Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Tiểu luận chinhs sach cong chính sách phát triển nông nghiệp hàng hóa của tỉnh u đôm xay từ năm 2006đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.71 KB, 35 trang )

1

MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài.
Nước Lào là một nước phụ thuộc nhiều vào lĩnh vực nông nghiệp trong nền
kinh tế trong những năm qua và tương lai trong những năm tới cũng khơng có sự
thay đổi nhiều.Trong những năm qua nước Lào đã chú trọng tới phát triển kinh tế
rất nhiều nhưng vai trị của nơng nghiệp vẫn rất lớn do nước Lào có nhiều điều
kiện thuận lợi để có thể phát triển được kinh tế dựa vào nông nghiệp.
Trong những năm qua vấn đề phát triển nông nghiệp của Lào còn nhiều yếu
kém và khiếm khuyết, cơ cấu kinh tế nơng nghiệp cịn mang nặng tính chất thuần
nơng nên đời sống của nhân dân cịn tương đối thấp.Do vậy để phát triển được kinh
tế thì lĩnh vực nông nghiệ phải phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, thực hiện
quan hệ sản xuất hàng hóa tiền tệ trong nông nghiệp là phương thức tối ưu để thúc
đẩy nhịp độ tăng trưởng nền kinh tế chung của cả nước. Đây là cách duy nhất để có
thể giải phóng được lực lượng sản xuất , giải phóng nơng dân ra khỏi tình trạng lạc
hậu và nó cũng là quy luật chung của tồn xã hội.
Tỉnh U Đơm Xay là một tỉnh nằm ở miền Bắc của nước Cộng hòa dân chủ
nhân dân Lào, là một tỉnh trung tâm trong số năm tỉnh của miền Bắc Lào.U Đơm
Xay có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế đa dạng với thế mạnh là nông nghiệp,
công nghiệp và dịch vụ với chính sách mở cửa, tăng cường hợp tác và giao lưu
quốc tế của Đảng và nhà nước Lào đã tạo điều kiện để phát triển và mở rộng cơ
hội, triển vọng phát triển kinh tế.Song hiện nay lĩnh vực nông nghiệp vực nông
nghiệp của U Đôm Xay vẫn chủ yếu là độc canh cây lúa , suất lao động thấp, tăng
trưởng sản xuất không ổn định, đời sống nhân dân cịn khó khăn cả về điều kiện
kinh tế, văn hóa, y tế và giáo dục.
Bên cạnh đó vấn đề nơng nghiệp trong tỉnh vẫn chưa được quan tâm phát
triển một cách toàn diện , đúng mức, nhiều tài nguyên vẫn bị lãng bị lãng phí chưa
được tận dụng một cách đúng mức. Do vậy hiệu quả trong vấn đề nông nghiệp còn



2

chưa được sử dụng hiệu quả, đặc biệt là vấn đề phá rừng.Nhằm giúp đưa tỉnh U
Đơm Xay thốt khỏi tình trạng đói nghèo, lạc hậu thì phát triển nơng nghiệp hàng
hóa là một lựa chọn hợp lý cả về lý luận và thực tiễn.
Với những điều kiện quan trọng đó em chọn đề tài “ Chính sách phát triển
nơng nghiệp hàng hóa của tỉnh U Đơm Xay từ năm 2006đến năm 2010” để
làm tiểu luận kết thúc môn học chính sách cơng.
2.Tình hình ngun cứu đề tài.
Những năm qua đã có nhiều cơng trình nghiên cứu cả về nước Lào và cả
trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp hàng hóa.Hoặc nghiên cứu về lĩnh vực nơng
nghiệp, sau đây là một số cơng trình nghiên cứu về các lĩnh vực này:
- Đào Cơng Danh(2000)“Phát triển kinh tế hàng hóa ở tỉnh Kiên Giang" Luận văn
thạc sĩ kinh tế, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
-Lê Hữu Thuận(2007)"Phát triển nơng nghiệp hàng hóa ở tỉnh Hà Tĩnh"Luận văn
thạc sĩ kinh tế học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
-Đng Chă Tha Na(2010)"Phát triển nơng nghiệp ở Cộng hòa dân chủ nhân dân
Lào"Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí
Minh.
Những đề tài trên đã cung cấp cho em rất nhiều thơng tin bổ ích và giúp cho em rất
nhiều trong việc lựa chọn đề tài để viết bài tiểu luận mơn chính sách cơng.
3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1.Mục đích nghiên cứu.
Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề ý luận chung về phát triển nơng ngiệp
hàng hóa, phân tích q trình phát triển nơng nghiệp hàng hóa ở tỉnh U Đôm Xay
đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh phát triển
nông nghiệp hàng hóa ở U Đơm Xay trong thời giam tới .
3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu.
-Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển nơng nghiệp hàng hóa.



3

-Phân tích vai trị của nơng nghiệp hàng hóa trong chiến lược phát triển kinh tế- xã
hội ở tỉnh U Đơm Xay.
-Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển nơng nghiệp hàng hóa ở tỉnh U Đơm
Xay.
-Đề xuất quan điểm phương hướng , giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp hàng
hóa ở tỉnh U Đơm Xay trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của tiểu luận.
Luận văn nghiên cứu sự vận động và phát triển nơng nghiệp hàng hóa ở tỉnh
U Đơm Xay nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào tử năm 2006 đến năm 2010.
4.1.Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận.
Đối tượng hướng tới nghiên cứu là chính sách phát triển nơng nghiệp hàng hóa ở
tỉnh U Đơm Xay.
4.2.Phạm vi nghiên cứu.
Tiểu luận này nghiên cứu với phạm vi:
-Thời gian:tiểu luận nghiên cứu từ năm 2006đến năm 2010.
-Không gian: tiểu luận nghiên cứu tại tỉnh U Đôm Xay.
-Nội dung: Tiểu luận nghiên cứu về chính sách phát triển nơng nghiệp nhàng hóa.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Tiểu luận nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và dựa trên quan điểm của hai nước.
Cùng với đó tiểu luận này cũng sử dụng thêm các phương pháp riêng như
phương pháp riêng như phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp,logic lịch
sử cùng với đó là các phương pháp phân tích , tổng hợp.
6.Đóng góp của đề tài.
Tiểu luận này cung cấp cái nhìn tổng quan về việc phát triển ngành nơng
nghiệp và hàng hóa nông nghiệp tại U Đôm Xay trong những năm vừa qua.



