Tải bản đầy đủ (.doc) (101 trang)

thực hiện chính sách cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn tỉnh lào cai trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (419.86 KB, 101 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hệ thống chính sách là công cụ điều tiết cực kỳ quan trọng trong lãnh
đạo, quản lý phát triển xã hội. Hệ thống chính sách có thể là thúc đẩy, tạo
động lực cho sự phát triển, có thể là kìm hãm, triệt tiêu các động lực, cản trở
sự phát triển của một hoạt động nào đó.
Trong cơng tác xây dựng đội ngũ cán bộ, thực hiện tốt chính sách sẽ
khuyến khích được tính tích cực, sự hăng hái, cố gắng, yên tâm với cơng
việc, nâng cao tính trách nhiệm của cán bộ, phát huy được sáng tạo, thu hút
được nhân tài, làm cho nội bộ đồn kết nhất trí, mọi người đồng tâm hiệp
lực… Ngược lại, việc thực hiện chính sách khơng đúng, sai hoặc không kịp
thời sẽ tạo tâm trạng chán nản, kìm hãm sự sáng tạo, triệt tiêu tính tích cực,
nội bộ mất đồn kết, nảy sinh nhiều tiêu cực, có thể đẩy hàng loạt cán bộ đến
chỗ sai lầm, làm hao phí tài năng của dân tộc, đất nước… Do vậy, nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ phải thực hiện ngày càng tốt hơn chính sách đội
ngũ cán bộ.
Hơn 80 năm xây dựng và phát triển, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi
cán bộ và công tác cán bộ là những nhân tố quyết định sự thành, bại của cách
mạng. Mỗi thắng lợi của cách mạng Việt Nam đều đánh dấu những bước
trưởng thành, tiến bộ của đội ngũ cán bộ của Đảng ta. Đảng ta luôn chú trọng
tới yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ đồng bộ, toàn diện, đặc biệt tập trung
xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở, coi đây là vấn đề mấu chốt, quyết định toàn
bộ sự nghiệp cách mạng. Để làm tốt nhiệu vụ này địi hỏi phải thực hiện tốt
chính sách cán bộ này vì có như vậy thì các cơng việc khác trong xây dựng
đội ngũ cán bộ mới làm tốt được. Tuy nhiên, Đảng ta đã nhận thấy đội ngũ cán
bộ cơ sở cịn nhiều hạn chế, vì vậy, Nghị quyết Hội nghị lần thứ Năm Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về đổi mới và nâng cao chất lượng của


2


hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn đã xác định: Từ Trung ương
đến các cấp, các ngành chưa nhận thức đúng vai trị, vị trí của cơ sở; không
sát cơ sở, sát nhân dân, không kịp thời bàn định các chủ trương, chính sách để
củng cố, tăng cường các tổ chức và đội ngũ cán bộ cơ sở.
Là một tỉnh vùng cao, biên giới, Lào Cai có 164 xã, phường, thị trấn
gồm 12 phường, 10 thị trấn và 142 xã, số lượng của đội ngũ cán bộ, công
chức cấp xã ngày được tăng lên (nếu như năm 2005 đội ngũ cán bộ, công
chức xã là 2.997 người thì đến nay số cán bộ, cơng chức là 3.468 người) , chất
lượng được nâng cao. Trong những năm qua, tỉnh Lào Cai đã có nhiều cố
gắng tổ chức triển khai thực hiện sâu rộng các chính sách của Đảng và Nhà
nước đối với cán bộ, công chức các cấp nói chung và cán bộ, cơng chức cấp
xã nói riêng nhằm động viên sự cố gắng và tạo cho đội ngũ này yên tâm công
tác phục vụ nhân dân, góp phần làm cho chất lượng hoạt động của hệ thống
chính trị ở cơ sở tỉnh Lào Cai khơng ngừng được nâng cao, chính trị được giữ
vững, kinh tế - xã hội có những bước phát triển vững chắc, đời sống nhân dân
ngày một được nâng cao, sự đồng thuận xã hội trong nhân dân được củng cố.
Tuy nhiên, trong những năm qua, việc thực hiện chính sách cán bộ,
cơng chức cấp xã nói chung và chính sách đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp xã ở
tỉnh Lào Cai nói riêng vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế như: Chưa thống
nhất về độ tuổi tuyển dụng giữa Luật cán bộ, cơng chức, Nghị định
92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một
số chế độ, chính sách cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những
người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và Thông tư 03/2010/TTLTBNV-BTC-BLĐTB&XH về hướng dẫn thực hiện Nghị định 92 với Quyết
định 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ Nội vụ (tại Quyết định
04/2004/QĐ-BNV quy định không quá 35 tuổi, trong khi đó Luật cán bộ,
cơng chức quy định đủ 18 tuổi trở lên); theo Quyết định 04 quy định cán bộ,
cơng chức cơng tác tại các nơi có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống phải


3

biết ít nhất tiếng của một dân tộc thiểu số, như vậy rất khó tuyển chọn cán bộ,
cơng chức khơng phải là người địa phương về công tác tại xã; việc bố trí cơng
chức chưa hợp lý giữa lĩnh vực cơng tác Đảng với lĩnh vực cơng tác chính
quyền, đối với các xã, phường, thị rấn chưa đủ 200 đảng viên thì khơng bố trí
cơng chức văn phịng cấp uỷ trong khi đó lại bố trí 1 đến 2 cơng chức văn
phịng thống kê, địa chính, tư pháp; cơng tác phí hạn chế trong khi phải
thường xun đi cơng tác tại tỉnh, huyện. Ngồi ra, cho đến nay thực hiện
chính sách cán bộ, cơng chức cấp xã vẫn cịn nhiều bất hợp lý, thiếu cơng
bằng khác. Do đó dẫn đến việc thực hiện chính sách đối với cán bộ, cơng
chức xã, phường, thị trấn cịn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, nghiên cứu về việc
thực hiện chính sách cán bộ, công chức cấp xã của tỉnh Lào Cai, đề xuất các
giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện chính sách này là vấn đề
cấp bách, vừa có ý nghĩa thực tiễn trước mắt, vừa có ý nghĩa lâu dài nhất là
trong giai đoạn hiện nay, rất cần được quan tâm. Là một cán bộ công tác trong
cơ quan Ban Tổ chức Tỉnh ủy Lào Cai, tác giả chọn đề tài:“Thực hiện chính
sách cán bộ, cơng chức xã, phường, thị trấn tỉnh Lào Cai trong giai đoạn
hiện nay” làm luận văn tốt nghiệp với mong muốn đưa kiến thức đã học tích
cực phục vụ cơng tác của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến Đề tài
Nhìn tổng quát, nghiên cứu về thực hiện chính sách cán bộ nói chung,
cán bộ, cơng chức cấp xã nói riêng được sự quan tâm của nhiều nhà lãnh
đạo, các cấp ủy đảng, nhà khoa học từ Trung ương đến cơ sở. Có nhiều đề
tài cấp nhà nước, nhiều luận văn, luận án, hội nghị, hội thảo khoa học, bài
viết đăng trên các sách, tạp chí bằng các cách tiếp cận khác nhau với nội
dung phong phú, đa dạng đã đề cập đến chính sách và thực hiện chính sách
cán bộ. Cụ thể như sau:
2.1. Nhóm các đề tài khoa học
- Đề tài khoa học xã hội cấp Nhà nước giai đoạn 2001-2005 mã số
KX.03.02: "Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nhằm đáp ứng yêu



