Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển văn hóa doanh nghiệp tại phòng khám đa khoa việt gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 111 trang )

PKN-LUAN VAN PHAT TRIEN VHDN.pdf

TIEU LUAN MOI download :


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHAN KIM NGỌC

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
TẠI PHÕNG KHÁM ĐA KHOA VIỆT GIA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016

TIEU LUAN MOI download :


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHAN KIM NGỌC

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
TẠI PHÕNG KHÁM ĐA KHOA VIỆT GIA

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Hƣớng nghề nghiệp)
Mã số: 60340102


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐẶNG NGỌC ĐẠI

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016

TIEU LUAN MOI download :


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung trong bài luận văn thạc sĩ này do tôi thực hiện từ
quan điểm cá nhân của mình, dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Đặng Ngọc Đại.
Các dữ liệu phục vụ cho việc nghiên cứu được trích dẫn từ những nguồn đáng tin
cậy và trung thực.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2016
Tác giả luận văn

Phan Kim Ngọc

TIEU LUAN MOI download :


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP ...................4
1.1.

Các khái niệm ...................................................................................................4

1.1.1. Khái niệm về văn hóa .................................................................................4
1.1.2. Khái nhiệm về văn hóa doanh nghiệp ........................................................6
1.2.

Vai trị và đặc trưng cơ bản của văn hóa doanh nghiệp ....................................8

1.2.1. Vai trị của văn hóa doanh nghiệp ..............................................................8
1.2.2. Các đặc trưng của văn hóa doanh nghiệp.................................................10
1.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành của văn hóa doanh nghiệp .............10

1.3.1. Văn hóa dân tộc- Văn hóa vùng miền ......................................................10
1.3.2. Nhà lãnh đạo - Người tạo ra nét đặc thù của văn hóa doanh nghiệp .......11
1.3.3. Những giá trị văn hóa học hỏi được .........................................................11
1.4.

Các cấp độ của văn hóa doanh nghiệp ............................................................11

1.4.1. Cấp độ thứ nhất- những giá trị hữu hình trong doanh nghiệp ..................11
1.4.2. Cấp độ thứ hai- những giá trị được tuyên bố ...........................................13
1.4.3. Cấp độ thứ ba- những quan niệm cơ bản .................................................14
1.5.

Định vị văn hóa doanh nghiệp ........................................................................15


1.5.1. Mơ hình văn hóa tổ chức của Kim Cameron và Robert Quinn (2006) ....16
1.5.2. Công cụ đánh giá văn hóa doanh nghiệp .................................................18
1.6.

Phát triển văn hóa doanh nghiệp .....................................................................19

1.6.1. Tác dụng của việc phát triển văn hóa doanh nghiệp ................................19
1.6.2. Các giai đoạn phát triển của văn hóa doanh nghiệp .................................20

TIEU LUAN MOI download :


CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VĂN HĨA DOANH NGHIỆP TẠI PHỊNG
KHÁM ĐA KHOA VIỆT GIA ..............................................................................23
2.1.

Giới thiệu chung về Phòng khám đa khoa Việt Gia .......................................23

2.1.1. Thông tin sơ lược về phịng khám............................................................23
2.1.2. Q trình hình thành và phát triển phịng khám Việt Gia ........................23
2.1.3. Cơ cấu tổ chức ..........................................................................................25
2.1.3.1. Ban Giám Đốc ...................................................................................25
2.1.3.2. Phòng Hành ch nh nhân sự ................................................................26
2.1.3.3. Phịng Kinh doanh .............................................................................27
2.1.3.4. Phịng Kế tốn ...................................................................................27
2.1.3.5. Phịng Chăm sóc khách hàng ............................................................28
2.1.3.6. Phịng Marketing ...............................................................................28
2.1.3.7. Phịng chun mơn ............................................................................28
2.1.3.8. Phịng Điều dưỡng .............................................................................30

2.1.4. Tình hình nhân sự .....................................................................................31
2.2.

Thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại Phịng khám Đa khoa Việt Gia ...........35

2.2.1. Thực trạng cấp độ văn hóa thứ nhất - những giá trị hữu hình của phịng
khám

…………………………………………………………………………..36

2.2.2. Thực trạng cấp độ văn hóa thứ hai - những giá trị được tuyên bố ...........41
2.2.3. Thực trạng cấp độ văn hóa thứ ba - những quan niệm chung ..................42
2.3.

Định vị loại hình văn hóa doanh nghiệp tại Phịng khám đa khoa Việt Gia...44

2.4.

Ưu điểm và hạn chế của văn hóa doanh nghiệp tại Phòng khám đa khoa Việt

Gia

…………………………………………………………………………...….52

2.4.1. Ưu điểm ....................................................................................................52
2.4.2. Hạn chế .....................................................................................................53
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI
PHÕNG KHÁM ĐA KHOA VIỆT GIA ...............................................................55
3.1.


Quan điểm và mục tiêu phát triển văn hóa doanh nghiệp tại phòng khám đa

khoa Việt Gia. ...........................................................................................................55

TIEU LUAN MOI download :


3.1.1. Quan điểm phát triển văn hóa doanh nghiệp tại phòng khám đa khoa Việt
………………………………………………………………………….55

Gia

3.1.2. Mục tiêu phát triển văn hóa doanh nghiệp tại phịng khám đa khoa Việt
…………………………………………………………………………57

Gia
3.2.