4

Tiểu luận này cung cấp thông tin cho các bạn đọc, các nghiên cứu biết về các
đặc điểm và thực trạng phát triển của nó trong những năm qua.
Đồng thời tiểu luận này cũng cho thấy những kết quả đạt được bởi chính
sách thực hiện trong giai đoạn 2006 đến 2010 cùng với những hạn chế và một số
biện pháp phát triển trong giai đoạn sau này.
7. Kết cấu của tiểu luận.
Tiểu luận này gồm có ba phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận.
Phần nội dung của tiểu luận gồm có ba chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về thực hiện chính sách cơng và thực hiện
chính sách phát triển nơng nghiệp hàng hóa ở tỉnh U Đơm Xay.
Chương 2 :Thực tiễn việc thực hiện chính sách phát triển nơng nghiệp hàng hóa ở
tỉnh U Đôm Xay trong giai đoạn từ 2006 đến 2010.
Chương 3 : Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh phát triển chính sách nơng nghiệp
hàng hóa ở tỉnh U Đôm Xay trong những năm sắp tới.


5

NỘI DUNG
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỰC HIỆN CHÍNH
SÁCH CƠNG VÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH
CỦA VIENTIANE.
1.1.MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH CƠNG.

1.1.1.Khái niệm, vị trí thực hiện chính sách cơng trong quy trình chính sách.
1.1.1.1.Khái niệm về chính sách.
Chính sách là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế xã hội,khái

niệm chính sách được thể hiện với các cách hiểu khác nhau:
Chính sách là những sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt mục đích nhất định
dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế đề ra.
Chính sách là các chủ trương và các biện pháp của một đảng phái, một chính
phủ trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội.


6

Chính sách là phương thức hành động được chủ thể khẳng định và thực hiện
nhằm giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống hiện tại.
1.1.1.2.Khái niệm chính sách cơng.
Chính sách cơng là một trong những vấn đề quan trọng của chính trị, tuy
nhiên cho đến nay ở Việt Nam cũng như trên thế giới, nhận thức về vấn đề này vẫn
chưa thực sự thống nhất.
Ở nước ta, chính sách cơng thường được hiểu là chính sách, với nghĩa hẹp là
những chủ trương cụ thể của Nhà nước trong một lĩnh vực nào đó. Một số cơng
trình đã cố gắng đưa ra quan niệm về chính sách: “Chính sách là những chuẩn tắc
cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ; chính sách được thực hiện trong một thời
gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và phương
hướng của chính sách tùy thuộc vào tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội…”. Các nhà nghiên cứu có cách tiếp cận cụ thể hơn:
“Chính sách cơng là chương trình hành động hướng đích của chủ thể nắm hoặc
chi phối quyền lực cơng cộng…Đó là chương trình hoạt động được suy tính một
cách khoa học, liên quan với nhau một cách hữu cơ và nhằm những mục đích
tương đối cụ thể; chủ thể hoạch định chính sách cơng nắm quyền lực nhà nước;
chính sách cơng bao gồm những gì được thực sự thi hành chứ khơng phải chỉ
những là tuyên bố”.
Như vậy, về cơ bản, các định nghĩa về chính sách cơng tập trung vào chính
sách quốc gia – những chương trình hành động của nhà nước nhằm đạt được các

mục tiêu nhất định. Các chính sách khác nhau về phạm vi, tính phức tạp, mục tiêu
ra quyết định, cách lựa chọn và tiêu chuẩn quyết định. Các chính sách cũng được
đề ra và thực hiện ở những cấp độ khác nhau, từ những quyết định mang tính tương
đối ngắn hạn đến những quyết định có tính chiến lược có ảnh hưởng đến quốc kế
dân sinh. Vì vậy, chính sách cần được hiểu một cách uyển chuyển.


7

Theo nghĩa rộng, chính sách cơng bao gồm những việc Nhà nước định là
hoặc khơng định làm. Điều đó có nghĩa là khơng phải mọi mục tiêu của chính sách
cơng đều dẫn tới hành động, mà nó có thể là u cầu của chủ thể khơng được hành
động. Chính sách tác động đến các đối tượng của chính sách - là những người chịu
sự tác động hay điều tiết của chính sách. Phạm vi điều tiết của mỗi chính sách rộng
hay hẹp tùy theo nội dung của từng chính sách. Có thể chia thành đối tượng trực
tiếp và đối tượng gián tiếp. Chính sách cơng được Nhà nước đề ra nhằm phục vụ
lợi ích chung của cộng đồng hoặc của quốc gia, gắn với việc phân phối và sử dụng
các nguồn lực cơng của Nhà nước.
Khái qt lại, Chính sách công là quyết định của các chủ thể quyền lực Nhà
nước, nhằm quy định mục đích, cách thức và chế định hành động của những đối
tượng liên quan, để giải quyết những vấn đề nhất định mà xã hội đặt ra. Đó là
tổng thể các chuẩn mực, biện pháp, thủ thuật mà Nhà nước sử dụng để quản lí xã
hội.
1.1.1.3.Khái niệm thực hiện chính sách cơng.
Thực hiện chính sách cơng là giai đoạn chính trong quy trình chính sách ,
giai đoạn các chính sách đi vào cuộc sống.Các chính sách được hoạch định xuất
phát từ yêu cầu khách quan của cuộc sống , từ những nhu cầu của xã hội và của
nhân dân.Thực hiện chính sách là q trình giải quyết những nhu cầu đó, đem lại
những biến đổi trên các lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm phục vụ lợi ích của
nhân dân. Đó là chuỗi các hành động và biện pháp cụ thể để thi hành một quyết

định chính sách đã được thơng qua.
Về thực chất đó là quá trình chuyển những tuyên bố trên giấy tờ của chính
quyền về các loại dịch vụ, mục tiêu, đối tượng,phương thức thành những hành
động nhất định nhằm phân phối lợi ích từ tun bố .Trong q trình thực hiện
chính sách, các nguồn lực về tài chính cơng nghệ, con người được đưa vào sử dụng


8

một cách có định hướng . Nói cách khác đây là quá trình kết hợp giữa yếu tố con
người với các nguồn lực này một cách có hiệu quả theo những mục tiêu đề ra.
Từ đó ta có thể có khái niệm thực hiện chính sách: Thực hiên chính sách là
giai đoạn biến các ý đồ chính sách thành những kết quả thực tế thơng qua hoạt
động có tổ chức của các cơ quan trong bộ máy nhà nước , nhằm đạt tới mục tiêu đề
ra.
1.1.1.4.Vị trí của thực hiện chính sách cơng.
Các chính sách là sản phẩm tư duy con người, bản thân chúng không thay
đổi được đời sống hiện thực. Nó chỉ phát huy tác dụng thơng qua hoạt động của
các chủ thể chính trị và hoạt động thực tiễn của quảng đại quần chúng nhân dân.
Một chính sách dù được hoạch định tốt nhưng nếu không đưa ra thực hiện , hoặc
thực hiện nhưng kết quả kém thì cũng khơng có ý nghĩa thực thi. Đối với nhân dân
kết quả thực tế của chính sách là quan trọng hơn ý định ban đầu của chính sách .
Các chính sách được đưa ra nhằm giải quyết những vấn đề bức xúc mà cuộc
sống đặt ra và việc thực hiện các chính sách là nhằm tạo ra thay đổi trên lĩnh vực
theo hướng các mục tiêu chính sách đề ra . Vì vậy thực hiện chính sách có ý nghĩa
quyết định tới việc thành công hay thất bại của một chính sách.Giai đoạn này quan
trọng vì:
Đã là q trình thực hiện thi nội dung chính sách dưới tác động của nhiều
yếu tố . Trong nhiều trường hợp những khó khăn nảy sinh trong quá trình triển khai
sẽ dẫn tới sửa đổi mục tiêu và nội dung chính sách . Các chính sách cũng có thể bị

