Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CÂY LỤC BÌNH (EICHHORNIA CRASSIPES) LÀM GIÁ THỂ TRỒNG LAN THẠCH HỘC TÍA (DENDROBIUM OFFICINALE) TẠI BÌNH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 57 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA TÀI NGUYÊN – MÔI TRƯỜNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆU
QUẢ SỬ DỤNG CÂY LỤC BÌNH
(EICHHORNIA CRASSIPES) LÀM
GIÁ THỂ TRỒNG LAN THẠCH HỘC
TÍA (DENDROBIUM OFFICINALE)
TẠI BÌNH DƯƠNG
TÊN SINH VIÊN: HUỲNH ANH TUẤN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: Th.S. NGUYỄN THANH THUẬN
Bình Dương, 20 tháng 3 năm 2016
iii


ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA TÀI NGUYÊN – MÔI TRƯỜNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆU


QUẢ SỬ DỤNG CÂY LỤC BÌNH
(EICHHORNIA CRASSIPES) LÀM
GIÁ THỂ TRỒNG LAN THẠCH HỘC
TÍA (DENDROBIUM OFFICINALE)
TẠI BÌNH DƯƠNG
Giảng viên hướng dẫn.

Sinh viên thực hiện.
Mã số sinh viên: 1220510179
Lớp: D12MT03

Huỳnh Anh Tuấn

Th.S. Nguyễn Thanh Thuận

Bình Dương, 20 tháng 3 năm 2016
iv


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng
dẫn của Thạc sĩ Nguyễn Thanh Thuận. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài
này là trung thực và chưa từng được công bố dưới bất kì hình thức nào trước đây. Một
số thông tin và số liệu được tham khảo từ các nguồn khác nhau được ghi rõ trong phần
tài liệu tham khảo.
Nếu phát hiện có bất kì sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội
dung luận văn của mình. Trường Đại học Thủ Dầu Một không liên quan đến những vi
phạm tác quyền, bản quyền do tôi gây ra trong quá trình thực hiện (nếu có).
Bình Dương, ngày 20/3/2016.


iii


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này tôi chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại
học Thủ Dầu Một, Ban lãnh đạo Khoa Tài nguyên môi trường Trường Đại học Thủ
Dầu Một.
Rất biết ơn thầy Thạc sĩ Nguyễn Thanh Thuận đã nhiệt tình hướng dẫn và động
viên để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Cảm ơn Thạc sĩ Phạm Thành Lộc đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ về mặt
nguyên liệu phục vụ cho nghiên cứu.
Đồng thời xin cảm ơn các thầy cô Khoa Tài Nguyên và môi trường Trường Đại
học Thủ Dầu Một đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện khóa luận.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn bạn bè đã động viên, khích lệ để tôi vượt qua những
khó khăn trong quá trình học tập và thực hiện khóa luận.
Bình Dương, ngày 20/3/2016.
Sinh viên

Huỳnh Anh Tuấn

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .............................................................................. viii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ. .......................................................................ix
TÓM TẮT ....................................................................................................................... x
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1

PHẦN 1. TỔNG QUAN ................................................................................................. 4
1.1. Giới thiệu về cây lục bình. .................................................................................... 4
1.1.1. Nguồn gốc. ..................................................................................................... 4
1.1.2. Phân loại. ........................................................................................................ 4
1.1.3. Hình dáng. ...................................................................................................... 5
1.1.4. Cấu tạo. .......................................................................................................... 5
1.1.5. Thành phần hóa học của lục bình................................................................... 6
1.1.6. Đặc điểm sinh trưởng và sinh sản. ................................................................. 6
1.1.7. Những tác hại của cây lục bình. ..................................................................... 6
1.1.8. Những ứng dụng của cây lục bình. ................................................................ 8
1.2. Giới thiệu về chi lan Dendrobium và lan Thạch hộc tía. ...................................... 9
1.2.1. Giới thiệu về chi Lan Dendrobium. ............................................................... 9
1.2.1.1. Nguồn gốc và phân bố. ........................................................................... 9
1.2.1.2. Đặc điểm hình thái. ............................................................................... 10
1.2.2. Giới thiệu Lan Thạch hộc tía. ...................................................................... 12
1.2.2.1. Phân loại thực vật. ................................................................................. 12
1.2.2.2. Nguồn gốc tên gọi, đặc điểm và phân bố. ............................................. 12
1.2.2.3. Thành phần hóa học của Thạch hộc tía. ................................................ 14
1.2.2.4. Giá trị và hiệu quả kinh tế. .................................................................... 14
v


1.2.3. Kỹ thuật trồng lan Thạch hộc tía. ................................................................. 17
1.2.3.1. Thời gian trồng thích hợp...................................................................... 17
1.2.3.2. Chuẩn bị giá thể. ................................................................................... 17
1.2.3.3. Lựa chọn vườn trồng. ............................................................................ 18
1.2.3.4. Phương pháp trồng. ............................................................................... 19
1.2.3.5. Quản lý sau khi trồng. ........................................................................... 19
1.2.3.6. Phòng trừ bệnh và côn trùng. ................................................................ 20
1.3. Một số công trình nghiên cứu có liên quan. ........................................................ 21

PHẦN 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................... 23
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu. ...................................................................... 23
2.2. Vật liệu nghiên cứu. ............................................................................................ 23
2.3. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 23
2.3.1. Xử lí giá thể. ................................................................................................. 23
2.3.1.1. Các loại giá thể được sử dụng trong đề tài............................................ 23
2.3.1.2. Công đoạn xử lí giá thể. ........................................................................ 24
2.3.2. Sắp xếp kích thước cây. ............................................................................... 26
2.3.3. Đem ra trồng. ............................................................................................... 27
2.3.4. Quản lý các yếu tố môi trường. .................................................................... 28
2.3.5. Chế độ dinh dưỡng cho cây.......................................................................... 30
2.3.6. Đo đạc và thu thập số liệu. ........................................................................... 30
2.3.6.1. Đo đạc số liệu môi trường. .................................................................... 30
2.3.6.2. Đo đạc số liệu về sự sinh trưởng và phát triển của cây......................... 31
PHẦN 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................... 32
3.1. Giá thể sau khi xử lí. ........................................................................................... 32
3.2. Quản lý, xử lí các yếu tố môi trường. ................................................................. 32
3.2.1. Cường độ ánh sáng. ...................................................................................... 32

vi


3.2.2. Nhiệt độ và độ ẩm. ....................................................................................... 32
3.3. Sự phát triển của lan Thạch hộc tía. .................................................................... 34
3.3.1. Sự phát triển của thân. .................................................................................. 34
3.3.2. Sự phát triển của lá. ...................................................................................... 38
3.3.3. Tỉ lệ cây sống. .............................................................................................. 40
3.3.4. Tỉ lệ cây nhảy con. ....................................................................................... 42
PHẦN 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................... 44
4.1. Kết luận. .............................................................................................................. 44

