Đề bài
Câu 1: Anh (chị) hãy làm rõ thời cơ trong cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng Tám
năm 1945 của Việt Nam. Anh (chị) đánh giá như thế nào về vai trò của thời cơ này đối với thắng
lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945
Câu 2: Theo anh (chị) tại sao trong quá trình CNH, HĐH thời kỳ đổi mới, Đảng xác định con
người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững? Liên hệ thực tiễn nguồn lực con
người của Việt Nam hiện nay.
Bài làm Câu
1:
Làm rõ thời cơ trong cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng Tám năm 1945 của Việt
Nam
Thời cơ khởi nghĩa giành chính quyền là thời điểm hội tụ những điều kiện chủ quan và khách
quan chín muồi cho phép phát động cuộc tổng khởi nghĩa giành thắng lợi. Thời cơ đến nhanh,
chín muồi nhanh và trơi qua rất nhanh. Đối với cách mạng Việt Nam, khi thời cơ đến, chớp lấy
thời cơ để chiến thắng quân xâm lược vừa là khoa học vừa là nghệ thuật. Cách mạng tháng Tám
năm 1945 là một điển hình về chớp lấy thời cơ giành chính quyền cách mạng về tay giai cấp
công nhân và nhân dân lao động.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành cơng có ý nghĩa quốc tế và ý nghĩa dân tộc vô cùng to
lớn, như một trong những trang chói lọi nhất của lịch sử dựng nước và giữ nước mấy nghìn năm
của dân tộc; đưa Đảng ta từ một Đảng hoạt động bí mật trở thành một Đảng cầm quyền, công
khai lãnh đạo cuộc cách mạng của dân tộc...
Thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa mùa Thu năm 1945 là thắng lợi vĩ đại của dân tộc Việt
Nam và thắng lợi đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan của lịch sử. Về
chủ quan, chúng ta có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam mà đứng đầu là Chủ tịch Hồ
Chí Minh với đường lối lãnh đạo tài tình, sáng tạo; chúng ta có nhân dân anh dũng, kiên cường,
với lịng u nước nồng nàn và chí căm thù giặc sâu sắc; có đường lối quân sự và nghệ thuật
chiến tranh độc đáo... Thắng lợi đó cịn do sự tác động không nhỏ của nhân tố khách quan, đó là
thắng lợi của Liên Xơ và Đồng minh trước phe phát xít trên khắp các chiến trường thế giới.
Nhưng một trong những nhân tố quan trọng nhất làm nên cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm
1945 là thời cơ và sự nhạy bén chớp lấy thời cơ cách mạng của Đảng ta trong quá trình lãnh đạo
cách mạng.
Từ lịch sử đấu tranh và thực tiễn cách mạng trên thế giới, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác Lê-nin đã chỉ ra rằng: Thời cơ của cuộc cách mạng chỉ có thể diễn ra khi xuất hiện cả 3 điều
kiện sau: Một là, kẻ thù của cách mạng (giai cấp thống trị) không thể thống trị nhân dân như cũ
được nữa; Hai là, nhân dân lao động không thể cam chịu ách áp bức bóc lột của giai cấp thống
Họ tên SV/HV: ………………………….………… - Mã LHP: ……………………
Trang 1/…..
Họ tên SV/HV: ………………………….………… - Mã LHP: ……………………
Trang 1/…..
trị như cũ được nữa; Ba là, có một chính Đảng ra đời và sẵn sàng đảm nhận sứ mệnh lịch sử của
mình là lãnh đạo cuộc cách mạng của dân tộc giành chính quyền về tay nhân dân. Từ đầu năm
1945, ở nước ta đã xuất hiện cả 3 điều kiện trên - có nghĩa là thời cơ cách mạng đã xuất hiện đối
với cách mạng nước ta. Nhưng thời cơ đó chưa thực sự chín muồi, vì vậy tiến hành khởi nghĩa
vào lúc này chúng ta không thể chắc chắn giành được thắng lợi. Vì Đảng đã sẵn sàng, nhân dân
vơ cùng cực khổ và hết lịng ủng hộ cách mạng, nhưng kẻ thù của chúng ta vẫn còn mạnh. Cả
Pháp và Nhật vẫn trên đất nước ta, dù chúng có suy yếu nhưng số lượng quân của chúng vẫn rất
đông và đủ mạnh để chống lại cách mạng… Do đó, vấn đề đặt ra - yêu cầu đòi hỏi bức thiết của
cách mạng lúc này là Đảng phải xác định được thời cơ cách mạng chín muồi và nhanh chóng
chớp lấy thời cơ, lãnh đạo nhân dân ta tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền… Vấn đề này đã
được Đảng Cộng sản Việt Nam mà đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh giải quyết hết sức tài
tình, sáng tạo, linh hoạt khi tình thế cách mạng xuất hiện.
