Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

thực trạng chuyển đổi nghề nghiệp của hộ gia đình phường cao xanh thành phố hạ long - tỉnh quảng ninh hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.24 KB, 40 trang )

Báo cáo thực tập
Phần I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Quảng Ninh là trung tâm chính trị quốc gia và cũng là khu du lịch trong
nước và quốc tế.
Trong đó có Cao Xanh được xác định là phường thuộc trung tâm của
Thành Phố Hạ Long, Phía Đông có Phường Cao Thắng, Phía Tây giáp Vịnh
Hạ Long, Phía Nam giáp phường Yết Kiêu và Phường Trần Hưng Đạo, Phía
Bắc giáp Phường Hà Khánh.
Phường Cao Xanh được thành lập năm 1981 trên cơ sở tách ra từ Thị
Trấn Cao Thắng - Thị xã Hòn Gai - Tỉnh Quảng Ninh, thành 2 Phường Cao
Thắng và Cao Xanh. Năm 1994 Phường Cao Xanh tiếp nhận hợp nhất toàn bộ
xã Thành Công – Thành Phố Hạ Long.
Trong quá trình xây dựng và phát triển, với những thành tích đã đạt
được, sau 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng bộ, chính quyền và
nhân dân Phường Cao Xanh đã vinh dự 02 được chủ tịch nước tặng thưởng
huân chương lao động hạng nhì và nhiều bằng khăn, giấy khen của Bộ, ban
ngành của Trung Ương, Tỉnh và TP.
Với chính sách mở cửa và nền kinh tế thị trường Hạ Long đang từng
ngày thay đổi và phát triển. Sau khi tách Phường 1981 Hạ Long đã có nhưng
bước tiến mới nhất. Sự phát triển nhanh chóng của các nền kinh tế các khu đô
thị đã làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt của Hạ Long.
Từ 1 Phường nông nghiệp sau hơn 30 năm phát triển Cao Xanh đã cơ
bản trở thành 1 Phường công nghiệp.Cao Xanh đang đối mặt với tình trạng
thất nghiệp của bộ phận không nhỏ người nông dân sau khi tách ra từ Phường
Cao Thắng. Điều này làm ảnh hưởng lớn đến thu nhập và đời sống của họ. Nó
cũng làm phát sinh nhiều tệ nạn xã hội và hàng loạt các vấn đề liên quan khác
trên địa bàn. Câu hỏi đặt ra là: Việc làm và thu nhập của người dân Phường
Cao Xanh sẽ ra sao khi mới tách ra Phường mới?
Báo cáo thực tập
Có thể thấy ngay rằng, tình trạng việc làm và thu nhập của ngưòi dân


sau khi sát nhập vùng đô thị mới là vấn đề hết sức cấp bách cả về lý luận và
thực tiễn. Nó đòi hỏi các cấp các ngành phải có sự nghiên cứu và tìm ra các
biện pháp giải quyết cho phù hợp chính vì vậy tác giả chọn đề tài: “Thực
trạng chuyển đổi nghề nghiệp của hộ gia đình Phường Cao Xanh Thành
Phố Hạ Long - Tỉnh Quảng Ninh hiện nay ”
Nghề nghiệp việc làm luôn có ý nghĩa rất quan trọng đối với người lao
động. Nghề nghiệp là nguồn chính tạo ra thu nhập và là cơ sở để con người
tồn tại. Nghề nghiệp việc làm luôn là mối lo lớn nhất của mỗi gia đình, mỗi cá
nhân, nếu có được nghề nghiệp, việc làm sẽ ổn định và duy trì đảm bảo cho
cuộc sống của mỗi gia đình. Hịên nay đất nước ta đang trong thời kỳ công
nghiệp hoá hiện đại hoá, đang trên đà đổi mới và phát triển toàn diện cả về
kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội. Thì vấn đề nghề nghiệp, việc làm của người
dân đã trở thành vấn đề chung của toàn xã hội và mỗi ngưòi dân vì đó là một
trong những tiêu chí để đánh giá sự phát triển của mỗi quốc gia, sự phồn vinh
của mỗi dân tộc.
Trong quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá như vậy đã biến nhiều
vùng nông thôn trở thành khu đô thị mới tạo nên những biến đổi mạnh mẽ về
cơ cấu kinh tế, làm cho cơ cấu nghề nghiệp việc làm cũng có nhiều thay đổi
tác động trực tiếp đến đời sống của bà con nhân dân, đặc biệt là các hộ trong
diện từ làm nghề thêm, từ ngành ngư dân sang nghề kinh doanh buôn bán.
Khi đó chúng ta sẽ thấy rất rõ rằng thực trạng nghề nghiệp việc làm của dân
sau khi tách từ Phường Cao Thắng sang Phường mới là một vấn đề rất cấp
bách về mặt lý luận và thực tiễn. Nó đòi hỏi các cấp, các ngành phải vào cuộc
để tìm ra cách giải quyết phù hợp . Phường Cao Xanh là Phường đầu tiên
trong toàn Thành Phố Hạ Long được sát nhập Phường mới vào năm 1981.
Để thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương UBND
Phường đã tuyên truyển, vận động nhân dân phát triển kinh tế bằng nhiều
ngành nghề kinh doanh buôn bán là nghề chính.
Báo cáo thực tập
Khi sát nhập vùng đô thị mới nhiều gia đình phải chuyển đổi từ nghề

nông nghiệp sang làm nghề kinh doanh và dịch vụ khác. Sự thay đổi đó kéo
theo những thay đổi lớn về lối sống mà những hộ này buộc phải thích ứng
trước những đòi hỏi của quá trình công nghiệp hoá
Chính vì vậy tác giả chọn đề tài: “Thực trạng chuyển đổi nghề của hộ
gia đình Phường Cao Xanh TP Hạ Long Tỉnh Quảng Ninh trong gia đoạn
hiện nay”. Với báo cáo này hy vọng sẽ góp một phần nhỏ vào việc cung cấp
một số thông tin trong quá trình nghiên cứu về lý luận và thực tiễn.
2. Câu hỏi nghiên cứu:
Câu 1: Hiện nay người dân phường Cao xanh sinh sống bằng nghề
gì? Nghề đó họ làm được bao lâu hay mới chuyển đổi vì sao?
Câu 2: Xu hướng nghề nghiệp trong tương lai của người dân địa
phương?
Câu 3: Người dân và chính quyền phải làm gì để việc chuyển đổi
nghề nghiệp của người dân phù hợp với nhu cầu của thực tê?
3.Mục đích nghiên cứu
Nhằm mô tả thực trạng về nghề nghiệp việc làm của hộ gia đình như thế
nao? Và với thực trạng đó họ hành động ra sao, Thực trạng nghề nghiệp của
họ có liên quan đến cuộc sống sinh hoạt của người dân Phường Cao Xanh –
TP Hạ long - Tỉnh Quảng Ninh.
Nhằm phân tích và làm rõ các yếu tố tác động đến thực trạng nghề nghiệp
cũng như sự chuyển đổi cơ cấu lao động việc làm trên địa bàn Cao xanh.
Dưới sự tác động của quá trình đô thị hóa ( so sánh giai đoạn – trước và sau
năm 2005).
Tìm hiểu các khuyến nghị của người dân địa phương các cấp.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Trong quá trình thực tập tại địa bàn có thể thấy rằng sự chuyển đổi
ngành nghề của người dân Phường Cao Xanh –TP Hạ Long - Tỉnh Quảng
Ninh ở mức độ cao, mọi hộ gia đình sau khi chuyển đổi ngành nghề cuộc
Báo cáo thực tập
sống của họ có thu nhập cao hơn, mức sống ổn định hơn, thu nhập so với

