Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) lụa chọn ngược và rủi ro đạo đức trong bảo hiểm y tế việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN KIM QUYÊN

LỰA CHỌN NGƢỢC VÀ RỦI RO ĐẠO ĐỨC TRONG
BẢO HIỂM Y TẾ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2015

TIEU LUAN MOI download :


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN KIM QUYÊN

LỰA CHỌN NGƢỢC VÀ RỦI RO ĐẠO ĐỨC TRONG
BẢO HIỂM Y TẾ VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 60310105

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. PHẠM KHÁNH NAM


TP. Hồ Chí Minh – Năm 2015

TIEU LUAN MOI download :


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Lựa chọn ngƣợc và rủi ro đạo đức trong Bảo hiểm
Y tế Việt Nam” là nghiên cứu do tôi thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của TS. Phạm
Khánh Nam.
Tôi xin cam đoan các thơng tin trích dẫn đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc và có độ
chính xác cao trong phạm vi hiểu biết của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận
văn là hồn tồn trung thực. Nếu có đạo văn tôi xin chịu trách nhiệm trƣớc hội đồng
khoa học.

Học viên thực hiện luận văn

NGUYỄN KIM QUYÊN

TIEU LUAN MOI download :


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục bảng biểu
Danh mục hình vẽ
CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU ...............................................................................1

1.1

Đặt vấn đề ..........................................................................................1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................3

1.3

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................4

1.4

Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................4

1.5

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ................................................................4

1.6

Cấu trúc luận văn................................................................................4

CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN ......................................................................6
2.1

Các khái niệm liên quan .....................................................................6

2.1.1 Bảo hiểm Y tế ..................................................................................6

2.1.2 Bảo hiểm Y tế tƣ nhân......................................................................6
2.1.3 Bảo hiểm Y tế nhà nƣớc ...................................................................7
2.1.4 Sự khác nhau giữa BHYT nhà nƣớc và BHYT tƣ nhân ....................7
2.1.5 Các loại hình BHYT nhà nƣớc .........................................................8
2.1.6 Mơ hình Bảo hiểm Y tế các quốc gia phát triển ................................9
2.1.7 Quỹ Bảo hiểm Y tế.........................................................................10
2.1.8 Mức hƣởng bảo hiểm y tế...............................................................11
2.2

Cơ sở lý thuyết nền tảng ...................................................................12

2.2.1 Lý thuyết Thông tin bất cân xứng ...................................................12
2.2.2 Lý thuyết Thông tin bất cân xứng trong thị trƣờng BHYT ..............14
2.3

Một số nghiên cứu về BHYT ............................................................17

CHƢƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ BHYT VIỆT NAM .....................................21

TIEU LUAN MOI download :


3.1 Sự hình thành và phát triển BHYT Việt Nam ......................................21
3.2 Hệ thống BHYT Nhà nƣớc ở Việt Nam ...............................................23
3.2.1 Các hình thức BHYT......................................................................23
3.2.2 Quy định về đối tƣợng và mức hƣởng BHYT .................................24
3.3 Một số vấn đề của BHYT Việt Nam .....................................................27
CHƢƠNG 4 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................32
4.1


Khung phân tích ...............................................................................32

4.1.1 Kiểm định lựa chọn ngƣợc ............................................................32
4.1.2 Kiểm định rủi ro đạo đức...............................................................38
4.2

Mơ hình kinh tế lƣợng ......................................................................44

4.2.1 Mơ hình kiểm định lựa chọn ngƣợc ................................................44
4.2.2 Mơ hình kiểm định rủi ro đạo đức ..................................................47
4.3

Mô tả dữ liệu ....................................................................................50

CHƢƠNG 5 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................53
5.1 Thống kê mô tả ....................................................................................53
5.1.1 Sự tồn tại lựa chọn ngƣợc ...............................................................53
5.1.2 Sự tồn tại rủi ro đạo đức ................................................................55
5.2 Kết quả hồi quy ....................................................................................60
5.2.1 Hồi quy logit mơ hình kiểm định lựa chọn ngƣợc ...........................60
5.2.2 Hồi quy kiểm định rủi ro đạo đức đối với KCB ngoại trú ...............65
5.2.3 Hồi quy kiểm định rủi ro đạo đức đối với KCB nội trú ...................72
CHƢƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ................................77

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Mơ hình của một số nghiên cứu liên quan.
Phụ lục 2.Kết quả mơ hình kiểm định lựa chọn ngƣợc.
Phụ lục 3. Kết quả mơ hình kiểm định rủi ro đạo đức đối với KCB ngoại trú.
Phụ lục 4. Kết quả mơ hình kiểm định rủi ro đạo đức đối với KCB nội trú


TIEU LUAN MOI download :


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHXH

Bảo hiểm Xã hội

BHYT

Bảo hiểm Y tế

KCB

Khám chữa bệnh

NSNN

Ngân sách Nhà nƣớc

UBTVQH

Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội

VHLSS

Bộ dữ liệu khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam

WHO


Tổ chức Y tế thế giới

525/BC-UBTVQH13

Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp
luật về BHYT giai đoạn 2009-2012

NĐ 299/1992

Nghị định 299/HĐBT của Hội đồng Bộ trƣởng ban hành
Điều lệ BHYT có hiệu lực từ 01/10/1992

NĐ 58/1998

Nghị định 58/1998/NĐ-CP của Chính Phủ ban hành Điều
lệ BHYT có hiệu lực từ 01/10/1998

NĐ 63/2005

Nghị định 63/2005/NĐ-CP của Chính Phủ ban hành Điều
lệ BHYT có hiệu lực từ 01/07/2005

NĐ 62/2009

Nghị định 62/2009/NĐ-CP Quy định chi tiết và hƣớng
dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm Y tế 2008
có hiệu lực thi hành từ 01/10/2009.

NĐ 85/2012


Nghị định 85/2012/NĐ-CP Nghị định về cơ chế hoạt
động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế
công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh công lập có hiệu lực thi hành
từ 01/12/2012.

NQ 21/2012

Nghị quyết 21-NQ/TW của Bộ Chính trị về tăng cƣờng
sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế giai đoạn 2012-2020.

NQ 68/2013

Nghị quyết 68/2013/QH13 Đẩy mạnh thực hiện chính
sách, pháp luật về BHYT, tiến tới BHYT tồn dân.

