Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

VĂN HÓA SỬ DỤNG MẠNG CỦA GIỚI TRẺ, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 32 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

BÁO CÁO TIỂU LUẬN NHĨM
NHẬP MƠN KHOA HỌC GIAO TIẾP
Đề tài:
VĂN HÓA SỬ DỤNG MẠNG CỦA GIỚI TRẺ, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI
PHÁP
Nhóm
Mã học phần
Giảng viên

:
:
:

No pain no gain 411
212GT0511

Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 03 năm 2022


Mục Lục


Chương I:

VẤN ĐỀ CHUNG



1.

Mạng xã hội là gì?

1.1.

Khái niệm
Mạng xã hội, hay cịn có thể biết đến dưới những tên gọi khác như "cộng đồng ảo" hay "trang hồ
sơ", là một trang web mang mọi người đến với nhau để nói chuyện, chia sẻ ý tưởng và sở thích, hay
làm quen với những người bạn mới. Mạng xã hội có nhiều dạng thức và tính năng khác nhau, có thể
được trang bị thêm nhiều cơng cụ mới, và có thể vận hành trên tất cả các nền tảng như máy tính để bàn,
máy tính xách tay, máy tính bảng hay điện thoại thông minh. Mạng xã hội cho phép người dùng chia sẻ
câu chuyện, bài viết, ý tưởng cá nhân, đăng ảnh, video, đồng thời thông báo về hoạt động, sự kiện trên
mạng hoặc trong thế giới thực. Nếu như trong mơ hình mạng xã hội truyền thống, ví dụ như sự kiện hội
chợ, đã tồn tại từ lâu trong lịch sử thì mạng xã hội trên web giúp người dùng kết nối với những người
sống ở nhiều vùng đất khác nhau, ở thành phố khác hoặc trên toàn thế giới.

Có thể hiểu, mạng xã hội là một dịch vụ kết nối các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với
nhau, với những mục đích khác nhau. Khi đó, các cá nhân tham gia vào mạng xã hội ảo thì khoảng
cách về khơng gian địa lý, giới tính, độ tuổi, thời gian trở nên vô nghĩa. Nhờ vào những đặc điểm ưu
việt này mà mạng xã hội đang có tốc độ lây lan chóng mặt ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là giới trẻ. Sự thành
công của mạng xã hội có thể nhìn thấy được bằng mức độ phổ biến trong xã hội ngày nay, ví dụ như


Facebook có hơn 2,3 tỷ người dùng (theo số liệu mới nhất). Một số trang web truyền thông mạng xã
hội phổ biến nhất, với hơn 100 triệu người dùng đã đăng ký, bao gồm TikTok, WeChat, Instagram,
QZone, Weibo, Twitter, .... Các nền tảng phổ biến khác đôi khi được gọi là dịch vụ truyền thông mạng
xã hội (khác nhau về cách hiểu) bao gồm YouTube, QQ, Quora, Telegram, WhatsApp, LINE, Snapchat,
Pinterest, Viber, Reddit, Discord, v.v.


1.2.

Đặc điểm của mạng xã hội
Mạng xã hội bao gồm các đặc điểm nổi bật:
-

Tính liên kết cộng đồng: đây là đặc điểm nổi bật của mạng xã hội ảo, cho phép mở rộng
phạm vi kết nối giữa người với người trong không gian đa dạng. Người sử dụng có thể
trở thành bạn của nhau thơng qua việc gửi liên kết mời kết bạn, mà không cần gặp gỡ trực
tiếp. Việc gửi liên kết này tạo ra cộng đồng mạng với số lượng thành viên lớn. Những
người chia sẻ cùng một mối quan tâm cũng có thể hợp lại thành các nhóm trên mạng xã
hội, thường xuyên giao lưu, chia sẻ thông qua trên mạng thông qua việc bình luận hay
dẫn các đường liên kết trên mạng xã hội.

-

Tính đa phương tiện: mạng xã hội có nhiều tiện ích nhờ sự kết hợp của nhiều yếu tố như
hình ảnh, âm thanh, ... Sau khi đăng ký mở một tài khoản, người sử dụng có thể tự do xây
dựng không gian riêng cho bản thân. Nhờ các tiện ích và dịch vụ mà mạng xã hội cung
cấp cho người dùng có thể chia sẻ đường dẫn, tệp âm thanh, hình ảnh, video, ... Khơng
những vậy, họ có thể tham gia vào các trò chơi trực tuyến đòi hỏi có nhiều người cùng
tham gia, gửi tin nhắn, chat với bạn bè, từ đó tạo dựng mối quan hệ trong xã hội ảo.

-

Khả năng truyền tải và lưu trữ lượng thông tin khổng lồ: tất cả mạng xã hội đề có những
ứng dụng tương tự nhau như đăng trạng thái, đăng nhạc, video clip, viết bài,.. nhưng



được phân bố dung lượng khác nhau. Các trang mạng xã hội lưu trữ thơng tin và nhóm
sắp xếp chúng theo trình tự thời gian, nhờ đó người sử dụng có thể truy cập và tìm lại
lượng thơng tin khổng lồ mà mình đã đăng tải.
2.

Giới trẻ
Giới trẻ là những người ở độ tuổi từ 16 – 30 tuổi, có những đặc điểm tâm sinh lý khác biệt, có tâm
tư, nguyện vọng và hoài bão theo lứa tuổi và theo giới tính. Họ là những người có vai trị quan trọng
trong sự phát triển của xã hội và đất nước.
Giới trẻ hiện nay đã kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp, không ngừng phát triển xây
dựng chúng dựa trên những cá tính của bản thân mình. mang những tố chất vượt trội hơn so với thế hệ
trước:
Giới trẻ rất cởi mở với sự đa dạng sắc tộc, không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi sự khác biệt về chủng
tộc, xu hướng tình dục hay tơn giáo của những người xung quanh. Những bạn trẻ thường đánh giá và
nhìn nhận một người phụ thuộc vào chính con người và tính cách, chứ khơng phải là từ xuất thân của
người đó. Điều này tương đối dễ hiểu họ được sinh ra trong thời kỳ hội nhập với sự phát triển mạnh
mẽ của Internet, họ có nhiều cơ hội được tiếp xúc và giao lưu với những nền văn hóa khác nhau từ rất
sớm. Việc được tiếp cận với những công nghệ mới này cùng việc hưởng lợi từ những nguồn thông tin
đa dạng từ sớm đã giúp cho thế hệ này có những cái nhìn rất khác cùng những cách tư duy rất phát
triển so với những thế hệ đi trước. Vì vậy, sự đa dạng trở thành chuẩn mực và trong quan niệm của
những người trẻ sớm đã khơng cịn chỗ cho những đánh giá chủ quan về đặc điểm nhận dạng của đối
phương.
Họ tham vọng được thử thách, ln tìm kiếm mơi trường mà bản thân họ có thể phát huy được hết
khả năng và học hỏi thêm những điều mới. Những áp lực và tiêu chuẩn cuộc sống của họ trở nên khác
biệt hơn so với các thế hệ trước, sớm khơng cịn giới hạn bản thân trong những khn khổ và định
hướng của gia đình.
Giới trẻ hiện nay độc lập và sống thật với chính mình. Bởi họ có thể tự tìm hiểu, tiếp cận nhiều
thơng tin và đa dạng nền văn hóa khác nhau chỉ với vài cú click chuột, và mọi thứ hiện ra trên chiếc
smartphone hay máy tính bảng, laptop cá nhân,... Do đó, giới trẻ là những người thường có khả năng
độc lập cao, tư duy học hỏi cũng trở nên cởi mở. Họ có thể tự vực bản thân dậy và độc lập hơn so với

những thế hệ trước. Thế hệ này có xu hướng tìm cách giải quyết theo hướng ơn hịa hơn so với những
cách bạo lực như trước. Đồng thời, họ có cái nhìn thực tế và ln đưa ra những quyết định dựa trên sự
phân tích và lý trí chi tiết.

