Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Đồ án tốt nghiệp kinh tế vận tải ô tô, đại học giao thông vận tải (7)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 83 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
KHOA VẬN TẢI – KINH TẾ
BỘ MÔN: KINH TẾ VẬN TẢI VÀ DU LỊCH
-----------

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ VẬN TẢI Ô TÔ

ĐỀ TÀI:

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA
PHƯƠNG TIỆN CHO CÔNG TY CỔ PHẦN VŨ GIA
(TAXI VŨ GIA)

THÂN THỊ KIM ANH

HÀ NỘI-2022


TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
KHOA VẬN TẢI – KINH TẾ
BỘ MÔN: KINH TẾ VẬN TẢI VÀ DU LỊCH
-----------

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA
PHƯƠNG TIỆN CHO CÔNG TY CỔ PHẦN VŨ GIA
(TAXI VŨ GIA)


Sinh viên thực hiện

: Thân Thị Kim Anh

Giáo viên hướng dẫn

: T.S Nguyễn Thị Thực

MSV

: 182201050

Lớp

: Kinh tế vận tải ô tô 1 – K59

Hà Nội, 2022


Mục lục
DANH MỤC BẢNG BIỂU ..........................................................................................iii
DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................................ iv
DANH MỤC SƠ ĐỒ .................................................................................................... iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................................ v
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
CHƯƠNG I: CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ HOẠCH BDSC PHƯƠNG TIỆN VẬN
TẢI Ô TÔ ....................................................................................................................... 3
1.1. KHÁI QUÁT VỀ KẾ HOẠCH ......................................................................... 3
1.1.1. Khái niệm và phân loại kế hoạch .................................................................. 3
1.1.2. Vai trò của kế hoạch...................................................................................... 4

1.1.3. Nguyên tắc xây dựng kế hoạch ..................................................................... 5
1.1.4. Các phương pháp xây dựng kế hoạch ........................................................... 6
1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA 7
1.2.1. Khái niệm, mục đích, ý nghĩa, tính chất của bảo dưỡng và sửa chữa phương
tiện ........................................................................................................................... 7
1.2.2. Nội dung của công tác bảo dưỡng và sửa chữa phương tiện ........................ 9
1.3. TỔNG QUAN VỀ KẾ HOẠCH BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA PHƯƠNG
TIỆN VẬN TẢI Ô TÔ ............................................................................................ 12
1.3.1 Vai trò và nội dung của kế hoạch BDSC ..................................................... 12
1.3.2 Phương pháp lập kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa .......................................... 13
1.3.3. Tổ chức thực hiện công tác BDSC phương tiện vận tải. ............................ 15
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN KẾ
HOẠCH BDSC PHƯƠNG TIỆN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VŨ GIA .............. 19
2.1. KHÁI QUÁT VỀ CƠNG TY .............................................................................. 19
2.1.1. Lịch sử hình thành phát triển và chức năng nhiệm vụ của công ty............. 19
i


2.1.2. Quy mô của công ty .................................................................................... 20
2.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty ............................................................. 24
2.1.4. Điều kiện sản xuất kinh doanh của công ty ................................................ 29
2.1.5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty................................... 32
2.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
BDSC CỦA CƠNG TY ........................................................................................... 35
2.2.1. Phân tích tình hình xây dựng kế hoạch BDSC............................................ 35
2.2.2. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch BDSC của cơng ty ........................ 37
CHƯƠNG III: LẬP KẾ HOẠCH BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA ............................. 50
3.1. CƠ SỞ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH .................................................................. 50
3.1.1 Kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ........................................ 50
3.1.2 Các quy định hiện hành về công tác bảo dưỡng sửa chữa phương tiện vận tải

ô tô. ........................................................................................................................ 51
3.1.3. Mục tiêu xây dựng kế hoạch BDSC. ........................................................... 51
3.1.4. Kết quả phân tích tình hình bảo dưỡng sửa chữa phương tiện vận tải ở công
ty. ........................................................................................................................... 52
3.2 XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BDSC PHƯƠNG TIỆN CHO CƠNG TY ......... 52
3.2.1. Hồn thiện các định mức định ngạch cho công ty ...................................... 52
3.2.2. Tính tốn các chỉ tiểu của kế hoạch ............................................................ 56
3.2.3. Tổ chức thực hiện kế hoạch ........................................................................ 60
ĐÁNH GIÁ ĐỀ TÀI VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 75
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 76

ii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. 1. Chu kì bảo dưỡng phương tiện .................................................................... 10
Bảng 2. 1: Tình hình vốn của Công ty .......................................................................... 20
Bảng 2. 2: Số lượng phương tiện của công ty ............................................................... 21
Bảng 2. 3: Số lượng lao động của công ty 3 năm gần đây ............................................ 22
Bảng 2. 4: Quy mô xưởng bảo dưỡng sửa chữa............................................................ 23
Bảng 2. 5 : Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty từ năm 2019 – 2021 . 33
Bảng 2. 6: Chu kỳ bảo dưỡng định kỳ .......................................................................... 36
Bảng 2. 7: Chu kỳ bảo dưỡng sửa chữa các cấp ........................................................... 36
Bảng 2. 8: Định mức giờ công cho BDSC .................................................................... 37
Bảng 2. 9: Định mức ngày xe nằm cho BDSC ............................................................. 37
Bảng 2. 10: Tổng hợp số lần BDSC của công ty năm 2021 ......................................... 40
Bảng 2. 11: Tổng hợp giờ công thực tế BDSC các cấp. ............................................... 41
Bảng 2. 12: Tổng hợp giờ công định mức BDSC các cấp ............................................ 42
Bảng 2. 13: Tổng hợp ngày xe nằm thực tế BDSC các cấp .......................................... 43

