Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

NGVH: Chiến dịch COOL JAPAN và cơ chế chuyển hóa văn hóa thành sức mạnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 33 trang )

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA TRUYỀN THƠNG VÀ VĂN HĨA ĐỐI NGOẠI
MƠN ĐẠI CƯƠNG NGOẠI GIAO VĂN HĨA
----------------------------------------

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
SỨC MẠNH MỀM VÀ CƠ CHẾ CHUYỂN HÓA VĂN HÓA
THÀNH SỨC MẠNH
Đề tài: Chiến dịch “Cool Japan” - Cơ chế chuyển hóa văn hóa

manga Nhật Bản thành sức mạnh
Giảng viên :

TS. Trần Thị Hương

Sinh viên

:

Hoàng Thu Hằng

Mã SV

:

TT45A-010-1822

Hà Nội, ngày 06, tháng 06, năm 2021


MỤC LỤC


PHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………1
PHẦN 2: NỘI DUNG…………………………………………………………....2
I. Tổng quan về sức mạnh mềm …………………………………………………....2
1. Khái niệm………………………………………………………………….…....2
2. Ví dụ về sức mạnh mềm: “Viện Khổng Tử” – công cụ sức mạnh mềm của Trung
Quốc…………………………………………………………................................5
II. Tổng quan về cơ chế chuyển hóa văn hóa thành sức mạnh……………………….7
1. Khi nào văn hóa chuyển hóa thành sức mạnh…………………………………….7
2. Cơ chế chuyển hóa văn hóa thành sức mạnh……………………………………...8
III. Cơ chế chuyển hóa văn hóa Manga trong chiến dịch “Cool Japan” thành sức
mạnh…………………………………………………………………………………...11
1.Thơng tin tổng quan về Manga……………………………………………………...12
2. Q trình phát triển văn hóa Manga Nhật Bản……………………………………..13
3. Phân tích cơ chế chuyển hóa văn hóa Manga thành sức mạnh……………………..15
4. Đánh giá hiệu quả và hạn chế của làn sóng văn hóa Manga trong chiến dịch “Cool
Japan” tới Nhật Bản…………………………………………………………………...22
IV. Một số khuyến nghị nhằm nâng cao khả năng chuyển hóa văn hóa thành sức mạnh
cho Việt Nam………………………………………………………………………….25
1. Lựa chọn nguồn lực mềm văn hóa phù hợp………………………………………...26
2. Học hỏi kinh nghiệm đưa văn hóa lan tỏa ra thế giới từ Nhật Bản…………………27
3. Xây dựng chiến lược tổng thể quốc gia về phát huy sức mạnh mềm văn hóa Việt
Nam……………………………………………………………………………………27
PHẦN 3: KẾT LUẬN………………………………………………………………....29
PHẦN 4: TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………..……30


1

LỜI MỞ ĐẦU
Trong kỷ ngun tồn cầu hóa, các quốc gia trên thế giới có nhiều cơ hội trong

việc hội nhập và lan tỏa những thế mạnh của mình trên toàn cầu. Ở thời điểm này, khác
với thời kỳ chiến tranh, vũ lực khơng cịn là sự ưu tiên để thể hiện sức mạnh của các
quốc gia nữa, mà thay vào đó là sức mạnh về văn hóa. Văn hóa, thứ bản sắc độc đáo
của mỗi quốc gia là sự lựa chọn tối ưu hơn cả trong việc thể hiện sức mạnh đất nước,
bởi sức mạnh ấy không cần vũ khí, khơng có bạo lực nhưng mang đầy sức nặng và có
ảnh hưởng sâu rộng trên phạm vi tồn thế giới.
Nhật Bản là một đất nước có một nền văn hóa đặc sắc trên trường quốc tế và nổi
tiếng với những chiến dịch lan tỏa văn hóa đáng ngưỡng mộ. Một trong những chiến
dịch đó là “Cool Japan” (Nhật Bản thú vị) với nguồn chủ lực là… truyện tranh Nhật
Bản, hay cịn gọi là manga. Làn sóng văn hóa manga du nhập trên khắp thế giới và có
ảnh hưởng sâu sắc với độc giả quốc tế, kể cả ở Việt Nam. Manga không chỉ là công cụ
giúp Nhật Bản hồi phục và phát huy hình ảnh của đất nước, mà chúng cịn có sức mạnh
khổng lồ trong việc xây dựng nên một cộng đồng đơng đảo người u thích manga trên
thế giới, tới nỗi khiến các quốc gia khác như Trung Quốc, Hàn Quốc phải “mô phỏng”,
“làm theo” để đạt được những giá trị mà manga đã đem tới cho Nhật Bản.
Việc Nhật Bản quyết định lựa sử dụng phương tiện truyền bá văn hóa là manga
và có thể chuyển hóa truyện tranh Nhật Bản thành sức mạnh mềm một cách thành công
và đáng ngưỡng mộ như vậy quả là một sự kiện đáng để tìm hiểu. Bên cạnh đó, trong
kỷ ngun tồn cầu hóa với sự chú trọng hơn cả vào yếu tố văn hóa, việc nghiên cứu về
chuyển biến văn hóa thành sức mạnh là vơ cùng cần thiết. Từ những lý do trên, tôi
quyết định lựa chọn nghiên cứu về đề tài “Chiến dịch Cool Japan - Cơ chế chuyển
hóa văn hóa manga Nhật Bản thành sức mạnh”


2

NỘI DUNG
I. Tổng quan về sức mạnh mềm
1. Khái niệm
Bàn về khái niệm “sức mạnh” nói chung, đây là khái niệm đã tồn tại từ rất lâu

và là một trong những khái niệm quan trọng nhất trong Quan hệ quốc tế. Sức mạnh có
thể hiểu là khả năng tác động, ảnh hưởng tới người khác để có thể đạt được điều mình
mong muốn1. Sức mạnh có thể biểu hiện ở dạng vật chất dễ nhận thấy như vật lực (vũ
khí, tài nguyên, dân số, lãnh thổ,…) hoặc ở dạng phi vật chất (văn hóa, giá trị, tư
tưởng,…). Với một quốc gia, sức mạnh chính là khả năng tác động tới hành vi của các
chủ thể khác nhằm có được kết quả mong muốn, dù kết quả này có thể trùng khớp hoặc
không trùng khớp với nguyện vọng, ước muốn, lợi ích của chủ thể khác2.
Sau Thế chiến thứ II, quan niệm “sức mạnh quốc gia” chủ yếu chú trọng về sức
mạnh quân sự. Học giả Raymon Along (Pháp) với cuốn Hịa bình và chiến tranh: Lý
luận quan hệ nhà nước đã định nghĩa sức mạnh quốc gia trong giai đoạn này như sau:
“Sức mạnh quốc gia trên vũ đài quốc tế là năng lực áp đặt ý chí của mình lên các tác
nhân chính trị khác”. Hay P.S Klein – tác giả cuốn sách Xu hướng sức mạnh thế giới
thập kỷ 80 và chính sách đối ngoại Mỹ cho rằng “Cái gọi là sức mạnh trên vũ đài quốc
tế, tựu trung lại vẫn là năng lực gây ảnh hưởng của chính phủ nước này đến chính phủ
nước khác, khiến nước sau phải làm cái việc mà nó khơng muốn làm; hoặc khơng dám
làm những việc nó muốn – bất kể phương thức gây ảnh hưởng ấy là thuyết phục, đe
dọa hay sử dụng vũ lực trắng trợn”.3
Tuy nhiên, sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, thế giới chuyển mình sang giai
đoạn tồn cầu hóa, những cuộc chạy đua vũ trang dần khơng cịn được chú trọng mà
thay vào đó là nhu cầu tạo mối quan hệ mật thiết lẫn nhau của các quốc gia và các dân