4
cầu của q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước" do GS.TS Vũ Văn
Hiền làm Chủ nhiệm.
- Đề tài khoa học xã hội độc lập cấp Nhà nước (2000-2002) của Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh do GS.TS Hồng Chí Bảo làm Chủ nhiệm về:
“Nghiên cứu một số vấn đề nhằm củng cố và tăng cường hệ thống chính trị ở cơ
sở trong sự nghiệp đổi mới và phát triển của nước ta hiện nay”.
- Đề tài khoa học xã hội độc lập cấp Nhà nước (2000-2002) của Ban Tổ
chức Trung ương do PGS.TS Trần Đình Hoan làm Chủ nhiệm về: “Những vấn
đề lý luận và thực tiễn về đánh giá, quy hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh đạo,
quản lý trong thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước”.
- Đề tài khoa học cấp Ban về “Nâng cao phẩm chất, năng lực của
người cán bộ đứng đầu tổ chức đảng và chính quyền cấp cơ sở theo tinh thần
Nghị quyết Trung ương 5 (khoá IX)” do TS. Nguyễn Danh Châu làm Chủ
nhiệm, Ban Tổ chức Trung ương chủ trì năm 2005.
- Đề tài khoa học cấp Ban “Cơ sở lý luận và thực tiễn về chủ trương
đại hội trực tiếp bầu ban thường vụ, bí thư, phó bí thư đảng ủy xã, phường,
thị trấn” do Mai Xuân Long làm Chủ nhiệm, Ban Tổ chức Trung ương chủ trì
năm 2007.
2.2. Nhóm các luận văn, luận án
- Đề tài luận văn Thạc sĩ chính trị học về "Nâng cao năng lực cán bộ lãnh
đạo chủ chốt cấp xã vùng đồng bằng Bắc Bộ nước ta hiện nay" của Mai Đức
Ngọc, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, năm 2002.
- Luận văn Thạc sĩ khoa học chính trị về "Xây dựng đội ngũ bí thư
đảng ủy xã ở tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay" của Trần Bích Nhuần,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, năm 2006.
- Luận văn Thạc sĩ khoa học chính trị về "Xây dựng đội ngũ bí thư
đảng ủy cấp xã của tỉnh Bạc Liêu trong giai đoạn hiện nay" của Lê Văn Tam,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, năm 2007.



5
- Luận văn thạc sĩ về “Chính sách đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính
trị ở cơ sở tỉnh Nghệ An”, của Trần Ngọc Danh, năm 2008.
- Luận án Tiến sĩ khoa học chính trị về “Chất lượng bí thư đảng ủy xã
vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay” của Trần Duy Hưng, Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, năm 2009.
- Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị về “ Thực hiện chính sách cán bộ
xã ở thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay” của Nguyễn Thị Mai, năm 2009.
Tóm lại, các cơng trình nghiên cứu về chính sách và thực hiện chính
sách cán bộ, cơng chức trong giai đoạn hiện nay nêu trên với nội dung phong
phú đã góp phần làm rõ vị trí, vai trị chính sách cán bộ nói chung; đưa ra
quan niệm và tiêu chí đánh giá thực hiện chính sách cán bộ, cơng chức và
đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng hiệu quả thực hiện chính sách
cán bộ, cơng chức ... mang lại những đóng góp đáng kể làm cơ sở cho việc
hoạch định chủ trương, chính sách về cán bộ, cơng chức cấp xã trong thời
kỳ mới. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có cơng trình nào nghiên cứu về thực
hiện chính sách cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh
Lào Cai.
Tiếp thu các thành quả của các công trình nêu trên và thực tiễn với
mong muốn góp phần vào thực hiện tốt hơn chính sách đối với cán bộ,
công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Tác giả đi sâu
nghiên cứu vấn đề: "Thực hiện chính sách cán bộ, cơng chức xã, phường,
thị trấn tỉnh Lào Cai trong giai đoạn hiện nay".
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích của luận văn
Trên cơ sở những vấn đề lý luận và thực tiễn về việc thực hiện chính
sách cán bộ, cơng chức cấp xã của tỉnh Lào Cai giai đoạn hiện nay, để đưa ra
những giải pháp chủ yếu, khả thi góp phần thực hiện tốt chính sách cán bộ,

cơng chức cấp xã của tỉnh Lào Cai từ nay đến năm 2020.


6
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
Một là, làm rõ khái niệm, vai trò, đặc điểm của đội ngũ cán bộ, cơng
chức cấp xã và chính sách đội ngũ này ở tỉnh Lào Cai hiện nay.
Hai là, khảo sát, phân tích, đánh giá đúng việc thực hiện chính sách cán
bộ, cơng chức cấp xã của tỉnh Lào Cai từ năm 2001 đến nay; chỉ rõ ưu, khuyết
điểm, nguyên nhân và đúc rút kinh nghiệm, xác định những vấn đề đặt ra.
Ba là, dự báo thuận lợi, khó khăn, xác định phương hướng và đề xuất
giải pháp chủ yếu, khả thi nhằm thực hiện tốt chính sách cán bộ, cơng chức
cấp xã trên địa bàn tỉnh Lào Cai từ nay đến năm 2020.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của luận văn
- Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam về cán bộ và chính
sách cán bộ.
- Cơ sở thực tiễn của luận văn là thực trạng của việc thực hiện chính
sách cán bộ, công chức cấp xã của tỉnh Lào Cai từ năm 2001 đến nay và
những yêu cầu của thời kỳ mới đang đặt ra, đồng thời xuất phát từ thực tiễn
hoạt động của đội ngũ này hiện nay để rút ra những vấn đề thiết yếu phục vụ
cho mục đích của luận văn. Luận văn kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu
khoa học của một số luận văn, luận án, đề tài khoa học về công tác cán bộ; sử
dụng các văn bản, chỉ thị, nghị quyết và các báo cáo sơ, tổng kết liên quan
đến công tác cán bộ, công chức cấp xã của tỉnh Lào Cai giai đoạn hiện nay.
4.2. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Chủ yếu sử dụng phương pháp
lơgic và lịch sử; điều tra, khảo sát, phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, gắn
lý luận với thực tiễn, phương pháp chuyên gia và đặc biệt coi trọng phương

pháp tổng kết thực tiễn.