Bảng 2. 14: Tổng ngày xe nằm định mức BDSC các cấp của cơng ty ......................... 44
Bảng 2. 15: Tình hình lao động của xưởng BDSC ....................................................... 46
Bảng 3. 1: Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2022 của công ty. ............................... 50
Bảng 3. 2: Bảng hệ số điều chỉnh định ngạch theo chất lượng của các mác xe ........... 53
Bảng 3. 3: Định ngạch BDSC các cấp của công ty năm 2022 ...................................... 54
Bảng 3. 4: Định mức giờ công cho BDSC .................................................................... 55
Bảng 3. 5: Định mức ngày xe nằm cho BDSC ............................................................. 56
Bảng 3. 6: Số lần BDSC phương tiện của công ty ........................................................ 57
Bảng 3. 7: Tổng giờ công BDSC các cấp theo kế hoạch năm 2022 ............................. 58
Bảng 3. 8: Tổng ngày xe nằm BDSC các cấp theo kế hoạch năm 2022 ....................... 59
Bảng 3. 9 : Tổng hợp kế hoạch BDSC năm 2022 ......................................................... 60
Bảng 3. 10: Quy trình quản lý cơng tác bảo dưỡng ngày. ............................................ 61
Bảng 3. 11: Quy chế xử phạt ......................................................................................... 71
Bảng 3. 12: So sánh phương án của đề tài và kế hoạch của công ty............................. 73

iii


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 3. 1: Quy trình bảo dưỡng ngày ........................................................................... 61
Hình 3. 2: Quy trình BDKT phương tiện cho doanh nghiệp ........................................ 64

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2. 1: Cơ cấu tổ chức của công ty Cổ phần Vũ Gia ............................................. 24
Sơ đồ 2. 2: Cơ cấu tổ chức của phòng điều hành .......................................................... 26

iv


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BD

: Bảo dưỡng

BDSC

: Bảo dưỡng sửa chữa

BDKT

: Bảo dưỡng kỹ thuật

BD1

: Bảo dưỡng 1

BD2

: Bảo dưỡng 2

ĐN

: Định ngạch

ĐC

: Điều chỉnh

BDĐK


: Bảo dưỡng định kỳ

BGTVT

: Bộ giao thông vận tải

CNLX

: Công nhân lái xe

CSGT

: Cảnh sát giao thông

HĐQT

: Hội đồng quản trị

GTVT

: Giao thông vận tải

SCL

: Sửa chữa lớn

SC

: Sửa chữa


SCTX

: Sửa chữa thường xuyên

SXKD

: Sản xuất kinh doanh

PTVT

: Phương tiện vận tải

TTGT

: Thanh tra giao thơng

VTHK

: Vận tải hành khách

QLKT

:Quản lý kỹ thuật

TCKT

: Tài chính kế toán

v



LỜI MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Vận tải đóng một vai trị quan trọng của q trình phân phối và lưu thông. Nếu
nền kinh tế là một cơ thể sống trong đó hệ thống giao thơng là các huyết mạch thì vận
chuyển là quá trình đưa các chất dinh dưỡng đến nuôi các tế bào của cơ thể sống đó.
Vận tải nói chung và vận tải ơ tơ nói riêng có chức năng vận chuyển hàng hóa và
hành khách nhằm đáp ứng yêu cầu nguyên, nhiên vật liệu cho sản xuất, tiêu dùng và sự
đi lại của nhân dân. Nếu thiếu nó thì q trình sản xuất nào cũng khơng thể thực hiện
được, việc giao lưu hàng hóa giữa các khu vực, các vùng và sự đi lại của nhân dân sẽ
gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, vận tải ô tô cần thiết đối với tất cả các giai đoạn của quá
trình sản xuất, đối với việc lưu thơng hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng và đi lại của
nhân dân. Vận tải ô tô là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, giữa thành phố và nơng
thơn, giữa miền xi và miền ngược, ngồi ra còn làm nhiệm vụ chuyển tải giữa vận tải
đường sắt, vận tải đường hàng không, vận tải đường thủy đến các địa điểm sản xuất và
tiêu dùng.
Với ưu thế đó vận tải ơ tơ đang ngày càng phát triển và đổi mới đặc biệt về chất
lượng dịch vụ vận tải. Một trong các yếu tố quan trọng và chủ yếu ảnh hưởng tới chất
lượng dịch vụ vận tải chính là chất lượng phương tiện vận tải. Đây là yếu tố hàng đầu
trong cạnh tranh về dịch vụ vận tải giữa các doanh nghiệp vận tải. Do đó việc đảm bảo
và duy trì chất lượng phương tiện là hết sức quan trọng, lập kế hoạch BDSC phương
tiện hợp lý và chính xác là điều kiện cần và đủ để thực hiện việc duy trì chất lượng
phương tiện trong trạng thái tối ưu.
Đối với mỗi doanh nghiệp, việc lập kế hoạch ln là ưu tiên hàng đầu để cụ thể
hóa các mục tiêu của mình thành hành động. Trong BDSC, lập kế hoạch sẽ cho thấy
được tình hình BDSC của doanh nghiệp trong năm tới từ đó có các kế hoạch về vật tư
phụ tùng. Lập kế hoạch cần phải nghiên cứu một cách đầy đủ mọi khía cạnh, đánh giá
được tình trạng của phương tiện trong hiện tại và tương lai.
Qua q trình thực tập và tìm hiểu tại Cơng ty cổ phần Vũ Gia, nhận thấy việc
nghiên cứu đề tài “Xây dựng kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa phương tiện cho công ty cổ

phần Vũ Gia” là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng.

1


2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở lý luận về lập kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa phương tiện vận tải, đề
tài đi vào nghiên cứu phân tích tình hình thực tế hiện nay của công ty cổ phần Vũ Gia,
từ đó đánh giá và đưa ra những tồn tại, bất cập trong công tác lập kế hoạch và trong công
tác tổ chức thực hiện kế hoạch BDSC của công ty.
Đồng thời căn cứ vào các yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty trong năm tới
(2022), dựa vào các định mức liên quan đề tài tiến hành xây dựng kế hoạch BDSC cho
công ty cổ phần Vũ Gia năm 2022.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đề tài tốt nghiệp em đã nghiên cứu các tài liệu trong doanh nghiệp
và các tài liệu do nhà nước ban hành có liên quan và đồng thời phỏng vấn, xin ý kiến
giải đáp để thu thập thêm thông tin liên quan đến BDSC. Qua phân tích, đánh giá thực
trạng nhằm tìm hiểu các vấn đề cịn tồn tại để đưa ra các giải pháp thích hợp trong cơng
tác lập kế hoạch BDSC.
Để thực hiện việc nghiên cứu, đề tài vận dụng các phương pháp nghiên cứu có
tính chất phổ biến như các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành của khoa học kinh
tế, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp mơ hình hóa, …
4. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài gồm trang, ngoài phần mở đầu, kết luận, đề tài có 3 chương:
Chương I: Cở sở lý luận về xây dựng kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa phương tiện
trong doanh nghiệp vận tải ô tô.
Chương II: Phân tích tình hình xây dựng và thực hiện kế hoạch bảo dưỡng sửa
chữa phương tiện của công ty cổ phần Vũ Gia.
Chương III: Lập kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa.


