Tải bản đầy đủ (.doc) (135 trang)

sự tham gia của cộng đồng trong xóa đói giảm nghèo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.19 MB, 135 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN LÊ TÂM

sù tham gia cđa céng ®ång
trong xãa ®ãi gi¶m nghÌo
Chun ngành

: Xã hội học

Mã số

: 60 31 30

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. LÊ NGỌC HÙNG

HÀ NỘI - 2011


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình do tôi tự nghiên
cứu; các số liệu trong luận văn có cơ sở rõ ràng và
trung thực. Kết luận của luận văn chưa từng được cơng
bố trong các cơng trình khác.

Tác giả luận văn

Nguyễn Lê Tâm



MỤC LỤC
Trang
1

MỞ ĐẦU

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Một số khái niệm cơ bản được sử dụng trong luận văn
1.2. Một số lý thuyết xã hội học sử dụng trong nghiên cứu đề tài

14
14
28

Chương 2: SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG XÓA ĐÓI
GIẢM NGHÈO

42

2.1. Vài nét về đặc điểm kinh tế - văn hoá - xã hội và đối tượng tham
gia khảo sát tại địa bàn nghiên cứu
2.2. Thực trạng sự tham gia của cộng đồng trong xóa đói giảm nghèo
2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng trong
xóa đói giảm nghèo

42
48
57


Chương 3: MỘT SỐ XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI VÀ GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ THAM GIA XÓA ĐÓI, GIẢM

3.1. Cơ sở dự báo và đề xuất giải pháp
3.2. Một số giải pháp
3.3. Khuyến nghị

94
94
101
104

KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

106
109
113

NGHÈO CỦA CỘNG ĐỒNG


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CBO

:

Tổ chức cộng đồng


CSI

:

Chỉ số Xã hội dân sự

ESCAP :

Liên Hiệp Quốc

IMF

:

Quỹ tiền tệ quốc tế

NGO

:

Tổ chức Phi chính phủ

PTCĐ

:

Phát triển cộng đồng

TBCN


:

Tư bản chủ nghĩa

XĐGN :

Xóa đói giảm nghèo

XHCN

:

Xã hội chủ nghĩa

XHDS

:

Xã hội dân sự

WB

:

Ngân hàng thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Lượng Kcalo tiêu dùng hàng ngày cho một người được sử

dụng trong xây dựng chuẩn nghèo
Bảng 2.1: Mức sử dụng các hình thức tuyên truyền, vận động XĐGN
của người dân
Bảng 2.2: Mức sử dụng các hình thức tuyên truyền, vận động XĐGN
của cán bộ
Bảng 2.3: Mức độ tham gia ý kiến họp bàn, thảo luận trong quá trình
triển khai XĐGN của người dân
Bảng 2.4: Mức độ tham gia thực hiện chương trình XĐGN của người dân
Bảng 2.5: Tương quan giữa độ tuổi với mức họp bàn, thảo luận về
XĐGN của người dân
Bảng 2.6: Tương quan giữa độ tuổi với hình thức tham gia biểu quyết
thơng qua quyết định
Bảng 2.7: Tương quan giữa nội dung thực hiện chương trình với độ
tuổi người dân
Bảng 2.8: Tương quan giữa độ tuổi với tham gia kiểm tra, giám sát
của người dân
Bảng 2.9: Tương quan nội dung XĐGN với giới tính của người dân
Bảng 2.10: Phân tích tương quan giới tính người dân với mức tham
gia kiểm tra giám sát
Bảng 2.11: Tương quan giữa 3 hình thức tuyên truyền, vận động
XĐGN với trình độ học vấn người dân
Bảng 2.12: Tương quan giữa tham gia ý kiến của 3 quá trình triển
khai XĐGN của người dân với trình độ học vấn
Bảng 2.13: Tương quan giữa mức độ các nội dung thực hiện chương
trình với trình độ học vấn của người dân
Bảng 2.14: Tương quan giữa 3 hình thức tuyên truyền với kinh tế hộ
gia đình của người dân
Bảng 2.15: Tương quan giữa mức độ tham gia các nội dung chương
trình XĐGN với kinh tế hộ gia đình người dân
Bảng 2.16: Tương quan tổ chức cán bộ tham gia với mức sử dụng

hình thức “trao đổi giữa cán bộ với nhau về XĐGN”
Bảng 2.17: Tương quan tổ chức cán bộ tham gia với mức “phổ biến
nội dung chính sách XĐGN”
Bảng 2.18: Tương quan cán bộ thuộc các tổ chức với mức vận động

21
48
50
51
55
61
62
63
64
68
70
72
74
76
78
81
83
86
86


thuyết phục người dân tham gia XĐGN
Bảng 2.19: Tương quan tổ chức cán bộ tham gia với mức kêu gọi
những nhà hảo tâm giúp đỡ hộ nghèo
Bảng 2.20: Tương quan giữa cán bộ thuộc các tổ chức với mức tham

gia họp bàn thảo luận về XĐGN
Bảng 2.21: Tương quan giữa cán bộ thuộc các tổ chức với mức tham
gia ở 3 giai đoạn tham gia họp bàn, thảo luận XĐGN
Bảng 2.22: Tương quan giữa cán bộ thuộc các tổ chức với tham gia
biểu quyết thông qua quyết định
Bảng 2.23: Tương quan giữa cán bộ thuộc các tổ chức với mức tham
gia kiểm tra, giám sát các hoạt động XĐGN
Bảng 2.24: Tương quan giữa cán bộ thuộc các tổ chức với việc đánh
giá hiệu quả tham gia trong XĐGN của cán bộ