7
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
5.1. Đối tượng nghiên cứu: Thực hiện chính sách cán bộ, công chức
cấp xã của tỉnh Lào Cai.
5.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu, khảo sát thực tế từ năm 2001 đến nay
(tháng 11/2011) và dự báo thuận lợi, khó khăn, xác định mục tiêu, phương
hướng, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện chính
sách cán bộ, cơng chức cấp xã của tỉnh Lào Cai từ nay đến năm 2020.
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu, khảo sát trên địa bàn các xã,
phường, thị trấn của tỉnh Lào Cai.
6. Đóng góp khoa học và ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận văn
6.1. Đóng góp khoa học của luận văn
Thứ nhất, làm rõ quan niệm, vai trò, đặc điểm của đội ngũ cán bộ, công
chức cấp xã và việc thực hiện chính sách đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp xã
của tỉnh Lào Cai hiện nay;
Thứ hai, góp phần đánh giá đúng việc thực hiện chính sách cán bộ,
cơng chức cấp xã của tỉnh Lào Cai hiện nay;
Thứ ba, xác định đúng phương hướng, giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện
tốt chính sách cán bộ, cơng chức cấp xã của tỉnh Lào Cai từ nay đến năm 2020.
6.2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Luận văn góp phần tổng kết thực tiễn của việc thực hiện chính sách
cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong giai đoạn hiện nay;
- Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo để phục vụ cho
việc nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện chính sách cán bộ, cơng chức
cấp xã của tỉnh Lào Cai từ nay đến năm 2020;
7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn gồm 2 chương, 5 tiết.


8
Chương 1
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH CÁN BỘ, CƠNG CHỨC CẤP XÃ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỰC TIỄN VÀ LÝ LUẬN

1.1. KHÁI QUÁT VỀ TỈNH LÀO CAI VÀ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

1.1.1. Khái quát về tỉnh Lào Cai
* Vị trí, vai trị và đặc điểm tình hình kinh tế - chính trị, văn hóa xã hội của tỉnh Lào Cai ảnh hưởng tới CBCC và thực hiện chính sách
cán bộ, cơng chức cấp xã
- Vị trí địa lý
Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới nằm phía Tây Bắc Việt Nam cách Hà
Nội 296 km theo đường sắt và 345 km theo đường bộ. Phía đơng giáp tỉnh Hà
Giang; phía tây giáp tỉnh Lai Châu; phía nam giáp tỉnh Yên Bái, phía bắc giáp
tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) với 203 km đường biên giới. Lào Cai đã trải qua
nhiều lần thay đổi về vị trí địa lý. Kể từ năm 2000 đến nay Lào Cai có biến
động về địa danh: Tháng 10/2000 huyện Si Ma Cai được tách tái lập từ huyện
Bắc Hà; ngày 31/01/2002, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định sáp nhập
thị xã Lào Cai và thị xã Cam Đường thành thị xã Lào Cai; ngày 1/01/2004,
huyện Than Uyên được tách ra chuyển tỉnh Lai Châu (hiện nay) quản lý; ngày
30/11/2004, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 195/2004/NĐ-CP
về việc thành lập thành phố Lào Cai thuộc tỉnh Lào Cai. Đến nay, tỉnh Lào
Cai có 09 đơn vị hành chính, gồm thành phố Lào Cai và 8 huyện (Bảo Thắng,
Bảo Yên, Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương, Sa Pa, Bát Xát, Văn Bàn) với
164 xã, phường, thị trấn, trong đó có 138 xã vùng sâu, vùng xa, biên giới.

Tỉnh Lào Cai được chia làm 3 khu vực: Khu vực I: Là các xã có điều kiện


9
phát triển kinh tế - xã hội thuận lợi. Chủ yếu là các xã ở vùng thấp, gần trung
tâm các huyện, thành phố, giao thông và các dịch vụ xã hội thuận lợi; Khu
vực II: Là các xã có điều kiện phát triển kinh tế- xã hội khó khăn, phần lớn
các xã này nằm ở vùng sâu, vùng xa, giao thơng đi lại cịn tương đối khó
khăn; các dịch vụ xã hội cơ bản đã được đáp ứng tương đối tốt; Khu vực III:
Là các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, các xã ở vùng sâu
vùng biên giới, xa các trung tâm huyện, thành phố; địa hình bị chia cắt mạnh,
giao thơng đi lại cịn rất nhiều khó khăn; các dịch vụ xã hội cịn hạn chế.
Dân cư sống thưa thớt khơng tập trung ảnh hưởng khơng nhỏ trong q
trình triển khai, tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị trên địa bàn của các xã.
- Đặc điểm dân cư
Tổng dân số hiện nay hơn 60 vạn người, trong đó: Số người trong độ
tuổi lao động: chiếm 52%; Mật độ dân số bình qn: 96 người/km2. Tồn tỉnh
có 25 nhóm ngành dân tộc cùng chung sống hồ thuận, trong đó dân tộc thiểu
số chiếm 64,09% dân số toàn tỉnh. Dân tộc Kinh chiếm 35,9%, dân tộc Hmông
chiếm 22,21%, tiếp đến là dân tộc Tày 15,84%, Dao 14,05%, Giáy 4,7%, Nùng
4,4%, còn lại là các dân tộc đặc biệt ít người Phù Lá, Sán Chay, Hà Nhì, La
Chí,... tạo nên văn hố nương rẫy với nhiều tri thức bản địa phù hợp với kinh
tế đồi rừng. Ở vùng cao, người Mơng, Hà Nhì, Dao khai khẩn các sườn núi
thành ruộng bậc thang hùng vĩ. Tính đa dạng, phong phú của văn hố thể hiện
cả ở văn hoá vật thể và phi vật thể [80]. Với một tỉnh nhiều dân tộc cùng
chung sống, cùng với bản sắc văn hóa riêng có của từng dân tộc, địi hỏi phải
có đội ngũ am hiểu về văn hóa của người dân tộc thiểu số.
- Đặc điểm kinh tế - xã hội [20]
Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng trưởng cao với mức tăng bình
quân 5 năm 20,5%. Năm 2010, thu đạt 1.800 tỷ đồng, tăng gần 3 lần so với

năm 2005. Thu từ nội địa với tỷ trọng ngày càng tăng; năm 2010, tăng hơn 3
lần so với năm 2005 và tăng từ là 31,2% năm 2005 lên 42,4% năm 2010, phản


