NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TRONG CƠ CHẾ THỊ
TRƯỜNG HIỆN ĐẠI.
I. QUAN NIỆM THỰC CHẤT CỦA CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DOANH
NGIỆP TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG.
1. Các quan điểm về chiến lược kinh doanh.
1.1 Nguồn ngốc xuất xứ của chiến lược.
Chiến lược là một thuật ngữ được hình thành từ rất sớm nó khởi nguồn
trong lĩnh vực quân sự. Trong quân sự chiến lược được xem như là sự kết hợp
giữa việc sử dụng mưu lược và các hành động quân sự cụ thể nhằm giành
được thắng lợi trong các cuộc chiến tranh và nó được thể hiện thông qua các
khái niệm kinh điển sau:
Theo từ điển chiến lược văn hoá Mỹ: Chiến lược là khoa học và nghệ thuật
quân sự được ứng dụng để lập kế hoạch tổng thể và tiến hành những chiến
dịch quy mô lớn nhằm giành tới thắng lợi cuối cùng.
Còn theo Clausewit một nhà chiến lược quân sự nổi tiếng người Đức trong
cuốn bàn về chiến tranh cho rằng: “Chiến lược là nghệ thuật chỉ chiến đấu ở
những vị trí có ưu thế”.
Còn theo từ điển Larause: Chiến lược là nghệ thuật chỉ huy các phương tiện
để chiến thắng.
Như vậy chiến lược là cơ sở để các nhà quân sự tính kế lâu dài với các mục
tiêu cuối cùng là đánh thắng lợi với thiệt hại ít nhất.
1.2. Các quan niệm về chiến lược.
Thế nhưng khái niệm chiến lược mới chỉ du nhập sang lĩnh vực kinh tế từ
sau đại chiến thế giới lần thứ II khi mà nền kinh tế các nước phục hồi nhanh
chóng và có những bước phát triển nhảy vọt, mỗi nước đều nhận thấy rằng
sức mạnh của một quốc gia không hoàn toàn dựa vào quân sự mà song song
với nó phải là tiềm lực kinh tế vững mạnh và từ đó hai từ "chiến lược" dần trở
lên phổ biến trong nền kinh doanh.
Tuy nhiên ta cũng có thể hiểu sự khác nhau cơ bản giữa chiến lược trong hai
lĩnh vực này. Trong quân sự luôn có đối kháng, vì thế chiến lược của ta thành
công thì địch thất bại và ngược lại. Còn trong lĩnh vực kinh doanh thì không
hoàn toàn như vậy một chiến lược kinh doanh thành công không có nghĩa là
các đối thủ cạnh tranh bị tiêu diệt mà có thể song song tồn tại với lợi ích chung
.
Cho tới nay tồn tại rất nhiều quan niệm khách nhau về chiến lược nhưng có
thể tựu chung lại trong ba nhóm sau :
Nhóm thứ nhất : Chiến lược được xem như là một dạng kế hoạch, nhưng là
một dạng đặc biệt. Đại diện cho nhóm này có hai tác giả chính là
Willim.F.Glueck cho rằng “Chiến lược là một dạng thống nhất toàn diện và tổng
hợp được thiết kế đảm bảo các mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp sẽ thực
hiện được ".
-Jame B.Quin thì lại nhận định nghĩa chiến lược là xu hướng hoặc kế hoạch
nhằm kết hợp các mục tiêu, chính sách chính và những chương trình hành
động của tổ chức thành một thể thống nhất.
Nhóm thứ hai : Chiến lược được xem là nghệ thuật thiết kế các lợi thế cạnh
tranh để dành lấy ưu thế trên thị trường.
Theo A.Thretart coi : Chiến lược là nghệ thuật mà doanh nghiệp tạo ra để
chống lại các đối thủ cạnh tranh và giành thắng lợi trong kinh doanh.