2


CHƯƠNG I: CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ HOẠCH BDSC PHƯƠNG TIỆN
VẬN TẢI Ô TÔ
1.1. KHÁI QUÁT VỀ KẾ HOẠCH
1.1.1. Khái niệm và phân loại kế hoạch
a. Một số khái niệm
- Kế hoạch: Là một bản dự kiến về mục đích, nội dung cũng như phương thức và
các điều kiện để thực hiện một hoạt động nào đó của con người.
- Kế hoạch hóa: là sự vận dụng các quy luật kinh tế khách quan vào thực tế sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai. Thực chất của kế hoạch hóa là q
trình dự báo diễn biến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo các quy luật phát
triển của nó. Muốn xây dựng kế hoạch địi hỏi phải nghiên cứu một cách đầy đủ quy luật
phát triển của hiện tượng trong quá khứ, đánh giá đúng đắn hiện tượng tại thời điểm
hiện tại để từ đó tiên đoán đúng quy luật vận động của hiện tượng trong tương lai.
- Kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Là hệ thống các phương
hướng, nhiệm vụ, mục tiêu và các chỉ tiêu nguồn lực vật chất, tài chính cần thiết cho
việc thực hiện các mục tiêu phát triển của doanh nghiệp đặt ra trong kỳ kế hoạch nhất
định.
b. Phân loại kế hoạch
➢ Theo thời gian:
- Kế hoạch ngắn hạn (kế hoạch tác nghiệp)
- Kế hoạch trung hạn (kế hoạch từ 1 năm – 5 năm)
- Kế hoạch dài hạn (kế hoạch từ 5 năm trở lên)
Thông thường các kế hoạch theo tiêu thức thời gian có mối quan hệ với nhau. Kế
hoạch dài hạn là định hướng phát triển lớn mang tính chiến lược cịn kế hoạch ngắn hạn
và trung hạn là sự cụ thể hóa của định hướng chiến lược đó trong điều kiện và thời gian
cụ thể và từ việc thực hiện những kế hoạch ngắn hạn và trung hạn doanh nghiệp sẽ có
sự điều chỉnh những định hướng chiến lược dài hạn của bản thân cho phù hợp

➢ Theo nội dung:
Trong doanh nghiệp vận tải kế hoạch sản xuất kinh doanh bao gồm các nội dung
sau:
- Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm vận tải.
3


- Kế hoạch khai thác và quản lý kỹ thuật phương tiện.
- Kế hoạch lao động tiền lương.
- Kế hoạch giá thành của sản phẩm vận tải.
- Kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản.
- Kế hoạch tài chính.
- Kế hoạch ứng dụng khoa học kỹ thuật.
Trong đó kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm vận tải là cơ sở để xác định các
loại kế hoạch khác.
➢ Theo cấp quản lý:
- Kế hoạch phát triển chung của nền kinh tế quốc dân
- Kế hoạch ngành
- Kế hoạch các tỉnh thành phố
- Kế hoạch của doanh nghiệp
1.1.2. Vai trò của kế hoạch.
- Kế hoạch cho biết phương hướng hoạt động trong tương lai, làm giảm sự tác
động của những thay đổi từ mơi trường, tránh được sự lãng phí và dư thừa nguồn lực và
thiết lập những tiêu chuẩn thuận tiện cho công tác kiểm tra. Hiện nay trong phạm vi nền
kinh tế quốc dân thì kế hoạch là một trong những công cụ điều tiết chủ yếu của Nhà
nước. Còn trong phạm vi một doanh nghiệp hay một tổ chức thì kế hoạch là khâu đầu
tiên là chức năng quan trọng của quá trình quản lý và là cơ sở thúc đẩy hoạt động sản
xuất kinh doanh có hiệu quả cao, đạt được mục tiêu đề ra.
- Ngày nay đối với một doanh nghiệp thì kế hoạch có những vai trò to lớn sau:
+ Giúp cho doanh nghiệp ứng phó với sự bất định và sự thay đổi

Sự bất định và sự thay đổi làm cho việc lập kế hoạch thành tất yếu. Tương lai
rất ít khi chắc chắn và tương lai càng xa thì kết quả của quyết định mà ta cần phải xem
xét sẽ càng kém chắc chắn và khó dự báo. Do vậy, lập kế hoạch có một ý nghĩa đặc biệt
quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của một tổ chức, nó phản ánh khuynh hướng,
triển vọng mà người ta dự định trong tương lai.
+ Khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của tổ chức, nâng cao vị thế
cạnh tranh của tổ chức trong môi trường hoạt động

4


Khi mà lập kế hoạch được thực hiện tốt, nó sẽ tạo ra một “cơ sở vững chắc” cho
các chức năng quản lý khác: tổ chức - xắp xếp và phân bổ nguồn lực để đạt được mục
tiêu nhiệm vụ; lãnh đạo - chỉ đạo những nỗ lực về nguồn lực con người để đảm bảo mức
độ cao của nhiệm vụ được hồn thành, và kiểm sốt - giám giám thực hiện nhiệm vụ và
tiến hành những can thiệp cần thiết.
+ Thống nhất được các hoạt động tương tác giữa các bộ phận trong doanh
nghiệp
Lập kế hoạch là chất keo gắn kết các thành viên trong tổ chức, nó làm cơ sở cho
hoạt động của các thành viên, tạo nên sự hành động và khuyến khích tinh thần trách
nhiệm của mỗi thành viên.
+ Kế hoạch giúp cho việc kiểm soát của doanh nghiệp trở nên dễ dàng
Lập kế hoạch và kiểm soát phải kết hợp chặt chẽ với nhau trong q trình quản
lý. Nếu khơng có lập kế hoạch, kiểm soát sẽ thiếu những tiêu chuẩn và mục tiêu cho
việc đo lường những thứ mà họ làm tốt và làm thế nào để nó trở nên tốt hơn. Khơng có
kiểm sốt, lập kế hoạch thiếu những thứ theo sau, thơng qua nhu cầu để đảm bảo rằng
những thứ sẽ được thực hiện theo kế hoạch.
Như vậy, lập kế hoạch quả thật là quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, mỗi nhà
quản lý. Nếu khơng có kế hoạch thì nhà quản lý có thể khơng biết tổ chức, khai thác con
người và các nguồn lực khác của doanh nghiệp một cách có hiệu quả, thậm chí sẽ khơng