87
88
89
90
91
91


DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1: Ranh giới mờ nhạt của vũ đài xã hội dân sự
Biểu đồ 2.1: Mức độ tham gia họp bàn, thảo luận trong triển khai
XĐGN
Biểu đồ 2.2: Tương quan độ tuổi với tham gia tuyên truyền, vận động
XĐGN của người dân
Biểu đồ 2.3: Tương quan độ tuổi người dân với mức sử dụng hình
thức “nói cho nhau nghe” về XĐGN
Biểu đồ 2.4: Tương quan độ tuổi với mức người dân cho mượn sách
báo, tờ rơi có nội dung về XĐGN
Biểu đồ 2.5: Tương quan độ tuổi với mức người dân trao đổi, bàn bạc
với người khác về XĐGN

Biểu đồ 2.6: Tương quan giữa giới tính của người dân với tham gia
tuyên truyền vận động XĐGN
Biểu đồ 2.7: Tương quan giữa giới tính người dân với tham gia đóng
góp ý kiến về XĐGN
Biểu đồ 2.8: Tỷ lệ nam và nữ tham gia biểu quyết thông qua quyết
định về XĐGN
Biểu đồ 2.9: Tương quan giữa giới tính người dân với tham gia kiểm
tra, giám sát
Biểu đồ 2.10: Tương quan trình độ học vấn với tham gia tuyên truyền
vận động
Biểu đồ 2.11: Tương quan giữa trình độ học vấn với tham gia họp bàn,
thảo luận của người dân
Biểu đồ 2.12: Tương quan trình độ học vấn với người dân có tham gia
đóng góp ý kiến XĐGN
Biểu đồ 2.13: Tương quan trình độ học vấn với tham gia biểu quyết
thông qua quyết định về XĐGN của người dân
Biểu đồ 2.14: Tương quan giữa trình độ học vấn với tham gia kiểm
tra, giám sát của người dân
Biểu đồ 2.15: Tương quan kinh tế hộ gia đình với mức độ tham gia
họp bàn thảo luận của người dân
Biểu đồ 2.16: Tương quan giữa kinh tế hộ gia đình với việc tham gia
đóng góp ý kiến của người dân
Biểu đồ 2.17: Tương quan kinh tế hộ gia đình với tham gia kiểm tra,
giám sát XĐGN

Trang
33

53
58

59
59
60
65
66
67
70
71
73
74
75
77
79
80
82


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xóa đói, giảm nghèo là một vấn đề cấp thiết mang tính tồn cầu, là một
trong những mục tiêu thiên nhiên kỷ của mỗi quốc gia, nhất là các quốc gia
đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Vì vậy, xố đói, giảm nghèo được coi
là nội dung quan trọng hàng đầu trong các mục tiêu phát triển của mỗi quốc
gia cũng như cả cộng đồng.
Ở Việt Nam, “Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm
nghèo” của Chính phủ Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại
văn bản số 2685/VPCP - QHQT ngày 21 tháng 5 năm 2002. Theo Chiến lược
này, Chính phủ tăng cường hồn thiện chính sách và đề ra các giải pháp nhằm
phát triển các ngành, lĩnh vực đảm bảo sự tăng trưởng bền vững và xóa đói

giảm nghèo. Nhiệm vụ đầu tiên mà Chính phủ đã đưa ra liên quan đến các
chính sách và giải pháp tạo cơ hội cho người nghèo tăng thu nhập và nâng cao
điều kiện sống của họ.
Lý thuyết và thực tiễn tại các nước công nghiệp phát triển đã cho thấy,
sự tham gia của người dân (cộng đồng) đảm bảo cho các dự án và chính sách
triển khai đáp ứng các nhu cầu của người dân và phù hợp với cộng đồng mà
những dự án và chính sách đó tác động tới. Sự tham gia của cộng đồng sẽ làm
cho các dự án mang tính pháp lý cao hơn và hạn chế được tính xung đột giữa
người dân địa phương và dự án hơn. Sự tham gia của cộng đồng sẽ làm cho việc
ra quyết định được hoàn thiện hơn vì có tính đến kiến thức bản địa; và tính “thực
tiễn” trong kiến thức của các chuyên gia cũng được cộng đồng kiểm định.
Với cách tiếp cận có sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động
của dự án cũng như chính sách triển khai, cộng đồng và người dân thuộc vùng
dự án có điều kiện chủ động tham gia vào các dự án để nâng cao điều kiện
sống của chính mình, từ các bước lập kế hoạch, chuẩn bị dự án đến thực thi và
vận hành dự án.


2
Trong thời gian 9 năm (1993 - 2002), Việt Nam đã thực hiện các cam
kết của mình trong Tuyên bố Thiên niên kỷ là giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn
một nửa trong giai đoạn 1990 - 2015. Mức độ người nghèo tiếp cận các lợi ích
của Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo và Chương trình 135
đạt được tỷ lệ cao. Tỷ lệ hộ nghèo tiếp tục giảm nhanh trong những năm gần
đây. Tỷ lệ hộ nghèo đói đã giảm từ 17,2% năm 2001 xuống cịn 8,3% năm
2004 và cuối năm 2005 còn khoảng 7% (khoảng 1,1 triệu hộ gia đình). Ngân
hàng Thế giới, trong Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2004, đã đánh giá
thành tựu giảm nghèo của Việt Nam là một trong những ví dụ thành cơng nhất
trong phát triển kinh tế. (Phạm Gia Khiêm 2008). Đời sống của cư dân nông
thôn từng bước được cải thiện.