Giải pháp phát triển văn hóa doanh nghiệp tại phịng khám đa khoa Việt Gia.
………………………………………………………………………………57

3.2.1. Nhóm giải pháp phát triển các cấp độ văn hóa tại phịng khám đa khoa
Việt Gia. ................................................................................................................58
3.2.1.1. Giải pháp phát triển giá trị văn hóa hữu hình của phòng khám ........58
3.2.1.2. Giải pháp phát triển những giá trị được tuyên bố .............................64
3.2.1.3. Giải pháp phát triển những quan niệm chung ...................................67
3.2.2. Nhóm giải pháp phát triển mơ hình văn hóa doanh nghiệp tại Phịng
khám đa khoa Việt Gia ..........................................................................................68
3.2.2.1. Hồn thiện văn hóa kiểu gia đình hay văn hóa cộng đồng................68
3.2.2.2. Củng cố văn hóa thứ bậc ...................................................................71

3.2.2.3. Phát triển văn hóa thị trường và tăng cường văn hóa riêng biệt, sáng
tạo.

……………………………………………………………………...72

3.2.3. Một số giải pháp bổ trợ ............................................................................73
3.3.

Những hạn chế của đề tài và kiến nghị nghiên cứu tiếp theo .........................74

KẾT LUẬN ..............................................................................................................76
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

TIEU LUAN MOI download :


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Tiếng Việt
STT

Từ viết đầy đủ

Từ viết tắt

1

CBCNV


Cán bộ cơng nhân viên

2

CHMA

Thang đo CHMA

2

PKĐKVG

Phịng khám đa khoa Việt Gia

3

PKVG

Phịng khám Việt Gia

4

TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

5

VHDN


Văn hóa doanh nghiệp

Tiếng Anh
STT
6

Từ viết tắt
OCAI

Từ viết đầy đủ
Organizational Culture Assessment Instrument

TIEU LUAN MOI download :


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng

Tên bảng

Trang

1.1

So sánh đặc điểm các loại hình văn hóa tổ chức dựa trên 6
tiêu chí

17 - 18

2.1


Phân bổ nhân lực tại các bộ phận

31

2.2

Cơ cấu về trình độ văn hóa nhân viên của PKĐKVG

32

2.3

Cơ cấu về độ tuổi của đội ngũ lao động tại PKĐKVG

32

2.4

Doanh thu của phòng khám giai đoạn năm 2013 - 2015

33

2.5

Đánh giá của CBCNV về kiến trúc trụ sở và trang trí nội
thất của phòng khám

36


2.6

Đánh giá của CBCNV về biểu tượng (logo) và khẩu hiệu
(slogan) của phòng khám

37

2.7

Đánh giá của CBCNV về các lễ kỷ niệm, lễ nghi và các
sinh hoạt văn hóa của phịng khám

38

2.8

Đánh giá của CBCNV về đồng phục của phòng khám

39

2.9

Đánh giá của CBCNV về lịch sử, truyền thống của phòng
khám

39

2.10

Đánh giá của CBCNV về các chuẩn mực hành vi ứng xử

của phòng khám

40

2.11

Đánh giá của CBCNV về giá trị cốt lõi của phòng khám

42

2.12

Quy định về giờ giấc làm việc của CBCNV

43

2.13

Đánh giá của CBCNV về những quan niệm chung của
phịng khám

44

2.14

Loại hình VHDN tổng qt

45

TIEU LUAN MOI download :



DANH MỤC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ
Tên

Tên hình

Trang

Hình 1.1

Khung giá trị cạnh tranh của văn hóa tổ chức

16

Hình 1.2

Biểu đồ nhận dạng mơ hình văn hóa

19

Hình 2.1

Trụ sở làm việc của Phòng khám Đa khoa Việt Gia

24

Sơ đồ 2.1

Sơ đồ tổ chức Phịng khám đa khoa Việt Gia


25

Hình 2.2

Phịng xét nghiệm của Phịng khám đa khoa Việt Gia

30

Hình 2.3

Biểu đồ cơ cấu trình độ cán bộ cơng nhân viên

32

Hình 2.4

Biểu đồ cơ cấu độ tuổi cán bộ cơng nhân viên

33

Hình 2.5

Loại hình văn hóa doanh nghiệp tổng qt tại phịng khám

46

Hình 2.6

Đặc tính nổi trội của Phịng khám Việt Gia


47

Hình 2.7

Người lãnh đạo của Phịng khám Việt Gia

48

Hình 2.8

Nhân viên trong Phịng khám Việt Gia

49

Hình 2.9

Chất keo gắn kết mọi người với nhau tại Phịng khám Việt Gia

50

Hình 2.10

Chiến lược tập trung của Phịng khám Việt Gia

51

Hình 2.11

Tiêu ch xác định thành cơng của Phịng khám Việt Gia


52

TIEU LUAN MOI download :


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Trong những năm gần đây do yêu cầu về sự phát triển bền vững trong q
trình hội nhập, địi hỏi các doanh nghiệp hịa nhập mà khơng bị hịa tan, đã thách
thức khơng nhỏ đến các doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài các yếu tố cơng nghệ, tài
chính, nhân lực... thì văn hóa doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng, góp phần làm
nên sự thành công của doanh nghiệp. Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII của Đảng
Cộng sản Việt Nam (1998, trang 10) đã khẳng định: “Văn hoá là nền tảng tinh thần
của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội”.
Văn hóa doanh nghiệp (VHDN) là cái cịn thiếu khi doanh nghiệp đã đủ và cái cịn
lại khi doanh nghiệp khơng cịn nữa. Vì vậy, vấn đề xây dựng văn hóa doanh
nghiệp trở nên hết sức cần thiết trong điều kiện hiện nay. Mỗi doanh nghiệp phải tự
xây dựng cho được một nền văn hóa phù hợp. Có như vậy mới có thể tạo ra được
các giá trị riêng cho doanh nghiệp thích ứng được nhu cầu cạnh tranh và có sức
sống. Văn hóa doanh nghiệp được xây dựng trong suốt quá trình tồn tại và phát
triển của một doanh nghiệp, không phải được xây dựng trong một hay hai năm mà
cần có định hướng và mục tiêu lâu dài. Văn hóa doanh nghiệp xác lập một hệ thống
các giá trị được mọi người làm việc trong doanh nghiệp chấp nhận, đề cao, ứng xử
theo các giá trị đó đồng thời tạo nên sự khác biệt giữa doanh nghiệp này với doanh
nghiệp kia.
Chính vì những lẽ trên, ngay từ thời gian đầu hoạt động Phòng khám đa
khoa Việt Gia đã từng bước xây dựng các giá trị cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp.