QĐ 538/TTg

Quyết định 538/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ phê
duyệt đề án thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân
giai đoạn 2012-2015 và 2020

TIEU LUAN MOI download :


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1


So sánh BHYT nhà nƣớc và BHYT tƣ nhân

Bảng 3.1

Tỷ lệ tham gia BHYT theo từng nhóm đối tƣợng

Bảng 3.2

Cân đối thu chi quỹ BHYT giai đoạn 2009-2012

Bảng 4.1

Thống kê biến và dấu kỳ vọng mô hình kiểm định lựa chọn ngƣợc

Bảng 4.2

Thống kê biến và dấu kỳ vọng mơ hình kiểm định rủi ro đạo đức

Bảng 5.1

Tỷ lệ tham gia BHYT tự nguyện theo yếu tố sức khỏe

Bảng 5.2

So sánh tỷ lệ tham gia BHYT tự nguyện theo độ tuổi

Bảng 5.3

Một số chỉ tiêu theo vùng


Bảng 5.4

Thống kê số lần KCB trung bình

Bảng 5.5

Số lần KCB trung bình theo loại thẻ BHYT

Bảng 5.6

Kết quả hồi quy kiểm định lựa chọn ngƣợc

Bảng 5.7

Thống kê chi tiết biến số lần KCB ngoại trú

Bảng 5.8

Kết quả hồi quy đối với số lần KCB ngoại trú

Bảng 5.9

Kết quả hồi quy theo zero –truncated negative binomial

Bảng 5.10

Thống kê chi tiết biến số lần KCB nội trú

Bảng 5.11


Kết quả hồi quy đối với số lần KCB nội trú

TIEU LUAN MOI download :


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 3.1

Tóm tắt các loại hình BHYT theo đối tƣợng tham gia

Hình 3.2

Tỷ lệ dân số tham gia BHYT từ 1993-2012

Hình 4.1

Khung phân tích kiểm định lựa chọn ngƣợc

Hình 4.2

Khung phân tích kiểm định rủi ro đạo đức

Hình 5.1

So sánh số lần KCB ngoại trú trung bình

Hình 5.2

So sánh số lần KCB nội trú trung bình


Hình 5.3

So sánh số ngƣời KCB ngoại trú trên 12 lần

TIEU LUAN MOI download :


-1-

CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU
Trong chƣơng này, tác giả giới thiệu về tầm quan trọng của BHYT và vấn đề
hiện nay của BHYT Việt Nam (tỷ lệ tham gia BHYT tự nguyện thấp, quỹ BHYT
kém bền vững). Từ đó nêu lên mục tiêu nghiên cứu về khả năng tồn tại lựa chọn
ngƣợc và rủi ro đạo đức trong hệ thống BHYT Việt Nam, tiếp theo là trình bày về
phạm vi, phƣơng pháp và cấu trúc luận văn.
1.1 Đặt vấn đề
Bảo hiểm Y tế (BHYT) là cơ chế tài chính y tế quan trọng và là cơ chế chi trả
trƣớc về y tế đƣợc hầu hết các quốc gia trên thế giới áp dụng nhằm đảm bảo cho
ngƣời dân đƣợc tiếp cận chăm sóc y tế và bảo vệ hộ gia đình khơng rơi vào cảnh
nghèo đói do ốm đau, bệnh tật1. Tại Việt Nam, BHYT đƣợc xem là một trong
những trụ cột quan trọng trong chính sách an sinh xã hội, khơng vì mục đích lợi
nhuận, góp phần chăm sóc sức khỏe, giảm gánh nặng tài chính cho ngƣời dân do chi
phí y tế mang lại (Luật BHYT, 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
BHYT, 2014).
Theo số liệu của (WHO – Đại học Y Hà Nội, 2012), đến năm 2012 vẫn có
2,5% số hộ gia đình bị rơi vào cảnh nghèo đói và 3,9% số hộ gia đình phải đối mặt
với khó khăn về tài chính do các khoản chi phí khám chữa bệnh gây ra, trong đó tỷ
lệ nghèo hóa do chi phí y tế gây ra ở hộ gia đình khơng có BHYT cao hơn nhiều so
với hộ gia đình có ít nhất một ngƣời tham gia BHYT (WHO-Đại học Y Hà Nội,
2012).Với lợi ích thiết thực mà BHYT mang lại, việc tuyên truyền vận động ngƣời

dân tham gia BHYT tƣởng chừng là một điều dễ dàng lại vấp phải nhiều khó khăn.
BHYT Việt Nam sau gần 20 năm ra đời và phát triển cùng với việc thay đổi nhiều
chính sách vẫn chƣa đạt đƣợc mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân.2

1

Theo Báo cáo số 525/BC-UBTVQH13 về kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT
giai đoạn 2009-2012.
2

Luật BHYT 2008 xác định 01/01/2014 là thời điểm tất cả các đối tƣợng phải có trách nhiệm tham gia
BHYT

TIEU LUAN MOI download :


-2-

Theo báo cáo giám sát của Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội (UBTVQH), trong 4
năm gần đây, từ 2009-2012, tỷ lệ dân số tham gia BHYT đã tăng từ 58,2% lên
66,8% (UBTVQH, 2013). Tuy nhiên, chỉ có nhóm đối tƣợng bắt buộc tham gia
BHYT có tỷ lệ tham gia cao (gần 70%), cịn nhóm đối tƣợng tự nguyện có tỷ lệ
tham gia thấp (chỉ 21%), ngay cả ngƣời thuộc hộ cận nghèo đƣợc hỗ trợ kinh phí
mua BHYT3 cũng chỉ đạt tỷ lệ 25%.
Không chỉ đối mặt với vấn đề tỷ lệ tham gia BHYT chƣa cao, BHYT Việt
Nam còn phải đối mặt với tình trạng tài chính y tế kém bền vững. Giai đoạn từ
2005-2009, quỹ luôn bội chi. Đến cuối năm 2009, âm lũy kế 3.083 tỷ đồng. Vào
năm 2010, quỹ bắt đầu kết dƣ. Cuối năm 2010, kết dƣ 2.810 tỷ, lũy kế đến năm
2012 kết dƣ 12.892 tỷ (UBTVQH, 2013).Tuy nhiên, việc kết dƣ từ năm 2010 đến
năm 2012 vẫn đƣợc cho là kém bền vững khi nguyên nhân kết dƣ phần lớn là do

việc tăng mức đóng BHYT, tăng tiền lƣơng và việc khơng thay đổi giá viện phí
trong suốt thời gian dài (UBTVQH, 2013).
Cuối năm 2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định (NĐ) 85, theo đó giá các
dịch vụ y tế sẽ tiếp tục đƣợc điều chỉnh tăng dần qua các năm kể từ năm 2013. Với
mức giá các dịch vụ y tế ngày càng gia tăng dẫn đến việc chi trả ngày càng lớn, quỹ
BHYT đƣợc dự báo sẽ lại rơi vào tình trạng kém bền vững trong các năm tiếp theo
nếu khơng có chính sách điều chỉnh hợp lý.
Tăng tỷ lệ dân số tham gia BHYT và giữ cân đối, bảo đảm an toàn quỹ là một
trong những nhiệm vụ đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt trong Đề án Thực hiện
lộ trình tiến tới BHYT tồn dân giai đoạn 2012-2015 và 2020 (QĐ 538/QĐ-TTg)4.
Tuy nhiên, do bất kỳ thị trƣờng Bảo hiểm nào kể cả BHYT luôn tồn tại thông tin bất
cân xứng với hai vấn đề lớn là lựa chọn ngƣợc và rủi ro đạo đức (Baker and Jha,
2012), đặc biệt là lựa chọn ngƣợc luôn tồn tại hoặc ít nhất là có khả năng tồn tại khi
ngƣời mua đƣợc quyền lựa chọn mua hoặc không mua (Akerlof, 1970). Hậu quả