Thành cơng của cơng tác xóa đói giảm nghèo chính là nhờ có chính
sách phù hợp, huy động được sự tham gia của các cấp các ngành và đặc biệt
là có sự tham gia của cộng đồng ở từng địa phương.
Có thể nói, sự tham gia của cộng đồng là cách tiếp cận phức tạp và đầy
thách thức để cải thiện cuộc sống cho tất cả mọi người, đặc biệt là trong điều
kiện vẫn tồn tại thói quen áp đặt, bao biện và làm thay dân - sản phẩm của cải
cách giáo dục và quản lý không thích hợp với tư duy phát triển cộng đồng. Do
vậy, triết lý phát triển cộng đồng có sự tham gia tích cực của cộng đồng địi
hỏi có sự đổi mới về cả nhận thức và về hành động.
Mặt khác, sự tham gia của cộng đồng trong xóa đói giảm nghèo khơng
chỉ phụ thuộc vào đường lối, chủ trương mà cịn phụ thuộc vào năng lực của
cộng đồng, chính là phụ thuộc vào nhận thức và kỹ năng tham gia của cộng
đồng: như kỹ năng đóng góp ý kiến, kỹ năng kiểm tra, giám sát, kỹ năng
tuyên truyền vận động.
Chương trình xóa đói giảm nghèo thời gian qua cho thấy rằng ở đâu cộng
đồng tham gia chủ động, tích cực, đầy đủ thì ở đấy chương trình xóa đói giảm
nghèo đạt kết quả tốt hơn, hiệu quả hơn. Vì vậy, các câu hỏi đặt ra ở đây là:


3
1. Sự tham gia của cộng đồng thông qua những hình thức, mức độ nào
trong hoạt động của chương trình XĐGN?
2. Những yếu tố nào ảnh hưởng tới sự tham gia của cộng đồng trong
xóa đói giảm nghèo?
3. Làm thế nào nâng cao hiệu quả sự tham gia của cộng đồng trong
xóa đói giảm nghèo?
Đó là các vấn đề lớn, phức tạp cả về lý luận và thực tiễn, cần được quan
tâm, nghiên cứu, giải quyết. Bắt nguồn từ lý do trên, tác giả đã lựa chọn vấn đề
“Sự tham gia của cộng đồng trong xóa đói giảm nghèo” (Nghiên cứu trường
hợp tại 2 xã: Sơn Giang và Sơn Trường, huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh).

2. Tình hình nghiên cứu
Trên thế giới, kể từ những năm 1980, xu hướng phân cấp và tăng cường
sự tham gia của người dân dưới các mức độ và hình thức khác nhau đã xuất
hiện và lan rộng trên toàn thế giới. Trong giai đoạn này, theo đánh giá của
Turk (1999), khu vực có mức lan rộng nhất là khu vực Châu Mỹ La tinh [36].
Quá trình phân cấp và chủ trương dân chủ tại Trung và Đông Âu gần đây
cũng đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong quá trình chuyển đổi kinh tế. Ở
Đơng Á, q trình phi tập trung hóa như vậy diễn ra muộn hơn so với những
nước khác trên thế giới, nhưng đang ngày càng trở thành xu thế phổ biến ở
hầu khắp các nước. Những nước có độ lớn về diện tích, mức thu nhập và hệ
thống chính trị khác nhau, từ Trung Quốc đến Campuchia, Thái Lan, v.v., đều
đã dần dần hoạt động theo hướng này.
Ở một số nước, mặc dù vẫn trong giai đoạn đầu của q trình phi tập
trung hóa và phân quyền, việc trao quyền cho người dân đã mang lại nhiều
kết quả đáng khích lệ, chẳng hạn như ở Indonesia, Maroc, Pakistan, Thái Lan.
Q trình này được tiến hành khá sn sẻ và nhanh chóng ở các nước như
Indonesia và Philipin. Bên cạnh đó, ở một số nước như Campuchia và Việt
Nam, quá trình phân quyền diễn ra với tốc độ chậm hơn [42].


4
Phân cấp và tăng cường sự tham gia của người dân đang trở thành một
trong những chủ đề thu hút sự quan tâm của nhiều chiến lược phát triển tại
các quốc gia trên thế giới. Đây là một trong những phương pháp tiếp cận
mang tính bền vững để các chương trình phát triển nơng thơn đạt hiệu quả
cao đối với những nước phát triển. Do đó, đã có nhiều nghiên cứu về chủ đề
này và đã đưa ra những kết luận đáng quan tâm.
Rondinelli (1983), đã đưa ra kết luận khi nghiên cứu vấn đề này ở
Papua New Guine, rằng phân cấp và tăng cường sự tham gia của người dân
giúp chính quyền đáp ứng tốt hơn nhu cầu của địa phương. Ở Indonesia,

Maroc, Pakistan, Thái Lan, phân cấp và tăng cường sự tham gia của người
dân có thể giúp nâng cao khả năng tiếp cận của người dân ở vùng sâu vùng xa
vào các nguồn lực của Chính phủ trung ương [12].
Nghiên cứu của Fisman và Gatti (2000) cho thấy phân cấp cùng với quá
trình tham gia của người dân làm giảm mức độ tham nhũng ở một số nước.
Từ số liệu mẫu của 80 nước, Huther và Shah (1998) tìm ra mối quan hệ cùng
chiều giữa mức độ phân cấp và chỉ số tham gia về chính trị, phát triển xã hội,
chất lượng quản lý kinh tế, và chỉ số chất lượng quản lý chung của Chính phủ.
Và cuối cùng, Galasso và Ravallion (2000) dùng công cụ kinh tế lượng đã
chứng minh được rằng các lợi ích của chương trình giảm nghèo tăng lên cùng
với việc phân cấp và huy động sự tham gia của người dân ở Bangladesh…
Như vậy, cùng với quá trình phân cấp là việc tăng cường sự tham gia
của người dân vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đây là một xu
hướng tất yếu cho sự phát triển bền vững tại các quốc gia phát triển. Đặc biệt,
ở khá nhiều nơi trên thế giới, nó đã trở thành một phương pháp tiếp cập để
giải quyết một cách hiệu quả các vấn đề về xóa đói giảm nghèo và phát triển
nơng thôn.
Ở Việt Nam gần đây, các hoạt động kinh tế- xã hội và văn hóa đều có
mục tiêu hướng vào các cộng đồng hưởng lợi, thông qua các dự án phát triển


