Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đại cương truyền thông quốc tế: So sánh sự phát triển của Internet và hệ lụy của khoảng cách số

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (741.48 KB, 6 trang )

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA TRUYỀN THƠNG VÀ VĂN HĨA ĐỐI NGOẠI
----------------------------------------

BÀI TẬP CÁ NHÂN
MÔN: ĐẠI CƯƠNG TRUYỀN THÔNG QUỐC TẾ
Đề bài: Hãy đưa ra các con số so sánh sự phát triển Internet trong khoảng
từ năm 2000 đến năm 2020, từ đó chỉ ra hệ lụy của khoảng cách số (digital
divide) đối với các khu vực trên thế giới trong bối cảnh hiện nay.
Giảng viên :

TS. Lý Thị Hải Yến

Sinh viên

:

Hoàng Thu Hằng

Mã SV

:

TT45A-010-1822

Hà Nội, ngày 10, tháng 6, năm 2021


Trong kỷ ngun tồn cầu hóa, Internet đã trở thành một trong những công cụ quan
trọng nhất để giao tiếp, truyền tải thơng tin và giải trí. Tính đến năm 2020, hơn một nửa
dân số toàn cầu được kết nối Internet, nhưng lại có sự phân bổ khác nhau giữa các khu vực


trên thế giới. Và dưới đây là bảng số liệu cụ thể so sánh sự phát triển của Internet trong 20
năm (từ 2000-2020) của một số khu vực ấy.
Internet users by region, 2000-2020 (millions)
114.3

Asia

825.1

105.1

Europe

475.1

2525.03

727.85

108.1
266.2
332.91

North America

18.1

Latin America/ Caribbean

204.7


467.82

4.5
110.9

Africa

566.14

3.3
63.2
184.86

Middle East

7.6
21.3
28.92

Oceania/ Australia
0

500

1000
2000

1500
2010


2000

2500

3000

2020

Nguồn: Interner World Stats

Bảng số liệu: Sự thâm nhập Internet (Internet Penetration) của các khu vực trên
thế giới từ 2000-2020 (%)
* Sự thâm nhập Internet = (Số người dùng Internet trong năm/Số dân khu vực trong năm) x 100

Area/Year

2000

2010

2020

3%

19,6%

55,1%

Europe


14,5%

64,5%

87,2%

North America

34,6%

77,5%

94,6%

Latin America/ Caribbean

3,47%

34,6%

68,9%

Africa

0,6%

10,7%

39,3%


Middle East

1,15%

17,7%

70,2%

Oceania/ Australia

24,2%

57,8%

67,8%

Asia

Nguồn: Population Pyramid (Tính tốn dựa trên số liệu dân số từ Population Pyramid, bởi vậy nên có thể có sai số
so với các nguồn dữ liệu khác)

2


Nhìn chung, sau 20 năm, sự phát triển của Internet đã tăng vọt theo cấp số nhân và
lan tỏa ra khắp toàn cầu, với số lượng người sử dụng Internet vào năm 2020 nhiều gấp
khoảng 10-20 lần so với năm 2000.
Quay trở lại vào năm 2000, có 361 triệu người dùng Internet trên toàn thế giới, nghĩa
là chỉ bằng 2/3 số lượng người dùng của Facebook ngày nay. Và con số này được phân bổ

không đồng đều ở các khu vực trên thế giới. Những khu vực có số người dùng Internet
nhiều nhất vào năm này là Châu Á, Châu Âu và Bắc Mỹ (hơn 100 triệu người), gấp khoảng
5 lần so với các khu vực còn lại như Mỹ Latin, Châu Phi, Trung Đông và Châu Đại Dương
(Dưới 20 triệu người). Lúc này, sự thâm nhập Internet1 ở Châu Âu và Bắc Mỹ là cao nhất,
lần lượt là 14,5% và 34,6%, bởi đây là những khu vực đầu tiên thử nghiệm và sử dụng
Internet, đặc biệt là ở Mỹ với 95,1 triệu người dùng. Ở Châu Á, mặc dù có số lượng người
truy cập Internet cao nhất so với các khu vực còn lại, sự thâm nhập của Internet chưa lan
rộng trên nhiều địa bàn trong khu vực châu Á mà chủ yếu ở các nước lớn như Nhật Bản –
gã khổng lồ Internet ở Châu Á (47,1 triệu người dùng) và Trung Quốc, Hàn Quốc (với
khoảng 20 triệu người dùng)2.
Cho đến năm 2020, Internet ngày càng được lan tỏa sâu rộng hơn trên thế giới. Sự
phát triển của Internet ở Châu Á bứt phá đáng kể với hơn 2 tỷ người dùng và sự lan tỏa
Internet là 55,1%. Số người dùng ở châu Âu và Bắc Mỹ vẫn tiếp tục tăng đều trong 20 năm
qua, đứng đầu là Bắc Mỹ với 94,6% số lượng người dân có thể truy cập Internet. Trung
Đơng và Châu Phi cũng có số lượng người dùng tăng đáng kể, với tỷ lệ người dân truy cập
Internet ở Trung Đông là 70,2% - đứng thứ 3 trên thế giới. Tiếp sau đó là Mỹ Latin và
Châu Đại Dương với tỷ lệ thâm nhập Internet khá cao, lần lượt là 68,9% và 67,8%. Khu
vực còn lại - Châu Phi có sự thâm nhập Internet thấp nhất, đứng ở vị trí cuối cùng chỉ với
39,3% số lượng người truy cập.