Nhưng nhìn chung việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp tại phịng
khám vẫn cịn tồn tại một số hạn chế như sau: Thứ nhất, tầm nhìn, sứ mệnh, và mục
tiêu chiến lược của phịng khám chưa được phổ biến đến toàn thể nhân viên, chỉ có
ban lãnh đạo và các bộ phận chủ chốt nhận thức được. Thứ hai, kết quả đánh giá,
khen thưởng về khả năng sáng tạo, sự cống hiến về trí tuệ đều tập trung vào lãnh
đạo các bộ phận. Thứ ba, các ý nghĩa, niềm tin, lý tưởng về văn hóa doanh nghiệp

TIEU LUAN MOI download :


2

tại phịng khám vẫn cịn có những điểm chưa ch nh xác, cần phải được khảo sát,
phân t ch để có những biện pháp nhằm phát triển, hồn thiện văn hóa doanh nghiệp
tại phịng khám.
Vì vậy, tác giả quyết định chọn đề tài: “Giải pháp phát triển văn hóa doanh
nghiệp tại Phòng khám đa khoa Việt Gia” cho luận văn cao học của mình, giúp
cho phịng khám đánh giá lại giá trị cốt lõi về văn hóa doanh nghiệp mình đã xây
dựng trong thời gian qua và đề xuất một số giải pháp để góp phần xây dựng văn
hóa của phòng khám ngày một tốt hơn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
 Phân tích thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại Phịng khám đa khoa Việt
Gia: phân tích thực trạng ba cấp độ văn hóa doanh nghiệp (những giá trị hữu
hình, những giá trị được tuyên bố, những quan niệm cơ bản) và nhận dạng,
định vị mơ hình văn hóa doanh nghiệp hiện tại và mong muốn trong tương
lai ở Phòng khám đa khoa Việt Gia.
 Đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng và pháp triển văn hóa doanh nghiệp
tại Phịng khám đa khoa Việt Gia, để văn hóa doanh nghiệp thực sự là yếu tố
then chốt trong lợi thế cạnh tranh của phòng khám.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là văn hóa doanh nghiệp nói chung và văn
hóa doanh nghiệp tại Phòng khám Việt Gia từ khi thành lập cho đến nay.
 Phạm vi nghiên cứu đề tài là Phòng khám đa khoa Việt Gia với tồn thể cán
bộ, cơng nhân viên làm việc tại phòng khám.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài bao gồm:
 Phương pháp phân t ch tình huống từ các thông tin thứ cấp bao gồm các quy
chế, quy định về tài liệu văn hóa doanh nghiệp đã ban hành tại phòng khám.

TIEU LUAN MOI download :


3

 Phương pháp khảo sát, điều tra, thu thập thông tin sơ cấp: đề tài sử dụng
bảng câu hỏi dựa trên lý thuyết các cấp độ về văn hóa doanh nghiệp và tài
liệu văn hóa doanh nghiệp hiện có tại phịng khám để tiến hành khảo sát
tồn bộ các cán bộ, nhân viên đang làm việc tại phòng khám. Khảo sát sự
đánh giá của cán bộ công nhân viên về mức độ nổi trội các loại hình văn hóa
trong phịng khám để định vị mơ hình văn hóa doanh nghiệp hiện tại và
mong muốn trong tương lai.
 Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: đề tài sử dụng phần mềm excel để
thống kê, phân tích dữ liệu thu thập được từ các cán bộ công nhân viên.
 Phương pháp suy luận logic: từ kết quả tổng hợp, phân tích thơng tin thu
thập được đề xuất các gải pháp hồn thiện, củng cố và điều chỉnh văn hóa
doanh nghiệp tại phòng khám.
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Luận văn sau khi hồn thành sẽ là cơ sở để Phịng khám đa khoa Việt Gia
điều chỉnh, phát triển và hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp phù hợp với chiến lược
phát triển của phịng khám, góp phần nâng cao năng lực hoạt động, hiệu quả kinh

doanh tại phòng khám.
6. Kết cấu luận văn
Luận văn gồm 3 chương:
 Chương 1. Cơ sở lý luận về văn hóa doanh nghiệp.
 Chương 2. Thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại Phịng khám đa khoa Việt
Gia.
 Chương 3. Giải pháp hồn thiện văn hóa doanh nghiệp tại Phịng khám đa
khoa Việt Gia.
Ngồi ra trừ phần mở đầu đang trình bày cịn có phần kết luận, các danh mục
tài liệu tham khảo và các phụ lục sau chương 3.

TIEU LUAN MOI download :


4

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
1.1.

Các khái niệm

1.1.1.

Khái niệm về văn hóa

Nói tới văn hóa là nói tới một lĩnh vực vơ cùng phong phú và rộng lớn, bao
gồm tất cả những gì khơng phải là thiên nhiên mà có liên quan đến con người trong
suốt quá trình tồn tại, phát triển, quá trình con người làm nên lịch sử...bao gồm cả
hệ thống giá trị: tư tưởng và tình cảm, đạo đức với phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sự
nhạy cảm và sự tiếp thu cái mới từ bên ngoài, ý thức bảo vệ tài sản và bản lĩnh của

cộng đồng dân tộc, sức đề kháng và sức chiến đấu bảo vệ mình và khơng ngừng lớn
mạnh.
Trong cuộc sống hằng ngày văn hóa thường được hiểu là văn học, nghệ
thuật như thơ ca, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh…Một cách hiểu thông thường khác
văn hóa là cách sống bao gồm phong cách ẩm thực, trang phục, cư xử và cả đức tin,
tri thức được tiếp nhận…
Trong nhân loại học và xã hội học, khái niệm văn hóa được hiểu là bao gồm
tất cả mọi thứ vốn là một bộ phận trong đời sống của con người. Văn hóa khơng chỉ
là những gì liên quan đến tinh thần mà bao gồm cả vật chất. Ta cũng có thể xem
văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ
những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến t n ngưỡng, phong tục tập quán, lối
sống và lao động. Hoặc theo tác giả Trần Ngọc Thêm (2004) thì văn hóa là một hệ
thống của các giá trị do con người sáng tạo và t ch lũy qua quá trình hoạt động thực
tiễn, trong mối quan hệ với mơi trường tự nhiên và xã hội của mình.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đ ch của
cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức,
pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt
hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo,
phát minh đó tức là văn hóa". (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 3, 2000, 10, trang 431).