5
cộng đồng do Nhà nước, các tổ chức và các cá nhân tài trợ. Tuy còn khá mới
mẻ ở Việt Nam, song các hoạt động hướng vào cộng đồng này đã đạt được
những thành công nhất định. Hiện nay, sự tham gia của cộng đồng dân cư ở
Việt Nam đang trở thành vấn đề được cả xã hội quan tâm, đặc biệt khi nhìn
nhận nó dưới dạng là một biểu hiện của việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ
sở. Dưới nhiều góc độ khác nhau, sự tham gia của cộng đồng đang là một vấn
đề thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu.
Hiện nay, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về sự tham gia của cộng

đồng trong các dự án phát triển và đã đưa ra những kết luận quan trọng như:
Tô Duy Hợp và Lương Hồng Quang (2000), trong cuốn “Phát triển
cộng đồng- lý thuyết và vận dụng” đã đưa ra điểm nhấn quan trọng về lý luận
phát triển cộng đồng ở Việt nam, cuốn sách đã tổng hợp các lý thuyết về cộng
đồng, đồng thời đưa ra một quan niệm mới về vấn đề phát triển cộng đồng
dựa trên cơ sở tổng kết các thành tựu nghiên cứu trong nước và quốc tế. Hai
tác giả đặt ra nhiều vấn đề nghiên cứu về các mối quan hệ giữa các hoạt động
cộng đồng và các q trình địa phương với hệ thống chính quyền và tổ chức
quần chúng/đoàn thể, mối quan hệ giữa phát triển bền vững và sự tham gia
của cộng đồng.
Cuốn Nghiên cứu hành động Cùng tham gia trong Giảm nghèo và Phát
triển Nông thôn (2003) do PGT.TS Nguyễn Ngọc Hợi chủ biên một lần nữa
khẳng định sự tham gia là một chủ đề đang được quan tâm. Theo tác giả,
nghiên cứu hành động cùng tham gia được hiểu là phương pháp tiếp cận mà
cả nhà nghiên cứu, nhà quản lý địa phương và người dân cùng nghiên cứu,
cùng tham gia, cùng hành động để biến đổi hoàn cảnh [7, tr.14-15]. Như vậy,
q trình nghiên cứu khơng chỉ là việc của nhà khoa học mà cịn là việc của
chính các cộng đồng. Về mặt ý nghĩa, cuốn sách đã thu hẹp khoảng cách đến
mức có thể giữa nghiên cứu khoa học và áp dụng thực tiễn thành tựu nghiên
cứu trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo. Cơng trình trước hết đề cập đến sự


6
khác biệt giữa nghiên cứu truyền thống và nghiên cứu hành động cùng tham
gia, theo đó sự khác biệt cơ bản nhất biểu hiện ở việc các kết quả nghiên cứu
do người dân làm chủ và điều khiển chứ không phải do người nghiên cứu.
Ngồi ra, sự khác biệt cịn thể hiện ở việc người dân có vai trị tạo ra kiến
thức và là người tham gia chủ động và sáng tạo; họ cũng chính là người được
trao quyền hành động và là đối tượng để nâng cao năng lực, trình độ. Cuốn
sách cịn đưa ra các quan điểm của Nhà nước Việt Nam về sự tham gia của

người dân. Theo đó, Đảng và Nhà nước Việt Nam vận dụng bài học lịch sử
“Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” trên cơ sở quán triệt tư tưởng “Dân
biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” và chủ trương phát triển nông thôn với
“Quy chế dân chủ cơ sở” (năm 1998). Tiếp đến, hàng loạt các nguyên tắc về
sự tham gia cũng được cuốn sách đề cập, đó là: sự tham gia hoạt động cộng
đồng, phát triển một văn hóa cảm thơng, lợi ích đối với cộng đồng, cùng
người dân vì dân… Các nguyên tắc và phương pháp này đều xuất phát từ một
quan điểm cho rằng người nông dân là những người chứa đựng kiến thức đa
ngành, và việc phát triển các cộng đồng sẽ không thực hiện được nếu khơng
có sự tham gia của người dân.
Q trình thực tiễn hóa các lý thuyết phát triển cộng đồng và sự tham
gia của người dân còn được đề cập trong cuốn Lập hồ sơ Cộng đồng theo
phương pháp cùng tham gia do PGS.TS Nguyễn Thọ Vượng chủ biên (2003).
Trong cuốn sách này, tác giả Nguyễn Thọ Vượng cùng các đồng nghiệp của
ông đã đưa ra những kiến thức lý thuyết, các công cụ, phương pháp và những
kỹ thuật cơ bản để tiến hành lập hồ sơ cộng đồng một cách có hiệu quả. Thực
chất cuốn sách đã giải quyết một vấn đề nghiên cứu mang tính xã hội học đó
là việc làm thế nào để nhận biết và đưa ra được một “chân dung xã hội” trung
thực đối với một cộng đồng dân cư. Qua cuốn sách này, nhiều định nghĩa và
khái niệm cơ bản được tác giả thao tác và giải thích để làm cơ sở lý luận cho
việc nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng. Qua đó thiết lập các phương pháp


7
để định dạng một cộng đồng cụ thể, phân tích điểm mạnh, điểm yếu; cơ hội
và thác thức đối với một cộng đồng dân cư. Với ý nghĩa đó, cuốn sách đã trở
thành một cơng cụ hữu ích phục vụ cho việc nâng cao kỹ năng trong nghiên
cứu thực tiễn có sự tham gia của cộng đồng.
• Các nghiên cứu về sự tham gia của cộng đồng về các chính sách
Trong tài liệu “Tổng kết kinh nghiệm của World bank về sự tham gia