10
ánh sự phát triển, chất lượng và hiệu quả nền kinh tế của tỉnh đã được nâng lên,
tạo nguồn thu ngày càng vững chắc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao với mức
bình quân 5 năm là 13%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng: Tỷ trọng
nông, lâm nghiệp và thuỷ sản trong GDP giảm từ 35,4% năm 2005 xuống cịn
27,9% năm 2010; cơng nghiệp - xây dựng tăng từ 26,5% năm 2005 lên
34,2%. Sản xuất lương thực liên tục được mùa. Lợi thế về cửa khẩu, công
nghiệp, dịch vụ, du lịch được khai thác hiệu quả, đã và đang tạo bước phát
triển mạnh mẽ cho Lào Cai. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng nhanh.
Các lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực và nâng cao đáng
kể; tỷ lệ đói nghèo hằng năm bình quân giảm 5%, đời sống nhân dân được cải
thiện rõ rệt, bộ mặt đô thị, nông thôn và vùng cao ngày càng đổi mới. Quốc
phòng - an ninh được tăng cường và củng cố; hoạt động đối ngoại thu được
nhiều kết quả, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ
vững chắc chủ quyền quốc gia, xây dựng đường biên giới hồ bình, hữu nghị,
hợp tác phát triển. Xây dựng Đảng, chính quyền và các đồn thể có nhiều tiến
bộ, hệ thống chính trị các cấp được củng cố và tăng cường, trở thành nền tảng
vững chắc cho tỉnh phát triển trong giai đoạn tới.
Tuy nhiên, Lào Cai vẫn là tỉnh nghèo, thu nhập bình quân chỉ bằng 2/3
mức bình quân của cả nước, thu nhập bình quân đầu người 15,7 triệu
đồng/người/năm, cơ sở hạ tầng còn yếu kém. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của
tỉnh và trong từng ngành, lĩnh vực cịn chậm. Cơng tác xố đói, giảm nghèo
khơng bền vững, đời sống của một bộ phận dân cư, nhất là ở khu vực nông
thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số cịn nhiều khó khăn. Chất lượng giáo dục
- đào tạo, công tác khám, chữa bệnh chưa đáp ứng yêu cầu. Cải tạo phong tục,
tập quán lạc hậu chuyển biến chậm. Thiết chế văn hoá, nhất là cơ sở vẫn thiếu

thốn. Tình hình an ninh ở một số địa bàn, tai nạn và tệ nạn xã hội như: di cư tự
do, lợi dụng tôn giáo, buôn lậu, ma tuý… diễn biến phức tạp. Ở một số cơ sở,
hoạt động điều hành, quản lý, tổ chức triển khai thực hiện chưa đáp ứng yêu


11
cầu thực tiễn, đội ngũ cán bộ chưa ngang tầm nhiệm vụ. Năng lực lãnh đạo, sức
chiến đấu của một số tổ chức cơ sở đảng và chất lượng một bộ phận cán bộ,
đảng viên còn hạn chế [20].
Để Lào Cai thoát khỏi tỉnh nghèo trong 63 huyện nghèo trong cả nước đồi
hỏi phải có đội ngũ cán bộ, cơng chức đáp ứng được các yêu cầu trước mắt và
sau này. Muốn vậy phải có một chế độ chính sách đối với đội ngũ này ổn định
tạo động lực và định hướng cho đội ngũ yên tâm công tác, nâng cao trình độ
mọi mặt để phục vụ chun mơn.
1.1.2. Khái quát về cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Lào
Cai hiện nay - Chức năng, nhiệm vụ, vai trò và đặc điểm
1.1.2.1. Quan niệm về cấp xã
Lịch sử xây dựng và bảo vệ đất nước, cấp xã ln có vị trí, vai trị rất
quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã
hội và trong bảo vệ chống giặc ngoại xâm. Xã, phường, thị trấn (gọi chung là
xã) được hình thành từ các thơn, bản, thị trấn, tổ dân phố. Ngồi những điểm
chung về văn hóa, phong tục, tập qn... Xã cịn có những nét riêng góp phần
làm phong phú, đa dạng thêm cho nền văn hóa của dân tộc.
Xã là đơn vị hành chính cơ sở trong địa bàn một tỉnh, có dân cư, diện
tích đất đai, nơi sản xuất ra của cải vật chất và cung cấp nguồn nhân lực cho
tỉnh và quốc gia. Xã cũng là nơi cung cấp nguồn nhân lực dồi dào cho cho
tỉnh và quốc gia để phát triển của nền kinh tế - xã hội đất nước.
Với vai trò quan trọng của xã, nên ngay khi giành được chính quyền,
cùng với việc xây dựng hệ thống chính trị các cấp, Đảng và Nhà nước ta rất
quan tâm xây dựng bộ máy Đảng, chính quyền, mặt trận và các đồn thể

chính trị - xã hội ở cấp xã. Xã là một đơn vị hành chính cơ sở, là một bộ
phận cấu thành quan trọng trong hệ thống chính quyền bốn cấp ở nước ta
hiện nay.


12
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nan khố VIII, kỳ họp thứ 11 nhất trí
thơng qua trong phiên họp ngày 15 tháng 4 năm 1992, quy định:
Các đơn vị hành chính của nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam
được phân định như sau:
Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Tỉnh chia thành huyện, thành phố thuộc tỉnh và thị xã; thành phố trực
thuộc trung ương chia thành quận, huyện và thị xã;
Huyện chia thành xã, thị trấn; thành phố thuộc tỉnh, thị xã chia thành
phường và xã; quận chia thành phường.
Khi sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh ln quan tâm và chăm lo xây
dựng cấp xã. Người khẳng định vai trò quan trọng của cấp xã: Cấp xã là
nơi gần gũi dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm được việc thì
mọi cơng việc đều xong xi.
Hiện nay, đất nước đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hố, hiện
đại hố đất nước, cấp cơ sở nói chung và cấp xã nói riêng thật sự quan trọng,
là nền tảng phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh trật tự, an tồn xã hội, là
nơi tuyên truyền chủ trương , chính sách của Đảng, nhà nước đến với nhân
dân và tiếp thu ý kiến của nhân dân truyền đạt, báo cáo lại với Đảng, nhà
nước tạo sự đồng thuận để phát triển đât nước.
Nghị quyết Trung ương 5, khóa IX về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ
thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn, đã khẳng định và nêu bật vị trí
quan trọng của cấp xã:
Cơ sở xã, phường, thị trấn là nơi tuyệt đại bộ phận nhân dân cư trú, sinh

sống. Hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn có vai trị rất quan trọng
trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối đổi mới của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân,
phát huy quyền làm chủ của dân, huy động các khả năng phát triển kinh tế xã hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư.


