Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

CSĐNVN Nhiệm vụ đối ngoại quan trọng nhất của VN giai đoạn hiện nay (sau đại hội Đảng XII)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (523.31 KB, 9 trang )

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA TRUYỀN THƠNG VÀ VĂN HĨA ĐỐI NGOẠI
----------------------------------------

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
MƠN: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM TỪ NĂM 1975
ĐẾN NAY
Đề bài: Nhiệm vụ đối ngoại quan trọng nhất của Việt Nam giai đoạn hiện
nay (từ Đại hội XII) là gì? Tại sao? Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam
cần phải làm gì để thực hiện tốt nhiệm vụ đó?

Giảng viên :

TS. Nguyễn Tuấn Việt

Sinh viên

:

Hồng Thu Hằng

Mã SV

:

TT45A-010-1822

Hà Nội, ngày 15, tháng 6, năm 2021


1. Nhiệm vụ đối ngoại quan trọng nhất của Việt Nam giai đoạn hiện nay


Đường lối đối ngoại là một bộ phận của đường lối lãnh đạo chung của Đảng ta, ở
mỗi giai đoạn cách mạng có mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể góp phần phục vụ đường
lối đối nội. Bước vào giai đoạn mới với thế lực mới sau hơn 30 năm Đổi mới, Đại hội Đảng
XII và XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra chủ trương có tính bước ngoặt về
đường lối đối ngoại, trong đó một số nhiệm vụ đối ngoại quan trọng là: “triển khai đồng
bộ, sáng tạo, hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn
diện, sâu rộng”, “tiếp tục phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại trong việc tạo lập và
giữ vững mơi trường hịa bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển
đất nước, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước.”1
Trong đó, nhiệm vụ trọng yếu và thường xuyên của đối ngoại, cũng là nhiệm vụ quan
trọng nhất trong giai đoạn hiện nay, là tạo lập và giữ vững mơi trường hịa bình, ổn định
và thuận lợi cho xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bởi:
Một là, nội dung “hịa bình, hợp tác và phát triển” luôn được nhận định là một xu
thế lớn trong các văn kiện đại hội Đảng gần đây. Đây là nhận định hết sức đúng đắn, có ý
nghĩa chiến lược vô cùng quan trọng của Đảng ta từ trong những nhiệm kỳ trước đến nay
để chúng ta tập trung cho phát triển kinh tế, xây dựng đất nước. Đến nay, về tổng thể, có
thể nói hịa bình, hợp tác và phát triển vẫn là nguyện vọng, mục tiêu và động lực phấn đấu
lâu dài, xuyên suốt của đa số các nước và cộng đồng quốc tế. Điều này chỉ rõ rằng, “ổn
định” và “hịa bình” là xu hướng mà đa số các quốc gia trong bối cảnh hiện nay đang hướng
tới. Đặt trong bối cảnh rộng lớn đó, Việt Nam cũng khơng phải là ngoại lệ, cũng cần thích
nghi với những xu hướng như vậy. Bởi vậy, dựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn,
Đảng đã xác định “tạo lập và giữ vững môi trường hịa bình, ổn định” là nhiệm vụ đối
ngoại quan trọng và tiên quyết.
Hai là, bối cảnh thế giới và bối cảnh trong nước hiện nay rất phức tạp. Đảng ta nhận
định: Trong 5 năm tới, tình hình thế giới và khu vực sẽ còn nhiều diễn biến rất phức tạp,
tác động trực tiếp đến nước ta, tạo ra cả thời cơ và thách thức. Khu vực châu Á - Thái Bình
Dương, trong đó có khu vực Đơng Nam Á đã trở thành một cộng đồng, là trung tâm phát
triển năng động nhưng cũng là khu vực cạnh tranh chiến lược giữa một số nước lớn. Đây
cũng là khu vực có nhiều nhân tố bất ổn định, tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo trên
Biển Đơng cịn diễn ra gay gắt. Các nước lớn đang điều chỉnh chiến lược, vừa hợp tác, thỏa

1

Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập I, tr.161-162.