4.2. Kiến nghị. ............................................................................................................ 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 46

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Thành phần hóa học của lục bình. ................................................................... 6
Bảng 3.1. Bảng số liệu nhiệt độ .................................................................................... 32
Bảng 3.2. Bảng số liệu độ ẩm . ...................................................................................... 33
Bảng 3.3. Sự phát triển chiều dài thân ........................................................................... 34
Bảng 3.4. Sự phát triển đường kính thân ....................................................................... 36
Bảng 3.5. Sự phát triển chiều dài lá. .............................................................................. 38
Bảng 3.6. Sự phát triển chiều rộng lá. ............................................................................ 39
Bảng 3.7. Tỉ lệ cây sống. ................................................................................................ 41
Bảng 3.8. Tỉ lệ cây nhảy con. ......................................................................................... 43

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ.
Hình 1.1. Cây lục bình ..................................................................................................... 4
Hình 1.2. Lan Thạch hộc tía trưởng thành ..................................................................... 12
Hình 1.3. Lá bị nhện đỏ tấn công ................................................................................... 21
Hình 2.1. Thân lục bình sau khi được xử lí.................................................................... 25
Hình 2.2. Rễ lục bình sau khi được xử lí. ...................................................................... 25
Hình 2.3. Vỏ dừa sau khi được xử lí. ............................................................................. 26
Hình 2.4. Công đoạn sắp xếp kích thước cây................................................................. 27
Hình 2.5. Bố trí trồng cây tại vườn. ............................................................................... 27
Hình 2.6. Loại lưới che nắng được sử dụng. .................................................................. 28

Hình 2.7. Nhiệt ẩm kế. ................................................................................................... 30
Hình 3.1. Biểu đồ sự phát triển chiều dài thân. .............................................................. 35
Hình 3.2. Biểu đồ sự phát triển đường kính thân. .......................................................... 37
Hình 3.3. So sánh sự phát triển của cây trên các loại giá thể. ........................................ 37
Hình 3.4. Biểu đồ sự phát triển chiều dài lá. .................................................................. 39
Hình 3.5. Biểu đồ sự phát triển chiều rộng lá. ............................................................... 40
Hình 3.6. Biểu đồ tỉ lệ cây sống. .................................................................................... 41
Hình 3.7. Biểu đồ tỉ lệ cây nhảy con. ............................................................................. 42
Hình 3.8. Lan Thạch hộc tía nhảy con. .......................................................................... 43
Hình 4.1. Sơ đồ nội dung kiến nghị. .............................................................................. 45

ix


TÓM TẮT
Lục bình (Eichhornia crassipes) là loại thực vật thủy sinh hiện diện phổ biến ở
các ao hồ, sông rạch. Hiện tượng bùng phát lục bình gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến
môi trường và con người. Do đó đã có nhiều nghiên cứu để tận dụng lục bình phục vụ
cho con người. Trong nghiên cứu này, lục bình được sử dụng để làm giá thể trồng lan
Thạch hộc tía (Dendrobium officinale) – một loại lan có giá trị rất cao. Kết quả về sự
phát triển của lan Thạch hộc tía trồng trên lục bình được so sánh với lan Thạch hộc tía
được trồng trên than gỗ và xơ dừa để đánh giá tính khả quan của việc sử dụng lục bình
làm giá thể trồng lan. Ba loại giá thể từ lục bình gồm: rễ lục bình, thân lục bình, rễ lục
bình phối trộn thân lục bình. Kết quả cho thấy so với giá thể thân lục bình và giá thể rễ
lục bình phối trộn thân lục bình thì giá thể rễ lục bình giúp cây phát triển tốt hơn. Tỉ lệ
cây sống đạt 73.33% sau 2 tháng. Tuy nhiên vẫn còn kém hơn so với cây trồng trên
than gỗ (100% cây sống) và vỏ dừa (93.33% cây sống). Kết quả của nghiên cứu cho
thấy tính khả quan của việc sử dụng lục bình làm giá thể trồng lan Thạch hộc tía là
chưa cao, cần nghiên cứu sâu hơn về nhiều mặt.


ABSTRACT
Water hyacinth (Eichhornia crassipes) is a quatic plant, they usually live in
river, lake. They are very easy to live and growth so they are outbreak and affect to
people life and environment. But there are a lot of research that using water hyacinth to
serve for people life. In this research, they are used as a shelf for growing Dendrobium
offcinale orchid - which have high economic value. We also have many comparison
about use water hyacinth with many normal ways to grow Dendrobium offcinale
orchid like using charcoul and coconut shell. Three parts can take from water hyacinth
to make a shelft are: roots, body, roots mixed with body. Results show roots can make
shelf and helping Dendrobium offcinale orchid growing up better than body and roots
mixed with body. The ratio of life after 2 months is 73.33%. But it's also lease than
using charcoul ( Ratio of live is 100% ) and 93.33% with coconut shell. The result of
research show the positive of using body of water hyacinth for making a shelf to
growing Dendrobium offcinale orchid is impossible in many ways. We must to do
many research about this more and more.

