Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Cập nhật về bệnh đậu khỉ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 18 trang )

VAXCIN VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM- Dương Hoàng Phong

BỆNH ĐẬU KHỈ
(MonkeyPox)

♦DỊCH TỂ HỌC

Bệnh đậu khỉ không phải là một bệnh mới xuất hiện. Nó đã
được phát hiện cách đây khoảng 70 năm ở Châu Phi, đây là
một căn bệnh có thể tự hồi phục, tỉ lệ tử vong thấp và vì
thế ,nó ít được quan tâm
nghiên cứu. Năm 1970,
bệnh nhân đậu mùa đầu
tiên được phát hiện là một
cậu bé ở Congo, khu vực
này đã được loại trừ bệnh
Đậu mùa vào năm 1968.
Kể từ đó, bệnh này được
báo cáo ở các khu rừng
mưa thuộc Trung Phi :
Congo,
Liberia,
Gabon,
Negeria,
Nam
Sudan…
Gánh nặng của bệnh này
vẫn chưa được đánh giá rõ
ràng.
Các
nước


Châu Phi có ca nhiễm giai đoạn 1970-2019

Năm 2017, tại Negeria trải qua đợt bùng phát lớn với 500
trường hợp nghi ngờ, 200 trường hợp được xác định và tỷ lệ
tử vong khoảng 3%.[1] Năm 2003, ghi nhận đợt dịch ở Hoa
Kỳ với 70 trường hợp do lây từ thú cưng. Dịch bệnh cũng đã
được phát hiện ở một số nước : Vương quốc Anh, Singapore,
Irael … có liên quan đến người nhập cảnh từ Châu Phi.
Đợt bùng phát năm 2022:
- Phát hiện lần đầu tiên ở Anh vào ngày 07/05/2022. Đến
ngày 14/05/2022 đã có 37 trường hợp được xác nhận,
không liên quan đến du lịch , với 26 trường hợp phát hiện
ở Châu Âu. Đa số các trường hợp này tự nhận là MSM
(men-sex-men , quan hệ tình dục đồng giới ) và hầu hết có
tổn thương ở bộ phận sinh dục, cho thấy khả năng cao lây
truyền xảy ra khi quan hệ tình dục.


VAXCIN VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM- Dương Hoàng Phong
-

Các quốc gia hiện tại đang có người mắc bệnh : Bỉ, Pháp,
Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Thuỵ Điển, Anh, Mỹ, Canada.
Đây là lần đầu tiên ghi nhận mà khơng có lịch sử đi đến
Châu Phi- vùng dịch chính.[2]
Các quốc gia phát hiện ca nhiễm bệnh tính đến ngày 20/05/2022.


VAXCIN VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM- Dương Hoàng Phong


♦ĐẶC ĐIỂM VIRUS VÀ LÂY TRUYỀN
Virus học :
Thuộc
nhóm
Orthopoxvirus
(Cùng nhóm với virus Đậu mùa
đã được loại trừ hoàn toàn vào
năm 1980). Chúng được phát
hiện lần đầu trên đàn khỉ nuôi
vào năm 1958. Các động vật có
thể nhiễm virus đậu khỉ là : khỉ,
chuột, sóc,… Ổ chứa tự nhiên
có thể là lồi gặm nhắm – dù
chưa được biết rõ. Cấu trúc di
truyền của virus là DNA sợi kép.
Hình ảnh cấu trúc virus Đậu khỉ

Phương thức lây truyền :
Lây truyền từ động vật sang người : có thể tiếp xúc với dịch
tiết, máu, hoặc do tiếp xúc với da niêm đã bị thương tổn.
Lây từ người sang người : dịch tiết đường hơ hấp ( ít lây qua
giọt bắn), tiếp xúc với niêm mạc, hoặc qua các đồ vật bị
nhiễm. Có thể truyền qua nhau thai và lúc sinh gây Đậu mùa
sơ sinh.
Khả năng lây qua đường tình dục cần được điều tra rõ.

♦SINH BỆNH HỌC

Pha sớm :
(1)Virus đi vào tế bào chất.