13
1.1.2.2. Quan niệm về cán bộ, công chức cấp xã
Theo Luật cán bộ, công chức cấp xã được Quốc hội nước Cộng hịa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13 tháng 11
năm 2008 có nêu:
- Cán bộ xã, phường, thị trấn: Cán bộ xã, phường, thị trấn (gọi tắt là cấp
xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong
Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng
ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội. Như vậy, cán bộ cấp xã có các
chức vụ sau đây:
+ Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ;
+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;
+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân;
+ Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
+ Bí thư Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
+ Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
+ Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng xã, phường, thị trấn có hoạt
động nơng, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nơng dân Việt Nam);
+ Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
- Công chức cấp xã là: công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một
chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên
chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Như vậy công chức cấp xã có các
chức danh sau đây:
+ Trưởng Cơng an;

+ Chỉ huy trưởng Quân sự;
+ Văn phòng - thống kê;
+ Địa chính - xây dựng - đơ thị và mơi trường (phường, thị trấn) hoặc địa
chính - nơng nghiệp - xây dựng và mơi trường (xã);
+ Tài chính - kế toán;


14
+ Tư pháp - hộ tịch;
+ Văn hóa - xã hội.
Theo quan niệm về cán bộ cấp xã ở tỉnh Lào Cai ngoài quan niệm nêu
trên đội ngũ cán bộ cấp xã cịn có thêm: Bí thư, phó bí thư chi bộ (nơi chưa
thành lập Đảng bộ) và thường trực đảng ủy.
Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã hiện nay do cấp huyện quản lý.
1.1.2.3. Vị trí, vai trị của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã
Qua thực tiễn cách mạng, để tiến hành đấu tranh giành thắng lợi phải
cần đến những người lãnh đạo phong trào. C.Mác và Ph.Ăngghen đã khẳng
định: “Muốn thực hiện tư tưởng thì cần có những con người sử dụng lực
lượng thực tiễn” [40, tr.181]. Những con người ở đây chính là người lãnh đạo,
là cán bộ, những người có vai trị lãnh đạo quần chúng thực hiện thắng lợi các
tư tưởng cách mạng. C.Mác và Ph.Ăngghen ln cho rằng cần phải có một
đội ngũ vừa có tri thức lý luận, lịng trung thành với lý tưởng của giai cấp,
vừa có năng lực tổ chức thực tiễn mới có khả năng đáp ứng yêu cầu của sự
nghiệp đó.
Để tiếp tục phát triển chủ nghĩa Mác, V.I.Lênin đã kế thừa và phát
triển sáng tạo, đã đặc biệt coi trọng vai trò của cán bộ. Theo V.I.Lênin:
"Trong lịch sử chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền thống trị nếu
nó khơng đào tạo ra được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị,
những đại biểu tiên phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào"
[33, tr.473]. Như vậy, vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ trước hết là ở

chỗ cán bộ là người bảo đảm tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối chính trị
của Đảng. Cán bộ là người xây dựng đường lối, vừa là người lựa chọn cán
bộ thực hiện, đồng thời tìm phương thức chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện
đường lối đã đề ra. Lênin khẳng định “Mấu chốt là vấn đề người, vấn đề
lựa chọn người” và “kiểm tra việc chấp hành” [38, tr.132, 136] chứ không
phải là việc ra các nghị quyết rồi để đó.


15
Vấn đề cán bộ càng trở nên quan trọng và cấp bách hơn khi cách mạng
thành công. Sự lãnh đạo của Đảng phải toàn diện hơn trên các lĩnh vực của
đời sống xã hội, nhất là khó khăn trong quản lý kinh tế nhằm xây dựng thành
công xã hội xã hội chủ nghĩa. Là một nhiệm vụ quan trọng đòi hỏi phải có sự
tham gia của tồn dân, nên cần phải có một đội ngũ cán bộ lãnh đạo quần
chúng nhân dân thực hiện có hiệu quả đường lối mà Đảng đã đề ra, đội ngũ
cán bộ này phải có bản lĩnh, có năng lực lãnh đạo quần chúng nhân dân. Cán
bộ có vai trị quyết định đến kết quả của cách mạng, nhất là khi Đảng đã
giành được chính quyền. Đánh giá về vai trò của cán bộ, Lênin viết:
"Nghiên cứu con người, tìm ra những cán bộ có bản lĩnh. Hiện nay, đó là
then chốt nếu khơng thì tất cả mọi mệnh lệnh và quyết định sẽ chỉ là mớ
giấy lộn" [37, tr.449].
Là người tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại, là người tiếp cận
một cách sâu sắc nhất chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln quan
tâm đến cán bộ và cơng tác cán bộ. Hồ Chí Minh khẳng định: “Cán bộ là cái gốc
của mọi công việc….công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay
kém” [46, tr.269-273]. Với vai trị đó, thì cán bộ có mối quan hệ với đường lối
chính sách, với tổ chức bộ máy, với công việc và với quần chúng nhân dân.
Theo quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cán bộ không chỉ là người xây
dựng ra đường lối và để đó mà cịn có vai trị quyết định trong việc tổ chức
thực hiện đường lối: “Nếu cán bộ dở thì chính sách hay cũng khơng thể thực

hiện được” [46, tr.54] do đó Đảng phải coi trong: “Huấn luyện cán bộ là cơng
việc gốc của Đảng” [46, tr.269] có như vậy Đảng mới có đội quân hùng mạnh
thực hiện thắng lợi đường lối mà Đảng đã đề ra.
Quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh về vấn đề cán bộ, từ khi ra đời cho đến nay, Đảng cộng sản Việt Nam
luôn coi trọng và quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ. Đảng khẳng định:
“Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận


16
mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác
xây dựng đảng” [21, tr.66].
Bước vào thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa
đất nước, Đảng ta đứng trước yêu cầu phải xây dựng cho được một đội ngũ
cán bộ ngang tầm với nhiệm vụ. Trong đó, đặc biệt chú trọng xây dựng đội
ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, trước hết là cấp cơ sở. Đứng trước địi
hỏi như vậy, Đảng ta xác định phải “có một đội ngũ cán bộ đầy đủ phẩm
chất, có năng lực xây dựng đường lối chính trị đúng đắn và tổ chức thực
hiện thắng lợi đường lối đó là vấn đề cốt tử của lãnh đạo, là sinh mệnh của
Đảng cầm quyền” [21, tr.27].
Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã là người gắn bó mật thiết với quần
chúng nhân dân, hoạt động trong lòng nhân dân, là người trực tiếp phát huy
quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm mọi quyền lợi của nhân dân, chăm lo
đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ở cấp xã; đội ngũ cán bộ, công
chức xã là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với quần chúng nhân dân; là người
tuyên truyền, tổ chức và vận động nhân dân thực hiện chủ trương, chính sách
của Đảng và Nhà nước, đồng thời, lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của
quần chúng nhân dân phản ánh đến với Đảng, với Nhà nước để bổ sung, điều
chỉnh, sửa đổi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ngày
càng hoàn thiện hơn, phù hợp hơn.

Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã là người vừa trực tiếp tổ chức, triển
khai đường lối, các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước cấp trên vào
thực tiễn địa phương, đồng thời cụ thể hóa, đề ra các phương hướng, kế hoạch
phát triển cụ thể cho địa phương phù hợp với chủ trương, chính sách của
Đảng, Nhà nước. Muốn làm được điều này đòi hỏi cần có đội ngũ cán bộ,
cơng chức có năng lực, có đủ trình độ học vấn và am hiểu đời sống dân cư
trên địa bàn xã.


17
Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã là người phải gánh vác trách nhiệm
nặng nề hơn, đó là phải chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho hàng nghìn,
hàng vạn người dân trong xã, phường, thị trấn. Để đạt được điều đó đội ngũ
cán bộ, cơng chức phải tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo toàn xã, phường, thị trấn
phát triển trên mọi lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, an ninh trật tự, an
toàn xã hội, quốc phịng, các chính sách xã hội cũng như các phong trào khác
ở địa phương.
Với vị trí, vai trị quan trọng của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã để
đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ trong giai đoạn mới phải đồng bộ xây dựng và
thực hiện chính sách cán bộ, công chức cấp xã phù hợp theo từng giai đoạn và
mang tính ổn định để đội ngũ cán bộ, công chức yên tâm công tác.
Như vậy, đội ngũ cán bộ cấp xã ở tỉnh Lào Cai có vai trị quan trọng
trong hệ thống chính trị, là trung tâm đoàn kết, là người tập hợp lực lượng,
tiếp thu đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước,
đồng thời là người triển khai, tổ chức thực hiện những nội dung đó... do đó,
chất lượng của đội ngũ cán bộ cấp xã có ý nghĩa quyết định năng lực lãnh đạo
thực hiện nhiệm vụ chính trị, hiệu lực quản lý của chính quyền và chất lượng
hoạt động của các đoàn thể quần chúng ở cấp xã. Để hồn thành tốt nhiệm vụ
chính trị của mỗi tổ chức thành viên, đầu tiên phải phụ thuộc vào đội ngũ cán
bộ, công chức. Đội ngũ cán bộ, công chức nếu được quan tâm, xây dựng nâng

cao chất lượng sẽ là lực lượng quan trọng nhất tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ
và vững chắc trên địa bàn các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Trong đánh giá chung cơ bản cho thấy, những xã có kinh tế xã hội phát triển,
an ninh trận tự ổn định, biên giới giữ vững (đối với các xã giáp biên giới với
Trung Quốc) là do có đội ngũ cán bộ, cơng chức có trình độ chun mơn
nghiệp vụ, có lý luận chính trị và có năng lực tổ chức, điều hành thực hiện
nhiệm vụ chính trị trên địa bàn và ngược lại những xã yếu kém thì cũng do


18
đội ngũ cán bộ, cơng chức trình độ học vấn hạn chế, năng lực chỉ đạo, điều
hành yếu kém, mất uy tín với nhân dân.
Do đó, xây dựng đội ngũ cán bộ đó thật sự có trình độ học vấn, có
năng lực chỉ đạo điều hành, có uy tín là một trong những vấn đề có ý nghĩa
chiến lược góp phần quyết định vào phát triển chung của huyện, thành phố,
của tỉnh.
1.1.2.4. Đặc điểm của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của tỉnh
Lào Cai
- Hầu hết đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tỉnh Lào Cai là người bản
địa, sinh sống và lớn lên tại xã do đó có mối quan hệ dịng họ, làng, bản về
mọi mặt của đời sống xã hội. Điều này có nhiều ảnh hưởng đến các vấn đề
giải quyết liên quan đến lợi ích. Một bộ phận cán bộ, nhất là các xã vùng
cao, vùng sâu, và có dân tộc thiểu số chiếm phần đơng trên địa bàn xã tuổi
cao, trình độ học vấn hạn chế, song lại có uy tín, có tiếng nói trong xã
thơng qua bầu cử giữ các chức danh cán bộ chuyên trách lại có khả năng
vận động quần chúng song lại có tư duy kinh nghiệm, đơi khi giải quyết
công việc quá nguyên tắc, cứng nhắc, thiếu mềm dẻo, đôi khi lại giải quyết
công việc theo ý nghĩ chủ quan, tình cảm nên nhiều khi khơng đạt được
hiệu quả công việc.
- Một bộ phận cán bộ, công chức là người miền xuôi lên công tác tại các

xã được đào tạo bài bản, tuổi trẻ, năng động song lại không biết tiếng địa
phương, không hiểu phong tục tập quán của người địa phương nên công tác
vận động quần chúng thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước trong phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh trật tự, ổn định biên giới
gặp nhiều khó khăn.
- Đội ngũ cán bộ, cơng chức là người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ lớn là
một thuận lợi trong lãnh đạo chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa
phương nhưng đây cũng là vấn đề đang gặp nhiều khó khăn đó là đội ngũ cán