3.

Chuẩn mực về văn hóa mạng

3.1.

Văn hố mạng là gì?


Văn hóa mạng (văn hố Internet) xuất hiện khi mạng Internet bùng nổ, từ việc mọi người thường
xuyên sử dụng mạng Internet cho việc liên lạc, giải trí và kinh doanh, … Văn hoá mạng bao gồm các
hiện tượng xã hội liên quan đến mạng xã hội trên thông qua Internet và truyền thơng mạng như: trị
chơi trực tuyến, cộng đồng trực tuyến, trò chơi xã hội, phương tiện truyền thơng xã hội, ứng dụng di
động, …
Văn hóa mạng là một khái niệm khái quát, là tổng hợp những biểu hiện của con người tham gia
vào cộng đồng mạng Internet và văn hóa được thể hiện trên mạng Internet. Thực chất, văn hóa Internet
là hệ thống những sự thể hiện, tương tác và cách thức ứng xử của con người trong không gian của
Internet, mà biểu hiện cụ thể nhất là ở mạng xã hội.
3.2.

Chuẩn mực về văn hóa mạng
Theo báo cáo chỉ số văn minh trên không gian mạng Digital Civility Index, do Microsoft công bố
nhân dịp ngày quốc tế Safer Internet Day vào tháng 2-2020, Việt Nam nằm trong tốp những quốc gia
có mức độ văn minh trên không gian mạng thấp. Đây là một lời cảnh tỉnh về tình trạng văn hóa ứng xử
giao tiếp trên mạng xã hội của nhiều người.
Để phát triển một mạng xã hội lành mạnh ở Việt Nam và chấn chỉnh những hành vi vi phạm chuẩn

mực đạo đức, ứng xử trên mạng xã hội, ngày 17/06/2021, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành
“Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội”. Bên cạnh đó đây cịn là biện pháp xây dựng các chuẩn mực đạo
đức về hành vi, ứng xử trên mạng xã hội, giáo dục ý thức, tạo thói quen tích cực trong các hành vi ứng
xử của người dùng trên mạng xã hội, góp phần xây dựng mơi trường lành mạnh, an tồn tại Việt Nam,
bao gồm một số nội dung cơ bản như sau:

-

Thứ nhất là quy tắc tôn trọng, tuân thủ pháp luật: Tuân thủ luật pháp Việt Nam, tơn trọng quyền
và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;

-

Thứ hai, quy tắc lành mạnh: Hành vi, ứng xử trên mạng xã hội phù hợp với các giá trị đạo đức,
văn hóa truyền thơng tốt đẹp của dân tộc Việt Nam;

-

Thứ ba, quy tắc an tồn, bảo mật thơng tin: Tn thủ các quy định và hướng dẫn về bảo vệ an
toàn và bảo mật thông tin;

-

Thứ tư, quy tắc trách nhiệm: Chịu trách nhiệm về các hành vi, ứng xử trên mạng xã hội, phối
hợp với cơ quan chức năng để xử lý hành vi, nội dung thông tin vi phạm pháp luật.

-

Theo Bộ quy tắc, 3 nhóm đối tượng áp dụng gồm: cơ quan nhà nước, cán bộ, công viên
chức, người lao động trong cơ quan nhà nước sử dụng mạng xã hội (MXH); tổ chức, cá nhân khác sử

dụng MXH; nhà cung cấp dịch vụ MXH tại Việt Nam. Trong đó, có 8 quy tắc ứng xử dành cho tổ
chức, cá nhân; 3 quy tắc dành cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan nhà


nước; 4 quy tắc ứng xử dành cho cơ quan nhà nước và 5 quy tắc ứng xử cho các nhà cung cấp dịch vụ
mạng xã hội.


Chương II:
1.

THỰC TRẠNG VĂN HÓA SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI HIỆN NAY CỦA GIỚI TRẺ

Quan điểm của giới trẻ về việc sử dụng mạng xã hội
Trong bối cảnh xã hội phát triển nhanh chóng về cơng nghệ thơng tin, cùng với sự hội nhập và giao
thoa văn hóa mạnh mẽ, môi trường thông tin đại chúng ngày càng trở nên quan trọng. Đây là phương
tiện, công cụ để truyền tải những thông tin, giá trị, trao đổi thông tin, giao lưu...Truyền thông đại
chúng rút ngắn khoảng cách về thời gian và không gian khiến cho con người gần gũi nhau hơn. Sự ra
đời của mạng xã hội, các phương tiện truyền thông đại chúng đã đưa con người đến với những khám
phá mới, quan niệm mới nhanh chóng hơn.

1.1.

Giới trẻ - Gen Z
Thế hệ gen Z – Thế hệ người tiêu dùng đang được hàng trăm thương hiệu theo đuổi. Sinh ra trong
thời đại công nghệ số, thế hệ Gen Z – những con người sinh năm 1997 trở về sau được cho là thế hệ
“Digital natives” (Cư dân số). Do vậy, việc nắm bắt và thấu hiểu insight của nhóm đối tượng này chính
là chìa khóa giúp các thương hiệu nâng cao Brand Awareness và nhanh chóng trở thành Brand Love

của thế hệ này.



Thế hệ Gen Z chiếm khoảng 1/3 dân số thế giới, trong đó có 14,4 triệu người là ở Việt Nam – một
con số “khủng” khiến các nhãn hàng chẳng thể nào mà phớt lờ hay làm ngơ. Thế hệ này đã và đang là
thế hệ tiêu dùng của hiện tại và tương lai.
1.2.

Thói quen về sử dụng mạng xã hội của giới trẻ
Giống như những người thuộc thế hệ trước, Gen Zers đang dẫn đầu về kỹ thuật số. Tuy nhiên
không giống như nhiều thế hệ Millennials “cũ hơn”, Gen Z là thế hệ toàn cầu đầu tiên được kết nối kỹ
thuật số kể từ khi sinh ra.
Giống như những người tiền nhiệm của họ, Gen Z đang dẫn đầu trong lĩnh vực số hóa. Tuy nhiên,
khơng giống như nhiều thế hệ millennials “cũ hơn”, Gen Z là thế hệ toàn cầu đầu tiên được kết nối kỹ
thuật số kể từ khi sinh ra.
Điều này giúp giải thích mối quan hệ của họ với các phương tiện truyền thông xã hội, bao gồm cả
LinkedIn. Các thành viên Gen Z tham gia LinkedIn ngay sau khi học trung học và ngày nay có hơn 78
triệu chuyên gia Gen Z trên khắp thế giới là thành viên LinkedIn. Phần lớn (71%) Gen Z dành hơn một
giờ mỗi ngày trên mạng xã hội; 63% truy cập LinkedIn hơn một lần một tuần. Một nghiên cứu khác
cũng chỉ ra rằng thời gian sử dụng mạng xã hội hàng ngày của Gen Z lâu hơn gần một giờ so với mức
trung bình của thế hệ Millennials.
Thế hệ Z không chỉ được kết nối mà họ cịn siêu kết nối: 74% thế hệ Z nói rằng họ dành thời gian
rảnh để trực tuyến và 66% nói rằng họ sử dụng nhiều thiết bị cùng một lúc để duy trì kết nối. Một
nghiên cứu khác cho thấy Gen Z sẽ chủ yếu tập trung vào việc sử dụng điện thoại thông minh (75%)
hơn là các thiết bị khác như máy tính, máy tính bảng, v.v.

2.

Các mạng xã hội được giới trẻ sử dụng phổ biến.
Việc sử dụng mạng xã hội đã trở nên quá quen thuộc và phổ biến với hầu hết tất cả mọi người, đặc
biệt là giới trẻ, vì đây vừa là nơi làm việc vừa là nơi giải trí tuyệt vời nhất.