của cộng đồng trong các dự án phát triển” [31], tác giả Sammuel Paul đã
tổng kết: WB khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào dự án. Các hoạt
động của sự tham gia của cộng đồng là một q trình hoạt động nhằm mục
đích: (a) trao quyền, (b) xây dựng năng lực thụ hưởng, (c) tăng hiệu quả dự
án, (d) cải thiện hiệu quả và chi phí dự án (e) chia sẻ thơng tin, quyền lợi. Và
sự tham gia của cộng đồng được thực hiện trên các lĩnh vực sau: (1) Chia sẻ
thông tin; (2) Tham vấn; (3) Ra quyết định; (4) Bắt đầu hành động.
- Trong nghiên cứu về Phát triển dựa vào cộng đồng ở Việt Nam, Báo
cáo cho Ngân hàng Thế giới, PAC17 và Bộ Kế hoạch và Đầu tư- Tác giả
Shrank A, Bùi Đình Toại và các cộng sự (2003) cho rằng: Sự tham gia trong các
dự án cơ sở hạ tầng ở nơng thơn nói chung được thực hiện chủ yếu thơng qua
những u cầu tiêu chuẩn về đóng góp của cộng đồng, dưới dạng tự nguyện như
nhân lực (không trả tiền công), cung cấp đầu vào bằng nguyên vật liệu hay tài
chính, chiếm khoảng 5-20% tổng chi phí xây dựng và thường được áp dụng một
cách thống nhất cho tất cả các cơng trình. Điều này rõ ràng khơng giống với việc
tham gia; Lý do hợp lý của sự đóng góp của cộng đồng là nhằm nâng cao quyền
sở hữu của địa phương đối với cơng trình. Thực hiện cơ chế bù đắp chi phí và
thu phí người sử dụng có giá trị tương đương nhau nhằm đáp ứng được mục tiêu
lâu dài hướng tới hệ thống cung cấp dịch vụ công bền vững. Tuy nhiên trên thực
tế, các cán bộ xã rất khó giải thích cho người dân địa phương những thuật ngữ
và điều kiện của hệ thống, như rất nhiều những chương trình khác cũng gặp
khó khăn tương tự trong quá trình thực hiện [34].


8
- Đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng Vùng đồng bằng sơng
Cửu Long-Nhóm hành động chống đói nghèo (2004), nghiên cứu này cập
nhật thông tin và hiểu cặn kẽ hiện trạng nghèo đói và những khía cạnh/vấn đề
đói nghèo ở khu vực đồng bằng sơng Cửu Long nhằm đánh giá tồn diện hiện
trạng nghèo đói giúp chính phủ đưa ra phương hướng trợ giúp để đạt được các

Mục tiêu phát triển của Việt Nam và những ưu tiên đưa ra trong chiến lược
toàn diện về Tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo.
- Đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng tại Hà Giang-UNDP,
ActionAid Việt Nam (AAV) với các thành viên (2003), nghiên cứu này hướng
tới nghiên cứu nhận thức về nghèo đói và xu hướng nghèo, nguyên nhân dẫn
tới nghèo và khả năng dễ bị tổn thương; Những cách thức trong việc cung cấp
các dịch vụ cơ bản, tập trung vào sự tương tác của các hộ gia đình nghèo với
các nhà cung cấp dịch vụ và các hộ nghèo có thể được tăng cường quyền lực
như thế nào để có thể yêu cầu quyền lợi được cung cấp các dịch vụ cơ bản
một cách có hiệu quả hơn; Các cơ chế trợ cấp xã hội hiện nay và cách thức cải
thiện các cơ chế này.
- Một vấn đề tham gia cộng đồng khác từ kinh nghiệm dự án WB
-CBRIP (Dự án cơ sở hạ tầng nông thôn dựa vào cộng đồng) là thiếu cán bộ
huy động xã hội có năng lực và q trình tham gia thống nhất [20]. Tuy các
dự án và chương trình khác nhau mà sự tham gia của cộng đồng cịn ở các
hình thức mức độ khác nhau, nhưng sự tham gia của cộng đồng về cơ bản vẫn
mang tính hình thức trong việc xác định nhu cầu và kế hoạch thực hiện.
Những nhóm nghèo nhất vẫn rất khó phát biểu nhu cầu và ưu tiên của họ.
Đồng thời, cả các dự án của chính phủ và các dự án được tài trợ đều còn thể
hiện sự yếu kém trong việc giám sát tham gia và hậu thuẫn. Ban giám sát thơn
có ít năng lực do khơng được đào tạo và có ít quyền (báo cáo phát triển Việt
Nam 2004). Mức độ đóng góp, tuy nhiên, khơng phải lúc nào cũng tương
quan với khả năng có thể đóng góp của người dân địa phương. Ngoài ra, người


9
dân hầu như khơng biết và khơng được kiểm sốt việc chi tiêu các khoản mà họ
đóng góp. Sự tham gia của người dân địa phương và các nhóm hưởng lợi khác
thường chỉ diễn ra một lần ở giai đoạn lựa chọn nhất định [34]. Hoặc các nhóm
thụ hưởng và các bên liên quan nên tham gia vào tất cả các giai đoạn của quá

trình quản lý từ lập kế hoạch đến triển khai và thực hiện bảo dưỡng.
Nói tóm lại, các cơng trình, các tài liệu đó về cơ bản mới chỉ đề cập đến
phương pháp huy động sự tham gia của cộng đồng cũng như các quy trình và
thủ tục mà chưa có một nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu thực trạng sự tham gia
của cộng đồng hiện nay, cũng như các cơ chế tác động và xu hướng của sự
tham gia của cộng đồng. Mặt khác, các phương pháp và khái niệm nghiên cứu
về sự tham gia của cộng đồng cũng chủ yếu mới chỉ được thiết lập và phân
tích trên phương diện hiệu quả về kinh tế là chủ yếu. Do đó, về mặt lý luận,
vẫn thiếu vắng những giải thích mang tính Xã hội học về khía cạnh này.
Vì vậy, với đề tài được lựa chọn, tác giả hy vọng sẽ có cơ hội để sử
dụng các khái niệm, các công cụ và phương pháp của ngành Xã hội học vào
tìm hiểu thực trạng cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng
đồng trong Xóa đói giảm nghèo.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nhận diện thực trạng, phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự tham gia
của cộng đồng và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao sự tham gia của cộng
đồng trong xóa đói giảm nghèo.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện tốt những mục tiêu của đề tài, cần thực hiện các nhiệm vụ
nghiên cứu sau:
- Làm rõ cơ sở lý luận và những khái niệm cơ bản có liên quan đến đề
tài; đồng thời đưa ra cách tiếp cận lý thuyết và khái niệm liên quan trong việc
lý giải, làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu.