TIEU LUAN MOI download :


5

Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện
của nó mà lồi người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi
hỏi của sinh tồn (Nguyễn Ngọc Quyển, 2004).
Khái niệm văn hóa được dùng theo nhiều nghĩa, các nhà nghiên cứu có
những cách tiếp cận khác nhau dẫn đến nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm

văn hóa.
Ở phương Tây, văn hóa (trong tiếng Anh là culture) xuất xứ từ chữ cultus
trong tiếng Latinh. Nó có nghĩa là khai hoang, trồng trọt, trông nom cây lương
thực. Sau này từ này được dùng trong lĩnh vực xã hội nhiều hơn và có nghĩa là sự
vun trồng, giáo dục, đào tạo và phát triển mọi khả năng của con người. Văn hóa
chính là bản thân con người, cho dù là những người hoang dã nhất sống trong một
xã hội tiêu biểu cho một hệ thống phức hợp của tập quán, cách ứng xử và quan
điểm được bảo tồn theo truyền thống hay văn hóa là các giá trị vật chất và xã hội
của bất kỳ nhóm người nào.
Ở phương Đơng, văn hoá là một từ gốc Hán- Việt, chữ "văn" trong từ văn
hóa theo tiếng Hán cổ điển nghĩa là vẻ đẹp của nhân t nh. "Văn" là vẻ đẹp nhân
t nh, cái đẹp của tri thức, trí tuệ của con người có thể đạt được bằng sự tu dưỡng
của bản thân và cách thức cai trị đúng đắn của nhà cầm quyền. "Hóa" là đem cái
văn (cái đẹp, cái tốt, cái đúng) để cảm hóa, giáo dục, và hiện thực hóa trong thực
tiễn và đời sống. Như vậy, văn hóa là sự giao hóa, vun trồng nhân cách con người,
làm cho con người và cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
Ở mức chung nhất, có thể phân biệt hai cách hiểu: văn hoá theo nghĩa hẹp và
văn hoá theo nghĩa rộng.
Hiểu theo nghĩa hẹp:
Văn hóa được giới hạn theo chiều sâu, được hiểu là những giá trị mang tính
tinh thần bao gồm: nếp sống văn hóa, văn hóa nghệ thuật… hoặc văn hóa được giới
hạn theo bề rộng, để chỉ những giá trị trong từng lĩnh vực văn hóa: văn hóa ẩm
thực, văn hóa kinh doanh…hay giới hạn theo thời gian, khơng gian văn hóa được

TIEU LUAN MOI download :


6

dùng để chỉ những giá trị đặc thù của từng vùng như văn hóa Nam bộ, văn hóa

Đơng Sơn…Nhìn chung xét theo nghĩa hẹp văn hóa thường được đồng nhất với
văn hóa tinh hoa, văn hóa ứng xử, văn hóa được hiểu là cách sống, cách suy nghĩ
và cách đối xử với người xung quanh, văn hóa là sự giao hóa, vun trồng nhân cách
con người, làm cho con người và cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
Hiểu theo nghĩa rộng:
"Văn hóa được xem là tất cả các giá trị vật chất do con người sáng tạo ra
nghĩa là văn hóa bao gồm tồn bộ những giá trị sáng tạo của con người được biểu
hiện, được kết tinh trong các của cải vật chất do con người tạo ra như sản phẩm
hàng hóa, cơng cụ lao động, tư liệu tiêu dùng, cơ sở hạ tầng kinh tế như giao thông,
thông tin, nguồn năng lượng; cơ sở hạ tầng như chăm sóc sức khỏe, nhà ở, hệ thống
giáo dục...Văn hóa được xem là tất cả các giá trị tinh thần do con người sáng tạo có
nghĩa là văn hóa bao gồm các sản phẩm tinh thần mà các cá nhân hay cộng đồng
sáng tạo ra trong lịch sử. Văn hóa là toàn bộ những hoạt động tinh thần của con
người và xã hội bao gồm kiến thức, các phong tục, tập qn; thói quen và cách ứng
xử, ngơn ngữ; các giá trị và thái độ; các hoạt động văn học nghệ thuật; tôn giáo;
giáo dục; các phương tiện giao tiếp, cách tổ chức xã hội" (Dương Thị Liễu và cộng
sự, 2013, trang 11, 12).
Mặc dù văn hóa là một khái niệm hết sức phong phú và phức tạp, ta vẫn có
thể thấy ở văn hóa có bốn đặc trưng cơ bản là t nh hệ thống, t nh giá trị, t nh nhân
sinh, và t nh lịch sử. Bốn đặc trưng này ch nh là cơ sở cho phép nhận diện “chất
văn hoá” ở một đối tượng nghiên cứu.
Trên cơ sở bốn đặc trưng này có thể định nghĩa văn hóa như sau: "Văn hóa
là tồn bộ những giá trị vật chất và tinh thần mà loài người tạo ra trong quá trình
lịch sử" (Dương Thị Liễu và cộng sự, 2013, trang 11).
1.1.2.