Hiện nay, trên thị trường mạng xã hội thế giới lúc này có rất nhiều cái tên khác nhau, từ những tên
tuổi lớn như Facebook, Youtube, Instagram cho đến những tân binh như Tiktok, Gapo hay Lotus.


Nhìn vào biểu đồ trên, có thể thấy Facebook vẫn đang là cái tên phổ biến nhất với người dùng Việt
Nam khi có tới 96% ứng viên tham gia khảo sát đều đang sử dụng nền tảng này. Trong top 5, những
cái tên nổi bật khác bao gồm: YouTube (82%), Zalo (80%), Instagram (44%) và TikTok (20%). Có thể
thấy Zalo đã và đang phát triển rất tốt khi đây là ứng dụng mạng xã hội “made in Vietnam” duy nhất
lọt top 5, thậm chí là vượt hơn cả ơng lớn Instagram. Ngoài ra, cái tên đáng chú ý khác trong mục này
chính là TikTok – tân binh mới nổi đến từ Trung Quốc. Dù mới xuất hiện trên thị trường chưa lâu, tuy
nhiên TikTok đã và đang chứng tỏ được sức ảnh hưởng khủng khiếp của mình khơng chỉ tại Việt Nam
mà trên tồn thế giới nói chung.
Tuy vậy, đây mới chỉ là con số thống kê tổng quát của toàn bộ hơn 2,000 ứng viên tham gia khảo
sát. Con số này sẽ có sự thay đổi khi chúng ta đi sâu vào phân tích từng nhóm thế hệ người dùng riêng
biệt, cụ thể là:

Với 3 thế hệ: Gen X, Gen Y (Millennials) và Gen Z thì Facebook vẫn là cái tên chễm trệ ngôi vị
đầu bảng. Tuy nhiên những cái tên cịn lại đã có sự thay đổi nhất định. Với thế hệ Gen Z, Instagram đã
vượt qua Zalo để chen chân vào vị trí thứ 3. Ngược lại, với thế hệ Gen Y và Gen X thì Zalo và
YouTube được yêu thích hơn hẳn so với Instagram.


Chính điều này đã cho ra một nhận định rằng: Instagram là nền tảng phù hợp với thế hệ giới trẻ –
những người thuộc thế hệ Gen Z còn Zalo hay YouTube thì phù hợp với những người từ trung niên trở
lên (Gen Y và Gen X).
Một yếu tố khác cũng cần lưu ý ở đây, với thế hệ Gen Z thì TikTok và Pinterest đang là hai nền
tảng sở hữu tỷ lệ lựa chọn bằng nhau, chứng tỏ trong tương lai sự cạnh tranh của hai nền tảng sẽ còn
rất quyết liệt để giành được sự chú ý từ phía thế hệ Gen Z.
3.


Phương tiện và địa điểm truy cập mạng xã hội.
Với công nghệ wifi phủ rộng khắp nơi các bạn trẻ có thể linh hoạt trong việc sử dụng, tại nhà
(95,8%), tại nơi làm việc và trường học (17,3%), quán net (9,5%). Tần suất sử dụng mạng xã hội của
giới trẻ ngày càng gia tăng vì họ có thể truy cập mọi lúc, mọi nơi nhờ các thiết bị cơng nghệ hiện đại
như smartphone (85,3%), máy tính xách tay (24%), máy tính để bàn (20,5%), máy tính bảng (6,8%).
Theo thống kê của Google cho thấy hiện 97% người dùng Việt Nam tìm kiếm thơng tin qua các
thiết bị cầm tay như điện thoại thơng minh, máy tính bảng đã khiến thị trường trực tuyến thực sự trở
thành một “mảnh đất màu mỡ” cho các bạn trẻ thoả sức “vẫy vùng”.
Mạng xã hội cho thấy sự “chuyển động” rất khác của GenZ trong thời đại số hóa, bao gồm giới trẻ
Việt. Thời gian qua có 2 hoạt động của giới trẻ trên mạng xã hội đã gây không ít “sóng gió” cho các
nhãn hàng và buộc các nhãn hàng này phải lên tiếng công khai xin lỗi.
“Trong chiến dịch quảng cáo “Chuyến đi của thanh xuân” của BitisHunter, nhãn hàng đã phun sơn
vào giày để lại dấu chân trên thân cây, bậc đá… với ý tưởng dấu chân của tuổi trẻ. Giới trẻ Việt đã
phản ứng rất mạnh với quảng cáo này và bày tỏ quan điểm tuổi trẻ Việt có thể phá cách, điên rồ…
nhưng khơng phá hoại môi trường. Đồng thời phát động phong trào tẩy chay sản phẩm, tẩy chay nhãn
hàng đến mức họ phải lên tiếng xin lỗi”.
Năm 2021, hãng thời trang H&M cũng phải đứng trước làn sóng tẩy chay khơng chỉ ở riêng Việt
Nam mà của giới trẻ nhiều quốc gia liên quan đến đường lưỡi bò xuất hiện trên trang phục của hãng.
Trên hàng loạt các diễn đàn, giới trẻ Việt đã bày tỏ quan điểm khá mạnh mẽ.
“Thà mặc trên người cả cây Made in Đồng Xuân còn hơn bỏ tiền ra mua bộ chính hãng nhưng
khơng tơn trọng chủ quyền đất nước” là một trong số những phong trào của giới trẻ Việt năm qua.
“GenZ có ý thức rất lớn về “tiếng nói” của mình, bằng chứng là giới trẻ có riêng một kênh Đài
Tiếng nói GenZ trên mạng xã hội Facebook và Tiktok để thể hiện quan điểm của mình. Giới trẻ đã
quan tâm đến chính trị, chủ quyền, toàn cầu… và chúng trở thành luận điểm của giới trẻ khi họ đưa ra
một quyết định nào đó.

4.

Đối tượng mà giới trẻ kết nối khi sử dụng mạng xã hội.



Theo kết quả khảo sát năm 2017 của ComScore đã cho thấy, đối tượng kết nối chiếm tỷ lệ cao nhất
của giới trẻ là: bạn cùng lớp cùng quê (90,2%); gia đình, họ hàng (81,3%); những người bạn trong các
nhóm xã hội khác họ quen là (48,2%). Kết quả này cho thấy giới trẻ có sự chọn lọc cẩn thận trong việc
kết bạn.
Theo điều tra sơ bộ của UNICEF, cứ 3 người dùng Internet thì có 1 người dưới 18 tuổi và 71%
người từ 15-24 tuổi đang trực tuyến, cho thấy nhóm tuổi này được kết nối nhiều nhất trên toàn thế giới.
Đại dịch Covid-19 đã đẩy nhanh tốc độ tiếp cận số hóa chưa từng có, ngay cả ở các khu vực vùng sâu
vùng xa…
5.

Mục đích sử dụng mạng xã hội của giới trẻ.

5.1.

Tìm kiếm, cập nhật thơng tin xã hội.
Mạng xã hội là phương tiện đăng tải và cập nhật thông tin nhanh nhất mà không cần qua nhiều
bước kiểm duyệt. Chính vù vậy, những bạn trẻ thường sẽ cảm thấy mình “tối cổ” chỉ sau vài giờ hay
vài chục phút không sử dụng mạng xã hội. Mạng xã hội cho phép người dùng đăng những tin tức về
thể thao, thời sự, giải trí…. Với mạng xã hội, thông tin từ người nhận hay người truyền đều được xử lý
một cách nhanh chóng. Do đó người dùng mạng xã hội có thể nắm bắt những xu hướng thịnh hành
nhất, “hot” nhất chỉ qua vài cú nhấp chuột. Ví dụ như bạn đang ở một căn phòng ở Tp. Hồ Chí Minh
nhưng vẫn nắm rất rõ nguyên nhân cái chết của diễn viên Thái Lan “Chiếc lá cuối cùng” Tangmo
Pataratida Patcharawirapong; những thông tin mới nhất của cuộc chiến tranh Nga- Ukraine.