3

Mức hỗ trợ đóng BHYT cho ngƣời thuộc hộ cận nghèo là 70% từ 1/1/2012 theo Quyết định 797/QĐ-TTg

4

Mục tiêu đến năm 2015 đạt tỷ lệ trên 70% dân số tham gia BHYT, đến năm 2020 có trên 80% dân số tham
gia BHYT, góp phần tạo nguồn tài chính ổn định cho cơng tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.

TIEU LUAN MOI download :


-3-

của thơng tin bất cân xứng sẽ dẫn đến tình trạng tài chính kém bền vững, tỷ lệ tham

gia ít, mức phí cao, khả năng hỗ trợ chi phí y tế cho ngƣời dân thấp. Vì vậy, việc
nghiên cứu về thông tin bất cân xứng trong thị trƣờng BHYT để có những chính
sách hợp lý là điều cần thiết trong q trình tiến đến BHYT tồn dân.
Đã có nhiều nghiên cứu đƣợc thực hiện trên thị trƣờng BHYT ở các quốc gia
khác nhau nhằm kiểm định sự tồn tại của thông tin bất cân xứng với hai vấn đề là
lựa chọn ngƣợc và rủi ro đạo đức. Tùy vào từng chính sách y tế của mỗi quốc gia,
các vấn đề này có thể tồn tại hoặc khơng và với mức độ nặng nhẹ khác nhau. Ở Việt
Nam cũng có nhiều nghiên cứu về lựa chọn ngƣợc và rủi đạo đức trong BHYT, tuy
nhiên các nghiên cứu này sử dụng dữ liệu điều tra VHLSS của các năm từ 20042008 (Ha and Leung, 2010; Cuong, 2011; Minh et al., 2012; Phƣơng, 2013) hoặc
điều tra ở một số tỉnh thành riêng lẻ (Jowett, 2001; Ngãi và Hồng, 2012). Kể từ thời
gian đó đến nay, BHYT Việt Nam đã có nhiều thay đổi nhƣ: Luật BHYT 2008 đƣợc
áp dụng từ 1/7/2009, NĐ 62/2009 thay cho NĐ 63/2005 áp dụng từ ngày 1/10/2009
có sự thay đổi về mức đóng BHYT tự nguyện, mức chi trả (thực hiện đồng chi trả
20%); ngày 1/1/2010 tăng mức đóng lên 4,5% tiền lƣơng, tăng đối tƣợng tham gia
BHYT bắt buộc. Với việc thay đổi hàng loạt chính sách cùng việc kết dƣ quỹ
BHYT gần 13.000 tỷ đồng vào cuối năm 2012, cần có các nghiên cứu trên dữ liệu
mới hơn để xem xét về sự tồn tại của lựa chọn ngƣợc và rủi ro đạo đức trong thời kỳ
này nhằm tiếp tục có những điều chỉnh về chính sách BHYT, hƣớng đến hệ thống
BHYT bao phủ toàn dân, công bằng, hiệu quả và bền vững.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu là kiểm định sự tồn tại của vấn đề lựa chọn
ngƣợc và rủi ro đạo đức trong BHYT Việt Nam sau khi thực hiện Luật BHYT 2008
(từ 1/7/2009) và NĐ 62/2009 (từ 1/10/2009).
Cụ thể:
-Kiểm định sự tồn tại của lựa chọn ngƣợc thông qua nhân tố sức khỏe trong
mơ hình các yếu tố tác động đến quyết định mua BHYT.

TIEU LUAN MOI download :



-4-

- Kiểm định sự tồn tại của rủi ro đạo đức dựa trên phân tích số lần khám chữa
bệnh (KCB) nội, ngoại trú của ngƣời có hoặc khơng có sử dụng BHYT trong mơ
hình các yếu tố tác động đến hành vi KCB.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu dựa trên bộ dữ liệu khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam
VHLSS 2012 do Tổng cục Thống kê thực hiện. Cuộc điều tra VHLSS 2012 thu thập
thông tin của 36.655 cá nhân thuộc 9.399 hộ gia đình Việt Nam trên phạm vi cả
nƣớc.
1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp hồi quy Logit để kiểm định sự tồn tại lựa
chọn ngƣợc, hồi quy OLS và hồi quy mô hình dữ liệu số đếm (Count data model) để
kiểm định sự tồn tại rủi ro đạo đức trong hệ thống BHYT Việt Nam.
1.5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Nghiên cứu này thực hiện việc kiểm định dựa trên dữ liệu VHLSS năm 2012,
là năm đã có nhiều sự thay đổi trong chính sách BHYT. Kết quả nghiên cứu có thể
đƣợc sử dụng để điều chỉnh chính sách, hƣớng đến các mục tiêu về bao phủ chăm
sóc y tế tồn dân và cân đối quỹ BHYT.
1.6 Cấu trúc luận văn.
Bài viết gồm 06 chƣơng. Chƣơng 1 giới thiệu vấn đề nghiên cứu, mục tiêu
nghiên cứu. Chƣơng 2 đƣa ra cơ sở lý luận và các nghiên cứu liên quan. Chƣơng 3
giới thiệu tổng quan về BHYT Việt Nam. Chƣơng 4 trình bày phƣơng pháp nghiên
cứu. Chƣơng 5 phân tích các thống kê mô tả và đƣa ra các kết luận từ kết quả hồi
quy. Chƣơng 6 tóm tắt các kết luận chính của luận văn và hàm ý chính sách.

TIEU LUAN MOI download :


-5-


Tóm tắt chương 1:
-BHYT Việt Nam có nhiều thay đổi về chính sách kể từ cuối năm 2009, đầu
năm 2010 nhƣng chƣa có nghiên cứu về BHYT thực hiện trên bộ dữ liệu mới
VHLSS 2012.
- Nghiên cứu nhằm kiểm định sự tồn tại của lựa chọn ngƣợc và rủi ro đạo đức
trong BHYT sau những thay đổi về chính sách trên VHLSS 2012.