có được một ý tưởng rõ ràng về cái họ cần tổ chức và khai thác. Khơng có kế hoạch, nhà
quản lý và các nhân viên của họ sẽ rất khó đạt được mục tiêu của mình.
1.1.3. Nguyên tắc xây dựng kế hoạch
- Đảm bảo tính khoa học và tính thực tiễn của kế hoạch: Theo nguyên tắc này
một kế hoạch đề ra cần phải đảm bảo có đầy đủ căn cứ khoa học cũng như thực tiễn và
phải phù hợp với quy luật khách quan, mang tính khả thi cao. Tính khả thi được xem
xét trên các phương diện chủ yếu như: công nghệ và kỹ thuật, nhân lực, tài chính.
- Đảm bảo tính hiệu quả: Ngun tắc này địi hỏi khi xây dựng kế hoạch cần phải
xem xét đầy đủ các biện pháp nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và tận dụng tối
đa các tiềm năng nhằm đạt được chất lượng và hiệu quả kinh doanh cao nhất.
- Đảm bảo tính tồn diện, cân đối và mang tính hệ thống cao: Khi xây dựng kế
hoạch của một doanh nghiệp cần phải xem nó như là một bộ phận cấu thành của nền
kinh tế bởi vậy nó phải phù hợp với chiến lược chung của ngành và định hướng phát
triển của toàn nền kinh tế quốc dân. Trong kế hoạch phải đảm bảo mối quan hệ hài hòa
giữa các mặt kế hoạch và giữa các kế hoạch với nhau. Ngoài ra cần phải cân đối giữa
5


nhu cầu thị trường và khả năng chiếm lĩnh thị phần của doanh nghiệp, cân đối giữa thị
phần và khả năng các nguồn lực bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp.
1.1.4. Các phương pháp xây dựng kế hoạch
Phương pháp lập kế hoạch là tập hợp các cách thức dự báo, tính tốn được sử
dụng trong q tình lập kế hoạch.
* Phương pháp cân đối
- Thực chất cân đối là so sánh giữa nhu cầu và khả năng của doanh nghiệp về một
hoạt động kinh doanh nào đó cũng như một loại nguồn lực nào đó.
- Về mặt chỉ tiêu trong kế hoạch có thể cân đối theo chỉ tiêu hiện vật hoặc chỉ
tiêu giá trị. Thông thường các mối cân đối chủ yếu trong kế hoạch là:
+ Cân đối giữa nhu cầu và khả năng về nguồn các yếu tố đầu vào cho quá trình
SXKD vận tải (Đầu vào: nguyên, nhiên vật liệu, phụ tùng vật tư, phương tiện vận tải…)

+ Cân đối giữa năng lực SXKD của doanh nghiệp và khả năng tiêu thụ sản phẩm
vận tải trên thị trường. Đây là mối cân đối quan trọng nhất là cơ sở cho các mối cân đối
khác.
+ Cân đối về mặt thời gian và không gian: về mặt thời gian cân đối giữa các mục
tiêu lâu dài, trung, ngắn hạn. Về mặt không gian vận tải cân đối giữa năng lực sản xuất
và nhu cầu tối đa.
* Phương pháp tốn thơng kê
Thường được dùng để xây dựng kế hoạch chung và dài hạn, thực chất là sử dụng
các mô hình tốn kinh tế được xây dựng trên cơ sở thu thập, xử lý số liệu thống kê qua
nhiều năm. Có 2 dạng mơ hình sử dụng phổ biến là:
+ Hàm xu thế: đây là mơ hình đơn giản với nhân tố ảnh hưởng là thời gian.
+ Phân tích tương quan nhiều yếu tố (mơ hình hồi quy đa nhân tố): trong mơ hình
này người ta thường chọn các nhân tố có ảnh hưởng chính đến chỉ tiêu cần lập kế hoạch
để đưa vào mơ hình.
- Ưu điểm: Phương pháp này lượng hóa được các nhân tố ảnh hưởng nên cho kết
quả khá chính xác.
- Nhược điểm: Các nhân tố tiêu cực cũng như xu thế tiêu cực đều được ngoại suy
trong tương lai.

6


* Phương pháp phân tích tính tốn
Phương pháp này thường được sử dụng trong xây dựng kế hoạch trung và ngắn
hạn bởi vì nó đi sâu vào phân tích tính tốn các chỉ tiêu cụ thể của kế hoạch. Thơng
thường khi sử dụng phương pháp này, người ta dùng các chỉ tiêu như chỉ số tăng bình
quân, tốc độ tăng trưởng bình qn để tính tốn các chỉ tiêu. Để tính tốn cần xác định
các nhân tố ảnh hưởng trong kỳ kế hoạch và lượng hóa các mức độ ảnh hưởng của nó
đến chỉ tiêu tính tốn và bằng các phương pháp tính tốn để xác định mức độ đạt được
của từng chỉ tiêu.

* Phương pháp tương tự
- Bản chất của phương pháp tương tự là phát triển các hiện tượng đã xuất hiện
vào các địa điểm và thời gian khác nhưng với điều kiện là bản chất của 2 hiện tượng là
giống nhau hay chính là sự vận dụng của các hiện tượng hoặc quá trình diễn ra ở không
gian, thời gian khác với thời gian, không gian mà ta cần nghiên cứu. Phương pháp này
có 3 dạng:
+ Tương tự về hình thức biểu hiện của hiện tượng.
+ Tương tự về bản chất của hiện tượng.
+ Tương tự về quy luật vận động của hiện tượng.
- Phương pháp này sử dụng chủ yếu trong xây dựng kế hoạch trung và dài hạn
như là một phương pháp để kiểm tra các phương pháp khác.
- Ưu điểm: Phương pháp này có thể giải quyết vấn đề thiếu kinh nghiệm thực tế
cũng như thiếu thơng tin.
- Nhược điểm: Trong thực tế khó có thể tìm được hiện tượng có mức độ tương
tự về bản chất cũng như quy luật vận động giống như hiện tượng ta cần nghiên cứu.
1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA
1.2.1. Khái niệm, mục đích, ý nghĩa, tính chất của bảo dưỡng và sửa chữa phương
tiện
a. Khái niệm
Bảo dưỡng ô tô: Là cơng việc dự phịng được tiến hành bắt buộc sau một chu kỳ
vận hành nhất định trong khai thác ô tô theo nội dung công việc đã quy định nhằm duy
trì trạng thái kỹ thuật tốt của ơ tơ.
Sửa chữa ô tô: Là công việc khôi phục khả năng hoạt động của ô tô bằng cách
khắc phục hoặc thay thế các chi tiết, cụm, tổng thành và hệ thống đã bị hư hỏng…
b. Mục đích của bảo dưỡng và sửa chữa

