổ biến các cơng nghệ và bí quyết quản lý dó ra cả nước thu hút đau tư còn
phụ thuộc rất nhiều vào năng lực tiếp thu của đất nước.

- Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu

Khi thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia, không chỉ doanh nghiệp có
vốn đầu tư của cơng ty đa quốc gia, mà ngay cả các doanh nghiệp khác
trong nước có quan hệ làm ăn với doanh nghiệp đó cũng sẽ tham gia q
trình phân cơng lao động khu vực. Chính vì vậy, nước thu hút đầu tư sẽ có
cơ hội tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu thuận lợi cho đẩy mạnh xuất
khẩu.
- Tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân cơng

Vì một trong những mục đích của FDI là khai thác các điều kiện để đạt
được chi phí sản xuất thấp, nên xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ thuê
mướn nhiều lao động địa phương. Thu nhập của một bộ phận dân cư địa
phương được cải thiện sẽ đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa
phương. Trong q trình th mướn dó, đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp,
mà trong nhiều trường hợp là mới mẻ và tiến bộ ở các nước đang phát triển
thu hút FDI, sẽ được doanh nghiệp cung cấp. Điều này tạo ra một đội ngũ
lao động có kỹ năng cho nước thu hút FDI. Khơng chỉ có lao động thông
thường, mà cả các nhà chuyên môn địa phương cũng có cơ hội làm việc và
được bồi dường nghiệp vụ ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi.
160



- Nguồn thu ngân sách lớn

Đối với nhiều nước đang phát triển, hoặc đối với nhiều địa phương,
thuế do các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi nộp là nguồn thu ngân
sách quan trọng. Chẳng hạn, ở Hải Dương riêng thu thuế từ công ty lắp ráp
ô tô Ford chiếm 50% số thu nội địa trên địa bàn tỉnh năm 2006.
+ Hạn chế của FDỈ

FDI cũng có những hạn chế nhất định. Thông thường luồng vốn FDI
chỉ đi vào những nước có mơi trường kinh tế - chính trị ổn định, môi trường
đầu tư hấp dẫn. Nếu nước nhận đầu tư khơng có quy hoạch đầu tư chi tiết,
cụ thể và khoa học dễ dẫn tới tình trạng đầu tư tràn lan, tài nguyên thiên
nhiên và các nguồn lực khác bị khai thác cạn kiệt, khó bố trí dầu tư theo
ngành và vùng lãnh thổ. Nếu việc thẩm định dự án đầu tư không chặt chẽ,
nước thu hút vổn đầu tư cịn có thể trở thành nơi nhập khẩu máy móc, thiết
bị, cơng nghệ lạc hậu. Nếu chính sách, pháp luật cạnh tranh của nước tiếp
nhận vốn đầu tư khơng đầy đủ có thể dẫn tới tình trạng doanh nghiệp nước
ngoài chèn ép doanh nghiệp trong nước...

Ở Việt Nam, Luật Đầu tư nước ngoài (ĐTNN) tại Việt Nam được ban
hành năm 1987 đã thể chế hóa đường lối của Đảng, mở đầu cho việc thu hút
và sử dụng hiệu quà nguồn vốn ĐTNN, theo phương châm đa dạng hoá, đa
phương hố các quan hệ kinh tế đối ngoại; góp phần thực hiện chủ trương
phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế.

Kể từ khi ban hành năm 1987 đến nay, Luật ĐTNN đã được sửa đổi, bổ
sung 4 lần với các mức độ khác nhau vào các năm 1990, 1992, 1996, 2000;
cùng với các văn bản dưới Luật đã được cộng đồng quốc tế đánh giá là một
đạo luật thơng thống, hấp dẫn, về cơ bản phù hợp với thông lệ quốc tế.
Pháp luật ĐTNN và các văn bản pháp luật liên quan đến ĐTNN được ban

hành đã tạo môi trường pháp lý đồng bộ cho các hoạt động ĐTNN tại Việt

Nam. Cùng với việc hoàn thiện hệ thông pháp luật, khung pháp lý song
phương và đa phương liên quan đến ĐTNN cũng không ngừng được mở
rộng và hoàn thiện với việc nước ta đã ký kết 51 Hiệp định khuyến khích và
bảo hộ đầu tư với các nước và vùng lãnh thổ. Vì vậy, ngay trong điều kiện
cơ chế thị trường của Việt Nam chưa hồn thiện, các nhà ĐTNN vẫn có thể
tiến hành các hoạt động đầu tư thuận lợi ở Việt Nam mà khơng có sự khác
biệt đáng kể so với một số nước có kinh tế thị trường truyền thống.

161


Nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, môi trường pháp lý, tạo
sự thống nhất trong hệ thống pháp luật về đầu tư và tạo "một sân chơi" bình
đẳng, không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư; đơn giản hoá thủ tục đầu
tư, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu
tư; đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế; tăng cường sự quản lý của nhà
nước đối với hoạt động đầu tư, năm 2005 Quốc hội đã ban hành Luật Đầu tư
có hiệu lực từ ngày 01/7/2006, thay thế Luật Đầu tư nước ngoài và Luật
Khuyến khích đầu tư trong nước. Sự thay đổi này thể hiện sự quan tâm của
Đảng và Nhà nước ta đối với thành phần kinh tế có vốn ĐTNN, một bộ
phận quan trọng của nền kinh tế. Mặt khác, đó cũng là yêu cầu phù hợp với
quy luật chung, nhằm đáp ứng kịp thời sự biến đổi khách quan của tình hình
phát triển kinh tế trong nước cũng như quốc tế trong từng thời kỳ, để tiến tới
một đạo luật ngày càng hoàn chỉnh phù họp với xu thế hội nhập, nâng cao khả
năng thu hút và sử dụng hiệu quả vốn ĐTNN. Thực tế đã chứng minh việc ban
hành Luật Đầu tư đã góp phần quan trọng trong việc tạo ra những chuyển biến
tích cực của tình hình ĐTNN vào Việt Nam kể từ năm 2006 tới nay.
Tính đến cuối năm 2007, cả nước có hơn 9.500 dự án ĐTNN được cấp

phép đầu tư với tổng vốn đăng ký khoảng 98 tỷ USD (kể cả vốn tăng thêm).
Trừ các dự án đã hết thời hạn hoạt động và giải thể trước thời hạn, đến cuối
năm 2007 có 8.590 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 83,1 tỷ USD.
Trong hoạt động FDI tại Việt Nam, lĩnh vực công nghiệp và xây dựng
có tỷ trọng lớn nhất với 5.745 dự án còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký hơn
50 tỷ USD, chiếm 66,8% về số dự án, 61% tổng vốn đăng ký và 68,5% vốn

thực hiện.
Bảng 5.3: Tình hình FDI tại Việt Nam đến năm 2007
Lĩnh vực cơng nghiệp và xây dựng