Khái nhiệm về văn hóa doanh nghiệp

Trong một xã hội rộng lớn, mỗi doanh nghiệp được coi là một xã hội thu
nhỏ. Xã hội lớn có nền văn hố lớn, xã hội nhỏ (doanh nghiệp) cũng cần xây dựng


TIEU LUAN MOI download :


7

cho mình một nền văn hố riêng biệt. Nền văn hoá ấy chịu ảnh hưởng và đồng thời
cũng là một bộ phận cấu thành nền văn hoá lớn.
Khái niệm văn hóa doanh nghiệp trở nên phổ biến từ những thập niên 80. Có
khái niệm cho rằng văn hóa doanh nghiệp được xem như là quy luật quan sát hành
vi trong mối quan hệ tương tác của con người trong tổ chức, giữ vị tr ưu thế trong
tổ chức (Deal và Kennedy, 1982), một số quan niệm khác nhận định văn hoá doanh
nghiệp gắn với văn hoá xã hội, là một bước tiến của văn hoá xã hội, là tầng sâu của
văn hố xã hội. Văn hố doanh nghiệp địi hỏi vừa chú ý tới năng suất và hiệu quả
sản xuất, vừa chú ý quan hệ chủ thợ, quan hệ giữa người với người. Nói rộng ra
nếu tồn bộ nền sản xuất đều được xây dựng trên một nền văn hoá doanh nghiệp có
trình độ cao, nền sản xuất sẽ vừa mang bản sắc dân tộc, vừa thích ứng với thời đại
hiện nay (Schein, 2004).
Vào đầu những năm 70, sau sự thành công rực rỡ của các công ty Nhật Bản,
các cơng ty Mỹ chú ý tìm hiểu ngun nhân dẫn đến thành cơng đó. Cụm từ
Corporate culture (văn hố doanh nghiệp) đã được các chuyên gia nghiên cứu về tổ
chức và các nhà quản lý sử dụng để chỉ một trong những tác nhân chủ yếu dẫn tới
sự thành công của các công ty Nhật trên khắp thế giới.
Các nghiên cứu đã khám phá và nhấn mạnh rằng văn hóa doanh nghiệp
được xem như một quy trình phát triển và năng động chứ khơng đứng n, văn hóa
phải được hiểu như là hiện tượng sống, năng động thông qua sự sáng tạo của con
người và tái tạo thế giới của họ. Schein (1996) tuyên bố rằng văn hóa doanh nghiệp
thay đổi qua thời gian và trở nên gắn bó thành các chức năng ngồi sự nhận thức
của doanh nghiệp.
Theo ơng Saite Marie (1996), chuyên gia người Pháp về doanh nghiệp vừa

và nhỏ đưa ra định nghĩa văn hoá doanh nghiệp là tổng hợp các giá trị, các biểu
tượng, huyền thoại, nghi thức, các điều cấm kỵ, các quan điểm triết học, đạo đức
tạo thành nền móng sâu xa của doanh nghiệp. Dưới giác độ quản lý, các nhà kinh tế
Hoa Kỳ cho rằng văn hóa doanh nghiệp có thể hiểu là “tập hợp tất cả các giá trị,

TIEU LUAN MOI download :


8

chuẩn mực, hành vi được các thành viên trong doanh nghiệp cùng làm theo và nó
đại diện cho các thành viên trong doanh nghiệp, làm cho doanh nghiệp đó khác với
doanh nghiệp khác. Hay nói một cách cụ thể hơn thì văn hóa doanh nghiệp là các
quy tắc, tiêu chuẩn, nội quy quy định về hành vi của mỗi cá nhân trong doanh
nghiệp đối xử với nhau trong công việc cũng như những hành vi đối xử với khách
hàng và những người cung ứng bên ngoài doanh nghiệp” (Đỗ Thị Phi Hoài và cộng
sự, 2009).
Một định nghĩa khác của tổ chức lao động quốc tế: “Văn hoá Doanh nghiệp
là sự trộn lẫn đặc biệt các giá trị, các tiêu chuẩn, thói quen và truyền thống, những
thái độ ứng xử và lễ nghi mà toàn bộ chúng là duy nhất đối với một tổ chức đã
biết” (Dương Thị Liễu và cộng sự, 2013, trang 12).
Tuy nhiên, định nghĩa phổ biến và được chấp nhận rộng rãi nhất là định
nghĩa của chuyên gia nghiên cứu các tổ chức Schein (2004) thì văn hoá doanh
nghiệp là tổng hợp những quan niệm chung mà các thành viên trong doanh nghiệp
học được trong quá trình giải quyết các vấn đề nội bộ và xử lý các vấn đề với môi
trường xung quanh.
Dựa trên những định nghĩa nêu trên, trong luận văn này văn hoá doanh
nghiệp được định nghĩa như sau: Văn hoá doanh nghiệp là tồn bộ những nhân tố
văn hố được doanh nghiệp chọn lọc, tạo ra, sử dụng và biểu hiện trong hoạt động
kinh doanh tạo nên bản sắc kinh doanh của doanh nghiệp đó.

1.2.

Vai trị và đặc trƣng cơ bản của văn hóa doanh nghiệp

1.2.1.

Vai trị của văn hóa doanh nghiệp

Theo nghiên cứu của Ngơ Thị Bích Vân (2011), văn hóa doanh nghiệp có
vai trị rất quan trọng vì nó là nguồn lực tạo ra lợi thế cạnh tranh, ảnh hướng tới
hoạch định chiến lược, thu hút nhân tài tăng cường sự gắn bó của người lao động,
tạo động lực làm việc, giúp điều phối và kiểm soát, giúp làm giảm xung đột.
Mọi thành bại của một doanh nghiệp đều gắn liền với yếu tố con người.
Trong khi đó văn hóa là nhân tố chủ yếu tác động đến hành vi, nhận thức của từng

TIEU LUAN MOI download :


9

cá nhân trong doanh nghiệp. Do đó, văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng mạnh mẽ đến
hiệu quả hoạt động kinh doanh được thể hiện ở các mặt sau:
Thứ nhất: văn hóa doanh nghiệp tạo nên bản sắc riêng của từng doanh
nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có các tập tục, lễ nghi, thói quen, hành vi ứng xử, triết lý
kinh doanh... khác nhau, mà đây là một trong các yếu tố cấu thành văn hóa doanh
nghiệp, do đó mỗi doanh nghiệp sẽ có một đặc trưng riêng, điều này tạo nên sự
khác biệt của các doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp có tác dụng giúp cho doanh
nghiệp tạo ra được một hình ảnh tốt trong tâm trí của cộng đồng. Qua đó, doanh
nghiệp định vị được sâu và vững chắc thương hiệu trong tâm trí khách hàng.
Thứ hai: văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng đến hoạch định chiến lược.