Còn theo Micheal.Porter trong cuốn “Chiến lược cạnh tranh” thì cho rằng “
chiến lược là nghệ thuật xây dựng các lợi thế cạnh tranh vững chắc để phòng
thủ và giành thắng lợi trong cạnh tranh”.
Nhóm thứ ba: Dung hoà cả hai nhóm trên họ cho rằng: chiến lược vừa là
một dạng kế hoạch, vừa là nghệ thuật tổ chức nhưng là nghệ thuật tổ chức
thực hiện chiến lược.
Alfred Candler giáo sư giảng dạy tại trường kinh doanh Harvard Mỹ định
nghĩa chiến lược là nghệ thuật phối hợp hành động và điều khiển chung nhằm
đạt tới các mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp .
Mặc dù các nhóm khái niệm về chiến lược xuất hiện khác nhau ở những thời
kỳ nhất định đều hình thành nên một ý tưởng chung về chiến lược đó là “Chiến
lược được xem như là một dạng kế hoạch, một mưu lược một vị thế và một
tầm nhìn nhất định. Ý tưởng này không những mang tính tổng thể và dài hạn
mà còn mang tính động, tính cụ thể, tính sáng tạo. Trước kia các doanh nghiệp
Việt Nam chỉ quen với các chỉ tiêu kế hoạch, hàng năm, hàng tháng, hàng quý
do nhà nước giao cho. Ngày nay trong nền kinh tế thị trường hiện đại các
doanh nghiệp buộc phải tìm kiếm bạn hàng và cũng tự tìm ra cho mình đường
đi nước bước và khái niệm chiến lược cũng dần dần được đón nhận như một
công cụ hữu hiệu nhằm giải quyết những vấn đề mang tính dài hạn.
Chiến lược trước đây có thể xem như là một kế hoạch dài hạn và tổng thể.
Song theo thời gian khi mà môi trường kinh doanh ngày càng thay đổi nhanh
chóng và phức tạp, những kế hoạch dài hạn ngày càng tỏ ra kém hiệu quả.
Chiến lược ra đời với ý nghĩa gắn doanh nghiệp với môi trường kinh doanh,
điều chỉnh thích ứng với môi trường. Tính động trong chiến lược ngày càng
thể hiện rõ: Nhà chiến lược không xuất phát từ tương lai, dự thế vị thế của họ
trong từng phương án khác nhau trong tương lai để từ đó họ nhìn nhận về
hiện tại để họ xem phải làm gì và làm ngay từ đầu. Đây cũng chính là xu thế
quản trị chiến lược hiện nay trên thế giới .
2. Thực chất của chiến lược.
Chúng ta nhận thấy rằng cho tới nay vẫn chưa có một sự thống nhất về mặt
định nghĩa nhưng về mặt bản chất nó thể hiện trên mấy điểm sau:
Chiến lược luôn mang tính định hướng: Chiến lược kinh doanh của một
doanh nghiệp thường được xây dựng cho thời kỳ tương đối dài, nó có thể là5
năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Chiến lược kinh doanh luôn hướng tới
việc thực hiện thành công các mục tiêu đã đề ra trong thời kỳ chiến lược đó,
khác với kế hoạch, chiến lược không chỉ ra việc gì nhất định phải làm và việc gì
lên làm trong thời kỳ kế hoạch. Vì vậy kế hoạch kinh doanh thường được xây
dựng cho thời kỳ ngắn hạn, kế hoạch được xây dựng dựa trên những căn cứ
chính xác, những số liệu cụ thể và có thể dự đoán được. Còn chiến lược được
xây dựng cho dài hạn, các số liệu khó dự đoán được, hơn nữa trong môi
trường kinh doanh hiện đại, bất kỳ một sự thay đổi nào cũng có thể xẩy ra, cho
lên việc dự đoán chính xác việc nào phải làm việc nào không phải làm, việc nào
là rất khó khăn. Chính vì vậy chiến lược chỉ mang tính định hướng, khi khai
triển thực hiện chúng ta phải biết kết hợp giữa chiến lược có chủ định và chiến
lược do cơ hội kinh doanh mang lại, giữ mục tiêu chiến lược và mục tiêu khởi
phát. Quá trình thực hiện cũng phải uyển chuyển không cứng nhắc.
