Tải bản đầy đủ (.doc) (122 trang)

Văn hóa làng chài THủY cư trên vịnh hạ long tỉnh quảng ninh hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (519.73 KB, 122 trang )

Học viện chính trị - hành chính quốc gia hồ chí minh

Phạm thị hảI yến

Văn hóa làng chài THủY C trên vịnh hạ long
tỉnh quảng ninh hiện nay
Chuyên ngành : Văn hóa học
MÃ số

: 60 31 70

luận văn thạc sĩ văn hóa học

Ngời hớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị TuyÕn

Hµ néi - 2011


LêI CAM §OAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu
của riêng tôi. Các số liệu trong luận văn là trung thực.
Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được
cơng bố trong bất cứ cơng trình nào.
Tác gi

Phạm Thị Hải Yến


MỤC LỤC
Trang
1



MỞ ĐẦU

Chương 1: VĂN HÓA LÀNG CHÀI THỦY CƯ VÀ SỰ HÌNH THÀNH
CÁC LÀNG CHÀI THỦY CƯ TRÊN VỊNH HẠ LONG

1.1. Văn hoá làng chài thủy cư
1.2. Lịch sử hình thành làng chài thủy cư trên vịnh Hạ Long

9
9
18

Chương 2: THỰC TRẠNG VĂN HÓA LÀNG CHÀI THỦY CƯ TRÊN
VỊNH HẠ LONG HIỆN NAY

2.1. Văn hoá cư trú, trang phục, ẩm thực
2.2. Văn hoá sản xuất
2.3. Phong tục, tập quán, tơn giáo tín ngưỡng
2.4. Văn học dân gian
2.5. Các thiết chế văn hố
2.6. Giáo dục, y tế
2.7. Truyền thơng
2.8. Văn hoá tổ chức cộng đồng

23
23
31
42
55

69
72
79
82

Chương 3: BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA LÀNG CHÀI THỦY
CƯ TRÊN VỊNH HẠ LONG

87

3.1. Những vấn đề đặt ra đối với văn hoá làng chài thủy cư trên vịnh
Hạ Long hiện nay
3.2. Định hướng, giải pháp bảo tồn và phát triển văn hoá làng chài

87

thủy cư trên vịnh Hạ Long

95

KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

108
112

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DSTG

:


Di sản thế giới

THCS

:

Trung học cơ sở

THPT

:

Trung học phổ thông


UBND

:

Uỷ ban nhân dân

VHL

:

Vịnh Hạ Long


DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 1.1. Vị trí các làng chài trên vịnh Hạ Long
Bảng 2.1: Lịch con nước

Trang
21
34


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chúng ta đang sống ở một thời đại có nhiều biến chuyển lớn lao, những
thay đổi này diễn ra với một tốc độ mạnh mẽ không chỉ trong phạm vi quốc gia,
khu vực mà cịn mang tính tồn cầu, tất yếu dẫn đến những triển vọng to lớn và
cả những thách thức nghiêm trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, dân
tộc. Phát triển trong thời đại ngày nay đòi hỏi nhìn nhận văn hóa với một nhãn
quan mới. Trong vài thập niên trở lại đây, văn hóa có vai trị quan trọng chưa
từng thấy trong lịch sử. Sự tiến bộ hay lạc hậu của một quốc gia, sự phát triển
hay trì trệ của một dân tộc, sự thành cơng hay thất bại của một chiến lược phát
triển, sự hưng thịnh hay suy vong của một đất nước... đều phụ thuộc vào chỗ văn
hóa đã được nhận thức và sử dụng như thế nào trong phát triển kinh tế - xã hội.
Điều đó chứng tỏ rằng, sự phát triển tiến bộ, bền vững của mỗi quốc gia
dân tộc chỉ có thể có được khi nó được tạo lập trong một mơi trường văn hóa
lành mạnh, phong phú và mang đậm bản sắc dân tộc. Về vấn đề này, ông
Federico Mayor - Tổng Giám đốc UNESCO - đã lên tiếng cảnh báo: "Hễ
nước nào tự đặt cho mình mục tiêu phát triển kinh tế mà tách khỏi mơi trường
văn hóa thì nhất định sẽ xảy ra những mất cân đối nghiêm trọng cả về kinh tế lẫn
văn hóa, và tiềm năng sáng tạo của nước ấy sẽ bị suy giảm rất nhiều" [68, tr.8].
Nhận thức rõ vị trí, vai trị quan trọng của văn hóa qua tổng kết lịch sử

phát triển mấy nghìn năm của dân tộc, kết hợp với nghiên cứu xem xét các yếu
tố cơ bản dẫn đến thành công hay thất bại của một số nước trên thế giới, tại
Hội nghị Trung ương 5 (khóa VIII) Đảng ta khẳng định: "Văn hóa là nền tảng
tinh thần, là mục tiêu và là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội". Theo
tinh thần của Nghị quyết, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà chúng
ta đang tiến hành nhằm xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội đang đặt
ra nhiệm vụ cấp bách là xây dựng một xã hội khơng chỉ có nền kinh tế và
khoa học, công nghệ phát triển cao, mà cùng với nó phải là một mơi trường


2
văn hóa lành mạnh, thực sự là nguồn năng lượng tinh thần vô giá, là "cái nôi"
nuôi dưỡng tâm hồn, phát triển trí tuệ và hình thành nhân cách con người.
Nhiệm vụ này hoàn toàn thống nhất với mục tiêu của con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội mà Đảng ta đã lựa chọn: "Dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng
bằng, dân chủ, văn minh", hồn tồn phù hợp với nguyện vọng thiết tha của
toàn thể dân tộc ta.
Thành tựu lớn lao của chặng đường hơn 20 năm đổi mới tồn diện đất
nước càng khẳng định xây dựng văn hóa phải trở thành yêu cầu bức thiết và là
một trong những điều kiện cơ bản đảm bảo cho sự thành công của công cuộc
đổi mới, đảm bảo sự tiến bộ và phát triển bền vững của quốc gia dân tộc.
Luật Di sản văn hóa (sửa đổi năm 2009) quy định “Di sản là những giá
trị văn hóa, lịch sử của các thế hệ trước để lại cho thế hệ sau, di sản gồm có
các di sản vật thể và phi vật thể”. “Việc bảo tồn và phát huy các di sản văn
hóa và di sản thiên nhiên là một trong những hoạt động gắn liền với việc bảo
vệ và phát huy bản sắc dân tộc - tạo dựng sự phát triển của tương lai [48].
Vịnh Hạ Long hai lần được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế
giới bởi hai giá trị ngoại hạng nổi bật: giá trị cảnh quan và giá trị địa chất địa
mạo. Bên cạnh đó vịnh Hạ Long còn được tổ tiên trao gửi cả một bề dày lịch
sử văn hố vơ giá tại vùng đất này. Vịnh Hạ Long chính là nơi cách đây 4