x


MỞ ĐẦU
Lục bình (Eichhornia crassipes) là loài thảo mộc, sống trên môi trường nước
ngọt. Lục bình được cho là có nguồn gốc từ khu vực sông Amazon – Nam Mỹ và lan
truyền qua nhiều nước, vùng lãnh thổ thuộc đới nhiệt đới hoặc bán nhiệt đới. Lục bình
được ghi nhận vào Mỹ năm 1880, như một loài cây cảnh; đến châu Phi 1950 sau lan
truyền sang Congo, sông Nile và hồ Victoria. Trong những năm 50 của thế kỉ trước, lục
bình cũng được ghi nhận xuất hiện và gây hại ở Ấn Độ. Loài cây này có khả năng thích
nghi rất mạnh với các biến động của môi trường sống, giúp chúng có thể lây lan và
phát triển mạnh mẽ trong nhiều điều kiện khác nhau. Lục bình có thể chịu được các
thái cực khác nhau về biến động của nguồn dinh dưỡng, độ pH, nhiệt độ và thậm chí có
thể phát triển trong nước độc hại; chúng phát triển tốt nhất trong điều kiện nước đọng

hoặc di chuyển chậm.
Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ với tính chất khí hậu nắng
nóng, mưa nhiều, độ ẩm cao. Trong địa phận tỉnh Bình Dương có 3 con sông chảy qua
là sông Bé, sông Đồng Nai và sông Sài Gòn, trong đó sông chảy qua địa phận Bình
Dương dài nhất là sông Sài Gòn. Sự sinh sôi nảy nở với tốc độ đáng báo động của lục
bình trên sông đã đem lại rất nhiều tác hại đối với môi trường cũng như đối với các
hoạt động sinh hoạt, sản xuất, kinh tế,… của con người. Người ta đã dùng nhiều biện
pháp để tận dụng cây lục bình đem lại lợi ích cũng như giảm thiểu số lượng lục bình
nhằm giảm bớt những tác hại của nó như làm thực ăn cho gia súc, dùng lục bình chế
biến các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, nghiên cứu dùng lục bình để sản xuất khí biogas,
dùng lục bình làm phân bón,… nhưng chưa có hiệu quả đáng kể.
Do sống trôi nổi trên mặt nước nên thân lục bình có dạng xốp, khi khô sẽ có khả
năng ngậm nước; rễ lục bình thuộc dạng rễ chùm có nhiều sợi nhỏ nên cũng có khả
năng hút nước và ngậm nước rất tốt. Từ khả năng đó, có thể xem xét việc sử dụng cây
lục bình làm giá thể trồng cây cảnh, điển hình là hoa lan.
Trong số các loài họ Lan (Orchidaceae), có nhiều loài có vẻ ngoài rất đẹp cũng
như giá trị làm thuốc, trong đó có một loài điển hình là loài Thạch hộc tía. Nói riêng về
việc làm thuốc, giá trị của nó được cổ thư xếp trên cả nhân sâm, thủ ô, phục linh, tùng
dung, linh chi, ngọc trai, đông trùng hạ thảo. Nghiên cứu về dược lý hiện đại, Thạch
hộc tía có tác dụng chống ung thư, chống lão hóa, tăng sức đề kháng của cơ thể, làm
giãn mạch máu và kháng đông máu, được sử dụng rộng rãi trong lâm sàng và làm các
1


bài thuốc. Những năm gần đây công năng làm thực phẩm chức năng đã được khám phá
thêm, là sản phẩm thiên nhiên an toàn và bổ dưỡng.
Như vậy, lan Thạch hộc tía là loại thảo dược có giá trị và tiềm năng rất lớn. Do
đó người ta đã khai thác rất nhiều dẫn đến cạn kiệt số lượng ngoài tự nhiên. Để đảm
bảo đủ nguồn cung cấp cho nhu cầu của con người và giữ gìn được loài lan quý giá
này, người ta đã nhân giống, trồng trọt chúng nhằm phát triển kinh tế cũng như có thêm

nguồn nguyên liệu phục vụ cho nhu cầu sức khỏe.
Xuất phát từ những vấn đề trên, em tiến hành đề tài “Nghiên cứu đánh giá hiệu
quả sử dụng cây lục bình (Eichhornia crassipes) làm giá thể trồng lan Thạch hộc
tía (Dendrobium officinale) tại Bình Dương”.
 Mục đích nghiên cứu.
Tìm ra ưu điểm và nhược điểm của giá thể lục bình.
Đưa ra đánh giá, so sánh được sự khác biệt về sự sinh trưởng và phát triển của
lan Thạch hộc tía trồng trên các loại giá thể từ lục bình.
Đưa ra được nhận xét về tính khả quan của việc sử dụng cây lục bình làm giá
thể trồng lan Thạch hộc tía.
 Đối tượng nghiên cứu.
Cây lục bình, nghiên cứu ảnh hưởng của lục bình khi sử dụng làm giá thể trồng
lan Thạch hộc tía.
Lan Thạch hộc tía, còn có tên gọi khác là Thạch hộc thiết bì, Thạch hộc rỉ sắt.
 Phạm vi nghiên cứu.
Do hạn chế về thời gian và điều kiện thực hiện, đề tài được giới hạn trong phạm
vi như sau:
 Về nội dung: Phân tích đánh giá những ưu điểm và nhược điểm của từng loại
giá thể.
 Về phạm vi: Tại tỉnh Bình Dương.
 Về thời gian: Đề tài nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi thời gian 2,5
tháng, từ giữa tháng 1/2016 đến cuối tháng 3/2016.
 Nội dung nghiên cứu.
 Nghiên cứu hiệu quả khi sử dụng cây lục bình làm giá thể để trồng lan Thạch
hộc tía, giá thể lục bình gồm 3 loại:
2


 Rễ lục bình.
 Thân lục bình.

 Rễ lục bình phối trộn thân lục bình.
 So sánh kết quả về sự sinh trưởng và phát triển của lan Thạch hộc tía được trồng
trên các loại giá thể lục bình với lan Thạch hộc tía được trồng trên hai loại giá
thể thông dụng là vỏ dừa và than gỗ, từ đó đưa ra nhận xét về tính khả quan của
việc sử dụng lục bình làm giá thể trồng lan Thạch hộc tía.
 Quá trình sinh trưởng và phát triển của lan Thạch hộc tía.
 Sinh trưởng về kích thước thân.
 Kích thước lá.
 Tỉ lệ cây sống.
 Tỉ lệ cây có nhảy con.

