Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nghiên cứu đánh giá hiệu quả của việc sử dụng tài liệu nguyên bản trong dạy học ngoại ngữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (551.39 KB, 5 trang )

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, VOL. 18, NO. 8, 2020

73

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC
SỬ DỤNG TÀI LIỆU NGUYÊN BẢN TRONG DẠY HỌC NGOẠI NGỮ
STUDY ON EFFECTIVENESS OF
AUTHENTIC MATERIALS’S USE IN TEACHING OF FOREIGN LANGUAGE
Đào Thị Thanh Phượng
Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng;
Tóm tắt - Tài liệu nguyên bản (TLNB) là một nguồn tài liệu dạy tiếng
khổng lồ, chứa đựng những ngữ liệu đa dạng, sống động, cập nhật
cả về nội dung, cũng như cách truyền tải nội dung đó. Khơng có một
sách giáo khoa dạy tiếng nào đủ sức cập nhật đầy đủ những biến
động ấy. Vì thế, sử dụng TLNB là cách để bổ sung những thiếu hụt
này.Thực tế đã cho thấy, khi được lựa chọn, khai thác đúng đắn,
TLNB sẽ tạo ra những hiệu quả mà những bài học được biên soạn
sẵn khơng thể có được. Với những nhận định trên về vai trò và tầm
quan trong của TLNB, mục tiêu của bài báo nhằm đánh giá quan
điểm của người dạy qua việc sử dụng tài liệu nguyên bản trong dạy
học ngoại ngữ và đề xuất một số giải pháp phù hợp.

Abstract - The authentic material (AM) is a huge source of
language teaching materials containing diverse and vivid materials,
updated on the content as well as how to convey that content. No
language textbook is enough to fully update these fluctuations.
Therefore, using AM is a way to supplement these deficiencies.
The fact has shown that, when selected and exploited properly, AM
will create effects that prepared lessons cannot have. With the
above comments on the role and importance of this document, the
aim of the article is to evaluate the teacher's evaluation by using


original materials in foreign language teaching and to suggest
some suitable solutions.

Từ khóa - Tài liệu nguyên bản; đánh giá; hiệu quả; sử dụng; giải
pháp

Key words - Authentic material; evaluation; effectiveness; use;
solution

1. Đặt vấn đề
Ở mơi trường học tiếng chính thức, đầu vào ngơn ngữ
thường được điều tiết bởi người dạy thông qua giáo trình,
qua nội dung/ tài liệu bổ trợ được lựa chọn cho phù hợp với
người học, với mục đích lớp học. Từ những giả thiết nghiên
cứu này, TLNB được xem như một cấu phần của đầu vào
ngôn ngữ trong giảng dạy ngoại ngữ. Theo Besse, có hai lý
do để sử dụng TLNB: Thứ nhất, TLNB thể hiện việc sử dụng
ngôn ngữ thật, cụ thể là những hành vi giao tiếp diễn ra trong
nhiều tình huống cụ thể và thực tế; Thứ hai, nếu được lựa
chọn kỹ và phù hợp với nhu cầu của sinh viên thì TLNB sẽ
là cơng cụ lý tưởng cho chương trình dạy và học ngoại ngữ
[1]. Trong việc tổ chức hoạt động dạy học, quan điểm của
giảng viên và của nhà quản lý giáo dục có vai trò lớn trong
việc quyết định nội dung và các yêu cầu giảng dạy. Vì vậy,
mục tiêu của bài báo nhằm trả lời các câu hỏi sau: TLNB
được sử dụng trong dạy học ngoại ngữ bao gồm các dạng
nào? Dạng tài liệu nào được sử dụng nhiều nhất và ít nhất ?
Giảng viên có nhận xét gì về hiệu quả sử dụng TLNB trong
dạy học ngoại ngữ ? Việc sử dụng TLNB có phù hợp với các
trình độ hay các kỹ năng tiếng hay không ? Nghiên cứu sử

dụng bảng hỏi (định lượng) và phỏng vấn sâu (định tính) đi
theo nhằm mô tả quan điểm và các biến liên quan đến 2
nhóm đối tượng giảng viên và nhà quản lý của 2 Trường Đại
học Ngoại ngữ (ĐHNN) – Đại học Đà Nẵng (ĐHĐN) và
Trường ĐHNN – Đại học Huế đối với việc sử dụng TLNB.