TIEU LUAN MOI download :


-6-

CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN
Chƣơng 2 nêu các khái niệm về BHYT, lý thuyết thông tin bất cân xứng và
khả năng tồn tại thông tin bất cân xứng trong thị trƣờng BHYT với hệ quả là lựa
chọn ngƣợc và rủi ro đạo đức.
Chƣơng 2 cũng nêu khái quát một số nghiên cứu về BHYT với hai vấn đề lớn
đến từ phía ngƣời sử dụng là lựa chọn ngƣợc và rủi ro đạo đức, từ đó lựa chọn
những nghiên cứu làm nền tảng cho chƣơng 3.
2.1 Các khái niệm liên quan
2.1.1 Bảo hiểm Y tế
BHYT là hợp đồng giữa cơ quan Bảo hiểm và ngƣời mua nhằm hồn trả chi
phí y tế khi xảy ra các rủi ro liên quan đến y tế đƣợc xác định rõ trong hợp đồng.
(Hồ Sĩ Sà, 2000; OECD, 2004). BHYT có hai hình thức chính là BHYT tƣ nhân và
BHYT nhà nƣớc (OECD, 2004)
Đặc điểm của BHYT là vừa mang tính chất hồn trả vừa mang tính chất
khơng hồn trả. Khi mua BHYT, nếu xảy ra rủi ro y tế, ngƣời mua đƣợc hoàn trả
tồn bộ hoặc một phần chi phí y tế. Nếu không xảy ra rủi ro y tế, ngƣời mua sẽ mất
khoản phí đã đóng cho cơ quan BHYT. Thơng thƣờng, giá trị của BHYT là một

năm.
2.1.2 Bảo hiểm Y tế tƣ nhân
BHYT tƣ nhân là hình thức bảo hiểm y tế tự nguyện do các công ty Bảo hiểm
tƣ nhân thực hiện dựa trên mức phí bảo hiểm. (OECD, 2004). Ngƣời mua BHYT sẽ
đƣợc hỗ trợ chi phí khi khám chữa bệnh tùy theo giá trị hợp đồng giữa ngƣời mua
và cơng ty Bảo hiểm.Vì BHYT tƣ nhân là loại hình bảo hiểm hoạt động chủ yếu vì
lợi nhuận, hoạt động theo quy luật số lớn và là sự chia sẻ rủi ro giữa những ngƣời
cùng tham gia BHYT, vì vậy mỗi cơng ty Bảo hiểm sẽ có sự tính toán, linh hoạt
trong thiết kế các hợp đồng khác nhau về mức đóng, mức chi trả nhằm đảm bảo

TIEU LUAN MOI download :


-7-

đƣợc khả năng chi trả và sự tồn tại phát triển của cơng ty. Theo đó, các cá nhân có
rủi ro cao về sức khỏe thƣờng sẽ bị từ chối đƣợc tham gia BHYT tƣ nhân hoặc sẽ
phải ký kết các hợp đồng có mức đóng cao hơn các cá nhân có rủi ro thấp
(Normand and Weber, 2009; Baker and Jha, 2012)
2.1.3 Bảo hiểm Y tế nhà nƣớc
BHYT nhà nƣớc hay cịn gọi là BHYT xã hội là chính sách thuộc nội dung an
sinh xã hội của mọi quốc gia trên thế giới do Chính phủ tổ chức thực hiện. BHYT
nhà nƣớc là loại hình bảo hiểm phi lợi nhuận với mục đích giảm gánh nặng về tài
chính cho ngƣời dân khi gặp rủi ro ốm đau, bệnh tật bằng hình thức đóng góp của cá
nhân và của tồn xã hội, đề cao tính cộng đồng xã hội. (Hồ Sĩ Sà, 2000; OECD,
2004; Normand and Weber, 2009; Đào Văn Dũng, 2009). BHYT nhà nƣớc thƣờng
có chung một mức giá đƣợc xác định dựa trên thu nhập mà khơng tính đến mức độ
rủi ro về sức khỏe của ngƣời mua, có chung mức chi trả khi xảy ra ốm đau bệnh tật
đƣợc áp dụng thống nhất cho tất cả mọi ngƣời trong cùng một đối tƣợng (Viện
nghiên cứu lập pháp, 2013)

2.1.4 Sự khác nhau giữa BHYT nhà nƣớc và BHYT tƣ nhân
Sự khác biệt lớn nhất giữa BHYT nhà nƣớc và tƣ nhân chính là mục tiêu phi
lợi nhuận của BHYT nhà nƣớc và mục tiêu lợi nhuận của BHYT tƣ nhân
Bảng 2.1 So sánh BHYT nhà nƣớc và BHYT tƣ nhân
BHYT nhà nƣớc

Tiêu chí

Mức phí

BHYT tƣ nhân

Theo khả năng đóng góp của cá Theo mức độ rủi ro về
nhân ( dựa trên thu nhập)

sức khỏe của ngƣời mua

Theo nhu cầu, chi phí KCB thực Theo giá trị và những quy
Mức hƣởng

tế. Không phụ thuộc vào mức định trong hợp đồng khi
đóng

mua

TIEU LUAN MOI download :


-8-


Vai trò của nhà Đƣợc nhà nƣớc bảo đảm bằng Khơng có sự hỗ trợ về tài
nƣớc

ngân sách

chính của nhà nƣớc

Hình thức tham gia

Bắt buộc và tự nguyện

Tự nguyện

Mục tiêu hoạt động

Vì lợi ích xã hội, phi lợi nhuận

Vì mục tiêu lợi nhuận

Nguồn: Lê Mạnh Hùng, 2012.
2.1.5 Các loại hình BHYT nhà nƣớc
- Bảo hiểm Y tế bắt buộc
Là loại hình BHYT nhà nƣớc, trong đó tồn bộ thành viên trong một tổ chức,
một cộng đồng nào đó dù muốn hay khơng cũng phải mua BHYT với mức phí quy
định mà khơng tính đến rủi ro về sức khỏe của ngƣời tham gia. Hầu hết tại các quốc
gia phát triển, việc mua BHYT là bắt buộc tồn dân thơng qua việc đóng thuế hoặc
sự đóng góp của ngƣời lao động và chủ doanh nghiệp theo một tỷ lệ quy định. Tại
các quốc gia đang phát triển, tùy theo tình hình mỗi nƣớc mà việc mua BHYT bắt
buộc đƣợc thực hiện theo từng nhóm đối tƣợng. Tuy nhiên, mục tiêu của các quốc
gia đều hƣớng đến BHYT bắt buộc toàn dân nhằm có thể bảo đảm cho tất cả mọi

ngƣời đều đƣợc chăm sóc y tế khi bệnh tật, ốm đau. (Hồ Sĩ Sà, 2000; OECD, 2004;
Normand and Weber, 2009)
- Bảo hiểm Y tế tự nguyện
Là loại hình BHYT nhà nƣớc nhƣng mang tính tự nguyện, trong đó các cá
nhân đƣợc quyền quyết định mua hay khơng mua BHYT. Mức phí của loại hình này
cũng khơng dựa trên rủi ro về sức khỏe. (OECD, 2004; Normand and Weber, 2009)
Hiện nay, BHYT tự nguyện tồn tại ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, tuy
nhiên có sự khác nhau về mơ hình tổ chức. Tại các nƣớc phát triển, ngồi BHYT bắt
buộc tồn dân thì BHYT tự nguyện đƣợc xem là loại hình BHYT bổ sung. Ngƣời
dân tại các nƣớc này ngồi việc phải tham gia BHYT bắt buộc thì có thể lựa chọn