thiên niên kỷ đã có những cộng đồng cư dân sinh sống tạo nên nền “Văn hóa
Hạ Long” nổi tiếng với các di chỉ khảo cổ Mê Cung, Tiên Ông, Thiên Long...
Đến nay cộng đồng ấy là những làng chài sinh sống trên Vịnh. Từ rất lâu và
cả sau này, chính họ chứ khơng ai khác là chủ nhân thường trực nhất, trực tiếp
nhất và là một phần không thể thiếu của vịnh Hạ Long.
Đặc điểm nổi bật của vịnh Hạ Long ngày nay là sự tồn tại của cư dân
làng chài trên biển. Hiện có 7 làng chài thủy cư, đều thuộc phường Hùng
Thắng gồm: Cửa Vạn, Ba Hang, Vông Viêng (Vung Viêng), Cống Tàu, Cống
Đầm, Hoa Cương, Ba Hầm, trong đó Cửa Vạn là làng chài lớn nhất. Các làng


3
chài được thành lập cách đây không lâu nhưng cộng đồng cư dân làng chài
mang đủ những đặc trưng của một làng chài thủy cư có mặt lâu đời trên vịnh
Hạ Long, đó là:
- Làng chài của những gia đình, họ tộc có gốc nhiều đời của các làng
thủy cư trên vịnh Hạ Long, sống định cư trên các con thuyền, nhà bè quần tụ
lại mà thành;
- Có tổ chức lại thành thơn, xóm (mỗi thơn, xóm gồm những con thuyền,
bè neo đậu thành nhóm ở một vũng, vịnh nhất định, thuộc phường Hùng
Thắng, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh).
Cộng đồng cư dân làng chài đang gìn giữ trong mình một kho tàng di
sản văn hóa q giá và phong phú, đó là những kinh nghiệm, bí quyết nghề
nghiệp trong lao động sản xuất (nghề đánh bắt thủy, hải sản, đóng thuyền, làm
ngư cụ…). Đó là đời sống văn hóa, tâm linh, kho tàng văn nghệ dân gian, lễ
hội truyền thống, văn hóa ẩm thực…những giá trị văn hóa vật chất và giá trị
văn hóa tinh thần đó ln là tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế - xã hội,
đặc biệt là tiềm năng cho việc phát triển du lịch, một ngành kinh tế mũi nhọn
của tỉnh Quảng Ninh nói riêng và của Việt Nam nói chung.
Hiện nay, việc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa được Đảng

và Nhà nước quan tâm. Chương trình mục tiêu quốc gia về bảo tồn, phát huy
giá trị di sản văn hóa được triển khai trên tồn quốc. Vì vậy, việc bảo tồn và
phát huy giá trị văn hóa làng chài thủy cư trên vịnh Hạ Long trong cuộc sống
đương đại, phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội, là việc làm cần thiết.
Với việc lựa chọn đề tài “Văn hóa làng chài thủy cư trên vịnh Hạ
Long tỉnh Quảng Ninh hiện nay” chúng tơi sẽ có điều kiện nhận diện rõ hơn
các phương diện lý luận về làng chài thủy cư; về các giá trị văn hóa vật chất,
giá trị văn hóa tinh thần, giá trị văn hóa - xã hội, dự báo sự tồn tại và phát
triển của các làng chài thủy cư trên vịnh Hạ Long trong tương lai, dựa trên
nền tảng kế thừa và phát huy giá trị văn hóa của các làng chài thủy cư đang


4
hiện hữu trên vịnh Hạ Long, một di sản thế giới đang chứa trong mình những
giá trị lịch sử, văn hóa, giá trị cảnh quan, giá trị về đa dạng sinh học…, đồng
thời cũng ẩn chứa những nguy cơ biến dạng và có thể mất đi những giá trị đó.
Đề tài sẽ góp phần đánh giá thực trạng đời sống của cư dân làng chài
thủy cư trên vịnh Hạ Long, đề xuất những biện pháp nhằm giải quyết tốt
nhiệm vụ bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa làng chài thủy cư, nhiệm vụ
phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương. Đây là vấn đề vừa có ý nghĩa
lý luận cơ bản, vừa có ý nghĩa thực tiễn cấp bách góp phần vào việc xây dựng
và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề văn hóa biển và văn hóa làng chài thủy cư trên vịnh Hạ Long đã
được các nhà nghiên cứu văn hóa quan tâm, đặc biệt từ khi vịnh Hạ Long
được UNESCO công nhận là Di sản thế giới, Ban chấp hành Trung Ương
Đảng ban hành Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) “về xây dựng và phát
triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, Nghị quyết
Hội nghị lần thứ tư, Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “Chiến lược biển
Việt Nam đến năm 2020” đã có hội thảo, nhiều cơng trình nghiên cứu đề cập

đến lý luận và thực tiễn liên quan đến làng chài thủy cư trên vịnh Hạ Long
theo các cách tiếp cận khác nhau:
Thứ nhất, nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về văn hóa nói
chung và văn hóa biển nói riêng có các cơng trình tiêu biểu như:
- Từ việc đi sâu nghiên cứu khái niệm, bản chất, chức năng của văn hóa,
GS.TS Trần Văn Bính trong Đề cương bài giảng lý luận văn hóa (cho hệ đào
tạo cao học và nghiên cứu sinh), Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà
Nội, 2000 xem văn hóa được hình thành bởi các giá trị mà hoạt động của con
người tạo ra.
- Trong cuốn “Văn hóa - một số vấn đề lý luận” của PGS Trường Lưu,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999. Tác giả đã xem xét môi trường văn hóa


5
trong mối quan hệ thống nhất hữu cơ với môi trường tự nhiên và mơi trường
xã hội, từ đó đặt ra u cầu cần có sự kết hợp hài hịa, đồng bộ với nhiệm vụ
xây dựng môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
- Hội thảo khoa học về: "Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa làng chài
thủy cư phục vụ phát triển du lịch" đã có nhiều bài viết của các giáo sư, tiến
sỹ, các nhà nghiên cứu văn hóa, đại diện cộng đồng dân cư và cư dân làng
chài … về vai trị văn hố đối với phát triển kinh tế - xã hội nói chung, văn
hố đối với phát triển du lịch nói riêng; việc bảo tồn và phát huy giá trị của di
sản văn hóa làng chài phục vụ phát triển du lịch, trong đó có những vấn đề
đang được nhiều người quan tâm như đặc điểm truyền thống làng chài thủy
cư; bảo tồn và phát huy giá trị làng chài từ góc nhìn cộng đồng dân cư; văn
hóa làng chài - sản phẩm du lịch độc đáo và bền vững; những tri thức kinh
nghiệm dân gian vùng biển Quảng Ninh; mối quan hệ giữa văn hoá và du
lịch; phát triển du lịch gắn với phát triển văn hố…
Nhìn chung, các cơng trình này nghiên cứu văn hóa dưới góc độ lý luận
chung, những cái nhìn tổng quan về làng chài thủy cư trên vịnh Hạ Long và