19
bộ, cơng chức này thường có tính tự ti, ngại va chạm, nhất là người cùng làng,
cùng xã, nên giải quyết cơng việc hiệu quả thấp.
- Là tỉnh có cơ bản là các xã thuần nông nên đội ngũ cán bộ, công
chức chủ yếu là người trực tiếp sản xuất, kinh doanh, vừa là cán bộ do đó
cũng hạn chế về thời gian nghiên cứu các các chủ trương, chính sách để cụ
thể hóa vào phương mình thực hiện. Ngồi ra, nhất là trong thời gian thu
hoạch và vào vụ họ bị chi phối nhiều vào việc gia đình ít quan tâm đến
công việc của xã.
1.1.2.5. Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của tỉnh Lào
Cai hiện nay
Nhìn chung đến thời điểm hiện nay đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã
tỉnh Lào Cai sau khi thực hiện Nghị định 92/CP của Chính phủ đã được tăng
về số lượng và được nâng lên cả về chất lượng, năng lực thực hiện chức trách
nhiệm vụ. Cụ thể:
* Thực hiện phân bổ chỉ tiêu biên chế cán bộ, công chức cấp xã tỉnh Lào
Cai theo Nghị định 159/2005/NĐ-CP
- Phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn tỉnh Lào Cai: Thực
hiện Nghị định số 159/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính
phủ về việc phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn Ủy ban nhân dân

tỉnh Lào Cai đã ban hành Quyết định số 2667/QĐ-UBND ngày 22/9/2008 về
Phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn tỉnh Lào Cai theo đó số đơn
vị xã, phường, thị trấn loại I (từ 221 điểm trở lên) là 39 đơn vị, loại II (từ 141
điểm đến 220 điểm) là 96 đơn vị và loại III ( từ 140 điểm trở xuống) là 29 đơn
vị. Cụ thể [76]:


20
Bảng 1.1: Phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị rấn tỉnh Lao Cai
TT
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.

Huyện, thành phố

Tổng số

Toàn tỉnh
Thành phố Lào Cai
Huyện Bảo Thắng
Huyện Bát Xát
Huyện Bắc Hà
Huyện Bảo Yên

Huyện Mường Khương
Huyện Sa Pa
Huyện Si Ma Cai
Huyện Văn Bàn

164
17
15
23
21
18
16
18
13
23

Loại I
39
5
10
9
3
0
6
3
1
2

Trong đó
Loại II

96
7
13
7
2
11
7
14
15
20

Loại III
29
5
0
0
8
10
2
1
2
1

- Phân bổ chỉ tiêu biên chế CBCC cấp xã tỉnh Lào Cai hiện nay: Thực
hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ
về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách cán bộ, công chức ở xã,
phường, thị trấn, và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, Ủy
ban nhân dân tỉnh Lào Cai đã ban hành các Quyết định từ 1710 đến 1718/QĐUBND ngày 25/6/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai về việc giao chỉ
tiêu biên chế cán bộ, công chức cấp xã cho 9 huyện, thành phố. Nhìn chung,
chỉ tiêu biên chế cán bộ, công chức cấp xã hiện nay được phân bổ theo đúng

quy định của Nghị định 159, tuy nhiên số xã được phân bổ đảm bảo theo quy
định về số lượng cán bộ, cơng chức theo loại đơn vị hành chính cấp xã (không
quá 25 người đối với cấp xã loại 1; không quá 23 người đối với cấp xã loại 2
và không quá 21 người đối với cấp xã loại 3) ít, cịn nhiều xã chưa được phân
bổ đủ chỉ tiêu biên chế.
* Về cán bộ chuyên trách [69] (xem phụ biểu kèm theo)
Số lượng cán bộ chuyên trách là 1708 người chia ra:
- Bí thư Đảng uỷ:

164 người

- Phó Bí thư Đảng uỷ:

119 người

- Thường trực Đảng ủy:

24 người

- Chủ tịch Hội đồng nhân dân:

67 người


21
- Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân:

147 người

- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân:


157 người

- Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân:

217 người

- Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam:

163 người

- Bí thư Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: 160 người
- Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam:

163 người

- Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam:

163 người

- Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam:

164 người

Số lượng đội ngũ cán bộ chuyên trách cơ bản tương ứng với cấp xã đảm
bảo cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ ở địa phương.
Về cơ cấu dân tộc: Là một tỉnh nhiều đồng bào dân tộc thiểu số với 1228
người là cán bộ người dân tộc thiểu số chiếm 71,9% phù hợp với tỷ lệ dân
tộc, đây là thuận lợi trong tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân thực
hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước của cấp trên và của địa

phương trong phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh trật tự trên đia bàn,
ổn định biên giới; Về cơ cấu nữ còn chiếm tỷ lệ hạn chế có 248 người là cán
bộ nữ chiếm 14,5%. Đây là một hạn chế cho công tác vận động giới nữ ở cơ
sở. Hầu hết số cán bộ nữ giữ chức vụ Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ cấp xã,
còn lại các chức danh khác rất ít (như đã thể hiện trong Phụ biểu kèm theo);
Về cơ cấu độ tuổi, Dưới 30 tuối là 223 người chiếm 13,1%, từ 31 đến 40 tuổi
là 486 người chiếm 28,5% , từ 41 đến 50 tuổi là 588 người chiếm 34,4% và
trên 50 tuổi là 411 người chiếm 24,0%.
Về trình độ giáo dục phổ thơng: Có thể nói sau khi thực hiện các chủ
trương của tỉnh về đào tạo nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức
cơ sở, chất lượng giáo dục phổ thông của đội ngũ cán bộ chuyên trách đã
được nâng lên cơ bản đáp ứng yêu cầu hiện tại số còn lại do tuổi cao và có uy
tín nên tiếp tục được tái cử nên chư họ thiện chưong trình giáo dục phổ thông


22
theo chuẩn quy định tại Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004
của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với
cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn: tốt nghiệp Tiểu học là 260 người
chiếm 15,2%; tốt nghiệp trung học cơ sở là 720 người chiếm 42,2%; tốt
nghiệp trung học phổ thông là 688 người chiếm 40,3%.
Về trình độ lý luận chính trị: Cao cấp là 12 người chiếm 0,7%; Trung
cấp là 806 người chiếm 47,2%; Sơ cấp là 347 người chiếm 20,3%. Nhìn
chung đội ngũ cán bộ chuyên trách mới đựoc tập trung đào tạo trình độ trung
cấp và sơ cấp lý luận chính trị cịn lại số cán bộ có trình độ cao cấp lý luận
chính trị cơ bản là cán bộ, công chức cấp huyện, tỉnh được tăng cường, điều
động, ln chuyển về cơ sở.
Về trình độ chun mơn: Đại học là 81 người chiếm 4,7%; Cao đẳng là
8 người chiếm 0,5%; Trung cấp là 412 người chiếm 24,1%; Sơ cấp là 7 người
chiếm 0,4%. Số chưa qua đào tạo chun mơn cịn cao 1130 người chiếm

