Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Giáo trình Tổ chức công tác kế toán: Phần 1 - PGS. TS. Đoàn Vân Anh, PGS. TS. Phạm Đức Hiếu (Chủ biên)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.25 MB, 135 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
THUONGMAI UNIVERSITY

Chủ biên:
PGS. TS. Đồn Vân Anh và PGS. TS. Phạm Đức Hiếu

TỔ CHỨC CÔNG TÁC
KẾ TOÁN


1


TẬP THỂ TÁC GIẢ
Chủ biên:
PGS.TS. Đoàn Vân Anh và PGS.TS. Phạm Đức Hiếu
Biên soạn Chương 1:
TS. Nguyễn Viết Tiến và Ths. Cao Hồng Loan
Biên soạn Chương 2:
PGS.TS. Phạm Đức Hiếu và Ths. Nguyễn Thị Hà
Biên soạn Chương 3:
Ths. Lưu Thị Duyên và TS. Vũ Thị Thu Huyền
Biên soạn Chương 4:
PGS.TS. Đoàn Vân Anh và PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Phương
Biên soạn Chương 5:
PGS.TS. Hà Thị Thúy Vân và TS. Phạm Thanh Hương
Biên soạn Chương 6:
TS. Nguyễn Thị Hồng Lam và TS. Trần Nguyễn Bích Hiền

2



LỜI NĨI ĐẦU
Tổ chức cơng tác kế tốn là cơng việc quan trọng, liên quan
đến tất cả các khâu của q trình xử lý thơng tin kế tốn trong một
đơn vị từ lựa chọn mơ hình tổ chức bộ máy kế tốn, lựa chọn chính
sách kế tốn, đến tổ chức thu thập, xử lý và cung cấp thông tin cho
các đối tượng sử dụng. Vì thế, tổ chức cơng tác kế tốn khoa học,
hợp lý có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng cơng tác kế tốn và
chất lượng thơng tin kế toán trong đơn vị.
Với đặc thù của học phần là tập trung giải quyết vấn đề thuộc
về tổ chức cơng tác kế tốn, việc tổ chức thiết kế, lựa chọn mơ hình,
phương pháp, kỹ thuật… phù hợp nhất với đặc điểm của đơn vị kế
toán là vấn đề xuyên suốt ở tất cả các nội dung của tổ chức cơng tác
kế tốn, trên cơ sở đó đã làm nổi bật được yếu tố con người trong
các vấn đề của tổ chức. Người làm kế tốn khơng chỉ thực hiện cơng
việc ghi chép, tính tốn và lập báo cáo mà cịn từng bước tham gia
vào cơng tác phân tích, thiết kế và đánh giá hệ thống thơng tin kế
tốn trong đơn vị. Ở góc độ chun mơn, người làm cơng tác kế
tốn khơng chỉ giới hạn ở vai trị thực hiện nghiệp vụ mà cịn có vai
trị là người tư vấn về quản lý tài chính, kế tốn trong đơn vị. Việc
tổ chức khoa học cơng tác kế tốn lại càng trở nên đặc biệt quan
trọng khi mà những thay đổi trong ứng dụng công nghệ thông tin từ
kết quả của cách mạng cơng nghiệp 4.0 đã có những tác động mạnh
mẽ đến các nội dung của tổ chức cơng tác kế tốn, làm thay đổi căn
bản cách thức tổ chức bộ máy, quy trình thu thập, xử lý, cung cấp
và lưu trữ thơng tin kế tốn.
Với nhận thức đó, cuốn “Giáo trình Tổ chức cơng tác kế
tốn” được biên soạn cho học phần “Tổ chức công tác kế tốn”
trong chương trình đào tạo ngành Kế tốn, chun ngành Kế toán
3



doanh nghiệp và Kế tốn cơng đã được Hiệu trưởng Trường Đại học
Thương mại phê duyệt. Giáo trình được biên soạn nhằm mục tiêu
đáp ứng nhu cầu về tài liệu giảng dạy, học tập của Trường Đại học
Thương mại, giúp sinh viên ngành Kế tốn trong hệ thống hóa các
kiến thức khoa học về tổ chức cơng tác kế tốn phù hợp với sự phát
triển của nghề nghiệp và ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật
trong kế toán.
Trong quá trình biên soạn giáo trình, tập thể tác giả đã bám
sát đề cương và quỹ thời gian của học phần, có cách tiếp cận khoa
học từ góc độ tổ chức cơng tác kế tốn trong đơn vị kế tốn nói
chung, có tính đến các đặc thù của các đơn vị kế toán là doanh
nghiệp và các đơn vị kế tốn thuộc khu vực cơng. Với cách tiếp cận
đó, tập thể tác giả hy vọng cuốn Giáo trình khơng chỉ sử dụng cho
đào tạo của Trường Đại học Thương mại, mà cịn là tài liệu tham
khảo chun mơn hữu ích cho giảng viên và sinh viên của các
trường đại học có đào tạo kế tốn, cũng như cho các nhà quản lý,
các cán bộ kế toán trong chỉ đạo thực tiễn.
Chúng tôi chân thành cảm ơn các nhà khoa học trong và
ngồi trường, các chun gia kế tốn đã có những ý kiến q báu
giúp chúng tơi hồn chỉnh cuốn Giáo trình này.
Tập thể tác giả rất mong tiếp tục nhận được các ý kiến đóng
góp quý báu của bạn đọc.
TẬP THỂ TÁC GIẢ