1

Chu Bích Thu (Chủ biên) (2016), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đông Phương, Hà Nội, tr.805

2

PSG.TS. Hoàng Khắc Nam (2011), Quyền lực trong quan hệ quốc tế, NXB Văn hóa thơng tin, Hà Nội, tr.7

PGS.TS. Phạm Thái Việt (Chủ biên), Th.S Lý Thị Hải Yến (2012), Ngoại giao văn hóa: Cơ sở lý luận, kinh

nghiệm thực tế và ứng dụng, NXB Chính Trị - Hành chính Hà Nội, tr.49
3


3

tộc. Từ đây bản chất của “sức mạnh quốc gia” đã có nhiều thay đổi. Và nhà học giả
được chú trọng hơn cả vào giai đoạn này là giáo sư người Mỹ Joseph Nye, Giáo sư Đại
học Harvard, với khái niệm “sức mạnh mềm”.
Theo Joseph Nye, có ba cách cơ bản giúp quốc gia đạt được điều mình mong
muốn: Một là thông qua ép buộc và đe dọa bằng vũ lực quân sự (hình thức “cây gậy
quân sự”), hai là mua chuộc bằng các lợi ích vật chất (hình thức “củ cà rốt kinh tế”) và
cuối cùng là bằng sự thu hút, hấp dẫn thông qua các giá trị, văn hóa, tư tưởng. Khi lợi
ích của các quốc gia khơng trùng khớp nhau, hình thức “cây gậy” và “củ cà rốt” được
sử dụng và đây là những biểu hiện của sức mạnh cứng4. Ngược lại, khi một chủ thể
điều chỉnh hành vi của mình một cách tự nguyện theo ước muốn của chủ thể khác bởi
sự thu hút, hấp dẫn thì đó là sức mạnh mềm. Trên cơ sở đó, khái niệm về sức mạnh
mềm theo quan điểm của Joseph Nye là “khả năng tác động thông qua sự hấp dẫn và
sức thuyết phục để người khác làm những gì mình muốn mà khơng cần phải đe dọa, sử
dụng vũ lực hay trả tiền”5. Với sức mạnh mềm, thông qua sự yêu mến, hấp dẫn, thuyết
phục, các quốc gia có khả năng gây ảnh hưởng đến hành vi của chủ thể khác để có
được kết quả như mong muốn.
Về nguồn lực sức mạnh mềm, theo Joseph Nye có 3 loại: (1) Văn hóa, (2) Hệ giá
trị chính trị (trong và ngồi nước)6 và (3) Các chính sách đối nội và đối ngoại quốc gia.
Trong đó thì văn hóa là một khái niệm rộng và bao quát, được Joseph Nye chia làm hai
loại, văn hóa dành cho tầng lớp tinh hoa (elite culture) và tầng lớp phổ thơng (popular
culture). Ơng cho rằng: “Văn hóa có nhiều biểu hiện khác nhau. Thường người ta hay
phân biệt giữa văn hóa cao cấp như văn chương, nghệ thuật, và giáo dục, vốn rất thu
hút giới tri thức, và văn hóa đại chúng vốn nhằm giải trí đại đa số quần chúng”. Những
ngơi sao điện ảnh, thể thao, ca nhạc chính là những đại sứ quảng bá quyền lực mềm


4

Sức mạnh cứng: Là năng lực bắt buộc người khác phải làm những việc mà họ không mong muốn

5

Joseph Nye (2004), Soft Power: The Means to success in World Politics, Public Affairs, New York, tr.10

Hệ giá trị chính trị (trong và ngồi nước): Hệ tư tưởng, đường lối chính trị mà một quốc gia hướng đến bên
trong đất nước và quan điểm, lập trường của quốc gia đó thể hiện ra trên trường quốc tế.
6


4

cho một quốc gia trên phạm vi quần chúng.7 Chính vì vậy, có thể nói rằng những nền
văn hóa mang giá trị phổ quát và được chia sẻ qua những chính sách quảng bá đúng
đắn sẽ đem lại ảnh hưởng sâu rộng tới các quốc gia khác, và nền văn hóa ấy sẽ giúp
quốc gia tăng cường sức mạnh mềm.
Về các cách thức vận dụng sức mạnh mềm, có thể thông qua hai kênh đối ngoại
của quốc gia là hoạt động đối ngoại của nhà nước và hoạt động ngoại giao công chúng.
Ở cả hai kênh này, các hoạt động ngoại giao văn hóa đều được triển khai.
Ngoại giao cơng chúng là hình thức chính quyền huy động những nguồn lực
hướng đến các cộng đồng ở nước ngồi, thơng qua các hoạt động giao tiếp, nhằm xây
dựng hình ảnh quốc gia trong lịng cơng chúng nước ngồi. 8
Ngoại giao văn hóa là hình thức ngoại giao thơng qua cơng cụ văn hóa nhằm
thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ đối ngoại nhằm đạt được các mục tiêu lợi ích cơ
bản của quốc gia là phát triển, an ninh và ảnh hưởng.9
Thông qua các hoạt động ngoại giao công chúng và ngoại giao văn hóa, một

quốc gia có thể quảng bá các giá trị của mình đến thế giới. Một khi các giá trị này được
các quốc gia, công chúng và cộng đồng quốc tế chấp nhận, chia sẻ, thậm chí thực hành
(cấp độ cao nhất) thì lúc này sức mạnh mềm của một quốc gia đã được sử dụng thành
công.
Theo Joseph Nye, đặc điểm tối ưu nhất của sức mạnh mềm chính là tính thuyết
phục. Chính vì vậy, khi sử dụng sức mạnh mềm, cần phải đảm bảo sự tin cậy và tính
xác thực, tức những gì được quảng bá, giới thiệu ra thế giới phải đúng với sự thật.
Ngoài ra, sức mạnh mềm của một quốc gia cần phải được xây dựng dựa trên sự tôn
trọng chủ nghĩa đa phương, thiện chí hợp tác, tơn trọng các chuẩn mực quốc tế và

7

Joseph Nye (2004), Soft Power: The Means to success in World Politics, Public Affairs, New York, tr.44

8

Joseph Nye (2004), Soft Power: The Means to success in World Politics, Public Affairs, New York, tr.99-100

Claude Blanchemaison (2016), Những năm tháng làm đại sứ tại Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia – sự thật,
Hà Nội, tr.13-14
9


5

“chống lại bạo lực”. 10 Để sức mạnh mềm được sử dụng hiệu quả, cần có một q trình
tích lũy lâu dài qua nhiều thế hệ, và cần phải có sự đầu tư dài hạn về bề rộng lẫn chiều
sâu, cả về nhân lực cũng như vật lực.
2. Ví dụ về sức mạnh mềm: “Viện Khổng Tử” – công cụ sức mạnh mềm của
Trung Quốc