2


hiệp, vừa cạnh tranh đấu tranh, kiềm chế lẫn nhau, tác động mạnh đến tình hình thế giới và
khu vực. Ở trong nước, thế và lực, sức mạnh tổng hợp của đất nước tăng lên, uy tín quốc
tế của đất nước ngày càng được nâng cao; tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức,
trong đó thách thức mới như đại dịch Covid-19, khủng hoảng kinh tế thế giới; xu hướng
gia hóa dân số nhanh, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh… ngày càng gay gắt. Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng chỉ rõ “bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân
tộc đã, đang và sẽ tiếp tục là kim chỉ nam, tiêu chí cao nhất trong triển khai hoạt động đối
ngoại”2. Vì thế, trên cơ sở lợi ích quốc gia – dân tộc, cần tạo lập và giữ vững mơi trường
hịa bình, ổn định giữa Việt Nam với các khu vực trên thế giới, bởi đó là điều kiện tiên
quyết để huy động cao nhất mọi nguồn lực để xây dựng, phát triển đất nước nhanh chóng
và bền vững.
Ba là, “tạo lập và giữ vững mơi trường hịa bình, ổn định” là một nhiệm vụ không
thể thiếu để bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong thời kỳ hội nhập. Vấn đề “môi trường hịa
bình” đã được Đảng đề cập trong Đại hội XI, nhưng mới chỉ hướng vào sự ổn định về chính
trị ở bên trong là chủ yếu. Tới Đại hội XII, vấn đề “giữ vững mơi trường hịa bình, ổn định”
được Đảng ta đề cập một cách tổng quát, toàn diện, sâu sắc hơn để có thể bảo vệ đất nước
“từ sớm, từ xa, từ khi nước còn chưa nguy”. Đảng chỉ rõ: Nội hàm của mơi trường hịa
bình mà Đảng ta đưa ra cần được hiểu là toàn bộ những điều kiện về tự nhiên, xã hội có
quan hệ đến sự tồn tại, phát triển của con người và chế độ chính trị đất nước. “Hịa bình”
là nói đến trạng thái của đất nước khơng có chiến tranh. “Mơi trường hịa bình” là khơng
gian đất nước diễn ra các hoạt động xây dựng và bảo vệ trạng thái đó. Cho nên, “hịa bình”
và “mơi trường hịa bình” có sự khác nhau về phạm vi, nhưng lại gắn kết trong một chỉnh
thể. Còn “sự ổn định” là trạng thái an tồn của đất nước, khơng có những biến động hoặc

thay đổi lớn về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phịng,.... Vì vậy,
giữ vững mơi trường hịa bình có nghĩa là tiến hành mọi giải pháp, biện pháp thích hợp để
đất nước khơng xảy ra chiến tranh. Tuy nhiên, hịa bình khơng đồng nghĩa với ổn định, vì
đất nước có hịa bình nhưng chưa hẳn đã có mơi trường ổn định. Muốn giữ được tình hình
đất nước ổn định về mọi mặt thì cùng với xây dựng phải tiến hành đấu tranh. Xét ở góc độ
quốc phịng, giữ vững mơi trường hịa bình, ổn định chính là bảo vệ tồn vẹn lãnh thổ,

2

/>
3


vùng đất, vùng trời, vùng biển của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ
nghĩa và cuộc sống của nhân dân.
Bốn là, “tạo lập và giữ vững mơi trường hịa bình, ổn định” sẽ là nền tảng để đất
nước ta thực hiện các nhiệm vụ phát triển khác. Trong thời kỳ tồn cầu hóa, việc “tích cực
hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng” cũng là một nhiệm vụ quan trọng không kém trong
công cuộc phát triển đất nước của Đảng. Hiện nay, tiến trình hội nhập quốc tế của Việt
Nam đang được triển khai tích cực trong bối cảnh mới của thế giới có nhiều biến động.
Những năm gần đây, ở Việt Nam, cũng như trên thế giới, có ý kiến cho rằng, “tồn cầu
hóa” đang chững lại; thậm chí có ý kiến đề cập đến “phi tồn cầu hóa”. Luồng ý kiến này
nhấn mạnh đến xu hướng gia tăng hoạt động bảo hộ ở nhiều nước trên thế giới, đến cuộc
chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc và những tranh chấp về thương mại giữa các trung tâm
kinh tế lớn của thế giới, đến việc Mỹ đe dọa rút và đã rút khỏi một vài định chế quốc tế...
Do vậy, để có thể tiếp tục tiến trình hội nhập quốc tế trong bối cảnh thế giới đầy biến động,
cần phải có một mơi trường ổn định và hịa bình. Chính vì thế, nhiệm vụ “tạo lập và giữ
vững mơi trường hịa bình, ổn định” tất yếu trở thành nhiệm vụ quan trọng nhất trong công
cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay.
2. Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam cần phải làm gì để thực hiện tốt nhiệm vụ