4


MỤC LỤC

Lời nói đầu

3

Danh mục bảng biểu

10

Danh mục sơ đồ, hình vẽ

11

Danh mục từ viết tắt

13

Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC CƠNG TÁC
KẾ TỐN

15

1.1. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA TỔ CHỨC
CƠNG TÁC KẾ TỐN

15

1.1.1. Khái niệm tổ chức cơng tác kế tốn

15


1.1.2. Ý nghĩa của tổ chức cơng tác kế toán

19

1.2. CĂN CỨ VÀ NHIỆM VỤ CỦA TỔ CHỨC
CƠNG TÁC KẾ TỐN

20

1.2.1. Căn cứ của tổ chức cơng tác kế tốn

20

1.2.2. Nhiệm vụ của tổ chức cơng tác kế tốn

21

1.3. NGUN TẮC VÀ NỘI DUNG TỔ CHỨC
CƠNG TÁC KẾ TỐN

23

1.3.1. Ngun tắc tổ chức cơng tác kế tốn

23

1.3.2. Nội dung tổ chức cơng tác kế tốn

25


Chƣơng 2. TỔ CHỨC BỘ MÁY, LỰA CHỌN CHÍNH SÁCH
KẾ TỐN VÀ KIỂM TRA KẾ TOÁN

37

2.1. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN

37

2.1.1. Cơ sở của tổ chức bộ máy kế toán

37

2.1.2. Các quy định của pháp luật kế toán về tổ chức
bộ máy kế toán

41

2.1.3. Yêu cầu của tổ chức bộ máy kế toán

42
5


2.1.4. Các mơ hình tổ chức bộ máy kế tốn

43

2.1.5. Công tác nhân sự và phân công lao động kế tốn


57

2.2. NGƯỜI LÀM KẾ TỐN

65

2.2.1. Tiêu chuẩn, quyền và trách nhiệm của người làm
kế toán

65

2.2.2. Tiêu chuẩn, quyền và trách nhiệm của người làm
kế toán trưởng, phụ trách kế toán

66

2.2.3. Những người khơng được làm kế tốn

71

2.2.4. Th dịch vụ làm kế toán, dịch vụ làm kế toán trưởng

72

2.3. TỔ CHỨC LỰA CHỌN CHÍNH SÁCH KẾ TỐN

73

2.3.1. Tổ chức lựa chọn cơ sở kế toán


73

2.3.2. Tổ chức lựa chọn chuẩn mực, chế độ, nguyên tắc và
phương pháp kế toán

76

2.4. TỔ CHỨC KIỂM TRA KẾ TOÁN

78

2.4.1. Tổ chức bộ phận kiểm tra kế toán

78

2.4.2. Nội dung tổ chức kiểm tra kế tốn

80

Chƣơng 3: TỔ CHỨC THU NHẬN THƠNG TIN KẾ TỐN

87

3.1. THƠNG TIN KẾ TỐN VÀ U CẦU CỦA TỔ CHỨC
THU NHẬN THƠNG TIN KẾ TỐN

87

3.1.1. Thơng tin kế tốn


87

3.1.2. u cầu của tổ chức thu nhận thơng tin kế tốn

93

3.2. TỔ CHỨC THU NHẬN THƠNG TIN PHỤC VỤ KẾ TỐN
TÀI CHÍNH
3.2.1. Tổ chức xây dựng danh mục và thiết kế mẫu chứng từ
kế toán