trước khi chuyển đổi ngành nghề khá hơn mang lại cho người dân có cuộc
sống ổn định. Bên cạnh đó người dân thiếu vốn, trình độ học còn hạn chế về
phụ nữ.
Khi chuyển đổi ngành nghề của người dân trong Phường Cao Xanh
Tỉnh Quảng Ninh cần phải đẩy mạnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng
sản xuất hàng hoá, giải quyết vấn đề lao động việc làm đưa vào chương trình
hành động thực hiện nhiệm vụ trọng tâm trong năm. Khuyến khích các tổ
chức cá nhân dạy nghề và đào tạo nhiều nghề và việc làm mới tại địa phương
gần cơ sở sản xuất với thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Phường Cao Xanh cần phải đẩy mạnh cơ cấu nghề nghiệp nông thôn,
tập trung triển khai thực hiện các chương trình nghề nghiệp hoá, thực hiện tốt
chuyển đổi từ công việc ngư dân sang nghề kinh doanh buôn bán.
Đẩy mạnh và phát triển các ngành nghề kinh doanh và dịch vụ để từng
bước cải thiện cuộc sông sinh hoạt của người dân, đồng thời phát triển các
ngành đó mỗi ngày một tăng lên thành ngành thu nhập chính cho người dân.
Phát huy ngành nghề vốn có của địa phương. Tạo hành lang pháp lý và
mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm của ngành nghề, phát triển
mạnh các hoạt động kinh doanh dịch vụ cho đời sống nhân dân, cần phối hợp
đồng bộ giữa các ban ngành, lực lượng xã hội, tích cực tuyên truyền trong
nhân dân để nâng cao nhận thức cho người dân tạo cơ hội bình đẳng và tiếp
cận trực tiếp về đào tạo việc làm cho mỗi công dân, khuyên khích người lao
động học tập, đào tạo và tự tìm kiếm việc làm.
5.Ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa lý luận.
5.1. Ý nghĩa thực tiễn
Trong quá trình nghiên cứu giúp chúng ta mô tả thực trạng vấn đề:
“Nghề nghiệp việc làm của các hộ gia đình Phường Cao xanh TP Hạ Long
- Tỉnh Quảng Ninh” trong quá trình công nghiệp hoá. Từ đó có những thay
đổi trong nhận thức và hành động đối với việc giải quyết việc làm cho người
dân sau khi thành lập Phường mới trong giai đoạn hiện nay cũng như trong
Báo cáo thực tập

các giai đoạn tiếp theo, đồng thời cũng chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến nghề
nghiệp, việc làm của hộ gia đình, thấy được những khó khăn, thuận lợi của hộ
về vấn đề chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm trong quá trình công nghiệp hoá.
Trên cơ sở nghiên cứu, thực trạng nghề nghiệp việc làm và nguyên
nhân của nó tác giả đưa ra một số kiến nghị giải pháp làm cơ sở tham khảo
cho các ngành nhằm giải quyết vấn đề nghề nghiệp việc làm của người dân
sau khi thay đổi nghề nghiệp.
5.2. Ý nghĩ lý luận:
Qua nghiên cứu này góp phần làm sáng tỏ một số lý thuyết xã hội hoá
như: Thuyết cơ cấu chức năng, thuyết lựa chọn hợp lý, thuyết hành động xã
hội và một số thuyết thuộc ngành xã hội học kinh tế, xã hội hoá lao động…
Nghiên cứu vận dụng các lý thuyết xã hội học và các phương pháp nghiên
cứu xã hội học vào việc nghiên cứu, lý giải một cách khoa học những hoạt
động thực tế về việc làm và thu nhập của người dân Phường Cao Xanh TP Hạ
Long Tỉnh Quảng Ninh. Khi chuyển đổi ngành nghề tại khu vực này.
Trên cơ sở vận dụng lý thuyết, các tri thức các khái niệm, các lý thuyết
xã hội hoá đại cương, có điều kiện vận dụng vào thực tế rút ngắn khoảng cách
giữa lý luận và thực tiễn cuộc sống. Kết quả nghiên cứu này giúp tìm hiểu
những năng lực tiềm ẩn của người dân trong quá trình tìm kiếm, lựa chọn cho
mình nghề nghiệp phù hợp sau sát nhập vùng đô thị mới. Từ đó đề ra những
chính sách những biện pháp phù hợp với sự phát triển của quy luật đó.
6. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
6.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Thực trạng nghề nghiệp, việc làm của
người dân Phường Cao Xanh TP Hạ Long Tỉnh Quảng Ninh.
6.2. Khách thể nghiên cứu
Chúng tôi chọn các hộ gia đình đang sinh sống tại địa bàn Phường Cao
Xanh TP Hạ Long Tỉnh Quảng Ninh làm khách thể nghiên cứu đề tài.
6.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Phường Cao Xanh TP Hạ Long Tỉnh Quảng Ninh

Phạm vi thời gian: Từ 21 tháng 03 năm 2011
Báo cáo thực tập
7.Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Tài liệu thông tin định lượng được thu thập bằng việc xử lý sản phẩm
sản xuất với phỏng vấn bảng hỏi.
Các phỏng vấn nhóm tập trung vào phỏng vấn sâu cá nhân của các
thành viên trong đoàn nghiên cứu có liên quan đến sự chuyển đổi cơ cấu lao
động việc làm ở khu 8 Phường Cao Xanh.
Các báo cáo và tham luận của cán bộ Đảng uỷ xã và các vấn đề Kinh tê
- xã hội, chính trị, văn hoá, an ninh quốc phòng của xã hội.
Ngoài ra báo cáo còn sử dụng những dữ liệu những thông tin KT-XH
thu thập được từ sách báo, các tạp chí… liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
7.2. Phương pháp quan sát
Chúng tôi tiến hành quan sát các công việc mà người dân ở đây làm
hàng ngày, quan sát các ngôi nhà phương tiện mà họ đang sinh sống.
7.3. Phương pháp phỏng vấn bảng hỏi
Đoàn chúng tôi tiến hành phỏng vấn 450 đối tượng là những người đại
diện cho các hộ gia đình đang sinh sống và làm việc tại khu 8 Phường Cao
Xanh TP Hạ Long Tỉnh Quảng Ninh để thu nhập thông tin về cuộc sống, môi
trường, y tế, nghề nghiệp việc làm của người dân ở đây.
7.4. Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân
Được thực hiện với 5 hộ gia đình chuyển đổi nghề nghiệp và cũng làm
nhiều nghề khác nhau.
7.5. Phương pháp thu nhập thông tin cụ thể
Chúng tôi đã đến tại nhà riêng và đã thu nhập được các thông tin chính
xác từ các hộ gia đình.
7.6. Phương pháp luận nghiên cứu
Khi nghiên cứu tôi đã sử dụng phương pháp bảng hỏi và phương pháp
phỏng vấn sâu từng hộ gia đình và từng đối tượng mà chúng tôi quan tâm