5.2.

Làm quen với bạn mới.
Với mạng xã hội, giới trẻ có thể kết bạn và nói chuyện với hàng triệu người trên thế giới khơng

phân biệt giới tính, màu da, độ tuổi mà khơng cịn e ngại về khoảng cách địa lý. Bên cạnh đó, cịn gì
tuyệt vời hơn khi được trị chuyện với thần tượng của mình.


Học hỏi thêm nhiều kiến thức.

5.3.

Trau dồi kiến thức và cải thiện kỹ năng sống từ các trang kênh như dạy nấu ăn, dạy giao tiếp, tip và
mẹo hay cho cuộc sống… Mùa dịch vừa qua, hầu hết các bạn học sinh, sinh viên đều phải ở nhà và
học online, đây chính thời gian cho sự trỗi dậy bùng nổ của những nội dung liên quan đến giáo dục.
Chúng ta có thể thấy một bộ phận giới trẻ sau 1 năm giãn cách vì dịch bệnh thì đã trang bị cho mình
được rất nhiều kiến thức về nấu ăn, về nhiều lĩnh vực trong cuộc sống thông qua hagtag
#learnontiktok. Đây thực sự là một cách học tập hiệu quả đối với nhu cầu khám phá, tìm hiểu của các
bạn trẻ hiện nay.


5.4.

Chia sẻ hình ảnh, video, status.
“Cúng facebook” được xem là một thuật ngữ khá quen thuộc đối với các bạn trẻ để chỉ về hành
động đăng tải lên facebook một tấm hình, một video mà mình vừa đi đến. Chính vì nhu cầu chia sẻ
những hình ảnh, video của mình tăng cao mà hình thưc phát trực tiếp livestream trở nên vô cùng thịnh
hành.


5.5.

Giải trí.
Quả là sẽ thiếu sót nếu nhắc đến mục đích genZ sử dụng mạng xã hội mà khơng nhắc đến giải trí.

Mạng xã hội vẫn cịn sức hút vơ cùng lớn đối với giới trẻ là bởi vì trên nó chứa những nội dung mang
tính giải trí rất cao. Giới trẻ thường dùng mạng xã hội để xem những bộ phim, nghe những bài hát,
hóng phốt, hít drama….

6.

Thời gian sử dụng mạng xã hội trong ngày.
Hầu hết giới trẻ đều có hành vi sử dụng MXH ở mức độ cao, được biểu hiện qua các mức độ khác
nhau về mặt thời gian tần suất sử dụng MXH nhiều trong ngày đã chiếm hầu hết thời gian trong ngày
của sinh viên khơng cịn thời gian dành cho việc khác, có nhiều nội dung đăng tải cũng như nội dung
chia sẻ của giới trẻ lên các trang MXH đều với mục đích thể hiện bản thân và câu “like”
Tính đến tháng 1/2021, dân số Việt Nam đạt mốc 97.8 triệu dân, với tỷ lệ dân thành thị là 37.7%.
Trong đó, có khoảng 68.17 triệu người đang sử dụng Internet (chiếm 70.3% dân số) thông qua các nền
tảng, ứng dụng khác nhau, với thời lượng trung bình là 6 giờ 47 phút. Theo số liệu thống kê, chúng ta
có thể dễ dàng nhận thấy người dùng Internet Việt Nam dành nhiều thời gian cho việc sử dụng các nền
tảng mạng xã hội là 2 giờ 21 phút.


7.

Ngôn ngữ giới trẻ sử dụng trên mạng xã hội
Ngôn ngữ là quá trình mỗi cá nhân sử dụng một thứ tiếng nào đó để giao tiếp với nhau. Ngơn ngữ
có tác động thay đổi hoạt động tinh thần, hoạt động trí tuệ, hoạt động bên trong của con người. Nó
hướng vào và làm trung gian hố cho các hoạt động tâm lý cấp cao của con người như tri giác, trí nhớ,
tư duy, tưởng tượng…
Qua khảo sát, số bạn trẻ sử dụng tiếng Việt hoàn toàn khi giao tiếp trên mạng xã hội là khá ít, phần
lớn người dùng có xu hướng sử dụng tiếng Việt kết hợp với ngơn ngữ khác. Đặc biệt, có đến 54% số
bạn trẻ được hỏi cho biết thường xuyên sử dụng tiếng lóng, từ viết tắt hoặc cách viết sáng tạo khi giao
tiếp trên mạng xã hội.
Bác Hồ đã từng nói “tiếng Việt là thứ của cải lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc” và chúng ta

cần phải “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”. Thế nhưng, ở trên mạng xã hội, tiếng Việt được sử
dụng theo cách riêng của giới trẻ, tức là sử dụng theo cách sáng tạo, tự do sử dụng tiếng lóng hay kết
hợp nhiều ngơn ngữ vào một câu nói.

7.1.

Thực trạng dùng ngơn ngữ “nửa Tây nửa ta”
Việc sử dụng kết hợp nhiều ngôn ngữ như vậy là khơng đáng bàn luận vì mạng xã hội là một “xã
hội thu nhỏ”, chúng ta có thể tùy ý sử dụng ngơn ngữ như văn nói, miễn sao mọi người có thể hiểu
được và điều đó đem lại sự thuận tiện cho bản thân.
Tuy nhiên, việc lạm dụng và chèn những từ tiếng nước ngoài quá nhiều có thể gây khó chịu cho
người xem và cực kì đáng lên án. Điển hình là trường hợp cơ gái tham gia show hẹn hò nhưng lại liên
tục chèn nửa tiếng Anh, nửa tiếng Việt khi đang nói chuyện vào năm 2019 đã gây nên nhiều tranh cãi
đến từ phía khán giả. Cụ thể, cơ gái chia sẻ: "Trong cuộc sống hàng ngày, nếu như một couple (cặp
đôi) mà hai người lại quá phụ thuộc vào cảm xúc, thì mối quan hệ đó có healthy (tốt đẹp) và balance
(cân bằng) hay không? Bạn 27 tuổi và tới bây giờ vẫn chưa có một mối quan hệ serious (nghiêm
túc)?", hay: "Nếu như phải đi đến mối quan hệ long distance (u xa) thì đó phải là một mối quan hệ
rất serious (nghiêm túc) đối với tôi". Rất nhiều ý kiến cho biết họ rất khơng ủng hộ việc nói chuyện
kiểu nửa Anh nửa Việt như vậy, điều đó khơng chứng minh người nói giỏi tiếng Anh mà chỉ mang lại
cảm giác khó chịu cho người nghe và tạo cảm giác như người nói đang cố “thể hiện”, “ra vẻ”.
Hay một ví dụ về cách nói chuyện “đệm ngoại ngữ” cũng tạo nên nhiều sự bàn tán của cộng đồng
là trường hợp của cô ca sĩ Chi Pu, ngay khi mới sang Mỹ đã có cách nói chuyện “nửa nạc nửa mỡ”
trên livestream khiến giới trẻ xôn xao bàn luận. Nguyên văn câu nói của Chi Pu: “Qua đây làm này
làm kia nè, nhưng mà thơi sự thật thì ln ln đơn giản nhưng people make it complicated (mọi
người phức tạp hóa lên) nên là mình cứ enjoy cái moment này (tận hưởng khoảnh khắc này) ... Mình
sẽ nói chuyện với mọi người nhiều hơn, tương tác với mọi người nhiều hơn và có những hoạt activities


(hoạt động) nào đó thì Chi sẽ show (cơng bố) cho mọi người...”. Dù chỉ là đoạn hội thoại nhỏ nhưng
cũng đem về khơng ít lời bàn tán và nhận nhiều luồng ý kiến trái chiều. Thậm chí, những câu nói của

Chi Pu đã vơ tình trở thành “trend” suốt một khoảng thời gian trên mạng xã hội.
7.2.