Về vấn đề này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: "Làm cách mệnh phải biết dựa vào thời cơ và
phải nhìn chung phong trào mọi nơi, mọi chốn mới chắc thắng!". Ngày 15-2-1944, trong bài
"Bóc trần mưu gian của đế quốc Nhật! Thống nhất hành động đánh đổ thù chung!" đăng trên
Báo Cờ Giải phóng, Tổng Bí thư Trường Chinh xác định sớm hay muộn cuộc đấu súng Nhật Pháp nhất định sẽ xảy ra. Từ đó đến đầu năm 1945, vấn đề "cuộc đảo chính của phát xít Nhật"
ln được nhắc tới trong những tài liệu của Đảng, định hướng công tác chuẩn bị phong trào
cách mạng cho thời điểm "đem sức ta mà tự giải phóng cho ta". Vì thế, khi Nhật đảo chính hất
cẳng Pháp nổ ra vào đêm 9-3-1945, Đảng ta không bất ngờ, bị động trước thời cuộc, mà trái lại,
đã chủ động vạch ra những nhiệm vụ chiến lược đúng đắn để đưa cách mạng tiếp tục tiến lên.
Ngay trong đêm "Nhật - Pháp bắn nhau", từ chập tối, Hội nghị Thường vụ Trung ương Đảng mở
rộng, dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Trường Chinh đã họp và ra Chỉ thị lịch sử "Nhật - Pháp
bắn nhau và hành động của chúng ta". Trong bản Chỉ thị ra đời ngày 12-3-1945 này, Trung ương
Đảng ngoài việc xác định kẻ thù mới và đề ra khẩu hiệu đấu tranh mới, còn dự báo hai khả năng
làm xuất hiện "thời cơ" cho nhân dân ta vùng dậy giành chính quyền trên cả nước. Một là, quân
Đồng minh vào Đông Dương đánh Nhật. Hai là, Nhật đầu hàng Đồng minh.
Dưới ánh sáng của bản Chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta", các cấp bộ
Đảng từ Trung ương đến địa phương đã theo dõi sát sao diễn biến mặt trận Thái Bình Dương.
Sau khi thua trận ở khắp nơi, trưa 15-8-1945, phát xít Nhật tuyên bố đầu hàng các lực lượng
Đồng minh.
Như vậy, thời cơ khởi nghĩa giành chính quyền như Đảng ta dự báo đã đến. Lúc này, dù đang
ốm nặng, tại lán Nà Lừa, Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang, lãnh tụ Hồ Chí Minh thể hiện quyết tâm:
"Lúc này thời cơ đã đến, dù hy sinh đến đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải
kiên quyết giành cho được độc lập". Ngày 14-8-1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng khai mạc
tại Tân Trào, nhận định: "Cơ hội rất tốt cho ta giành quyền độc lập đã tới". Hội nghị vừa kết
thúc, ngày 16-8-1945, Đại hội Quốc dân được tổ chức ngay tại Tân Trào, quyết định phát động
cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên cả nước.
Họ tên SV/HV: ………………………….………… - Mã LHP: ……………………
Trang 2/…..
Họ tên SV/HV: ………………………….………… - Mã LHP: ……………………
Trang 2/…..
Tuy nhiên, trong Cách mạng Tháng Tám, thời cơ tồn tại một cách khách quan trong vòng 20
ngày, bắt đầu từ khi Nhật hoàng Hirohito tuyên bố đầu hàng và kết thúc khi quân Đồng minh
vào tước khí giới quân Nhật ở nước ta kể từ ngày 5-9 theo tinh thần Hội nghị Potsdam. Nếu
phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên tồn quốc trước ngày 15-8-1945 khi qn
Nhật cịn mạnh và sau ngày 5-9-1945 trên đất nước có nhiều kẻ thù, cách mạng đều khó có khả
năng thành công. Đảng và nhân dân ta đã chớp thời cơ, tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính
quyền thắng lợi trong "ngưỡng thời gian khắc nghiệt đó".
Đánh giá về vai trị của thời cơ này đối với thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945
Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã lật đổ chế độ phong kiến lỗi thời, đập tan xiềng xích thực
dân gần 100 năm, giành chính quyền về tay Nhân dân.