nghiên cứu.
Báo cáo thực tập
8. Khung lý thuyết
Điều kiện KT_XH
Chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn
Quá trình đô thị hoá
sát nhập mới
Nghề hiện nay Nghề trước kia
Xu hướng nghề
tương lai
Báo cáo thực tập
Phần 2: NỘI DUNG CHÍNH
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Cơ sở phương pháp luận.
* Quan điểm Macxit về phép biện chứng duy vật
Vận dụng tổng hợp những lý luận và quan điểm Macxit về phép biện
chứng duy vật đòi hỏi phải tập chung vào một số vấn đề sau:
- Những quy luật vận động và phát triển của xã hội phải được xem xét
một cách khách quan như nó đang tồn tại.
- Xem xét các hiện tượng xã hội phải hướng đến cái bản chất, không
hướng đến cái ngẫu nhiên, cái bất bình thường.
- Những hiện tượng xã hội phải được xem xét trong mối quan hệ nhân
quả, có sự tương tác ảnh hưởng đến nhau.
- Khi nghiên cứu một hiện tượng, vấn đề xã hội cần tuân theo nguyên tắc
lịch sử cụ thể.
Trong báo cáo này, tác giả nghiên cứu cũng dựa trên cơ sở phương
Pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử
MacLêNin để xem xét vấn đề chuyển đổi nghề nghiệp việc làm trong mối
tương quan với các yếu tố: Giới tính, độ tuổi, học vấn. Đây cũng chính là

những nhân tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm của người dân
địa phương. Đồng thời người nghiên cứu cũng phân tích việc làm hiện tại của
người dân địa phương Cao Xanh trong quá trình công nghiệp hoá và có sự so
sánh với giai đoạn trước đó (giai đoạn trước năm 2005) để thấy được rõ hơn
sự biến đổi cơ cấu lao động việc làm của họ.
* Các chính sách của Đảng – Nhà Nước
Công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế đất nước được khởi xướng từ
đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, chỉ thị 100(1981) của ban bí thư Trung
ương Đảng về “ Khoán sản phẩm nông nghiệp” cho từng lao động trong hợp
Báo cáo thực tập
tác xã là sự khởi đầu phá bỏ cơ chế quan liêu bao cấp và phương pháp kỹ
năng về hành chính mệnh lệnh của thời chiến đến năm 1989 Bộ chính trị
BCH Trung ương Đảng đã đề ra nghị quyết 10 về “ Đổi mới quản lý nông
nghịêp” được khái quát trên một số điểm sau:
- Tiếp tục giải phóng sức lao động sản xuất, chuyển nền kinh tế tự cấp,
tự túc snag nền kinh tế nhiều thành phần, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp và kinh tế nông thôn phù hợp với tiềm năng theo định hướng
đa dạng hoá sản xuất, phát triển nông thôn toàn diện và công nghiệp hoá nông
thôn.
- Thực hiện điều chỉnh một số bước về sở hữu tư liệu sản xuất, giao
khoán ruộng đến từng hộ gia đình nông thôn, hoá giá tư liệu sản xuất và cơ sở
vật chất kỹ thuật của hợp tác xã trước đây mà tập thể quản lý kém hiệu quả để
giao bán cho hộ gia đình xã viên.
- Khẳng định vai trò tự chủ của chủ hộ gia đình xã viên, thực hiện chủ
trương “ai giỏi nghề nào thì làm nghề ấy” và khuyến khích làm giàu bằng lao
động chính đáng. Nhờ vậy, ở các vùng nông thôn nước ta nói chung và ở
Phường Cao Xanh - Hạ Long - Quảng Ninh nói riêng đã có thêm nguồn động
lực mới trong quá trình chuyển đổi cơ cấu lao động việc làm.
1.1.2 Các lý thuyết áp dụng
* Lý thuyết hành động xã hội

Hành động xã hội là hành động của mối quan hệ giữa con ngưòi và xã
hội đồng thời là cơ sở của đời sống xã hội của con người. Xét thêm phương
diện triết học, hành động xã hội chính là một hình thức hay một cách thức giải
quyết các mâu thuẫn hoặc các vấn đề xã hội. Hành động xã hội được tạo bởi
phong trào xã hội, các tổ chức, các phái chính trị. Trong xã hội học hành động
xã hội được hiểu cụ thể hơn và thường được gắn vơi các chủ thể hành động và
các cá nhân.
Theo M.Weber: “ Hành động xã hội là một hành động bị điều chỉnh bởi
hệ thống các biểu tượng mà các cá nhân dùng trong tương tác hàng ngày”.
Báo cáo thực tập
Theo V.Pareto: “Trong mỗi chủ thể hành động đều có cả hành động
logic và hành động phi logic”. Trong đó hành động logic là cốt lõi, là cơ sở
của mọi quá trình hành động. Hành động logic là hành động hướng tới các
mục đích. Còn hành động phi logíc là hành động theo bản năng, sự ham
muốn, lợi ích thúc đẩy vốn là cố hữu của con người và tạo ra một hằng số tâm
lý bền vững của bất kỳ một hành động phi logic nào. Nói cách khác hành
động phi logíc là hành động mà mục đích và phương trâm trái ngược nhau,
không ăn khớp với nhau. Như vậy hành động phi logic là hành động mà chủ
thể hành động theo ý thức hoặc không theo ý thức.
Trong nghiên cứu này người nông dân với mục đich kiếm được việc
làm đem lại thu nhập cao. Vì thế trong thực tế họ hành động bằng nhiều hính
thức khác nhau để cuối cùng đạt được mục đích. Có người tìm đến công việc
đơn giản ít cần đến trình độ học vấn, có người học và làm nghề thủ công
truyền thống, có ngưòi kiếm một công việc thời vụ nào đó để chờ đợi một
công việc phù hợp khi có cơ hội, có người đi học nghề để nâng cao trình độ
nhằm tìm kiếm một công việc có thu nhập cao hơn… Tất cả dù có mục đích là
tìm được một công việc thích hợp có thu nhập cao cho gia đình và bản thân.
* Lý thuyết lựa chon hợp lý
Theo Triedman và Hechterthif các chủ đề hành động được xem như là
nhân vật hoạt động có mục đích và có các sở hữu riêng. Hành động của các