Chiến lược luôn tập chung quan điểm lớn vào các lãnh đạo cấp cao trong
doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa chỉ các nhà lãnh đạo mới có đủ thẩm quển đưa
ra các quyết định chiến lược, lựa chọn hướng phát triển cho doanh nghiệp.
Điều này thể hiện quán triệt trong doanh nghiệp một thủ trưởng trong quản
trị doanh nghiệp. Đồng thời đảm bảo tính chuẩn xác trong các quyết định
chiến lược, sự bí mật về các thông tin trong môi trường cạnh tranh khốc liệt.
Tuy nhiên chiến lược cũng có thể được xây dựng dựa trên những đề xuất của
các cấp công nhân trong công ty. Nhưng việc đưa ra quyết định có triển khai
thực hiên chiến lược đó hay không lại thuộc về các nhà lãnh đạo cấp cao trong
công ty.
Chiến lược luôn hướng tới mục tiêu giành thắng lợi: Khi xây dựng chiến
lược các nhà quản trị luôn mong muốn đưa doanh nghiệp phát triển lên một
tầm cao mới có sự thay đổi căn bản về chất. Vì thế chiến lược xây đựng dựa
trên lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp và được thực thi dựa trên sự phát
hiện và sử dụng các cơ hội kinh doanh .
3.Các loại chiến lược .
Chiến lược được phân loại theo nhiều cách khác nhau dựa trên các tiêu trí
khác nhau và dựa vào quan niệm từng tác giả. Ta có thể phân loại như sau:
*Theo nội dung chiến lược .
Căn xứ vào nội dung của các chiến lược các nhà quản trị người Pháp cho
rằng chiến lược kinh doanh gồm các loại :
Chiến lược tài chính : Bao gồm quy mô, nguồn hình thành và hiệu quả sử
dụng các nguồn vốn đầu tư.
Chiến lược thương mại : Là chiến lược cho toàn bộ hoạt động thương mại
của công ty, từ việc mua cung cấp các yếu tố đầu vào đến các hoạt động
marketing của công ty đó.
Chiến lược nhân sự : Thể hiện ở phương hướng, biện pháp huy động và sủ
dụng nguồn nhân lược nhằm thực hiện thành công các chiến lược trên.
Chiến lược công nghệ và kỹ thuật: Định hướng cho công tác nghiên cứu phát
triển và đổi mới công nghệ sản phẩm...Trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát
triển như vũ bão hiện nay thì chiến lược khoa học công nghệ đóng một vai trò
hết sức quan trọng cho sự nghiệp phát triển của doanh ngiệp nó cũng là công
cụ hữu hiệu tạo nên lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
* Theo cấp chiến lược.
Khi phân theo cấp chiến lược người ta thường chia chiến lược thành:
Chiến lược cấp công ty: Đây là chiến lược được xây dựng cho toàn công ty
trên tất cả các lĩnh vực kinh doanh mà công ty tham gia. Mục tiêu trong chiến
lược này là tìm ra cái đích mà công ty muốn đạt tới, nhìn một cách tổng thể
trên toàn bộ công ty đang theo đuổi, cũng như phương hướng và biện pháp
nhằm đạt tới cái đích đó.
Chiến lược cấp kinh doanh (lĩnh vực): Xây dựng cho một ngành kinh doanh
chuyên môn hoá hẹp.
Chiến lược cấp chức năng: Là chiến lược cho từng chức năng riêng biệt
trong hoạt động của công ty như marketing, nhân sự ,tài chính. Có thể chiến
lược cấp chức năng là chiến lược hỗ trợ nhằm thực hiện thành công chiến lược
kinh doanh và chiến lược cấp công ty.
* Theo quá trình chiến lược.