TT

Chuyên ngành

1

CN dầu khí

2

Số dự án

Vốn đầu tư (USD)

Vốn thực hiện (USD)

38

3.861.511.815


5.148.473.303

CN nhẹ

2.542

3.268.720.908

3.639.419.314

3

CN nặng

2.404

23.976.819.332

7.049.365.865

4

CN thực phẩm

310

3.621.835.550

2.058.406.260


5

Xây dựng

451

5.301.060.927

2.146.923.027

Tổng số

5.745

50.029.948.532

20.042.587.769

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
162


Trong khu vực dịch vụ, ĐTNN tập trung chủ yếu vào kinh doanh bất
động sản, bao gồm: xây dựng căn hộ, văn phịng, phát triển khu đơ thị mới,
kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp (42% tổng vốn ĐTNN trong khu vực
dịch vụ), du lịch - khách sạn (24%), giao thơng vận tải - bưu điện (18%).
Bảng 5.4: Tình hình FDI tại Việt Nam đến năm 2007
Lĩnh vực dịch vụ


Số dự án

Vốn đầu tư
(triệu USD)

Đầu tư
đã thực hiện
(triệu USD)

TT

Chuyên ngành

1

Giao thông vận tải - Bưu điện (bao
gồm cà dịch vụ logicstics)

208

4.287

721

2

Du lịch - Khách sạn

223


5.883

2.401

3

Xây dựng văn phòng, căn hộ để bán
và cho thuê

153

9.262

1.892

4

Phát triển khu đô thị mới

9

3.477

283

5

Kinh doanh hạ tầng KCN -KCX

28


1.406

576

6

Tài chính - ngân hàng

66

897

714

7

Văn hố - y tế - giáo dục

271

1.248

367

8

Dịch vụ khác (giám định, tư vấh, trợ
giúp pháp lý, nghiên cứu thị trường..;)


954

2.145

445

1.912

28.609

7.399

Tổng cộng

Nguồn: Bộ Kể hoạch và Đầu tư

Các dự án ĐTNN trong ngành nông - lâm - ngư nghiệp tập trung chủ
yếu ở phía Nam. Vùng Đơng Nam bộ chiếm 54% tổng vốn đăng ký của
ngành, đồng bằng sông Cửu Long 13%, duyên hải Nam Trung bộ 15%.
Miền Bắc và khu vực miền Trung, lượng vốn đầu tư còn rất thấp, ngay như
vùng đồng bàng sông Hồng lượng vốn đãng ký cũng chỉ đạt 5% so với tổng
vốn đăng ký của cả nước.

163


Bảng 5.5: Tinh hình FDI tại Việt Nam đến năm 2007
Lĩnh vực Nông, Lâm và Ngư nghiệp
Số dự án


1

Nông, Lâm nghiệp

803

4.014.833.499

1.856.710.521

2

Thủy sàn

130

450.187.779

169.822.132

933

4.465.021.278

2.026.532.653

Tổng số

Vốn đăng kỷ (USD)


Vốn thực hiện (USD)

Ngành

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Năm 2008, tổng số dự án FDI được cấp mới vào Việt Nam cả năm là
1.171 dự án với tổng số vốn đăng ký đạt 60,217 tỷ USD (bên Việt Nam
chiếm khoảng 10%) tăng 222% so với năm 2007. Trong năm 2008, số dự án
tăng vốn cũng rất lớn với 311 dự án đăng ký tăng vốn với tổng số vốn đăng
ký tăng thêm 3,74 tỷ USD. Chỉ tính riêng số vốn tăng thêm của các dự án
đang hoạt động tại Việt Nam trong năm 2008 đã tương đương với tổng số
vốn đăng ký mới trong một năm của đầu những năm 2000. Do đó, tính
chung cả vốn đăng ký cấp mới và vốn đăng ký tăng thêm, tổng số vốn FDI
đăng ký tại Việt Nam năm 2008 đạt 64,011 tỷ USD, tăng 199,9% so với
năm 2007. Tổng số vốn giải ngân trong năm 2008 của các doanh nghiệp
FDI tại Việt Nam lên con số 11,5 tỷ USD, tăng 43,2% so với năm 2007.
Trong năm 2008, vốn đăng ký mới tập trung chủ yếu vào lĩnh vực cơng
nghiệp và xây dựng có 572 dự án với tổng vốn đăng ký 32,62 tỷ USD,
chiếm 48,85% về sổ dự án và 54,12% về vốn đầu tư đăng ký; lĩnh vực dịch
vụ có 554 dự án với tổng vốn đăng ký 27,4 tỷ USD, chiếm 47,3% về số dự
án và 45,4% về vốn đầu tư đãng ký. số còn lại thuộc lĩnh vực nông - lâm ngư nghiệp. Các dự án ĐTNN trong năm 2008 thực hiện chủ yếu theo hình
thức 100% vốn nước ngồi (882 dự án, vốn đăng ký 31,16 tỷ USD), chiếm
75,3% về số dự án và 51,7% về vốn đăng ký. số dự án theo Hình thức liên
doanh có 213 dự án với vốn đăng ký 27,16 tỷ USD, chiếm 18,2% về số dự
án và 45,1% về vốn đăng ký. Còn lại là các dự án theo hình thức khác.
Trong 6 tháng đầu năm 2009 cả nước có 306 dự án mới được cấp
GCNĐT với tổng vốn đăng ký 4,7 tỷ USD. Tuy chỉ bằng 13,3% so với cùng
kỳ năm 2008 nhưng 4,7 tỷ USD đăng ký mới cũng là con số khá cao trong
bối cảnh khủng hoảng kinh tế hiện nay và bằng tổng mức vốn đăng ký mới

của cả năm 2005. Cũng trong 6 tháng đầu năm 2009, có 68 dự án đăng ký
tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 4,1 tỷ USD, tăng 13,8%

164


so với cùng kỳ năm 2008, thể hiện niềm tin của các nhà đầu tư vào khả năng
phục hồi và tiềm năng phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Trong thời gian
nửa đầu năm 2009, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải
ngân được 4 tỷ USD, bàng 81,6% so với cùng kỳ năm 2008; trong đó vốn từ
nước ngồi dự kiến 3,3 tỷ USD. So với mục tiêu giải ngân 8 tỷ USD năm
2009, nhìn chung các dự án ĐTNN đang triển khai phù họp với tiến độ dự
kiến.
Tính lũy kế đến 19/6/2009, cả nước có 10.409 dự án cịn hiệu lực với
tổng vốn đăng ký 164,7 tỷ USD.
Bảng 5.6: Diễn biến FDI vào Việt Nam từ 2001-2009

Đơn vị: triệu USD
2001

2002

2003

2004

2005

2006


2007

2008

555

808

791

811

970

987

1.544

1.171

Vốn đăng ký

3.142,8

2.998,8

3.191,2

4.547,6


6.839,8 12.004,0 21.347,8 64.011,0 21.480

Vốn thực hiện.