7


Công tác bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa phương tiện được tiến hành nhằm mục

đích:
- Duy trì phương tiện trong tình trạng kỹ thuật tốt.
- Hạn chế mức độ hao mịn PTVT trong q trình khai thác sử dụng.
- Phục hồi các tính năng khai thác kỹ thuật PTVT.
* Mục đích của BDKT là duy trì trạng thái kỹ thuật tốt của ơ tơ, ngăn ngừa các
hư hỏng có thể xảy ra, phát hiện các hư hỏng để kịp thời sửa chữa, đảm bảo cho ô tô vận
hành với độ tin cậy cao.
* Mục đích của sửa chữa nhằm khôi phục khả năng làm việc của các chi tiết, tổng
thành của ô tô đã bị hư hỏng nhằm khôi phục lại khả năng làm việc của chúng.
c.Ý nghĩa của bảo dưỡng và sửa chữa
- Công tác bảo dưỡng sửa chữa phương tiện có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả
sử dụng phương tiện. Làm tốt công tác này sẽ đảm bảo duy trì phương tiện trong tình
trạng kỹ thuật tối ưu, hạn chế mức độ hao mòn phương tiện vận tải trong quá trình khai
thác, sử dụng, tối thiểu hóa chi phí sửa chữa phương tiện.Chính điều này góp phần làm
nâng cao chất lượng sản phẩm vận tải cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh chung
toàn doanh nghiệp.
- Ngồi ra, chất lượng cơng tác bảo dưỡng sửa chữa phương tiện cịn có ý nghĩa
quan trọng trong việc bảo tồn và sử dụng có hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp được đầu tư cho việc mua sắm và đổi mới đồn phương tiện trong doanh
nghiệp
d.Tính chất của bảo dưỡng và sửa chữa
- BDKT mang tính cưỡng bức, dự phịng có kế hoạch nhằm phịng ngừa những
hư hỏng có thể xảy ra trong q trình sử dụng. Bảo dưỡng kỹ thuật phải hồn thành các
cơng việc theo từng định ngạch mà Bộ GTVT đã ban hành.
- Sửa chữa nhỏ được thực hiện theo yêu cầu do kết quả kiểm tra của bảo dưỡng
các cấp.
- SCL được thực hiện theo định ngạch km xe chạy do nhà sản xuất hoặc nhà nước
ban hành. Ngoài ra, sửa chữa là cơng việc mang tính đột xuất, khơng được báo trước các
hư hỏng xảy ra khi nào và hư hỏng như thế nào.


8


1.2.2. Nội dung của công tác bảo dưỡng và sửa chữa phương tiện
Chế độ bảo dưỡng sửa chữa phương tiện vận tải là các văn bản quy định khung
của nhà nước, bộ GTVT và các ban ngành có liên quan về công tác bảo dưỡng kĩ thuật
và sửa chữa các loại phương tiện vận tải nhằm đảm bảo an toàn vận hành và nâng cao
hiệu quả sử dụng tính năng khai thác kỹ thuật phương tiện.
Quy định bảo dưỡng sửa chữa phương tiện vận tải bao gồm 5 nội dung chủ yếu
sau:
a. Các hình thức bảo dưỡng sửa chữa
➢ Bảo dưỡng kỹ thuật
Căn cứ vào chu kì bảo dưỡng và nội dung công việc, bảo dưỡng kỹ thuật ô tô
được chia làm hai cấp:
+ Bảo dưỡng hàng ngày: Bảo dưỡng hàng ngày do lái xe, phụ xe hoặc công nhân
trong trạm bảo dưỡng chịu trách nhiệm và thực hiện trước hoặc sau khi xe đi hoạt động
hàng ngày, cũng như trong thời gian vận hành.
+ Bảo dưỡng định kì: (BDĐK) Bảo dưỡng định kỳ do công nhân trong trạm bảo
dưỡng chịu trách nhiệm và thực hiện sau một kỳ hoạt động của ô tô được xác định bằng
quãng đường xe chạy hoặc thời gian khai thác.
➢ Sửa chữa
Căn cứ vào tính chất và nội dung cơng việc, sửa chữa ơ tô được chia làm hai loại:
+ Sửa chữa nhỏ: (SCTX) Là những lần sửa chữa các chi tiết không phải là chi
tiết cơ bản trong tổng thành, hệ thống nhằm loại trừ hoặc khắc phục các hư hỏng, sai
lệch đã xảy ra trong q trình sử dụng ơ tơ. Các cơng việc đó được thực hiện ở trạm
hoặc xưởng bảo dưỡng kĩ thuật, sửa chữa ô tô.
+ Sửa chữa lớn: (SCL) được chia làm 2 loại:
Sửa chữa lớn tổng thành: Là sửa chữa phục hồi các chi tiết cơ bản, chi tiết chính
của tổng thành đó.
Sửa chữa lớn tồn bộ: Là sửa chữa, phục hồi từ 5 tổng thành trở lên hoặc sửa

chữa đồng thời động cơ và khung ô tô.
b. Quy định về định ngạch chu kỳ bảo dưỡng sửa chữa
Định ngạch bảo dưỡng kỹ thuật là quãng đường xe chạy (hay thời gian) quy định
giữa hai lần bảo dưỡng kĩ thuật phương tiện.

9


Vì theo quy định bảo dưỡng cấp cao bao hàm nội dung của bảo dưỡng cấp thấp
nên định ngạch bảo dưỡng cấp cao bao giờ cũng là bội số nguyên của định ngạch bảo
dưỡng cấp thấp.
➢ Bảo dưỡng kỹ thuật.
- Đối với bảo dưỡng ngày thông thường do lái xe, phụ xe hoặc công nhân trong
trạm bảo dưỡng chịu trách nhiệm và được thực hiện trước hoặc sau khi xe hoạt động
hàng ngày cũng như trong thời gian vận hành.
- Đối với bảo dưỡng định kỳ thực hiện sau một kỳ hoạt động của ô tô được xác
định bằng quãng đường xe chạy hoặc thời gian khai thác.
- Chu kỳ bảo dưỡng định kỳ được tính theo quãng đường xe chạy hoặc thời gian
khai thác của ô tô
Trong trường hợp bảo dưỡng định kỳ được thực hiện như sau:
+ Đối với ơ tơ có hướng dẫn khai thác sử dụng của hãng sản xuất thì chu kỳ bảo
dưỡng định kỳ phải tính theo quy định của nhà chế tạo.
+ Đối với những ơ tơ khơng có hướng dẫn khai thác sử dụng thì chu kỳ bảo dưỡng
định kỳ phải tính theo quãng đường ô tô chạy hoặc theo thời gian khai thác của ô tô
được quy định như sau:
Bảng 1. 1. Chu kì bảo dưỡng phương tiện
Chu kì bảo dưỡng
Loại ô tô