chủ thể được thể hiện để đạt được mục đích phù hợp với hệ thống cơ sở của
chủ thể hành động. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động, chủ thể hoạt động
chịu nhiều tác động của các yếu tố.
Ở đề tài này chủ thể hoạt động và nhữung hộ gia đình người dân khi
thay đổi nghề nghiệp và các yếu tố tác động đến họ bao gôm: Điều kiện sống,
mức sống gia đình, trình độ học vấn, tuổi giới tính… Thêm vào đó là các yếu
tố bên ngoài như chính quyền toàn thể nơi mà họ đang sinh sông.
Báo cáo thực tập
* Lý thuyết biến đổi xã hội
Xã hội cũng giống như tự nhiên không ngừng biến đổi, sự ổn định xã
hội là sự ổn định tương đối. Có nhiều quan điểm khác nhau về biến đổi xã
hội. Theo Fichter thì “ biến đổi xã hội là một thay đổi so sánh với tình trạng
xã hội hoặc nề nếp sống có trước”. Nói một cách khác biến đổi xã hội là một
quá trình qua đó những khuôn mẫu của các hành vi xã hội các quan hệ xã hội,
thiết chế xã hội và các hệ thống phân tầng xã hội được thay đổi theo thời gian.
Trong quá trình toàn cầu hoá, với sự phát triển nhanh tróng của khoa
học công nghệ và sự giao lưu tác động của các nền văn hoá thế giới, sự biến
đổi diễn ra ngày càng nhanh, đa dạng và phức tạp ở Việt Nam, quá trình bíên
đổi mới gắn liền với công nghiệp hoá hiện đại hoá và giao lưu hộ nhập quốc
tế đã có nhiều biến đổi quan trọng ở nghiên cứu này chúng ta có thể thấy
được sự biên đổi đã diễn ra trên các mặt như sau: Văn hoá, xã hội. Đã làm
thay đổi nghề nghiệp việc làm của người dân và ý thức tìm việc làm của họ
sau khi thành lập phường mới.
1.1.3. Cơ sở thực tiễn
Vấn đề nghề nghiệp việc làm của ngưòi nông dân sau khi sát nhập vào
phường mới luôn là đề tài đang quan tâm với các nhà nghiên cứu. Đa số
những người dân sau khi sát nhập phường mới đều chuyển sang làm các
ngành nghề giản đơn, không hoặc ít đòi hỏi trình độ học ván, tay nghề. Một
phần nhỏ hoặc đào tạo ngắn hạn tại các trường dạy nghề, trung tâm dịch vụ
việc làm và tìm được việc làm thích hợp. Trong khi đó, yêu cầu lao động có

trình độ qua đào tạo dài hạn ngày càng lớn lao.
Chính sách của nhà nước là yếu tố tác động mạnh mẽ tới thị trường lao
động thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội thúc đẩy sản xuất hàng hoá và các
ngành nghề phát triển qua đó thúc đẩy nhu cầu thuê mướn lao động đây là
một loạt các vấn đề liên quan đến một loạt các chính sách tiền tệ chính sách
thuế…
Báo cáo thực tập
Trong đó, cơ bản chính sách lao động xã hội, chính sách tiền lương bảo
hiểm xã hội. Các chính sách đó một mặt tạo điều kiện và thúc đẩy người lao
động tham gia vào quá trình thuê mướn lao động, quyền lợi vật chất và tinh
thần của người lao động được bảo vệ mặt khác đề cao vai trò cá nhân người
lao động trong gia đình, xã hội. Bộ luật lao động nước ta chính thức có hiệu
lực từ ngày 01/01/1995 đã thực sự tạo ra môi trường pháp lý đảm bảo cho
công nhân Việt Nam thực hiện quyền tự do, xoá bỏ ngăn cản người lao động
trong việc tự tạo và phát triển việc làm.
Trong cuốn “ Một số biện pháp giải quyết việc làm trong quá trình
chuyển dần sang nền kinh tế thị trường ngay nay” của thạc sĩ Trần Tuấn Anh
đã xem xét đánh giá thực trạng lao động việc làm và các hình thức giải quyết
việc làm ở nước ta trong thời gian để vạch ra những vấn đề cần khắc phục, từ
đó đưa ra những phương hướng chung và một số giải pháp thiết thực có hiệu
quả. Trên cơ sở những nhận thức mới về lý luận và phương pháp luận cơ bản
trong lĩnh vực việc làm tác giả đã phân tích những quan điểm mang tính chất
chiếm lược của Đảng và nhà nước về vấn đề nghề nghiệp việc làm trong giai
đoạn phát triển kinh tế và thành phần vận động theo cơ chế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa.
Tóm lại nước ta có nguồn lao động dồi dào tốc độ phát triển nguồn lao
động nước ta ở mức cao, phân bố không đồng đều và phần lớn tập chung ở
nông thôn, chất lượng người dân lao động rất thấp đặc biệt là chưa qua đào
tạo, lại đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế dẫn tới tình trạng khó
khăn rất lớn về việc làm và tạo ra cơ cấu lao động hợp lý, đáp ứng yêu cầu

của sự thay đổi cấu trúc nền kinh tế, tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh
tế xã hội.
Lao động nông thôn có xu hướng tăng lên, bị nèn chặt trong đơn vị
diện tích đất canh tác đang có xu hướng giảm dần, cùng với quá trình tăng
năng suất lao động nông thôn, quá trình đô thị hoá diễn ra khá mạnh mẽ làm
mất đất dẫn tới mất nghề. Nhất là ở những vùng nông nghiệp nông thôn ven
Báo cáo thực tập
biển phường và hai bên ven biển… cơ cấu lao động nông thôn diễn ra rất
chậm chạm. Việc làm của người lao động nông thôn Việt Nam hôm nay rất
kém hiệu quả, năng suất lao động thấp,thu nhập thấp, đời sống gặp nhiều khó
khăn. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu đất và làm thuần nông thiếu vốn,
không biết làm ăn, việc làm thiếu và hiệu quả làm việc thấp. Như vậy, việc
làm ở nông thôn cũng rơi vào tình trạng nguy cấp với trình độ học vấn thấp
đất canh tác ngày càng thu hẹp, đồng thời đó là quá trình chuyển dịch cơ cấu
nền kinh tế trong nông nghiệp diễn ra chậm chạp và không đồng bộ sẽ gây ra
sức ép mạnh mẽ về việc làm trong thời gian tới.
Trong nghiên cứu này chúng tôi đi tìm hiểu và phân tích “ Thực trạng
chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm của người dân ven biển phường Cao
Xanh TP Hạ Long Tỉnh Quảng Ninh”. Sau khi thành lập phường mới, tìm
hiểu những nguyên nhân cơ bản tác động tới việc làm của họ, những thách
thức và khó khăn đặt ra với vấn đề việc làm của họ, đồng thời cũng tìm hiểu
vai trò của Đảng và Nhà nước, chính quyền toàn thể địa phương trong việc hỗ
trợ tạo việc làm như thế nào đối với người dan, mong muốn của người dân về
việc làm, từ đó tìm ra xu hướng việc làm cho họ trong thời gian tới.
1.1.4. Các khái niệm công cụ
*. Khái niệm về nghề nghiệp
Nghề nghiệp là những công việc các cá nhân trực tiếp đảm nhiệm trong
Quá trình lao động xã hội, ở đó sự phân công lao động theo ngành nghề
chuyên môn. Nghề nghiệp không những đảm bảo mức sống cá nhân mà còn
khẳng định vị trí của mình trong xã hội.