2.450,5

2.591,0

2.650,0

2.852,5

3.308,8

4.100,1

8.030,0 11.600,0 10.000

Giá trị TB của
1 dự án

5,6627

3,7113

4,0343

5,6073

7,0513


12,162

13,826

Năm
Số dự án

2009

54,6635

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Những tảc động tích cực của FDI vào Việt Nam
- ĐTNN là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho vốn đầu tứ đáp ứng nhu
cầu đầu tư phát triển xã hội và tăng trưởng kinh tế, đóng góp đáng kể vào
NSNN (năm 2008, khối doanh nghiệp FDI đã đóng góp vào ngân sách nhà
nước 1,982 tỷ USD, tạo ra trên 200 nghìn việc làm mới, nâng tổng số lao
động làm việc trong các dự án FDI lên 1,467 triệu người). FDI đã có những
tác động tích cực đến các cân đối lớn của nền kinh tế như cân đối ngân sách,
cải thiện cán cân vãng lai, cán cân thanh toán quốc tế thông qua việc chuyển
vốn vào Việt Nam và mở rộng nguồn thu ngoại tệ gián tiếp qua khách quốc
tế, tiền thuê đất, tiền mua máy móc và nguyên, vật liệu...

- ĐTNN góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, nâng
cao năng lực sản xuất công nghiệp. FDI đã tạo ra nhiều ngành công nghiệp
mới và tăng cường năng lực của nhiều ngành công nghiệp như dầu khí, cơng
nghệ thơng tin, hóa chất, ơ tô, xe máy, thép, điện tử và điện tử gia dụng,
công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, da giày, dệt may...


165


- ĐTNN thúc đẩy chuyển giao công nghệ tiên tiến vào Việt Nam, phát
triển một số ngành kinh tế quan trọng của đất nước như viễn thơng, thăm dị
và khai thác dầu khí, hố chất, cơ khí chế tạo điện tử, tin học, ô tô, xe máy...
- Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ĐTNN có tác động lan tỏa đến
các thành phần khác của nền kinh tế thông qua sự liên kết giữa doanh
nghiệp có vốn ĐTNN với các doanh nghiệp trong nước, công nghệ và năng
lực kinh doanh được chuyển giao từ doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Mặt khác,
các doanh nghiệp ĐTNN cũng tạo ra động lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp trong nước nhằm thích ứng trong bối cảnh tồn cầu hóa.
- ĐTNN góp phần giúp Việt Nam mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế theo
hướng đa phương hóa và đa dạng hóa, thúc đẩy Việt Nam chủ động hội
nhập kinh tế khu vực và thế giới, đẩy nhanh tiến trình tự do hố thương mại
và đầu tư. Đến nay, Việt Nam là thành viên chính thức cùa ASEAN, APEC,
ASEM và WTO. Nước ta cũng đã ký kết 51 Hiệp định khuyến khích và bảo
hộ đầu tư, trong đó có Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA),
Hiệp định tự do hố, khuyến khích và bảo hộ đầu tư với Nhật Bản. Thông
qua tiếng nói và sự ủng hộ của các nhà đầu tư nước ngồi, hình ảnh và vị thế
của Việt Nam khơng ngừng được cải thiện.

Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, hoạt động ĐTNN tại Việt
Nam cũng còn những mặt hạn chế nhất định. Đó là, sự mất cân đối về ngành
nghề, vùng lãnh thổ; tranh chấp lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước
ngồi chưa được giải quyết kịp thời; đặc biệt là sự yếu kém trong chuyển
giao cơng nghệ. Nhìn chung cơng nghệ được sử dụng trong các doanh
nghiệp ĐTNN thường cao hơn mặt bàng công nghệ cùng ngành và cùng loại
sản phẩm tại nước ta. Tuy vậy, một số trường hợp các nhà ĐTNN đã lợi

dụng sơ hở của pháp luật Việt Nam, cũng như sự yếu kém trong kiểm tra,
giám sát tại các cửa khẩu nên đã nhập vào Việt Nam một số máy móc thiết
bị có cơng nghệ lạc hậu thậm chí là những phế thải của các nước khác.
Trong thời gian tới, dự báo vốn ĐTNN vẫn sẽ tập trung chủ yếu vào
những địa phương có điều kiện thuận lợi về địa lý - tự nhiên, nhất là các
vùng kinh tế trọng điểm. Để tăng cường thu hút ĐTNN tại những vùng có
điều kiện kinh tế xã hội cịn khó khăn, thu hẹp dần khoảng cách về trình độ
phát triển giữa các vùng, bên cạnh những ưu đãi đối với ĐTNN tại các vùng
đó, địi hỏi phải tăng cường đầu tư xây dựng nhanh cơ sở hạ tầng kỹ thuật,
đường giao thơng, điện, nước ở các vùng kinh tế khó khăn bàng nguồn vốn
nhà nước, vốn ODA và nguồn vốn tư nhân.
166


Tập trung thu hút đầu tư, lấp đầy các KCN - K.CX - KCNC, khu kinh
tế đã được Chính phủ phê duyệt góp phần đẩy nhanh việc thu hẹp khoảng
cách phát triển giữa các vùng. Tận dụng những khu vực đất trống, đồi trọc,
ít giá trị nơng nghiệp để phát triển KCN, xây dựng nhà máy, hạn chế xây
dựng KCN - KCX -KCNC trên đất canh tác nông nghiệp truyền thống.
Cùng với hoạt động FDI tại Việt Nam, FDI của các doanh nghiệp Việt
Nam ra nước ngồi cũng có xu hướng tăng trong những năm gần đây, góp
phần khơng nhỏ trong việc khai thác những tác động tích cực từ hội nhập
kinh tế quốc tế, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Bảng 5.7: Đầu tư ra nước ngồi của Việt Nam (2006-2007)

Năm

Số dự án

Tổng vốn

đăng kí
(triệu USD)