10
- Tổng hợp và phân tích những thơng tin thu được để nhận diện thực
trạng những hình thức tham gia, mức độ tham gia của cộng đồng trong xóa
đói giảm nghèo.

- Tìm hiểu những nguyên nhân tác động tới sự tham gia của cộng đồng
trong xóa đói giảm nghèo để từ đó nhận biết được những khó khăn, thuận lợi
trong việc tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong xóa đói giảm nghèo.
- Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao sự tham gia của cộng đồng trong
công tác xóa đói giảm nghèo.
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Sự tham gia của cộng đồng trong xóa đói giảm nghèo
4.2. Khách thể nghiên cứu
Cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở, người dân
4.3. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã: Sơn Trường và Sơn
Giang - Huyện Hương Sơn - Tỉnh Hà Tĩnh
Thời gian: Năm 2011
4.4. Giới hạn nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng dân cư trong XĐGN. Tuy
nhiên, sự tham gia của cộng đồng dân cư là một vấn đề có phạm vi rất rộng
lớn. Do vậy, đề tài chỉ đề cập đến những nội dung tham gia cơ bản nhất của
người dân trong XĐGN ở cấp xã/thơn. Đề tài tìm hiểu thực trạng sự tham gia
của người dân ở việc: tuyên truyền, vận động; họp bàn thảo luận; biểu quyết
thông qua quyết định; thực hiện và kiểm tra, giám sát trong XĐGN. Ngồi ra,
nghiên cứu cũng tiến hành phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình
tham gia như đặc điểm người dân, kinh tế hộ gia đình, cán bộ địa phương
thuộc các tổ chức tham gia trong XĐGN.
5. Giả thuyết nghiên cứu và khung phân tích
5.1. Giả thuyết nghiên cứu
Từ các câu hỏi nghiên cứu nêu trên, luận văn tiến hành thu thập và
phân tích thơng tin nhằm kiểm chứng các giả thuyết sau đây:



11
Giả thuyết 1: Trong công tác XĐGN ở nông thôn, người dân đã tham
gia trên các khâu như tuyên truyền vận động; họp bàn, thảo luận; biểu quyết
thông qua quyết định; thực hiện; kiểm tra giám sát.
Giả thuyết 2: Các đặc điểm như tuổi, giới tính, trình độ học vấn người
dân và điều kiện kinh tế hộ gia đình của người dân ảnh hưởng trực tiếp đến sự
tham gia của cộng đồng.
5.2. Hệ biến số phân tích
5.2.1. Biến số độc lập
 Đặc điểm người dân (tuổi, giới tính, trình độ học vấn)
 Đặc điểm kinh tế hộ gia đình (giàu, khá, trung bình, nghèo)
 Cán bộ địa phương (tổ chức chính quyền, chính trị, đồn thể XH)
5.2.2. Biến phụ thuộc
 Sự tham gia của cộng đồng trong tuyên truyền, vận động
 Sự tham gia của cộng đồng trong họp bàn, thảo luận
 Sự tham gia của cộng đồng trong biểu quyết thông qua quyết định
 Sự tham gia của cộng đồng trong thực hiện
 Sự tham gia của cộng đồng trong kiểm tra, giám sát
Khung phân tích


12

Người dân
- Đặc điểm
kinh tế - xã

+ Tuổi
+ Giới tính
+ Trình độ học vấn


hội vùng

sách của

Đặc điểm kinh tế hộ
gia đình (giàu, khá,
trung bình, nghèo)

Chính phủ
Việt nam

CỦA CỘNG ĐỒNG

- Tun truyền,
vận động
- Họp bàn, thảo

nghiên cứu
- Chính

SỰ THAM GIA

Cán bộ cơ sở
(chức năng, nhiệm vụ
của tổ chức đảng, chính
quyền, chính trị, đồn
thể XH)

luận


XĨA ĐĨI
GIẢM
NGHÈO

-Biểu quyết thơng
qua quyết định
- Thực hiện
- Kiểm tra, giám
sát

6. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
6.1. Cơ sở lý luận
- Đề tài vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh. Ngồi ra đề tài cịn dựa trên các quan điểm của Đảng và Nhà nước.
- Ngoài ra luận văn còn tiếp cận các lý thuyết sau vào giải thích và làm
rõ các nội dung của vấn đề nghiên cứu:
+ Lý thuyết xã hội học về cộng đồng của F.Tonnies
+ Lý thuyết phát triển cộng đồng
+ Lý thuyết về Xã hội dân sự/ xã hội công dân (civil society)
6.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, luận văn
áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
 Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi
 Phương pháp phỏng vấn sâu


13
 Thu thập và phân tích tài liệu sẵn có: sử dụng từ các báo cáo của địa
phương. Số liệu thống kê của tỉnh có liên quan. Số liệu thống kê của

các cơ quan thống kê…
 Phương pháp chọn mẫu khảo sát XHH (chọn mẫu ngẫu nhiên có hệ
thống)
7. Đóng góp của đề tài nghiên cứu
7.1. Về mặt lý luận
Góp phần và bổ sung những ý tưởng mới cho các nghiên cứu về sự
tham gia của cộng đồng trong xóa đói giảm nghèo.
7.2. Về mặt thực tiễn
Những kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo
đối với cơng cuộc XĐGN có sự tham gia của cộng đồng, góp phần vào việc
xây dựng một cộng đồng xã hội bền vững.
Luận văn có thể sử dụng như tài liệu tham khảo để nghiên cứu và giảng dạy.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Sự tham gia của cộng đồng trong xố đói giảm nghèo.
Chương 3: Một số xu hướng biến đổi và giải pháp nâng cao hiệu quả
tham gia xố đói, giảm nghèo của cộng đồng.