Theo từ điển tiếng việt (Hoàng Phê – NXB Đà Nẵng – 2002) thì Nghề:
là nghề làm ăn sinh sống, nghề chủ yêu của một người được hiểu theo nghĩa
rộng là cả sản phẩm vật chất lẫn tinh thần.
Theo E.A.Klinnov: “Nghề nghiệp là lĩnh vực có sử dụng lao động cả
vật chất lẫn tinh thần của con người một cách có giới hạn cần thiết cho xã hội.
Báo cáo thực tập
Nó tạo khả năng cho con người sử dụng lao động của mình để thu lấy những
phương tiện cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của mình”.
Trong đó cơ cấu nghề nghiệp, có nghề được đào tạo thông qua cái tổ
chức chính thức, có nghề được đào tạo thông qua chính thức. Quá trình đào
tạo nghề theo những đặc trưng riêng mà xã hội yêu cầu. Nghề nghiệp có liên
quan chặt chẽ đến việc làm “ Việc làm là mọi hoạt động tạo ra nguồn thu
nhập mà không bị pháp luật cấm”. Nhưng không phải việc làm nào cũng được
gọi là nghề nghiệp.
*. Khái niệm việc làm
Việc làm là một phạm trù tổng hợp liên kết các quá trình kinh tế xã hội
Và nhân khẩu. Nó thuộc những vấn đề chủ yếu nhất của toàn bộ đời sống xã
hội. Tuỳ theo cách tiếp cận mà người ta có các khái niệm khác nhau về việc
làm.
Theo điều 13 Chương II của Bộ Luật lao động Nước Công Hoà Xã Hội
chủ nghĩa Việt Nam quan niêm rằng: “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn
thu nhập không bị pháp luât ngăn cấm đều được thừa nhận là việc làm”.
Các hoạt động lao động được xác minh là việc làm bao gồm: Các công
việc được trả công dưới dạng tiền mặt hoặc hiện vật, những công việc tự làm
để thu nhập cho bản thân.
*. Khái niệm hộ gia đình
Có rất nhiều quan điểm khác nhau khi bàn luận về hộ gia đình về
phương diện thống kế của Liên Hợp Quốc cho rằng: “Hộ là những người cùng
chung sống dưới một mái nhà, cùng ăn chung và có chung một ngôn ngữ”.
Cuộc điều tra dân số học ở Việt Nam năm 1994 đưa ra khai niệm: “Hộ

gia đình bao gồm những người có quan hệ hôn nhân hay ruột thịt hoặc nuôi
dưỡng có quỹ chung. Mồi hộ gia đình có đằn ký hộ khẩu, người chủ và những
quan hệ của các thành viên với chủ”. Đây là tài liệu có tính pháp lý để các hộ
gia đình như một đơn vị kinh tế, văn hoá và là một tế bào của xã hội.
(Nghiên cứu XHH trang 191 – NH 1996)
Báo cáo thực tập
Như vậy khi nói tới khái niệm hộ gia đình cũng có nhiều cách hiểu
khác nhau, song ở đây chúng tôi đề cập đến một khai niệm có ý nghĩa chung
nhất.
“Hộ gia đình là một nhóm người cùng chung huyết tộc hay không cùng
chung huyết tộc, hoặc cùng chung sống hay không cùng chung sống dưới một
mái nhà, nhưng có nguồn thu nhập và sinh hoạt chung, cùng tiến hành sản
xuất chung”.
*.Khái niệm gia đình
Gia đình là một tế bào của xã hội, là một nhóm xã hội cơ sở kiến tạo
Lên xã hội rộng lớn. Do đó sự trường tồn của quốc gia dân tộc phụ thuộc rất
nhiều vào sự tồn tại và phát triển của mỗi gia đình. Gia đình là điểm xuất phát
và trở về của mọi chính sách xã hội.
Gia đình là một môi trường quen thuộc với hầu hết mọi người. Đó là
lĩnh vực mà ai cũng có thể tham gia với tư cách là người trong cuộc. Mặt khác
đó cũng là lĩnh vực kinh tế, phong phú, phức tạp đầy mâu thuẫn và phức tạp.
*. Khái niệm công nghiệp hoá
Theo từ điển tiếng việt ( ViêtLex – NXB Đà Nẵng -2008): Công nghiệp
Là quá trình làm cho tất cả các ngành của nền kinh tế quốc dân và đặc biệt
trong công nghiệp trở thành nến sản xuất cơ khí lớn, dẫn tới sự tăng nhanh về
trình độ kỹ năng cho lao động và nâng cao năng suất lao động.
Theo từ điển bách khoa: Công nghiệp hoá là quá trình chuyển đổi căn
bản, toàn diện các hoạt động sx kinh doanh, dịch vụ và quản lý KT_XH từ sử
dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động
cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên

sự tiến bộ của công nghiệp và tiến bộ Kho học – công nghệ, tạo ra năng suất
lao động xã hội cao. Quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật xây dựng nền
đại công nghiệp cơ khí hoá có khả năng cải tạo trước hết là nông nghiệp và
toàn bộ kinh tế quốc dân, nhằm biến một nước kinh tế chậm phát triển sản
xuất nhỏ là phổ biến sang nền sản xuất với chuyên môn hoá, hiện đại hoá là
Báo cáo thực tập
quá trình xây dựng cơ cấu kinh tế mới mà nòng cốt là cơ cấu kinh tế công –
nông hiện đại.
Khái niệm công nghiệp hoá ban hàm nhiều nội dung tuy nhiên trong
báo cáo này tác giả chỉ vận dụng những nội dung phù hợp với thực tiễn của
phường Cao Xanh TP Hạ Long Tỉnh Quảng Ninh hiện nay đó là mục đich
chuyển đổi nghề nghiệp từ nghề này sang nghề khác mà có hiệu quả thu nhập
cao hơn.
1.2.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Công cuộc đổi mới trong hơn 20 năm qua đã tác động mạnh mẽ tới sự
chuyển đổi nghề nghiệp việc làm của hộ gia đình, làm thây đổi diện mạo đời
sống kinh tế và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội Việt nam. Nghề nghiệp
của hộ gia đình liên quan trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của từng hộ gia
đình, vì thế luôn thu hút sự quan tâm của toàn xã hội.
Trong thực tế thực trạng nghề nghiệp của người dân là vấn đề cũng rất
quan trọng dựa trên cơ sở khoa học của các đề tài nghiên cứu trước kia về
chuyên ngành xã hội học trên thế giới cũng như ở Việt nam.
Ở việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về sự chuyển đổi cơ cấu
nghề nghiệp các công trình này chủ yếu nghiên cứu nông thôn ở các tỉnh phía
bắc trong thời đổi mới.
Nghiên cứu của các công trình có nhiêuù cấp độ khác nhau tiêu biểu là
đề tài khoa học công nghệ cấp nhà nước khóa X – 05-07 “ Những đặc trưng
và xu thế phát triển cơ cấu xã hội Việt Nam đang đổi mới Khảo sát tại Nam
Hà, Gia lai, Kon Tum, Hà Nội, do PGS – TS Đỗ Nguyên Phương làm chủ
nhiệm đề tài, ngoài ra còn có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu khác “