đó?
Để giữ vững mơi trường hịa bình, ổn định, chúng ta phải nỗ lực cao độ, phát huy
sức mạnh toàn dân tộc, tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp đấu tranh trên tất cả các lĩnh vực.
Tiếp tục quán triệt sâu sắc và thực hiện có hiệu quả đường lối, quan điểm, chủ trương,
chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng, củng cố nền quốc phòng tồn dân mang tính
hịa bình, tự vệ, hướng vào nhiệm vụ xây dựng đất nước, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa.
a. Về an ninh - quốc phòng
Tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức về mối quan hệ giữa bảo vệ Tổ quốc với
giữ vững mơi trường hịa bình, ổn định để xây dựng, phát triển đất nước. Đây là vấn đề
khó, nhất là trong bối cảnh khu vực diễn ra sự cạnh tranh ảnh hưởng quyết liệt giữa các
nước lớn. Vì thế, cơng tác giáo dục phải làm cho các cấp, ngành, địa phương và toàn dân
4


hiểu rõ vị trí, ý nghĩa cũng như mối quan hệ biện chứng giữa giữ vững mơi trường hịa
bình, ổn định với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, trực tiếp là bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống
nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong giữ vững mơi
trường hịa bình, bảo vệ Tổ quốc. Để làm được điều đó, lực lượng vũ trang nhân dân tiếp
tục được xây dựng vững mạnh tồn diện cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, có chất lượng
tổng hợp cao, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân. Trước
hết, cần chủ động dự báo chính xác các khả năng, tình huống chiến lược; kịp thời tham
mưu đề xuất với Đảng, Nhà nước những đối sách phù hợp với đường lối, chính sách đối
ngoại trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc chung, luật pháp của Việt Nam và điều ước quốc tế
để giải quyết mọi bất đồng và xử lý các tình huống chiến lược. Đồng thời, có kế sách ngăn
ngừa từ sớm, từ xa các nguy cơ gây xung đột vũ trang và chiến tranh xâm lược. Tiếp tục
tăng cường thế trận phòng thủ vững chắc trên các địa bàn trọng điểm; nâng cao khả năng
sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang, chủ động phát hiện sớm và xử lý kịp thời các
tình huống nảy sinh, nhằm triệt tiêu các nhân tố có thể gây ra đột biến; kiên quyết đấu tranh

ngăn chặn các hành động xâm phạm; bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới, biển, đảo,
vùng trời bằng các biện pháp thích hợp.
Kết hợp chặt chẽ quốc phịng với an ninh, kinh tế và đối ngoại trong đấu tranh giữ
vững hịa bình, ổn định để phát triển đất nước. Theo đó, việc kết hợp các lĩnh vực này cần
được vận dụng linh hoạt, sáng tạo trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và trên từng
địa bàn, nhất là trên các địa bàn chiến lược trọng điểm. Trên nền tảng kết quả về xây dựng
các khu kinh tế - quốc phòng thời gian qua, chúng ta cần tiếp tục đầu tư xây dựng các khu
kinh tế biển, trọng tâm là những vùng biển, đảo trọng điểm về quốc phòng, an ninh. Đây
thực sự là những nhân tố cơ bản, lâu dài để liên kết chặt chẽ các thành phần của thế trận
quốc phòng, an ninh giữa bờ, biển, đảo và đối ngoại, tạo thành sức mạnh tổng hợp để giữ
vững hịa bình, ổn định đất nước.
Qn triệt sâu sắc bài học kết hợp chặt chẽ giữa sức mạnh dân tộc với sức mạnh
thời đại; đẩy mạnh công tác đối ngoại quốc phòng. Tiếp tục mở rộng quan hệ song phương,
đa phương trên lĩnh vực quốc phòng với các nước và vùng lãnh thổ; tham gia tích cực các
hoạt động gìn giữ hịa bình của Liên hợp quốc, góp phần thực hiện hiệu quả đường lối đối
5


ngoại hịa bình của Đảng, Nhà nước, tăng cường sự hiểu biết, tin cậy giữa Việt Nam và các
nước. Trên cơ sở đó, mở rộng hợp tác, giải quyết các mâu thuẫn, đẩy lùi các nguy cơ xung
đột, góp phần giữ vững mơi trường hịa bình, ổn định để phát triển kinh tế - xã hội, giữ
vững độc lập, chủ quyền quốc gia, đóng góp tích cực vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế
giới vì hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
b. Về ngành Ngoại Giao:
Cần giữ gìn biên giới hịa bình, hữu nghị. Cùng với quốc phòng-an ninh, ngành ngoại
giao cần tham gia tích cực vào cơng tác phân giới cắm mốc, mở các cửa khẩu mới, quản lý
đường biên giới và các hoạt động hợp tác xuyên biên giới, làm cho các đường biên giới
trên bộ là đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển với các nước láng
giềng.
Tơn trọng luật pháp quốc tế, kiên trì hịa bình ở Biển Đơng. Thực hiện định hướng