Năm 2007, Tổng bí thư Hồ Cẩm Đào cũng đã nói tại Đại hội Đảng Cộng sản
Trung Quốc lần thứ 17 rằng “Trung Quốc cần gia tăng sức mạnh mềm của mình”. Bắc
Kinh nhận định: “Với sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc và sự giao lưu quốc tế
ngày càng sâu rộng, nhu cầu học tiếng Trung của các nước trên thế giới ngày càng tăng
cao. Do đó, cần phải có những chiến lược nhằm đẩy nhanh ngôn ngữ Trung Quốc ra
thế giới và nâng cao tầm ảnh hưởng của ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc”. Chính vì
lẽ đó, Viện Khổng Tử được ra đời.
Viện Khổng Tử đầu tiên ở Phương Tây được xây dựng tại Đại lộ TourMaubourg ở Quận 7 (Paris) vào tháng 11 năm 2002, cách Bộ Ngoại giao Pháp chỉ vài
bước chân. Đến năm 2012, đã có 350 viện Khổng Tử được xây dựng khắp thế giới, trở
thành nơi giảng dạy tiếng Quan Thoại và là nơi truyền bá hình ảnh Trung Quốc ở nước
ngồi11. Khơng dừng ở đó, với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Chính phủ Trung Quốc về nhân lực
và vật lực, Viện Khổng Tử cho ra đời các “viện con” tại nhiều trường tư lớn, đại học với
quy mơ ở khắp châu Âu. Nó khơng chỉ đáp ứng cho nhu cầu sử dụng ngôn ngữ phục vụ
trong hoạt động kinh tế mà hơn hết còn cung cấp các dự án dạy Hán ngữ kết hợp với tổng
thể văn hóa, xã hội, và thậm chí vượt ngồi tính chất ngoại giao.12 Những hoạt động và
các sự kiện bổ trợ cũng được chú trọng trong các Viện Khổng Tử để lấy thiện cảm của

10

Giulio M. Gallarotti (2011), Soft Power: What it is? Why it is important, and the Conditions under which can
be effectively used, Journal of Political Power, tr.20
Võ Trung Dung (2012), Trung quốc thực hiện “quyền lực mềm” ở Châu Âu, Báo Tuổi Trẻ Online, link:
(ngày truy cập: 3/6/2021)
11

12

Alan H.Yang, Michael Hsiao, Viện Khổng Tử và chánh sách ngoại giao quyền lực mềm của Trung Quốc ,
link: (ngày truy cập: 3/6/2021)



6

những vị cán bộ và lãnh đạo tương lai của châu Âu hiện đang còn ngồi trên ghế giảng
đường và thúc đẩy “tuyên truyền toàn cầu Bắc Kinh” của Trung Quốc.
Đây cũng là một trong những cách thức giúp Trung Quốc “bước ra” bên ngồi,
khơng chỉ về kinh tế mà cịn về ngơn ngữ và văn hóa với mục đích thi hành chiến lược
“Để Thế giới hiểu về Trung Quốc”. 13 Trước đây, mục tiêu “Để Trung Quốc bước vào
thế giới” hơi bị thiên lệch về phương diện kinh tế, thì chiến lược hiện nay - “Để thế
giới hiểu về Trung Quốc” ý chỉ muốn tập trung hơn đến yếu tố văn hóa. Chính bới vì
sự phát triển của kinh tế Trung Quốc đã từng bị coi là một thứ “nguy hiểm”, cho nên
Trung Quốc cần phải hóa giải những dư luận bất lợi này, phải làm cho thế giới và nhân
dân các nước hiểu về đất nước mình và thậm chí ủng hộ Trung Quốc. Và Viện Khổng
Tử đã thành cơng làm được điều đó.
Một ví dụ điển hình, tháng 8 năm 2008, Trung Quốc đã thành công trong việc
đăng cai tổ chức Thế vận hội lần thứ 29. Trong lễ khai mạc, ấn tượng sâu sắc nhất để
lại là hình ảnh của cuộn giấy khổng lồ tái hiện nghệ thuật thư pháp và tranh thủy mặc chữ “Hòa” (和hé) khổng lồ thoắt ẩn thoắt hiện với các kiểu font chữ khác nhau, đưa
khán giả đi từ Trung Quốc cổ đại đến với Trung Quốc hiện đại. Các Viện Khổng Tử ở
khắp nơi trên thế giới đã bắt kịp cơ hội này, đã làm được điều mà mục đích mà Trung
Quốc mong muốn đạt được, đó là việc mong muốn làm cho nhân dân trên thế giới hiểu,
yêu quý, tơn trọng, và tán đồng đối với Văn hóa “Hịa” (hịa bình, hài hịa) và đối với
Trung Quốc.
Bên cạnh đó, bắt đầu từ thập kỷ 90 của thể kỷ XX, “cơn sốt tiếng Hán”14 đang
dần trở thành “cơn sốt Viện Khổng Tử”, và khiến cho cộng đồng quốc tế sát gần lại
với Trung Quốc hơn. Mục đích của các Viện Khổng Tử là thúc đẩy hơn nữa việc dạy

Ths. NCS Đỗ Thanh Vân, Luận văn: Viện Khổng Tử và ngoại giao văn hóa Trung Quốc: nhìn từ góc độ bên
tiếp nhận, link:
/>3%A2n.pdf (ngày truy cập: 3/6/2021)
13


“Cơn sốt tiếng Hán”: Giai đoạn người nước ngoài học tiếng Hán rộ lên do nhu cầu về việc làm rộng mở từ thập
kỷ 90 của thế kỷ XX
14


7

Hán ngữ và nhắm tới xúc tiến việc quốc tế hóa văn hóa Trung Quốc.15 Glenn Anthony
– người đã quan tâm tới vấn đề Viện Khổng Tử từ hồi đầu mới thành lập, cho biết rằng
những vấn đề chính trị nhạy cảm và gây tranh cãi như Đài Loan, Tây Tạng và Thiên
An Môn hầu như không được giới thiệu, thảo luận hay tranh luận trong học liệu, lớp
học hoặc các hoạt động ngoại khóa của Viện Khổng Tử. Điều đó cho thấy Trung Quốc
đang cố gắng phục hồi và cải thiện hình ảnh đất nước, xây dựng một chiến lược quảng
cáo Trung Quốc với một “hình ảnh văn minh, dân chủ, cởi mở và tiến bộ” (wenming,
Minzhu, kaifang yu jinbu de xingxiang) ra toàn thế giới. Kết quả là, một số lượng lớn
người nước ngoài thi nhau đến Trung Quốc du học, ngày càng có nhiều các trường đại
học của các nước cũng thành lập khoa tiếng Trung Quốc hoặc ngành tiếng Trung Quốc
trên khắp thế giới.
Từ “cơn sốt tiếng Hán” đến “cơn sốt Viện Khổng Tử” là bước chuyển mình của
q trình tự hồn thiện mình và thể hiện tính ưu việt của sức mạnh mềm Trung Quốc.
Viện Khổng Tử đã trở thành thương hiệu nổi bật nhất trong hoạt động truyền bá văn
hóa ra nước ngồi của Trung Quốc trong thời kỳ đầu thế kỷ XX, là thứ công cụ để mở
rộng tầm ảnh hưởng của Trung Quốc đối với thế giới và truyển tải ý tưởng hữu hảo đến
cộng đồng quốc tế.
II. Tổng quan về cơ chế chuyển hóa văn hóa thành sức mạnh
1. Khi nào văn hóa chuyển hóa thành sức mạnh
Văn hóa của một nước dựa vào sức lan tỏa, thẩm thấu và xuyên thấu và rung
động, thâm nhập vào quần chúng nước khác, truyền cảm xúc, cảm hóa, thiết lập lịng
tin, xoay chuyển tín niệm, chuyển hướng giá trị và sở thích hướng đến nền văn hóa

này. Khi làm được điều đó, nước chịu ảnh hưởng văn hóa sẽ bị sức mạnh mềm chi
phối; và nhờ vậy, chính sách đối ngoại của nước chủ động phát tán văn hóa sẽ nhận
được sự ủng hộ cũng như đồng thuận đến từ phía nhân dân của nước sau này, khiến
15

Alan H.Yang, Michael Hsiao, Viện Khổng Tử và chánh sách ngoại giao quyền lực mềm của Trung Quốc,
link: (ngày truy cập: 3/6/2021)