6

97
98

3.2.2. Tổ chức lập, tiếp nhận chứng từ kế tốn

101

3.2.3. Tổ chức kiểm tra và hồn chỉnh chứng từ kế toán

105


3.2.4. Tổ chức chuyển giao và sử dụng chứng từ kế toán

107

3.2.5. Tổ chức lưu trữ và hủy bỏ chứng từ kế tốn


110

3.3. TỔ CHỨC THU NHẬN THƠNG TIN PHỤC VỤ KẾ TỐN
QUẢN TRỊ

113

3.3.1. Tổ chức thu nhận thơng tin phục vụ công tác
lập kế hoạch

117

3.3.2. Tổ chức thu nhận thơng tin trong q trình thực hiện

123

3.3.3. Tổ chức thu nhận thơng tin phục vụ cơng tác kiểm tra,
kiểm sốt

125

3.3.4. Tổ chức thu nhận thông tin phục vụ công tác
ra quyết định

127

Chƣơng 4. TỔ CHỨC XỬ LÝ, HỆ THỐNG HĨA
THƠNG TIN KẾ TOÁN


135

4.1. YÊU CẦU VÀ NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC XỬ LÝ,
HỆ THỐNG HĨA THƠNG TIN KẾ TỐN

135

4.1.1. u cầu tổ chức xử lý, hệ thống hóa thơng tin kế tốn

135

4.1.2. Ngun tắc tổ chức xử lý, hệ thống hóa thơng tin
kế tốn

137

4.2. TỔ CHỨC XỬ LÝ, HỆ THỐNG HĨA THƠNG TIN
KẾ TỐN TÀI CHÍNH

139

4.2.1. Tổ chức vận dụng phương pháp tính giá

140

4.2.2. Tổ chức vận dụng phương pháp tài khoản kế toán

147

4.2.3. Tổ chức hệ thống sổ kế toán


153

4.3. TỔ CHỨC XỬ LÝ, HỆ THỐNG HĨA THƠNG TIN
KẾ TỐN QUẢN TRỊ

160

4.3.1. Tổ chức xử lý, hệ thống hóa thơng tin phục vụ công tác
lập kế hoạch/hoạch định

161

4.3.2. Tổ chức xử lý, hệ thống hóa thơng tin trong q trình
thực hiện

177
7


4.3.3. Tổ chức xử lý, hệ thống hóa thơng tin phục vụ cơng tác
kiểm tra/kiểm sốt, đánh giá

183

4.3.4. Tổ chức xử lý, hệ thống hóa thơng tin phục vụ cơng tác
ra quyết định

187


Chƣơng 5. TỔ CHỨC CUNG CẤP VÀ PHÂN TÍCH
THƠNG TIN KẾ TỐN

199

5.1. ĐỐI TƯỢNG, U CẦU VÀ MỤC ĐÍCH CỦA TỔ CHỨC
CUNG CẤP THƠNG TIN KẾ TỐN

199

5.1.1. Đối tượng cung cấp thơng tin kế tốn

199

5.1.2. u cầu tổ chức cung cấp thơng tin

203

5.1.3. Mục đích của tổ chức cung cấp thơng tin kế tốn

205

5.2. TỔ CHỨC CUNG CẤP THƠNG TIN KẾ TỐN

207

5.2.1. Tổ chức cung cấp thơng tin kế tốn qua hệ thống
báo cáo tài chính

207


5.2.2. Tổ chức cung cấp thơng tin kế tốn qua hệ thống
báo cáo quản trị

233

5.3. TỔ CHỨC PHÂN TÍCH THƠNG TIN KẾ TỐN

245

5.3.1. Khái niệm, mục đích, ý nghĩa của tổ chức phân tích
thơng tin kế tốn

245

5.3.2. Nội dung tổ chức phân tích thơng tin kế tốn

247

Chƣơng 6. TỔ CHỨC CƠNG TÁC KẾ TỐN TRONG ĐIỀU
KIỆN ỨNG DỤNG CƠNG NGHỆ THƠNG TIN

261

6.1. U CẦU VÀ NGUN TẮC TỔ CHỨC CƠNG TÁC
KẾ TỐN TRONG ĐIỀU KIỆN ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

261


6.1.1. Yêu cầu đối với tổ chức cơng tác kế tốn trong điều
kiện ứng dụng công nghệ thông tin

261

6.1.2. Nguyên tắc tổ chức công tác kế tốn trong điều kiện
ứng dụng cơng nghệ thơng tin

263

8


6.2. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỔ CHỨC CÔNG TÁC
KẾ TỐN TRONG ĐIỀU KIỆN ỨNG DỤNG
CƠNG NGHỆ THƠNG TIN

266

6.2.1. Các yếu tố bên trong

267

6.2.2. Các yếu tố bên ngoài

270

6.3. NỘI DUNG TỔ CHỨC CƠNG TÁC KẾ TỐN TRONG
ĐIỀU KIỆN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN


271

6.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán

271

6.3.2. Tổ chức trang thiết bị phần cứng và lựa chọn phần mềm
kế tốn

275

6.3.3. Tổ chức thu nhận thơng tin kế tốn

282

6.3.4. Tổ chức xử lý, hệ thống hóa thơng tin kế tốn

292

6.3.5. Tổ chức cung cấp thơng tin kế toán

298

6.3.6. Tổ chức quản trị người dùng, bảo mật
và lưu trữ thông tin

300

PHỤ LỤC


309

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

360

9


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tách biệt giữa KTTC
và KTQT

52

Bảng 2.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán kết hợp KTTC
và KTQT

54

Bảng 2.3. Bảng mô tả công việc của phần hành kế tốn
phải thu, phải trả

60

Bảng 2.4. Phân cơng lao động của Phịng Kế tốn Cơng ty ABC

65

Bảng 3.1. Thơng tin kế toán phục vụ chức năng

ra quyết định của nhà quản trị

129

Bảng 4.1. Nhận diện và phân loại chi phí

164

Bảng 6.1. Mơ tả u cầu thơng tin kế tốn

284

Bảng 6.2. Mơ tả các đối tượng mã hóa

291

10


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Sơ đồ 2.1. Mơ hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung

44

Sơ đồ 2.2. Mơ hình tổ chức bộ máy kế tốn phân tán

46

Sơ đồ 2.3. Mơ hình tổ chức bộ máy kế tốn hỗn hợp


48

Sơ đồ 2.4. Tổ chức bộ máy kế toán tách biệt KTTC và KTQT

51

Sơ đồ 2.5. Tổ chức bộ máy kế toán kết hợp KTTC và KTQT

53

Sơ đồ 2.6. Tổ chức bộ máy kế tốn theo mơ hình hỗn hợp
KTTC - KTQT

56

Sơ đồ 2.7. Phần hành kế toán các khoản phải thu, phải trả

60

Sơ đồ 3.1: Kiểu đường đi liên tiếp của chứng từ kế toán

108

Sơ đồ 3.2: Kiểu đường đi song song của chứng từ kế toán

109

Sơ đồ 3.3: Trình tự luân chuyển của Phiếu thu

112


Sơ đồ 3.4. Mơ hình cung cấp thơng tin từ trên xuống

115

Sơ đồ 3.5. Mơ hình cung cấp thơng tin từ dưới lên

116

Sơ đồ 4.1. Quy trình ghi sổ nghiệp vụ mua hàng

157

Sơ đồ 4.2. Quy trình ghi sổ quá trình bán hàng

158

Sơ đồ 4.3. Mối quan hệ giữa thơng tin kế tốn quản trị
với các chức năng quản lý

162

Sơ đồ 4.4. Mối liên hệ giữa tổ chức xử lý, hệ thống hóa thông tin
phục vụ công tác lập kế hoạch/hoạch định gắn với
từng cấp quản trị

163

Sơ đồ 4.5. Mối liên hệ giữa tổ chức xử lý, hệ thống hóa thơng tin
phục vụ cơng tác kiểm tra, kiểm sốt đánh giá gắn với

từng cấp quản trị

184

11


Sơ đồ 4.6. Mối liên hệ giữa tổ chức, xử lý, hệ thống hóa thơng
tin phục vụ cơng tác ra quyết định gắn với từng cấp
quản trị

187

Sơ đồ 5.1. Nội dung tổ chức lập hệ thống báo cáo kế toán
tài chính

216

Sơ đồ 5.2. Nội dung tổ chức phân tích thơng tin kế tốn

247

Sơ đồ 6.1. Khái qt tổ chức cơng tác kế tốn trong điều kiện
ứng dụng CNTT

262

Hình 6.1. Phần mềm kế tốn doanh nghiệp Misa SME.Net 2020

277


Hình 6.2. Phần mềm kế tốn doanh nghiệp Fast Accounting

278

Hình 6.3. Phần mềm kế tốn hành chính sự nghiệp

278

Sơ đồ 6.2. Trình tự ghi sổ kế tốn theo hình thức kế tốn máy

298

12


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Diễn giải

BCQT

Báo cáo quản trị

BCTC

Báo cáo tài chính

BTC


Bộ Tài chính

CFSX

Chi phí sản xuất

CNTT

Cơng nghệ thơng tin

CSDL

Cơ sở dẫn liệu

DN

Doanh nghiệp

DNSN

Doanh nghiệp siêu nhỏ

KTTC

Kế tốn tài chính

KTQT

Kế tốn quản trị


LN

Lợi nhuận

NSNN

Ngân sách Nhà nước



Quyết định

QH

Quốc hội

QT

Quản trị

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TKKT

Tài khoản kế tốn

TT


Thơng tư

TTTN

Trung tâm trách nhiệm

XDCB

Xây dựng cơ bản

UBND

Ủy ban nhân dân

13


14


Chương 1
TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC CƠNG TÁC KẾ TỐN
Mục tiêu:
Chương này giúp người học:
- Hiểu được khái niệm và ý nghĩa của tổ chức cơng tác kế tốn
trong đơn vị.
- Nắm vững:
+ Căn cứ của tổ chức công tác kế tốn
+ Nhiệm vụ của tổ chức cơng tác kế tốn

+ Ngun tắc tổ chức cơng tác kế tốn
- Vận dụng được các nội dung tổ chức công tác kế toán trong đơn vị.

1.1. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA TỔ CHỨC CƠNG TÁC
KẾ TỐN
1.1.1. Khái niệm tổ chức cơng tác kế tốn
Kế tốn là một trong những cơng cụ quản lý kinh tế quan
trọng của các đơn vị, có chức năng chủ yếu là cung cấp thông tin
kinh tế, tài chính phục vụ cơng tác quản lý kinh tế và đưa ra quyết
định của các đối tượng sử dụng thơng tin. Để kế tốn thực hiện
được chức năng đó và phát huy được vai trị, tác dụng của mình thì
cơng tác kế tốn trong các đơn vị cần phải được tổ chức một cách
khoa học, hợp lý.
Đến nay, có nhiều quan điểm đưa ra những khái niệm khác
nhau về tổ chức cơng tác kế tốn.
15


Theo giáo trình Tổ chức cơng tác kế tốn trong doanh nghiệp
của Học viện Tài chính (2011): “Tổ chức cơng tác kế toán là việc tổ
chức vận dụng các phương pháp kế toán để liên kết các yếu tố cấu
thành, các cơng việc của kế tốn nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ
của kế toán trong doanh nghiệp” [13, tr 11]. Với quan điểm này, tổ
chức cơng tác kế tốn trong đơn vị là tổ chức áp dụng các phương
pháp kế toán, như phương pháp chứng từ kế toán, phương pháp tài
khoản kế tốn, phương pháp tính giá, phương pháp tổng hợp, cân
đối kế toán và tổ chức bộ máy kế toán, liên kết các bộ phận kế toán
nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của kế toán, cung cấp thông tin
kinh tế phục vụ công tác quản lý kinh tế trong đơn vị.
Theo giáo trình Tổ chức cơng tác kế toán của trường Đại học