tính tự nhiên của mơi trường giao tiếp thực tế, sống động…
qua đó nó đáp ứng được mục tiêu nhu cầu của người học
[2]. Trong phạm vi bài báo này, tác giả chọn định nghĩa của
Nunan là định nghĩa thiên về lĩnh vực giáo học pháp, “Tài
liệu ngun bản là văn bản được soạn khơng nhằm mục
đích giảng dạy, là những gì lấy từ cuộc sống thực do người
bản xứ thực hiện và khi đưa vào lớp học nó được giữ
ngun hình dáng, thể thức, khơng có một thay đổi nào so
với hiện trạng ban đầu” [3].
2.2. Phân loại TLNB
Việc phân loại TLNB là định hướng trước tiên cho việc
lựa chọn và sử dụng chúng trong nội dung bài giảng.
Lingzu J và YuanNyuan Z. (trích theo Adéla Špirochová
[4]) đã gợi ý cách phân loại TLNB thành 4 loại như sau:
- TLNB nghe-nhìn: Các chương trình truyền hình,
chương trình đố vui, phim, phim hoạt hình, phim tài liệu,
phim quảng cáo, video âm nhạc, kịch…
- TLNB trực quan: Các slides trình chiếu, hình ảnh,
tranh, biển báo chỉ đường, hình ảnh minh hoạ trong tạp chí,
bưu thiếp…
- TLNB bản in: Bài báo, bài viết, văn bản quảng cáo,
thực đơn món ăn, thông báo dán trên tường, catalog trường
đại học, chương trình du lịch, lịch trình các phương tiện
cơng cộng…

- TLNB hiện vật, thường được dùng trong lớp học, như
đồng xu, tờ tiền, mặt nạ halloween, điện thoại, búp bê, đồng
hồ đeo tay…
Một số tác giả khác có cách phân loại khác nhau, nhưng
nói chung đều cho thấy TLNB đều là các sản phẩm ngôn
ngữ/ phi ngôn ngữ lấy từ thực tế đời sống và được sử dụng
một cách tự nhiên cho người bản ngữ. Nghiên cứu đã sử
dụng cách phân loại trên vì đây là những dạng tài liệu phổ
biến nhất có thể được khai thác trong các giờ học ngoại ngữ
vì nhiều mục tiêu giảng dạy khác nhau.

2. TLNB trong giảng dạy ngoại ngữ
2.1. Các định nghĩa
Có nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm TLNB trên
nhiều góc độ: Tín hiệu học, ngữ nghĩa học, hình thái học,
ngữ dụng học… các định nghĩa nói chung đều cho rằng
TLNB phản ánh đặc trưng đích thực của ngơn ngữ (đích –
ngơn ngữ được học) trong cộng đồng nói năng. Roger [2,
tr.467] đã định nghĩa rằng TLNB mang tính thích ứng và


Đào Thị Thanh Phượng

74

2.3. Vai trò của TLNB
Vai trò của TLNB trong giảng dạy ngoại ngữ đã được
quan tâm và phân tích trong nghiên cứu của Berado [5], tác
giả đã xác định một số đặc trưng của loại tài liệu này là: (1)
Giới thiệu từ vựng và cấu trúc ngữ pháp trong tình huống;