Trạng thái kĩ thuật


Quãng đường (km)

Thời gian (tháng)

Chạy rà

1500

-

Sau chạy rà

10000

6

Sau sửa chữa lớn

5000

3

Chạy rà

1000

-

Sau chạy rà


8000

6

Sau sửa chữa lớn

4000

3

Chạy rà

1000

-

Sau chạy rà

8000

6

Sau sửa chữa lớn

4000

3

Ơ tơ con


Ơ tơ khách

Ơ tơ tải, móoc,
sơ mi rơ móoc

10


+ Đối với ô tô hoạt động trong điều kiện khó khăn (miền núi, miền biển, cơng
trường…) cần sử dụng hệ số 0.8 cho chu kỳ trên.
+ Đối với ô tô chuyên dùng và ô tô tải chuyên dùng (ô tô cần cẩu, ô tô chở xăng
dầu, ô tô đông lạnh, ô tô chữa cháy, ô tô thang, ô tô cứu hộ...), căn cứ vào đặc tính sử
dụng và hướng dẫn của nhà chế tạo để xác định chu kỳ và nội dung công việc bảo dưỡng
cho những hệ thống, thiết bị chun dùng ngồi những bộ phận của ơ tô.
+ Đối với ô tô mới hoặc ô tô sau sửa chữa lớn phải thực hiện bảo dưỡng trong
thời kỳ chạy rà trơn nhằm nâng cao chất lượng đôi bề mặt ma sát của các chi tiết tiếp
xúc động, giảm khả năng hao mòn và hư hỏng của các chi tiết, để nâng cao tuổi thọ tổng
thành, hệ thống của ô tô.
+ Đối với ô tô mới, phải thực hiện đúng hướng dẫn kỹ thuật và quy trình bảo
dưỡng của nhà sản xuất.
+ Đối với ô tô sau sửa chữa lớn thời kỳ chạy rà trơn được quy định là
1500km đầu tiên. Trong đó phải tiến hành bảo dưỡng ở giai đoạn 500km và 1500km.
+ Khi ô tô đến chu kỳ quy định của bảo dưỡng kỹ thuật, phải tiến hành bảo
dưỡng. Phạm vi sai lệch không được vượt quá 5% so với chu kỳ đã ấn định.
➢ Sửa chữa.
+ Chu kỳ sửa chữa lớn là khoảng thời gian ô tơ hoạt động được tính bằng số ngày
hoặc số km ô tô đã đi được giữa 2 lần sữa chữa lớn.
+ Chu kỳ sửa chữa lớn được nhà chế tạo quy định sau khi ô tô chạy được số km
nhất định. Được xác định dựa trên biểu đồ hao mòn của các chi tiết, khi các chi tiết bị

mòn đến giới hạn cho phép.
+ Chu kỳ sửa chữa có thể thay đổi theo điều kiện khai thác, khi ô tô hoạt động ở
điều kiện khai thác khắc nghiệt thì chu kỳ sửa chữa phải rút ngắn hơn so với quy định.
+ Sữa chữa lớn áp dụng cho ô tô hoạt động hết thời gian (hoặc quãng đường) làm
việc cho phép giữa hai kỳ đại tu. Khoảng thời gian hay quãng đường này được cụ thể
cho từng loại xe, loại máy khác nhau do chế tạo quy định, có thể từ 100000 - 200000
km lăn bánh của ô tô, tương ứng với 4000 - 8000 giờ hoạt động của động cơ. Đối với
các phương tiện làm việc trong điều kiện khắc nghiệt của miền rừng núi, vùng khai thác
mỏ…thường rút ngắn từ 10.15% thời gian định mức.

11


c. Quy định về nội dung thao tác của các cấp bảo dưỡng sửa chữa
Nội dung thao tác của các cấp bảo dưỡng sửa chữa được quy định trong quyết
định 992, quy định về nội dung công việc cần phải thực hiện của mỗi cấp cụ thể.
Nội dung bảo dưỡng bao gồm: Làm sạch, chuẩn đoán, kiểm tra, điều chỉnh xiết
chặt, thay dầu mỡ, bổ sung nước làm mát, dung dịch ắc quy.
Nội dung của sửa chữa bao gồm những cơng việc: Kiểm tra, chuẩn đốn, tháo
lắp điều chỉnh và phục hồi chi tiết, thay thế cụm chi tiết, tổng thành của ô tô.
d. Định mức giờ công, vật tư trong bảo dưỡng sửa chữa.
Tùy từng chủng loại xe, tình trạng kỹ thuật của xe cũng như điều kiện cơ
sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác BDSC của doanh nghiệp mà áp dụng các hệ
số điều chỉnh giờ công cho phù hợp.
e. Định mức về ngày xe nằm trong bảo dưỡng sửa chữa
Thời gian xe nằm tại xưởng để bảo dưỡng, sửa chữa được tính từ lúc xe vào
xưởng đến lúc xong việc và xe ra xưởng. Thời gian này bao gồm thời gian xe nằm trong
giờ khai thác và thời gian xe nằm ngoài giờ khai thác.
Thời gian nằm trong giờ khai thác là thời gian xe ngừng vận chuyển để đưa vào
xưởng bảo dưỡng, sửa chữa, thời gian này được trừ vào kế hoạch vận chuyển.

1.3. TỔNG QUAN VỀ KẾ HOẠCH BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA PHƯƠNG TIỆN
VẬN TẢI Ơ TƠ
1.3.1 Vai trị và nội dung của kế hoạch BDSC
a. Vai trò của kế hoạch BDSC
- Kế hoạch BDSC là một trong những kế hoạch quan trọng trong hệ thống kế
hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, được lập sau kế hoạch vận chuyển, là cơ
sở để lập kế hoạch lao động, kế hoạch tiền lương, kế hoạch chi phí giá thành,…
- Lập kế hoạch BDSC đảm bảo tính khoa học, tiên tiến, hiện thực góp phần đảm
bảo chất lượng phương tiện, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải,…
b. Nội dung kế hoạch BDSC
- Nghiên cứu đề xuất chế độ BDKT và sửa chữa phương tiện phù hợp với loại
phương tiện cũng như điều kiện khai thác phương tiện thực tế của doanh nghiệp.
- Xác định nhiệm vụ BDSC của doanh nghiệp.