TIEU LUAN MOI download :


-9-

mua thêm BHYT tự nguyện bổ sung nhằm gia tăng thêm các lợi ích trong việc
chăm sóc sức khỏe cho bản thân đối với các dịch vụ y tế mà BHYT bắt buộc khơng
chi trả hoặc tìm kiếm sự chăm sóc y tế khác nằm ngồi gói BHYT bắt buộc cơ bản
(Viện nghiên cứu lập pháp, 2013).
Tại một số nƣớc đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng, do hệ thống
quản lý BHYT chƣa chặt chẽ, cũng nhƣ trình độ nhận thức và thu nhập của ngƣời
dân chƣa cao nên chƣa thể bắt buộc toàn dân tham gia BHYT. Vì vậy, một số đối
tƣợng đƣợc phép lựa chọn mua hoặc không mua BHYT. Sự khác biệt giữa việc bắt
buộc phải mua BHYT và đƣợc quyền lựa chọn mua hoặc khơng mua hình thành nên
tên gọi BHYT bắt buộc và BHYT tự nguyện. Ngƣời có BHYT bắt buộc hoặc
BHYT tự nguyện đều đƣợc gọi chung là có BHYT và đƣợc hƣởng mọi quyền lợi
nhƣ nhau khi khám chữa bệnh (Hồ Sĩ Sà, 2000; Luật BHYT, 2008)
2.1.6 Mơ hình Bảo hiểm Y tế các quốc gia phát triển
Tại một số quốc gia nhƣ Anh, Canada, Chính phủ chi trả tồn bộ chi phí chăm

sóc y tế. Nguồn kinh phí y tế phần lớn do ngân sách chi trả thông qua việc đóng
thuế của ngƣời dân và doanh nghiệp, ngƣời bệnh chỉ phải cùng chi trả ở một số dịch
vụ đặc biệt. Ở tại các quốc gia này vẫn tồn tại BHYT tƣ nhân, dù rằng chiếm một tỷ
lệ nhỏ, dành cho các dịch vụ y tế mà BHYT của chính phủ khơng đảm nhận.Tại
Đức, Nhật, Chính phủ khơng trực tiếp chi trả chi phí chăm sóc y tế mà thơng qua
các cơng ty Bảo hiểm đƣợc lập ra khơng vì mục đích lợi nhuận mà nhằm giúp ngƣời
dân thanh tốn chi phí y tế. Ngƣời dân ở các nƣớc này đều bắt buộc phải tham gia
một trong các chƣơng trình y tế với mức phí tính theo tỷ lệ quy định và cùng chi trả
chi phí khi KCB. Tại Pháp, BHYT là bắt buộc đƣợc thực hiện bởi các tổ chức
BHYT của Nhà nƣớc, ngồi ra cịn có BHYT tự nguyện bổ sung nhằm chi trả cho
một số dịch vụ nằm ngoài phạm vi BHYT bắt buộc, ngƣời lao động và chủ doanh
nghiệp đóng góp vào quỹ BHYT theo một tỷ lệ do Nhà nƣớc quy định (Lê Mạnh
Hùng, 2012; Viện nghiên cứu lập pháp, 2013).

TIEU LUAN MOI download :


-10-

Tuy khác nhau về cách thức tổ chức thực hiện BHYT, phƣơng pháp đóng góp,
tỷ lệ chi trả, tuy nhiên hầu hết các quốc gia phát triển đều xem BHYT là bắt buộc
tồn dân và đều áp dụng mơ hình BHYT với sự tồn tại của cả BHYT bắt buộc,
BHYT tự nguyện bổ sung và BHYT tƣ nhân. Mọi ngƣời dân đều phải tham gia
BHYT bắt buộc với các dịch vụ y tế cơ bản đƣợc quy định trƣớc và đƣợc quyền lựa
chọn mua hoặc không mua BHYT tự nguyện bổ sung và BHYT tƣ nhân với các gói
lợi ích khám chữa bệnh cao hơn nằm ngoài danh mục cơ bản (OECD, 2004; Viện
nghiên cứu lập pháp, 2013).
2.1.7 Quỹ Bảo hiểm Y tế
Tùy theo chính sách BHYT của mỗi quốc gia, nguồn quỹ dùng để chi trả các
dịch vụ y tế cho ngƣời dân có thể đƣợc trích từ thuế, tiền lƣơng hoặc do ngƣời dân

trực tiếp mua thẻ BHYT theo một mức giá quy định. Nguồn quỹ này đƣợc chuyển
giao cho một cơ quan chịu trách nhiệm quản lý, thực hiện chi trả khám chữa bệnh
(OECD, 2004; Viện nghiên cứu lập pháp, 2013).
Quỹ BHYT đƣợc hạch toán độc lập và việc cân đối quỹ là vấn đề quan trọng
của hệ thống BHYT quốc gia. Vỡ quỹ - khơng cịn tiền chi trả KCB sẽ dẫn đến sự
sụp đổ hệ thống chăm sóc sức khỏe, khơng đảm bảo đƣợc quyền lợi của ngƣời tham
gia BHYT, ảnh hƣởng đến chính sách an sinh xã hội quốc gia. Vì vậy, khi phát hiện
những yếu tố ảnh hƣởng đến an toàn quỹ, cơ quan quản lý cùng với Chính phủ phải
có những chính sách điều chỉnh kịp thời (Hà Thúc Chí, 2011).
Tuy nhiên, việc kết dƣ quỹ cũng khơng phải là tốt. Nó đồng nghĩa với việc
chính sách BHYT q thắt chặt, có thể là các chính sách hạn chế việc chi trả cho
ngƣời bệnh có BHYT, hạn chế danh mục thuốc, hạn chế danh sách các bệnh đƣợc
chi trả…Những chính sách này ảnh hƣởng đến quyền lợi của ngƣời tham gia
BHYT, không phát huy đƣợc hết tác dụng hỗ trợ tài chính cho ngƣời dân khi ốm
đau, bệnh tật của BHYT.