(2) Tạo ra tính thực tế và đảm bảo sự xác thực cho các
tương tác trong lớp học; (3) Thuộc về thế giới thật chứ
không phải thế giới trường lớp; (4) Tiếp cận với thực tế văn
hóa. Bốn đặc trưng cơ bản này giúp phân biệt và định
hướng trong việc lựa chọn và xử lý TLNB trong q trình
dạy ngoại ngữ [5].
Những hiệu quả tích cực của TLNB cũng là nội dung
được khai thác nghiên cứu. Trong The main advantages of
using authentic materials (Những lợi ích chính của việc sử
dụng ngữ liệu nguyên bản”), tác giả Peacock (1997) đã cho
thấy, TLNB ngày càng trở nên quan trọng vì nó tạo động
lực học tập cho người học, và đặt người học vào trong môi
trường ngôn ngữ thực hay nói cách khác là ngữ cảnh hố
lớp học. Những lợi ích cụ thể của TLNB được các tác giả
này đề cập bao gồm: (1) Việc tạo hiệu ứng tích cực, nâng
cao động cơ học tập của người học; cung cấp tcho người
học kiến văn thực và sinh động; (2) Cung cấp một thứ ngôn
ngữ thực; (3) Đáp ứng tốt hơn và gần gũi hơn với mục tiêu
của người học; và (4) Gợi ý cho những ý tưởng sáng tạo
cho việc giảng dạy [6].
3. Đánh giá mức độ của việc sử dụng TLNB trong dạy
học ngoại ngữ
3.1. Phương pháp nghiên cứu
Bài báo tiến hành khảo sát ý kiến của người dạy trên
cơ sở bảng hỏi (định lượng) nhằm mô tả quan điểm và
các biến liên quan đến giảng viên và các nhà quản lý đối
với việc sử dụng TLNB. Phương pháp phỏng vấn sâu với
hai nhóm đối tượng trên cũng được sử dụng nhằm làm rõ
thêm một số nội dung phát hiện trong phần điều tra bằng
bảng hỏi.

Bảng hỏi gồm 6 câu hỏi tập trung khảo sát thực tế sử
dụng TLNB trong dạy học ngoại ngữ, như kiểu dạng TLNB
đang sử dụng, kinh nghiệm trong sử dụng TLNB, dạng tài
liệu được sử dụng nhiều nhất và ít nhất, hiệu quả sử dụng
TLNB trong dạy học ngoại ngữ, việc sử dụng TLNB có
phù hợp với các trình độ hay các kỹ năng tiếng hay không.
3.1.1. Mẫu nghiên cứu
Khảo sát được thực hiện tại hai Trường Đại học Ngoại
ngữ -Đại học Huế và Trường Đại học Ngoại ngữ -ĐHĐN.
Đối tượng khảo sát là các giảng viên và các nhà quản lý
thuộc hai Khoa tiếng Anh và Khoa tiếng Pháp, là hai khoa
có truyền thống lâu đời của hai trường. Tổng số phiếu khảo
sát phát ra và thu về là 172 phiếu. Thông tin về mẫu nghiên
cứu được trình bày tại Bảng 1.
Bảng 1. Thông tin mẫu nghiên cứu
Thông tin
Ngôn ngữ
đang dạy

Số lượng Tỉ lệ (%)

Tiếng Anh

143

83,1

Tiếng Pháp

29


16,9

85

49,4

Trường đang Đại học Ngoại ngữ - Đại
công tác
học Đà Nẵng

Thời gian
giảng dạy
ngoại ngữ

Đại học Ngoại ngữ - Đại
học Huế

87

50,6

Dưới 5 năm

13

7,6

Trên 20 năm


32

18,6

Từ 10 năm đến dưới 20
năm

71

41,3

Từ 5 năm đến dưới 10
năm

56

32,6

3

1,7

144

83,7

25

14,5


Cử nhân
Học hàm học
Thạc sĩ
vị
Tiến sĩ
Ban chủ nhiệm khoa
Vị trí cao nhất

Giảng viên

7

4,1

130

75,6

Quản lý phịng ban

7

4,1

Trưởng, phó bộ mơn

28

16,3


172

100

Tổng số

3.1.2. Phương pháp xử lý số liệu
Để trả lời các câu hỏi nghiên cứu, tác giả sử dụng các
phương pháp phân tích thống kê mơ tả và suy luận. Nghiên
cứu sử dụng SPSS kết hợp với cơng cụ phân tích số liệu
của Google forms thực hiện xử lý số liệu.
3.2. Kết quả nghiên cứu
- Các dạng tài liệu được sử dụng
Kết quả khảo sát liên quan đến việc đánh giá mức độ
hiệu quả của các loại hình TLNB được sử dụng.
20
15
10
5
0
Khơng
trả lời