tác động của chuyển đổi lao động nghề nghiệp đến phân tầng mức sống qua
khảo sát 3 xã vùng nông thôn.
Đồng bằng Sông Hồng”, ( năm 1997 - 1998). Do Thạc Sỹ Đỗ Thiên
Kính làm trưởng dự án.
Báo cáo thực tập
Trên cơ sở thừa kế các kết quả của các tác giả và bổ sung thêm một số
khía cạnh trong quá trình nghiên cứu, đế tài “ Thực trạng nghề nghiệp của hộ
gia đình Phường Cao Xanh Thành phố Hạ Long – tỉnh Quảng Ninh” Nhằm đi
sâu vào tìm hiểu phân tích thực trạng nghề nghiệp của hộ gia đình trong nền
kinh tế thị trường. ( Cụ thể ở phường cao Xanh Thành phố Hạ Long – Tỉnh
Quảng Ninh.
1.2.2.Tổng quan địa bàn nghiên cứu:
Đặc điểm tình hình văn hoá – kinh tế - xã hội tại địa bàn nghiên cứu:
Cao Xanh được xác định là phường thuộc trung tâm của TP Hạ Long
- Phía đông giáp phường Cao Thắng
- Phía tây giáp Vịnh Hạ Long
- Phía nam giáp phường Yết Kiêu và phường Trần Hưng Đạo
- Phía bắc giáp phuờng Hà Khánh
Diện tích tự nhiên của phường là 701 ha, dân số 17.905 với 4.591 hộ,
10 khu phố và 128 tổ dân. Thành phần dân tộc Kinh chiếm đa số;
Hoa:30/17.905 chiếm0.16%; Tày 15/17.905 chiếm 0.08%; Sán Dìu: 0.2; Thái:
0.1; tôn giáo đa số theo đạo phật; công giáo chiếm 0.16%( 30 người). Theo số
liệu thống kê đến hết 31/12/2009 Tỷ lệ hộ dân có mức sống khá giàu chiếm
38%; trung bình 60.4%; hộ nghèo chiếm 0.8 % ( trong đó hộ nghèo theo tiêu
chí quốc gia có 17/38 hộ ).
Phường Cao Xanh được thành lập năm 1981 trên cơ sở tách ra từ thị
trấn Cao Thắng thị xã Hòn Gai tỉnh Quảng Ninh, thành 2 phường Cao Thắng
và Cao Xanh. Năm 1994 Phường Cao Xanh tiếp nhận hợp nhất toàn bộ xã
Thành Công –TP Hạ Long.
Trong quá trình xây dựng và phát triển với những thành tích đã đạt

được sau 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới. Đảng bộ, chính quyền và nhân
dân phường Cao Xanh đã vinh dự 2 lần được chủ tịch nước tặng thưởng huân
chương lao động hạng nhì và nhiều bằng khăn, giấy khen của bộ ban ngành
của trung ương, tỉnh và Thành phố.
Báo cáo thực tập
* Kinh tế - Xã hội
Phát triển kinh tế những năm gần đây phường Cao Xanh có tốc độ phát
triển đô thị hoá nhanh, dân số có học tăng lớn. Nhịp đô thị tăng trưởng kinh tế
từ 8- 10 %/ năm, tổng thu nhập ngân sách trên địa bàn đạt từ 6-8.5 tỷ đồng/
năm. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển đổi nhanh theo hướng thương mại, dịch vụ
tiểu thủ công nghiệp, ngư nghiệp. Bộ mặt đô thị của Phường từng bước được
đổi mới, kết cấu hạ tầng cơ sở được đầu tư đồng bộ, đời sống của phần đông
dân cư được cải thiện và nâng cao rõ rệt, các ngành dịch vụ sản xuất kinh
doanh có lợi thế của địa phưong được phát triển: Như đánh bắt, nuôi trồng
thuỷ hải sản, chế biến các sản phẩm gỗ, thưong mại… thu hút tốt các nguồn
đầu tư để phát triển kinh tế, giải quyết việc làm cho trên 300 lao đông/ năm.
Phường cũng thu hút các dự án đầu tư phát triển đô thị và kết cấu hạ tầng cơ
sở: Khu đô thị mới Cao Xanh - Vựng Đông; Cao Xanh Hà Khấnh,B, đường
tỉnh lộ 337.
* Văn hoá – xã hội
Phường triển khai có hiệu quả phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hoá, xây dựng khu phố văn hoá đến nay đạt 100% các khu phố
đã xây dựng và thực hiện tốt quy ước ở khu dân cư. Hàng năm số tổng dân
đạy tiên tiến xuất sắc chiếm 25%; gia đình văn hoá chiêm 95%; 100% các khu
phố hoàn thành các tiêu chỉ tiêu về thu các khảon thuế, gửi và đóng góp theo
quy định, thường xuyên duy trì 2-3 khu phố đạt tiên tiến xuất sắc được thành
phố cấp bằng công nhận khu phố văn hoá, 6/10 khu phố đã có nhà sinh hoạt
cộng đồng. Từ năm 2006 địa phương đã đầu tư xây dựng khu vui chơi cho
thanh thiếu niên với diện tích trên 1.000m2, gồm các hạng mục sân bóng đá,
nhà phục vụ sân khấu biểu diễn. Hàng năm đã tổ chức trên 30 giải thể thao,

hàng trăm buổi liên hoan văn hoá văn nghệ và đón các đoàn nghệ thuật trong
và ngoài tỉnh đến biểu diễn. Hưởng ứng phong trào toàn dân rèn luyện thể
thao theo gương Bác Hồ vĩ đại, đã ngày càng thu hút nhiều đối tượng và nhân
dân tham gia, góp phần làm lành mạnh hoá các mối quan hệ xã hội. Tiêu biểu
Báo cáo thực tập
như hoạt động của các CLB bóng đá Khu 7, cầu lông, bóng bàn, thái cực
trường sinh,… Thực hiên tốt chính sách đôid với người có công và đối tượng
xã hội. Hiện trên địa bang có 120 thương binh; 15 bệnh binh; 115 gia đình liệt
sĩ; 9 quân nhân bênh nghề nghiệp và trên 50 đối tượng thuộc diện bảo trợ xã
hội. Trạm y tế phường được đầu tư xây dựng kiên cố hoá và đạt chuẩn quốc
gia từ năm 2006. Mạng lưới cán bộ y tế thôn bản và công tác vận động dân số
được kiện toàn đủ 10/10 khu phố. Tổ chức tốt công tác khám chữa bệnh cho
trên 1200 lượt người hàng năm, công tác giáo dục: phong trào khuyến học,
khuyến tài được quan tâm, hàng năm đối với khối tiểu học tỷ lệ lên lớp thẳng
chiêm 99.1%; hoàn thành chương trình bậc tiểu học là 100%; đối với khối
THCS xét tốt nghiệp đạt 100%, học sinh đạt học khá , giỏi chiếm trên 70%;
chất lượng đại trà vàn đào tạo mũi nhọn ở cả 2 khối tăng 9- 12 % so với năm
học trước, cơ sở vậy chất đầu tư cho công tác dạy và học được quan tâm.
Về công tác an ninh: Năm 2010 tình hình ANCT_TTATXH trên địa
bàn được giữ vững đặc biệt trong các dịp lễ tết, hoạt động chính trị diễn ra
trên địa bàn đảm bảo không có vụ việc điểm nóng xảy ra.
Lực lượng chức năng đã tổ chức trên 700 lượt người tuần tra để phòng
ngừa đấu tranh chấn áp tội phạm. Thành lập 11 chốt công tác tham gia tuần
tra đảm bảo ANTT
Kiểm danh, kiểm diện 154 lượt đối tượng trong đó quản lý theo pháp
luật 31, lập và đưa ra quản lý 51 đối tượng tù hình sự, 17 đặc xá
Tổ chức công tác tuyên truyền vận động nhân dân đến giao nộp vũ khí
VLN_CCHT, đã tiếp nhận 06 kiếm, 02 đao, 01 phớ, ngăn chặn các điểm
thanh thiếu niên hay tụ tập làm những việc xấu.
Phạm pháp hình sự: phối hợp với các đơn vụ điều tra làm rõ các vụ