TIEU LUAN MOI download :


-11-

Vì vậy, việc cân đối thu chi, đảm bảo hài hịa giữa lợi ích của ngƣời tham gia
BHYT đồng thời duy trì sự ổn định và phát triển hệ thống BHYT quốc gia là mục
tiêu và trách nhiệm của cơ quan quản lý (Hà Thúc Chí, 2011).
Tại Việt Nam, Quỹ bảo hiểm y tế là quỹ tài chính đƣợc hình thành từ nguồn
đóng bảo hiểm y tế và các nguồn thu hợp pháp khác, đƣợc sử dụng để chi trả chi phí
khám bệnh, chữa bệnh cho ngƣời tham gia bảo hiểm y tế (chiếm 90% quỹ), chi phí
quản lý bộ máy của tổ chức bảo hiểm y tế và những khoản chi phí hợp pháp khác
liên quan đến bảo hiểm y tế (chiếm 10% quỹ).
Quỹ BHYT đƣợc quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch, bảo

đảm cân đối thu chi và đƣợc Nhà nƣớc bảo hộ (Luật BHYT, 2008).
2.1.8 Mức hƣởng bảo hiểm y tế
Mức hƣởng 100%
Là hình thức cơ quan BHYT chi trả tồn bộ chi phí KCB cho ngƣời sử dụng
dịch vụ y tế. Hình thức này tồn tại ở một số quốc gia phát triển với hệ thống y tế
phát triển, tiên tiến và mạng lƣới y tế chặt chẽ, tuy nhiên việc chi trả toàn bộ này
vẫn loại trừ một số dịch vụ y tế theo quy định của từng quốc gia (Hồ Sĩ Sà, 2000;
Lê Mạnh Hùng, 2012).
Ở Việt Nam, mức hƣởng 100% chi phí KCB chỉ đƣợc áp dụng đối với một số
đối tƣợng chính sách nhƣ ngƣời trong quân đội, thân nhân ngƣời có cơng với cách
mạng, ngƣời đang hƣởng trợ cấp, trẻ em dƣới 6 tuổi, hộ nghèo, ngƣời đang sinh
sống ở vùng kinh tế đặc biệt khó khăn (Luật BHYT, 2008)
Cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh BHYT
Cùng chi trả là hình thức ngƣời có thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh phải tự
trả một phần chi phí theo tỷ lệ quy định, tổ chức BHYT trả phần còn lại. Chế độ
cùng chi trả tồn tại ở hầu hết các quốc gia đang phát triển và cả những quốc gia phát
triển đối với loại hình BHYT bổ sung nâng cao nhằm giảm gánh nặng cho hệ thống

TIEU LUAN MOI download :


-12-

tài chính y tế cũng nhƣ gia tăng trách nhiệm của ngƣời sử dụng dịch vụ y tế. (Lê
Mạnh Hùng, 2012; Viện nghiên cứu lập pháp, 2013)
Ở Việt Nam, ngƣời tham gia BHYT có trách nhiệm cùng chi trả một phần chi
phí KCB theo tỷ lệ nhất định. Tỷ lệ này đƣợc quy định cụ thể theo đối tƣợng tham
gia, thời gian tham gia, từng loại dịch vụ khác nhau và theo tuyến, hạng bệnh viện
mà bệnh nhân lựa chọn, mức cùng chi trả thông thƣờng là ngƣời khám chữa bệnh
chi trả 20% và cơ quan BHYT chi trả 80% (Luật BHYT, 2008)

2.2 Cơ sở lý thuyết nền tảng
2.2.1 Lý thuyết Thông tin bất cân xứng
Sự ra đời của Lý thuyết Thông tin bất cân xứng
Nguồn gốc thông tin bất cân xứng đƣợc Akerlof (1970) đặt ra trong bài viết về
thị trƣờng “quả chanh” nói đến sự bất cân xứng trong thông tin giữa ngƣời mua và
ngƣời bán về chất lƣợng của sản phẩm giao dịch trên thị trƣờng. Ông đƣa ra ví dụ
về thị trƣờng ơ tơ đã qua sử dụng, nơi tồn tại cả xe tốt và xe xấu, với những chiếc xe
có chất lƣợng tốt đƣợc gọi là “cherry- quả đào”, xe xấu đƣợc gọi là “lemons- quả
chanh”.
Giả định rằng mức giá thị trƣờng hợp lý cho một chiếc xe tốt là 10.000$ và giá
một chiếc xe xấu là 1.000$ và xác suất mua đƣợc xe tốt và xe xấu là nhƣ nhau. Tại
đây, sự bất cân xứng thông tin xảy ra khi ngƣời bán là ngƣời biết rõ thông tin về
chất lƣợng xe hơn là ngƣời mua. Khi có sự lẫn lộn giữa xe tốt và xe xấu, khách
hàng, ngƣời trung lập với rủi ro sẽ chỉ sẵn lòng trả 5.500$ cho một chiếc xe đã qua
sử dụng. Mức giá này thấp hơn giá trị thực của một chiếc xe tốt. Những ngƣời sở
hữu xe xấu sẽ sẵn sàng bán với mức giá này, còn ngƣời sở hữu xe tốt sẽ rời khỏi thị
trƣờng do mức giá thấp hơn nhiều so với giá trị thực của xe. Cứ tiếp tục nhƣ vậy,
những chiếc xe tốt đƣợc rút ra khỏi thị trƣờng và cuối cùng thị trƣờng chỉ còn lại
những chiếc xe xấu-“quả chanh”. Akerlof kết luận, với thị trƣờng có thơng tin bất

TIEU LUAN MOI download :


-13-

cân xứng, có thể chỉ cịn hàng hóa kém chất lƣợng hoặc tệ hơn, thị trƣờng sẽ khơng
cịn tồn tại.
Lý thuyết về thông tin bất cân xứng hiện nay đƣợc áp dụng rộng rãi trong
nhiều ngành và lĩnh vực khác nhau để lý giải các các vấn đề kinh tế, đặc biệt là
trong thị trƣờng bảo hiểm, tài chính, tín dụng, lao động, hàng hóa, đất đai, những thị