Thông qua việc chọn lọc thơng tin thích hợp, đặt ra những tiêu chuẩn và cung cấp
những tiêu chuẩn, nguyên tắc, văn hóa ảnh hưởng đến hoạch định chiến lược của
doanh nghiệp.
Văn hóa doanh nghiệp tạo nên một cam kết chung vì mục tiêu và giá trị của
doanh nghiệp. Vì văn hóa doanh nghiệp là một hệ thống kiểm soát nhận thức
hướng về giá trị chung của doanh nghiệp nên vai trò của văn hóa doanh nghiệp là
xác định ranh giới hành xử cho thành viên trong doanh nghiệp theo đúng giá trị cốt
lõi của doanh nghiệp đó (Robbins và Judge, 2009).
Thứ ba: văn hóa doanh nghiệp giúp giảm xung đột, tạo sự thống nhất đồng
thuận của các nhân viên thông qua hệ thống các giá trị chuẩn mực chung từ đó tạo
ra nguồn lực nội sinh cho sự phát triển của doanh nghiệp, trở thành lực cộng hưởng
và động lực văn hóa thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.
Thứ tư: văn hóa doanh nghiệp tạo động lực thúc đẩy làm việc. Một doanh
nghiệp có nền văn hóa tốt thì các mục tiêu, các chính sách, chiến lược được ban
lãnh đạo đề ra và phổ biến rộng rãi cho toàn bộ nhân viên. Khi các thành viên làm
việc theo định hướng trên bản thân họ cảm thấy mình là một phần của sự thành
cơng, từ đó thúc đẩy họ hồn thành tốt cơng việc.

TIEU LUAN MOI download :


10

Thứ năm: văn hóa doanh nghiệp quyết định sự trường tồn của doanh nghiệp.
Văn hóa mạnh giúp doanh nghiệp phát triển vượt xa cuộc đời của những người
sáng lập. Văn hoá doanh nghiệp là một tài sản lớn của doanh nghiệp, nên tổ chức
phải hiểu và xây dựng nó.
1.2.2.

Các đặc trƣng của văn hóa doanh nghiệp


Tính hệ thống: Cho thấy t nh tổ chức của doanh nghiệp, phân biệt một doanh
nghiệp có văn hố với một doanh nghiệp chỉ có tập hợp giá trị.
Tính giá trị: Khác biệt một doanh nghiệp có văn hố với một doanh nghiệp
phi văn hố. Giá trị văn hố của doanh nghiệp có giá trị nội bộ, giá trị vùng, giá trị
quốc gia, giá trị quốc tế. Doanh nghiệp càng tôn trọng và theo đuổi những giá trị
chung cho những cộng đồng càng rộng lớn bao nhiêu thì vai trị của nó càng lớn
bấy nhiêu.
T nh nhân sinh: Đây là đặc trưng cơ bản về chủ thể cho phép phân biệt văn
hoá doanh nghiệp với các tiểu văn hoá khác. Chủ thể văn hoá ở đây khơng phải con
người nói chung, mà là doanh nghiệp như một loại chủ thể văn hoá đặc biệt (bên
cạnh văn hố làng xã, văn hố đơ thị, văn hố cơ quan...). Đặc biệt vì có doanh
nghiệp gia đình; doanh nghiệp vùng; doanh nghiệp dân tộc, quốc gia; lại có cả
doanh nghiệp đa xuyên quốc gia.
Tính lịch sử (thời gian văn hóa): Q trình hoạt động kinh doanh. Khơng
gian văn hố. Mơi trường xã hội: khách hàng, bạn hàng đối tác. Môi trường tự
nhiên: nơi tồn tại và hoạt động, nơi cung cấp nguyên liệu.
1.3.

Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự hình thành của văn hóa doanh nghiệp

1.3.1.

Văn hóa dân tộc- Văn hóa vùng miền

Sự phản chiếu của văn hố dân tộc lên văn hóa doanh nghiệp là một điều tất
yếu. Bản thân văn hóa doanh nghiệp là một nền tiểu văn hoá nằm trong văn hoá
dân tộc. Mỗi cá nhân trong nền văn hóa doanh nghiệp cũng thuộc vào một nền văn
hoá cụ thể, với một phần nhân cách tuân theo các giá trị văn hoá dân tộc.


TIEU LUAN MOI download :


11

Việc xác định những giá trị văn hoá dân tộc phản ánh trong một nền văn hóa
doanh nghiệp là điều hết sức khó khăn vì văn hố dân tộc là một phạm trù hết sức
rộng lớn và trừu tượng. Đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu đề cập đến tác động
của văn hóa doanh nghiệp đến đời sống doanh nghiệp cũng như sự tác động mạnh
mẽ của văn hóa dân tộc đến sự hình thành và phát triển văn hóa doanh nghiệp.
1.3.2.

Nhà lãnh đạo - Ngƣời tạo ra nét đặc thù của văn hóa doanh

nghiệp
Nhà lãnh đạo khơng chỉ là người quyết định cơ cấu tổ chức và công nghệ
của doanh nghiệp, mà còn là người sáng tạo ra các biểu tượng, các ý thức hệ, ngôn
ngữ, niềm tin, nghi lễ và huyền thoại… của doanh nghiệp. Qua quá trình xây dựng
và quản lý doanh nghiệp, hệ tư tưởng và tính cách của nhà lãnh đạo sẽ được phản
chiếu lên văn hóa doanh nghiệp.
1.3.3.

Những giá trị văn hóa học hỏi đƣợc

Có những giá trị văn hóa doanh nghiệp khơng thuộc về văn hố dân tộc,
cũng khơng phải do nhà lãnh đạo sáng tạo ra mà do tập thể nhân viên trong doanh
nghiệp tạo dựng nên, được gọi là những kinh nghiệm học hỏi được. Chúng hình
thành hoặc vơ thức hoặc có ý thức và ảnh hưởng của chung đến hoạt động của
doanh nghiệp có thể tích cực cũng có thể tiêu cực.
1.4.