đã đạt được những thành công nhất định trong việc nghiên cứu khái niệm, cấu
trúc, giá trị, vai trị, hình thức biểu hiện của văn hóa. Những nội dung trên đã
một phần kiểm định, phân tích và đánh giá thực trạng văn hóa làng chài trên
vịnh Hạ Long, qua đó xác định nhiệm vụ trọng tâm trong công tác bảo tồn và
phát huy giá trị di sản văn hóa vịnh Hạ Long trong thời gian tới.
Thứ hai, các nghiên cứu sâu về văn hóa làng chài thủy cư:
- Dự án xây dựng Bảo tàng sinh thái Hạ Long dưới sự tài trợ của Quỹ
Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) năm 2002, với các nội dung: Trung tâm
Bảo tàng Sinh thái Hạ Long và 12 đề tài ngồi trời, bao gồm: Trung tâm Văn
hóa nổi Cửa Vạn; Nhóm di chỉ khảo cổ Mê Cung; Đảo sinh thái Ngọc Vừng;
Khám phá Soi Sim; Núi Bài Thơ - ngọn núi của thơ ca; Bạch Đằng - một biểu
tượng của tự do; Sinh thái học và ngành than; Hệ thống khách sạn sinh thái;


6
Nghề đóng tàu truyền thống; Trẻ em Quảng Ninh trong công tác bảo tồn; Phụ
nữ Quảng Ninh trong công tác bảo tồn; Thanh Niên Quảng Ninh trong công
tác bảo tồn.
Bảo tàng sinh thái là một bảo tàng mở ngoài trời, nơi có các giá trị văn
hóa và tự nhiên độc đáo, tiêu biểu mà chủ nhân tạo ra nó chính là những cộng
đồng cư dân đã và đang sinh sống trên vịnh Hạ Long. Với phương châm lấy
con người làm trung tâm, đưa con người hịa nhập cùng mơi trường văn hóa
và thiên nhiên, Bảo tàng Sinh thái Hạ Long góp phần hình thành một nền kinh
tế phát triển bền vững, tạo ra các sản phẩm, dịch vụ từ sự kết hợp các giá trị
văn hóa và tự nhiên đem lại lợi ích cho cộng đồng. Mặt khác, Bảo tàng Sinh
thái sẽ tác động tích cực làm thay đổi quan niệm của con người đối với môi
trường, giúp họ hiểu đầy đủ các giá trị của Di sản để có những hành động
thiết thực trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản cho muôn đời sau.
- Hương ước hai làng Giang Võng, Trúc Võng năm 1942, ghi chép các
điều lệ về việc chính trị trong làng, việc phân công trách nhiệm trong làng,

các tục lệ riêng của làng Giang Võng, Trúc Võng.
- Làng chài Cửa Vạn, một nét văn hóa vịnh Hạ Long của Ban Quản lý
vịnh Hạ Long năm 2010 giới thiệu khái quát về vịnh Hạ Long, lịch sử hình
thành và phát triển của cộng đồng ngư dân trên vịnh Hạ Long, làng chài Cửa
Vạn- làng nổi độc đáo trên vịnh Hạ Long và việc bảo tồn, phát huy các giá trị
làng chài…
- Cơ sở pháp lý về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làng chài như:
Luật Di sản văn hóa; Công ước Quốc tế của UNESCO về việc bảo vệ di sản
văn hóa phi vật thể; Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vịnh
Hạ Long đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ…
Ngồi ra, trên các tạp chí, báo viết, báo mạng cũng xuất hiện nhiều bài
viêt liên quan đến vấn đề văn hóa làng chài thủy cư…có thể nghiên cứu làm
tài liệu tham khảo.


7
Nhìn chung, những kết quả nghiên cứu trên đã khái quát những nét cơ
bản về văn hóa làng chài thủy cư trên vịnh Hạ Long, Tuy nhiên, cho đến nay
vẫn chưa có cơng trình nào tập trung nghiên cứu một cách hệ thống về lý luận
và thực tiễn văn hóa các làng chài thủy cư trên vịnh Hạ Long; việc dự báo,
định hướng bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa làng chài phục vụ
phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương dưới góc độ văn hóa cịn là
vấn đề khá mới mẻ, chưa được quan tâm nhiều trong hoạt động nghiên cứu
khoa học cũng như trong thực tiễn ở địa phương. Đề tài được lựa chọn thực
hiện với mong muốn đóng góp một phần cơng sức vào hướng nghiên cứu đó.
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
Dựa vào kiến thức đã học và quá trình khảo sát thực tế 7 làng chài thủy
cư: Cửa Vạn, Ba Hang, Vông Viêng (Vung Viêng), Cống Tàu, Cống Đầm,
Hoa Cương, Ba Hầm đang sinh sống trên khu vực di sản thiên nhiên thế
giới vịnh Hạ Long, luận văn làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về văn hóa

làng chài thủy cư; điều tra xã hội học các giá trị văn hóa làng chài trên vịnh
Hạ Long để thu thập các dữ liệu về di sản văn hóa làng chài, từ đó đề xuất
một số giải pháp chủ yếu nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa
làng chài, phục vụ phát triển du lịch và tạo nguồn lực cho việc phát triển
kinh tế - xã hội ở địa phương.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu của luận văn chủ yếu là các giá trị văn hóa của 7
làng chài thủy cư: Cửa Vạn, Ba Hang, Vông Viêng (Vung Viêng), Cống Tàu,
Cống Đầm, Hoa Cương, Ba Hầm đang tồn tại trên khu vực di sản thiên nhiên
thế giới vịnh Hạ Long, trong đó lấy việc nghiên cứu làng chài Cửa vạn Làm
trung tâm.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật
lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng, dựa trên nền tảng tư tưởng Hồ Chí
Minh, những quan điểm của Đảng về văn hóa trong thời kỳ đổi mới hiện nay.