3


PHẦN 1. TỔNG QUAN
1.1. Giới thiệu về cây lục bình.
1.1.1. Nguồn gốc.
Tên khoa học: Eichhornia crassipes.
Lục bình có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới của Nam Mỹ, được du nhập đến nhiều
vùng ôn đới trên thế giới như Trung Mỹ, Bắc Mỹ (Califonia, các bang miền Bắc nước
Mỹ), châu Phi, Ấn Độ, châu Á, Úc, NewZealand.
Ở Việt Nam, lục bình du nhập vào nước ta từ năm 1905 và nhanh chóng lan ra
khắp các nơi tù hãm hoặc nơi nước ngọt chảy chậm như ao, hồ, giếng, mương, ven
sông,…

Hình 1.1. Cây lục bình [19]
1.1.2. Phân loại.
Ở Đông Dương, lục bình có 2 loài.
4



- Eichhornia crassipes (Solms): Có tiểu nhị, không có phụ bộ, đính giữa hai
phần dưới ống tràng, lá gân, tròn, cuống phù. Loại này gặp ở Bắc, Trung và Nam.
- Eichhornia Natana: 3 tiểu nhị nhưng 1 tiểu nhị có phụ bộ, dính ở giữa hay
phần dưới ống tràng, lá có dạng như lá lúa, loài này gặp ở Campuchia. Lục bình ở Việt
Nam chỉ có một loài là Eichhornia crassipes. [8]
1.1.3. Hình dáng.
Lục bình là cây thân thảo sống trôi nổi trên mặt nước hoặc bám trên đất bùn.
Thân gồm một trục mang nhiều lông ngắn và những đốt mang rễ và lá.
- Lá: Đơn, mọc thành chùm, phiến tròn dài 4 – 8cm, bìa nguyên, gân hình cung,
mịn, đặc sắc, cuống lá rất xốp phình to tạo thành phao nổi hình lọ thường ngắn và to ở
cây non, kéo dài đến 30cm ở cây già.
- Hoa: Xanh nhạt thành xanh tím tạo thành chùm đứng, cao 10 – 20cm, không
đều, đài và tràng cùng màu đính ở gốc, cánh hoa trên có đốm vàng, 3 tâm bì nhưng chỉ
có 1 tâm bì thụ, 6 tiểu nhị dài và 3 tiểu nhị ngắn.
- Trái: Là nang có 3 buồng, bì mỏng, nhiều hột.
- Rễ: Dạng sợi, bất định, không phân nhánh, mọc thành chùm dài và rậm ở dưới
chiếm 20 – 50% trọng lượng của toàn cây tùy thuộc vào môi trường sống nhiều hay ít
dinh dưỡng.
1.1.4. Cấu tạo.
- Thân: Trên thân có những đốt có mô phân sinh tạo ra rễ, lá căn hành và cụm
hoa. Lát cắt ngang qua thân cho thấy điểm phát sinh của cơ quan mới. Những tế bào
của mô phân sinh này nhỏ và xếp khít nhau, xung quanh vùng ngoại biên của mô phân
sinh là một vùng có vô số những khoảng trống giữa các tế bào. Mô khuyết này rất cần
cho sự hấp thụ oxy và chuyển oxy đến hệ thống rễ.
- Rễ: Phẫu thức cắt ngang của rễ cho thấy rễ có 2 phần: ngoài là vùng vỏ, bên
trong là trụ trung tâm.
Cấu tạo vùng vỏ gồm 3 phần:
+ Dưới biểu bì là lớp nhu mô đạo có chứa sắc tố, do lớp này mà rễ có màu tím
khi đưa ra ánh sáng.

+ Xung quanh trụ là lớp nhu mô đạo.
+ Giữa 2 vùng này của vùng vỏ là lớp nhu mô khuyết, lớp này giúp rễ hấp thu
oxy.

5


Trụ đa cực được bao quanh bởi lớp nội bì chuyên hóa và chu luân. Hoạt động
của mô phân sinh ở rễ rất yếu. [8]
1.1.5. Thành phần hóa học của lục bình.
Thành phần hóa học cây lục bình gồm 2 phần, nước chiếm chủ yếu (92.6%),
phần còn lại gồm các chất được nêu trong bảng dưới đây:
Bảng 1.1. Thành phần hóa học của lục bình.[8]

Thành phần hóa học (%)

Protid

2.9

Glucid

0.9



22.0

Tro


1.4

Calcium

40.8

Phosphor

0.8

Caroten

0.66

Vitamin C

20

Một số chất khác

10.54

1.1.6. Đặc điểm sinh trưởng và sinh sản.
Lục bình có lá đơn, cuống xốp phồng lên thành phao nổi khi còn non, trưởng
thành cuống thon dài. Hoa lưỡng tính không đều, màu xanh tím nhạt, cánh hoa có một
đốm vàng. Cây thân cỏ sống lâu năm, nổi trên mặt nước hay bám dưới bùn, rễ dài và
rậm. Kích thước cây thay đổi tùy theo môi trường có nhiều hay ít chất màu, sinh sản
bằng con đường vô tính. Từ các nách lá đâm ra những thân bò dài và mỗi đỉnh thân bò
cho một cây mới, sớm tách khỏi cây mẹ để trở thành một cá thể độc lập. Ao, hồ, đầm
nước lặng nhiều màu thì lục bình phát triển rất nhanh, có thể cho 150 tấn chất