Sau khi thành lập, Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm đề ra đường lối đấu tranh
giải phóng dân tộc một cách đúng đắn, sáng tạo, tạo dựng được cơ sở, nền tảng cách mạng vững
chắc để chờ đợi thời cơ thuận lợi phát động khởi nghĩa. Có thể thấy, yếu tố chủ quan cho thắng
lợi là sự chuẩn bị chính muồi của lực lượng cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng đã trải qua
các đợt tập duyệt, qua đó đã tạo được một lực lượng vũ trang vững mạnh, sẵn sàng bùng nổ khi
có lệnh tổng khởi nghĩa.Tuy nhiên, thắng lợi nhanh chóng, ít tổn thất lực lượng là nhờ yếu tố
khách quan là thời cơ ngàn năm có một đã được tận dụng một cách triệt để.
Hồ Chí Minh và Đảng ta đã vừa vận dụng nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin và kinh nghiệm
của cách mạng thế giới, vừa tổng kết những kinh nghiệm các cuộc khởi nghĩa ở nước ta để lãnh
đạo, chỉ đạo Cách mạng Tháng Tám. Trong rất nhiều văn kiện của Đảng từ năm 1939 đến nửa
đầu năm 1945, Đảng đã vạch ra những điều kiện làm thời cơ cho tổng khởi nghĩa thắng lợi.
Nghệ thuật chỉ đạo tài tình của Hồ Chí Minh và Đảng ta trong việc chọn đúng thời cơ, ra quyết
định Tổng khởi nghĩa đúng lúc thể hiện cụ thể trong Chỉ thị của Thường vụ Trung ương Đảng
tháng 03/1945 “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” và bản Quân lệnh số 1 của
Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc phát đi vào đêm 13/8/1945. Cách mạng Tháng Tám thắng lợi
chứng tỏ Đảng đã chọn đúng thời cơ. Đó là lúc bọn cầm quyền phát xít ở Đơng Dương hoang
mang đến cực độ sau khi Nhật đầu hàng; nhân dân ta không thể sống nghèo khổ như trước được
nữa (khi hơn hai triệu người đã bị chết đói...). Đảng đã chuẩn bị sẵn sàng các mặt chủ trương,
lực lượng và cao trào chống Nhật, cứu nước làm điều kiện chủ quan cho tổng khởi nghĩa giành
chính quyền trong cả nước. Cũng nhờ chọn đúng thời cơ mà sức mạnh của nhân dân ta trong
Cách mạng Tháng Tám được nhân lên gấp bội, đã tiến hành tổng khởi nghĩa thành công trong
phạm vi cả nước trong thời gian ngắn.
Có thể khẳng định thời cơ xuất hiện là yếu tố cần và đủ cho cuộc tổng khởi nghĩa giành thắng
lợi. Nếu lệnh Tổng khởi nghĩa phát ra khơng đúng lúc thì cách mạng chẳng những khơng thành
cơng sn sẻ mà có khi cịn phải trả giá đắt.
Câu 2
Họ tên SV/HV: ………………………….………… - Mã LHP: ……………………
Trang 3/…..
Họ tên SV/HV: ………………………….………… - Mã LHP: ……………………
Trang 3/…..
Trong quá trình CNH, HĐH thời kỳ đổi mới, Đảng xác định con người là yếu tố cơ bản cho sự
phát triển nhanh và bền vững vì:
1. Con người là gốc rễ của mọi vấn đề. Dù ở thời đại nào, hay hình thái kinh tế - xã hội nào
thì con người cũng ln giữ vai trị quyết định, tác động trực tiếp đến tiến trình phát triển
của lịch sử xã hội. Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi ra đời tới nay luôn chăm lo phát triển
nguồn nhân lực, nhất là trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, vì mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh.
2. Trong thời đại ngày nay, nguồn tài nguyên, của cải đích thực và quý giá nhất của mỗi
quốc gia chính là con người. Vì vậy, mục đích phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc
gia, xét đến cùng, phải vì con người, cho con người, tạo mơi trường thuận lợi để con
người có cuộc sống hạnh phúc, có sức khoẻ và có cơ hội phát huy mọi năng lực sáng tạo.
3. Xuất phát từ quan điểm mác-xít về con người cho thấy, khi con người là một thực thể tự
nhiên - xã hội, con người nói chung biểu hiện ra trên nhiều phương diện. Chẳng hạn, con
người tồn tại với tư cách là một nguồn tài nguyên đặc biệt - tài nguyên con người; con
người tồn tại với tư cách là một nguồn lực đặc biệt hay nguồn lực con người, hoặc tồn tại
với tư cách là một nhân tố thúc đẩy đời sống kinh tế - xã hội gọi là nhân tố con người…
Bởi vậy, khái niệm nhân tố con người là sự tiếp tục triển khai quan điểm của triết học
Mác - Lênin về con người.