Ít

Khơng

TLNB bản in
TLNB hiện vật


Trung
bình

Nhiều

TLNB trực quan
TLNB nghe-nhìn

Rất
nhiều

Hình 1. Các dạng TLNB được sử dụng

Số liệu thống kê trong Hình 1 cho thấy: (1) Trong quá
trình giảng dạy, giảng viên sử dụng nhiều dạng TLNB khác
nhau với tỉ lệ ít chênh lệch; (2) Loại tài liệu được sử dụng
phổ biến nhất là dạng bản in, tiếp đến bản nghe - nhìn và
cuối cùng là tài liệu hiện vật. Dạng tài liệu in phổ biến được
xem là dễ tiếp cận, dễ sử dụng và ít mất thời gian. Sự cân
bằng tương đối giữa các dạng TLNB là tín hiệu tích cực
đáng quan tâm. Ở nhiều cơ sở đào tạo theo quan sát của
nhóm nghiên cứu, thường chỉ TLNB dạng in được quan
tâm. Đa dạng hoá các loại TLNB sẽ giúp cho đầu vào ngôn
ngữ của lớp học thêm sinh động.
- TLNB với các cấp độ ngơn ngữ
Phần tiếp theo của bảng khảo sát tìm hiểu đánh giá của
giảng viên về mức độ phù hợp của TLNB đối với các cấp
độ năng lực ngôn ngữ. Kết quả thống kê mơ tả được trình
bày trong Hình 2



ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, VOL. 18, NO. 8, 2020

75

văn hóa văn minh của đất nước mà ngơn ngữ đang được
giảng dạy. Ngoài ra, đối với các kỹ năng thực hành tiếng,
mức độ hiệu quả của việc sử dụng TLNB được đánh giá
khá tương đồng. Nếu xem xét một cách thật cụ thể, chúng
ta thấy thứ tự mức độ hiệu quả của việc khai thác TLNB
như sau: Nghe > Đọc > Nói > Viết.
Bài báo cũng tìm hiểu đánh giá của giảng viên mức độ
sử dụng TLNB cho từ môn học / kỹ năng. Kết quả được thể
hiện ở Hình 4.

350
300
250
200
150

100
50
0
Khơng trả Khơng
lời
hiệu quả
Cấp độ 1
Cấp độ 4


Ít hiệu Hiệu quả Rất hiệu Không thể
quả
quả
thiếu
Cấp độ 2
Cấp độ 3
Cấp độ 5
Cấp độ 6

Hình 2. TLNB và các cấp độ năng lực ngơn ngữ

Từ kết quả ở Hình 2, đánh giá của giảng viên cho thấy
TLNB có thể được khai thác một cách hiệu quả ở tất cả các
cấp độ năng lực ngơn ngữ. Ngồi ra, có thể nói sự phù hợp
được đánh giá tăng dần theo cấp độ có của năng lực ngôn
ngữ. Đặc biệt, 32,5% giảng viên được hỏi cho rằng TLNB
rất hiệu quả và thậm chí khơng thể thiếu đối cấp độ 6 theo
Khung năng lực tham chiếu châu Âu. Phân tích kết quả này,
rõ ràng TLNB chứa đựng các yếu tố ngơn ngữ tự nhiên, vì
vậy, ở các trình độ cao hơn, việc sử dụng hiệu quả hơn do
người học đã có vốn kiến thức ngơn ngữ nền (từ vựng, ngữ
pháp, phong cách...) tốt hơn để có thể tiếp cận văn bản. Như
vậy, vấn đề cần quan tâm sẽ là các phương pháp/ cách thức
tìm và sử dụng TLNB cho các cấp độ năng lực thấp.
- TLNB sử dụng theo các kỹ năng và nội dung học
Đặc điểm kỹ năng và nội dung môn học rõ ràng có vai
trị quyết định việc sử dụng TLNB. Các mơn học có sự liên
quan mật thiết với ngơn ngữ sử dụng trong mơi trường, hay
địi hỏi thơng tin xã hội thực tế sẽ có nhu cầu nhiều hơn
trong việc sử dụng TLNB trong nội dung. Ngược lại, ở các