(2) Các mRNA được phóng thích ra khỏi lớp vỏ.
(3) Các mRNA tiến hành dịch mã tạo protein, phóng thích ra
bên ngồi(4)
(5) Virus cởi bỏ lớp vỏ,bộ DNA sợi kép được phóng thích.
Pha trung gian :
(6) Các protein sản xuất pha sớm kích thích sao chép DNA.
(7) Các DNA mới tổng hợp có thể làm khuôn mẫu cho các
chu kỳ bổ sung.
(8) Các DNA mới tổng hợp tiến hành phiên mã, một protein
có tên Vitf2 chuyển từ nhân đi ra tế bào chất xúc tác quá
trình này


VAXCIN VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM- Dương Hồng Phong

Q
lên của

trình nhân
virus
Orthopoxvirus

Pha muộn :
(9) Q trình dịch mã tạo ra protein kích thích q trình
phiên mã ở pha muộn.
(10)(11) q trình dịch mã ở pha muộn tạo protein.
(12)-(17) quá trình lắp ráp vỏ và hồn thiện virus để phóng
thích ra ngồi và lan sang các tế bào kế cận.
Quá trình bệnh sinh của đậu khỉ trên con người hiện nay
chưa được rõ, nhưng đã có mơ hình trên khỉ Cynomolgus.

Virus chủ yếu tấn công các biểu mô da, niêm mạc , mắt,
đường tiêu hoá,… giống như Đậu mùa.


VAXCIN VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM- Dương Hồng Phong

Mơ hình bệnh trên khỉ theo ChengT.Cho và Herbert A.Wenner
1973[4]

♦BỆNH CẢNH LÂM SÀNG

Theo WHO, bệnh cảnh lâm sàng chia làm 2 giai đoạn chính :
- Giai đoạn xâm lấn(kéo dài từ 0-5 ngày) : sốt, nhức đầu
dữ dội, nổi hạch, đau các cơ , suy nhược. Nổi hạch là đặc
điểm phân biệt với bệnh thuỷ đậu, sởi, đậu mùa- các bệnh
này cũng có biểu hiện ban đầu tương đối giống.
- Giai đoạn phát ban : từ 1-3 ngày sau sốt, nó có xu
hướng tập ở mặt và tứ chi hơn là thân, 95% ở mặt, 75% ở
lòng bàn tay và lòng bàn chân, 70% ở miệng, 30% ở cơ
quan sinh dục, 20% ở kết mạc. Ban tiến triển từ dát rồi
đến sẩn rồi đến mụn nước trong, mụn mủ sau đó đóng vảy


VAXCIN VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM- Dương Hồng Phong
khơ và bong ra. Số lượng từ vài tổn thương đến vài ngàn.
Khi nặng các tổn thương liên kết thành mảng.
Bệnh tự giới hạn sau khoảng 2 đến 4 tuần. Các triệu chứng
nguy hiểm phụ thuộc vào mức độ phơi nhiễm, sự suy giảm
miễn dịch.
Các triệu biến chứng có thể là viêm phế quản -phổi, nhiễm

trùng huyết, viêm não, viêm giác mạc nặng. Tỷ lệ tử vong
dao động từ 0 đến 11%, có thể cao ở trẻ nhỏ. Một số bao cáo
gần đây, tỷ lệ tử vong khoảng 3-6%.
Tổn thương
Da
Nhức đầu
Sổt
Ớn lạnh
Ho
Hạch
Đau họng
Sưng amidal
Tức ngực
Tiêu chảy

Tần
suất(%)
100
100
82
82
73
55
55
18
18
18

Bảng mô tả triệu
chứng trên 11 trường hợp ở Wisconsin 2003 [6]



VAXCIN VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM- Dương Hoàng Phong

Tổn thương theo thời gian đậu khỉ

B) Tổn thương liên kết với nhau; (A) Tổn thương có xuất huyết


VAXCIN VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM- Dương Hoàng Phong

Các tổn thương trên mặt, bàn tay và bàn chân


VAXCIN VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM- Dương Hồng Phong

Tổn thương có lõm trung tâm giống Thuỷ đậu và tổn thương mắt. [7]

Chẩn đoán phân biệt : với các bệnh phát ban khác: sởi,
giang mai,…
Đặc biệt, Đậu khỉ tương đối giống với Thuỷ đậu. Nổi nhiều
hạch có thể là đặc điểm nổi bật để phân biệt với Thuỷ đậu.