2006

33

136,0

6,0

47,0

83,0

2007

64

391,2

147,1

156,8

87,3

Lĩnh vực công
nghiệp
(triệu USD)


Lĩnh vực nông
nghiệp
(triệu USD)

Lĩnh vực
dịch vụ
(triẹu USD)

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch & Đằu tư
Thị trường đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam cũng không ngừng
gia tăng, đến nay thị trường FDI của Việt Nam đã vươn tới 35 nước và vùng
lãnh thổ. Tuy nhiên, ngoại trừ một số dự án thăm dò khai thác dầu khí tại
Angiêri, Iraq, Madagasca, phần lớn các dự án còn lại được tập trung tại 3
nước Lào, Cămpuchia và Liên bang Nga. Tính đến ngày 20 tháng 12 năm
2008, Việt Nam đã có 146 dự án đầu tư sang Lào với tổng vốn đầu tư đăng
ký 1,52 tỷ USD, quy mơ bình qn một dự án là 10,4 triệu USD. Lào là địa
bàn thu hút nhiều nhất đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài.
Bảng 5.8: sổ dự án và vốn FDI của Việt Nam tại ba nước
Tính đến hết năm 2007
Vốn đầu tư

Dự án
Tên nước

Số lượng

Tỉ lệ (%)

Vốn (triệu USD)


Tỉ lệ (%)

Lào

86

34,5

583,8

42,0

Cămpuchia

27

10,8

88,4

6,3

Liên bang Nga

12

4,8

48,1


5,6

Tổng 3 nước

125

50,1

620,3

53,9

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch & Đầu tư
167


5.1.2. Các hình thức FDI
FDI bao gồm nhiều loại khác nhau. Tùy theo mục đích nghiên cứu và
quản lí, người ta có thể phân chia FDI theo những tiêu thức phân loại nhất

định.
• Phân theo bản chất đầu tư
Theo bản chất đầu tư, FDI bao gồm:

- Đầu tư phương tiện hoạt động
Đầu tư phương tiện hoạt động là hình thức FDI trong đó cơng ty mẹ
đầu tư mua sắm và thiết lập các phương tiện kinh doanh mới ở nước nhận
đầu tư. Hình thức này làm tăng khối lượng đầu tư vào. Ngồi ra, đầu tư
phương tiện hoạt động cịn thể hiện qua hình thức mua lại doanh nghiệp.


Mua lại doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp là hình thức đầu tư theo
đó nhà đầu tư nhận chuyển giao quyền sở hữu doanh nghiệp, chi nhánh
doanh nghiệp. Khi mua lại doanh nghiệp nhà đầu tư phải thanh toán tiền cho
chủ doanh nghiệp cũ và do đó nó cũng làm tăng khối lượng vốn đầu tư.
- Sáp nhập doanh nghiệp

Sáp nhập doanh nghiệp là hình thức đầu tư được thực hiện thơng qua
việc chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của một
hoặc một số cơng ty cùng loại (công ty bị sáp nhập) vào một công ty khác
(công ty nhận sáp nhập), đồng thời chấm dứt sự tồn tại của cơng ty bị sáp
nhập. Hình thức này không nhất thiết dẫn tới tăng khối lượng đầu tư vào.
• Phăn theo tỉnh chất dịng vốn
Theo tính chất dòng vốn đầu tư, FDI bao gồm:

- Đầu tư 100%, hoặc góp vốn để thành lập doanh nghiệp

Nhà đầu tư nước ngồi góp tiền vốn, tài sản, bí quyết cơng nghệ... với
chủ đầu tư trong nước, hoặc bỏ 100% vốn đầu tư để thành lập doanh nghiệp
mới.
- Đầu tư chứng khốn

Nhà đầu tư nước ngồi có thể mua cổ phần do một công ty trong nước
phát hành ở một mức đủ lớn để có quyền tham gia vào các quyết định quản
lý của công ty.

168


- Tái đầu tư, đầu tư phát triến


Doanh nghiệp có vốn FDI có thể dùng lợi nhuận thu được từ hoạt động
kinh doanh trong quá khứ để đầu tư thêm.
Nhà đầu tư cũng có thể thực hiện đầu tư phát triển kinh doanh bằng
cách bỏ vốn để mở rộng quy mô, nâng cao năng lực hoạt động của cơ sở
kinh doanh. Đầu tư phát triển kinh doanh có vai trị quan trọng trong việc
phát huy hiệu quả sử dụng vốn đầu tư hiện có, đồng thời bổ sung vốn đầu tư
mới, tạo nền tảng cho sự tăng trưởng và phát triển bền vững của cơ sở kinh

doanh.

• Phân theo động cơ của nhà đầu tư
Theo động cơ đầu tư, FDI bao gồm:

- Đầu tư tìm kiếm tài nguyên

Đây là các hoạt động đầu tư nhằm khai thác nguồn tài nguyên thiên
nhiên dồi dào ở nước tiếp nhận, khai thác nguồn lao động có thể kém về kỹ
năng nhưng giá thấp, hoặc khai thác nguồn lao động có kỹ năng nghiệp vụ
chun mơn cao. Hình thức đầu tư này cịn nhằm mục đích khai thác các tài
sản sẵn có thương hiệu (như các điểm du lịch nổi tiếng), các tài sản trí tuệ
của nước tiếp nhận. Ngồi ra, hình thức đầu tư này còn nhằm tranh giành
các nguồn tài nguyên chiến lược để khỏi lọt vào tay đối thủ cạnh tranh.
- Đầu tư tìm kiếm hiệu quả

Đây là hoạt động đầu tư nhằm tận dụng giá thành đầu vào kinh doanh
thấp ở nước tiếp nhận như giá nguyên liệu rẻ, giá nhân công rẻ, giá các yếu
tố sản xuất như điện nước, chi phí thơng tin liên lạc, giao thơng vận tải, mặt
bằng sản xuất kinh doanh rẻ, thuế suất ưu đãi, v.v...
- Đầu tư tìm kiếm thị trường

Đây là hình thức đầu tư nhằm mở rộng thị trường, hoặc giữ thị trường
khỏi bị đối thủ cạnh tranh giành mất. Ngoài ra, hình thức đầu tư này cịn
nhằm tận dụng các hiệp định họp tác kinh tế giữa nước tiếp nhận với các
nước và khu vực khác, lấy nước tiếp nhận làm bàn đạp để thâm nhập vào
các thị trường khu vực và toàn cầu.