4. Kế thừa quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin trong tiến trình xây dựng xã hội mới,
Đảng ta đã khẳng định: nguồn lực quý báu nhất, có vai trị quyết định nhất là con người
Việt Nam; nhân tố con người chính là nguồn sức mạnh nội sinh của dân tộc Việt Nam.
Đối với một nước chủ động lựa chọn và kiên trì con đường phát triển theo định hướng xã
hội chủ nghĩa như Việt Nam, sự phát triển, tăng trưởng kinh tế, xét đến cùng cũng là vì
con người, hướng đến con người. Trong bối cảnh tồn cầu hố và hội nhập quốc tế, Đảng
ta xác định một trong những yếu tố quyết định việc chúng ta có tranh thủ tận dụng thành
cơng những thuận lợi, cơ hội và vượt qua thách thức, khó khăn mà q trình đó đặt ra hay
khơng phụ thuộc đáng kể vào con người.
Vì vậy, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn chú trọng yếu tố con người, coi
con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển xã hội nhanh và bền vững.
Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta đang đứng trước nhiều thời cơ, vận
hội nhưng cũng gặp khơng ít thách thức, khó khăn địi hỏi chúng ta phải động viên và
phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, phát huy nội lực và lợi thế
so sánh, tranh thủ ngoại lực tạo thành nguồn lực tổng hợp để hiện thực hóa đường lối của
Đảng. Đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước địi hỏi chúng ta phải nhận thức
một cách sâu sắc, đầy đủ những giá trị lớn lao và ý nghĩa quyết định của nguồn lực con
người. Sự thành công của quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa địi hỏi ngồi mơi
trường chính trị ổn định, phải có các nguồn lực cần thiết, trong đó, nguồn lực con người
là yếu tố quyết định nhất.
Họ tên SV/HV: ………………………….………… - Mã LHP: ……………………
Trang 4/…..
Họ tên SV/HV: ………………………….………… - Mã LHP: ……………………
Trang 4/…..
Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng khẳng định: “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy
nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của cơng cuộc
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Hiện nay, phát triển bền vững được xác định là chiến
lược ưu tiên hàng đầu của Việt Nam mà nền tảng quan trọng nhất để thực hiện chiến lược
phát triển đó là nguồn lực con người. Lịch sử phát triển xã hội đã chứng minh rằng, trong
mọi giai đoạn, con người là yếu tố đóng vai trị quyết định sự phát triển của xã hội. Các
nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã khẳng định sự phát triển của xã hội không
phải do bất kỳ một lực lượng siêu nhiên nào, mà chính con người đã sáng tạo nên lịch sử
của mình - lịch sử xã hội loài người. Nhận thức rõ nguồn lực con nguời là nguồn lực nội
sinh quan trọng nhất, quyết định thắng lợi của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định một trong những nhiệm vụ trung tâm của
chúng ta hiện nay là “phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển
nhanh và bền vững”.
Liên hệ thực tiễn nguồn lực con người của Việt Nam hiện nay.
“Nguồn lực con người” là tổng hợp các yếu tố thể chất và tinh thần của con người, các hoạt
động vật chất và tinh thần của họ đã, đang và sẽ tạo ra năng lực, sức mạnh thúc đẩy sự phát triển
xã hội
Trong những năm đổi mới, nhất là những năm gần đây, nguồn lực con người Việt Nam đã có
những biến đổi khá nhanh cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu
Về số lượng nguồn lực con người
Dân số Việt Nam đang trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng”. Với quy mô dân số, nguồn lao động
và lực lượng lao động dồi dào, cơ cấu khá trẻ thì Việt Nam đang có rất nhiều thuận lợi để đào
tạo, bồi dưỡng và phát triển về mặt lượng của nguồn lực con người.
Về chất lượng nguồn lực con người
-
Về trình độ học vấn: Cho đến nay, đa số những người trong độ tuổi đều đến trường học tập,
trình độ học vấn của người lao động cũng nâng lên.