Các cấp độ của văn hóa doanh nghiệp
Theo Shein (2004) cách tiếp cận văn hóa doanh nghiệp đi từ hiện tượng đến

bản chất của một nền văn hóa, giúp chúng ta hiểu một cách sâu sắc và đầy đủ
những bộ phận cấu thành nền văn hóa. Do đó văn hố doanh nghiệp có thể chia
thành ba cấp độ khác nhau như sau:
1.4.1.

Cấp độ thứ nhất- những giá trị hữu hình trong doanh nghiệp

Những giá trị văn hóa hữu hình là những hiện tượng và sự vật có thể nhận
biết dễ dàng, do chúng thể hiện rõ ra bên ngồi. Nếu ví văn hóa doanh nghiệp như
một khúc gỗ cắt ngang thì nhóm này được ví là vịng bên ngồi cùng của cây gỗ.
Các hình thức cơ bản của nhóm này là:

TIEU LUAN MOI download :


12

Thứ nhất, kiến trúc đặc trƣng và diện mạo doanh nghiệp. Kiến trúc trụ
sở, diện mạo bên ngồi ln được các doanh nghiệp quan tâm xây dựng. Kiến trúc,
diện mạo bề ngoài sẽ gây ấn tượng với khách hàng, đối tác...Cấu trúc và diện mạo
có ảnh hưởng đến tâm lý trong q trình làm việc của người lao động. Ví dụ nếu
bản thân được làm việc trong một tòa nhà độc đáo, đẹp, lịch sự bản thân nhân viên
cũng cảm thấy tự hào và tích cực làm việc.
Thứ hai, các lễ kỷ niệm, lễ nghi và các sinh hoạt văn hóa. Đây là những
hoạt động đã lên kế hoạch trước và được chuẩn bị kỹ lưỡng. Lễ nghi là những nghi
thức đã trở thành thói quen, được thể hiện trong đời sống hằng ngày chứ không chỉ

trong những dịp lễ đặc biệt. Mỗi nền văn hóa khác nhau thì các lễ nghi cũng khác
nhau.
Lễ kỷ niệm là hoạt động quan trọng, được tổ chức nhằm nhắc nhở mọi
người ghi nhớ những giá trị của doanh nghiệp, tăng cường sự tự hào của mọi người
về doanh nghiệp.
Các sinh hoạt văn hóa như các chương trình ca nhạc, thể thao, các cuộc
thi,..tạo cơ hội cho các thành viên tăng cường sự giao lưu, chia sẻ và hiểu biết lẫn
nhau giữa các thành viên.
Thứ ba, ngôn ngữ, khẩu hiệu. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp trong đời
sống hằng ngày, các thành viên trong doanh nghiệp thông qua việc sử dụng chung
một ngôn ngữ đặc trưng của doanh nghiệp.
Khẩu hiệu là một câu nói ngắn gọn, sử dụng những từ ngữ đơn giản, dễ nhớ
thể hiện một cách cô đọng nhất triết lý kinh doanh của một cơng ty (Đỗ Thị Phi
Hồi và cộng sự, 2009).
Thứ tƣ, biểu tƣợng, đồng phục; truyền thuyết, giai thoại. Biểu tượng có
tác dụng giúp mọi người nhận ra hay hiểu được cái mà nó biểu thị. Các cơng trình,
kiến trúc, lễ nghi, giai thoại, khẩu hiệu đều chứa đựng những đặc trưng của biểu
tượng. Một biểu tượng khác là logo. Logo là một tác phẩm sáng tạo thể hiện hình
tượng về một tổ chức bằng ngơn ngữ nghệ thuật. Logo là loại biểu trưng đơn giản
nhưng có ý nghĩa lớn nên được các doanh nghiệp rất quan tâm chú trọng. Logo

TIEU LUAN MOI download :


13

được in trên các biểu tượng khác của doanh nghiệp như bảng nội quy, bảng tên
công ty, đồng phục, các ấn phẩm, bao bì sản phẩm, các văn bản, tài liệu được lưu
hành,...( Đỗ Thị Phi Hoài và cộng sự, 2009).
Đồng phục, các ấn phẩm điển hình, danh thiếp, truyền thuyết, giai thoại...là

những biểu tượng giúp mọi người thấy rõ hơn về những đặc trưng văn hóa của
doanh nghiệp.
Đây là cấp độ văn hóa dễ nhận biết nhất, dễ cảm nhận nhất, ta có thể thấy
ngay trong lần tiếp xúc đầu tiên. Cấp độ văn hóa này chịu ảnh hưởng nhiều bởi
tính chất kinh doanh của doanh nghiệp, quan điểm của lãnh đạo, đồng thời nó cũng
dễ thay đổi và ít khi thể hiện giá trị thật sự của doanh nghiệp (Dương Thị Liễu và
cộng sự, 2009).
1.4.2.

Cấp độ thứ hai- những giá trị đƣợc tuyên bố

Nhóm này có thể v như lõi trong cùng của một cây gỗ được cưa ngang. Phải
trồng cây gỗ nhiều năm mới có được lõi gỗ và nó là phần rắn nhất trong cây gỗ.
Các doanh nghiệp đều có quy định, nguyên tắc, triết lý, tầm nhìn, sứ mệnh, chiến
lược và khẩu hiệu riêng. Các giá trị này được công bố công khai để mọi thành viên
của doanh nghiệp nỗ lực thực hiện. Đây là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của
nhân viên. Những giá trị này có tính hữu hình vì có thể nhận biết và diễn đạt một
cách rõ ràng, chính xác.
Thứ nhất, triết lý kinh doanh. Triết lý kinh doanh là những tư tưởng chỉ
đạo, định hướng dẫn dắt hoạt động kinh doanh. Yếu tố cấu thành của triết lý kinh
doanh bao gồm lý tưởng, phương châm hoạt động, hệ giá trị và các mục tiêu của
doanh nghiệp. Triết lý kinh doanh được hình thành từ thực tiễn kinh doanh và khả
năng khái quát hóa, sự suy ngẫm, trải nghiệm của chủ thể kinh doanh. Triết lý kinh
doanh là hạt nhân của văn hóa doanh nghiệp, nằm trong tầng sâu nhất, cốt lõi nhất
của văn hóa doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có nền tảng văn hóa mạnh thì trước
hết phải có triết lý kinh doanh mạnh, có tầm ảnh hưởng sâu sắc. Triết lý kinh doanh
không phải chỉ là những ý tưởng, lý tưởng nằm trong suy nghĩ, trên giấy tờ mà phải
thẩm thấu vào các lớp khác của văn hóa doanh nghiệp, được hiện thực hóa qua hoạt