8
Kết hợp các phương pháp phân tích và tổng hợp, lôgic và lịch sử; tiếp
thu và sử dụng linh hoạt các phương pháp so sánh, thống kê, điều tra xã hội
học; sử dụng kiến thức liên ngành về văn hóa - mơi trường trong q trình
nghiên cứu.
6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn
Đưa ra quan niệm ban đầu về văn hóa làng chài thủy cư. Thống kê, đánh
giá thực trạng trong đời sống về cư trú, sản xuất, trang phục, ẩm thực, phong
tục, tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng, thiết chế văn hóa, giáo dục, y tế, truyền
thông, tổ chức cộng đồng của người dân làng chài thủy cư đang tồn tại trên
khu vực di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long. Đặt ra những vấn đề cần
thiết để nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di
sản văn hóa làng chài, phục vụ phát triển du lịch và tạo nguồn lực cho việc

phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong việc thực hiện một số dự án
liên quan đến vịnh Hạ Long; làm tài liệu cho công tác nghiên cứu, giảng dạy ở
các bậc học của làng chài Cửa Vạn và thành phố Hạ Long (giờ học ngoại
khóa); cung cấp nguồn tư liệu cho các cấp các ngành và chính quyền địa
phương tham khảo trong hoạt động lãnh đạo quản lý, trong nghiên cứu, tuyên
truyền, quảng bá vịnh Hạ Long và cho hướng dẫn viên trong các tour du lịch
giới thiệu về vịnh Hạ Long.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, nội
dung luận văn được trình bày trong 3 chương, 12 tiết.


9
Chương 1
VĂN HĨA LÀNG CHÀI THỦY CƯ VÀ SỰ HÌNH THÀNH
CÁC LÀNG CHÀI THỦY CƯ TRÊN VỊNH HẠ LONG
1.1. VĂN HĨA LÀNG CHÀI THỦY CƯ

1.1.1.

Quan niệm về văn hóa

Trong đời sống xã hội, thuật ngữ văn hóa được sử dụng một cách phổ biến
để chỉ tồn bộ những gì do con người làm ra, là “thiên nhiên thứ hai” do nhân tạo
trên mọi lĩnh vực của đời sống, gồm văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần.
Ở phương Tây, từ văn hố có hai nghĩa, thứ nhất, là phẩm chất tinh thần
chỉ có ở lồi người để chỉ năng lực sáng tạo ra những ý niệm, hành vi nhằm
tìm hiểu thế giới tự nhiên, xã hội và chính bản thân con người; thứ hai, là dấu

hiệu phân biệt cộng đồng xã hội này với cộng đồng xã hội khác được biểu
hiện thành lối sống và những truyền thống khác nhau. Văn hóa khơng di
truyền mà được trao truyền thơng qua các hệ thống biểu tượng (ngôn ngữ).
C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng, về bản chất, văn hóa gắn với lực
lượng bản chất người mà một trong các lực lượng bản chất ấy là sức lao động,
là tài năng sáng tạo của con người.
Theo Hồ Chí Minh, tồn bộ những sáng tạo và phát minh vì lẽ sinh tồn
cũng như mục đích của cuộc sống của lồi người tức là văn hoá.
Theo quan niệm của UNESCO, “trong ý nghĩa rộng nhất, văn hoá là
tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết
định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hoá
bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền căn bản của
con người, những hệ thống giá trị, những tập tục và tín ngưỡng. Chính văn
hố đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hố làm
cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê
phán và dấn thân một cách có đạo lý. Chính nhờ văn hố mà chúng ta xét


10
đoán được những giá trị và thực thi những lựa chọn. Chính nhờ văn hố mà
con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án
chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tịi
khơng biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những cơng trình vượt
trội lên bản thân mình [69].
Ngun Tổng Giám đốc UNESCO F.May-ơ (Federico Mayor Zaragoza)
cũng đã phát biểu: “Văn hoá là tổng thể sống động của các hoạt động sáng tạo
trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình
thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố
xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”[75].
Như vậy, có thể thấy, dù có nhiều cách hiểu về văn hóa, nhiều định

nghĩa về văn hóa do các cách tiếp cận khác nhau nhưng rõ ràng, các quan
niệm về văn hóa đều đi đến một điểm chung là văn hóa gắn với con người,
được đúc kết thành hệ giá trị và chuẩn mực xã hội, biểu hiện thơng qua vốn di
sản văn hố và hệ ứng xử văn hố của cộng đồng người. Văn hóa là toàn bộ
các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra nhằm mục đích phục
vụ cho sự tồn tại và phát triển của con người. Văn hóa có mặt trong tồn bộ
hoạt động sống của con người, thể hiện trong mọi lĩnh vực thuộc về con
người như ngôn ngữ, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ
thuật, những công cụ phục vụ đời sống sinh hoạt, các phương thức sản xuất,
cách thức tổ chức, quản lý đời sống cộng đồng xã hội nhằm bảo đảm sự sinh
tồn và phát triển cho cộng đồng ấy.
Về bản chất, dù được thể hiện dưới dạng vật chất - vật thể hóa trong
các vật dụng hay các khí cụ, các cơng trình kiến trúc, nhà cửa, trang phục, tiện
nghi… hay dưới dạng tinh thần như các nghi lễ, phong tục, tập quán, tín
ngưỡng, lý thuyết khoa học… thì thực chất văn hóa vẫn là hoạt động tinh
thần, vẫn thuộc về kiến trúc thượng tầng của xã hội và chịu sự quy định của
điều kiện kinh tế - xã hội. Về mặt cấu trúc, văn hóa khơng phải là một tập hợp


11
tùy tiện của những hiện tượng rời rạc mà là một chỉnh thể mang tính cấu trúc
bao gồm các yếu tố có quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau. Văn hóa vật chất là
mơi trường nhân tạo - kết quả hoạt động sản xuất vật chất của con người - bao
gồm công cụ lao động, phương tiện sản xuất, hoạt động mưu sinh của con
người, trang phục, ăn uống, nhà cửa, phương tiện giao tiếp… Hoạt động mưu
sinh, mà văn hóa học gọi là văn hóa sản xuất, được coi là yếu tố cần được
nhấn mạnh khi phân tích cấu trúc bên trong của văn hóa vật chất. Văn hóa
tinh thần là mơi trường nhân tạo - kết quả của hoạt động tinh thần bao gồm
các thành tố hệ tư tưởng, đạo đức, giao tiếp tinh thần, sáng tạo nghệ thuật và
tơn giáo. Văn hóa xã hội tự bộc lộ ra trong các mối quan hệ xã hội. Đó là toàn

bộ những luật, lệ do cộng đồng xã hội quy định, được các thành viên trong
cộng đồng ấy thừa nhận và tự giác thực hiện. Thể chế xã hội phản ánh hệ giá
trị mà cộng đồng xã hội ấy lựa chọn, đồng thời nó quy định hệ thống chuẩn
mực ứng xử, để các thành viên theo đó mà thực hiện. Khơng có thể chế, các
hoạt động xã hội khơng thể vận hành được và ngay bản thân xã hội cũng
khơng tồn tại [64].
1.1.2.