12


- Nghiên cứu áp dụng phương pháp công nghệ tổ chức BDSC và hình thức tổ
chức lao động của đội công nhân phù hợp và đạt hiệu quả.
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ và quản lý chất lượng BDSC.
1.3.2 Phương pháp lập kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa
Hiện tại các doanh nghiệp thường áp dụng hai nhóm phương pháp để xác định
nhu cầu BDSC đó là:
* Phương pháp biểu đồ
- Căn cứ vào kế hoạch khai thác phương tiện và biểu đồ đưa xe ra vận doanh để
xác định thời gian đưa xe vào cấp của từng xe sau đó tổng hợp lại. Phương pháp này
thường được dùng để theo dõi, đưa xe vào BDSC theo kế hoạch cụ thể.
- Ưu điểm: Trực quan biết cụ thể ngày xe vào BDSC các cấp, thuận tiện cho việc
điều hành tác nghiệp.
- Nhược điểm: Tính tốn cồng kềnh, kế hoạch trong thời gian dài sẽ trở nên phức

tạp, khi số km xe chạy thực tế thay đổi thì dễ bị phá vỡ biểu đồ.
* Phương pháp phân tích tính tốn
Thực chất của phương pháp này là kết hợp giữa phân tích các yếu tố ảnh hưởng
đến định ngạch và định mức BDSC kết hợp với các cách thức tính tốn cụ thể.
- Phương pháp này có 2 dạng:
+ Tính tốn theo số km xe chạy trong năm
+ Tính toán theo chu kỳ sửa chữa lớn
❖ Xác định số lần BDSC các cấp :
* Xác định nhu cầu BDSC bằng phương pháp tính tốn theo số km xe chạy trong năm:
Theo phương pháp này số lần BDSC các cấp được thể hiện qua cơng thức sau:

NBDSCi =

ƩLchg
LBDSCi

-

Trong đó:
N𝐵𝐷𝑆𝐶𝑖 : Số lần BDSC cấp i
Ʃ𝐿𝑐ℎ𝑔 : Tổng quãng đường xe chạy
L𝐵𝐷𝑆𝐶𝑖 : Định ngạch BDSC cấp i (Km)

13

ƩLchg
LBDSCi+1


NBDTX = a × ƩADvd

Trong đó:
NBDTX : Số lần bảo dưỡng thường xuyên
ƩADvd : Tổng ngày xe vận doanh theo kế hoạch
a

: Hệ số BDTX (a=1 đối với xe khách; a=0,5 đối với xe tải)

* Xác định nhu cầu BDSC bằng phương pháp tính tốn theo chu kỳ sửa chữa lớn:
✓ Xác định số (chu kỳ) SCL tính tốn trong kỳ kế hoạch:

NSCL =

ƩLchg
LSCL

✓ Xác định số lần BDKT các cấp trong 1 chu kỳ SCL:

nBD2

LSCL
=
−1
LBD2

nBD1 =

LSCL LSCL

LBD1 LBD2


✓ Xác định tổng số lần BDKT các cấp:

NBD1 = nBD1 × NSCL
NBD2 = nBD2 × NSCL
❖ Xác định giờ cơng BDSC các cấp:

TSCL = NSCL × t SCL
TBDTX = NBDTX × t BDTX
TBD1 = NBD1 × t BD1
TBD2 = NBD2 × t BD2
Tổng giờ công sửa chữa thường xuyên được xác định trên cơ sở định mức giờ
cơng SCTX tính bình quân cho 1000 km xe chạy:

TSCTX

ƩLchg
=
× t SCTX
1000

❖ Xác định ngày xe nằm BDSC các cấp:

ƩADSCL = NSCL × dSCL
14


ƩADBD1 = NBD1 × dBD1
ƩADBD2 = NBD2 × dBD2
ƩADSCTX =


ƩLchg
1000

× dSCTX

❖ Xác định nhu cầu vật tư, phụ tùng cho BDSC các cấp:
ƩVTBDSC = NBD2 × VTBD2 + NBD1 × VTBD1 + NBDTX × VTBDTX +

Ʃ𝐿𝑐ℎ𝑔
× VTSCTX
1000

❖ Xác định hệ số ngày xe tốt (𝛂𝐓 )

αT =

ƩADC − ƩADBDSC ƩADT
=
ƩADC
ƩADC

1.3.3. Tổ chức thực hiện công tác BDSC phương tiện vận tải.
a.Phương pháp công nghệ
Công tác BDSC phương tiện ở các doanh nghiệp thường được tổ chức theo hình
thức phổ biến sau:
❖ Đối với bảo dưỡng kĩ thuật.
➢ BDKT theo trạm chun mơn hóa.
Thực chất của phương pháp này là các ngun cơng của quy trình cơng nghệ bảo
dưỡng được chia ra các vị trí chun mơn hóa nằm trên tuyến. Trạm bảo dưỡng và các
cơng nhân được chun mơn hóa một loại công việc, phối hợp với nhau một cách hợp

lý. Trạm chun mơn hóa có thể chia ra:
- BDKT theo tuyến dây chuyền.
Công việc bảo dưỡng được tiến hành theo từng vị trí chun mơn nằm trên tuyến
các vị trí ở đây thuộc loại thơng qua, các xe di chuyển theo hướng thẳng.
Tuyến dây truyền có loại hoạt động liên tục và loại hoạt động gián đoạn có chu
kỳ:
+ Tuyến hoạt động liên tục: là tổ chức quá trình công nghệ bảo dưỡng được tiến
hành khi ô tô di chuyển liên tục trong khu vực bảo dưỡng. Do phải bảo dưỡng trong khi
xe vẫn di chuyển nên tốc độ di chuyển xe phải chậm từ (0,8-1,5) m/ phút. Loại này áp
dụng cho bảo dưỡng đơn giản như bảo dưỡng hàng ngày.
+ Tuyến hoạt động gián đoạn: có chu kỳ là xe không di chuyển liên tục mà dừng
lại ở các vị trí để tiến hành các ngun cơng trong quy trình bảo dưỡng. Tốc độ di chuyển
xe tương đối nhanh khoảng 15m/ phút. Loại này thường áp dụng cho bảo dưỡng cấp 1,
bảo dưỡng cấp 2.
15