8

quan hệ giữa hai chính phủ trở nên thuận lợi hơn – theo ý định của nước phát tán văn
hóa.
Hiện nay, trên “quảng trường văn hóa thế giới”, vơ số nhóm và cộng đồng văn
hóa đang đua nhau thể hiện bản sắc. Một số trong đó nhận được sự ủng hộ rộng rãi của
cơng chúng thế giới, nhưng cũng có khơng ít nhóm/cộng đồng lại phải hứng chịu thái
độ phản cảm và chỉ trích. Bởi vậy, người ta khơng chỉ đứng trên phương diện của chủ
thể truyền bá văn hóa để xem xét tình huống, mà quan trọng hơn cả, cịn phải xuất phát
từ giác độ của cơng chúng tiếp nhận văn hóa đó. Nói cách khác, việc cơng chúng bên
ngoài bày tỏ thái độ như thế nào đối với một nền văn hóa sẽ quyết định mức độ thành
cơng của việc chuyển hóa văn hóa thành sức mạnh.16
2. Cơ chế chuyển hóa văn hóa thành sức mạnh
Trong bối cảnh đương đại, việc “lan tỏa văn hóa” đến mức nào sẽ phụ thuộc khá
nhiều vào hệ thống truyền thông. Trong khi đó, “sức cuốn hút để các chủ thể khác tự
nguyện làm theo” lại phụ thuộc nhiều vào nội dung thơng điệp mà nền văn hóa ấy
mang lại; cụ thể là – phụ thuộc vào các giá trị duy lý, nhân văn, sáng tạo và lợi ích…
hàm chứa trong các thơng điệp văn hóa.
Sức lan tỏa của nền văn hóa thể hiện ở hai khía cạnh: (a) Các “vật mang” của nó
phát tán đến đâu, và (b) các vật mang của nó hàm chứa yếu tố duy lý (văn minh) đến
mức nào.

Sức lan tỏa của một nền văn hóa khơng chỉ phụ thuộc vào các phương tiện giúp
nó khuếch tán, mà quan trọng hơn cả là phụ thuộc vào tỷ trọng văn minh mà nền văn
hóa đó chiếm giữ trong bản thân.
Về q trình chuyển hóa văn hóa thành sức mạnh, thực chất là làm cho văn hóa
ấy trở nên phổ biến lần lượt theo các cấp độ: Được lắng nghe, biết đến (hiện diện) 
Được thấu hiểu (cảm thông, chia sẻ)  Được chấp nhận (có những giá trị chia sẻ) 

PGS.TS. Phạm Thái Việt (Chủ biên), Th.S Lý Thị Hải Yến (2012), Ngoại giao văn hóa: Cơ sở lý luận, kinh
nghiệm thực tế và ứng dụng, NXB Chính Trị - Hành chính Hà Nội, tr.97
16


9

Được noi theo (sao chép, mơ phỏng, làm theo). Có thể coi cấu trúc logic này như cơ
chế chung của q trình chuyển hóa văn hóa thành sức mạnh.
Cơ chế nói trên có thể được thực hiện hóa bằng nhiều cách thức khác nhau.
Trong đó, hai cách thức chính là (1) Sử dụng truyền thơng đại chúng – văn hóa đại
chúng và (2) Xuất khẩu văn hóa.
Sử dụng truyền thơng đại chúng – văn hóa đại chúng
Về cách thức đầu tiên, văn hóa được xem như một tài nguyên quan trọng của
ngoại giao. Có thể coi ngoại giao văn hóa là cách thức nhà nước sử dụng để thực hiện
các mục tiêu chiến lược và văn hóa đối ngoại bằng cách chuyển tải các giá trị, chuẩn
mực văn hóa nội địa ra bên ngồi qua kênh “truyền thơng đại chúng” và các kênh ấn
phẩm “văn hóa đại chúng”.
Cơ chế chuyển hóa cụ thể của cách thức này có sự tham dự của truyền thơng đại
chúng và văn hóa đại chúng: giá trị, tư tưởng, mục tiêu (đầu vào)  truyền thơng (q
trình)  văn hóa đại chúng (quan điểm, nhu cầu, thị hiếu, hệ giá trị của cơng chúng)
 chính sách (đầu ra). Và xét về phương diện phát tán, cơ chế chuyển hóa đã cuốn
truyền thơng vào như một công đoạn tất yếu. Truyền thông sẽ thúc đẩy quá trình di

chuyển văn hóa và mơ phỏng văn hóa.
Điểm cần nhấn mạnh ở đây là: Khi tin tức và sự kiện ở bất cứ quốc gia nào trên
thế giới truyền tới nước khác một cách nhanh chóng, các quốc gia đều phải đối mặt với
vấn đề thuộc lĩnh vực ngoại giao cơng chúng và ngoại giao văn hóa. Đứng trước thực
trạng này, hầu như tất cả các quốc gia đều phản ứng bằng cách ra sức truyền bá và phổ
biến hình ảnh của đất nước mình cho cơng chúng nước khác – nhằm chiếm được cảm
tình và lịng tin,… với hi vọng rằng đó là cách gây ảnh hưởng tới chính sách đối ngoại
của các đối tác bên ngồi theo hướng có lợi cho mình.
Nhưng một khi tất cả đều ứng xử như vậy, thì tình trạng “nhiễu tin” sẽ xuất
hiện. Cơng chúng quốc tế đang có xu hướng bài xích những thơng tin tun truyền,
quảng bá một chiều. Trong bối cảnh đó, những luồng thơng tin và tư tưởng được xem
là “trung tính” theo nghĩa “phi chính trị”, “phi ý thức hệ”, “phi mưu đồ”,… sẽ dễ dàng


10

được công chúng quốc tế chấp nhận hơn. Và hiện đang nắm giữ vị thế thơng tin như
vậy – chính là văn hóa. Bởi vậy, kênh “xuất khẩu văn hóa” đang nắm giữ vị trí thuận
lợi hơn so với những hình thức phát tán thơng tin miễn phí do chính phủ thực hiện với
mục đích chính trị thuần túy.
Xuất khẩu văn hóa
Xuất khẩu văn hóa khơng phải là một cơng việc đơn giản. Trước hết, nó địi hỏi
“bên xuất khẩu” cần phải xây dựng nền văn hóa nội địa giàu sức sống, mang đậm bản
sắc riêng, nhưng đồng thời phải có năng lực giao tiếp và chia sẻ. Liên quan đến khía
cạnh này, cần phải nhấn mạnh tính sáng tạo và tính xây dựng chứ khơng chỉ là tính kế
thừa hay sự phơ diễn tính kế thừa của văn hóa như một số nước đang làm.
Để xuất khẩu văn hóa, việc nghiên cứu công chúng của truyền thông và của thị
trường ấn phẩm văn hóa phải được tiến hành như bước đi đầu tiên và bắt buộc. Khi
văn hóa và truyền thông đã trở thành các ngành công nghiệp theo đuổi lợi nhuận và
tuân thủ cạnh tranh, các nước phải tính đến thị trường các sản phẩm văn hóa khi muốn

xuất khẩu văn hóa. Điều này có nghĩa là, các ấn phẩm văn hóa như phim ảnh, băng đĩa
nhạc, chước tác nghệ thuật, sách báo,… phải trở thành những hàng hóa đáp ứng được
nhu cầu và thị hiếu của cơng chúng trong và ngồi nước, thay vì tiếp tục sản xuất tràn
lan những ấn phẩm miễn phí, kém chất lượng, nhằm mục đích tun truyền thuần túy.
Khơng chỉ dừng lại ở truyền thơng và các ấn phẩm, văn hóa cịn lan tỏa thông
qua các “vật mang” khác, mà phổ biến và dễ nhận thấy nhất là “con người” và “hàng
hóa tiêu dùng”. Với con người, văn hóa được thể hiện thơng qua “văn hóa nhân cách”,
tức các tính cách, thói quen, lối sống, hành vi, ngôn ngữ,.. của con người. Đây là câu
chuyện liên quan tới nền giáo dục và đào tạo nội địa. Với hàng hóa, văn hóa được phát
tán cùng với quá trình mở rộng thị phần của một quốc gia. Lúc này, văn hóa gắn với
chất lượng, uy tín và thương hiệu sản phẩm. Đây là câu chuyện của nền kinh tế nước
nhà. Bên cạnh đó, việc xuất khẩu văn hóa cịn địi hỏi ở “bên xuất khẩu” các kỹ năng
giao tiếp liên văn hóa; mà cụ thể là sự am hiểu ngoại ngữ, am hiểu văn hóa đối tác, biết