66,2%. Đây là một khó khăn lớn của đội ngũ vì trong q trình tỉnh đầu tư
vào đào tạo nâng cao chất lượng cho đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp xã cịn
phải tập trung đào tạo giáo dục phổ thông cho đội ngũ do đó số cán bộ mới
được đạo tạo hồn thiện về giáo dục phổ thông theo quuy định chưa được địa
tạo về chun mơn mà chủ yếu được đạo tạo trình độ trung cấp lý luận chính
trị; lý luận chính trị - hành chính.
* Cơng chức
Nhìn chung đội ngũ cơng chức cấp xã trẻ, đảm bảo về trình độ chun
mơn, nghiệp vụ, là đội ngũ tham mưu giúp việc nhiệt tình ham học hỏi tuy
nhiên cịn ít khinh nghiệm trong triển khai, tổ chức thực hiện nhiệm vụ. Hiện
nay đội ngũ cán bộ công chức cấp xã của tỉnh Lào Cai là 1.760 người chia ra:
- Trưởng Công an:

150 người

- Chỉ huy trưởng Quân sự:

163 người

- Văn phòng - thống kê:

308 người


23
- Địa chính - xây dựng- đơ thị và mơi trường:

319 người

- Tài chính - kế tốn:


257 người

- Tư pháp - hộ tịch:

279 người

- Văn hóa - xã hội:

284 người

Về cơ cấu dân tộc, giới tính, độ tuổi: 920 người là cán bộ người dân tộc
thiểu số chiếm 52,3%; 411 người là nữ chiếm 23,4%; độ tuổi: Dưới 30 tuối là
846 người chiếm 48,1%; từ 31 đến 40 tuổi là 609 người chiếm 34,6%; từ 41
đến 50 tuổi là 214 người chiếm 12,2%; Trên 50 tuổi là 91 người chiếm 5,2%
Về trình độ giáo dục phổ thơng: tốt nghiệp Tiểu học là 42 người chiếm
2,39%; tốt nghiệp trung học cơ sở là 360 người chiếm 20,5%; tốt nghiệp trung
học phổ thơng là 1.361 người chiếm 77,3%.
Về trình độ lý luận chính trị: Cao cấp là 1 người chiếm 0,1%; Trung
cấp là 231 người chiếm 13,1%; Sơ cấp là 206 người chiếm 11,7%.
Về trình độ chun mơn: Đại học là 198 người chiếm 11,3%; Cao đẳng
là 40 người chiếm 2,3%; Trung cấp là 1.204 người chiếm 68,4%; Sơ cấp là 6
người chiếm 0,3%.
* Về phân xếp loại chính quyền cơ sở
Theo đánh giá phân xếp loại chính quyền cơ sở năm 2010 của thì hầu
hết các xã, phường, thị trấn đảm bảo về hoạt động khơng có xã nào xếp vào
loại yếu. Cụ thể:


24

Bảng 1.2: Đánh giá phân loại chính quyền cơ sở năm 2010
TT
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.

Huyện, thành phố
Thành phố Lào Cai
Huyện Bảo Thắng
Huyện Bát Xát
Huyện Bắc Hà
Huyện Bảo Yên
Huyện Mường Khương
Huyện Sa Pa
Huyện Si Ma Cai
Huyện Văn Bàn
Cộng
%

Tổng
số
17
15
23

21
18
16
18
13
23
164

Vững
mạnh
11
13
19
13
10
3
15
4
6
94
57,32

Phân loại
Trung
Khá
bình
4
2
2
4

8
6
2
13
3
9
15
2
64
6
39,02
3,66

Yếu

1.2. THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY - QUAN NIỆM, VỊ
TRÍ, VAI TRÒ, CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ
THỰC HIỆN TỐT CHÍNH SÁCH

1.2.1. Quan niệm chính sách
Thuật ngữ “chính sách” được sử dụng khá phổ biến trên sách báo, các
phương tiện thơng tin và đời sống chính trị, văn hóa, xã hội. Mọi chủ thể
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội đều có chính sách của mình. Theo quan
niệm phổ biến, chính sách là phương thức hành động được một chủ thể khẳng
định và thực hiện nhằm giải quyết những vấn đề lặp đi lặp lại.
Theo Từ điển Bách khoa tồn thư thì: Chính sách là những chuẩn tắc
cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ; được thực hiện trong một thời gian
nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và phương
hướng của chính sách tuỳ thuộc tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị,

kinh tế, văn hố, xã hội... Muốn định ra chính sách đúng phải căn cứ vào tình
hình thực tiễn trong từng lĩnh vực, từng giai đoạn, phải vừa giữ vững mục


25
tiêu, phương hướng được xác định trong đường lối, nhiệm vụ chung, vừa linh
hoạt vận dụng vào hoàn cảnh và điều kiện cụ thể.
Theo Đại từ điển tiếng Việt, Nguyễn Như Ý chủ biên, Nhà xuất bản Văn
hố - Thơng tin, 1999 thì: "chính sách": chủ trương và các biện pháp của một
đảng phái, một Chính phủ trong các lĩnh vực chính trị - xã hội [82, tr.368].
Như vậy, theo cách hiểu hiện nay, khi nghiên cứu khái niệm chính sách,
cần lưu ý có 3 vấn đề cơ bản sau đây:
- Chính sách là do tổ chức (tầng lãnh đạo của nó) ban hành và được thể
chế hóa trong quá trình thực thi nhằm điều chỉnh quan hệ lợi ích của các
nhóm đối tượng trong q trình hoạt động.
- Chính sách là công cụ thực hiện mục tiêu của tổ chức là sự thể hiện
của ý thức, tư tưởng. Vì vậy, để theo đuổi mục tiêu cần giải quyết những vấn
đề tồn tại, hoặc điều chỉnh các loại quan hệ. Cơ quan lãnh đạo của tổ chức cần
phải chế định các loại chính sách, vì chính sách này chính là kết quả của quá
trình nhận thức, tư duy của cơ quan lãnh đạo. Muốn chế định chính sách đúng
địi hỏi người lãnh đạo phải nắm vững quan điểm và phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin.
- Chính sách là pháp lệnh chuẩn mực và là công cụ quản lý của tổ chức.
Chính sách vừa có tính chất ràng buộc, cưỡng chế vừa có tính chất kích thích,
thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với hành vi của cá nhân và tồn bộ tổ chức. "Giỏi
vận động chính sách và điều hòa hành động của tổ chức nhằm đạt được mục
tiêu dự định là một vấn đề nghệ thuật của sự lãnh đạo" [82, tr.282-290].
Đối với Đảng, Nhà nước ta, hệ thống chính sách thể hiện mục tiêu,
quan điểm, nguyên tắc và các giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề kinh
tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng, quan hệ đối ngoại, chăm lo đời

sống nhân dân, xây dựng các lực lượng chính trị của đất nước trong từng
giai đoạn cách mạng.... Chính sách cịn là những yêu cầu thiết yếu của đất
nước và nhân dân trong từng thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ


×