Quan niệm về văn hóa làng

Trong tổ chức của cộng đồng người Việt, làng (kẻ, thôn…) là sản phẩm
tự nhiên phát sinh từ quá trình định cư, cộng cư và trở thành đơn vị tụ cư cổ
truyền lâu đời ở nông thôn người Việt Nam. Về cơ bản, có thể nhận diện làng
Việt qua một số dấu hiệu sau:
Thứ nhất, tổ chức theo địa vực (khu đất cư trú) với mơ thức phổ biến
làng - xóm - ngõ, mỗi ngõ gồm một hay nhiều nhà… tạo thành mạng lưới
hình khối chạy dọc đường cái, bờ sơng, chân đê, những khối xếp theo kiểu ơ
bàn cờ, theo hình vành khăn từ chân đồi lên lưng chừng đồi hoặc phân bố lẻ
tẻ, tản mát, xen kẽ với ruộng đồng…
Thứ hai, tổ chức làng theo huyết thống gia đình, dịng họ. Ngồi các gia
đình hạt nhân, dịng họ có vị trí và vai trị quan trọng trong làng Việt với vai


12
trò là trung tâm của sự cộng cảm trong các gia đình đồng huyết. Thường một
làng gồm nhiều dịng họ. Tuy nhiên cũng có trường hơp làng chỉ một dịng họ
và khi ấy làng và dòng họ (gia tộc) đồng nhất với nhau. Mức độ liên kết huyết
thống trong phạm vi làng Việt là hết sức rạch ròi, chi li theo tầng bậc rõ ràng.
Thứ ba, tổ chức làng theo nghề nghiệp, theo sở thích và lịng tự nguyện
tạo nên những hội, phường nghề… như một tổ chức tự quản dưới nhiều hình

thức kiểu câu lạc bộ (Hội hiếu hỷ, mua bán, luyện võ, tập chèo, đấu vật..;
Phường nghề mộc, nề, sơn, thêu, chèo, rối…)
Thứ tư, tổ chức làng theo lớp tuổi trong môi trường tiến thân theo tuổi
tác, tổ chức dành riêng cho nam giới, dù là bé trai mới lọt lòng cũng được vào
giáp ngay, được lên đinh, ngồi chiếu giữa làng, được nâng dần địa vị, được
lên lão theo quan niệm sống lâu lên lão làng. Nói chung, đây là hình thức,
mặc dù tới nay đã trở nên mờ nhạt, nhưng trong thực tế từng gắn chặt với đời
sống của làng trong thời gian dài, nhất là ở các làng đồng bằng Bắc Bộ.
Thứ năm, tổ chức làng theo cơ cấu hành chính. Trong tổ chức cộng
đồng làng có phân định chính cư và ngụ cư một cách rất rành mạch (nhiều khi
đến cực đoan; dân ngụ cư có thể chuyển thành chính cư khi có điền, điền sản
và cư trú ở làng 3 đời trở lên). Dân cư trong làng được phân thành nhiều hạng,
bao gồm như chức sắc (đỗ đạt hoặc có phâm hàm vua ban); chức dịch (có
chức vụ trong bộ máy hành chính); lão, đinh, ty ấu, người già, trai đinh, trẻ
con (trong các giáp)…
Là một thiết chế xã hội của nông thôn Việt, về cơ bản, làng Việt mang
tính cộng đồng, tự trị, khép kín, bản vị cao, là thành trì bảo vệ văn hố, chống


Khơng phải bất kỳ đâu, làng Việt cũng có đặc điểm và tính chất giống hệt nhau. Nhiều nghiên cứu qua quá
trình điền dã và thẩm định đã cho thấy làng Việt ở các miền Bắc, Trung, Nam, bên cạnh những tính chất và
đặc điểm chung, cịn có nhiều nét khác biệt và nhìn đại thể, càng đi xuống phía nam, tính mở trong cách thức
tổ chức của làng càng rõDo những đặc thù của tự nhiên và xã hội mà ở miền Trung và miền Nam, tuy gốc gác cũng là
người Việt từ miền Bắc di cư vào, nhưng với mơi trường sống mới, hình thức cơ cấu làng xã và quan hệ xã hội thay đổi
nhiều, khơng cịn những đặc điểm như làng Bắc Bộ. Vì vậy, có thể thấy, thay vì cơ cấu tổ chức chặt chẽ, ổn định, khép
kín, bền vững trên dỉa đất ven sông, ven đồi, duyên hải với những ảnh hưởng như là áp lực tới từng thành viên theo lệ
tộc, lệ làng, làng Việt ở Nam Bộ định cư từ giồng xuống trũng, kéo dài trên diện rộng, lấy kinh mương hay lộ giao thơng
làm trục, chất kết dính không chặt chẽ, hơn nữa lại sớm tiếp xúc với nền kinh tế hàng hố nên có độ năng động hơn
nhiều và sức ép của lệ làng cũng giảm tải lớn so với làng ở vùng Bắc Bộ.



13
lại sự xâm lăng, đồng hoá của văn hoá ngoại lai, là nơi lưu giữ kho tàng di sản
văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng phong phú, đồng thời cũng là nơi biểu
hiện cụ thể, sinh động bản sắc văn hóa Việt Nam.
Văn hố làng là tồn bộ những giá trị di sản vật chất và tinh thần được
tao ra trong đời sống của cộng đồng làng. Văn hố làng vốn có nội dung và
hình thức đa dạng, được biểu hiện dưới dạng vật chất và tinh thần với những
biểu tượng rất đỗi thân thuộc như cây đa, bến nước, sân đình, ngơi cổng làng,
luỹ tre xanh..; những phong tục, tập quán, hương ước, lễ hội, các nghề thủ
công truyền thống, những làn điệu dân ca... làm thành sắc thái riêng nào đó
mà mỗi con người làng ấy dù có đi xa lâu ngày vẫn khơng thể quên. Xét từ
nguồn cội, làng là một chỉnh thể cộng đồng, hữu cơ, bền chặt cả về lý và về
tình, làm nên cái gọi là “phép vua thua lệ làng”, “đất lề, quê thói” và tâm thức
làng - nước của người Việt. Văn hố làng vì thế cũng trở nên một lĩnh vực,
một thành tố văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam mà phải nhìn một
cách hệ thống trong tổng thể các quan hệ kinh tế - xã hội, từ cái kinh tế đến
phi kinh tế, cái quyền lực đến cái siêu quyền lực và chuyển hoá lẫn nhau giữa
chúng mới có thể thấy hết cái giá trị được tạo lập, duy trì và củng cố qua
nhiều thế hệ của làng - một thứ sức mạnh truyền thống, vừa có tính quốc gia
lại vừa có tính địa phương [22] được sinh thành phát triển, lưu giữ và trao
truyền tới mọi thành viên.
1.1.3.