biến dạng, thậm chí bị sai lệch hẳn với ý tưởng ban đầu thông qua việc thừa hành
của bộ máy hành pháp.
Thông tin nhận được trong q trình triển khai chính sách sẽ giúp đánh giá
lại các mặt của quyết định chính sách và thay đổi nó sau này.Sự vận động của
chính sách từ lý thuyết sang giai đoạn triển khai cụ thể dẫn đến sự nhìn nhận lại
qua đánh giá và xây dựng lại chính sách.Trên thực tế thực hiện chính sách được coi


9

là giai đoạn tổng hợp của quy trình chính sách gồm hoạch định, thực hiện, đánh
giá.
Tóm lại thực hiện chính sách là việc tiếp nối và chịu sự quy định của gai
đoạn hoạc định chính sách , song khơng hồn tồn lệ thuộc vào kết quả của cơng
tác hoạch định mà có vị trí độc lập riêng và có ý nghĩa quyết định với tồn bộ quy
trình chính sách.
1.1.2.Những nội dung cơ bản của thực hiện chính sách cơng.
1.1.2.1.Lựa chọn cơ quan thực hiện chính sách cơng.
Cơ quan chủ chốt thực hiện chính sách: Các chính sách là phương tiện quản
lý của nhà nước , do đó việc thực hiện chính sách trước hết phải thuộc về các cơ
quan nhà nước. Mỗi chính sách cũng thường đề cập đến nhiều phạm vi và chức
năng quản lý xã hội nên sẽ có nhiều cơ quan đứng ra thực hiện.Để phát huy tính
hiệu quả của chính sách thì cần có một cơ quan được ủy quyền thống nhất các hoạt
động của chính sách . Cơ quan này có vai trị, trách nhiệm chính trong việc thực
hiện chính sách, đó là cơ quan có khả năng thực hiện chính sách có hiệu quả hơn
hoặc cơ quan có vị thế cao hơn so với các cơ quan khác.
Cơ quan phối hợp thực hiện chính sách: Đây là cơ quan góp phần thúc đẩy
hoặc loại bỏ những tiêu cực trong thực hiện chính sách.Để có thể hoàn thành được
nhiệm vụ được giao các cơ quan này cần phải cóa đầy đủ các nguồn tài chính, nhân
lực, vật lực cho việc triển khai thực hiện chính sách; phải có đủ thẩm quyền kỹ

thuật chun mơn để biến các mục tiêu thành các chương trình hành động cụ thể;
cơ quan này phải chịu trách nhiệm về những hoạt động của mình.
Mối quan hệ phân cơng và phối hợp giữa các cơ quan thực hiện chính
sách:Phân cơng và phối hợp hoạt động là nguyên tắc cơ bản của tổ chức quản lý
nhằm phát huy vai trò của từng bộ phận cũng như hiệu quả tổng hợp của toàn bộ
hệ thống. Yêu cầu là phải vừa phân công vừa phối hợp . Phân công là để giữa các
cơ quan khơng có sự trùng lặp chức năng, nhiệm vụ nhưng khi thực hiện chức năng


10

nhiệm vụ đó lại cần có sự phối hợp nhằm đảm bảo tập trung tạo nên sự liên kết
nhịp nhàng, ăn khớp và đồng bộ trong hoạt động của cả hệ thống để đạt mục tiêu
chung.
Xác định đối tượng chịu tác động của chính sách:Đối tượng chịu tác động
của chính sách bao gồm cac cá nhân tổ chức mà việc thực hiện chính sách sẽ ảnh
hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến lợi ích của họ. Chính sách nhà nước thường có
tác động trực thiếp hoặc gián tiếp đến một diện rất rộng các tầng lớp dân cư trong
xã hội theo các mức độ khác nhau. Các đối tượng có thể tán thành hoặc khơng tán
thành chính sách , cụ thể đối tượng của chính sách có thể phục tùng,chấp nhận
hoặc tích cực ủng hộ chính sách nào đó.
1.1.2.2.Tun truyền giải thích chính sách.
Các chính sách được ban hành đều có tác động đến nhận thức tư tưởng của
những người có liên quan từ đó hình thành thái độ của họ đối với việc chấp hành
chính sách.Trong nhận thức của mỗi một chủ thể đều khong giống nhau vì vậy nên
đối với chính sách thì thái độ của các cá nhân cũng khác nhau.Trong chính sách thì
việc tun truyền để mọi người cùng đi theo một con đường chung là yếu tố quan
trọng đảm bảo cho việc thực hiện chính sách thắng lợi.Do đó các cơ quan nhà nước
phải tuyên truyền, chuẩn bị dư luận cho việc thực hiện chính sách để mọi người
hiểu và đồng tình ủng hộ .

Phải huy động được sự ủng hộ chính trị về mọi mặt để mọi người chấp nhận
nó với nhiệt tình cao. Phải hướng tới tuyên truyền vào các đối tượng thực hiện, các
bên có liên quan đến chính sách và nên tiến hành tuyên truyền cho các đối tượng
còn nghi ngờ và hiểu sai chính sách.Ngồi ra phải lơi kéo những người có khả
năng cung cấp cơ sở vật chất cho việc thực hiện chính sách. Đồng thời kết hợp các
hoạt động tuyên truyền , phổ biến chính sách với việc vận động các đối tượng.
1.1.2.3.Triển khai thực hiện chính sách.


11

Mục đích của giai đoạn tổ chức thực hiện chính sách là biến ý đồ chủ quan
về chính sách thành thực tế khách quan, biến chủ trương đường lối, pháp luật của
nhà nước thành hành động tự giác của quần chúng. Để thực hiện được tốt chính
sách thì chúng ta cần làm tốt các yêu cầu sau:
Có kế hoạch thực biện chu đáo: để thực hiện chính sách một cách có hiệu
quả thì trước hết chúng ta phải xây dựng được kế hoạch một cách cụ thể ở tất cả
các nội dung cần triển khai . Đặc biệt kế hoạch này cần được phổ biến và phân
công cụ thể cho các đối tượng nhất định để hoàn thành tốt nhiệm vụ dề ra trong
chính sách.
Cần phát huy tính chủ động trong tổ chức thực hiện: trong q trình thực
hiện chính sách thì chúng ta ln có những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện
chính sách . Do đó người lãnh đạo cần phải có sự chủ động trong việc thực hiện
chính sách ở các địa phương khác nhau.
Cần phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị tham gia thực
hiện chính sách: trong giai đoạn này thì việc có ý nghĩa quan trọng là phải động
viên được cao nhất và sử dụng tổng hợp sức người, sức của để thực hiện chính
sách.Thực hiện chính sách là nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nước
nhưng đó cũng là nhiệm vụ của các cá nhân và tổ chức có kiên quan đến lĩnh vực
mà chính sách điều chỉnh.