14
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN

1.1.1. Khái niệm sự tham gia
Sự tham gia có nghĩa là cùng thực hiện một hoạt động nào đó.
Theo nghĩa chung nhất, sự tham gia là sự gắn kết một cách lâu dài, chủ
động và có vai trị ngày càng cao của cộng đồng vào quá trình phát triển, từ

việc xác định vấn đề đến việc lập kế hoạch, thực hiện, giám sát, đánh giá các
hoạt động nhằm nâng cao đời sống cộng đồng và bảo đảm sự phân chia cơng
bằng các lợi ích của sự phát triển [17].
1.1.2. Khái niệm cộng đồng
Thuật ngữ cộng đồng là một khái niệm cơ bản của xã hội học bởi
những vấn đề cộng đồng là vấn đề có tính chất tồn bộ, là những hình thái
liên kết phản ánh đối tượng một cách tập trung nhất. Khái niệm cộng đồng
(Community) là một trong những khái niệm xã hội học có nhiều tuyến nghĩa
khác nhau. Cũng như đối với rất nhiều khái niệm xã hội học khác như cơ cấu
xã hội, khuôn mẫu, văn hóa, gia đình hay thiết chế xã hội… tình trạng đa nghĩa
của khái niệm cộng đồng đã làm cho chúng nhiều khi không được hiểu một cách
rõ ràng. Hơn nữa, cộng đồng còn là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa
học xã hội và nhân văn, mỗi ngành lại chế tạo ra đối tượng riêng của mình, tạo
nên những sắc nghĩa khoa học khác nhau về khái niệm cộng đồng.
Cộng đồng trong quan niệm Mác xít là mối quan hệ qua lại giữa các cá
nhân, được quyết định bởi sự cộng đồng các lợi ích của các thành viên có sự
giống nhau về các điều kiện tồn tại và hoạt động của những con người hợp
thành cộng đồng đó, bao gồm các hoạt động sản xuất vật chất và các hoạt
động khác của họ, sự gần gũi giữa họ về tư tưởng, tín ngưỡng, hệ giá trị và
chuẩn mực, nền sản xuất, sự tương đồng về điều kiện sống cũng như các quan
niệm chủ quan của họ về các mục tiêu và phương tiện hoạt động [15, tr.17].


15
Cộng đồng là một nhóm người sống trong một mơi trường có những
điểm tương đối giống nhau, có những mối quan hệ nhất định với nhau
(Korten, 1987).
Theo Tô Duy Hợp và cộng sự (2000) thì cộng đồng là một thực thể xã
hội có cơ cấu tổ chức (chặt chẽ hoặc khơng chặt chẽ), là một nhóm người
cùng chia sẻ và chịu ràng buộc bởi các đặc điểm và lợi ích chung được thiết

lập thông qua tương tác và trao đổi giữa các thành viên.
Ngồi ra, cộng đồng cịn được hiểu là “một tập hợp dân cư sinh sống
trên cùng một lãnh thổ, và do vậy họ cũng có ý thức, tình cảm về sự thống
nhất trong một phương phương và một khả năng tham gia những hoạt động
mang tính tập thể vì quyền lợi của địa phương đó” [40].
Về mặt xã hội, cộng đồng là một nhóm người có xu hướng kết hợp với
nhau và liên kết với nhau vì những lợi ích và giá trị chung. Trong một cộng
đồng truyền thống, mọi người thường quan hệ với nhau một cách trực tiếp.
Như vậy cộng đồng thường gắn liền với một địa bàn lãnh thổ. Lãnh thổ
là yếu tố căn bản gắn kết con người trong một cộng đồng. Trong xã hội hiện
đại, các cộng đồng lãnh thổ không hề tách nhau, mà thường xuyên có sự giao
lưu, liên hệ mật thiết và ảnh hưởng qua lại trong khuôn khổ một quốc gia, một
khu vực hay trên quy mơ tồn cầu.
Như vậy, cộng đồng được hiểu như là một phân thể, (đơn vị, nhóm
người) trong hệ thống xã hội, là những nhóm người, nhóm xã hội có tính cộng
đồng về các khía cạnh khác nhau (địa lý, tơn giáo, văn hóa, lợi ích …). Cộng
đồng hiểu theo nghĩa này là cộng đồng thể, như vậy, cộng đồng thể tồn tại
dưới nhiều dạng khác nhau từ gia đình, làng xóm, quốc gia và lớn nhất là
nhân loại.
Cộng đồng cũng có thể được hiểu là cộng đồng tính. Đó là những thuộc
tính hay quan hệ xã hội có những đặc trưng mà các nhà khoa học cố gắng xác
định và cụ thể hóa, chẳng hạn như tình cảm cộng đồng, tinh thần cộng đồng…


16
Cộng đồng cũng bao gồm cả các tổ chức xã hội được thiết lập bởi chính
cộng đồng để đại diện cho các quan điểm của họ. Các tổ chức cộng đồng này
phải được phân biệt khác với các tổ chức được thành lập để mang các chương
trình đến với một nhóm đặc biệt nào đó trong cộng đồng, ví dụ các đoàn thể
như Hội phụ nữ, Hội Cựu chiến binh hay Đoàn thanh niên. Đối với việc lập