11

cách lồng ghép một cách hợp lý các mục tiêu vào ấn phẩm truyền thơng và văn hóa;
biết cách sử dụng các hình thức văn hóa để hỗ trợ cho việc thực hiện mục tiêu.
Tất cả các kỹ năng đó cấu thành “thủ pháp văn hóa”, và được các nước sử dụng
trong ngoại giao, hướng tới các mục tiêu “tích cực” như: tăng cường hiểu biết lẫn nhau,
gây thiện cảm, tăng cường trao đổi để tránh hiểu lầm; và cũng có thể hướng đến mục
tiêu “tiêu cực” như: trinh sát đối phương, luận giải đối phương theo cách của mình,
tuyên truyền hình ảnh sai lệch về đối phương (chiến tranh thông tin, chiến tranh tâm
lý), nuôi dưỡng tư tưởng thù địch và kích động hận thù…
Việc phát triển sức mạnh mềm tất yếu cần đến các kênh truyền bá văn hóa (giá
trị, tín ngưỡng, lối sống, hình ảnh, ấn phẩm văn hóa…). Nhưng nếu quá nhấn mạnh đến
các phương tiện truyền dẫn mà lại ít chú trọng đến chất lượng của thơng điệp, thì sẽ
dẫn đến tình trạng: quốc gia nào sở hữu các phương tiện truyền thông hùng mạnh hơn
vẫn là người thắng thế trong cuộc chạy đua tranh giành ảnh hưởng văn hóa. Trên thực

tế, tồn tại quan hệ tỷ lệ thuận giữa sức ảnh hưởng văn hóa và quy mô sở hữu các
phương tiện truyền thông. Thực tế này đã khiến cho nhiều nước lo lắng về tình trạng
mất cân đối trong bản đồ văn hóa thế giới, khi các chủ nghĩa đế quốc văn hóa, cường
quốc văn hóa được chú trọng hơn do có quy mơ truyền thơng rộng lớn.
Tuy nhiên, sức mạnh mềm có tính độc lập tương đối. Bởi vậy, đối với các nước
nhỏ, khơng có ưu thế về cơ sở vật chất cho việc phát tán văn hóa, thì việc đầu tư cho
nội dung thơng điệp văn hóa là hết sức cần thiết, và cần được tiến hành trên cơ sở
nghiên cứu kỹ lưỡng về nhu cầu và thị hiếu của công chúng. Cũng giống như trường
hợp của “quảng cáo”, ở một chừng mực nhất định, chất lượng có thể bù đắp phần nào
cho sự thiếu hụt số lượng.
III. Cơ chế chuyển hóa văn hóa Manga trong chiến dịch “Cool Japan” thành sức
mạnh
Sau sự tàn phá của chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản hy vọng có thể cải
thiện kinh tế và hình ảnh quốc gia bằng cách phân phối văn hóa đại chúng Nhật Bản
trên khắp thế giới, đặc biệt là Đông Á nhằm gia tăng danh tiếng và liên minh với các


12

quốc gia láng giềng. Chính vì vậy, Thượng viện Nhật Bản đã thông qua một quỹ 500
triệu USD, chi tiêu trong 20 năm, nhằm thúc đẩy sự xâm nhập của văn hóa Nhật Bản
tại nước ngồi. Chiến dịch có tên là Cool Japan (tạm dịch: Nhật Bản thú vị) với mục
đích mở rộng các giá trị, biểu tượng văn hóa Nhật Bản. Trong đó manga là một trong
những nguồn chủ lực của chiến dịch này và được rất nhiều người trên thế giới đón
nhận.
1. Thơng tin tổng quan về Manga
Manga là dấu son vàng trong nền văn hóa Nhật Bản. “Manga” trong tiếng Hán
Việt cịn gọi là “mạn họa”, có nghĩa là những hình vẽ tràn đầy trang giấy, đây là cụm
từ để chỉ các loại truyện tranh Nhật Bản và tranh biếm họa. Ngồi ra, manga cịn được
dùng để chỉ chung cho các bộ truyện tranh xứ sở mặt trời mọc.

Manga trở thành một trong những yếu tố văn hóa của người Nhật Bản vì một số
đặc điểm mà khơng một đất nước nào có. Manga được vẽ và xuất bản theo cách đọc
của người Nhật – từ phải sang trái và hiện nay điều này vẫn được giữ nguyên khi
manga du nhập vào các nước trên thế giới. Những hình vẽ nhân vật trong manga có nét
đặc biệt riêng, với đôi mắt to và biểu cảm phong phú. Lồng vào những cuốn manga cịn
là văn hóa truyền thống Nhật Bản, những món ăn đặc trưng, những lễ hội văn hóa đặc
sắc…. Khi đọc manga, người đọc biết được về cách mặc bộ đồ Kimono, biết lịch sử và
cách mà các võ sĩ kiếm đạo luyện tập, biết được tinh thần bất diệt của một Samurai.
Ngồi ra cịn biết đến sức hấp dẫn của các món ăn Nhật, cách chế biến các món ăn, tinh
thần truyền thống của người dân đất nước phù tang.
Truyện tranh manga cịn có hàng nghìn kịch bản, cốt truyện đặc sắc hướng đến
mọi đối tượng từ người lớn và trẻ nhỏ. Các bộ truyện tranh manga nổi tiếng ln đề
cao những đức tính tốt của con người Nhật Bản, ví dụ như tình đồn kết bạn bè, tính vị
tha, nhiệt huyết, hịa đồng và anh dũng… Bằng manga, người Nhật mong muốn gửi
những câu chuyện về bài học giáo dục và quảng bá đức tính đáng tự hào của dân tộc.
Một số bộ truyện tranh manga ai cũng biết như: Doraemon, Conan, 7 viên ngọc rồng,
One Piece, Shin cậu bé bút chì… Có thể nói rằng, ngành cơng nghiệp Manga khơng chỉ


13

mang về cho Nhật hàng tỷ đô la mỗi năm mà cịn góp phần quan trọng trong việc
truyền bá văn hóa Nhật Bản khắp mn nơi.