Giới trẻ và ngôn ngữ “Gen Z”
Gen Z (Thế hệ Z) là những cụm từ ám chỉ đến nhóm người sinh ra từ năm 1995 đến năm 2012 (một
số khác cho rằng từ 1997 đến 2015), thế hệ trẻ đến tuổi trưởng thành trong thập kỷ thứ 2 của thế kỷ 21.
Trên thế giới, Gen Z có khoảng 2,6 tỷ người, chiếm khoảng ⅓ dân số.
Ngôn ngữ “Gen Z” rất đa dạng, trên các dịng cập nhật trạng thái (status) hay bình luận (comment)
của giới trẻ, có thể dễ dàng bắt gặp những kiểu diễn đạt theo xu hướng “đơn giản hóa” hoặc hơi có xu
hướng “teencode” như: bùn (buồn), khum (khơng), cnn (chúc ngủ ngon), j z tr (gì vậy trời), chầm zn
(trầm cảm), mik (mình), pn (bạn), pp (thay cho cách nói tạm biệt) …
Những cách viết này thường mục đích là để viết câu nhanh hơn hoặc tạo cảm giác gần gũi, khiến
cho câu chuyện trở nên hài hước hơn. Đa số những người dùng cách viết này là các bạn học sinh, khi
độ tuổi càng lớn thì tần suất viết tắt, sử dụng ngôn ngữ “sáng tạo” cũng giảm lại mà thay vào đó là từ
ngữ đúng chuẩn mực ban đầu hơn. Một phần là do những bạn trẻ khi càng lớn sẽ bắt đầu đi làm, tiếp
xúc với khách hàng, bàn chuyện công việc… nên cần để ý lời ăn tiếng nói của bản thân.

8.

Những tệ nạn về sử dụng ngôn ngữ của giới trẻ trên mạng xã hội
Khơng kiểm sốt hành vi ngơn ngữ
Giới trẻ hiện nay đa phần là những người thuộc thế hệ Z - thế hệ được sinh ra cùng với cách mạng
4.0 đi kèm là sự đột phá của công nghệ. Gen Z được sống cùng với công nghệ, lớn lên cùng công
nghệ, công nghệ xuất hiện và trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của Gen Z. Chính vì
vậy, nên đa số các bạn trẻ Gen Z thường được tiếp xúc với mạng xã hội rất sớm, thậm chí hiện nay có
những đứa trẻ mới 11, 12 tuổi hay thậm chí là 10 tuổi cũng đã có tài khoản ở các trang mạng xã hội lớn
như facebook, zalo, tiktok, v.v… rồi. Vốn dĩ độ tuổi này là còn quá nhỏ và chưa thể kiểm sốt được hết
tồn bộ hành vi, ngơn ngữ của bản thân và thường có xu hướng thích thể hiện bản thân hơn bao giờ
hết. Vì vậy, chúng ta có thể bắt gặp những trường hợp bạn trẻ tranh luận trên mạng xã hội mà không
biết chừng mực, sử dụng những từ ngữ kém văn hóa, hay vơ lễ với những người có thể là lớn tuổi hơn

chỉ để thỏa mãn lòng hiếu thắng của bản thân, khơng muốn chịu thua bất cứ ai.
Nói tục chửi thề
Bên cạnh đó, tệ nạn nói tục, chửi thề cũng đang diễn ra cực kì nghiêm trọng. Thực tế hiện nay, việc
nói tục, chửi thề đã thành thói quen, ở một bộ phận không nhỏ trong giới trẻ, đặc biệt là khi ra khỏi
nhà, rời khỏi trường, lớp, giao tiếp với bạn bè qua mạng xã hội. Các bạn xem đây là việc bình thường,
nói khơng ngượng mồm. Bởi người trẻ tiếp thu rất nhanh chính vì vậy mà bị tác động khơng ít trong


mơi trường giao tiếp gia đình, khu phố, xã hội đặc biệt là trên các trang mạng xã hội và cũng chính vì
cịn trẻ nên cịn có hạn chế về nhận thức, chưa thấy được tác hại của việc nói tục, chửi bậy vì thấy
những người xung quanh mình vẫn nói thường xun.
Những bài đăng, bình luận kém văn hóa, phản cảm có thể được bắt gặp ở khắp mọi nơi, có thể là ở
trong những bài viết của bạn bè đùa giỡn với nhau, nhưng cũng có thể là ở phần bình luận của những
bài đăng gây nhiều tranh cãi, khi dòng tranh luận càng trở nên cao trào mà những người mang ý kiến
trái chiều khơng cịn đủ kiên nhẫn để làm chủ lời nói của mình nữa thì họ bắt đầu dùng những từ ngữ
nặng lời, thể hiện bản thân là những con người “thiếu đạo đức”. Đây cũng là một hệ quả của trường
hợp giới trẻ “khơng kiểm sốt hành vi ngơn ngữ” khi sử dụng mạng xã hội.


Chương III:
1.

MẠNG XÃ HỘI TÁC ĐỘNG ĐẾN LỐI SỐNG CỦA GIỚI TRẺ

Thay đổi phương thức giao tiếp.
Với giới trẻ, gặp gỡ trực tiếp khơng cịn là phương thức ưu tiên khi kết nối các mối quan hệ trong
cuộc sống và công việc. Ngày nay, người trẻ sử dụng Internet và công nghệ như công cụ kết bạn, giao
lưu với gia đình, bạn bè, cấp trên, đồng nghiệp, thậm chí tìm kiếm tình yêu. Dù cuộc sống bình thường
mới đang dần trở lại, thế hệ trẻ thích giao tiếp qua thế giới "ảo" hơn, tạo nên cách thức kết nối hoàn
toàn mới.

Hãy thử tưởng tượng trước khi mạng xã hội ra đời, việc giao tiếp hàng ngày xoay quanh những lá
thư viết tay, những cuộc gặp gỡ trực tiếp hay những cuộc điện thoại, thậm chí những lời chúc mừng
sinh nhật cũng đến từ những tấm thiệp cổ điển. Ngày nay, nhờ sự phát triển nhanh chóng của cơng
nghệ đã len lỏi đến hầu hết ngóc ngách của xã hội hiện đại. Mọi thứ trở nên đơn giản và nhanh chóng
hơn rất nhiều so với khoảng 30 năm trước. Mạng xã hội là một điểm chạm (touchpoint) quan trọng
trong việc kết nối với lượng người dùng tiềm năng lớn do tốc độ truyền đạt nhanh và hình thức truyền
đạt thơng tin dễ dàng. Đặc biệt là trong mùa giãn cách, số lượng và tần suất sử dụng mạng xã hội của
giới trẻ cao hơn. Dù người trẻ ở đâu, gần ngay ngõ hay cách xa cả đại dương, một người thân hay bạn
bè cập nhật thơng tin, hình ảnh, trạng thái, cảm xúc… họ sẽ nhận được ngay mà không cần phải nghe
kể lại hay đồn đại từ người khác. Chắc chắn họ sẽ vui mừng khôn tả khi liên lạc lại được với người bạn
học cũ nhiều năm trước, một người đồng hương, hay thậm chí là hàng xóm nơi ở cũ thông qua mạng
xã hội, để gặp mặt, ôn lại kỷ niệm cũ hay giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Sẽ dễ dàng hơn biết bao khi là
người mới của trường học hay nơi ở, khi mọi người còn e ngại kết thân với bạn, việc chia sẻ thông tin
cá nhân trên mạng xã hội có thể giúp giới trẻ tự giới thiệu về mình và tìm hiểu những người bạn mới
nhanh chóng và dễ dàng hơn rất nhiều so với những cuộc gặp gỡ thông thường. Cụ thể, khi tương tác
trực tiếp hoặc qua các nền tảng trực tuyến đối mặt (như cuộc gọi video), người trẻ dễ dàng nhận ra cảm
xúc, thái độ của người đối diện bằng lời nói, ngữ điệu, thái độ, v.v… Ngược lại, đối với các hình thức
giao tiếp bằng văn bản như email, chat, việc thể hiện thái độ, quan điểm và nắm bắt tình huống lại hạn
chế hơn nhiều.
Rõ ràng việc mạng xã hội trở nên thông dụng với giới trẻ ở Việt Nam đã thay đổi khơng ít xu
hướng phát triển của xã hội khi việc liên lạc với nhau trở nên nhanh hơn, hiệu quả hơn. Nó góp phần
xóa bỏ khoảng cách địa lý giữa các vùng thậm chí cịn góp phần đưa Việt Nam tiếp cận gần hơn với
những thành tựu của thế giới. Mặc dù vậy nếu dành quá nhiều thời gian để giao tiếp trên mạng thì
chúng ta có thể sẽ mất đi những mối quan hệ thực tế ngồi đời.
Có một thực tế, các thiết bị công nghệ đang phá vỡ cấu trúc giao tiếp của chúng ta ngày nay. Cách
giao tiếp khơng cịn như truyền thống, người nhận thông điệp và người phát thông điệp không nhất
thiết là mối quan hệ giữa người – người. Chúng ta có thể dùng nick ảo để giao tiếp nhau, mà không