khô/hecta/năm. [8]
1.1.7. Những tác hại của cây lục bình.
Đối với môi trường.
6


Khi lục bình bùng phát với số lượng lớn, chúng làm ngăn cản dòng chảy, làm ứ
đọng các chất hóa học, các loại rác thải và nước thải,… Góp phần nhiễm môi trường
nước, ô nhiễm môi trường đất, ô nhiễm môi trường không khí. Gây ảnh hưởng xấu đến
hệ sinh thái và con người.
Đối với hệ sinh thái.
Lục bình quá nhiều, chúng lấn át môi trường sống của một số loài sinh vật, gây
mất cân bằng sinh thái. Gây ô nhiễm, chiếm diện tích làm mất nơi sinh sống của một số
động vật, lục bình quá nhiều cũng làm mất một số nguồn thức ăn của một số loài động
vật.
Đối với sức khỏe con người.
Lục bình cản trở dòng chảy làm ứ đọng nước thải, rác thải gây ô nhiễm môi
trường nước, môi trường đất, môi trường không khí. Những nguồn ô nhiễm này trực
tiếp ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân sống gần khu vực có quá nhiều lục bình.
Bên cạnh đó, khi nước bị tù hãm, ứ đọng còn tạo nên điều kiện lí tưởng để cho loài
muỗi sinh sôi nảy nở, đây chính là nguyên nhân gây nên các bệnh sốt rét, sốt xuất
huyết.
Đối với giao thông – kinh tế.
Giao thông đường thủy luôn là phương tiện vận tải rẻ nhất. Hệ thống sông rạch
đóng góp vô cùng quan trọng cho giao thông đường thủy, giúp vận chuyển hàng hóa.
Việc mặt sông bị phủ dày đặc bởi lục bình gây cản trở nhiều cho lưu thông của các
phương tiện đường thủy, nhất là ghe tàu vận chuyển hành khách và các mặt hàng nông
sản. [3]
Bề mặt nước và lòng lề kênh rạch tưới tiêu nước bị lục bình lấn chiếm làm giảm
khả năng lưu chuyển nước. Tình trạng bồi lắng và xâm lấn của lục bình đã làm nguồn

nước chuyển tải từ các kênh trục chính lấy nước đưa về toàn tuyến và vào sâu nội đồng
chậm, không phát huy được hết tác dụng tưới tiêu kịp thời cho cây trồng hoặc thừa
nước tưới ở đầu nguồn nhưng thiếu nước sản xuất tại những địa phương nằm cuối
nguồn.
Bên cạnh đó lục bình quá nhiều còn cản trở, gây khó khăn trong việc đánh bắt
thủy sản trên sông, giảm sản lượng đánh bắt.

7


1.1.8. Những ứng dụng của cây lục bình.
Tuy rằng khi sinh sôi nảy nở quá nhiều lục bình gây ra rất nhiều ảnh hưởng xấu
đến nhiều mặt nhưng vẫn không thể phủ nhận được những lợi ích mà lục bình đem lại.
Trong y học.
Tính vị, tác dụng: Vị nhạt, tính mát, có tác dụng phong sơ thanh nhiệt, lợi niệu
giải độc, chữa sưng tấy hoặc viêm đau như sưng bắp chuối ở bẹn, tiêm bị áp xe, sưng
nách, viêm tinh hoàn, viêm khớp ngón tay, viêm hạch bạch huyết,… Người ta thường
dùng phần phình của cuống giã nát, thêm muối (5 – 8g/100g lục bình). Ở miền Nam
trước đây, bà con thường dùng để chữa vết thương trên cơ thể bị nhiễm độc chất hóa
học.
Đối với đời sống.
Lục bình có thể dùng làm rau ăn, người ta rút các đọt non hoặc bẻ các ngó lục
bình (ngó là phần nối giữa cây mẹ và cây con), rửa sạch, cắt mỏng dùng nấu canh, xào
hoặc luộc. Bông lục bình ăn cũng rất ngon, có thể ăn sống, nấu canh, xào hoặc ăn kèm
với lẩu mắm.
Đối với môi trường.
Lục bình làm sạch nước ở nơi chúng mọc, có khả năng làm giảm bớt ô nhiễm
môi trường. Chỉ cần 1/3 ha lục bình mỗi ngày đủ để lọc 2225 tấn nước bị ô nhiễm các
chất thải sinh học và hóa chất. Ngoài ra chúng còn giúp chống xói mòn đất ven sông,
rạch, là nơi để các loài thủy sinh sinh trưởng và phát triển góp phần bảo vệ nguồn lợi

thủy sản đang có xu hướng bị cạn kiệt như hiện nay.
Đối với nông nghiệp.
Cho lục bình lên men bằng vi khuẩn, 1kg sẽ cho 0,3m3 khí metan. Bã lục bình
sau khi lên men có thể dùng làm phân bón. Lục bình còn được dùng để sản xuất nấm
rơm, thức ăn cho gia súc.
Đối với kinh tế.
Cây lục bình còn có công dụng thủ công nghiệp. Xơ lục bình phơi khô có thể
chế biến để dùng bện thành dây, thành thừng rồi dệt thành chiếu, hàng thủ công, hay
bàn ghế, đệm lót ghế ngồi, giỏ xách, tủ nhà bếp, kệ để báo tạp chí, dép dành mang
trong phòng ngủ,… [16]

8


Một số ứng dụng đã và đang nghiên cứu khác.
Sản xuất phân bón.
Sử dụng lục bình làm phân bón cũng được đề xuất nhưng do lượng nước trong
lục bình quá lớn (trên 90% là nước), tốc độ thoát hơi nước chậm, thành phần là chất
hữu cơ dễ phân hủy nên sản lượng phân rất thấp, chi phí sản xuất lại quá cao chắc chắn
sẽ không có hiệu quả kinh tế.
Sử dụng làm nguyên liệu cho sản xuất khí sinh học.
Lục bình cũng được nghiên cứu khá nhiều để sử dụng như là nguyên liệu làm
khí sinh học trên quy mô hộ gia đình. Do quy mô rất nhỏ nên lượng sử dụng không
nhiều so với yêu cầu cần phải thu gom.
1.2. Giới thiệu về chi lan Dendrobium và lan Thạch hộc tía.
1.2.1. Giới thiệu về chi Lan Dendrobium.
1.2.1.1. Nguồn gốc và phân bố.
Thuộc lớp một lá mầm: Monocotyledones.
Bộ: Orchidales.
Họ: Orchidaceae.