Mở Hà Nội (2009): “Tổ chức cơng tác kế tốn là sự thiết lập mối
quan hệ qua lại giữa đối tượng kế toán (nội dung kế toán), phương
pháp kế toán, bộ máy kế toán, với những con người am hiểu nội
dung, phương pháp kế toán biểu hiện qua hình thức kế tốn thích
hợp trong một đơn vị cụ thể, để phát huy cao nhất tác dụng của kế
tốn trong cơng tác quản lý đơn vị” [9, tr 15]. Quan điểm này nhấn
mạnh các yếu tố của tổ chức cơng tác kế tốn là: đối tượng kế toán,
các phương pháp kế toán, bộ máy kế toán với những con người am
hiểu nội dung và phương pháp kế tốn. Tổ chức cơng tác kế tốn
trong đơn vị được coi như một hệ thống các yếu tố cấu thành, bao
gồm tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức áp dụng các phương pháp kế
toán để thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin kinh tế, nhằm đảm bảo
cho kế tốn phát huy được vai trị, tác dụng đối với cơng tác quản lý
trong đơn vị.
Theo giáo trình Kế toán đơn vị sự nghiệp của trường Đại học
Thương mại (2014): “Tổ chức cơng tác kế tốn trong đơn vị sự
nghiệp là thu nhận, hệ thống hoá và cung cấp tồn bộ thơng tin về
tình hình tiếp nhận, sử dụng các nguồn kinh phí, tình hình hoạt
động sản xuất kinh doanh trong các đơn vị sự nghiệp nhằm phục vụ
16


cho cơng tác quản lý tài chính ở các đơn vị đó” [17, tr 42]. Quan
điểm này tiếp cận tổ chức cơng tác kế tốn theo quy trình của cơng
tác kế toán, bắt đầu từ việc tổ chức thu nhận thông tin, tiếp đến là tổ
chức xử lý, hệ thống hố thơng tin và tổ chức cung cấp thơng tin kế
tốn phục vụ cho cơng tác quản lý kinh tế trong đơn vị. Khái niệm
này tuy không đề cập đến việc tổ chức áp dụng các phương pháp kế
toán, nhưng rõ ràng trong q trình thực hiện quy trình cơng tác kế
toán đương nhiên phải áp dụng các phương pháp kế toán để thu

nhận, xử lý, hệ thống hoá và cung cấp thơng tin kế tốn. Khái niệm
này nhấn mạnh tổ chức thực hiện quy trình cơng tác kế tốn, nhưng
lại chưa đề cập đến tổ chức bộ máy kế toán trong đơn vị.
Theo tài liệu bồi dưỡng kế toán trưởng doanh nghiệp của Bộ
Tài chính (2013): “Tổ chức cơng tác kế toán là tổ chức việc thực
hiện các chuẩn mực và chế độ kế tốn để phản ánh tình hình tài
chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức thực hiện
chế độ kiểm tra kế toán, chế độ bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán,
cung cấp thơng tin tài liệu kế tốn và các nhiệm vụ khác của kế
toán” [2, tr 277]. Quan điểm này đã đề cao việc tuân thủ pháp luật
nên cho rằng tổ chức cơng tác kế tốn là tổ chức việc thực hiện các
chuẩn mực kế toán và chế độ kế tốn để phản ánh tình hình tài chính
và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và các nội dung khác theo
quy định của pháp luật về kế toán. Khái niệm không đề cập đến việc
thu nhận, xử lý, hệ thống hố và cung cấp thơng tin kế tốn theo
cách tiếp cận của kế tốn quản trị và cũng khơng đề cập đến việc tổ
chức bộ máy kế toán của đơn vị.
Qua một số quan điểm về khái niệm tổ chức cơng tác kế tốn,
có thể thấy mỗi quan điểm có một cách tiếp cận và luận giải về khái
niệm tổ chức cơng tác kế tốn. Nhưng trong các khái niệm đều có
điểm chung cho rằng tổ chức cơng tác kế toán là tổ chức áp dụng
các phương pháp kế toán để thu nhận, xử lý, hệ thống hoá và cung
cấp thơng tin kế tốn phục vụ cho cơng tác quản lý kinh tế trong
17


đơn vị. Tuy nhiên, tổ chức cơng tác kế tốn trong đơn vị khơng chỉ
đặt trọng tâm vào kế tốn tài chính mà cịn cần phải quan tâm đến tổ
chức cơng tác kế tốn quản trị nhằm cung cấp thơng tin giúp cho
các nhà quản trị đưa ra quyết định trong việc điều hành, tổ chức