trƣờng mà tính minh bạch của thơng tin và khả năng tiếp cận thơng tin khơng dễ
dàng, dẫn đến tình trạng bất cân xứng thông tin. Chẳng hạn, ngƣời đi vay biết rõ
khả năng chi trả của mình nhiều hơn là ngƣời cho vay; ngƣời mua bảo hiểm biết rõ
tình trạng rủi ro của mình nhiều hơn cơng ty bảo hiểm; ngƣời bán biết rõ chất lƣợng
sản phẩm của mình hơn ngƣời mua; ngƣời lao động biết rõ khả năng làm việc của
mình nhiều hơn ngƣời thuê (Pindyck and Rubinfeld, 1991)
Hệ quả của thông tin bất cân xứng
Thông tin bất cân xứng là một thất bại của thị trƣờng, nó gây ra các hệ quả là
lựa chọn ngƣợc, rủi ro đạo đức (Pindyck and Rubinfeld, 1991)
Lựa chọn ngƣợc (Adverse selection)
Nguyên nhân của thơng tin bất cân xứng là do đặc tính ẩn của chất lƣợng hàng
hóa gây ra. Ngƣời mua chỉ có thể thấy đƣợc hình thức bên ngồi và những thơng tin
về chất lƣợng do ngƣời bán cung cấp mà không thể thấy đƣợc chất lƣợng thật sự
bên trong, dẫn đến việc có thể chọn phải các sản phẩm có chất lƣợng thấp. Lựa chọn
ngƣợc có thể xảy ra ở bất kỳ thị trƣờng nào mà một trong hai bên gặp khó khăn
trong việc xác định chất lƣợng sản phẩm giao dịch.( Pindyck and Rubinfeld, 1991).
Trên thị trƣờng với nhiều hàng hóa lẫn lộn giữa xấu và tốt khi mà ngƣời mua
không biết đƣợc chất lƣợng thật sự, nên để giảm bớt rủi ro, họ chỉ sẵn lòng chi trả ở
mức giá thấp hơn giá trị thực của hàng hóa. Cịn ngƣời bán, vì chỉ bán đƣợc giá thấp
nên khơng có động lực sản xuất hàng hóa chất lƣợng cao,chỉ bán hàng hóa có chất
lƣợng kém. Lựa chọn ngƣợc sẽ dẫn đến thị trƣờng chỉ có những hàng hóa có chất
lƣợng kém hoặc không thể hoạt động (Akerlof, 1970; Baker and Jha, 2012).

TIEU LUAN MOI download :


-14-

Rủi ro đạo đức (Moral hazard)
Thông tin bất cân xứng do hành động khơng thể kiểm sốt đƣợc sau khi giao

dịch sẽ gây nên hiện tƣợng rủi ro đạo đức. Rủi ro đạo đức nảy sinh khi ngƣời có ƣu
thế về thơng tin hiểu đƣợc tình thế thơng tin phi đối xứng giữa các bên giao dịch và
tự nhiên hình thành động cơ hành động theo hƣớng đạt đƣợc lợi ích cho mình bất kể
việc gây thiệt hại cho đối tác.Ví dụ ngƣời đi vay có thể dùng khoản vay sai với mục
đích ban đầu khi cam kết với ngƣời cho vay, đầu tƣ vào những dự án rủi ro cao hơn
dẫn đến xác suất trả đƣợc khoản vay thấp; ngƣời mua bảo hiểm xe thƣờng lơ là hơn
trong việc bảo vệ xe vì biết đã có cơng ty bảo hiểm bồi thƣờng khi xảy ra sự cố
(Pindyck and Rubinfeld, 1991)
2.2.2 Lý thuyết Thông tin bất cân xứng trong thị trƣờng BHYT
Sự tồn tại của Thông tin bất cân xứng trong thị trƣờng BHYT
Akerlof (1970) đã đề cập đến vấn đề thông tin bất cân xứng trong thị trƣờng
Bảo hiểm với tình huống ngƣời trên 65 tuổi thƣờng gặp khó khăn khi mua BHYT
do ngƣời già thƣờng có xác suất bị ốm nặng cao hơn rất nhiều và cho dù các cơng ty
bảo hiểm có u cầu giám định sức khỏe thì cũng chỉ có ngƣời mua mới biết rõ tình
trạng sức khỏe của họ hơn bất kỳ một cơng ty bảo hiểm nào.
Thị trƣờng BHYT là thị trƣờng thực hiện việc mua bán dựa trên sức khỏe của
ngƣời mua, và chỉ có ngƣời mua mới biết rõ sức khỏe của mình, nghĩa là có bất cân
xứng thơng tin trên thị trƣờng BHYT (Pindyck and Rubinfeld, 1991; Baker and Jha,
2012).
Nhiều nghiên cứu ở các quốc gia khác nhau cũng thừa nhận việc có thể tồn tại
thơng tin bất cân xứng trên thị trƣờng BHYT (Wang et al, 2006; Tomislav and
Danijel, 2008; Dong, 2012; Minh et al., 2012).
Lựa chọn ngƣợc trong BHYT
Lựa chọn ngƣợc trong thị trƣờng BHYT là tình huống chỉ ngƣời có sức khỏe
kém mới mua BHYT vì họ nghĩ chắc chắn sẽ phải cần đến nó, cịn ngƣời có sức

TIEU LUAN MOI download :


-15-


khỏe tốt sẽ không mua BHYT (Pindyck and Rubinfeld, 1991; Baker and Jha, 2012;
Wolferen et al., 2013). Lựa chọn ngƣợc có khả năng hiện diện trong tất cả các loại
bảo hiểm kể cả BHYT, ở những thị trƣờng mà ngƣời mua có quyền lựa chọn mua
hoặc khơng mua (Akerlof, 1970).
Đối với các công ty BHYT tƣ nhân, do không thể phân biệt đƣợc ngƣời có
mức độ rủi ro cao và ngƣời có mức độ rủi ro thấp, nhận thức rõ tổn thất kỳ vọng gia
tăng trong một khối chỉ toàn ngƣời có sức khỏe kém, vì vậy họ sẽ gia tăng mức giá
bảo hiểm để phù hợp với sự rủi ro. Ngƣời có sức khỏe tốt lại càng khơng thích mua
bảo hiểm khi đối mặt với mức phí ngày cao sẽ tiếp tục rời bỏ thị trƣờng. Mức giá
tiếp tục tăng và thị trƣờng chỉ còn các “quả chanh” - những ngƣời có sức khỏe kém,
dẫn đến thất bại thị trƣờng (Akerlof, 1970; Pindyck and Rubinfeld, 1991; Baker and
Jha, 2012). Để tránh sự lựa chọn ngƣợc, các công ty BHYT tƣ nhân thƣờng từ chối
bán bảo hiểm cho các cá nhân có rủi ro cao về sức khỏe, cụ thể trong bài viết của
Akerlof (1970) là ngƣời lớn tuổi.
Đối với nhà nƣớc, do mục tiêu vì an sinh xã hội mà khơng phải là lợi nhuận
nên mọi ngƣời đều có quyền mua BHYT, kể cả ngƣời già, ngƣời có sức khỏe kém.
Do đó, hệ thống BHYT nhà nƣớc, đặc biệt là ở những loại hình BHYT đƣợc phép
chọn mua hoặc không mua thƣờng đối mặt lựa chọn ngƣợc dẫn đến quỹ BHYT ln
có nguy cơ xảy ra tình trạng bội chi hoặc kém bền vững.
Rủi ro đạo đức trong BHYT
Có hai loại rủi ro đạo đức trong BHYT là rủi ro đạo đức trƣớc khi xảy ra sự
kiện bảo hiểm (ex ante moral hazad ) và rủi ro đạo đức xảy sau khi xảy ra sự kiện
bảo hiểm (ex post moral hazard) (Baker and Jha, 2012).
Rủi ro đạo đức trƣớc khi xảy ra sự kiện bảo hiểm là tình huống ngƣời mua
BHYT trở nên chủ quan hơn trong việc bảo vệ sức khỏe của mình so với ngƣời
khơng có BHYT bởi họ biết họ đƣợc bảo vệ (Baker and Jha, 2012; Wolferen et al.,
2013). Một nghiên cứu của Dong (2012) cho thấy BHYT không làm một ngƣời