cần biết đối tượng giao tiếp với mình thật sự là ai, đến từ đâu. Mất kết nối với chính mình, với mối

quan hệ người – người, cũng chính là nguyên nhân của mọi vấn đề gây đổ vỡ quan hệ với người khác,
khơng ổn với chính mình. Và chưa bao giờ người ta cảm thấy cô đơn, bất an nhiều như bây giờ.
Với các công nghệ hiện đại của mạng xã hội, tính năng giao tiếp của nó như Viber Chat, Zalo,
Facetime, Facebook, What’s App, Linked, Twitter, … đã làm cho giới trẻ lầm tưởng một cách say mê
rằng, sẽ giúp thu ngắn khoảng cách, mang con người lại gần nhau hơn, bất kể không gian, thời gian.
Nhưng không! Đây chính là cái bẫy của cơng nghệ đối với đời sống. Với q nhiều tiện ích của cơng
nghệ, người ta yên tâm rằng sẽ kết nối nhanh chóng với nhau, không ai ngờ càng hiện đại mối quan hệ
con người càng xa cách, cô đơn, trống rỗng. Kiểu như vợ chồng – mối quan hệ mật thiết, là bạn cùng
nhà, chung giường, nhưng chỉ giao tiếp nhau qua tin nhắn, email hay voice chat, …
Vì sao giới trẻ hiện nay lại ngại giao tiếp trực tiếp, không muốn cho đối tượng giao tiếp biết rõ về
nhân thân của mình? Phải chăng ngày nay con người mất niềm tin vào người khác, trở nên phòng vệ
hơn, gặp nhiều biến cố nên dễ tổn thương, thiếu tự tin, khơng cịn tin vào chính mình, vào người khác,
nên họ chọn cách giao tiếp kiểu “No name – No body” để cảm thấy an tồn và bình đẳng?
Các phương tiện giao tiếp mới, với quá nhiều tính năng, cho phép giới trẻ dùng nhiều phương tiện
chuyển tải thông điệp, nhưng không ngờ càng nhiều lựa chọn, con người càng nghèo biểu hiện cảm
xúc, với những icon hình ảnh trong giao tiếp online, khơng thể chuyển tải được cảm xúc của sự đụng
chạm, của ánh mắt, nụ cười, sự biểu cảm tinh tế của nét mặt và trạng thái cảm xúc thật của giao tiếp
trực diện ngay lúc đó. Một cái ơm nhẹ, cái vuốt vai, cái nhìn trìu mến, ánh mắt động viên, chia sẻ, giọt
nước mắt đau đớn, hay nụ cười hạnh phúc làm thỏa mãn nhu cầu yêu và được yêu thương của con
người, hình như ngày càng xa xỉ. Chính đây là nguyên nhân của sự thiếu thốn cảm xúc, làm nghèo nàn
tình cảm, khiến người trẻ cảm thấy cơ đơn, trống rỗng và thiếu năng lượng thương yêu… Chưa bao
giờ người ta cảm thấy cô đơn, bất an nhiều như bây giờ. Chưa bao giờ thế giới dùng nhiều thuốc an
thần, trầm cảm như bây giờ. Giới trẻ ngày càng trở nên vô cảm, khô cứng, chai sạn và thiếu sức sống.
Chọn cách sống với kiểu giao tiếp này, giới trẻ ngày càng có vấn đề với sức khỏe, vì chính họ đã đánh
mất hai liên hệ giao tiếp quan trọng: Giao tiếp với chính mình và giao tiếp với người thân xung quanh.
Mất kết nối với chính mình, sẽ là nguyên nhân của mọi vấn đề gây đổ vỡ quan hệ với người khác,
khơng ổn với chính mình, với mọi người xung quanh.
2.

Thay đổi trong cách thức thể hiện bản sắc cá nhân:

Cuộc sống của chúng ta là tổng hịa các mối quan hệ. Mỗi ngày trơi qua, chúng ta tiếp xúc với cơ
số người, và quan trọng hơn, chính họ, dù nhỏ nhoi, đã tác động trực tiếp hay gián tiếp đến những quan
điểm, suy nghĩ, tâm lý hay thậm chí là nhận thức của chúng ta. Đối với giới trẻ, là những con người đi
đầu trong việc tiếp nhận các xu hướng trào lưu mới thì việc hịa mình vào dịng chảy của các “trend”,
và việc bị ảnh hưởng chi phối bởi thế giới xung quanh là khơng cịn gì là xa lạ. Nhưng trong bộ phận


giới trẻ, liệu bao nhiêu người xây dựng cho mình được “bản sắc cá nhân” để định hình mình với con
người xung quanh. Cụm từ “bản sắc cá nhân” xoay quanh việc trả lời cho các câu hỏi:” Bạn là ai?” Và
điều bạn là ai thì mang ý nghĩa gì/ như thế nào? Bản sắc có mối quan hệ sâu sắc với những giá trị cơ
bản của một cá nhân, và nó sẽ ảnh hưởng đến tất cả những sự lựa chọn (hành vi, sự quyết định, …) của
chúng ta trong cuộc sống, từ những điều đơn giản như lựa chọn bữa ăn sáng, tại sao bạn của bạn lại
chọn bánh mì, trong khi mình chọn bún vì bún theo mình là ngon, bổ dưỡng hơn - quyết định ấy vẫn
xuất phát từ bản sắc cá nhân.
Dưới sự phát triển khoa nghệ, các thiết bị điện tử di động thông minh, các ứng dụng đa nhiệm ra
đời, tạo dựng lên một xã hội khác hồn tồn với trước nay, đó là “mạng xã hội” và cư dân chủ yếu của
xã hội này đó chính là bộ phận giới trẻ, vì đây là nhóm người năng động, dễ dàng tiếp thu những cơng
nghệ mới, hay là nhóm người phần nhiều muốn khẳng định mình. Mạng xã hội đã tạo nên một khơng
gian giao tiếp, trao đổi thơng tin hữu ích, và càng trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống
của đại bộ phận giới trẻ.
Dưới cánh tay đa nhiệm của mạng xã hội, những người trẻ tuổi có cơ hội thể hiện một khía cạnh
khác trong con người của mình, hay nói cách khác là “cái tơi’ chưa bộc lộ ra xã hội thực. Trên mạng
bạn có thể là chính mình hơn thường ngày, bới người giao tiếp với bạn có thể biết bạn là ai hay khơng,
bạn có thể bộc lộ quan điểm của mình về một vấn đề nào đó mà mình lưu tâm, khơng bị chi phối,
khơng lo sợ điều mình nói sẽ làm mất lịng một ai đó. Những tư tưởng tình cảm đó có lẽ là rất đời
thường, nhưng trong đời thường bạn lại khơng có dũng khí nói ra, hay nói cách khác “cái tơi bị chi
phối bởi hồn cảnh”. Ở đó, họ quan tâm những vấn đề chung của nhân loại như bảo vệ mơi trường,
đấu tranh cho bình đẳng giới… Người trẻ cũng quan tâm các giá trị mang tính phổ quát: Mối quan hệ
giữa con người và thiên nhiên, đề cao sự cân bằng, lối sống lành mạnh, lên tiếng và hành động tích
cực. Ví dụ khi bạn nấu một món ăn ngon, bạn mạnh dạn chia sẻ hình ảnh ấy lên mạng, khi trồng được