Quan niệm về văn hóa làng chài thủy cư

Là một loại hình trong hệ thống làng Việt, làng chài là nơi cư trú của
những người theo ngư nghiệp gồm làng đánh cá định cư trên bờ và làng chài
thủy cư lênh đênh trên sơng nước hay cịn gọi là làng nổi.
Trên thực tế, làng thủy cư là mơ hình khá phổ biến trên thế giới, tập

trung ở các nước gắn liền với địa hình sơng nước, đặc biệt ở Đông Nam Á
như: Brunei, Peru, Trung Quốc, Thái Lan, Mianma, Campuchia, Inđơnêxia,
Việt Nam... Trong đó có những làng nổi đã trở nên nổi tiếng trong như làng


14
nổi Kampong Ayer, làng nổi Hồi giáo- Panyee, làng nổi giữa hồ Titicaca của
các bộ tộc Uros ở Peru....
Ở Việt Nam cũng có nhiều làng nổi nằm rải rác khắp từ Bắc vào Nam.
Có thể kể đến các ngơi làng nổi ở vùng biển Hải Phòng, các làng nổi ở vùng
biển miền Trung và các làng chài trên các con sông lớn ở Việt Nam như làng
chài vùng Giang Thanh (Thiệu Hóa - Thanh Hóa), làng chài trên sơng Lam
(Nghệ An), làng chài Nha Trang (Khánh Hoà), làng nổi cá bè (Châu Đốc, An
Giang)... Nhìn chung cuộc sống người dân làng chài ln đối diện với khó
khăn, nghèo đói và thất học, hầu hết người dân làng chài khơng có điều kiện
lên bờ, do vậy cuộc sống của họ buộc phải gắn với con thuyền, thuyền vừa là
nơi ở vừa là công cụ kiếm sống, thuyền chở những người phụ nữ đi chợ hàng
ngày, thuyền đưa các em nhỏ đi học, thuyền là vật nối liền cuộc sống làng nổi
với cuộc sống trên bờ.
Làng chài thủy cư trên vịnh Hạ Long là các làng nổi, nằm quần tụ trong
khu vực di sản thế giới. Do có nguồn gốc chủ yếu từ hai làng Giang Võng và
Trúc Võng nên cư dân sống trong các làng chài thủy cư trên vịnh Hạ Long có
quan hệ gần gũi, mật thiết với nhau. Các làng cũng có đặc trưng chung về ý
thức cộng đồng làng, ý thức tự quản, nếp sống, tín ngưỡng, tơn giáo, giọng
nói và cách ứng xử...
Theo Hương ước của hai làng Giang Võng và Trúc Võng, về mặt tổ
chức, làng chài chia làm nhiều thôn, đứng đầu mỗi thôn là trưởng thơn, ngồi
thơn cịn có giáp. Trưởng thơn thường do lý trưởng cắt cử từ những người
tương đối khá giả, từ tuổi 30 trở lên, có trách nhiệm thu thuế điều động phu
dịch, quản lý nhân khẩu và công việc hành chính khác, cùng việc an ninh

trong cụm dân của mình. Nhiệm kì của trưởng thơn là ba năm, về cơ bản là
khơng có quyền lợi gì. Hết hạn, nếu không vi phạm sẽ được tăng ngôi thứ.
Mỗi làng Giang Võng và Trúc Võng đều có hai giáp, giáp Đơng và giáp Nam,
mỗi giáp đều có trưởng giáp điều hành công việc, chủ yếu là quản lý đinh


15
nam của giáp, căn cứ vào đó mà cắt cử người làm tế đám. Nhiệm kỳ của
trưởng giáp là ba năm, nếu tín nhiệm có thể thêm một nhiệm kỳ nữa. Về
quyền lợi trưởng giáp được miễn một lân tế đám. Về ngôi thứ trưởng giáp
được ngồi với những người mới lên lão.
Cư dân làng chài khơng có ruộng đất, sống nay đây mai đó. Vì vậy giáp
ở đây có những nét khác biệt với những làng trong đất liền. Đây không phải là
đơn vị để phân công quản lý công điền, không phải là một đơn vị để thu thuế,
cũng khơng phải là nơi để người nào khơng có con trai gửi hậu. Giáp ở đây chỉ
làm một nhiệm vụ duy nhất là quản lý nhân đinh để cắt cử người làm đăng cai
hay tế đám (tức là những người phải chuẩn bị cho các dịp tế thần trong năm).
Bộ máy quản lý hành chính làng chài vịnh thủy cư truyền thống trên vịnh
Hạ Long cũng khơng có gì khác so với làng nông nghiệp truyền thống Bắc
Bộ, bao gồm hai thiết chế: kỳ mục và lý dịch. Có một điều khác biệt số người
có phẩm hàm khơng nhiều do vậy hội đồng kỳ mục không phải là họ, mà chủ
yếu là những người từng làm việc trong hội đồng chức dịch. Hội đồng lý dịch
bao gồm các chức danh lý trưởng, phó lý cùng các tay chân giúp việc như xã
đoàn, hộ lại, thủ quỹ, thư ký song khơng có trưởng bạ vì làng hầu như khơng
có ruộng đất phải chịu thuế. Tuy nhiên làng chài lại có điểm khác biệt là đăng
ký sổ thuyền. Mỗi gia đình có thuyền đều có một quyển sổ, sổ này ghi rõ tên
họ chủ thuyền, những người trong gia đình, loại thuyền to hay nhỏ. Mỗi năm
phải đổi sổ một lần vào cuối năm dương lịch. Nếu đăng ký thuyền mới thì
phải nộp lệ phí. Lý trưởng phải có sổ theo dõi thuyền trong xã mình quản lý.
Cơng tác bảo vệ an ninh trật tự thì có khác với làng nơng nghiệp, ở làng

chài khơng có điếm canh phịng. Khi đến phiên tuần thì tuần phịng phải sử
dụng thuyền cơng của làng hoặc thuyền tư của các gia đình phải cắt cử đi làm
việc công. Phiên tuần của các làng chài gọi là giang tuần, tuỳ từng làng mà số
lượng nhiều hay ít Làng Giang Võng có 4 người, làng Trúc Võng có 5 người
đến vụ thuế hoặc vào tháng giáp Tết, số giang tuần lại phải tăng lên gấp đôi.