Ở Việt Nam, đầu tư trực tiếp nước ngồi bao gồm các hình thức sau:
169


5.1.2.1. Hợp đồng hợp tác kinh doanh
Họp đồng họp tác kinh doanh là hình thức đầu tư được ký giữa các nhà
đầu tư nhằm họp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm
mà không thành lập pháp nhân. Đặc điểm quan trọng nhất của họp đồng hợp
tác kinh doanh là trong họp đồng, các bên có thỏa thuận phân chia lợi
nhuận, phân chia sản phẩm.

Hợp đồng hợp tác kinh doanh trong đầu tư quốc tế là hình thức đầu tư
dược kí kết giữa chủ đầu tư nước ngoài với chủ đầu tư nước chủ nhà để tiến
hành sán xuất kinh doanh ở nước chủ nhà trên co sở quy định về trách
nhiệm và phân phối kết quả kinh doanh mà khơng thành lập pháp nhân mới.
Hình thức đầu tư theo hợp đồng, đầu tư vốn để kinh doanh của nhà đầu
tư được tiến hành trên cơ sờ hợp đồng được giao kết giữa các nhà đầu tư,
hoặc giữa nhà đầu tư với nhà nước (các cơ quan nhà nước có thẩm quyền).
Nhà đầu tư trực tiếp tiến hành hoạt động kinh doanh với tư cách pháp lí của
mình phù hợp với nội dung thỏa thuận trong hợp đồng. Khi nhà đầu tư lựa
chọn đầu tư theo họp đồng, ngoài việc phải tuân thủ Luật đầu tư, việc giao
kết thực hiện hợp đồng còn phải phù hợp với các quy định chung về hợp
đồng trong kinh doanh, thương mại. Đầu tư theo họp đồng bao gồm các
hình thức sau:

- Các họp đồng thương mại và họp đồng giao nguyên liệu lấy sản
phẩm. Hợp đồng mua bán hàng hóa trả chậm và các họp đồng khác mà
không thực hiện phân chia lợi nhuận hoặc kết quả kinh doanh không phải là
hợp đồng họp tác kinh doanh. Trong quá trình kinh doanh, các bên của hợp
đồng có thể thỏa thuận thành lập Ban điều phối (điều hành) dể theo dõi,
giám sát việc thực hiện hợp đồng họp tác kinh doanh. Ban điều phối hợp
đồng họp tác kinh doanh không phải là đại diện pháp lý cho các bên.
- Đầu tư theo hình thức họp đồng Họp đồng xây dựng - kinh doanh chuyển giao (BOT), Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO) và
Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT): BOT, BTO và BT là những hình thức
đầu tư thơng qua hợp đồng được kí giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và
nhà đầu tư nước ngồi. Theo đó, nhà đầu tư bỏ vốn dể xây dựng, kinh doanh
các cơng trình kết cấu hạ tầng trong thời hạn nhất định và chuyển giao cho nhà
nước theo những phương thức thanh toán, đền bù khác nhau.

Các hình thức BOT, BTO và BT có ý nghĩa quan trọng trong việc thu
hút vốn đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng (giao thông, sản xuất và kinh
170


doanh điện, cấp thốt nước, xử lí chất thải..). Thay vì phải dầu tư vốn xây
dựng các cơng trình kết cấu hạ tầng quan trọng, Nhà nước áp dụng những
chính sách ưu đãi cho nhà đầu tư để có được hệ thống cơ sở hạ tầng thông
qua việc nhận chuyển giao quyền sở hữu các cơng trình từ nhà đầu tư, bàng
những phương thức chuyển giao khác nhau.
về mặt pháp lí, sự khác nhau chủ yếu giữa các hình thức đầu tư BOT,
BTO và BT thể hiện ở thời điểm chuyển giao quyền sở hữu cơng trình gắn
với quyền quản lí, vận hành, khai thác cơng trình của nhà đầu tư cho nhà
nước và phương thức thanh toán, dền bù của Nhà nước cho nhà đầu tư.
Trong hình thức BOT, sau khi xây dựng xong cơng trình, nhà đầu tư quản lí
và kinh doanh cơng trình trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư

và có lợi nhuận hợp lí, hết thời hạn kinh doanh, nhà đầu tư chuyển giao
khơng bồi hồn cơng trình cho Nhà nước. Với hình thức BTO, sau khi xây
dựng xong cơng trình, nhà đầu tư chuyển giao quyền sở hữu cơng trình cho
nhà nước; nhà dầu tư được Nhà nước dành cho quyền kinh doanh cơng trình
trong thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lí. Ớ hình
thức BT, sau khi xây dựng xong cơng trình, nhà đầu tư chuyển giao quyền
sở hữu cơng trình cho Nhà nước; nhà đầu tư được nhà nước tạo điều kiện
thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lí hoặc
thanh tốn cho nhà đầu tư theo thoả thuận trong hợp đồng BT.

Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh này có đặc điểm:
- Các bên họp tác kinh doanh cùng thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ và
quyền lợi của mỗi bên trên cơ sở các điều khoản của họp đồng đã kí.

- Khơng hình thành pháp nhân mới.
- Thời hạn hợp đồng do hai bên thỏa thuận phù họp với tính chất hoạt
động kinh doanh và mục tiêu của hợp đồng.
- Vấn đề vốn kinh doanh không nhất thiết phải đề cập trong văn bản
họp đồng.

5.1.2.2. Doanh nghiệp liên doanh

Doanh nghiệp liên doanh (DNLD) là một tổ chức kinh doanh quốc tế
của các bên tham gia có quốc tịch khác nhau trên cơ sở cùng góp vốn, cùng
kinh doanh, nhàm thực hiện các cam kết trong hợp đồng liên doanh và Điều
lệ DNLD, phù hợp với khuôn khổ luật pháp nước nhận đầu tư.