Hình 1: Bộ truyện “Doraemon” nói về cuộc sống thường ngày của những học sinh Nhật Bản với chú mèo
máy – bộ truyện tuổi thơ của khơng chỉ người dân Nhật Bản mà cịn của người dân trên nhiều nước trên thế giới

2. Quá trình phát triển văn hóa Manga Nhật Bản
Q trình phát triển văn hóa Manga có thể chia làm hai giai đoạn: trong thời
gian chiến tranh và nửa sau thế kỷ XX.

a. Trong thời gian chiến tranh
Từ năm 1931 đến năm 1945, sức mạnh của Nhật Bản tại Châu Á đã tăng lên,
nhưng chiến tranh với Mỹ đã dẫn đến thất bại. Manga, ngồi mục đích giải trí cịn là
một cơng cụ mạnh mẽ để tuyên truyền thời chiến nhằm phục vụ cho lợi ích quốc gia.
Ví dụ như bộ Manga Tanken Sekai (Thế giới thám hiểm) – phản ánh lòng nhiệt thành
yêu nước xung quanh cuộc chiến Nga – Nhật hay Bukyo Sekai (Thế giới của chủ nghĩa
anh hùng) – kể những câu chuyện về cuộc phiêu lưu quân sự và chủ nghĩa anh hùng,
truyện trinh thám…Vì mục đích manga trong giai đoạn này là tuyên truyền thời chiến,
rất nhiều truyện tranh Nhật phải chịu sự kiểm duyệt nặng nề và sự phát triển của
Manga Nhật Bản dường như bị hoãn lại vô thời hạn.


14

b. Nửa sau thế kỷ XX – hành trình đưa manga vươn ra thế giới
May mắn thay, sau khi chiến tranh kết thúc, đã có một người đứng lên vực dậy
nền nghệ thuật Manga, đem đến cho nền văn hóa Nhật và thế giới một thể loại Manga
hoàn toàn mới. Người đó là Osamu Tezuka, ơng đã góp phần định hình kiểu mẫu
Manga thực sự đầu tiên và bắt đầu một nền công nghiệp mà đến giờ vẫn giữ vị trí chiến
lược trong nền văn hóa Nhật Bản hiện đại. Ngay từ khi cịn rất trẻ, Osamu Tezuka đã
có quan điểm: sử dụng truyện tranh như một phương tiện giúp thuyết phục mọi người
quan tâm đến thế giới17. Truyện tranh Nhật Bản, kể từ ông, bắt đầu trở thành đối trọng
với truyện tranh Mỹ. Và cũng kể từ đây, nhắc đến “manga” là nhắc đến truyện tranh
Nhật Bản với ý nghĩa đầy đủ nhất của nó: truyện kể bằng tranh, thể hiện qua các khung
hình mang phong cách điện ảnh, có đặc điểm nhân vật mắt to và biểu cảm nhiều sắc
thái, có các khung thoại bong bóng và sử dụng những kỹ thuật biểu hiện đặc thù.

Hình 2: Manga “Astro Boy” (Osamu Tezuka) – bộ truyện đưa tên tuổi ông ra ngoài thế giới. Đến thời
điểm này, manga đã có đầy đủ ý nghĩa của nó và rất sát với manga trong hiện tại
Nguyễn Hoàng Dương (2019), Lịch sử hình thành và phát triển của truyện tranh Nhật Bản (manga), The Book

Hunter, link: />(ngày truy cập: 4/6/2021)
17


15

3. Các cấp độ trong cơ chế chuyển hóa văn hóa Manga thành sức mạnh
Manga có sự ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu, chúng bắt đầu du nhập vào các
thị trường Âu Mỹ, Đông Á và Đông Nam Á từ những năm 70 thông qua con đường
in ấn lậu là chủ yếu. Thị trường Châu Mỹ là thị trường lớn nhất nhờ ý thức về bản
quyền cao, đặc biệt là Hoa Kỳ. Tuy nhiên hiện nay, xu hướng đang chuyển sang thị
trường Châu Á. 18 Vào thời kỳ toàn cầu hóa, manga tiếp cận cơng chúng nước ngồi
qua Internet với các trang đọc manga trực tuyến nổi tiếng toàn cầu như “Manga
Plus by Shueisha” ( hay trang website có
tên “Book Walker” ( và hàng ngàn trang truyện nội
địa chính thức được các nước trên thế giới sử dụng.
Văn hóa Manga với những bộ truyện tranh nổi tiếng đem lại dấu ấn sâu đậm
như Doraemon, Naruto, One Piece, Astro Boy, Pikachu,… đã có sức ảnh hưởng sâu
rộng trên phạm vi tồn thế giới. Qua các hình thức truyền thơng, manga được quảng
bá và tiếp cận với công chúng quốc tế qua đầy đủ bốn cấp độ văn hóa: “nhận biết” –
“thấu hiểu” – “chấp nhận” - “noi theo”, góp phần biến văn hóa Nhật Bản thành một
trong những nền văn hóa đặc sắc nhất trên thế giới.
a. Cấp độ “Nhận biết”
Ở cấp độ 1 - “Nhận biết”, một nền văn hóa chỉ dừng lại ở việc hiện hữu trong
mắt của những người lạ. Đây là cấp độ đầu tiên mà văn hóa thể hiện được sức mạnh
của mình. Lúc này, cơng chúng quốc tế chỉ có thể nhận thức được một số nét văn
hóa truyền thống của quốc gia khác, hay hiểu đơn giản rằng, công chúng quốc tế sẽ
phần nào nhận biết được nguồn gốc của sự vật, sự việc mang tính văn hóa đó.
Khi đọc những bộ truyện tranh manga, độc giả có thể nhận ra một số nét đẹp
văn hóa đặc trưng thuộc về Nhật Bản. Một ví dụ điển hình là hình ảnh hoa anh đào.

Hoa anh đào được xem là quốc hoa của xứ mặt trời mọc bởi vì đối với người Nhật
Bản, hoa anh đào không chỉ tượng trưng cho sức sống, vẻ đẹp mà còn là biểu tượng
Trần Diệu Anh (2015), Báo cáo nghiên cứu khoa học: Manga-Anime – nguồn sức mạnh mềm to lớn của Nhật
Bản link: (ngày truy cập: 4/6/2021)
18


16

của tính khiêm nhường, nhẫn nhịn. Những ngày đầu tháng 4, nhiều thành phố lớn ở
Nhật Bản lại hồng rực một màu hoa anh đào. Cả một màu hồng phấn ôm trọn lấy
núi đồi, lan tỏa khắp phố phường tượng trưng cho một mùa lãng mạn và đẹp nhất.
Hoa anh đào còn gắn liền với học sinh Nhật Bản trong những ngày tựu trường. Và
có lẽ, chính điều ấy đã trở thành nguồn cảm hứng bất diệt đối với các nhà sáng tác
truyện tranh. Bằng chứng là có vơ số manga Nhật Bản ngập tràn sắc hoa anh đào
như trong bìa manga “Conan” (hình dưới) hay manga lãng mạn Nhật Bản “5cm/s”,
giúp độc giả dễ dàng nhận biết đấy là loại hoa tượng trưng cho đất nước Nhật Bản.