thực hiện kế hoạch và kiểm sốt hoạt động của đơn vị.
Từ những phân tích trên đây, có thể đưa ra khái niệm tổ chức
cơng tác kế tốn như sau:
Tổ chức cơng tác kế tốn là tổ chức lao động kế tốn theo một
mơ hình bộ máy kế toán phù hợp với đơn vị, tổ chức áp dụng các
phương pháp kế toán nhằm thu nhận, xử lý, hệ thống hố và cung
cấp thơng tin kinh tế tài chính phục vụ cho cơng tác quản lý kinh tế
của đơn vị và đưa ra quyết định của các đối tượng sử dụng thông
tin.
Khái niệm trên cho thấy rõ bản chất và mục đích của tổ chức
cơng tác kế tốn. Tổ chức cơng tác kế tốn là tổ chức lao động kế
tốn theo một mơ hình bộ máy kế toán phù hợp với đơn vị. Đề cập
đến tổ chức cơng tác kế tốn là phải nói đến tổ chức lao động kế
tốn, phân cơng nhiệm vụ cho từng người làm kế toán trong đơn vị.
Tuy nhiên, việc phân cơng lao động kế tốn trong đơn vị phải trên
cơ sở mơ hình tổ chức bộ máy kế tốn được lựa chọn phù hợp với
đơn vị. Tổ chức công tác kế toán là tổ chức áp dụng các phương
pháp kế tốn. Bản chất của tổ chức cơng tác kế tốn khơng chỉ là tổ
chức lao động kế tốn và bộ máy kế tốn, mà cịn được thể hiện ở
việc tổ chức áp dụng các phương pháp kế toán cả kế tốn tài chính
và kế tốn quản trị.
Mục đích của tổ chức cơng tác kế tốn là thu nhận, xử lý, hệ
thống hố và cung cấp thơng tin kinh tế tài chính phục vụ cho cơng
tác quản lý kinh tế của đơn vị. Rõ ràng, tổ chức lao động kế toán, tổ
chức bộ máy kế toán và tổ chức áp dụng các phương pháp kế toán
cũng chỉ để thực hiện chức năng của kế toán là thu nhận, xứ lý, hệ
18


thống hố và cung cấp thơng tin kinh tế tài chính cho các đối tượng

sử dụng, phục vụ cho cơng tác quản lý kinh tế trong đơn vị và đưa
ra quyết định của các đối tượng sử dụng thông tin.
1.1.2. Ý nghĩa của tổ chức cơng tác kế tốn
Nền kinh tế thị trường ở nước ta ngày càng phát triển, quy mô
hoạt động của các đơn vị ngày càng lớn, các mối quan hệ kinh tế
ngày càng rộng, tính chất hoạt động càng phức tạp, yêu cầu hội
nhập, hợp tác quốc tế càng cao thì nhu cầu thơng tin cho quản lý
càng nhiều và cần phải thiết thực, trung thực, nhanh chóng, kịp thời.
Thơng tin kinh tế tài chính do kế tốn cung cấp có tác dụng trên
nhiều mặt đối với công tác quản lý kinh tế của đơn vị và được nhiều
đối tượng khác nhau quan tâm, sử dụng với những mục đích khác
nhau như chủ đơn vị, người điều hành và quản lý đơn vị, cơ quan
quản lý Nhà nước (cơ quan thuế, cơ quan tài chính), ngân hàng,
người bán, người mua và các chủ đầu tư. Tổ chức cơng tác kế tốn
trong đơn vị một cách khoa học, hợp lý có ý nghĩa rất lớn đối với
việc cung cấp thơng tin kinh tế, tài chính đáp ứng nhu cầu sử dụng
thông tin của các đối tượng quan tâm, cụ thể như sau:
- Tổ chức công tác kế toán khoa học, hợp lý sẽ đảm bảo cho kế
toán cung cấp được những thơng tin kinh tế, tài chính hữu ích, trung
thực, kịp thời về thực trạng tài chính, về tình hình và kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của đơn vị, giúp cho các đối tượng sử
dụng thơng tin kế tốn có cơ sở để đưa ra những quyết định trong
điều hành, quản lý đơn vị, trong các mối quan hệ kinh tế với đơn vị.
- Tổ chức cơng tác kế tốn khoa học, hợp lý sẽ đảm bảo ghi
chép, phản ánh và giám sát chặt chẽ sự biến động của các loại tài
sản, nguồn vốn và hoạt động kinh tế trong đơn vị, góp phần tăng
cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, nguồn vốn,
hiệu quả hoạt động kinh tế trong đơn vị.
19



- Tổ chức cơng tác kế tốn khoa học, hợp lý sẽ đảm bảo cho
đơn vị có được bộ máy kế toán gọn nhẹ, hoạt động hiệu quả, thực
hiện tốt nhất chức năng, nhiệm vụ của kế toán, chất lượng cơng tác
kế tốn đạt được mức cao nhất với chi phí tiết kiệm nhất, góp phần
làm tinh giảm bộ máy quản lý trong đơn vị, tăng năng suất lao động
và hiệu lực của bộ máy quản lý của đơn vị.
1.2. CĂN CỨ VÀ NHIỆM VỤ CỦA TỔ CHỨC CÔNG TÁC
KẾ TỐN
1.2.1. Căn cứ của tổ chức cơng tác kế tốn
Để tổ chức cơng tác kế tốn ở các đơn vị một cách khoa học,
hợp lý cần phải dựa vào những căn cứ sau đây:
Thứ nhất, căn cứ vào văn bản pháp lý về kế toán hiện hành.
Ở nước ta, Nhà nước quản lý thống nhất về cơng tác kế tốn
trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Thực hiện điều đó, Nhà nước
ban hành hệ thống văn bản pháp lý về kế toán và tất cả các đơn vị
kế toán trong nền kinh tế phải tuân theo. Để công tác kế toán của
đơn vị tuân thủ đúng các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế,
về kế toán và nâng cao tính pháp lý của thơng tin, số liệu do kế tốn
cung cấp, việc tổ chức cơng tác kế toán trong các đơn vị phải căn cứ
vào luật kế toán, chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.
Thứ hai, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm tổ chức
hoạt động và tổ chức quản lý của đơn vị.
Các đơn vị thuộc các lĩnh vực khác nhau, các ngành khác nhau
thì chức năng, nhiệm vụ, tính chất hoạt động và tổ chức quản lý
cũng không giống nhau. Chẳng hạn, giữa các đơn vị là doanh
nghiệp sẽ khác với đơn vị sự nghiệp công lập và đơn vị là doanh
nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất sẽ khác với doanh nghiệp thuộc lĩnh
vực thương mại, dịch vụ. Tiếp đến, tổ chức quản lý của đơn vị quy
mô lớn khác với tổ chức quản lý đơn vị quy mô vừa và đơn vị quy