Triển khai thực hiện chính sách là giai đoạn tạo ra bước ngoặt cách mạng
thông qua các hành động thực tiễn nhưng cũng đầy khó khăn, phức tạp trong thực
tiễn, có ý nghĩa quyết định đối với sự thành bại của một chính sách: Giai đoạn này
là giai đoạn rất khó khăn do phải thực hiện chính sách này trong thực tế với những
điều kiện tại các địa điểm khác nhau.Đồng thời để đảm bảo chính sách được thực
hiện thì phải khơng ngừng đấu tranh chống mọi hành vi đi ngược lại chính sách đã
được coi là đúng.


12

Cần có sự phối hợp thực hiện các chính sách:để đạt được hiệu quả cao thì
chúng ta cần có sự liên kết các hoạt động của con người, bộ phận, phân hệ và hệ
thống riêng rẽ nhằm thực hiện có kết quả và hiệu quả các mục tiêu chung của tổ
chức.
Giải quyết mâu thuẫn trong q trình thực hiện chính sách: các chính sách
được đề ra đều nhằm đảm bảo lợi ích cho các nhóm người nhất định trong xã hội
đồng thời nó cũng gây ảnh hưởng đến các nhóm lợi ích khác trong xã hội. Do vậy
mỗi chính sách đề ra cần phải tính đến các yếu tố đó để đảm bảo được sự ổn định
trong xã hội.
1.2.CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NƠNG NGHIỆP HÀNG HĨA Ở TỈNH U ĐƠM XAY.

1.2.1.Khái niệm nơng nghiệp và nơng nghiệp hàng hóa.
1.2.1.1.Khái niệm nông nghiệp.
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất chủ yếu của xã hội, sử dụng đất đai
để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu
lao động chủ yếu để tạo ra lương thực, thực phẩm và cung cấp nguyên liệu cho
công nghiệp.Do vậy theo nghĩa hẹp nông nghiệp là ngành sản xuất ra của cải vật
chất mà con người dựa vào quy luật sinh trưởng của cây trồng vật nuôi để tạo ra
sản phẩm cho con người và xã hội sinh tồn.Theo nghĩa rộng bao gồm cả lĩnh vực

sản xuất nơng lâm ngư nghiệp.
1.2.1.2.Khái niệm nơng nghiệp hàng hóa.
Nơng nghiệp hàng hóa là một bộ phận của nền kinh tế hàng hóa, là kiểu tổ
chức kinh tế sản xuất ra sản phẩm nông sản( nông, lâm, ngư nghiệp), không phải
để đáp ứng nhu cầu tự tiêu dùng của người sản xuất mà để trao đổi mua bán trên
thị trường.Nó nhằm thỏa mãn những nhu cầu tiêu dùng của xã hội và bảo đảm lợi
nhuận để tái sản xuất mở rộng, hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn.
1.2.2.Bối cảnh thực hiện chính sách phát triển nơng nghiệp hàng hóa tại tỉnh
U Đôm Xay.


13

1.2.2.1.Bối cảnh nước Lào.
Nước Lào là một nước có nền kinh tế còn chư phát triển với tỷ trọng của
ngành nơng nghiệp trong nền kinh tế cịn cao, ngành cơng nghiệp và dịch vụ còn
chưa phát triển đúng mức.Trong những năm qua nước Lào rất chú trọng tới việc
đổi mới, hội nhập nền kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Nước Lào những năm vừa qua đã xác định được thế mạnh của mình trong
lĩnh vực nông nghiệp với những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển lĩnh vực này
trong cả nước.Đặc biệt là đây là lĩnh vực mà hầu hết người dân trong đất nước đã
và đang lấy làm nghề chính của mình.
Nước Lào trong giai đoạn vừa qua ln có sự tăng trưởng nhanh về kinh tế
với tốc độ tăng trưởng khoảng 7% một năm,quan hệ kinh tế của đất nước được mở
rộng .Chính vì vậy nó đã tạo điều kiện cho ngành nông nghiệp phát triển với việc
áp dụng các thành tựu của khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp .Đồng
thời giúp cho các sản phẩm nông nghiệp của đất nước có thể xuất khẩu ra nhiều
nước khác nhau.
1.2.2.2.Bối cảnh trong tỉnh U Đôm Xay.
Tỉnh U Đôm Xay là một tỉnh có nền kinh tế khá phát triển của đất nước với

tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, đã và đang là tỉnh dẫn đầu về tốc độ phát
triển và trở thành trung tâm của khu vực phía Bắc của Lào.
Lĩnh vực nông nghiệp trong những năm vừa qua luôn nhận được sự quan
tâm chú ý của lãnh đạo tỉnh , từ đó lĩnh vực này đã có sự phát triển nhanh chóng
với nhiều các sản phẩm nơng nghiệp của tỉnh được chú trọng phát triển và đac đạt
được những thành tựu cơ bản.
Hầu hết người dân trong tỉnh đều là những người tham gia và sống với nghề
nông , nông nghiệp là ngành mà đem lại thu nhập cho người nông dân .Đồng thời
đây là lĩnh vực mà người nơng dân có thể thực hiện các biện pháp đổi mới phương


14

thức trồng trọt từ đó đưa lại các kết quả cao hơn và đem lại thu nhập cao hơn nhằm
nâng cao thu nhập cho người dân.
Tỉnh trong những năm qua ln có thành tựu quan trọng trong việc xuất
khẩu hàng hóa, đặc biệt là nơng sản, nhưng nơng nghiệp hàng hóa trong tỉnh vẫn
cịn chưa được phát triển như tiềm năng sẵn có của nó.
1.2.3.Nội dung cơ bản của chính sách
1.2.3.1.Mục tiêu của chính sách.
Chính sách phát triển nơng nghiệp hàng hóa của tỉnh hướng đến mục tiêu
nhằm có thể nâng cao được hiệu suất, năng lực và giúp cho tỉnh có thể phát triển
được lĩnh vực nơng nghiệp của mình. Đồng thời với đó là giúp cho lĩnh vực nơng
nghiệp có thể có năng suất, chất lượng của các sản phẩm hàng hóa cao hơn cùng
với đó là việc áp dụng các thành tựu của khoa học công nghệ vào việc sản xuất các
loại mặt hàng của nông nghiệp.
Từ sự phát triển của lĩnh vực nông nghiệp mà tỉnh có thể phát triển được
ngành nơng nghiệp hàng hóa của mình ngày càng tốt hơn. Với các sản phẩm chất
lượng làm ra ngày càng nhiều và có được chất lượng tốt phục vụ cho việc tiêu thụ
trong địa bàn tỉnh và phục vụ xuất khẩu.