môn mang tính chất lý thuyết, TLNB ít có tác dụng hơn.
Kết quả về mức độ phù hợp của TLNB với các mơn học/
kỹ năng khác nhau trong chương trình đào tạo được trình
bày trong Hình 3

Hình 4. Mức độ sử dụng TLNB trong các mơn học/ kỹ năng

Kết quả ở Hình 4 khơng bất thường vì số liệu khá tương
ứng với kết quả vừa trình bày ở trên. Theo đó, các mơn học
liên quan đến văn hóa, văn minh vẫn được khuyến khích
sử dụng TLNB, tiếp theo đó là các mơn liên quan đến thực
hành tiếng. Đối với các môn học / kỹ năng này, giảng viên
cho rằng cần sử dụng TLNB càng nhiều càng tốt, thậm chí
có ý kiến cho rằng chỉ nên sử dụng TLNB. Ở nhóm các kỹ
năng, sự cân bằng trong các ý kiến cho thấy, thực tế đáng
chú ý là TLNB có thể sử dụng đều ở các kỹ năng. Kết luận
này có tính chất phương pháp luận đối với việc triển khai
sử dụng TLNB.
- Tự đánh giá của giáo viên về hiểu biết đối với TLNB
50
45
40
35
30
25
20
15
10
5
0


Khơng trả lời

Khơng

Ít

Trung bình

Nhiều

Rất nhiều

Hình 5. Hiểu biết về việc sử dụng TLNB
Hình 3. TLNB và các mơn học / kỹ năng

Kết quả ở Hình 3 cho thấy, TLNB có thể được khai thác
một cách hiệu quả ở tất cả các môn học. Tuy nhiên, mức
độ hiệu quả đối với từng mơn học/ kỹ năng có khác nhau.
Mơn học có thể sử dụng tài liệu một cách đặc biệt hiệu quả
theo đánh giá của giảng viên là các môn học liên quan đến

Ngoài ra, bảng hỏi cũng khảo sát việc giảng viên tự
đánh giá về mức độ hiểu biết của mình liên quan đến việc
sử dụng TLNB trong dạy học ngoại ngữ. Kết quả nghiên
cứu được trình bày trong Hình 5.
Về phía giảng viên, người được khảo sát cho rằng quan
tâm nhiều đến việc sử dụng TLNB trong dạy học ngoại ngữ



76

(49,4%). Tuy nhiên, chưa tới 50% số người được hỏi cho
rằng họ có kinh trong việc tìm / chọn TLNB (41,3%), có kiến
thức dược học về TLNB (43,6%) và nắm rõ các cơ sở lý
thuyết về TLNB (47,1%). Ngoài ra, chỉ khoảng một phần ba
số giảng viên được hỏi trả lời có sử dụng TLNB trong kiểm
tra đánh giá (33,7%). Tương tự, 34% cho đánh giá việc sử
dụng TLNB phát huy hiệu quả trong dạy học ngoại ngữ.
Về phía sinh viên, chỉ 33,1% giảng viên được hỏi cho
rằng sinh viên có phản ứng thực sự tích cực đối với việc sử
dụng TLNB.
4. Thảo luận và đề xuất giải pháp
Bài báo thực hiện khảo sát tại hai trường đại học
Trường ĐHNN - Đại học Huế và Trường ĐHNN - ĐHĐN
và không tìm thấy sự khác biệt giữa hai đơn vị đào tạo này
liên quan đến thái độ sử dụng TLNB trong dạy học ngoại
ngữ. Tác giả cho rằng, đây là một yếu tố thuận lợi cho việc
khai thác TLNB vì mục đích sư phạm.
Về loại tài liệu, hai loại TLNB được giảng viên sử dụng
nhiều nhất là tài liệu dạng in ấn và tài liệu nghe - nhìn. Xin
nhắc lại một số ví dụ điển hình của hai dạng tài liệu này:
TLNB bản in gồm bài báo, bài viết, văn bản quảng cáo,
thực đơn món ăn,… và TLNB nghe - nhìn gồm các chương
trình truyền hình, chương trình đố vui, phim, phim hoạt
hình, phim tài liệu, phim quảng cáo, … Rõ ràng đây là
những dạng tài liệu phổ biến nhất có thể được khai thác
trong các giờ học ngoại ngữ vì nhiều mục tiêu giảng dạy
khác nhau. Tác giả đánh giá, kết quả nghiên cứu hoàn toàn
phản ánh thực tế và không gây bất ngờ.