♦CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH CA BỆNH
Test nhanh khơng đủ nhạy vì
có thể phản ứng chéo với
nhiều loại virus.
PCR là lựa chọn hàng đầu.
Khi nhân viên y tế nghi có ca
nhiễm, phải lấy mẫu : vảy da,

dịch mủ, dịch mụn nước, sinh
thiết da và ghi rõ các thông
tin: a) ngày bắt đầu sốt, b)
ngày bắt đầu phát ban, c)
ngày lấy mẫu, d) tình trạng
hiện tại của cá nhân (giai
đoạn phát ban), và e) tuổi.
Dãy PCR của Mokey Pox và các virus khác.

♦ĐIỀU TRỊ

Hiện tại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
Giá trị của TECOVIRIMAT [8]
Được phát triển ở Châu Âu, sử dụng trên trẻ em và người lớn
trên 13 tuổi.Thuốc tác động lên protein VP37 trên bề mặt
một số virus đậu mùa, đậu bò, đậu khỉ, ngăn chặn virus phát
triển.
Thuốc tuy mới có hiệu quả trên động vật , chỉ thử nghiệm về
tính dung nạp và an toàn trên người , nhưng vào năm 2018
FDA cấp phép nó như một biện pháp chống lại chiến tranh
sinh học.
Châu Âu cũng phê duyệt thuốc này vào đầu năm 2022.
Liều điều trị trong bệnh đậu mùa :


VAXCIN VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM- Dương Hoàng Phong
Cân nặng từ 13- dưới 25 kg: 1 viên 200 mg x 2 lần.
Cân nặng từ 25- dưới 40 kg : 2 viên 200mg x 2 lần.
Cân nặng từ 40kg trở lên : 3 viên 200 mg x 2 lần.
Uống liên tục trong 14 ngày.

Thuốc tiêm cũng đang được phê duyệt.
Chống chỉ định :
Suy thận có CrCl< 30 ml/phút
Tác dụng phụ :
Đau đầu, buồn nơn, đau bụng, nơn.
Cidofovir và Brincidofovir vẫn chưa có dữ liệu về hiệu quả.

Nghiên cứu hiệu quả của Tecovirimat trên động vật.[9]
Huyết thanh : Hiện tại chưa có nghiên cúu về hiệu quả
huyết thanh trên người. Tuy nhiên, nó có thể sử dụng trên
người phơi nhiễm có suy giảm miễn dịch.
TÓM TẮT CÁC MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ
Cơ quan

Mục tiêu điều trị

Các can thiệp

Hô hấp

Đảm bảo thông thống
Dự phịng bội nhiễm phổi
Dự phịng xẹp phổi

Hút đàm nhớt
Dùng kháng sinh uống/TM
Tập vật lý trị liệu hơ hấp
Phun khí dung
Nội soi phế quản
Thở máy BiPAP,CPAP


Nhiễm trùng máu

Đảm bảo dịch

Kháng sinh uống/TM
Truyền dịch
Thở oxy
Dùng corticoid
Dùng Insulin


VAXCIN VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM- Dương Hồng Phong
Miệng
Tiêu hố

Giảm đau
Kiểm sốt mất dịch qua nơn

Sốt

Cắt sốt

Tổn thương da

Hạn chế đau
Chống nhiễm trùng

Sưng hạch


Giảm đau
Giảm kích thước hạch
Ngăn ngừa sẹo giác mạc và giảm
thị lực.

Mắt

Thuốc thoa giảm đau
Bù dịch
Chống nôn
Dùng thuốc hạ sốt
Lau mát
Vệ sinh bằng xà phịng và nước
Bơi Povidine
Bơi kháng sinh Sulfadiazine Bạc
Uống hoặc truyền kháng sinh nếu
nhiễm trùng
Kháng sinh uông hoặc TM.
Thuốc giảm đau
Thuốc kháng sinh nhỏ mắt
Thuốc kháng virus nhỏ mắt
Corticoid nhỏ


VAXCIN VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM- Dương Hoàng Phong

Điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng theo kinh nghiệm
của các thầy thuốc phòng biến chứng và các di chứng
về sau đặc biệt là tổn thương giác mạc.