Chiến lược kinh doanh bao gồm:
Chiến lược định hướng: Đề cập đến những định hướng lớn và các mục tiêu
của doanh nghiệp, phương hướng và biện pháp nhằm đạt được các mục tiêu
đó. Nó được xây đựng dựa trên kết quả phân tích môi trường kinh doanh.
Chiến lược định hướng là chiến lược căn bản trong quá trình hoạch định chiến
lược của doanh nghiệp.
Chiến lược hoạt động: Là các phương án hoạt động khác nhau trong những
điều kiện hoàn cảnh cụ thể và dự tính các điều chỉnh sao cho phù hợp với thực
tiễn, chiến lược hoạt động có thể được xây dựng dựa trên chiến lược định
hướng hoặc cũng có thể được xây dựng dựa trên các vấn đề thực tiễn đạt ra
trong ngắn hạn.
II. VAI TRÒ CỦA CHIẾN LƯỢC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP TRƯỚC BỐI CẢNH TOÀN CẦU HOÁ.
1.Đặc điểm của nền kinh tế hiện đại .
Kể từ sau đại chiến thế giới lần thứ hai môi trường kinh doanh có những
thay đổi đáng kể nền kinh tế phát triển một các mạnh mẽ và vận động không
ngừng. Nền kinh tế mang những đặc điểm nhất định nó chi phối và quyết định
sự tồn tại và phát triển của tất cả các doanh nghiệp hiện nay, nó vừa tạo ra cơ
hội, nó vừa tạo ra thách thức cho phát triển. Các doanh nghiệp muốn tồn tại và
phát triển thì cần phải lắm vững các đặc điểm này và vận dụng chúng vào thực
tiễn kinh doanh một cách linh hoạt.
Các đặc điểm cơ bản nhất của nền kinh tế hiện đại bao gồm :
- Khu vực hoá và toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới. Quá
trình này đã và đang thúc đẩy mạnh mẽ sự phân công lao động trên toàn thế
giới, làm cho nền kinh tế thế giới trở nên thống nhất và phụ thuộc lẫn nhau
nhiều hơn. Quá trình quốc tế hoá nền kinh tế thế giới đã tạo ra cơ hội to lớn
cho sự phát triển thông qua việc mở rộng các mối quan hệ hữu nghị và hợp tác
giữa các quốc gia, khu vực, qua đó thị trường được mở rộng vào, các rào cản
thương mại được dỡ bỏ dần dần. Tuy nhiên nó cũng làm cho sự cạnh tranh gay
gắt khốc liệt hơn. Các lợi thế so sánh của doanh nghiệp giảm do nhập các
nguồn lực một cách dễ dàng hơn.
Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật diễn ra như vũ bão. Cuộc cách mạng này
đem đến cho doanh nghiệp nhiều cơ hội kinh doanh hấp dẫn nhưng cũng đặt
doanh nghiệp trước những khó khăn chưa từng thấy. Chính sự phát triển của
khoa học kỹ thuật một khối lượng lớn kiến thức và công nghệ tạo với tốc độ
ngày càng nhanh. Ngay chu kỳ sống của sản phẩm ngày càng bị rút ngắn. Công
nghệ cũng mau trở nên lạc hậu hơn. Điều này buộc các doanh nghiệp phải tìm
cách ứng dụng một cách nhanh nhất để đạt được lợi thế về công nghệ và
phương pháp quản lý mới. Tốc độ của sự sáng tạo trở thành nhân tố sống còn
của doanh nghiệp.
- Môi trường kinh doanh đang thay đổi một cách nhanh chóng: Xuất phát từ
quá trình khu vực hoá, toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới cùng với sự nghiệp
phát triển của khoa học công nghệ. Các tổ chức kinh tế thế giới các doanh
nghiệp dù hoạt động trong lĩnh vực nào, khu vực thị trường nào cũng phải
phản ứng linh hoạt để thích ứng nhanh chóng với môi trường nhằm bảo tồn sự
và phát triển. Điều đó làm môi trường kinh doanh luôn luôn sôi động và khó có
thể dự đoán được xu thế phát triển của chúng. Chính vì thế sự nhạy cảm phải
sáng tạo trong kinh doanh trở thành yếu tố sống còn trong doanh nghiệp. 2.