Một trong phát hiện khác của nghiên cứu liên quan đến
mức độ sử dụng của TLNB ở các cấp độ năng lực ngôn
ngữ khác nhau. Kết quả phân tích thống kê suy luận cho
thấy, giảng viên sử dụng TLNB theo mức độ tỉ lệ thuận
với cấp độ năng lực ngôn ngữ. Kết luận này phản bác lại
ý kiến cho rằng TLNB thường quá khó đối với người học
mới bắt đầu, một hạn chế của TLNB mà Richards đã đề
cập [7]. Theo tác giả, TLNB thường chứa nhiều cấu trúc
ngơn ngữ khó, nhiều từ vựng khơng cần thiết và điều này
gây ra gánh nặng cho giáo viên giảng dạy các lớp cấp độ
bắt đầu. Tương tự, Martinez cũng cho rằng, người học ở
các cấp độ sơ cấp có thể gặp khó khăn với TLNB vì dạng
tài liệu này thường chứa các yếu tố ngơn ngữ và văn hóa
cịn xa lạ [8]. Tuy nhiên, việc khai thác TLNB lại được
một số nhà khoa học khuyến cáo. Quả vậy, trong một
nghiên cứu về kỹ năng nghe hiểu, Bacon cho rằng, người
học mới bắt đầu có thể hiểu và được hưởng lợi từ các văn
bản ở dạng nguyên bản (authentic texts) và rằng việc tiếp
xúc sớm với dạng tài liệu này sẽ giúp họ phát triển chiến
lược nghe hữu ích cho những nhiệm vụ phức tạp hơn về
sau [9]. Tuy nhiên, quan điểm này cũng chưa đạt được sự
đồng thuận của các nhà khoa học. Ở góc nhìn của mình,
Kilickaya cho rằng, TLNB chỉ nên được sử dụng ở cấp độ
năng lực trung cấp và cao cấp [10]. Bên cạnh đó, Adam,
Stan, & Moangă lại cho rằng, mọi việc còn tùy thuộc vào
loại TLNB được sử dụng: “Trong khi sách đòi hỏi một cấp
độ năng lực ngơn ngữ nào đó, báo và tạp chí cung cấp cho
giáo viên ngoại ngữ rất nhiều nội dung có thể sử dụng ở
nhiều cấp độ năng lực khác nhau và cho nhiều mục đích
giảng dạy khác nhau: quảng cáo, tử vi, chương trình truyền