16
Dù số lượng là bao nhiêu thì họ đều phải lấy từ những nam giới từ 18 đến 50
tuổi, trước hết và hầu hết là những người khơng có vị thứ trong làng. Vào đầu
tháng giêng, lý trưởng lên danh sách những người phải làm giang tuần trong
năm, một bản thơng báo ở đình, một bản gửi lên quan hoặc lưu lại ở xã để
mọi người biết và thực hiện. Nhiệm kỳ của giang tuần là một năm, chỉ huy
giang tuần là xã đoàn. Người làm trong bộ máy hành chính cấp xã, nhiệm kì
là 3 năm. Nhiệm vụ của giang tuần là đi tuần phòng, bảo vệ an ninh chung
như phiên tuần của làng trên bờ. Tuy nhiên, vì làng chài khơng có ruộng đất,
cũng khơng có cơng quỹ nên giang tuần không được hưởng phụ cấp bằng lúa
hay bằng tiền như phiên tuần của làng trên bờ. Họ làm do nghĩa vụ, do thân
phận của người nghèo không có ngơi thứ ở làng. Riêng người xã đồn thì hết
nhiệm kỳ, khơng có sai phạm được xếp tương đương với phó lý. Trong khi
làm nhiệm vụ, nếu giang tuần có cơng bắt trộm cướp hoặc bị hại sẽ được làng
khen thưởng hoặc bồi thường. Nếu bỏ nhiệm vụ thì bị phạt .
Như vậy, cơ cấu tổ chức của hai làng Giang Võng và Trúc Võng xưa kia
khá chặt chẽ, nó gần giống như ở các làng nơng nghiệp song vẫn có nhiều nét
khác biệt của một làng chài thủy cư. Từ việc ăn, ở, đi lại, kiếm sống, đến sinh
hoạt cộng đồng... của người làng chài thủy cư hoàn tồn phụ thuộc vào mơi
trường nước. Các đặc trưng trên có mối liên hệ hữu cơ với nhau, tạo nên
những nét đặc trưng văn hoá làng chài thủy cư trên vịnh Hạ Long.
Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát văn hóa, xã hội của các cộng đồng ngư
dân làng chài thuỷ cư trên vịnh Hạ Long, chúng tôi quan niệm làng chài thủy

cư là đơn vị hành chính thấp nhất trong bộ máy hành chính, được tạo thành
bởi khối dân cư sinh sống trên mặt nước, có đời sống riêng về nhiều mặt và
kinh tế phụ thuộc vào môi trường nước.
Văn hóa làng chài thủy cư cũng chính là sự thể hiện mối quan hệ giữa
con người với thiên nhiên, với xã hội. Nó gắn liền hoạt động sống của cá nhân
với cộng đồng, thực hiện chức năng cố kết cộng đồng. Các yếu tố của văn hóa


17
làng chài thủy cư, nhìn từ góc độ truyền thống đó là những kinh nghiệm, tri
thức dân gian, bí quyết nghề nghiệp trong lao động sản xuất. Đó là đời sống
văn hóa, tâm linh, kho tàng văn nghệ dân gian, lễ hội truyền thống, văn hóa
ẩm thực…Nhìn từ góc độ phát triển, văn hóa làng chài thủy cư là cái riêng,
cái nhận diện, cái truyền thống có tính kế thừa.
Để phù hợp với định hướng nghiên cứu của đề tài, trên cở sở đặc điểm,
cấu trúc văn hóa làng chài thủy cư, chúng tơi quan niệm văn hóa làng chài
thủy cư là tổng thể các thành tố văn hóa, các giá trị vật chất, các giá trị tinh
thần, các chuẩn mực được hình thành và lựa chọn qua quá trình hoạt động
thực tiễn xã hội.
Cấu trúc của văn hoá làng chài thuỷ cư dựa trên sự cấu thành các thành
tố làm nên đặc trưng của văn hóa làng chài, bao gồm cả các thành tố truyền
thống cùng các thành tố mới xuất hiện trên cơ sở biến đổi, phát triển của làng
chài thuỷ cư bao gồm các mặt:
- Văn hóa cư trú, trang phục, ẩm thực
- Văn hoá sản xuất
- Phong tục, tập qn, tơn giáo, tín ngưỡng
- Văn học dân gian
- Các thiết chế văn hóa
- Giáo dục, y tế
- Truyền thơng

- Văn hố tổ chức cộng đồng
Văn hóa làng chài thủy cư luôn tác động, chi phối, điều chỉnh đời sống
tâm lý, hành vi, đạo đức và các hoạt động trên mọi lĩnh vực trong đời sống
cá nhân cũng như cộng đồng. Đi sâu nghiên cứu làng chài thuỷ cư trên vịnh
Hạ Long không chỉ làm rõ quá trình tụ cư, các đặc điểm kinh tế - xã hội, các
giá trị văn hóa truyền thống của các cộng đồng cư dân mà mục đích chính là
tạo cơ sở khoa học cho việc đề ra các chính sách, các giải pháp đối với các


18
loại hình làng này, để các cộng đồng cư dân làng chài hòa nhập với sự phát
triển chung một cách bền vững.
1.2.

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH LÀNG CHÀI THỦY CƯ TRÊN VỊNH

HẠ LONG

Sự hình thành các làng chài thuỷ cư trên vịnh Hạ Long
Quảng Ninh là một tỉnh biên giới nằm ở phía Đơng Bắc tổ quốc Việt
Nam, cách thủ đơ Hà Nội 165 km, diện tích tỉnh Quảng Ninh 5.938 km 2,
chiều dài bờ biển chừng 250 km. Tỉnh Quảng Ninh có: 2077 hịn đảo, trong
đó 1030 hịn đảo có tên và 1047 hịn đảo chưa có tên, tổng diện tích các đảo
là: 619,913 km2.
Vịnh Hạ Long thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh, gồm vùng biển đảo
tương đối rộng với các tên: vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long, vịnh Lan Hạ.
Di sản vịnh Hạ Long được chia thành 3 khu vực: khu vực Di sản thế giới,
vùng đệm và khu vực bảo tồn Quốc gia.
Khu vực di sản thế giới (DSTG) là vùng tập trung dày đặc nhiều đảo đá,
các hang động nổi tiếng nằm ở trung tâm vịnh được xác định ba điểm sau:

Đảo Đầu Gỗ nằm ở phía Tây, hồ Ba Hầm nằm ở phía Nam, đảo Cống Tây
nằm ở phía Đơng. Vùng này rộng 434 km, 2 có 775 hịn đảo với tổng diện tích
các đảo là 40,0286km,2 tổng diện tích mặt nước 393,9714km2. Đây là khu vực
bảo vệ tuyệt đối của Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, đã được Hội
đồng Di sản thế giới (UNESCO) công nhận ngày 14/12/1994. Các đảo đất, đảo
đá đều khơng có người cư trú sinh sống, vẫn còn nguyên vẻ hoang sơ tự nhiên.
Trong các đảo đá có những hang động tuyệt đẹp nổi tiếng như: động Thiên
Cung, hang Đầu Gỗ, hang Sửng Sốt, động Tam Cung... một số di chỉ khảo cổ
học thời tiền sử như di chỉ Mê Cung, di chỉ Tiên Ông, di chỉ Thiên Long...
Vịnh Hạ Long chứa đựng trong lòng các giá trị về tài nguyên thiên nhiên,
được coi là những giá trị nổi bật đặc biệt, ngoại hạng mang tính tồn cầu như:
giá trị địa chất, giá trị cảnh quan, giá trị đa dạng sinh học... Trong đó giá trị


19
thắng cảnh và địa chất là những giá trị đặc trưng nhất, nhờ đó mà vịnh Hạ
Long đã được UNESCO hai lần công nhận là di sản thế giới, lần thứ nhất với
giá trị thắng cảnh vào tháng 12/1994, lần thứ 2 với giá trị về mặt địa chất địa
mạo vào ngày 29/11/2000. Vịnh Hạ Long trở thành Di sản thế giới, các làng
chài và những đặc trưng văn hóa đã trở thành một phần của Di sản thế giới ấy.
Kết quả nghiên cứu đặc trưng văn hoá của tỉnh Quảng Ninh cho thấy
nguồn gốc cư dân cũng như thành phần dân tộc cư trú, sinh sống trên địa bàn
tỉnh Quảng Ninh khá đa dạng: gồm 22 dân tộc, trong đó người Kinh chiếm
90% dân số, cịn lại là người các dân tộc Dao, Tày, Nùng, Sán Chay, Sán Dìu,
Hoa, Nhắng, Hà Nhì... Mỗi dân tộc đều có sắc thái văn hoá riêng trong cái
chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Sự phong phú của bản sắc văn hoá
giữa các dân tộc ở Quảng Ninh được gắn kết với nhau trong suốt lịch sử đấu
tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, tạo nên một bản sắc
Quảng Ninh riêng biệt, trong đó có sự đóng góp khơng nhỏ của cộng đồng cư
dân trên biển. Đó là cư dân các làng chài, họ đã trải qua nhiều đời sinh sống ở

trên thuyền, nhà bè, lênh đênh trên mặt biển, sống bằng nghề đánh bắt hải sản,
mọi sinh hoạt đều trên biển.
Cộng đồng ngư dân ở vùng Cửa Lục - Hạ Long xưa tập trung trong hai
làng thuỷ cư là Giang Võng và Trúc Võng. Làng Giang Võng thuộc tổng An
Khối, huyện Hồnh Bồ, phủ Hải Đơng, trấn An Quảng. Làng Trúc Võng
thuộc tổng Vạn Yên, huyện Hoành Bồ. Theo những người cao tuổi là dân làng
Giang Võng và Trúc Võng hiện đang sống ở phường Hùng Thắng thì xưa kia
hải phận của làng Giang Võng từ ven quả đồi Cái Mắm của xã Tiêu Giao trở
về Bang Trới, còn hải phận làng Trúc Võng từ ven quả đồi đó trở về khu vực
ven biển Hịn Gai. Hội đồng kỳ mục đã trải qua các đợt cải cách hương chính
vào các năm 1921, 1927 và 1941 như ở các làng nông nghiệp.
Trong kháng chiến chống Pháp (năm 1946), dân chài Giang Võng và
Trúc Võng đã di chuyển ra vùng biển huyện Cẩm Phả (nay là huyện Vân


20
Đồn) và vịnh Hạ Long để cư trú và sinh sống.
Năm 1948, huyện đảo Cẩm Phả được thành lập (tách ra khỏi thị xã Cẩm
Phả) các xã Độc Lập, Thắng Lợi, Thành Công, Hùng Thắng cũng được
thành lập. Đây là những nơi tập trung dân chài phiêu bạt từ nhiều nơi đến.
Chính quyền địa phương đã lập ra các hợp tác xã để tập hợp dân chài lại
nhằm mục đích tập trung sản xuất, chiến đấu, nâng cao đời sống và đảm bảo
an ninh quốc phịng.
Sau khi Hịa Bình lập lại, phần lớn dân chài ở các xã Độc Lập, Thành
Công, Hùng Thắng trở về vùng vịnh Hạ Long và ven biển Hòn Gai sinh sống.
Năm 1959 - 1960, các làng chài được vận động định cư lên đất liền
trong cao trào hợp tác hóa. Thời gian đầu họ được tổ chức định cư tại khu
vực bãi biển Khe Cá thuộc thị trấn Hà Tu, nhưng sau đã chuyển về khu vực
bến than Hịn Gai, tập trung đơng nhất ở khu bãi biển Cọc 5. Chiến tranh
chống Mỹ xảy ra họ lại chuyển vào vạ núi ở xã Tiêu Giao (hay còn gọi là xã

Hùng Thắng) nay là phường Hùng Thắng, lập thành hai hợp tác xã Quyết
Thắng và Chiến Thắng. Trong thời gian vào hợp tác xã, người dân đã làm
nhà trên bờ nhưng vẫn xuống thuyền sinh sống. Khi hợp tác xã khơng cịn,
họ chuyển hẳn xuống thuyền sống thuỷ cư, tạo thành làng chài thủy cư.
Ngày nay các làng chài với phương thức đánh bắt, trao đổi, bn bán rất
cổ xưa vẫn tồn tại dưới hình thức những làng chài thủy cư độc đáo trên vịnh
Hạ Long. Có người cho rằng họ là di duệ của những tổ tiên thu lượm hải sản,
chài lưới từ thời đá mới, rằng họ là người Hạ Long gốc gác, ít nhất đã tồn tại
ở đây 4000 - 5000 năm từ thời văn hố Hạ Long, cịn nếu muộn hơn thì như
nhà sử học Trần Quốc Vượng nói: Họ là hậu duệ của những tổ tiên người Đãn
- Man - con cháu của những người bà con anh em Mạc Đăng Dung.
Khác với cư dân trên đất liền, để thích nghi với môi trường biển đầy bất
trắc và hiểm nguy, ngư dân vạn chài quần tụ thành những xóm thuyền trong
các chòm vụng xưa. Nơi được lựa chọn để neo đậu thường có mực nước
nơng, kín gió, an tồn bởi các ngọn núi bao bọc xung quanh. Do đặc trưng


×