Hình 3: Bìa sách manga “Conan” và “5cm/s” được lồng ghép hình ảnh hoa anh đào – quốc hoa Nhật Bản

b. Cấp độ “Thấu hiểu”
Ở cấp độ 2 – “Thấu hiểu”, nền văn hóa ấy đã bộc lộ những đặc tính “trội” và
“lặn” trong con mắt cơng chúng bên ngồi. Nhờ đó, cơng chúng bên ngồi có thể hiểu
được vì sao nó hành xử như vậy, và thông cảm với các giá trị mà nó theo đuổi. Ở vị thế


17

này, người ta nói đến sự khoan dung (tolerance) lẫn nhau giữa các nền văn hóa. Văn
hóa đã có được sức mạnh của sự cảm thông, chia sẻ từ bên ngồi. Lúc này, cơng chúng

quốc tế đã để ý hơn đến các nét văn hóa của quốc gia ban đầu, nhưng sức mạnh chuyển
biến văn hóa chỉ dừng lại ở mức độ cảm thơng giữa văn hóa nước sở tại và luồng văn
hóa mới.
Thơng qua manga, tinh thần võ sĩ đạo Samurai19 – một biểu tượng vinh nhục
của Nhật Bản cũng được khắc họa rõ nét và truyền bá rộng rãi. Nhắ c đế n Samurai là
chúng ta tưởng tươ ̣ng ra mô ̣t nam nhân phong đô ̣, to lớn mă ̣c áo kimono hoă ̣c bô ̣ giáp
sắ t cồ ng kề nh hoành tráng, hai kiế m mô ̣t ngắ n mô ̣t dài lấ p ló ở thắ t lưng, đi đế n đâu
dân chúng cũng đề u sơ ̣ sê ̣t và ngưỡng mô ̣. Samurai không chỉ là một nét đặc trưng của
Nhật Bản mà còn trở thành bản sắc của người Nhật Bản hiện đại. Cũng giống như tinh
thần võ sĩ đạo, phải “trung thành – can đảm – danh dự”, người dân Nhật Bản ln tự
rèn rũa bản thân mình theo quan niệm: “trung với vua, hiếu với cha mẹ, nghiêm khắc
với bản thân, nhân từ với người dưới, khoan dung với địch, xa lánh dục vọng cá nhân,
chính trực cơng bằng, trọng danh dự hơn vật chất”.20
Sự nghiêm khắc và thái độ trọng danh dự của người Nhật Bản được khắc họa cả
trong manga, bất kể nội dung bộ truyện rơi vào thời kỳ chiến tranh hay thời kỳ hiện
đại, bất kể nhân vật trong bộ truyện là trẻ con hay người lớn. Ví dụ như bộ truyện về
samurai “Hakuouki” – bộ manga hư cấu nói về tập đồn samurai Shinsengumi (Tân
Tuyển Tổ) lớn nhất Nhật Bản cuối thời Mạc Phủ thế kỉ 19. Những thành viên
Shinsengumi được khắc họa trong truyện với tinh thần võ sĩ đạo bất khuất như coi cái
chết nhẹ tựa lông hồng, kiếm thuật cao cường và có kỉ cương sắt thép.21 Hay chỉ đơn
giản là bộ truyện Doraemon, cũng có rất nhiều tập chỉ ra bài học cho nhân vật chính

Samurai: “Người phục vụ thân cận với giới quý tộc”, dùng để chỉ một người đàn ơng dịng dõi cao q, được
chỉ định để bảo vệ các thành viên Hồng tộc.
19

7 đức tính cao q của một võ sĩ đạo Nhật Bản (2019), libro.vn, link: (ngày truy cập: 4/6/2021)
20

21


Hakuouki Shinsengumi Kitan, Wikipedia Tiếng Việt, link:
(ngày truy cập: 4/6/2021)


18

Nobita là “khơng được nói dối”, “phải giúp đỡ kẻ yếu” hay “phải chăm chỉ và cầu tiến”
để xứng đáng với tinh thần võ sĩ đạo mà người dân Nhật Bản nhất định phải có được.
Độc giả có thể dễ dàng nhận ra và chấp nhận những đức tính đơi khi có phần
khắc nghiệt của người Nhật Bản hiện đại qua manga, bởi họ thấu hiểu đó là tinh thần
thượng võ Samurai Nhật Bản. Nhưng độc giả những nước lân cận Nhật Bản như Việt
Nam, Hàn Quốc hay Trung Quốc cũng chỉ dừng ở mức độ cảm thông chứ chưa thể bắt
chước những hành động như “tử vì danh dự” hay “quá nghiêm khắc - trọng lễ nghĩa”
trong cuộc sống hàng ngày của người Nhật Bản, mặc dù các nước này cũng có lịch sử
chói lọi với những anh hùng nổi tiếng với lòng “trung với nước, hiếu với dân” bất
khuất.

Hình 4: Bộ manga “Hakuouki” - tinh thần võ sĩ đạo trong quá khứ và chap truyện “Doraemon” - khắc họa tinh
thần chính trực của người dân Nhật Bản thời hiện đại


19

c. Cấp độ “Chấp nhận”
Ở cấp độ 3 – “Chấp nhận”, thì có nghĩa là cơng chúng bên ngồi đã tìm thấy ở
nền văn hóa này các giá trị chung, mang tính chia sẻ để làm cầu nối với “bên trong” và
“bên ngồi”. Tìm được tiếng nói chung đồng nghĩa với việc mở ra khả năng hợp tác,
khả năng gia nhập vào cộng đồng văn hóa rộng hơn – và kéo theo đó là khả năng nhận
được sự ủng hộ của cộng đồng lớn. Đây là một sức mạnh lớn hơn nhiều so với các cấp

độ trước đó. Bước phát triển tất yếu của “chấp nhận” chính là “ủng hộ” nền văn hóa ấy
bằng cách thể hiện sự trợ giúp (vật chất, tinh thần) khi nó gặp khó khăn trong việc thực
hiện hóa các giá trị mang tính chia sẻ.
Như đã đề cập trong bài viết, một trong những đặc điểm đặc biệt của manga là
được vẽ và xuất bản theo cách đọc của người Nhật – từ phải sang trái. Ban đầu, Nhật
Bản khi lan truyền manga ra nước ngồi vẫn cịn điều chỉnh để phù hợp với văn hóa
đọc của nước bạn. Nhưng sau đó, Nhật Bản đã quyết định thay đổi và giữ nguyên cách
đọc đặc trưng từ phải sang trái. Điều này tuy gây ra một sự “va chạm” văn hóa lúc ban
đầu do thói quen đọc của một số nước, ví dụ như Việt Nam, là từ trái sang phải. Tuy
nhiên, các nhà xuất bản thế giới lại sẵn sàng du nhập, chấp nhận các hiện tượng văn
hóa trái với truyền thống bởi manga có quá nhiều giá trị.22 Manga đã được được công
chúng nước ngoài thấu hiểu qua các cấp độ trên trong một thời gian khá dài, mặc dù
cách đọc mới ban đầu có thể gây khó chịu cho người đọc, nhưng độc giả yêu thích
truyện tranh Nhật Bản sau dần lại cảm thấy cách đọc này khá thú vị, và dễ dàng trong
việc tiếp nhận cách đọc mới này. Họ ủng hộ chúng và cịn cho đó là điểm đặc biệt cần
phải được lưu giữ và tuyên truyền bởi nó thể hiện sự khác biệt của “người đọc manga”
so với các độc giả đọc thể loại truyện tranh khác từ nước khác, ví dụ như Comic Books
của Mỹ.