Tỉnh muốn trở thành nơi đi đầu trong lĩnh vực nơng nghiệp hàng hóa với vị
trí trung tâm của tỉnh tại miền Bắc. Từ đó có thể tạo thuận lợi cho việc phát triển
nông nghiệp của các tỉnh khác và phát triển các ngành khác có liên quan đến ngành
nơng nghiệp hàng hóa.
Chính sách này thực hiện nhằm nâng cao thu nhập cho người dân trong địa
bàn tỉnh với đa số người dân đều làm trong lĩnh vực nơng nghiệp. Đồng thời giúp
cho người dân có thể đứng vững trong ngành này và giúp cho ngành nơng nghiệp
hàng hóa có thể phát triển bền vững.
1.2.3.2.Đối tượng của chính sách.


15

Đối tượng của chính sách hướng tới là lĩnh vực nơng nghiệp hàng hóa của
tỉnh,chính sách muốn giúp cho lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh phát triển trong điều
kiện nền kinh tế của tỉnh phát triển nhanh chóng cùng với nền kinh tế của đất nước
trong những năm qua.
Đồng thời chính sách này hướng tới đối tượng chính là nhân dân làm trong
lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh.Nâng cao đời sống cho nhân dân là điều mà chính
sách này hướng tới.
Cùng với đó thị trường nơng nghiệp hàng hóa chính là cái mà chính sách
hướng tới giúp cho việc bn bán, trao đổi hàng hóa được diễn ra nhanh chóng và
hiệu quả hơn trong những năm tới.
1.2.3.3.Cơ quan ban hành chính sách.
Chính sách này được ban hành bởi Sở nơng nghiệp ban hành dựa trên những
điều kiện khách quan của tỉnh và dựa vào sự phát triển ngành nông nghiệp những
năm qua của tỉnh.
Sở nơng nghiệp đã có những nghiên cứu rất kỹ cho chính sách này , sở đã
dựa vào những phân tích, đánh giá cụ thể của từng thời kỳ, thời điểm khác nhau.
Cùng với đó là sự biến động của thị trường với các mặt hàng nông sản khác nhau

đã giúp cho tỉnh và sở nông nghiệp định hướng về việc phát triển hàng hóa nơng
nghiệp.
Sở nơng nghiệp đã có nhiều các ban hành cụ thể trong những lĩnh vực khác
nhau của nông nghiệp và sự phát triển hàng hóa của các mặt hàng nơng nghiệp này
của tỉnh.
1.2.4.Tầm quan trọng của việc thực hiện chính sách phát triển nơng nghiệp
hàng hóa đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh U Đôm Xay.
1.2.4.1.Tầm quan trọng đối với kinh tế:
Thực hiện chính sách này giúp cho tỉnh sẽ có thể phát triển trước tiên ở lĩnh
vực nông nghiệp của tỉnh giúp cho nông nghiệp của tỉnh có thể phát triển .Các


16

ngành nghề trong tỉnh thuộc lĩnh vực nông nghiệp sẽ có điều kiện thuận lợi để có
thể phát triển nhờ vào việc thực hiện chính sách này của tỉnh. Nơng nghiệp sẽ được
đầu tư các nguồn lực cả về tài chính và cơng nghệ để nâng cao được năng suất và
chất lượng của sản phẩm.
Việc phát triển nông nghiệp hàng hóa sẽ giúp cho các ngành liên quan tới
nơng nghiệp cũng có điều kiện phát triển cùng với sự phát triển của nơng nghiệp
hàng hóa. Từ đó giúp cho kinh tế phát triển trên nhiều mặt với đầy đủ cacsn loại
hình trong nền kinh tế.
Nơng nghiệp hàng hóa giúp cho nơng sản của Lào có thể xuất khẩu sang
nước ngồi và từ đó giúp cho các quan hệ kin h tế được mở rộng và đẩy mạnh.
Đồng thời giúp cho nơng nghiệp hàng hóa của tỉnh có thể cạnh tranh với hàng hóa
các nước khác trong đất nước và tại tỉnh.
Chính sách này giúp cho kinh tế của tỉnh có thể tập trung vào các lĩnh vực
quan trọng , tập trung vào thế mạnh của tỉnh để từ đó có thể phát triển kinh tế. Tạo
động lực cho sự phát triển chung của nền kinh tế.
1.2.4.2.Tầm quan trọng đối với vấn đề xã hội.

Việc thực hiện chính sách này giúp cho người dân trong tỉnh trong đó có
người dân làm trong lĩnh vực nơng nghiệp, những người nơng dân có thể tăng được
thu nhập cho bản thân mình. Do chính sách này giúp cho ngành nông nghiệp phát
triển, người dân trong tỉnh có thu được nhiều lợi nhuận từ nơng nghiệp, và nông
nghiệp đảm bảo được cuộc sống cho bản thân họ.Từ đó người nơng dân có thể dựa
vào nơng nghiệp để bảo đảm cho sự phát triển của lĩnh vực này.Cùng với đó người
nơng dân cũng có thể dựa vào sự phát triển của nơng nghiệp hàng hóa để có thể
tạo ra nhiều cơng ăn việc làm cho mình.
Chính sách này giúp cho các dân tộc thiểu số trong địa bàn tỉnh có thể có
được cuộc sống tốt hơn , nhờ vậy đảm bảo được tình hình an ninh trật tự trên địa
bàn tỉnh.Đồng thời thực hiện được tốt các chính sách của nhà nước.Người dân


17

trong địa bàn tỉnh sẽ có thể tăng được trình độ, kinh nghiệm của mình trong nơng
nghiệp, từ đó người dân sẽ ngày càng có nhiều sự hiểu biết về thi trường hàng hóa
trong tỉnh và có thể giúp cho tỉnh ngày một phát triển hơn nữa.

Chương 2: THỰC TIỄN VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
NƠNG NGHIỆP HÀNG HĨA TẠI TỈNH U ĐÔM XAY.
2.1.ĐIỀU KIỆN TUEJ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA TỈNH U ĐÔM XAY.