bông hoa đẹp ta cũng mạnh dạn đăng lên cùng vài dòng cảm xúc. Cái tơi từ đó được thể hiện một cách
sinh động qua nhiều khía cạnh, nhiều khi người ta định dạng bạn qua mạng xã hội - nơi bộc lộ cá tính,
hiểu biết, ước mơ. Vì vậy một trong những lợi ích mà mạng xã hội đem lại đó là nó khuyến khích
người dùng lên tiếng, chia sẻ, thể hiện cái tơi.
Các mối quan hệ là yếu tố ảnh hưởng to lớn đến bản sắc của mỗi cá nhân, và chính những người
mà ta tiếp xúc hằng ngày sẽ là những nhân tố hữu hình trực tiếp tơ vẽ lên thế giới nhận thức của ta
thêm sắc màu. Đó có thể là một gam màu tối tăm, khiến cuộc sống của ta không chỉ dừng lại ở hai chữ
"ảm đạm" mà đi xa hơn tới thứ mà người ta gọi là "tệ hại"; nhưng cũng có thể đó sẽ là một gam màu
tích cực, lấp đầy những lỗ hỏng nhân cách, hàn gắn những tư tưởng đứt đoạn vốn cịn hoang mang,
mơng muội, ... Vì sự ảnh hưởng sâu sắc ấy, việc giữ bản sắc cá nhân lại càng trở thành một vấn điểm
đáng lưu tâm.


Đặc biệt là trong môi trường mạng xã hội, việc giao lưu, kết bạn gầy dựng các mối quan hệ ngày
càng trở nên dễ dàng hơn, thì “cái tơi” là một từ ngữ càng phổ biến, và đơi khi nó mang một khía cạnh
“khơng tích cực”. Chắc mọi người cũng dễ dàng bắt gặp các cụm từ này trên các trang báo “thể hiện
cái tôi quá mức”, “cái tôi trở thành món hàng thời trang”, “cái tơi lệch chuẩn”. Mạng xã hội cũng như
con dao hai lưỡi nó có thể nâng đỡ cái tôi của bạn, nhưng cũng dễ dàng nhấn nó xuống vũng bùn. Một
thực trạng phổ biến ngày nay là giới trẻ đong đếm bản sắc cá nhân qua lượt like. Nhu cầu thể hiện bản
thân của người trẻ là rất lớn, nhưng bản thân họ chưa đủ sức để thực hiện điều đó nên thể hiện bằng
những thứ lệch lạc - về bản chất những lượt like khơng minh chứng được điều gì cả. “Cái tơi” khơng
tích cực cũng được bộc lộ qua văn hóa ứng xử. Văn hóa qua mạng xã hội phần nào đánh giá con người
bạn, những từ ngữ tục tĩu, những lời lăng nhục nói bạn dù để chửi rủa một cá nhân tổ chức nào đó, bạn
dùng nó vơ tội vạ và quy cho “quyền được thể hiện cái tơi của mình”. Xin thưa rằng khơng có một cái
tơi nào được xây dựng từ sự chà đạp lên một con người một tâm hồn khác cả, cho dù người đó là đúng
hay sai. Bạn nên nhớ rằng, một lời khen động viên khuyến khích sẽ có ích nhiều hơn là sự chê bai và
dè bỉu. Cái tôi là rất cần thiết nhưng nó nên được xây dựng nên từ một cá nhân đã có nền tảng đạo đức.
Trên nền tảng mạng xã hội, các bạn trẻ đều muốn thể hiện mình là một người hoàn hảo, hoàn hảo về cả
vật chất, lẫn tinh thần, chọn lọc những phẩm chất tốt nhất của bản thân, ln muốn thể hiện mình tốt
hơn người khác. Nhưng đó có thực chất là bạn, hay chỉ là một “cái tôi ảo” được xây dựng từ những ảo

tưởng của bản thân. Điều này sẽ khơng đáng nói, nếu có những bạn trẻ chọn cách sống ảo giữa đời
thực, nhằm thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng. Trong thực tế, không thiếu những bạn trẻ trở nên nổi
tiếng sau một đêm, vì những bức ảnh đẹp, những clip hay, ý nghĩa, ... được cộng đồng mạng chia sẻ
rầm rộ. Điều này cũng dẫn đến một bộ phận giới trẻ muốn tìm kiếm hư danh trên này, bằng cách dùng
những phát ngơn gây sốc, những hình ảnh gợi cảm, những video không phù hợp với thuần phong mỹ
tục của người Việt Nam, để câu like, câu view, ... Một số mục đích chỉ muốn nổi tiếng, được chú ý,
một số dùng sự nổi tiếng” thị phi” đó để kiếm tiền, nhiều người sẵn sàng gọi nó là một “việc làm chân
chính”.
Sống trong bầu khí quyển của cơng nghệ, giới trẻ có quyền hịa mình để trở nên năng động hơn,
để theo kịp trình độ phát triển của xã hội, song phải biết gạn đục lấy trong, giữ được “bản sắc cá nhân
thực”, đừng chạy đua theo những thứ phù phiếm, khơng những khơng tốt, mà ngược lại cịn gây hại.
Hãy xây dựng bản sắc cá nhân theo các bước lành mạnh như: khám phá và phát hiện những giá trị và
năng lực tiềm ẩn của mình, lựa chọn cho mình những lẽ sống riêng, tìm kiếm những cơ hội khác nhau
trong cuộc sống để thể hiện cái tôi lành mạnh của mình.
3.

Thay đổi về thói quen, lối sống:
“Một click, ngàn tiện ích” đây có lẽ là câu nói rất đúng cho mạng xã hội ngày nay, mọi quá trình
phục vụ cho đời sống con người từ đơn giản đến phức tạp đều được mạng xã hội xử lý rất gọn gàng và


nhanh nhẹn. Đặc điểm của mạng xã hội đó chính là tính kết nối nhanh, chia sẻ rộng chỉ cần một chiếc
điện thoại hay một máy tính kết nối Internet, chúng ta có thể truy cập và tham gia vào rất nhiều trang
mạng như: Facebook, Zalo, Youtube, Twitter… trong đó, phổ biến nhất là Facebook. Mặc dù mục đích,
cách thức, mức độ tham gia các trang mạng xã hội của mỗi người khác nhau nhưng có một điểm chung
đó là xem nó như là một phần khơng thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người đặc biệt là đối
với các bạn trẻ. Chính vì thế, mạng xã hội đã từng bước đi vào đời sống của giới trẻ, dần tác động đến
việc thay đổi thói quen, lối sống của họ. Nếu trước đây, một số người trẻ lười xem các chương trình
thời sự hay dự báo thời tiết để cập nhật tin tức, dự trù các cách ứng phó, thì nay với sự nhanh nhạy của
cơng nghệ các bạn đã có thể dễ dàng tiếp cận đến những thông tin ấy, biết được thế giới xung quanh ta