Y Nguyên (2008), Truyện tranh đọc ngược, cú “va chạm” văn hóa, Báo Thanh Niên, link:
(ngày truy cập:
4/6/2021)
22


20

Hình 5: Thói quen đọc truyện “ngược” của Nhật Bản được chấp nhận và ủng hộ rộng rãi trên các nước khác

d. Cấp độ “Noi theo”

Ở cấp độ 4 – “Noi theo”, nền văn hóa phát huy được tầm vóc sức mạnh của
mình khi đạt đến trạng thái được cơng chúng của nền văn hóa khác “sao chép”, “mơ
phỏng” và “làm theo”. Hay có thể nói, khi nền văn hóa được lan tỏa một cách rộng rãi
và có sức hút khiến các chủ thể khác làm theo một cách tự nguyện cũng chính là khi
văn hóa trở thành sức mạnh mềm.
Theo luận chứng của Joseph Nye: “Một nước có thể đạt được kết quả mà mình
mong muốn trong chính trị quốc tế, bởi vì nước khác muốn đi theo họ, thưởng thức
quan niệm giá trị của họ, bắt chước mô hình của họ, mong đạt được trình độ phồn vinh
và mở cửa của họ…Tôi gọi mặt này của sức mạnh là sức mạnh mềm”23

PGS.TS. Phạm Thái Việt (Chủ biên), Th.S Lý Thị Hải Yến (2012), Ngoại giao văn hóa: Cơ sở lý luận, kinh
nghiệm thực tế và ứng dụng, NXB Chính Trị - Hành chính Hà Nội, tr.99
23


21

Các nghệ sĩ ở những nơi khác trên thế giới được truyền cảm hứng rất nhiều từ
manga. Một số quốc gia thậm chí cịn có những cuốn truyện tranh chịu ảnh hưởng của
manga đến nỗi họ tạo nên thể loại của riêng mình, ví dụ như là “manhwa”

24

ở Hàn

Quốc và “manhua” 25 ở Trung Quốc.
Ở thời kỳ đầu khi “manhwa” và “manhua” xuất hiện, hai thể loại này lấy cảm
hứng khá lớn từ truyện tranh Nhật nên thời kỳ đầu những nét vẽ, cách trình bày và hiệu
ứng của truyện có phần hơi giống Manga. Tuy nhiên sau này thì hai trường phái này
đều đã tự tìm cho mình được con đường riêng, dấu ấn riêng thông qua nền tảng vững

chắc là truyện tranh Manga Nhật Bản.
Nhưng những đặc điểm đặc trưng mà hai thể loại truyện này học hỏi từ Manga
dường như có ít sự thay đổi. Ví dụ như: Manhwa và manhua đều sử dụng các hình vẽ
để kể truyện/ Các phần dẫn truyện và lời nói của các nhân vật đều được bỏ vào khung
gọn gàng/ Có rất nhiều tác phẩm có các nét vẽ cũng như những hiệu ứng rất giống nhau
nhưng bị phân biệt do tác giả và nhà sản xuất tới từ các quốc gia khác biệt/ Trong
truyện, tỷ lệ cơ thể người thường đúng và giống với người thật, nhưng tỷ lệ khuôn mặt
sẽ được biến tấu có phần khác đi so với người thật như mắt lớn hơn bình thường, mũi
và miệng được vẽ tối giản, tóc khơng vẽ sợi chi tiết mà miêu tả thành những mảng
miếng/ Sử dụng những bộ từ tượng thanh độc đáo để miêu tả âm thanh của lồi vật,
những vật vơ tri vơ giác, miêu tả tâm trạng và cảm xúc.
Và đặc điểm quan trọng nhất mà Manhwa và Manhua học tập từ Manga, đó là
chúng cũng được sử dụng để lan tỏa văn hóa của đất nước mình tới các nước khác trên
thế giới. Có thể thấy rằng, Trung Quốc và Hàn Quốc cũng có những bước đầu phát
triển sức mạnh mềm văn hóa từ truyện tranh sau khi chứng kiến sự thành công vang
dội của Manga đối với việc truyền bá văn hóa Nhật Bản ra nước ngoài.

Manhwa: Là từ được dùng để chỉ một cuốn truyện tranh của Hàn Quốc, manhwa bắt đầu trở nên phổ biến khi
có sự ra đời của webtoon (truyện tranh Hàn Quốc trên mạng)
24

Manhua: thuật ngữ dùng để chỉ những dòng truyện tranh được xuất bản ở Trung Quốc, Đài Loan và Hồng
Kông
25


22

Hình 6: Manhua “Phong Khởi Thương Lam” truyền tải văn hóa trang phục cổ trang Trung Quốc (bên trái) và
manhwa “True Beauty” khắc họa văn hóa học đường ở Hàn Quốc (bên phải)


4. Đánh giá hiệu quả và hạn chế của làn sóng văn hóa Manga trong chiến dịch
“Cool Japan” tới Nhật Bản
a. Hiệu quả
Manga Nhật Bản đã trở nên quen thuộc ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Với
tầm nhìn dài hạn về chủ trương xuất khẩu văn hóa của Nhật Bản, manga đã được chào
đón nồng nhiệt ở nước bạn, vượt qua cả sự khác biệt về văn hóa, ngơn ngữ, chủng tộc.
Nhờ sự lồng ghép khéo léo văn hóa Nhật Bản vào trong những câu chuyện dung dị đời
thường của manga, truyện tranh Nhật Bản cịn góp phần tạo nên một hình ảnh "nước
Nhật mới" so với trước kia. Thơng qua manga, hình ảnh một nước Nhật quân phiệt, chỉ
có sức mạnh kinh tế đã được thay thế bằng hình ảnh một quốc gia đầy ấn tượng (Cool
Japan) trong lòng cộng đồng quốc tế.


23

Về chính trị, chiến dịch “giành trái tim và khối óc” thế giới do Nhật Bản triển
khai cũng thành công vượt mong đợi và đem lại nhiều lợi ích cho đất nước mặt trời
mọc. Nhật Bản dần trở thành một “cường quốc” về sức mạnh mềm, khiến vị thế của
Nhật Bản được nâng cao trên trường quốc tế. Thật vậy, kết quả trưng cầu của hãng
BBC năm 2011 cho thấy Nhật Bản đứng vị trí thứ hai thế giới sau nước Đức về hình
ảnh tích cực trên tồn cầu trong khi Mỹ ở vị trí thứ 7. Ví dụ như vào năm 2008, chính
phủ Nhật Bản đã tổ chức lễ nhậm chức “đại sứ hoạt hình” cho chú mèo máy
Doraemon. Tại buổi lễ, hình ảnh thân thiện khi ngoại trưởng Masahiko Samura trao
giấy chứng nhận cho chú mèo máy đã tạo nên ấn tượng tốt đẹp cho Nhật Bản trong
lòng cơng chúng u thích Doraemon trên tồn thế giới. Giải thích cho điều này, cố
vấn đặc biệt của Văn phịng Nội các Nhật Bản Shimada Haru cho rằng: "Nhật Bản
giành được những ấn tượng tốt từ cộng đồng trên thế giới là do sự thẩm thấu của văn
hóa Nhật Bản, tinh tế và giản dị qua những phương tiện như Manga, Nhật Bản đang
thành cơng xây dựng hình ảnh của một quốc gia u chuộng hịa bình khơng có chiến

tranh xâm lược"26
Về kinh tế, theo Ngân hàng Nhật Bản, "tổng xuất khẩu của Nhật Bản từ năm
1997- 2006 tăng khoảng 1,7 lần, xuất khẩu sản phẩm văn hóa tăng hơn 3 lần. Nói đến
manga, ngành cơng nghiệp này đã đem lại cho Nhật Bản hàng tỷ đô la mỗi năm. Thị
trường manga truyền thống trị giá hơn 400 tỷ yên vào năm 2007, nhờ quảng bá Manga
qua chiến dịch “Cool Japan”, doanh số bán manga điện tử dự tính được tăng lên hơn 70
tỷ yên vào năm 2012 và sẽ còn tiếp tục tăng nữa trong những năm tiếp theo.27 Bên cạnh
đó, về du lịch, thơng qua Manga, Nhật Bản cũng thu hút một số lượng lớn du khách
đến tham quan và du lịch tại Nhật Bản, một phần là để thưởng thức phong cảnh hữu
tình nơi đây, một phần là để có thể thăm thú những địa điểm của nhân vật hoạt hình nổi
26

TS. Hồng Minh Lợi (2013), Những thành quả và hạn chế của chính sách về quyền lực mềm tại Nhật Bản,
link: (ngày truy cập: 5/6/2021)
27

Japan looks to manga comics to rescue ailing economy (2009), The Guardian, link:
(ngày truy cập: 5/6/2021)


×