- BDKT theo trạm nguyên công.
Là phương pháp tiến hành khối công việc của một cấp bảo dưỡng kỹ thuật đã
được phân phối cho một số trạm chun mơn hóa nhưng sắp đặt song song nhau. Nhóm
cơng việc hay ngun công được kết hợp chặt chẽ sau mỗi trạm. Trong đó lấy những
cơng việc hay ngun cơng tổng hợp theo các loại tổng thành hay hệ thống. Bảo dưỡng
được tiến hành trên những trạm vị trí tận đầu, thời gian dững trên mỗi vị trí phải bằng
nhau nhưng đồng thời phải độc lập của các vị trí.
Tổ chức bảo dưỡng theo phương pháp này là sẽ tạo khả năng chuyên mơn hóa
các thiết bị. Cơ giới hóa q trình bảo dưỡng, nâng cao được năng suất lao động và chất
lượng bảo dưỡng.
Sửa chữa hàng ngày trong công ty vận tải ô tô được tiến hành trên các trạm riêng.
➢ BDKT trên trạm tổng hợp.
Phương pháp bảo dưỡng này là mọi ngun cơng trong q trình bảo dưỡng của

từng cấp được thực hiện khép kín tại một vị trí (trừ bảo dưỡng mặt ngồi).
Việc bảo dưỡng xe có thể do một tổ hợp bao gồm nhiều cơng nhân có ngành nghề
chun môn riêng (thợ máy, gầm, điện, điều chỉnh, tra dầu mỡ…) hoặc một đội công
nhân mà một người biết nhiều nghề. Những thợ đó làm việc riêng của mình theo các
ngun cơng đã được quy định trong q trình cơng nghệ. Có thể bảo dưỡng trên những
vị trí tận đầu hoặc thơng qua.
Ưu điểm: Có thể bảo dưỡng được nhiều mác kiểu xe khác nhau, việc tổ chức bảo
dưỡng đơn giản, không phụ thuộc vào thời gian dừng để bảo dưỡng ở các vị trí.
Nhược điểm: Hạn chế áp dụng những thiết bị chun dùng, khó cơ giới hóa q
trình bảo dưỡng do vậy giá thành bảo dưỡng tăng, giảm hệ số ngày xe tốt của xí nghiệp
(vì thời gian xe bảo dưỡng lâu). Phương pháp này thường áp dụng cho những xí nghiệp
có quy mơ nhỏ, ít thiết bị chuyên dùng, có nhiều mác kiểu xe hoặc cấp bảo dưỡng có
nội dung phức tạp.
❖ Đối với sửa chữa phương tiện.
* Phương pháp thay thế tổng thành.
Khái niệm: Phương pháp sửa chữa thay thế tổng thành là khi xe hư hỏng chi tiết
tổng thành nào thì tháo chi tiết tổng thành đó ra và thay thế bằng chi tiết tổng thành đã
được sửa chữa rồi lấy trong kho dự trữ của xe khác.
Đặc điểm:
- Sau khi ô tô sửa chữa xong tồn bộ các tổng thành trên xe khơng phải là tổng
thành của xe cũ trừ khung xe.
16


- Thời gian sửa chữa chỉ phụ thuộc vào thời gian tháo lắp tổng thành lên, xuống
xe và thời gian sửa chữa khung xe (thời gian này chỉ chiếm 12% - 15% thời gian sửa
chữa xe) nên rút ngắn thời gian sửa chữa xe, tăng thời gian sử dụng xe.
Ưu điểm:
- Rút ngắn thời gian xe nằm chờ sửa chữa.
- Dễ dàng đồng bộ trong các khâu sản xuất.

- Có thể chun mơn hóa cao các khâu trong sản xuất và thực hiện lắp ráp các
tổng thành theo dây chuyền. Do đó có thể áp dụng việc chun mơn hóa cao trong sửa
chữa nên nâng cao được chất lượng sửa chữa.
Nhược điểm: Khó khăn trong việc quản lý phụ tùng của phương tiện, vốn dự trữ
vật tư phụ tùng tăng lên.
Điều kiện án dụng: Các doanh nghiệp có quy mơ lớn và ít mác kiểu xe.
* Phương pháp sửa chữa từng xe (đơn chiếc).
Khái niệm: Phương pháp sửa chữa từng xe là khi xe hư hỏng chi tiết tổng thành
nào thì tháo chi tiết tổng thành đó ra sửa chữa, khôi phục rồi lắp lên đúng xe mang vào
sửa chữa đó.
Đặc điểm:
- Sau khi xe sửa chữa xong thì tồn bộ các tổng thành trên xe đều là các tổng
thành của xe cũ (trừ các tổng thành không phục hồi được phải thay thế).
- Khó đồng bộ hóa các khâu trong quá trình sửa chữa nên thời gian sửa chữa
thường dài, dễ sinh ra hiện tượng khung xe chờ tổng thành, tổng thành chờ phụ tùng,
chi tiết.
Ưu điểm: Quản lý theo dõi chất lượng phương tiện tốt.
Nhược điểm: Thời gian xe nằm chờ sửa chữa dài, năng suất sửa chữa phương
tiện khơng cao, khó áp dụng phương pháp sửa chữa theo chun mơn hóa và cơ giới hóa
trong quy trình sản xuất.
Phạm vi áp dụng: Phù hợp với các doanh nghiệp quy mơ nhỏ, trang thiết bị đơn
giản và có nhiều mác kiểu xe.
b. Hình thức tổ chức lao động cho cơng nhân BDSC
Hình thức tổ chức lao động cho công nhân BDSC bao gồm :
- Đội tổng hợp: làm tất cả các cấp (BD ngày, BD định kỳ, SCN, SCL,…)
17


- Đội chun mơn hóa theo các cấp BDSC (chỉ làm một cấp duy nhất)
- Đội chun mơn hóa theo tổng thành (chủ yếu SCL)

Kết luận chương I
Chương 1 đề tài đã trình bày cơ sở lí luận về kế hoạch, tổng quan về công tác bảo
dưỡng sửa chữa cũng như khái quát về lập kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa phương tiện
vận tải trong doanh nghiệp. Qua đó thấy được tầm quan trọng của công tác lập kế hoạch
bảo dưỡng sửa chữa đối với một doanh nghiệp vận tải có ý nghĩa như thế nào. Vì vậy
chương 1 là cơ sở để tiến hành phân tích cơng tác bảo dưỡng sửa chữa ở công ty Cổ
phần Vũ Gia để hồn thiện cơng tác lập kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa trong chương 3.

18


×