-
Về trình độ chuyên môn – kỹ thuật: Riêng đối với lực lượng lao động, nhìn chung, trình độ
chun mơn kỹ thuật tăng lên rõ rệt ở các cấp trình độ. Số lượng nhân lực được tuyển để đào
tạo ở các cấp tăng nhanh. Điều này có thể được xem như là một thành tựu quan trọng trong lĩnh
vực đào tạo nhân lực
-
Về đặc điểm tâm lý – xã hội, tính cách của con người: Trong lịch sử, con người đã kế thừa và
phát huy những giái trị truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam như: Yêu quê hương, đất
nước, con người, cần cù, sáng tạo trong học tập và lao động, năng động, dễ tiếp thu cái mới,
nắm bắt công nghệ nhanh, có ý thức cầu tiến
Họ tên SV/HV: ………………………….………… - Mã LHP: ……………………
Trang 5/…..
Họ tên SV/HV: ………………………….………… - Mã LHP: ……………………
Trang 5/…..
Các tiêu chí về số lượng và chất lượng nguồn lực con người tăng nhanh và nhiều yếu tố tích
cực. Đồng thời vấn đề nguồn lực con người cũng còn nhiều mặt bất cập, hạn chế
Một số bất cập của việc phát huy nguồn lực con người trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở
nước ta:
Thứ nhất, nguồn lực quốc gia và khả năng đầu tư cho phát triển nhân lực của phần lớn các gia
đình cịn hạn chế, chưa đáp ứng điều kiện tối thiểu để bảo đảm chất lượng các hoạt động giáo
dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao. Nguồn lực tài chính từ ngân sách nhà nước cho phát triển
nhân lực còn hạn chế; chưa huy động được nhiều các nguồn lực trong xã hội (nhất là các doanh
nghiệp) để phát triển nhân lực.
Thứ hai, quản lý nhà nước về phát triển nhân lực còn những bất cập so với yêu cầu. Chủ trương,
đường lối phát triển nguồn nhân lực chưa được thể chế hoá bằng các văn bản quy phạm pháp
luật, cơ chế, chính sách và các kế hoạch phát triển một cách kịp thời và đồng bộ; việc triển khai
thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách chưa kịp thời, chưa nghiêm túc. Nhiều mục tiêu
phát triển nguồn nhân lực chưa tính toán đầy đủ các điều kiện thực hiện. Sự phối hợp giữa các
cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ phát triển
nguồn nhân lực chưa chặt chẽ.
Thứ ba, hệ thống giáo dục quốc dân - lực lượng nòng cốt trong đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực đất nước bộc lộ nhiều hạn chế. Cụ thể là: công tác phân luồng định hướng nghề nghiệp cho
học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông chưa tốt; công tác đào tạo, giáo dục nghề
nghiệp chưa thực sự dựa trên cơ sở nhu cầu xã hội, chưa thu hút được sự tham phát triển nguồn
nhân lực từ các đơn vị sử dụng lao động; đội ngũ giáo viên, giảng viên cịn thiếu về số lượng,
yếu về chun mơn nghiệp vụ, cịn sự chênh lệch lớn về trình độ phát triển giữa các địa phương,
vùng, miền; hệ thống phương pháp, công cụ kiểm tra, giám sát, kiểm định và đánh giá kết quả
giáo dục và đào tạo còn lạc hậu, kém hiệu quả; mục tiêu giáo dục toàn diện chưa được hiểu và
thực hiện đúng…
Thứ tư, hợp tác và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu
cầu của quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng về kinh tế, xã hội, văn hoá nước ta với thế giới.
Còn nhiều sự khác biệt trong các quy định về giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nhân lực của hệ
thống pháp luật Việt Nam so với pháp luật của các nước; mơ hình hệ thống giáo dục và đào tạo,
nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo nhân lực chưa tương thích và chưa phù hợp với
các tiêu chuẩn phổ biến của các nước trong khu vực và thế giới; chưa thu hút được nhiều các
nguồn lực quốc tế cho phát triển nhân lực. Việc tổ chức, đánh giá chất lượng dạy và học ngoại
ngữ, bồi dưỡng một số hiểu biết, kỹ năng cần thiết để hội nhập quốc tế chưa đáp ứng yêu cầu.
Môi trường pháp lý, điều kiện làm việc, cơ chế chính sách chưa bảo đảm cho trao đổi nhân lực
giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa Việt Nam và các nước được thực hiện thuận lợi,
chưa phát huy hết tiềm năng của khả năng hợp tác quốc tế này phục vụ phát triển nguồn nhân
lực của đất nước.
Họ tên SV/HV: ………………………….………… - Mã LHP: ……………………
Trang 6/…..
Họ tên SV/HV: ………………………….………… - Mã LHP: ……………………
Trang 6/…..
Họ tên SV/HV: ………………………….………… - Mã LHP: ……………………
Trang 7/…..
Họ tên SV/HV: ………………………….………… - Mã LHP: ……………………
Trang 7/…..