Chi: Dendrobium.
Họ Orchidaceae có khoảng 750 chi, 25.000 loài, chiếm vị trí thứ hai sau họ Cúc
trong ngành thực vật hạt kín và là họ lớn nhất trong lớp một lá mầm. Các loài trong hệ
thống này phân bố rất rộng, do đó hình thái và cấu tạo cũng hết sức đa dạng và phức
tạp.
Tên Dendrobium có nguồn gốc từ chữ Grec Dendron nghĩa là cây gỗ và bios là
tôi sống. Dendrobium là giống phụ sinh, sống trên cây gỗ. Ở Việt Nam gọi là Hoàng
Lan, có người gọi là Đăng Lan. Dendrobium có trên 1.600 loài và chia thành hai dạng
chính:
- Dạng đứng (Dendrobium phalaenopsis) thường mọc ở xứ nóng, chịu ẩm và rất
siêng ra hoa: Nhất điểm hồng, Nhất điểm hoàng, Báo hỉ, Ý thảo, Thủy tiên, Sonia,…
- Dạng thòng (Dendrobium nobile) ưa khí hậu mát mẻ: Giả hạc, Hạc vĩ, Long
tu, Phi điệp vàng,…

9


Với 1.600 loài khác nhau đòi hỏi nhiều cách chăm sóc khác nhau, nguyên do là
vì chúng du nhập từ nhiều địa danh khác nhau: Nhật Bản, Triều Tiên và Newzealand,
đặc biệt là Guinea là nơi sản sinh ra nhiều loài Dendrobium nhất.
Ở Việt Nam, Dendrobium có đến 100 loài, xếp trong 14 tông được phân biệt
bằng thân (giả hành), lá và hoa. [1]
1.2.1.2. Đặc điểm hình thái.
Không có một hình dạng chung nhất về hoa và dạng cây do số lượng quá lớn,
phân bố rộng rãi. Riêng giống lan Dendrobium đều có bộ phận sinh dưỡng như rễ,
thân, lá và cơ quan sinh sản như hoa, trái.
Rễ: Cây có hệ rễ khí sinh, có một lớp hút ẩm dày bao quanh gồm những lớp tế
bào chết chứa đầy không khí nên rễ ánh lên màu xanh bạc. Vì vậy rễ hút được nước
mưa chảy dọc trên vỏ cây gỗ hay nước lơ lửng trong không khí, hơi sương và hơi nước,
giúp cây hút dinh dưỡng và chất khoáng, mặt khác giúp cây bám chặt vào giá thể,

không bị gió cuốn. Một số loài có thân lá kém phát triển thậm chí tiêu giảm hoàn toàn,
có hệ rễ chứa diệp lục tố giúp cây hấp thục ánh sáng cần thiết cho sự ra hoa và quang
hợp.
Rễ của lan Dendrobium không chịu được lạnh, nếu bị lạnh trong thời gian dài, rễ
cây sẽ bị mục nát và cây bị chết.
Rễ lan Dendrobium cũng giống như rễ lan Vũ nữ, Cattleya thuộc loại rễ bán gió.
Nhóm này thường có rễ nhỏ nhưng rất nhiều rễ, chủ yếu bám vào giá thể, vào thân cây
để hút dưỡng chất dính vào giá thể như nước, cho nên khi trồng vào chậu, chỉ có một
số ít rễ chìa ra ngoài. Đối với lan rễ bán gió phải trồng với giá thể nhỏ hơn và nhiều
hơn, để bộ rễ bám dày đặc hút nhiều dưỡng chất v.v…
Giá thể của lan Dendrobium có cấu tạo tương tự như các loài thuộc giống
Cattleya, nghĩa là chậu phải thật thông thoáng và không úng nước. Tuy nhiên do bản
năng sinh học và cấu trúc thực vật với giả hành có thân, các loài thuộc giống
Dendrobium có thể dùng giá thể hơi ẩm hơn Cattleya chút ít nhưng không được làm
thối căn hành. Vì thế một số loài lan Dendrobium có thể phát triển trên các giá thể là
xơ dừa hay cả quả dừa, dùng như một cái chậu chứa sẵn giá thể. Cũng có thể trồng lan
Dendrobium với căn hành cách đáy chậu khoảng 3cm, rồi rải thật thoáng xung quanh
căn hành một số rễ lục bình đã rửa sạch. Với cách trồng này thì kích thước chậu và cây
phải thật tương xứng. Tuy nhiên giá thể than và gạch vẫn tỏ ra hiệu quả nhất.
Thân: Dendrobium thuộc nhóm đa thân (còn gọi là nhóm hợp trục) có hệ thống
nhánh nằm ngang bò dài trên giá thể hoặc nằm sâu trong đất gọi là thân rễ.
10


Một số Dendrobium lá chỉ có ở các mầm non, là loài chống tàn chúng vàng úa
và rụng vào mùa thu, thân phì to giống như củ không có lá là nơi dự trữ năng lượng.
Giả hành: Giả hành là những đoạn phình to, bên trong có các mô mềm chứa
dịch nhày làm giảm sự mất nước và dự trữ chất dinh dưỡng để nuôi cây trong điều kiện
khô hạn khi cây sống bám trên cao. Ngoài ra, giả hành còn chứa diệp lục tố nên có thể
quang hợp được.

Hình dạng và kích thước của giả hành rất đa dạng: hình cầu, thon dài hay hình
trụ xếp chồng lên nhau tạo thành thân giả có lá mọc xen kẽ.
Một số loài ở xứ lạnh chỉ có nhiệm vụ dự trữ chất dinh dưỡng nên giả hành
không có màu xanh nhưng phía trên có mang lá.
Lá: Các lá mọc xen kẽ nhau và ôm lấy thân giả do lá có tận cùng bằng một cuốn
hay thon dài xuống thành bẹ ôm thân, hình dạng và cấu trục lá rất đa dạng.
Lá có hình kim, trụ có rãnh hay phiến mỏng. Dạng lá mềm mại mọng nước nạc,
dai, có màu xanh bóng, đậm hay nhạt tùy thuộc vào vị trí sống của cây. Phiến lá trải
rộng hay gấp lại theo gân vọng cung như cái quạt hay chỉ gấp lại theo gân giữa như
hình chữ V. Những lá sát dưới gốc đôi khi giảm đi chỉ còn những bẹ không phát triển
hay giảm hẳn thành vảy.
Các loài thuộc giống Dendrobium vùng nhiệt đới nói riêng và họ Orchidaceae
nói chung đôi khi trút lá vào mùa khô hạn. Sau đó, cây ra hoa hay sống ẩn để khi gặp
mưa thì cho chồi mới.
Hoa: Dendrobium thuộc nhóm phụ ra hoa ở nách lá. Chồi hoa mọc từ các mắt
ngủ giữa các đọt lá trên thân gần ngọn và cả trên ngọn cây. Sự biểu hiện trước khi ra
hoa khác biệt như có nhiều loài rụng hết lá trước khi ra hoa. Thời gian ra hoa đầu mùa
mưa hay đầu tết.
Giống Dendrobium khi đủ dinh dưỡng thì cho hoa thành chùm, phát hoa dài và
thời gian ra hoa trung bình 1 – 2 tháng.
Trái: Họ Orchidaceae đều có quả thuộc quả nang, khi hạt chín, các nang bung ra
chỉ còn dính lại với nhau ở đỉnh và gốc. Ở một số loài, khi chín quả không nứt ra nên
hạt chỉ ra khỏi quả khi bị mục nát.
Hạt: Những hạt giống không chứa các chất dinh dưỡng do gió gieo vãi, để được
nảy mầm cần có nấm cộng sinh hỗ trợ các chất cần thiết, đặc biệt ở đầu các giai đoạn
phát triển.
Quả chứa 10.000 – 100.000 hạt đôi khi đến 3 triệu hạt có kích thước rất nhỏ nên
phôi hạt chưa phân hóa. Sau 3 – 5 tháng hạt chín và phát tán nhờ gió. [1]
11