2.1.1.Điều kiện tự nhiên.
Về vị trí địa lý: U Đơm Xay là một tỉnh nằm ở phía Bắc của nước Cộng hịa
dân chủ nhân Lào, là một tỉnh trung tâm trong 5 tỉnh Bắc Lào. U Đơm Xay có diện


18


tích 15.370km2. có đường biên giới giáp với 5 tỉnh như: phía Bắc giáp tỉnh Phơng
Sa Lỳ và Trung Quốc, phía Nam giáp 4 huyện của tỉnh Xay Ya Bu Ly, phía Đơng
giáp tỉnh Lng Pra Bang và phía Tây giáp tỉnh Luổng Năm Tha và tỉnh Bo Kẹo.U
Đôm Xay có quốc looj13 nối liền thủ đơ Viêng Chăn qua các tỉnh Viêng Chăn và
Luông Pra Bang và tới Trung Quốc.
Về địa hình:U Đơm Xay có địa hình trung bình, độ cao bình quân từ 4231370 m so với mặt biển , trong đó vùng núi có diện tích 13.056km2 chiếm 85%
diện tích của tỉnh, địa hình bị chia cắt thành nhiều độ cao khác nhau thuận lợi cho
trồng cây cơng nghiệp và cây ăn quả.Vùng đồng bằng có diện tích 2314km2 chiếm
15% diện tích của tỉnh, là vùng có đất đai màu mỡ thuận lợi cho trồng lú avà hoa
màu.
Tài nguyên thiên nhiên:U Đôm Xay là tỉnh phong phú về tài nguyên rừng
với nhiều loại khác nhau, diện tích rừng của tỉnh là 1467218 ha chiếm 95,46% diện
tích của tồn tỉnh.Diện tích nơng nghiệp là 115737 ha chiếm 0,90% diện tích của
tỉnh trong đó có 20,218 ha diện tích canh tác,13012 ha đất ruộng, 19314 ha trồng
cây cơng nghiệp.Ngồi ra tỉnh còn một số tài nguyên thiên nhiên khác như đồng ,
bạc và sắt.
Khí hậu, thời tiết: U Đơm Xay là tỉnh có độ ẩm lớn, có nhiệt độ khơng đồng
đều, ít bị ảnh hưởng từ thiên tai như hạn hán và lũ lụt. Nhiệt độ trung bình trong
năm là 22độ, lượng mưa trung bình là 1400mm. Một năm có hai mùa là mùa mưa
bắt đầ từ tháng 5 đến tháng 10, mùa hè bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 hàng
năm.Ngồi ra do địa hình núi hiểm trở, nhiều vùng có gió mạnh và to gây khó khăn
cho nông nghiệp.
2.1.2.Điều kiện kinh tế.
Kinh tế:U Đôm Xay đã phát triển kinh tế tương đối đồng đều với tốc độ tăng
trưởng kinh tế hàng năm là 13%, tổng thu nhập của tỉnh là 1543 tỷ kíp , thu nhập
bình quân đầu nhười là 651USD/ người.Cơ cấu kinh tế theo ngành đã có sự thay


19


đổi theo hướng phát triển nông lâm nghiệp gắn với cơng nghiệp chế biến và dịch
vụ nhưng chưa có sự phát triển nhanh, sản xuất nông nghiệp vẫn chủ yếu mang
nặng tính tự nhiên, tự cung tự cấp.
Kết cấu hạ tầng :Những năm qua tỉnh đẫ tập trung xây dựng nâng cao các
tuyến đường của tỉnh, tồn tỉnh có đường dài 1332,5 km2 .Tuy nhiên kết cấu hạn
tầng còn yếu chỉ có quốc lộ 13, quốc lộ 2E và quốc lộ 2W là đảm bảo đi được hai
mùa.Các tuyến đường cịn lại chỉ đi được mùa khơ cịn mùa mưa đi lại rất khó
khăn. Cịn nhiều nơi chưa thơng các tuyến đường trọng điểm, thiếu hệ thống nước
sạch, thiếu đường điện ở một số khu vực có đều kiện phát triển kinh tế.Các cơng
trình thủy lợi đầu mối đã được xây dựng nhung chưa phát huy được công xuất thiết
kế.
2.1.3.Điều kiện xã hội.
Nguồn nhân lực:dân số của tỉnh U Đôm Xay là 276960 người trong đó nữ
giới là 138139 người, mật độ dân số bình quân là 18 người/km2, tốc độ tăng dân số
bình quân là 4,57%. Dân số phân bổ ở 7 huyện gồm 473 bản và 46244 hộ.Tỉnh có
3 cộng đồng bộ tộc trong đó bộ tộc Lào Thâng có 158092 người chiếm 60%, bộ tộc
Lào Lùm có 72209 người chiếm 25% và bộ tộc Lào Sủng có 45849 người chiếm
15%.Trình độ dân trí của nhân dân phần lớn cịn thấp vì thế lao động phần lớn là
lao động phổ thông. Sự phân công và ngành nghề chưa cụ thể , phương thức sản
xuất còn lạc hậu chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất của việc phát triển nơng
nghiệp hàng hóa.
Giáo dục hiện nay trong tỉnh có 546 trường học các cấp,ngồi ra cịn có một
số trường trung học chun nghiệp có chương trình giảng dạy gồm 3 chuyên ngành
như chăn nuôi, trồng trọt và xây dựng. Tuy nhiên chất lượng giáo dục còn thấp, số
giáo viên do dân ni cịn nhiều phần lớn ở miền núi, vùng sâu, vùng xa.Chưa giải
quyết được vấn đề tiền lương và chưa khuyến khích được tinh thần giảng dạy của
họ đặc biệt là giáo viên ở vùng núi vùng xa. Tỷ lệ mù chữ của người dân trong độ


20


tuổi 15-40 ở miền núi, vùng xa còn cao, cơ sở văn hóa xã hội cịn yếu kém, báo chí
thơng tin liên lạc còn hạn chế.
Mạng lưới y tế của tỉnh gồm có 7 bệnh viện ở 7 huyện ngồi ra cịn có 42
trạm y tế đặt ở các khu vực phát triển kinh tế. Tuy đã có nhiều phát triển những mà
phần lớn thiết bị còn thiếu, kể cả bác sỹ, thuốc men và y tá còn thiếu nhiều kinh
nghiệm làm việc ở các trạm y tế đó.
2.2.CƠNG TÁCTRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NƠNG
NGHIỆP HÀNG HĨA TẠI TỈNH U ĐƠM XAY.