phạm pháp hình sự, kiểm tra sử phạt các trường hợp vi phạm ATGT_TTCC,
tổ chức nắm tốt tình hình tôn giáo trên địa bàn, đảm bảo không có vụ việc xảy
ra.
Báo cáo thực tập
Tổ chưc tổng kết hoạt động cụm an toàn địa bàn, triển khai nhiệm vụ
trong các năm mới. Hoàn thành các chỉ tiêu giao quân, tổ chức rà soát kiểm
tra quân dự bị Hạng 1. Tổ chưc lực lượng gồm 20 dân quân tham gia diễn tập
lực lượng quân tự vệ và hội thảo quân sự đạt loại giỏi cấp thành phô, nhất
toàn đoàn môn bơi vũ trang. Duy trì lực lượng trực sẵn sàng chiến đấu dịp cao
điểm đảm bảo không có vụ việc xấu xảy ra.
Tóm lại: từ những đặc điểm về vị trí địa lý, điều kiện KT_ XH an ninh
quốc phòng…. Cùng với biến chuyển trong nhận thưc của các cấp, các ngành
và ngưòi dân phường Cao Xanh như đã nêu ở trên có thể cho thấy đây là
những điều kiện thuận lợi để người dân trong phường co cơ hội thích ứng và
phát triển khi quá trình công nghiệp hoá đang diễn ra mạnh mẽ trên địa bàn
phường đặc biệt là sự thích ứng của người dân đối với sự chuyển dịch cơ cấu
nghề nghiệp. Việc làm trước những thách thức và đòi hỏi của quá trình công
nghiệp hoá.
Báo cáo thực tập
Chương 2:
VẤN ĐỀ NGHỀ NGHIỆP HIỆN NAY CỦA NGƯỜI DÂN
PHƯỜNG CAO XANH.
2.1. Thực trạng ngành nghề của người dân trước năm 2005
Nghề nghiệp của người dân từ trước năm 2005 chủ yếu bằng nghề ngư nghiệp
và đánh bắt thủy hải Sản cuộc sống của người dân bấp bênh thu nhập thất
không đủ cho chi tiêu và sinh hoạt hàng ngày cuộc sống của dân tự cung tự
cấp.
Bảng 1: Nghề nghiệp của người dân trước năm 2005.
Ngành nghề
Trước năm 2005

Số lượng %
Ngư dân 71 28,9
Nuôi trồng chế biến hải sản 6 2,4
Kinh doanh buôn bán nhỏ 52 21,1
Công nhân 27 11,6
Cán bộ công chức 33 13,4
Dịch vụ 19 7,7
Tiểu thủ công nghiệp 10 4,1
Nghề tự do làm thuê 20 8,1
Không nghề nghiệp 8 3,3
2.2.Thực trạng nghề nghiệp của người dân sau năm 2005 đến nay.
Thực trạng phân công sử dụng lao động trên địa bàn phường Cao Xanh
trong những năm qua có nhiều thay đổi góp phần lớn trong việc phân công lao
động và sử dụng lao động từng bước giải phóng sức khoẻ và làm cho con
người trở thành người chủ thực sự. Giờ đây người lao động đã tự quyết định
các phương thức hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trên cơ sở lấy hộ
gia đình làm đơn vị kinh tế tự chủ. Bênh cạnh đó còn xuất hiện nhiều hình
thứuc kinh tế hợp tác tự nguyện kinh doanh theo hướng tổng hợp phát triển
các ngành nghề có thu nhập cao. Chính vì thế phân công lao động ở nông
thôn trong thời kỳ này đã và đang từng bước đi vào chuyên môn hoá, cơ cấu
Báo cáo thực tập
kinh tế nông thôn đang từng bước chuyển dịch theo hướng giảm dầu tỷ trọng
công nghiệp, dịch vụ, thu hút phần lớn lao động thuần nông sang hoạt động
khác làm việc trong lĩnh vực phi nông nghiệp, yếu tố này đã góp phần làm
giảm tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm trên địa bàn phường. Ngoài ra
thực trạng việc làm của người dân phường Cao Xanh còn chịu nhiều tác động
của điều kiện chủ quan và khách quan của nền kinh tế thị trường và sự phát
triển của xã hội
Bảng 2: Nghề nghiệp của người dân sau năm 2005.
Ngành nghề

Sau năm 2005
Số lượng %
Ngư dân 45 18,1
Nuôi trồng chế biến hải sản 8 3,2
Kinh doanh buôn bán nhỏ 84 33,9
Công nhân 19 7,7
Cán bộ công chức 28 11,3
Dịch vụ 30 12,1
Tiểu thủ công nghiệp 2 0,8
Nghề tự do làm thuê 19 7,7
Không nghề nghiệp 1 0,4
Qua bảng số trên ta thấy cơ cấu kinh tế của địa bàn nghiên cứu bị tác
động mạnh mẽ của quá trình chuyển đổi ngành nghề. Trước năm 2005 ngành
ngư dân có tổng giá trị sản xuất đạt 71 hộ chiếm tỷ trọng 28,9% trong tổng giá
trị sản xuất năm. Đến năm 2005 tổng giá trị sản xuất ngành ngư dân giảm chỉ
còn 45 hộ chiếm 18,1 % trong tổng sản xuất năm. Như vậy sau năm 2005 tỷ
trọng ngành ngư dân đã giảm so với trước năm 2005 trong cơ cấu kinh tế.
Đối với ngành nuôi trồng chế biến hải sản trước năm 2005 tổng giá trị
sản xuất đạt 6 hộ chiếm 2,4% tổng giá trị sản xuất năm. Đến sau 2005 tổng
giá trị sản xuất đạt 8 hộ chiếm 3,2% như vậy ngành này lại tăng lên so với
trước đây.
Còn ngành kinh doanh buôn bán nhỏ trước năm 2005 tổng giá trị sản
xuất đạt 52 hộ chiếm tỷ trọng 21,1% trong tổng giá trị sản xuất năm. Đến sau
Báo cáo thực tập
năm 2005 tổng giá trị sản xuất đạt 84 hộ chiếm tỷ trọng 33,9 % tổng giá trị
sản xuất năm. Như vậy ngành kinh doanh buôn bán nhỏ lại tăng lên so với
năm trước đây.
Ngành công nhân trước năm 2005 tổng giá trị sản xuất đạt 27 hộ chiếm
tỷ trọng 11,6% trong tổng giá trị sản xuất. Đến sau 2005 tổng giá trị sản xuất
đạt 19 hộ chiếm tỷ trọng 7,7 % tổng giá trị sản xuất năm. Như vậy cho ta thấy