1.2.2. Giới thiệu Lan Thạch hộc tía.
1.2.2.1. Phân loại thực vật.
Thuộc lớp một lá mầm: Monocotyledones.
Bộ: Orchidales.
Họ: Orchidaceae.
Chi: Dendrobium.
Tên khoa học: Dendrobium officinale Kimura et Migo.

Hình 1.2. Lan Thạch hộc tía trưởng thành. [17]
1.2.2.2. Nguồn gốc tên gọi, đặc điểm và phân bố.
Vì vỏ thân và biểu bì phiến lá có rỉ sắt hoặc lốm đốm tím nên đặt tên là “Thạch
hộc tía” hoặc “Thạch hộc rỉ sắt”.
Thạch hộc tía còn có tên gọi khác là Thạch hộc thiết bì, Hắc tiết thảo, Thiết bị
lan, Lí Thụ Thảo.
Ở Trung Quốc họ Lan có 150 Chi, 1000 loài chủ yếu phân bố ở phía Nam vùng
Tần Lĩnh và Lưu vực sông Trường Giang. Phần lớn các loài của Chi Thạch hộc phân
bổ tập trung ở vùng 15030’ – 25012’ vĩ Bắc, chủ yếu ở các tỉnh Chiết Giang, Quảng
Tây, Hồ Nam, Vân Nam, Quý Châu. Chi Thạch hộc ở Trung Quốc có 72 loài, 2 loài
12


phụ. Theo “Dược điển nước cộng hòa Trung Hoa” xuất bản năm 2005 đã ghi nhận ở
Trung Quốc có 5 Chi Thạch hộc là: Thạch hộc hoàng thảo, Thạch hộc bờm ngựa,
Thạch hộc vỏ tím, Thạch hộc rỉ sắt, Thạch hộc Kim thoa, trong đó Thạch hộc rỉ sắt là
quý nhất được đánh giá là tuyệt phẩm của Thạch hộc. Thạch hộc rỉ sắt là loài cây có
nguy cơ tuyệt chủng, được ghi vào sách đỏ, là dược liệu quý hiếm được pháp luật bảo
hộ nghiêm ngặt. Quý tộc thời Trung Hoa cổ đại coi Thạch hộc rỉ sắt là “nàng tiên”, mà
dân gian gọi là “cỏ cứu mệnh”.
Cây Thạch hộc tía khó sinh sản, mọc chậm, khó trồng, những cây mọc hoang dã

đã được đưa vào “Công ước buôn bán quốc tế động thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt
chủng” được pháp luật bảo vệ, do đó nguồn cung cấp tự nhiên đã cạn kiệt, cấm thu hái
và buôn bán.
Xưa kia Trung Quốc có 9 loại “Đại Tiên thảo Trung Hoa” gồm Thạch hộc rỉ sắt,
Thiên sơn tuyết liên, Tam trạng nhân sâm, Đông trùng hạ thảo, Bách niên thủ ô, Hoa
giáp phục linh, Đại mạc tùng dung, Thân sơn linh chi và Chân châu đáy biển. Trong đó
Thạch hộc có công năng siêu việt về tư âm, bổ thận, được xếp vào đại tiên thảo đầu vị
của 9 loại đại tiên thảo trên đây.
Bởi vậy, Thạch hộc tía được mệnh danh là “vàng thực vật” là dược liệu quý
hiếm truyền thống, được ghi danh trong “Dược điển nước Cộng hòa nhân dân Trung
Hoa” xuất bản năm 2005, là loài quý nhất trong các loài Thạch hộc. Hiện nay trong dân
gian vẫn dùng nhiều mỹ từ để mô ta cây này “Cây thuốc vàng”, “Cây thuốc nghìn
vàng”, “Đại hồng mao của ngành dược”. [12]
Thạch hộc tía phân bố tự nhiên chủ yếu ở vùng núi có độ cao 1.000m – 3.400m
so với mực nước biển, thường phụ sinh vào cây gỗ hoặc vách đá có mọc rêu dưới tán
rừng. Trong điều kiện môi trường tự nhiên độ ẩm 70%, nhiệt độ không khí bình quân
năm 12 – 180C, lượng mưa 900 – 1.500mm, thường tập trung sống ở phần dốc núi râm
mát, độ ẩm cao và vách đá. Cây Thạch hộc tía phân bố ở Việt Nam, Lào, Trung Quốc,
Myanmar và nhiều nước nhiệt đới, cận nhiệt đới.
Thạch hộc tía là cây phụ sinh mọc trên cây gỗ hay vách đá, cây trưởng thành cao
30 – 50 cm, thường mọc thành khóm. Thân hơi dẹt, có rãnh dọc, phía trên hơi dày hơn,
thân có nhiều đốt (tùy theo kích thước của cây mà các đốt sẽ có độ dài phù hợp), có
vân dọc. Thân Thạch hộc tía có màu tía, khác với các loại Thạch hộc khác thân có màu
xanh.
Lá mọc so le thanh dây đều 2 bên thân, thuôn dài, hầu như không cuống, đầu lá
hơi cuộn hình móng, có 5 gân dọc, có kích thước tùy theo kích thước của cây.
13