171



Doanh nghiệp liên doanh ở Việt Nam là doanh nghiệp do hai bên, hoặc
nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh,

hoặc hiệp định ký giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngồi, hoặc
là doanh nghiệp do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài họp tác với
doanh nghiệp Việt Nam, hoặc do doanh nghiệp liên doanh họp tác với nhà
đầu tư nước ngoài trên cơ sờ hợp đồng liên doanh. Doanh nghiệp liên doanh
còn bao gồm cả doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đã thành lập tại Việt
Nam liên doanh với các doanh nghiệp Việt Nam, cơ sở khám chữa bệnh,
giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học ở trong nước đáp ứng các điều kiện
do Chính phủ Việt Nam quy định.
DNLD có các đặc điểm sau:
- Hình thành một pháp nhân mới: DNLD, có tư cách pháp nhân theo
luật pháp của nước tiếp nhận đầu tư, chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm
vi vốn điều lệ của liên doanh (vốn pháp định).
- Trong doanh nghiệp liên doanh ln có sự tham gia của nhà đầu tư
nước ngoài và bên hoặc các bên nước tiếp nhận đầu tư.
- Thời gian hoạt động, cơ chế tổ chức quản lí doanh nghiệp tùy thuộc
vào luật pháp của nước tiếp nhận đầu tư.
- Các bên liên doanh, hay các thành viên của doanh nghiệp liên doanh
chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn cam kết góp vào vốn pháp định
(vốn điều lệ), có quyền lợi theo tỉ lệ góp vốn.
Ở Việt Nam, để thành lập doanh nghiệp liên doanh, các bên Việt Nam
sẽ góp một phần vốn pháp định, phần cịn lại do các nhà đầu tư nước ngồi
góp. Theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, khi quy định về vốn của
doanh nghiệp liên doanh, các nhà đầu tư nước ngoài ln phải đảm bảo tỷ lệ
vốn góp ít nhất bằng 30% vốn pháp định của công ty liên doanh, một số
trường họp quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 24/2000/NĐ-CP ngày
31/7/2000 tỷ lệ này có thể thấp hơn nhưng không dưới 20% vốn pháp định
của doanh nghiệp liên doanh. Trong q trình hoạt động, doanh nghiệp liên

doanh có thể cơ cấu lại vốn đầu tư, vốn pháp định khi có những thay đổi về
mục tiêu, quy mơ dự án, đối tác, phương thức góp vốn và các trường hợp
khác nhưng không được làm giảm tỷ lệ vốn pháp định xuống dưới mức quy
định trên và phải được cơ quan cấp Giấy phép đầu tư chuẩn y. Các bên
trong doanh nghiệp liên doanh có quyền chuyển nhượng giá trị phần vốn
góp của mình nhưng phải ưu tiên chuyển nhượng cho các bên trong doanh
172


nghiệp liên doanh. Trong trường hợp chuyển nhượng cho doanh nghiệp
ngồi liên doanh thì điều kiện chuyển nhượng khơng được thuận lợi hơn so
với điều kiện đã đặt ra cho các bên trong doanh nghiệp liên doanh.

5.1.2.3. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở
hữu của nhà đầu tư nước ngoài, do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt
Nam tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh.
Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngồi có các đặc điểm cơ bản sau:
- Chủ thể thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài chỉ bao
gồm một hoặc nhiều nhà đầu tư nước ngoài mà khơng có sự tham gia của
bên Việt Nam. Đây là điểm khác biệt cơ bản so với doanh nghiệp liên
doanh;
- Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư toàn bộ vốn, tài sản để thành lập doanh
nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngồi. Theo đó các nhà đầu tư nước ngoài chỉ
chịu trách nhiệm về hoạt động của doanh nghiệp trong phạm vi phần vốn
góp vào vốn pháp định của doanh nghiệp kể cả khi doanh nghiệp đó do một
cá nhân nước ngoài đầu tư vốn, thành lập và làm chủ;
- Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngồi có tư cách pháp nhân theo
pháp luật nước tiếp nhận đầu tư, chịu trách nhiệm trong kinh doanh trong
phạm vi vốn điều lệ của doanh nghiệp (vốn pháp định).

Theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1996 (sửa đổi
năm 2000), vốn pháp định của doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi ít nhất
phải bằng 30% vốn đầu tư. Đối với các dự án xây dựng cơng trình kết cấu
hạ tầng, dự án đầu tư vào địa bàn khuyến khích đầu tư, dự án trồng rừng, dự
án có quy mơ lớn, tỷ lệ này có thể thấp hơn nhưng không dưới 20% vốn đầu
tư và phải được cơ quan cấp giấy phép đầu tư chấp thuận. Trong quá trình
hoạt động, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi khơng được giảm vốn
pháp định.

5.1.3. Đánh giá và lựa chọn dự án FDI
5.1.3.1. Dự báo các yếu tố liên quan đến dự án
Khi phân tích, đánh giá và ra quyết định đầu tư đối với các dự án đầu tư
dài hạn nói chung, dự án FDI nói riêng, người ta thường quan tâm đến kết
quả dự báo một số yếu tố như: vốn đầu tư ban đầu; nhu cầu của người tiêu
173


dùng, giá cả, chi phí biến đổi và chi phí cố định đối với sản phẩm; tuổi thọ,
giá trị thu hồi của dự án, các chính sách thuế và các hạn chế chuyển vốn
hoặc thu nhập của nước tiếp nhận vốn đầu tư; tỉ giá và tỉ suất sinh lợi yêu
cầu đối với dự án.
- vốn đầu tư ban đầu

Vốn đầu tư ban đầu là yếu tố không thể thiếu đối với mỗi dự án. Nó có
thể được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như vốn điều lệ (vốn pháp
định), vốn vay... Lượng vốn này không chỉ cần thiết dể bắt đầu dự án, để
hình thành các tài sản cố định, mà còn cần để bổ sung vốn lưu động trong
quá trình đầu tư, khi mà dự án chưa đi vào hoạt động và chưa tạo ra thu
nhập. Tùy theo mỗi loại dự án mà nhu cầu vốn đầu tư ban đầu có thể cao,
thấp khác nhau.

- Nhu cầu của người tiêu dùng

Dự báo chính xác nhu cầu của người tiêu dùng đối với một sản phẩm là
cơ sở để xác định chính xác khối lượng sản phẩm tiêu thụ và luồng tiền vào
của dự án. Nhưng giống như các dự báo khác, việc dự báo nhu cầu và khả
năng tiêu thụ sản phẩm của dự án là một công việc không hề dễ dàng. Thực
tế cho thấy, việc dự báo thường dựa vào số liệu thống kê trong quá khứ có
xem xét đến ảnh hưởng của tổng hợp nhiều yếu tố trong điều kiện mới, các
chỉ báo về những thay đổi trong tương lai. Tuy nhiên, lịch sử có thể khơng
lặp lại, điều này dẫn đến kết quả dự báo đơi khi thiếu chính xác và đã ảnh
hưởng trực tiếp đến quyết định cũng như hiệu quả thực tế của các dự án đầu
tư. Kết quả là nhiều dự án đã phải ngừng hoạt động trước thời hạn.
- Giá cả

Giá tiêu thụ sản phẩm có thể dự báo bằng cách dùng sản phẩm cạnh
tranh trên thị trường như là một so sánh. Tuy nhiên, việc lập ngân sách dự
án không phải trong ngắn hạn mà cho cà thời gian hoạt động của dự án. Vì
vậy, giá bán sản phẩm trong tương lai phải tính tới mức lạm phát của nước
chủ nhà - nơi dự án hoạt động.
- Chi phí cố định

Chi phí cố định là các chi phí không thay đổi hoặc thay đổi không đáng
kể khi quy mô sản xuất kinh doanh, sản lượng hoặc doanh thu tiêu thụ sản
phẩm tăng lên hay giảm đi. cần lưu ý ràng: thuật ngữ chi phí cố định phản
ánh theo quan điểm tổng chi phí trong kì khơng thay đổi. Nếu tính chi phí
174


trên 1 đơn vị sản phẩm thì loại chi phí này lại giảm đi khi quy mô sản xuất
kinh doanh, sản lượng hoặc doanh thu tăng lên và ngược lại. Nhóm yếu tố

chi phí này thường bao gồm chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí th
ngồi và các chi phí cố định khác...