Vai trò của chiến lược kinh doanh trong nền kinh tế thị trường hiện đại.
Ngày nay tất cả chúng ta điều nhận thấy rằng toàn cầu hoá là một xu thế tất
yếu và chính nó sẽ tác động tới mọi mặt đời sống xã hội của từng quốc gia,
theo đó mỗi doanh nghiệp phải tự điều chỉnh để thích ứng đối với mỗi môi
trường kinh doanh hiện đại.
Đặc điểm trên của môi trường kinh doanh có ảnh hưởng rất lớn đối với sự
tồn tại phát triển của doanh nghiệp. Nó vừa tạo ra cơ hội đồng thời cũng đặt
các doanh nghiệp trước những thách thức mới. Nó buộc các doanh nghiệp
muốn tồn tại thì phải tìm ra cho mình một đường kinh doanh mới phù hợp với
điều kiện hoàn cảnh mới. Chính vì thế chiến lược kinh doanh được xem là nền
tảng vững chắc cho tương lai của doanh nghiệp và nó đóng một vai trò hết sức
quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Điều đó thể hiện:
Chiến lược là công cụ tổng hợp các mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp. Mục
tiêu của doanh nghiệp là các tiêu đích mà các doanh nghiệp cần phải đạt được
trong một thời kỳ nhất định. Việc cụ thể hoá, văn bản hoá các mục tiêu của
doanh nghiệp thông qua chiến lược sẽ giúp cho các thành viên trong doanh
nghiệp nhận thức rõ cần phải đi đến đâu vì vậy họ cần phải biết làm gì và làm
như thế nào. Chính từ nhận thức đó sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện các mục
tiêu rễ đàng hơn.
Chiến lược gắn liền với mục tiêu dài hạn và ngắn hạn. Trong môi trường
kinh doanh hiện đại, các doanh nghiệp phải luôn hoạt động một cách linh hoạt
để thích nghi với môi trường. Song chính sự vận động đó có thể dẫn đến sự
lệch pha trong hoạt động làm triệt tiêu đi các mục tiêu lâu dài. Chính chiến
lược với các mục tiêu dài hạn đã mang lại cho nhà quản trị những phương
pháp quản lý mới và tầm nhìn sâu rộng hơn.
Việc giải quyết các vấn đề ngắn hạn mang định hướng dài hạn sẽ đem đến
sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Các mục tiêu dài hạn cũng là cơ sở
quan trọng cho các kế hoạch và mục tiêu ngắn hạn. Chiến lược góp phần đảm
bảo việc thống nhất hoá, đồng điệu hoá các hoạt động của doanh nghiệp.
Trong quá trình tồn tại và phát triển với xu thế phân công lao động ngày càng
sâu rộng, các công việc trong tổ chức được thực hiện bởi nhiều bộ phận khác
nhau, chuyên môn hoá đó cho phép thực hiện công việc với hiệu xuất cao. Tuy
nhiên trong quá trình thực hiện công việc mỗi bộ phận thường chỉ quan tâm
đến lợi ích của đơn vị mình chứ không quan tâm đến lợi ích chung của tổ chức.
Chiến lược cung cấp một quan điểm toàn diện và hệ thống trong việc sử lý các
vấn đề của thực tiễn kinh doanh nhằm cộng hưởng sức mạnh của các bộ phận,
các cá nhân trong tổ chức khiến cho việc thực hiện mục tiêu chung dễ dàng
hơn.
Chiến lược giúp cho các doanh nghiệp nắm bắt các cơ hội thị trường được
dễ dàng hơn và tạo các lợi thế cạnh tranh trên thương trường.