♦DỰ PHỊNG TÍCH CỰC
Lịch sử:
Đậu mùa là tai hoạ của nhân loại trong ít nhất 1500 năm, nó
được mơ tả trong các tác phẩm Hy Lạp cổ đại, nó xuất hiện
vào khoảng thế kỷ thứ 3sau công nguyên tại vùng Địa Trung
Hải và Trung Quốc. Những phát hiện vacxin đầu tiên có lẽ là
ở Trung Quốc khi các thầy lang cấy vẩy của mụn nước vào
mũi người lành cung cấp cho họ khả năng miễn dịch.
Đến cuối Thế kỷ 18, Edward Jenner tìm ra vacxin đậu mùa
bằng cách lấy mủ của người bệnh cấy trực tiếp vào da của
người lành.WHO bắt đầu chiến lược tiêm chủng loại trừ từ
năm 1957, người cuối cùng bị bệnh vào năm 1978.Nó được
thanh tốn hồn tồn vào năm 1980. Vacxin hiện nay chỉ dự
trữ cho nguy cơ chiến tranh sinh học.
Đậu khỉ, một loại virus có họ hàng với đậu mùa, khơng phải
mới nhưng nó cũng trở thành mọt mối lo ngại trong khi đại
dịch Covid chưa kết thúc.
Các vacxin phòng Đậu khỉ dựa trên vacxin phòng đầu mùa,
hiệu quả được xác định nhờ việc đo kháng thể trên người
hoặc các mơ hình động vật, chưa có hiệu quả trên thế giới
thực do tính hiếm của bệnh.
Các loại vacxin :
∗ DRYVAX:
Trong chiến dịch tiêm chủng của WHO, họ sử dụng nhiều
vacxin sản xuất từ Liên Xô và Mỹ, nhưng chúng đều có chung
nguồn gốc cách bào chế. DRYVAX là vacxin đậu mùa do
Wyeth, Mỹ sản xuất. Nó là vacxin sống, được ni cấy trong
hạch bạch huyết bê.
Có dữ liệu nó hiệu quả khoảng 85% phịng đậu khỉ trên khỉ.
Khi được đưa vào da , tại vị trí tiêm xuất hiện nối sẩn từ ngày

2 đến ngày 5, sau đó thành mụn nước, mụn mủ trên nền ban
đỏ. Đến ngày 14 đến ngày 21 vết mẩn giảm dần và thành
vẩy rồi thành sẹo. Băng vết tiêm bằng gạ.
Đường dùng tương đối đặt biệt, dùng kim 2 mũi nhúng vào
vaccine cho giọt vacxin ở giữa 2 đầu kim, đó đâm 3 làn vào


VAXCIN VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM- Dương Hoàng Phong
da khi tiêm lần đầu và 15 lần nếu tái chủng. Lưu ý đâm vào
không sâu, chỉ vừa chảy máu.
Minh hoạ rút thuốc và tiêm
Diễn tiến vị trí tiêm ngày 4,7,14 và 21[10]

Tái chủng mỗi 10 năm nếu có nguy cơ cao.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
1. Đối với bất kỳ cá nhân nào bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào

của vắc xin, bao gồm polymyxin B sulfate,
dihydrostreptomycin sulfate, chlortetracycline hydrochloride
và neomycin sulfate.


VAXCIN VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM- Dương Hoàng Phong
2. Trẻ sơ sinh <12 tháng tuổi. ACIP khuyên không nên sử dụng

vắc xin đậu mùa không khẩn cấp ở trẻ em <18 tuổi.

3. Đối với những người ở mọi lứa tuổi bị bệnh chàm hoặc tiền sử

bệnh chàm hoặc những người có người tiếp xúc trong nhà bị

bệnh chàm, các tình trạng da cấp tính, mãn tính hoặc tróc da
khác, (ví dụ: viêm da dị ứng, vết thương, bỏng, chốc lở hoặc
Varicella zoster) và cho anh chị em ruột hoặc các địa chỉ liên
hệ hộ gia đình khác của những cá nhân đó.

4. Đối với những người ở mọi lứa tuổi đang điều trị bằng

corticosteroid toàn thân với liều lượng nhất định (ví dụ: > 2 mg
/ kg thể trọng hoặc > 20 mg / ngày prednisone trong > 2
tuần), hoặc thuốc ức chế miễn dịch (ví dụ, chất alkyl hóa, chất
chống chuyển hóa), hoặc bức xạ. Những người tiếp xúc trong
gia đình khơng nên tiêm chủng.
5. Đối với những người bị khiếm khuyết bẩm sinh hoặc mắc phải

của hệ thống miễn dịch, bao gồm cả những người bị nhiễm vi
rút suy giảm miễn dịch ở người (HIV). Những người tiếp xúc
trong gia đình khơng nên tiêm chủng.