chỉ đạo của Đại hội XII: “Thúc đẩy giải quyết các vấn đề trên biển trên cơ sở những nguyên
tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 và quy
tắc ứng xử của khu vực," cơng tác đối ngoại đã góp phần quan trọng giữ vững chủ quyền,
quyền chủ quyền và quyền tài phán trên biển. Các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam
trên Biển Đông tiếp tục cần phải được củng cố, giữ vững. Ra sức đẩy lùi các hoạt động
xâm lấn, vi phạm của nước ngoài, dù phức tạp về quy mô và cường độ; đảm bảo quan hệ
hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam với các nước láng giềng.
c. Về phát triển kinh tế xã hội và nâng cao vị thế
Kết hợp chặt chẽ xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với củng cố quốc
phịng, an ninh trong một chiến lược thống nhất; phát huy tối đa mọi nguồn lực, tạo sức
mạnh tổng hợp để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các bộ, ngành, địa phương cần bảo đảm
tính thống nhất, đồng bộ của hoạt động quốc phòng, an ninh với xây dựng chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội; kết hợp chặt chẽ yêu cầu phát triển kinh
tế - xã hội với yêu cầu củng cố quốc phòng, an ninh trong xây dựng chiến lược, kế hoạch
phát triển kinh tế. Việc quy hoạch các ngành, lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội trên phạm
vi cả nước phải phù hợp với thế bố trí chiến lược về quốc phòng, an ninh.

6


Tập trung kiểm soát đại dịch Covid-19 và những vấn đề xung quanh đại dịch này.
Tiêm chủng đại trà vắc-xin Covid-19 cho cộng đồng; Tích cực đón những đồng bào Việt
Kiều ở nước ngồi về nước để chữa trị, tích cực thực hiện những chính sách phịng chống
dịch trong nước để ổn định đất nước và lòng dân. Phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, đổi
mới mạnh mẽ mơ hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, xây dựng, hoàn thiện đồng bộ
thể chế phát triển phù hợp với nền kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại, hội nhập; Có chính
sách hỗ trợ hiệu quả doanh nghiệp trong nơng nghiệp; Xây dựng hình ảnh tốt đẹp và “đáng
ngưỡng mộ” của Việt Nam trên trường quốc tế trong quá trình chiến đấu với đại dịch để
nâng cao vị thế và nỗ lực của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.


7


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, 2021,
link: (ngày truy cập: 13/6/2021)
2. Bùi Thanh Sơn, 2021, “Đường lối đối ngoại Đại hội XIII với khát vọng phát triển
của đất nước”, link: />
(ngày

truy

cập:

13/6/2021)
3. “Đối ngoại góp phần quan trọng tạo mơi trường quốc tế thuận lợi cho công cuộc
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, 2016, Báo Nhân Dân, link: (ngày truy cập: 13/6/2021)
4. Đại tá, PGS.TS Lưu Ngọc Khải, Thiếu tá, ThS Đặng Công Thành, “Đường lối đối
ngoại của Đảng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII - Một tầm cao mới”, Báo
Điện Tử Đảng Cộng sản Việt Nam, link: (ngày truy cập: 13/6/2021)
5. Ánh Huyền, 2021, “Những nhiệm vụ của đối ngoại Việt Nam năm 2021”, VOV5,
link:

/>
nam-nam-2021-953773.vov (ngày truy cập: 13/6/2021)
6. Bùi Thanh Sơn, 2021, “Phát huy vai trò đối ngoại phục vụ sự nghiệp phát triển đất
nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, Báo Quốc
Tế, link: (ngày truy cập: 13/6/2021)
7. “Tích cực, chủ động giữ vững mơi trường hịa bình, ổn định để phát triển đất nước”,
2019, Báo Công an Nhân dân, link: (ngày truy

cập: 14/6/2021)

8


8. PGS.ThS. Hoàng Xuân Lâm, 2016, “Quan điểm của Đảng về giữ vững mơi trường
hịa bình, ổn định để phát triển đất nước”, link: (ngày truy cập: 14/6/2021)
9. Nguyễn Hoàng, 2021, “6 nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ Đại hội XIII”, Báo
Chính

Phủ,

link:

/>
nuoc/6-nhiem-vu-trong-tam-trong-nhiem-ky-Dai-hoi-XIII/424238.vgp (ngày truy
cập: 14/6/2021)
10. Việt Đức, 2021, “Củng cố mơi trường hịa bình, ổn định, giữ vững độc lập, chủ
quyền”,

link:

/>
vung-doc-lap-chu-quyen/1334.vnp (ngày truy cập: 14/6/2021)
11. “Thủ tướng: Tích cực, chủ động giữ vững mơi trường hịa bình, ổn định để phát
triển đất nước”, 2021, Báo Dân Tộc, link: (ngày truy cập: 14/6/2021)

9




×