đang vận hành như thế nào ngay cả trong thời gian đi làm, thời gian nghỉ ngơi. Thậm chí, nhờ mạng xã
hội mà giới trẻ rèn luyện được thói quen, xem ngày hơm nay có gì mới mẻ, sau một giấc ngủ thế giới
đã ra sao, trang bị thêm kiến thức mới trước khi bước ra khỏi nhà. Mạng xã hội là nơi có sức ảnh
hưởng rất lớn, vì vậy nhiều cá nhân, tổ chức, xem mạng xã hội là nơi để lan truyền những thông điệp ý
nghĩa cho cộng đồng. Chẳng hạn như trong đại dịch Covid-19, những bức ảnh, những video về các
mạnh thường quân, những người hùng, rong ruổi khắp các nẻo đường, để trao đến tay những người
nghèo khổ một hộp cơm, một chai nước, một ổ bánh mì,.. hay hình ảnh các y bác sĩ đã chiến đấu qn
mình đến nỗi người ướt đẫm vì mơ hôi, khẩu trang in hằn trên mặt, đã gieo vào lòng những người trẻ
niềm biết ơn, những chiêm nghiệm về cuộc đời. Từ đó, họ thêm trân trọng sự sống của chính mình và
của mọi người, nhận thức được trách nhiệm của bản thân với cộng đồng và phải sống ý nghĩa cho đời.
Nếu trước đây, vì một lý do nào đó mà họ đã q thờ ơ, vơ tâm, thì chính nhờ sức lan tỏa của mạng xã
hội sẽ thức tỉnh trái tim yêu thương trong họ, hướng con người đến những giá trị tốt đẹp mà họ đã dần
bỏ quên. Bên cạnh đó, mạng xã hội cũng hỗ trợ các bạn trẻ trong học tập, xây dựng một kế hoạch học
tập tốt hơn cho bản thân, hoàn thành công việc đúng kế hoạch, nhờ công nghệ mà giới trẻ được tiếp
xúc với nhiều phương thức học tập mới mẻ, không chỉ bằng cách truyền thống là trên lớp nghe thầy cô
giảng bài, về nhà làm bài tập trong vở. Mạng xã hội không chỉ nâng cao trải nghiệm học tập mà cịn
thay đổi cách giới trẻ giải trí bằng những video hình ảnh, video sinh động, rèn luyện lối sống tích cực,
bằng các cách thức như chia sẻ cách trồng cây, cách nấu ăn… cho mọi người xung quanh. Từ đó, các
bạn trẻ xây dựng cho mình một tâm hồn, một trang bị tốt trước khi bước vào con đường đời.
Khơng thể phủ nhận những tác động tích cực của MXH đối với giới trẻ nếu họ biết cách sử dụng
chúng một cách hợp lý như: thể hiện bản thân (tính cách, sở thích, quan điểm, năng lực…) và trong
nhiều trường hợp nó có thể giúp họ tìm kiếm những cơ hội phát triển bản thân; cơ hội kinh doanh khi
MXH chính là mơi trường kinh doanh khá lý tưởng; mang đến lợi ích nhất định về sức khỏe dựa vào
một số nghiên cứu khoa học về việc sử dụng Internet đối với quá trình hoạt động và phát triển của não
bộ…


Mạng xã hội là một trong những sản phẩm khoa học trí tuệ của con người trong lĩnh vực cơng nghệ
thơng tin hiện nay. Nó là các dịch vụ kết nối thành viên, bạn bè qua Internet. Các dịch vụ, ứng dụng
này cho phép người dùng chia sẻ thông tin qua tin nhắn, gọi điện trực tuyến… Tuy nhiên, dường như

lớp trẻ lại đang quá lạm dụng vào nó. Việc quá lạm dụng vào mạng xã hội mang lại không ít những
ảnh hưởng, tác động tiêu cực đến lối sống, thói quen của giới trẻ như: việc sử dụng thái quá dẫn đến
chứng “nghiện MXH” gây ra hàng loạt các hệ lụy đáng tiếc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống
sinh hoạt và lao động của mỗi cá nhân; tình trạng khủng hoảng, nhiễu loạn thông tin gây rối dư luận và
thậm chí mang tính chất kích động, phản động… Tất cả những hiện tượng tiêu cực ấy đang trở thành
mối nguy hại ảnh hưởng tới lối sống, tư tưởng, tinh thần của giới trẻ hiện nay. dường như lớp trẻ lại
đang quá lạm dụng vào nó. Đặc điểm nổi trội của các trang mạng xã hội là thông tin nhanh, nhiều,
nhưng bị trộn lẫn giữa những thông tin tốt với thơng tin xấu, thiếu tính định hướng thơng tin, tư tưởng,
không ai phải chịu trách nhiệm, không ai kiểm chứng. Điều đáng quan tâm lo ngại nhất hiện nay là
nhiều thông tin trên mạng xã hội hàm chứa nội dung xấu độc, dụ dỗ, lôi kéo người tham gia như: phim
ảnh khiêu dâm, lối sống trụy lạc, kích động bạo lực, khiêu khích chiến tranh, chia rẽ đồn kết dân tộc,
tơn giáo… Với đặc tính hấp dẫn, lơi cuốn của các trang mạng xã hội rất dễ làm cho người tham gia bị
sa đà vào “biển thông tin” hỗn loạn đó lúc nào mà khơng hay biết, làm cho họ giảm năng suất lao
động, tinh thần uể oải, sa sút, đắm chìm vào thế giới ảo trong đời sống thực. Quá chú tâm vào mạng xã
hội dễ khiến con người ta quên mất mục tiêu thực sự của cuộc đời. Thay vì tìm kiếm kiến thức để
chuẩn bị cho tương lai bằng cách học những kỹ năng cần thiết, các bạn trẻ chỉ chú ý trở thành “anh
hùng bàn phím” và trở nên nổi tiếng trên mạng. Ngồi ra, việc đăng tải những thông tin “giật gân” với
thông tin sai khơng cịn là chuyện lạ, nhưng nó thực sự khiến người khác bức xúc nếu sử dụng quá
thường xuyên. Mạng xã hội cũng góp phần vào sự cạnh tranh, cuộc cạnh tranh khơng ngừng nghỉ để
tìm kiếm lượt thích và nó sẽ cướp đi đáng kể thời gian của bạn. Đồng thời, mạng xã hội là phương tiện
hiệu quả nhất để làm tê liệt và giết chết quá trình sáng tạo. Quá trình lướt các trang mạng xã hội có tác
động làm tê liệt não bộ tương tự như khi xem tivi trong vô thức. Điều đáng quan tâm là một số người
có các dấu hiệu như vào mạng liên tục, dành cả thời gian ban đêm để lên mạng... dễ có nguy cơ rơi vào
tình trạng nghiện mạng xã hội. Và nếu tình trạng này cứ tiếp tục kéo dài thì sẽ khơng chỉ ngốn đi thời
gian mà nó cịn gây ảnh hưởng đến kết quả học tập, làm việc, làm mất đi giao tiếp thật với mọi người
xung quanh, thậm chí gây ra rất nhiều hậu quả đối với sức khoẻ như: giảm thị lực, rối loạn hành vi
trong đó điển hình nhất là tình trạng mắc bệnh tâm thần.
Chương IV:
1.


ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CHO GIỚI TRẺ

Định hướng chung về chuẩn mực văn hóa trên mạng xã hội
Mọi người đều tơn trọng pháp luật, không dùng mạng xã hội để thực hiện hành vi mà pháp luật
cấm. Chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quản


×