6. Đối với những người bị ức chế miễn dịch (ví dụ: bệnh bạch cầu,

u lympho thuộc bất kỳ loại nào, bệnh ác tính tổng quát, cấy
ghép cơ quan rắn, cấy ghép tế bào gốc tạo máu, rối loạn miễn
dịch tế bào hoặc thể dịch, bệnh tăng bạch cầu hoặc u ác tính
khác ảnh hưởng đến tủy xương hoặc hệ thống bạch huyết)
hoặc người tiếp xúc trong gia đình của những cá nhân như
vậy.

7. Khi mang thai, nghi ngờ có thai hoặc tiếp xúc với phụ nữ có

thai trong gia đình.


∗ ACAM 2000
Vacxin sống giống DRYVAX, là vacxin nội địa Hoa Kỳ. Hiệu
quả được xác định bằng đo lượng kháng thể và so sánh với
vacxin DRYVAX Vacxin này tiêm 1 mũi duy nhất, có thể lập
lại 3 năm nếu có nguy cơ nhiễm. Cân nhắc khi sử dụng trên
người suy giảm miễn dịch, bệnh tim. Viêm cơ tim quan sát
thấy khoảng 5,7/1000 ca.


VAXCIN VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM- Dương Hoàng Phong

∗ JYNNEOS (Tên thương mại tại Mỹ)
Imvanex (Tên thương mại cở Châu Âu)[11]
Vacxin sống giảm độc lực chủng ANKARA phòng bệnh đậu
mùa, đậu khỉ trên người từ 18 tuổi trở lên.
LỊCH TIÊM :
Dự phịng trước phơi nhiễm PrEP:
Khơng rõ lịch sử hoặc chưa tiêm : 2 mũi cách nhau 1 tháng.
Đã tiêm trong quá khứ : 1 mũi
Dự phòng sau phơi nhiễm PEP:
Tiêm mũi 1 tốt nhất trong vòng 4 ngày sau phơi nhiễm, và tối
đa trong vòng 14 ngày sau phơi nhiễm. Tiêm phịng có thể
làm giảm triệu chứng.Hiệu quả vacxin được suy ra từ các mơ
hình trên động vật,khơng có nghiên cứu trên thế giới thực.
Chống chỉ định tương tự như các vacxin sống khác. Tuy
nhiên, vacxin này sử dụng đượccho người suy giảm miễn
dịch nghiêm trọng như: HIV có TCD4< 50; trong vòng 4
tháng sau khi ghép tế bào gốc,…


Tỷ lệ tử vong của bệnh Đậu mùa từ 1702 đến 1920 tại Mỹ[12]


VAXCIN VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM- Dương Hoàng Phong

Các vacxin được cấp phép chống bệnh đậu mùa , đậu khỉ

Các vacxin hiện nay chưa phổ biến, các phương pháp dự
phòng cổ điển như rửa tay, mặc đồ bảo hộ, xử lý chất thải
bệnh nhân là quan trọng.


VAXCIN VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM- Dương Hoàng Phong
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] />[2] />[3] Perspective: Discovery of antivirals against smallpox,
10.1073/pnas.0403600101
[4] Monkey Pox, ChengT.Cho và Herbert A.Wenner ,Bacteriological
Review,1973
[5] Human Monkeypox Epidemiologic and Clinical Characteristics,
Diagnosis, and Prevention
[6] The Detection of Monkeypox in Humans in the Western
Hemisphere, ,N Engl J Med 2004; 350:342-350
[7] Improving the Care and Treatment of Monkeypox Patients in
Low-Resource Settings: Applying Evidence from Contemporary
Biomedical and Smallpox Biodefense Research
[8] />8627s000lbl.pdf
[9] Oral Tecovirimat for the Treatment of Smallpox, N Engl J Med
2018; 379:44-53
[10] />[11] />ystem/uploads/attachment_data/file/1077437/Recommendationsfor-use-of-pre-and-post-exposure-vaccination-during-amonkeypox-incident.pdf
[12] />


VAXCIN VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM- Dương Hoàng Phong



×