TIEU LUAN MOI download :



14

động của doanh nghiệp đó, chứa đựng trong sản phẩm và kết quả của ch nh doanh
nghiệp đó tạo ra.
Thứ hai, tầm nhìn và sứ mệnh. Tầm nhìn là những gì doanh nghiệp hoạch
định ra điều mình muốn đạt được trong tương lai và có tác dụng hướng mọi thành
viên trong doanh nghiệp nỗ lực đạt được trạng thái đó. Sứ mệnh nêu lên lý do vì sao
doanh nghiệp tồn tại, mục đ ch của doanh nghiệp là gì, mơ tả hành động doanh
nghiệp cần thực hiện ra sao để đạt được tầm nhìn mà doanh nghiệp đặt ra.

Thứ ba, mục tiêu và chiến lƣợc. Mỗi doanh nghiệp cần xây dựng những kế
hoạch chiến lược để xác định lộ trình và chương trình hành động. Chiến lược kinh
doanh của một doanh nghiệp là một nghệ thuật xây dựng mục tiêu dài hạn và các
chính sách thực hiện nhằm định hướng và tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh
nghiệp. Và văn hóa doanh nghiệp chính là cơng cụ thống nhất mọi người về nhận
thức, ý thức và cách thức hành động trong quá trình triển khai các kế hoạch khi
thực hiện chiến lược, tạo ra lợi thế cạnh tranh riêng biệt của từng doanh nghiệp.
Chính vì vậy văn hóa doanh nghiệp đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong chiến
lược của doanh nghiệp.
1.4.3.

Cấp độ thứ ba- những quan niệm cơ bản

Có thể hình dung đây là vịng bên ngồi liền kề với lõi trong cùng của cây
gỗ khi cưa ngang. Nhóm này là những quan niệm chung, lý tưởng, thái độ, quy
định, tồn tại trong thời gian dài. Chúng là những quy định không thành văn nhưng
ăn sâu vào tâm tr của tất cả các thành viên và được mọi người tự giác tuân thủ, trở
thành điều mặc nhiên được cơng nhận. Do đó một khi được hình thành thì rất khó

thay đổi các quan niệm chung này. Tuy nhiên nếu như hiểu được khái niệm cũng
như các yếu tố ảnh hưởng đến những biểu hiện phi trực quan này thì người lãnh
đạo có thể đề ra biện pháp để điều chỉnh, hồn thiện văn hóa doanh nghiệp của tổ
chức.
Thứ nhất, lý tưởng. Lý tưởng được xem là tư tưởng cao đẹp hướng đến mục
tiêu. Như vậy, nếu tư tưởng sai lầm sẽ không xác định được lý tưởng. Lý tưởng có

TIEU LUAN MOI download :


15

thể được phản ánh qua nhận thức của con người hay tổ chức trên năm phương diện
sau (Schein, 2004):
Mối quan hệ giữa con người với môi trường: mỗi người và mỗi tổ chức có
nhận thức khác nhau. Một số cho rằng họ có thể làm chủ trong mọi tình huống. Số
khác cho rằng cần phải hịa nhập với mơi trường, tìm một vị tr an tồn để khơng
chịu những ảnh hưởng bất lợi của môi trường. Hoặc tiêu cực hơn thì cho rằng
khơng thể thay đổi những gì mà số phận an bài, đành chấp nhận số phận đó.
Mối quan hệ giữa con người với con người: Một số doanh nghiệp ủng hộ
thành tích và sự nỗ lực của mỗi cá nhân, trong khi những tổ chức khác lại coi trọng
tính tập thể và tinh thần hợp tác.
Bản chất con người: Tùy theo quan niệm của mỗi doanh nghiệp cho rằng
bản chất con người là lười biếng, tinh thần tự chủ thấp hay cho rằng mỗi người đều
có trách nhiệm, có khả năng sáng tạo sẽ có những phương pháp quản lý khác nhau
và tác động đến nhân viên theo những hướng khác nhau.
Bản chất hành vi con người: Văn hóa phương Tây coi trọng sự nỗ lực, cố
gắng của cá nhân theo lối sống "định hướng hành động" trong khi văn hóa phương
Đơng xem trọng vị thế theo lối sống "định hướng địa vị xã hội".
Bản chất của sự thật và lẽ phải: có doanh nghiệp cho rằng sự thật và lẽ phải

là quan niệm, ý kiến của người lãnh đạo do sự tín nhiệm vào người đứng đầu tổ
chức. Doanh nghiệp khác lại tin rằng lẽ phải là kết quả của những phân t ch, đánh
giá theo những quy luật, chân lý đã có. Hay "những gì tồn tại, đều là đúng đắn (lẽ
phải)".
Thứ hai, giá trị, niềm tin và thái độ. Trong một tổ chức niềm tin của những
người lãnh đạo dần dần sẽ chuyển hóa thành niềm tin của tập thể thông qua những
giá trị. Theo thời gian những giá trị này sẽ chuyển hóa thành một phần lý tưởng của
những thành viên trong tổ chức.
Như vậy, những quan niệm cơ bản, những ngầm định này có ảnh hưởng lớn
đến văn hóa doanh nghiệp.
1.5.

Định vị văn hóa doanh nghiệp

TIEU LUAN MOI download :


×