ngành công nhân giảm so với năm trước năm 2005.
Ngành cán bộ công chức trước năm 2005 đạt 33% hộ chiếm tỷ trọng
13,4 % tổng giá tị sản xuất năm. Đến sau 2005 tổng giá trị sản xuất đạt 28 hộ
chiếm tỷ trọng 11,3% tổng giá trị sản xuất năm. Như vậy cho thấy nghề cán
bộ công chức giảm so với trước năm 2005.
Ngành dịch vụ trước năm 2005 đạt 19 hộ chiếm tỷ trọng 7,7% tổng giá
trị sản xuất năm. Đến sau năm 2005 đạt 30 hộ chiếm tỷ trọng 12,1% tổng giá
trị sản xuất năm. Cho thấy ngành dịch vụ tăng lên so với năm trước.
Ngành tiểu thủ công nghiệp trước năm 2005 đạt 10 hộ chiêm 4,1 %
tổng giá trị sản xuất năm. Đến sau năm 2005 ngành tiểu thủ công nghiệp đạt 2
hộ chiếm tỷ trọng 0,8% tổng giá trị sản xuất năm, như vậy tiểu thủ công
nghiệp giảm so với năm trước.
Nghề tự do làm thuê trước năm 2005 đạt 20 hộ chiếm tỷ trọng 8,1%
tổng giá trị sản xuất nam. Đến sau năm 2005 đạt 19 hộ tỷ trọng 7,7% tổng giá
trị sản xuất năm. Như vậy ngành nghề tự do làm thuê giảm so với năm trước.
Không có ngành nghề trước 2005 đạt 8 hộ chiếm tỷ trọng 3,3% tổng
giá trị sản xuất năm. Đến sau 2005 đạt 1 hộ chiếm tỷ trọng 0,4 % tổng giá trị
sản xuất năm. Như vậy mức độ không có ngành nghề hiện nay đã giảm chỉ
chiếm 0,4%.
Qua đó thấy được khi có quá trình công nghiệp hoá người dân không
còn gắn chặt với công việc đi ra biển, họ chuyển từ lao động nông nghịêp
sang các nghề phi nông nghiệp như: Thương mại, dịch vụ, nghề kinh doanh
buôn bán… vì vậy cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch đáng kể làm tăng tỷ trọng
Báo cáo thực tập
công nghiệp xây dựng, giảm tỷ trọng nông nghiệp kéo theo sự chuyển dịch cơ
cấu nghề nghiệp việc làm ở địa phương để phù hợp với cơ cấu mới của nền
kinh tê.
Để đanh giá một cách khách quan chính xác thực trạng biến đổi cơ cấu
nghề nghiệp, việc làm của địa phường Cao Xanh. Chúng tôi đã tiến hành khảo
sát ngẫu nhiên 250 hộ dân và thu được kết quả qua các bảng số liệu để phần

nào chứng minh cho sự biến đổi cơ cấu nghề nghiệp, việc làm của địa
phương.
Bảng 3: Mức độ việc làm của hộ gia đình sau năm 2005
TT Mức độ Người trả lời Tỷ lệ %
1 Nhiều hơn 467 96.48
2 Như cũ 17 3.51
3 Ít hơn 0 0.0
Cộng 484 100%
(Số liệu điều tra XHH tháng 7 năm 2008)
Qua bảng 5 ta thấy: Tổng 484 người được hỏi về mức độ làm của từng
phường sau năm 2005 thì có 467 người (chiếm 96.78%) cho thấy rằng việc
làm hiện nay nhiều hơn trước chỉ có 17 người (chiếm 3.51 %) cho rằng không
thay đổi.
Vấn đề này Bác Đỗ Phủ - 48 tuổi trưởng khu 8 cho biết: “Nói chung là
công việc của bà con đều ổn định, bà con luôn yên tâm làm ăn. Từ khi thành
lập khu đô thị mới thì người dân trong phường tôi chủ yếu là nghề buôn bán
kinh doanh và dịch vụ”.
Tóm lại: Tác động của đô thị mới đã làm thay đổi cơ cấu nghề nghiệp,
việc làm của hộ gia đình phường Cao Xanh TP Hạ Long Tỉnh Quảng Ninh.
Nghề ngư dân đã giảm đáng kể và không còn là nghề chính của các hộ gia
đình. Trong khi nghề buôn bán dịch vụ và nghề kinh doanh đang phát triển
mạnh. Các ngành nghề tự do và công chức cũng phát triển hơn so với trước,
nhiều công việc mới xuất hiện làm cho nghề nghiệp việc làm phường nhiều và
đa dạng.
Báo cáo thực tập
2.3. Chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp.
Trong những năm qua đảng và nhà nước luôn quan tâm đến vấn đè
nghề nghiệp, việc làm của người dân và thực hiện nâng cao đời sống cho nhân
dân, nâng cao chất lượng ngồn lực và đã được thể hiện rõ trong các văn kiện
đại hộc của Đảng. Vì vậy Đảng và nhà nước ban hành nhiều chính sách xoá

đói giảm nghèo, thành lập quỹ quốc gia giải quyết việc làm, các ngân hàng
chính sách phục vụ người nghèo… các chính sách của Đảng đưa ra như vậy
nhưng tại địa bàn nghiên cứu việc áp dụng các chính sách đó như thế nào còn
phụ thuộc vào chiển khai của chính quyền, đoàn thể đóng vai trò như thế nào
trong việc tuyên truyền về chủ trương đường lối của Đảng trong quá trình
công nghiệp hoá để người dân nắm rõ được xây dựng khu công nghiệp là cần
thiết cho nền kinh tế địa phương phát triển.
Qua đợt thực tế tại địa phương chúng tôi thấy các kế hoạch, chương
trình, dự án để tạo nghề tại chỗ, phát triển nguồn nhân lực, chứa xây dựng các
đề án mới để phát triển kinh tế vùng, chủ động chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ
cấu nghề nghiệp, việc làm cho người dân sau khi thành lập phường mới.
Theo nhận định của cán bộ xã phường và người dân nơi đây thì đời
sống kinh tế các gia đình được cải thiện đáng kể, trình độ dân chí ngày 1 nâng
cao vấn đề an ninh quốc phòng cũng được củng cố vững mạnh. Để tìm hiểu
sự tác động của quá trình CNH đến sự thay đổi việc làm của người dân, người
nghiên cứu đã chọn hai giai đoạn để so sánh là trước năm 2005 và từ 2005
đến nay.
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh đề ra nghị
quyết đại hội Đảng bộ tỉnh đó là: “Duy trì tốc độ tăng trưởng theo hướng ổn
định, bền vững tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và sức cạnh tranh
của thị nền kinh tế, chuẩn bị tốt cho hội nhập kinh tế quốc tế. Khai thách có
hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư và phát triển. Đi đôi với tăng trưởng kinh
tế, chú trọng phát triển văn hoá, giáo dục đào tạo khoa học, công nghệ, phát

×