20


mơ nhỏ. Để tổ chức cơng tác kế tốn một cách khoa học, hợp lý,
việc tổ chức công tác kế toán phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ,
đặc điểm tổ chức hoạt động và tổ chức quản lý của đơn vị. Dựa vào
cơ sở này để lựa chọn chính sách kế toán áp dụng và tổ chức bộ máy
kế toán phù hợp với đơn vị. Như áp dụng chế độ kế tốn doanh
nghiệp, chế độ kế tốn hành chính sự nghiệp, tổ chức bộ máy kế
tốn theo mơ hình tập trung, theo mơ hình phân tán, theo mơ hình
vừa tập trung vừa phân tán.
Thứ ba, căn cứ vào trình độ, khả năng của người làm kế toán ở
đơn vị và trình độ trang bị cơ sở vật chất, kĩ thuật phục vụ cho cơng
tác kế tốn của đơn vị.
Một trong những nội dung quan trọng của tổ chức công tác kế
toán là tổ chức hệ thống sổ kế toán để ghi chép, hệ thống hố thơng
tin kế tốn. Mà tổ chức hệ thống sổ kế toán theo biểu mẫu và
phương pháp ghi chép do đơn vị tự thiết kế hay áp dụng hệ thống sổ
kế toán theo hướng dẫn của chế độ kế tốn, cần phải căn cứ vào
trình độ, khả năng của người làm kế toán ở đơn vị và trình độ trang
bị cơ sở vật chất, kĩ thuật phục vụ cho cơng tác kế tốn của đơn vị.
1.2.2. Nhiệm vụ của tổ chức cơng tác kế tốn
Kế tốn là một bộ phận quan trọng, khơng thể thiếu trong bộ
máy quản lý kinh tế của đơn vị. Nhiệm vụ của tổ chức cơng tác kế
tốn là những vấn đề cần phải thực hiện để kế toán thể hiện được
vài trị, tác dụng đối với cơng tác quản lý kinh tế trong đơn vị. Các
nhiệm vụ cụ thể của tổ chức cơng tác kế tốn như sau:
- Tổ chức hợp lý bộ máy kế toán ở đơn vị.
Thực hiện nhiệm vụ này, là tổ chức bộ máy kế toán ở đơn vị
phù hợp với đặc điểm tổ chức hoạt động và quản lý của đơn vị, phù

hợp với quy mô và các điều kiện khác liên quan đến tổ chức cơng
tác kế tốn. Phân cơng lao động kế tốn phù hợp với trình độ, khả
21


năng của người làm kế toán, giúp cho mọi người phát huy được
năng lực, sở trường và tạo nên sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ
phận có liên quan.
- Xác định rõ mối quan hệ giữa kế toán với các bộ phận khác
trong đơn vị về những vấn đề có liên quan đến cơng tác kế tốn.
Trong đơn vị, ngồi kế tốn, thường có nhiều bộ phận khác
như bộ phận tổ chức nhân sự, bộ phận kế hoạch, bộ phận sản xuất
kinh doanh,… Mỗi bộ phận có chức năng, nhiệm vụ riêng, tuy nhiên
giữa các bộ phận có mối quan hệ với nhau tạo thành hệ thống bộ
máy quản lý. Do đó, nhiệm vụ của tổ chức cơng tác kế toán là xác
định mối quan hệ và trách nhiệm giữa kế toán với các bộ phận khác
về việc thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin kinh tế.
- Tổ chức áp dụng các phương pháp kế toán trên cơ sở tuân
thủ quy định trong các văn bản pháp lý về kế tốn.
Mục đích của tổ chức cơng tác kế toán là để thực hiện việc thu
nhận, xử lý, hệ thống hố và cung cấp thơng tin kế tốn đáp ứng yêu
cầu công tác quản lý kinh tế của đơn vị. Mục đích này chỉ có thể đạt
được khi tổ chức áp dụng các phương pháp kế toán như phương
pháp chứng từ kế toán, phương pháp tài khoản kế tốn, phương
pháp tính giá và phương pháp tổng hợp, cân đối kế toán. Tuy nhiên,
việc tổ chức áp dụng các phương pháp kế toán phải tuân thủ quy
định trong các văn bản pháp lý về kế toán như luật kế toán, chuẩn
mực kế toán và chế độ kế toán.
- Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý, trình độ
chun mơn cho người làm kế tốn trong đơn vị, tổ chức trang bị và