TIEU LUAN MOI download :



-16-

khơng uống rƣợu trở nên uống rƣợu nhƣng có thể tác động đến việc một ngƣời thích
uống rƣợu sẽ uống nhiều hơn sau khi mua BHYT.
Rủi ro đạo đức sau khi xảy ra sự kiện bảo hiểm là tình huống khi bị bệnh
ngƣời có BHYT thƣờng sử dụng dịch vụ y tế nhiều hơn (sử dụng quá mức cần thiết)
so với ngƣời khơng có BHYT vì họ biết họ đƣợc công ty BHYT hỗ trợ chi trả
(Baker and Jha, 2012; Dong, 2012)
Hạn chế lựa chọn ngƣợc
Đối với BHYT tƣ nhân, để khắc phục lựa chọn ngƣợc, các công ty bảo hiểm
thƣờng áp dụng giải pháp sàng lọc thông tin đối với những ngƣời muốn mua BHYT
bằng cách yêu cầu ngƣời mua khám sức khỏe, trả lời các bảng câu hỏi về lối sống,
tiểu sử bệnh tật để đánh giá mức độ rủi ro của khách hàng. Từ đó, cơng ty bảo hiểm
sẽ có thêm nhiều thơng tin hơn, giảm bớt tình trạng bất cân xứng thơng tin.
Đối với BHYT nhà nƣớc, do mục tiêu là an sinh xã hội, mọi ngƣời đều có
quyền tham gia nên khơng thể áp dụng giải pháp hạn chế lựa chọn ngƣợc nhƣ đối
với BHYT tƣ nhân. Vì vậy, giải pháp chính là tăng độ bao phủ BHYT, khi tất cả
mọi ngƣời đều tham gia BHYT nghĩa là sẽ khơng cịn lựa chọn ngƣợc. Ở các quốc
gia phát triển, với chính sách BHYT bắt buộc, mặc dù lựa chọn ngƣợc khơng xảy ra
ở loại hình BHYT cơ bản - bắt buộc tồn dân thì vẫn có thể xảy ra ở các loại hình
BHYT bổ sung - đƣợc quyền lựa chọn (Tomislav and Danijel, 2008)
Tuy nhiên, việc thực hiện BHYT bắt buộc tồn dân khơng phải là một điều dễ
dàng đối với các quốc gia đang phát triển do hệ thống pháp luật, chính sách chƣa
chặt chẽ và mức sống của ngƣời dân chƣa cao (Viện nghiên cứu lập pháp, 2013). Vì
vậy, cần phải tiến hành nghiên cứu các yếu tố tác động đến cầu BHYT nhằm đƣa
những chính sách hợp lý để khuyến khích ngƣời dân tự nguyện tham gia ngày càng
nhiều hơn.
Hạn chế rủi ro đạo đức


TIEU LUAN MOI download :


-17-

Giải pháp hạn chế rủi ro đạo đức đối với ngƣời tham gia BHYT đƣợc nhiều
quốc gia sử dụng là thực hiện đồng chi trả chi phí khi sử dụng dịch vụ y tế. (Baker
and Jha, 2012). Đây là phƣơng pháp đơn giản và có hiệu quả nhất nhằm giảm thiểu
rủi ro đạo đức.
Tuy nhiên, với BHYT nhà nƣớc, do mục tiêu chăm sóc sức khỏe và an sinh xã
hội, tỷ lệ đồng chi trả luôn đƣợc quy định ở mức thấp để đảm bảo giảm gánh nặng y
tế cho ngƣời dân, nên ngƣời có BHYT thƣờng trả một khoản phí ít hơn rất nhiều so
với ngƣời khơng có BHYT khi sử dụng dịch vụ y tế. Ngoài ra, một số đối tƣợng
chính sách nhƣ trẻ em, ngƣời già, ngƣời nghèo…thƣờng khơng phải đồng chi trả chi
phí y tế. Vì vậy, rủi ro đạo đức vẫn có thể tồn tại.
Một số giải pháp khác có thể đƣợc áp dụng để hạn chế rủi ro đạo đức nhƣ ban
hành danh mục thuốc đƣợc hƣởng BHYT, quy định một số các trƣờng hợp khơng
đƣợc hƣởng BHYT, quy định mức thanh tốn cao hơn khi sử dụng các dịch vụ kỹ
thuật cao, đƣa ra hạn trần thanh toán. Do đặc điểm xã hội của mỗi quốc gia khác
nhau và thay đổi ở từng thời kỳ khác nhau, nên ln có sự điều chỉnh về chính sách
nhằm vừa thực hiện tốt mục tiêu chăm sóc sức khỏe ngƣời dân vừa hạn chế những
tổn thất do rủi ro đạo đức mang lại.
2.3 Một số nghiên cứu về BHYT
Để xem xét vấn đề lựa chọn ngƣợc trong BHYT, phần lớn các nghiên cứu đều
sử dụng mô hình các yếu tố ảnh hƣởng đến cầu về BHYT. Ngồi các yếu tố về mức
phí bảo hiểm, mức phí của các loại bảo hiểm thay thế, chất lƣợng dịch vụ, chi phí
điều trị y tế đều có tác động đến việc mua hay khơng mua BHYT (Feldstein, 1973)
thì hầu hết các nghiên cứu về cầu BHYT đều tập trung phần lớn vào các yếu tố
thuộc về nhân khẩu học và có nhiều sự khác biệt trong kết luận, chẳng hạn

Tomislav and Danijel (2008), Ha and Leung (2010), Kefeli and Jones (2012) tìm
thấy thu nhập làm gia tăng cầu BHYT do có điều kiện mua BHYT hơn, cịn
Feldstein (1973) lại cho rằng thu nhập cao làm giảm cầu BHYT do họ có điều kiện

TIEU LUAN MOI download :


×