Đào Thị Thanh Phượng

hình, truyền thanh chỉ là một số trong nhiều nội dung có
trong báo và tạp chí có thể giúp ích rất nhiều để làm bài
học trở nên thú vị và hấp dẫn hơn” [11].
Liên quan đến các kỹ năng thực hành tiếng, kết quả
khảo sát chỉ ra rằng, TLNB có thể được khai thác hiệu quả
ở tất cả các kỹ năng thực hành tiếng. Kết quả này khá tương
đồng với quan điểm của Nădrag và Gălbează khi các tác
giả viết: “Sinh viên đã có thể phát triển kỹ năng đọc hiểu,
kỹ năng giao tiếp và kỹ năng diễn đạt viết thông qua TLNB.
Họ nhận ra hiệu quả của dạng tài liệu này theo cách hiểu
rằng họ có cơ hội đọc và học tập từ những nguồn thông tin
nguyên bản …” [12].
Một cách chi tiết hơn, giảng viên đánh giá TLNB cho
phép phát triển một cách hiệu quả hơn các kỹ năng tiếp nhận
(kỹ năng nghe hiểu và đọc hiểu). Không hề đánh giá thấp
hiệu quả của TLNB trong việc dạy các kỹ năng diễn đạt
(diễn đạt nói và viết), nhiều nghiên cứu đã chứng minh mối
liên hệ giữa TLNB và các kỹ năng tiếp nhận. Trong một
nghiên cứu tại Malaysia liên quan đến kỹ năng nghe hiểu,
Dewi cho biết việc sử dụng TLNB trong giảng dạy có ảnh
hưởng tích cực đến thành tích học tập kỹ năng nghe hiểu
của người học [13]. Azizah nghiên cứu thực nghiệm hai
phương pháp dạy nghe hiểu: có và khơng có sử dụng TLNB
và đã kết luận rằng “những sinh viên học nghe với TLNB
có kết quả học tập tốt hơn rất nhiều so với sinh viên học
nghe với tài liệu thông thường” [14]. Liên quan đến thái độ
của sinh viên, kết quả phỏng vấn sâu cho rằng “Các câu trả

lời trong bảng câu hỏi cho thấy các sinh viên thích các tài
liệu nghe nguyên bản để luyện kỹ năng nghe vì các tài liệu
này thú vị hơn và liên quan nhiều hơn đến bối cảnh thực tế
của họ, do đó nó làm gia tăng sự chú ý trong lớp học, và
điều này cũng giúp cải thiện khả năng nghe của họ”.
Đối với kỹ năng đọc hiểu, thái độ của người học cũng
rất tích cực. Quả vậy, trong một nghiên cứu liên quan đến
kỹ năng này, Huda cũng cho biết sinh viên có phản hồi tích
cực về việc sử dụng TLNB mặc dù trong thực tế họ phải
đối đầu với những vấn đề từ vựng không quen thuộc [15].
5. Kết luận
Với mục tiêu và phương pháp như trên, nghiên cứu rút
ra 3 kết luận chính như sau:
Một là, TLNB được khai thác trong giờ học ngoại ngữ
khá đa dạng về loại hình. Nhưng trong đó, TLNB dạng in
ấn và dạng nghe-nhìn được sử dụng phổ biến nhất.
Hai là, TLNB được sử dụng ở tất cả các cấp độ năng
lực ngôn ngữ, từ sơ cấp đến cao cấp. Mức độ sử dụng được
chứng minh là tăng dần theo độ khó của năng lực ngơn ngữ.
Nói cách khác, TLNB được khai thác trong các giờ học ở
trình độ sơ cấp và ngày càng được giảng viên sử dụng nhiều
hơn ở các cấp độ cao hơn.
Ba là, đối với tất cả các kỹ năng thực hành tiếng, TLNB
đều được giảng viên sử dụng nhưng với mức độ có khác
nhau. Nhìn chung, giảng viên thường sử dụng TLNB trong
các giờ dạy các kỹ năng tiếp nhận (nhiều hơn trong các giờ
dạy các kỹ năng diễn đạt.
Từ những kết quả nêu trên, bài báo đề xuất một số hàm
ý liên quan đến giảng viên và nhà quản lý như sau;
Đối với nhà quản lý: Cần tiếp tục khuyến khích giảng



ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, VOL. 18, NO. 8, 2020

viên sử dụng TLNB trong dạy học ngoại ngữ. Biện pháp
này càng quan trọng khi lợi ích của việc sử dụng TLNB
trong dạy học ngoại ngữ đã được các nhà khoa học và các
nhà sư phạm chứng minh trong nhiều nghiên cứu ở nhiều
bối cảnh khác nhau. Việc lựa chọn tài liệu giảng dạy cần
thêm tiêu chí rõ ràng và việc có khai thác TLNB trong giáo
trình cần được xem là một tiêu chí chọn lựa. Đối với các
giáo trình do cơ sở đào tạo biên soạn, cần phải có yêu cầu
khai thác TLNB. Tổ chức các khóa tập huấn về tìm kiếm,
chọn lựa và khai thác TLNB vì mục đích sư phạm.
Đối với giảng viên: Cần tiếp tục tăng cường sử dụng
TLNB trong quá trình giảng dạy và xem đây là một việc
làm cần thiết, phải được thực hiện thường xuyên. Trau dồi
kiến thức về loại hình, cách thức tìm kiếm, chọn lựa và
khai thác TLNB vì mục đích sư phạm. Cần quan tâm đến
trình độ năng lực ngơn ngữ của người học để có thể khai
thác hiệu quả của các TLNB. Cần có ý thức là TLNB có
thể được sử dụng trong nhiều bối cảnh và vì nhiều mục
tiêu sư phạm khác nhau. Nói cách khác, TLNB hồn tồn
có thể được sử dụng ngay từ trình độ sơ cấp. Ngồi ra,
dạng tài liệu này có thể được sử dụng hiệu quả để phát
triển không chỉ những kỹ năng tiếp nhận mà còn cả các
kỹ năng diễn dạt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Besse H, “Sur quelques aspects culturels et métalinguistique de la
compréhension dun document en classe de langue”, Tranel 6, 1984,

pp.135-145.
[2] Roger E. (1998), “Perspective actionnelle et l’approche par les
tâches en classe de langue, Le franỗais dans le monde no45, CLE
International.

77

[3] Nunan (1989). Authentic Materials in English as Second Language
(ESL) Classroom, Academia.
[4] Adéla Špirochová, Using authentic materials in teaching English in
secondary classrooms, PhD. Thesis, Department of English, Faculty
of Education, University of West Bohemia, 2014.
[5] Berardo, S.A (2006). The Use of Authentic Materials in the teaching
of Reading. The Reading Matrix 6.2: 60-69. Retrieved from
/>[6] Sri Agriyanti Mestari, The Use of Authentic Materials in Teaching
Grammar for EFL Students, LLT Journal, Vol. 19 No. 2
/>[7] Richards, J. & Rodgers, “TApproaches and Methods in Language
Teaching”. Cambridge: Cambridge University Press. ISBN 978-0521-00843-3. 2001.
[8] Martinez, A. G.. Authentic materials: An overview. Karen’s
Linguistics Issues,, 2002, 1–7.
[9] Bacon, S. M.). “Listening for Real in the Foreign-Language
Classroom”. Foreign Language Annals, 22(6), 1989, 543–550.
/>[10] Kilickaya, F. “Authentic Materials and Cultural Content in EFL
Classrooms”. Internet TESL Journal, 2004, 10(7 (July)).
[11] Adam, S., Stan, R., & Moangă, A. “Authentic Language Teaching
Materials – Advantages and Challenges”. Bulletin of University of
Agricultural Sciences and Veterinary Medicine Cluj-Napoca.
Horticulture, 2011, 68(2).
[12] Nădrag, L., & Gălbează, A. B.-T. The benefits of using authentic
materials in the ESP classroom. Case study. Analele Universității

Ovidius” Din Constanța. Seria Filologie, XXVIII(1), 2017, 137–150.
[13] Dewi, R. C.“Utilizing Authentic Materials on Students’ Listening
Comprehension: Does it have Any Influence?” Advances in
Language and Literary Studies, 2018, 9(1), 70–74.
/>[14] Azizah, A. (2016). “Authentic materials for developing listening
comprehension”. English Education Journal, 7(3), 360–376.
[15] Huda, M. (2017). The use of authentic materials in teaching English :
Indonesia teachers’ perspective un EFL classes. PEOPLE:
International Journal of Social Sciences ISSN 2454-5899, 2017.

(BBT nhận bài: 27/11/2019, hoàn tất thủ tục phản biện: 03/7/2020)



×