sử dụng các phương tiện kĩ thuật tiên tiến, tổ chức ứng dụng công
nghệ thông tin vào cơng tác kế tốn.
Kế tốn là cơng cụ quản lý kinh tế có liên quan trực tiếp đến
cơ chế, chính sách kinh tế của Nhà nước. Kế tốn cần phải cải tiến,
22


hoàn thiện phù hợp với sự thay đổi cơ chế, chính sách kinh tế của
Nhà nước. Điều đó đặt ra nhiệm vụ của tổ chức cơng tác kế tốn là
bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới cho người làm kế tốn, giúp cho
người làm kế tốn có khả năng hồn thành tốt công việc được
phân công.
Để thực hiện được các cơng việc kế tốn trong đơn vị, nhất
thiết phải có phương tiện kĩ thuật thích hợp. Đặc biệt, khi khoa học
kĩ thuật và cơng nghệ thơng tin phát triển thì vấn đề tổ chức trang bị
cơ sở vật chất kĩ thuật, ứng dụng khoa học kĩ thuật và công nghệ
thông tin vào cơng tác kế tốn vừa là một nhu cầu, vừa là một nhiệm
vụ tất yếu của tổ chức cơng tác kế tốn.
1.3. NGUN TẮC VÀ NỘI DUNG TỔ CHỨC CƠNG TÁC
KẾ TỐN
1.3.1. Ngun tắc tổ chức cơng tác kế toán
Để hoạt động của kế toán theo đúng quy định của pháp luật và
phù hợp với đặc điểm của đơn vị, nhằm phát huy vai trị của kế tốn
đối với công tác quản lý kinh tế ở đơn vị, tổ chức cơng tác kế tốn
phải được thực hiện theo các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc tuân thủ
Theo nguyên tắc này, tổ chức cơng tác kế tốn ở đơn vị phải
tuân thủ quy định trong các văn bản pháp lý về kế toán như luật kế
toán, chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán. Để quản lý và chỉ đạo
thống nhất cơng tác kế tốn trên phạm vi cả nước, Nhà nước ban

hành hệ thống văn bản pháp lý về kế toán và tất cả các đơn vị trong
nề kinh tế phải tn theo. Trong đó, luật kế tốn quy định về nội
dung cơng tác kế tốn, tổ chức bộ máy kế toán, người làm kế toán,
hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán, quản lý Nhà nước về kế toán
và tổ chức nghề nghiệp về kế toán. Chuẩn mực kế toán đưa ra
những nguyên tắc và phương pháp kế toán cơ bản để ghi sổ kế toán
23


và lập báo cáo tài chính. Chế độ kế tốn là những quy định và
hướng dẫn về kế toán trong một lĩnh vực hoặc một số hoạt động cụ
thể. Luật kế toán, chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán tạo ra hành
lang pháp lý cho hoạt động của kế tốn. Khi tổ chức cơng tác kế
tốn, việc tn thủ quy định theo các văn bản pháp lý về kế tốn do
Nhà nước ban hành sẽ đảm bảo tính pháp lý của những tài liệu, số
liệu do kế toán cung cấp, phục vụ tốt nhất việc kiểm tra, giám sát
của Nhà nước đối với các hoạt động kinh tế tại đơn vị.
- Nguyên tắc phù hợp
Theo nguyên tắc này, tổ chức cơng tác kế tốn phải phù hợp
với đặc điểm và điều kiện của đơn vị. Trong nền kinh tế, các đơn
vị khác nhau sẽ có những đặc điểm và điều kiện khác nhau, yêu
cầu và trình độ quản lý kinh tế cũng khác nhau. Do đó, cũng có sự
khác nhau về tổ chức cơng tác kế tốn. Chính vì vậy, khi tổ chức
cơng tác kế tốn phải đảm bảo phù hợp với đặc điểm và điều kiện
của từng đơn vị như chức năng, nhiệm vụ, tính chất hoạt động, quy
mô của đơn vị, sự phân cấp quản lý của đơn vị, số lượng và trình
độ chun mơn của người làm kế tốn ở đơn vị, trình độ trang bị
cơ sở vật chất kĩ thuật của đơn vị. Thực hiện nguyên tắc này sẽ chi
phối nhiều đến việc tổ chức bộ máy kế tốn và lựa chọn chính sách
kế toán áp dụng tại đơn vị và tổ chức ứng dụng cơng nghệ thơng

tin vào cơng tác kế tốn.
- Ngun tắc thống nhất và nhất quán
Kế toán là một bộ phận trong bộ máy quản lý của đơn vị.
Ngoài kế tốn, bộ máy quản lý của đơn vị cịn có các bộ phận khác
như bộ phận tổ chức và nhân sự, bộ phận kế hoạch, bộ phận kinh
doanh,… Do đó, địi hỏi tổ chức cơng tác kế tốn trong đơn vị phải
đảm bảo tính thống nhất. Thực hiện nguyên tắc này cần có sự thống
nhất giữa mơ hình tổ chức bộ máy kế tốn với mơ hình tổ chức quản
lý, thống nhất giữa kế toán với các bộ phận quản lý khác trong đơn
24


×