2.2.1.Cơ quan thực hiện chính sách.
Cơ quan thực hiện chính sách tại tỉnh U Đơm Xay bao gồm các cơ quan, phịng
ban về nơng nghiệp tại các huyện trong tỉnh. Các cơ quan này giúp cho chính sách
được thực hiện tốt trong địa bàn của mình và giúp cho chính sách được thực hiện
một cách nhanh chóng và hiệu quả. Cùng vói đó các huyện cịn xem xét xem trong
huyện mình có thế mạnh về ngành gì trong nơng nghiệp để có thể giúp cho việc
quy hoạch chính sách này được thực tế hơn nhằm đạt hiệu quả cao.
Ngồi ra cịn có sự tham gia của các cơ quan như là sở thuế, các cơ quan thủy lợi,
các cơ quan nghiên cứu nông nghiệp của tỉnh. Các cơ quan này giúp cho tỉnh có
thể nghiên cứu các loại nông sản mang lại hiệu quả kinh tế cao cho sự đầu tư của
người dân. Mặt khác các cơ quan thuế tạo thuận lợi cho việc buôn bán các sản
phẩm nông sản và cho việc lưu thong hàng hóa trong tỉnh với các tỉnh khác và với
các nước khác.
Cùng với đó cơ quan đầu tư cũng giúp cho các xí nghiệp có nhiều thuận lợi trong
việc đầu tư của các xí nghiệp thực hiện các dự án trơng nơng nghiệp và đầu tư vào
chế biến hàng hóa nơng sản của tỉnh. Do vậy giúp cho nông nghiệp hàng hóa của
tỉnh phát triển theo chiều sâu.
2.2.2.Cơng tác tun truyền giải thích chính sách.



21

Chính sách này được Sở nơng nghiệp tun truyền tới người dân trong địa bàn tỉnh
giúp cho người dân trong tỉnh có thể hiểu về chính sách và giúp cho chính sách
được người dân tiếp cận một cách rõ ràng.Sở đã có nhiều các hoạt động như cử các
chuyên gia để giúp cho người dân trong việc sản xuất nông sản hàng hóa thơ của
mình khi thu hoạch về.
Chính sách này được các đài truyền hình, đài phát thanh của các huyện trong địa
bàn tỉnh tích cực tuyên truyền tới người dân trong tỉnh để thơng tin về chính sách
đến với người dân một cách nhanh chóng, hiệu quả và rộng khắp mà ai cũng có thể
được tiếp cận.
Ngồi ra nó cịn được các tổ chức khác trong tỉnh cũng tham gia vào công tác
tuyên truyền này đến với người dân trong địa bàn tỉnh như là Hội phụ nữ, Hội cựu
chiến binh, các tổ chức cơng đồn…
2.2.3.Cơng tác huy động và sử dụng các nguồn lực thực hiện chính sách.
Nguồn lực cho việc thực hiện chính sách phát triển nơng nghiệp hàng hóa được
huy động từ nguồn tài chính hằng năm của tỉnh trích cho các hoạt động sản xuất
nơng nghiệp. Đồng thời nguồn tài chính cịn do các công ty đầu tư vào lĩnh vực
này bỏ ra trong q trình sản xuất,
Chính sách này có được sự tham gia của nhiều các chuyên gia, các kỹ sư, những
người có trình độ chun mơn sâu để có thể giúp việc tư vấn cho chính sách này
ngày một hiều quả hơn.
Chính sách nơng nghiệp hàng hóa này được thực hiện qua nhiều các thời điểm
khác nhau nhưng luôn liên tục do vậy các nguồn lực cho việc thực hiện chính sách
phải luôn sẵn sàng.
2.3.ĐÁNH GIÁ NHỮNG KẾT QUẢ CỦA QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
PHÁT TRIỂN NƠNG NGHIỆP HÀNG HĨA TẠI TỈNH U ĐÔM XAY

2.3.1.Những thành tựu.



22

Một là:Sản xuất nơng nghiệp hàng hóa tăng nhanh, giải quyết được các vấn đề
lương thực giúp nhân dân đủ ăn và có dự trữ, xuất khẩu.
Tỉnh U Đơm Xay đã tập trung chuyển đổi nền sản xuất tự cung tựu cấp sang sản
xuất hàng hóa , bằng cách tập trung phát triển diện tích sản xuất nơng nghiệp, đưa
khoa học- kỹ thuật cơng nghệ mới vào trong q trình sản xuất để cho có hiieeuj
quả.Hiện nay tỉnh đã có diện tích trồng lúa đạt 24860 ha, có thể sản xuất với tổng
sản lượng bình quân là 76360 tấn, sản lượng bình quân đầu người khoảng
270kg/năm. Năng suất lúa mùa là 3,8 tấn/ ha, lúa chiêm là 4 tấn/ ha.
Năm 2006 sản lượng lúa toàn tỉnh đạt 66220 tấn , tính bình qn trên đầu người là
240kg/người/năm, năm 2008 là 73.238 tấn, đến năm 2010 tăng lên 76360 tấn tính
bình quân trên đầu người là 270kg/người/năm.
Năm
2006
2009
2008
Tổng diện tích(ha)
26903
22189
25741
Tổng số lượng(tấn)
66220
66133
73238
Nguồn: Sở nông nghiệp và Lâm nghiệp tỉnh U Đôm Xay.

2009
24587

68278

2010
24860
76360

Bảng: Sản xuất lúa từ năm 2006 đến năm 2010.
Sản xuất rau , cây công nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả cũng phát triển mở
rộng.Tồn tỉnh có khoảng 35685 ha trồng các loại cây này, trong đó tiêu biểu nhất
là trơng ngơ,mía, rau các loại, đậu các loại, trong đó nhiều nhất là ở huyện Beng và
huyện Hun và huyện Xay.Từ đó có thể tạo ra thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia
đình bà con nơng dân.
Năm
2006
2007
2008
Tổng diện tích(ha)
24361
29591
30961
Tổng số lượng(tấn)
104467
140696
135274
Nguồn:Sở nông nghiệp và Lâm nghiệp tỉnh U Đôm Xay.

2009
34407
140014


2010
35658
191145

Bảng:Sản xuất rau, quả, cây công nghiệp ngắn ngày từ năm 2006 đến năm 2010
của tỉnh U Đôm Xay.
Chăn nuôi của tỉnh cũng phát triển khá mạnh và nhanh, nhất là ni bị, lợn và vật
ni gia cầm. Nếu so với năm 2006 đến năm 2010 vật nuôi tăng lên 764726 con,


23

trong đó bị có 33035 con tăng lên 14348 con, trâu có 35367 con , lợn có 102052
con, dê có 15892 con,gia cầm có 765257 con. Nhìn chung tỉnh U Đơm Xay có thể
sản xuất và đáp ứng được nhu cầu về thịt cho tỉnh, ngoài ra bán sang các tỉnh giáp
với tỉnh U Đôm Xay và một số nước láng giềng. Qua đó tạo thu nhập cho nhiều gia
đình nông dân và làm cho đời sống của họ từng bước được cải thiện.
Hai là:Kinh tế nơng nghiệp góp phần biến chuyển đời sống kinh tế- xã hội của tỉnh
U Đôm Xay.
Với những con số đã thống kê ở trên về thực trạng của sự phát triển nơng nghiệp
hàng hóa của tỉnh U Đôm Xay với xu thế phát triển kinh tế nơng nghiệp hàng hóa,
tỉnh U Đơm Xay đã có bước tiến phát triển đáng kể. Những năm gần đây nhân dân
hăng hái sản xuất và với chủ thể là kinh tế hộ gia đình. Tuy nhiên sự phát triển này
có vaii trị quan trọng nhất định trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh U Đôm Xay
từ năm 2006 đến nay bởi vậy nông nghiệp vẫn là nguồn thun nhập chính của tỉnh
cũng như cả nước.
Năm 2006 tổng GDP của tỉnh là 95446 tỷ kíp thì nơng nghiệp chiếm tới 61,3% với
tổng giá trị là 584 tỷ kíp, năm 2010 vẫn cịn chiếm tới 56% tổng GDP của tỉnh là
1543 tỷ kíp, với tổng giá trị là 885 tỷ kíp(35).Thu nhập bình qn đầu người của
tỉnh đã được cải thiện rõ rệt cụ thể tăng từ 3603000 kíp năm 2006 lên 5500000 kíp

