Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Những sự cố thường hay gặp khi thi công ép cọc bê tông ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.04 KB, 4 trang )




Những sự cố thường hay
gặp khi thi công ép cọc
bê tông
Cọc nghiêng qúa quy định ( lớn hơn 1% ) , cọc ép dở dang do gặp dị vật ổ
cát, vỉa sét cứng bất thường, cọc bị vỡ… đều phải xử lý bằng cách nhổ lên
ép lại hoặc ép bổ sung cọc mới (do thiết kế chỉ định ). Do cấu tạo địa chất
dưới nền đất không đồng nhất nên thi công ép cọc có thể xảy ra các sự cố
sau:

- Khi ép đến độ sâu nào đó chưa đến độ sâu thiết kế nhưng áp lực đã đạt, khi
đó phải giảm bớt tốc độ, tăng lực ép lên từ từ nhưng không lớn hơn Pép
max. Nếu cọc vẫn không xuống thì ngừng ép và báo cáo với bên thiết kế để
kiểm tr sử lý.
- Nếu nguyên nhân là do lớp cát hạt trung bị ép quá chặt thì dừng ép cọc lại
một thời gian chờ cho độ chặt lớp đất giảm dần rồi ép tiếp
- Nếu gặp vật cản thì khoan phá, khoan dẫn, ép cọc tạo lỗ.
Khi việc ép cọc bê tông cũng có lý do gây một số ít tác hại có thể ảnh hưởng
tới những căn hộ liền kề vì vậy trong trường hợp này chúng ta phải khoan
dẫn trước khi ép cọc bê tông với lý do sau :
1. Nên móng nhà liền kề yếu, do xây dựng lâu năm.
2. Tác dụng của công tác khoan dẫn làm giảm sự đùn đất có thể gây lún, nứt,
phồng nền nhà bên.
Nhiều người nghĩ rằng chi phí trong khoan dẫn có thể rất đắt, nhưng ngược
lại nó tương đối rẻ, khoảng 30-50.000/m tuỳ thuộc vào số lượng md khi
khoan
- Khi ép đến độ sâu thiết kế mà áp lực đầu cọc vẫn chưa đạt đến yêu cầu
theo tính toán. Trường hợp này xảy ra thường do khi đó đầu cọc vẫn chưa
đến lớp cát hạt trung, hoặc gặp các thấu kính, đất yếu, ta ngừng ép cọc và


báo với bên thiết kế để kiểm tra, xác định nguyên nhân và tìm biện pháp sử
lý.Nếu địa chất có các lớp cát (hạt mịn, hạt thô, hạt trung) khá dày thì
phương pháp ép cọc bình thường sẽ không khả thi: Cọc không thể xuyên qua
vì khi ép, sẽ xuất hiện độ chối giả ( với cát thì độ chối giả nhỏ hơn so với độ
chối thiết kế ), các hạt cát dưới mũi cọc, xung quanh cọc sẽ nén chặt lại làm
tăng lực ma sát xung quanh cọc, tăng sức chống mũi ( tăng sức chịu tải của
đất nền ), sức chịu tải đất nên tăng tỷ lệ thuận với lực ép, càng tăng lực ép thì
càng khó ép khi lớp cát quá dày. ( Do đó, khi ép cọc qua cát thì cần phải có
thời gian nghĩ để cho các lớp cát trở lại trạng thái bình thường rồi mới ép trở
lại, chỉ khả thi khi ép qua lớp cát không quá dày )( TCXD 205:1998_Tiêu
chuẩn thiết kế móng cọc).
- Vì vậy, để tranh hiện tượng trên, cần phải làm giảm sự xuất hiện độ chối
giả bằng biện pháp ép rung, khoan dẫn trước khi ép, ép có sối nước. Phương
pháp này sẽ tạm thời phá vỡ kết cấu đất trong quá trình vừa ép vừa đưa dẫn
cọc xuống.Trong đó, phương pháp khoan dẫn dẫn hiện nay được thực hiện
phổ biến vì tính khả thi của nó ( không tiện so sánh các phương pháp với
nhau). Nguyên tắc của phương pháp khoan dẫn ( thễ hiện ở tên của phương
pháp): Trước khi ép, tại vị trí tâm cọc thiết kế, ta khoan trước một lỗ có
đường kính bằng (1/8 – 1/10) cạnh cọc, chiều sâu lỗ tùy theo lớp địa chất
bên dưới, sao cho có thể thi công được, thành lỗ được giữ bằng dung dịch
bentonite. Sau đó,ta tiến hành ép cọc. Biện pháp sử lý trong TH này là nối
thêm cọc khi đxa kiểm tra và xác định rõ lớp đất bên dưới là lớp đất yếu sau
đó ép cho đến khi đạt áp lực thiết kế.
- Khi lực ép vừa đạt trị số thiết kế mà cọc không xuống được nữa, trong khi
đó lực ép tác động lên cọc tiếp tục tăng vượt quá lực ép lớn nhất (Pep)max
thì trước khi dừng ép phải dùng van giữ lực duy trì (Pep)max trong thời gian
5 phút.Trường hợp máy ép không có van giữ thì phải ép nháy từ ba đến năm
lần với lực ép (Pep)max.


×