Cụm hoa ở kẽ lá. Hoa to màu vàng, mọc thành chùm trên những cuống dài,

mang 2 – 4 cánh hoa có cánh môi hình bầu dục, nhọn, cuốn thành phễu trong hoa, ở
họng hoa có những điểm màu tím.
Quả nang hơi hình thoi, khi khô tự mở. Hạt rất nhiều và nhỏ như bụi phấn.
1.2.2.3. Thành phần hóa học của Thạch hộc tía.
Thạch hộc làm thuốc có nhiều hoạt chất có hoạt tính sinh học quý.
Thạch hộc tía giàu polysacarit thạch hộc, alcaloid thạch hộc, các acid amine và
nhiều chất khoáng kali, canxi, magie, mangan, đồng, titan và nhiều nguyên tố vi lượng,
trong đó polysacarit thạch hộc tới 22%, hàm lượng các acid amine như glutamic,
asparagic, glucin chiếm tới 35% tổng lượng acid amine. Ngoài ra Thạch hộc tía còn có
những hợp chất đặc thù như phenanthryn, bibenzyl , keton, ester và các chất nhầy, hợp
chất amidon.
Trong thân Thạch hộc tía có hàm lượng alcaloid sinh học chiếm tới 0,3%, trong
đó những chất amine đã được giám định cấu trúc gồm dendrobine, dendramine,
nobilonine, dendrin, 6-hydroxy-dendroxine, shiunin, shihunidine và muối amoniac Nmethyl-dendrobium, 8-epidendrobine, các chất này có vị hơi đắng.
Thân Thạch hộc có dầu bay hơi, trong đó có chất manool của hợp chất ditecpen
chiếm hơn 50%. [15]
Giám định hoạt tính kháng oxy hóa và kháng u bướu, đã phát hiện phần lớn các
hợp chất loại bibenzil đều có hoạt tính kháng oxy hóa, có 2 loại hợp chất Bibenzil có
hoạt tính kháng u bướu. [12]
Chỉ có kiểm nghiệm các thành phần hợp chất trên mới khẳng định được đúng là
loài Thạch hộc tía, tránh nhầm lẫn với hàng giả.
1.2.2.4. Giá trị và hiệu quả kinh tế.
Giá trị của Thạch hộc tía.
Giá trị của Thạch hộc tía có hai loại công năng chủ yếu.
- Làm thuốc: Thạch hộc tía có giá trị độc đáo và công năng bảo vệ sức khỏe, đã
trở thành sản phẩm bổ dưỡng lâu đời.
Nghiên cứu gần đây, Thạch hộc tiá có tác dụng chống ung thư, chống lão hóa,
tăng sức đề kháng của cơ thể, làm dãn mạch máu và kháng đông máu, được sử dụng
rộng rãi trong lâm sàng và làm các bài thuốc.
14



Thạch hộc tía có thể dùng đơn độc hoặc kết hợp với một số dược liệu khác, đã
có hơn 100 bài thuốc từ Thạch hộc được thị trường đón nhận. Trong Dược điển có đề
cập đến nhiều loài Thạch hộc nhưng tốt nhất vẫn là Thạch hộc tía.
- Làm thực phẩm: Cách sử dụng làm thực phẩm có nhiều cách như nấu súp với
hồng sâm, với bách sa sâm lợi phổi sinh tân. Ngoài ra có thể nấu cháo Thạch hộc, trà
Thạch hộc và nhiều món ăn khác.
Những năm gần đây công năng làm thực phẩm chức năng đã được khám phá
thêm, là sản phẩm thiên nhiên an toàn và bổ dưỡng.
Thạch hộc tía có vị hơi ngọt hơi đắng vào 3 kinh phế, vị, thận, công năng tư âm,
thanh nhiệt, chỉ khát, hư hao, gầy yếu, miệng khô.
Hiệu quả kinh tế.
Thạch hộc trồng một lần có thể thu hoạch 6 năm, đầu tư ban đầu có thể tốn kém,
nhưng năm thứ 2 có thể thu hồi vốn, từ năm thứ 3 có lãi. Trong điều kiện thâm canh,
năng suất tươi khoảng 5 tấn/ha/năm với giá bán khoảng 3 triệu đồng/kg, doanh thu đạt
15 tỷ đồng/ha/năm.
Thị trường tiêu thụ là khả quan, nếu chế biến sâu, thị trường càng lớn và hiệu
quả càng cao, bao gồm thị trường nội địa, thị trường Đông Nam Á, Trung Quốc, Hàn
Quốc, Nhật Bản và châu Âu, châu Mỹ.
Hiện nay chỉ có Trung Quốc đang phát triển rộng, sản lượng đưa ra thị trường
còn rất khiêm tốn, sau mấy năm nữa sản lượng có thể tăng lên nhiều, giá bán có thể
giảm xuống, nhưng hiệu quả vẫn cao hơn nhiều so với nhiều cây trồng khác. [15]
Công dụng dược lý.
Bổ dưỡng tân dịch.
“Đại từ điển dược học Trung Quốc” gọi Thạch hộc tía là “chuyên bổ khí dịch
phế vị, khí dịch xung vượng, thận thủy tự sinh”, tốt cho bổ âm sinh dịch, trị chứng
thiếu âm dịch, giúp cải thiện rõ rệt triệu chứng tinh thần ủ rũ, sắc diện nhợt nhạt, mắt
khô thần sắc trì trệ, đau lưng mỏi gối, chóng mặt lao lực, táo bón.
Tăng cường thể chất.

Thạch hộc tía có công dụng tư dương dưỡng huyết, “Dược tính luận” của đời
Đường có ghi chép thiết bì thạch hộc có thể bổ thận tích tinh, dưỡng vị âm, ích khí lực,
trong thạch hộc có chứa nhiều polisaccarit, nghiệm chứng chứng minh polisaccarit
15


×