năm 2010.
Cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nơng lâm ngư nghiệp có chuyển biến tích cực,
có sự chuyển đổi về vật ni, cây trồng . Thối quen về sản xuất mang tính tự
nhiên , tự cung tự cấp dần dần được xóa bỏ .Trong sản xuất đã sử dụng nhiều máy
móc và đưa kỹ thuật vào sản xuất. Trình độ dân trí được nâng cao, việc giao lưu,
lưu thơng thơng hàng hóa được mở rộng và phát triển.
Trong lĩnh vực nông nghiệp nổi bật nhất là vấn đè trồng ngô, đậu tương, đậu xanh
đã tăng lên ở vùng Nam Kha , hộ gia đình và cụm hộ gia đình đã bắt đầu trồng cây
trầm hương, cây cau su với diện tích ngày càng tăng lên như cây trầm hương là


24

1283 ha, cây cao su là 17256 ha. Việc chăn ni của nhân dân đã đáp ứng hình
thức mới như tổ chức mới như tổ chức chăn ni theo hình thức trang trại và phân
vùng chăn nuôi , trồng trọt rõ rệt . Việc giao đất giao rừng đã thành phong trào
trong nhân dân.
Trên cơ sở những thành tựu đạt được trong phát triển nơng nghiệp nơng nghiệp
hàng hóa tỉnh U Đôm Xay trong thời gian qua , mà thu nhập của khu vực nông
thôn tăng lên, đời sống nhân dân, văn hóa, xã hội của tỉnh U Đơm Xay khởi sắc rõ
nét, bộ mặt nông thôn từng bước đổi mới.
2.3.2.Những hạn chế.
Một là: cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động trong nông nghhieepj, nông thôn chuyển
dịch chậm, hiệu quả thấp.
Sản xuất nơng lâm nghiệp đã có những bước phát triển ổn định. Song chuyển dịch
cơ cấu kinh tế và mùa vụ còn chậm, chưa tương ứng với tiềm năng đất đai, điều
kiện khí hậu và đầu tư của nhà nước.Hệ số sử dụng đất nơng nghiệp cịn thấp, đặc
biệt ở vùng cao, sản xuất còn phân tán, một số vùng sản xuất hàng hóa đã hình
thành nhưng quy mơ cịn nhỏ, sản phẩm cịn ít, năng suất và chất lượng sản phẩm
chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong tỉnh và xuất khẩu. Sản

phẩm chăng ni vẫn mang tính truyền thống, chưa phát huy được tiềm năng, lợi
thế. Nuôi trồng thủy sản chủ yếu cịn mang tính quảng canh.
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất lâm nghiệp còn chậm, hiệu quả kinh tế cịn
thấp, cơng nghiệp chế biến nơng, lâm sản và cơng nghiệp nơng thơn chưa có.Vì
vậy hàng hóa nơng nghiệp xuất ra phần lớn là hàng hóa thơ, do vậy năng suất lao
động chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh thấp.
Mạng lưới chợ nơng thơn đã được hình thành theo quy hoạch ở nhiều cụm
bản,song chưa đáp ứng được nhu cầu phục vụ sản xuất và tiêu dùng nhân dân ở
vùng sâu, vùng xa.Công tác quy hoạch sản xuất , sắp xếp ổn định dân cư ở một số
cụm bản chưa sát với thực tế, nên hiệu quả chưa cao.


25

Trong cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp tỷ trọng trồng trọt vẫn chiếm khoảng 60%
tỷ trọng chăn ni có tăng nhưng mới đạt 35%. Nơng nghiệp vẫn mang tính thuần
nông, trong nông nghiệp cây lương thực vẫn chiếm tỷ trọng lớn, cây cơng nghiệp
và cây ăn quả có giá trị chưa cao, chưa phát triển mạnh để tạo nguồn ngun liệu
cho cơng nghiệp nơng thơn, sản xuất cịn mang tính manh mún, tự cung , tự cấp,
việc xây dựng các vùng chuyên canh hiệu quả còn thấp nê sản phẩm nông nghiệp
chủ yếu tiêu thụ ở dạng thô, chưa qua chế biến.
Hai là: Chất lượng, tỷ trọng hàng hóa trong sản phẩm nơng nghiệp cịn thấp, sức
cạnh tranh kém, hiệu quả chưa cao.
Chất lượng hàng hóa nơng sản ở tỉnh U Đơm Xay chưa cao, mặt hàng cịn đơn
điệu, độ vệ sinh an tồn thực phẩm cịn thấp, đa số sản phẩm tiêu thị ở dạng thô,
chưa qua chế biến, bao bì, mẫu mã thiếu sức hấp dẫn với khách hàng và thực sự
chưa có vùng quy hoạch tập trung chặt chẽ để sản xuất nông sản khối lượng
lớn,sản phẩm đồng bộ do vậy giias trị lợi nhuận thấp.
Do công nghiệp và dịch vụ nhất là công nghiệp và dịch vụ nơng thoonconf kém
phát triển và cịn nhiều khó khăn, cơ khí hóa nơng nghiệp bị bng lỏng, diễn ra

chậm chạp và công nghiệp chế biến nguyên liệu nông lâm sản còn yếu, chưa đáp
ứng được yêu cầu chế biến nguyên liệu nông lâm sản, tỷ trọng nông sản được chế
biến cịn ít. Ngồi ra nơng nghiệp và dịch vụ ở nông thôn chủ yếu là khôi phục một
số ngành nghề truyền thống và phát triển một số ngành nghề mới để giải quyết việc
làm là chính. Đặc biệt hệ thống dịch vụ cho sản xuất kinh doanh nông nghiệp cịn
chậm phát triển, cơng tác tiếp thị,dự báo thị trường cịn nhiều hạn chế . Vì vậy sự
tác động của chúng tới sự phát triển của nông thôn chưa đúng hướng , nhất là tác
động của đầu vào và đầu ra cịn lúng túng, chưa có tác dụng hướng dẫn thiết thực
cho kinh tế hộ.


×