kế hoạch, các đồn thể trên vì vai trị hợp pháp đại diện cho người dân nên sẽ
được bầu bởi chính những người dân có liên quan đến một số vấn đề cụ thể
nào đó.
Trong phạm vi đề tài này, khái niệm cộng đồng được giới hạn ở nghĩa
cộng đồng là một tập hợp dân cư sinh sống trên cùng một lãnh thổ, có ý thức,
tình cảm, có lối sống, văn hóa phát triển trong một địa phương và một khả
năng tham gia những hoạt động mang tính chất tập thể vì quyền lợi phát triển
của địa phương.
1.1.3. Khái niệm sự tham gia của cộng đồng
Sự tham gia của người dân (hay cộng đồng) là một khái niệm được sử
dụng theo nghĩa là người dân được tham gia vào các công việc của Nhà nước
ở địa phương, trong đó có việc ra các quyết định về vấn đề kinh tế - xã hội
của địa phương. Tuy nhiên, mức độ tham gia có thể khác nhau đối với các cá
nhân cũng như các nhóm/cộng đồng xã hội. Khái niệm tham gia ở đây được
sử dụng theo tinh thần dân chủ với công thức: Dân biết, dân bàn, dân làm, dân
kiểm tra [38, tr.4].
Dân biết ở đây theo nghĩa: Người dân phải được thông tin về các kế
hoạch, các quyết định của Nhà nước ở địa phương về những vấn đề phát triển
kinh tế, xã hội của địa phương, các khoản đóng góp của người dân, ngân sách
địa phương…, các khoản thu chi ngân sách địa phương
Dân bàn: là người dân tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến về các vấn
đề nêu trên.
Dân làm: Là người dân được tham gia trực tiếp vào thực hiện một số
công việc cụ thể như đã nêu ở trên.


17
Dâm kiểm tra: Là người dân được tham gia giám sát các cơng việc của
chính quyền cơ sở.
Sự tham gia của cộng đồng cũng có thể hiểu là “một quá trình mà

Chính phủ và cộng đồng cùng nhận một số trách nhiệm cụ thể và tiến hành
các hoạt động để cung cấp các dịch vụ cho tất cả cộng đồng” [40].
Ở nhiều nước phát triển, Chính phủ khơng đủ khả năng cung cấp các
dịch vụ xã hội và cơ sở hạ tầng cơ bản cho người dân. Do đó, những người
dân sống trong cộng đồng đóng góp các nguồn lực của họ cho Chính phủ
hoặc cố gắng tự cung tự cấp các dịch vụ cho mình.
Tuy nhiên, sự tham gia của cộng đồng khơng chỉ đơn giản là tìm và huy
động các nguồn lực… mà quan trọng hơn, là sự tham gia đó đảm bảo cho việc
đề ra những quyết định, thông qua các lãnh đạo cộng đồng. Trong một số trường
hợp, cộng đồng cũng tham gia vào việc lựa chọn người lãnh đạo đại diện cho họ.
Theo Giáo sư A.Laquian (Đại học Britist Comlumbia, Canada), cần có
sự phân biệt giữa sự tham gia của cộng đồng với các trường hợp tự chủ hoặc
tự giúp đỡ lẫn nhau khi những người dân trong cộng đồng tự thực hiện một số
hoạt động cụ thể nào đó có sử dụng các nguồn lực riêng, người lãnh đạo riêng
và tổ chức riêng của cộng đồng.
Sự tham gia của cộng đồng cần có những yếu tố sau:
1. Sự nỗ lực tham gia của người dân bằng óc sáng tạo và tính tự chủ tối
đa để cải thiện điều kiện sống của họ.
2. Có các nguồn lực của cộng đồng, sự lãnh đạo, tổ chức hợp tác và
quá trình thực hiện nhằm đạt được những mục tiêu của cộng đồng.
3. Có sự trợ giúp về kỹ thuật, nguồn lực và dịch vụ của Chính phủ
hoặc các tổ chức nào đó để khuyến khích óc sáng tạo, sự giúp đỡ lẫn
nhau và tính tự lực của cộng đồng.
Trong khn khổ nghiên cứu của luận văn thì sự tham gia của cộng
đồng được nghiên cứu theo 5 hình thức sau đây:


18
 Sự tham gia của cộng đồng trong tuyên truyền, vận động
 Sự tham gia của cộng đồng trong họp bàn, thảo luận

 Sự tham gia của cộng đồng trong biểu quyết thông qua quyết định
 Sự tham gia của cộng đồng trong việc thực hiện
 Sự tham gia của cộng đồng trong việc kiểm tra, giám sát
1.1.4. Khái niệm đói nghèo
Dù sản xuất cịn rất thấp kém và cuộc sống cịn mơng muội, trong xã
hội ngun thủy chưa xuất hiện nghèo đói và khái niệm nghèo đói. Nghèo đói
chỉ xuất hiện khi con người bước vào xã hội có giai cấp như là hệ quả của quá
trình phát triển kinh tế, phân hóa giai cấp và phân hóa tài sản. Tùy vào những
quan niệm và cách tiếp cận khác nhau mà có những định nghĩa khác nhau về
khái niệm nghèo đói. Hiểu theo nghĩa tương đối: nghèo đói là phạm trù chỉ
mức sống của một cộng đồng hay một nhóm dân cư được coi là thấp nhất so
với mức sống của những cộng đồng hay nhóm dân cư khác trong một quốc
gia [11]. Định nghĩa này không phản ánh bản chất của nghèo đói, vì theo đó
nghèo đói được coi là tình trạng diễn ra phổ biến và vĩnh hằng trong mọi thời
đại, ở mọi quốc gia, kể cả quốc gia giàu có nhất, vì thế, khơng thể xóa bỏ
được tình trạng này. Một định nghĩa khác thuyết phục hơn cho rằng, nghèo
đói là kết quả của tình trạng bất bình đẳng về xã hội và kinh tế trong q
trình phát triển của nhân loại, có thể xóa bỏ được bằng cách các chính phủ
và tổ chức quốc tế thực hiện những chính sách và cơ chế phù hợp nhằm xóa bỏ
chính sách bất bình đẳng về xã hội và kinh tế đó. Hiểu một cách chung nhất thì
đói nghèo là một bộ phận tình trạng dân cư vì những lý do nào đó khơng được
hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người, những nhu cầu mà xã
hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập qn
của chính xã hội đó. Biểu hiện của việc khơng được thỏa mãn các nhu cầu cơ


×