Xét ở khía cạnh dự báo, chi phí cố định có thể dễ dự báo hơn so với chi
phí biến đổi bời nó thường khơng nhạy cảm với sự thay đổi của nhu cầu sản
phẩm trên thị trường. Tuy nhiên, nó lại nhạy cảm với bất cứ sự thay đổi nào
trong mức lạm phát của nước chủ nhà.
- Chi phí biến đối

Chi phí biến đổi là các chi phí ln thay đổi theo nhu cầu sản xuất và
khả năng tiêu thụ sản phẩm. Khi nhu cầu sản xuất và khả năng tiêu thụ sản
phẩm tăng lên, chi phí này cũng tăng lên và ngược lại. cần lưu ý rằng: thuật
ngữ chi phí biến đổi phản ánh theo quan điểm tổng chi phí trong kì. Nếu
tính chi phí trên 1 đơn vị sản phẩm thì loại chi phí này lại khơng thay đổi
theo sản lượng hoặc doanh thu tiêu thụ. Nhóm yếu tố chi phí này thường
bao gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân cơng, chi phí lãi vay...
Giống như việc dự báo giá tiêu thụ sản phẩm, dự báo chi phí biến đổi
có thể được phát triển từ việc đánh giá chi phí so sánh hiện thời của các yếu
tố chi phí hợp thành sản phẩm. Các chi phí này cũng chuyển dịch cùng
hướng với mức lạm phát trong tương lai của đồng tiền nước chủ nhà. Trên
thực tế, chi phí biến đổi của các dự án thường khác nhiều so với chi phí dự
báo ban đầu.
- Thời gian hoạt động của dự án

Việc xác định thời gian hoạt động của dự án đầu tư nước ngoài thường
dễ dàng hơn so với các dự án trong nước bởi những quy định của nước tiếp
nhận vốn đầu tư. Tuy nhiên, trong một số trường hợp do các sự kiện chính
trị, hoặc những nguyên nhân khách quan khác mà các dự án có thể kết thúc
sớm hơn so với kế hoạch đã thiết lập và khả năng xảy ra những sự kiện này
sẽ là rất khác nhau đối với mỗi quốc gia.

- Giá trị thu hồi của dự án

Do dự án hoạt động trong thời gian dài nên giá trị thu hồi của dự án rất
khó dự báo. Nó tùy thuộc vào một số nhân tố như sự thành công của dự án
và thái độ của nước chủ nhà đối với dự án. Trường hợp xấu nhất xảy ra đối
với chủ đầu tư dự án là chính phủ nước chủ nhà có thể thực hiện chính sách
175


trưng thu dự án, hoặc bồi thường không tưorng xứng với giá trị còn lại thực
tế của dự án.
- Các hạn chế chuyển vốn
Trong một số trường hợp, chính phủ nước chủ nhà có thể ngăn chặn
việc chuyển thu nhập của dự án về nước. Hạn chế này phản ánh một cố gắng
để khuyến khích tiêu dùng, đầu tư ở nước chủ nhà, hoặc để tránh bán quá
nhiều đồng tiền nước chủ nhà để chuyển đổi sang một đồng tiền khác. Đe
khắc phục những trở ngại này, các nhà đầu tư có thể áp dụng các chính sách
tái đầu tư, thành lập các bộ phận R&D ở nước chủ nhà nhàm phục vụ cho sự
phát triển tổng thể của toàn công ty.

- Luật thuế

Thuế là yếu tố tác động trực tiếp đến luồng tiền của dự án. Vì vậy, khi
lập ngân sách dự án đầu tư cần thiết phải nghiên cứu yếu tố này. Tuy nhiên,
luật thuế của mỗi quốc gia thường rất phức tạp, không giống nhau và cũng
không ổn định. Chính sách thuế của một số nước có thể cho phép giảm,
chậm, hoặc miễn thuế đối với những ngành, vùng cần thu hút đầu tư... Đối
với nhà đầu tư, để lựa chọn thị trường đầu tư tối ưu và xây dựng chính sách
quản trị tài chính cơng ty thích hợp nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho
chủ dự án, cần cân nhắc cẩn trọng các chính sách thuế hiện tại và dự báo

những thay đổi của nó trong tưorng lai. Ngược lại, đối với nước tiếp nhận
vốn đầu tư, nếu thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đánh quá cao so với
các quốc gia khác nhưng không có chính sách quản lí tốt, tình trạng các
cơng ty nước ngoài sử dụng biện pháp chuyển giá để hạn chế và giảm thiểu
số thuế thu nhập phải nộp là điều khó tránh khỏi.
- Tỉ giá

Khác với các dự án đầu tư trong nước, bất kể dự án FDI nào cũng chịu
sự tác động của tỉ giá và nó là căn cứ để xác định luồng tiền vào, ra của dự
án. Vì vậy, khi lập ngân sách dự án, cần tính tốn và dự báo yếu tố này. Tỉ
giá biến động phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thực trạng cán cân thanh toán
quốc tế, tốc độ lạm phát, quan hệ cung cầu ngoại tệ của nước chủ nhà...
- Mức lợi tức yêu cầu

Tùy theo thực tế hoạt động của chủ đầu tư, lãi suất trung bình trên thị
trường, tốc độ lạm phát, chi phí sử dụng vốn bình qn của nhà đầu tư, mức
rủi ro tiềm ẩn của dự án... mà mức sinh lời yêu cầu của mỗi dự án sẽ khác
176


nhau. Thông thường, đối với các dự án được đánh giá có mức rủi ro tiềm ẩn
cao, người ta thường sử dụng mức chiết khấu có điều chỉnh rủi ro theo mức
rủi ro tương ứng trong mỗi thời kì.

5.13.2. Phương pháp đánh giá và lựa chọn dự án
Giống như các dự án đầu tư trong nước, chu trình của một dự án bao
gồm nhiều giai đoạn: từ ý tưởng về dự án đến chuẩn bị và lập dự án đầu tư,
đánh giá và lựa chọn dự án, triển khai dự án và cuối cùng là tổng kết quyết
toán dự án. Đánh giá và ra quyết định lựa chọn dự án FDI là một khâu quan
trọng trong chu trình dự án. Để có được quyết định chính thức, chủ đầu tư

phải thu thập, phân tích, đánh giá nhiều loại thơng tin như: thông tin về sản
phẩm và thị trường, thông tin về hiệu quả tài chính, thơng tin về hiệu quả
kinh tế xã hội, thông tin kĩ thuật, thông tin về nhân sự và quản lí dự án...
Với phạm vi nghiên cứu của môn học, việc đánh giá và lựa chọn dự án chỉ
xem xét trên khía cạnh hiệu quả tài chính của dự án.

Có nhiều phương pháp đánh giá và lựa chọn dự án FDI về mặt tài chính
như phương pháp NPV, phương pháp IRR... trong đó NPV là phương pháp
được sử dụng phổ biến hơn cả.
• Khái niệm NPV
NPV (Net Present Value) là giá trị hiện tại thuần của dự án đầu tư, nó
được xác định bằng cách ước tính giá trị hiện tại của các dịng tiền thu được
trong tương lai của dự án đầu tư trừ đi chi phí ban đầu cho dự án đó.

• Cách xác định NPV

n ACFị
NPV = X------- —- -10
' 1 (1+rỹ

Trong đó:
- NPV là giá trị hiện tại thuần, tính bằng nội tệ
- ACFị là thu nhập ròng dự kiến năm i của dự án đầu tư (tính bằng nội tệ)
- r là tỉ lệ hiện tại hóa hay tỉ lệ chiết khấu. Tỉ lệ này có thế dùng lãi suất
trung bình trên thị trường, hoặc chi phí sử dụng vốn bình quân của
doanh nghiệp, hoặc tỉ suất sinh lợi nhà đầu tư đòi hỏi từ dự án FDI

- n là thời gian hoạt động của dự án

-10 là vốn đầu tư ban đầu của dự án (tính bằng nội tệ)


177


ACFj (tính bằng ngoại tệ) được xác định như sau:

+ Trường hợp dự án được thực hiện bàng vốn chủ sở hữu
ACFj

Lợi nhuận
sau thuế
TNDN năm i

Tiền khấu
hao năm i

Tiền thuế chuyển thu
nhập ra nước ngồi
năm i (nếu có)

+

Giá trị thu hồi từ
dự án năm i
(nếu có)

+ Trường họp dự án được thực hiện vừa bàng vốn chủ sở hữu và vốn

vay
Lợi nhuận

sau thuế
TNDN
năm i

ACFi

Tiền
+ khấu hao
năm i

Tiền trà nợ
Tiền thuế
Giá trị thu
vay
- chuyển thu nhập + hồi từ dự án
(nợ gốc)
ra nước ngồi
năm i
năm i
năm i (nếu có)
(nếu có)
Tổng chi
phí năm i

Tổng doanh thu
năm i

Lợi nhuận sau
thuế TNDN năm i




Thuế TNDN
năm i

Tổng doanh thu, tổng chi phí được xác định dựa vào kết quả dự tính về
khối lượng và giá bán sản phẩm, các chi phí cố định và chi phí biến đổi mỗi
năm.

Sau khi tính được ACFj bàng ngoại tệ, dựa vào kết quả dự báo tỉ giá
giữa ngoại tệ và nội tệ mỗi năm, chính sách thuế thu nhập của nước đầu tư
sẽ xác định được ACFị bằng nội tệ mỗi năm.
Thu nhập thực nhận
được từ nước ngoài
(nội tệ)

=

Thu nhập nhận
được từ nước
ngoài (nội tệ)

-

Tiền thuế thu nhập nhận từ
nước ngồi phải nộp nếu có
(nội tệ)

• Lựa chọn dự án FD1
Nếu NPV<0: loại bỏ dự án


Nếu NPV>0: chấp nhận dự án

• Ví dụ

Cơng ty Coca - Cola của Mỹ đang xem xét việc xây dựng một cơ sở
sản xuất mới ở miền Trung nước ta nhằm cung cấp trực tiếp sản phẩm cho
khu vực này. Trên cơ sở tổng họp các nguồn tin thu thập được và qua xừ lý
cơng ty có một số dự báo sau:
1. Đầu tư ban đầu: 7.000.000 USD

2. Dự kiến dự án hoạt động trong 5 năm

178


3. Giá cả, nhu cầu về sản phẩm và chi phí biến dổi trên 1 chai như sau:
Năm

Giá 1 chai
(VND)

Nhu cầu
(chai)

Chi phí biến đổi
(VND/chai)

1


1.500

50.000.000

700

2

1.500

50.000.000

700

3

1.600

60.000.000

800

4

1.600

60.000.000

800


5

1.700

70.000.000

900

4. Tổng chi phí cố định mỗi năm là 700.000.000 VND, trong đó chi phí
khấu hao tài sản cố định là 400.000.000 VND.

5. Tỷ giá giao ngay giữa USD và VND từ thời điểm dự án bắt đầu hoạt
động cho tới khi kết thúc dự án lần lượt là:
Năm

1

2

3

4

5

Tì giá

14.000

14.100


14.200

14.200

14.300

6. Chính phủ Việt Nam đánh thuế thu nhập công ty là 25% và thuế
chuyển thu nhập ra nước ngoài là 10%. Chi nhánh chuyển đều đặn thu nhập
hàng năm về Mỹ và số thu nhập sẽ không bị chính phủ Mỹ đánh thuế.
7. Chính phủ Việt Nam cam kết sẽ mua lại cơ sở sản xuất sau khi dự án
kết thúc với số tiền là 500.000.000 VND (Chính phủ Việt Nam khơng đánh
thuế thu nhập đối với khoản thu nhập này).

8. Công ty yêu cầu mức lợi tức đối với dự án là 15%.
Yêu cầu:

1. Đánh giá dự án đầu tư trên theo phương pháp NPV để cho biết dự án
có tính khả thi khơng nếu cơng ty yêu cầu tỷ lệ lợi tức đối với dự án là 15%/
năm?

2. Nếu tỷ lệ lợi tức yêu cầu đối với dự án là 20%/ năm thì có chấp nhận
dự án không?

179


×