Sự thâm nhập của Internet (Internet penetration) cho biết tỷ lệ dân số có quyền truy cập Internet ở bất kỳ quốc gia
nào. Tỷ lệ này cũng góp phần xác định một phần của khoảng cách số (digital divide), nguồn: Michael J. Ahn and John
Mcnutt, “If we build it, will they come: An aprreciation of the Microfoundations of E-government”, 2015,
link: (ngày
truy cập: 8/6/2021)
2
“The Incredible Growth of Internet since 2000”, 2010, link:
(ngày truy cập: 8/6/2021)
1


3


Vậy sự chênh lệch của khoảng cách số (digital divide) giữa các khu vực này sẽ gây ra
những hệ lụy gì?
Khoảng cách số (Digital Divide) được hiểu là “Bất bình đẳng trong tiếp cận Internet
và Công nghệ thông tin”3. Dựa theo bảng số liệu trên, có sự chênh lệch khá lớn của khoảng
cách số giữa các khu vực trên thế giới – điều này tạo ra một vài hệ lụy nghiêm trọng trong
bối cảnh thế giới hiện nay. Cụ thể:
Khả năng kém phát triển và tăng trưởng yếu: Điều này thể hiện rõ ràng trong một
số lĩnh vực như Giáo dục, Kinh tế và Y tế. Những khu vực phát triển như Châu Âu, Châu
Mỹ với sự truy cập Internet cao sẽ tạo ra nhiều cơ hội học tập và nghiên cứu, áp dụng
những thành tựu văn minh trong ba lĩnh vực trên so với các khu vực kém phát triển (Châu
Phi) với sự phổ cập Internet thấp. Ví dụ như trong đợt đại dịch COVID19, khi nền kinh tế
truyền thống trì trệ, các nước phát triển linh hoạt chuyển qua giao dịch trực tuyến trên
Internet để duy trì vị thế kinh tế. Đối với phái thiếu khả năng tiếp cận với công nghệ, thương
mại trở nên bận rộn và lợi nhuận bị giảm xuống, điều này duy trì khoảng cách kinh tế giữa
các quốc gia phát triển và kém phát triển.
Sự phổ cập kiến thức và thông tin mất đối xứng: Thể hiện trong các lĩnh vực Giáo
dục, Truyền Thơng, Chính Trị, Văn hóa, Xã hội. Các khu vực có tỷ lệ phổ cập Internet thấp
hơn, đặc biệt là những vùng khơng hề có kết nối Internet có xu hướng bị “ngắt kết nối” với
thế giới, gây ra sự cô lập xã hội và tạo rào cản trong việc tiếp nhận thông tin và kiến thức
của các lĩnh vực trên. Chính vì điều này mà có một số nền văn hóa, phong tục của một số
quốc gia (Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản,…) rất phát triển và phổ biến trên tồn cầu trong khi
một số nền văn hóa khác lại không nhận được nhiều sự chú ý.
Khả năng tự quản lý và kiểm sốt thơng tin kém: Thể hiện rõ ràng nhất trong lĩnh
vực Chính Trị, Truyền thơng, Chính phủ và thơng tin chính phủ. Internet cập nhật các thơng
tin quan trọng của rất nhiều lĩnh vực hiện tại. Các khu vực có sự phổ cập Internet cao sẽ
phần nào dễ dàng hơn trong việc quản lý thông tin, ổn định đất nước, khiến người dân trong
một khu vực, một quốc gia ủng hộ và nắm bắt những thông tin chính phủ. Cịn những khu

vực có sự quản lí thơng tin kém, lỏng lẻo, khơng phổ qt được cho tồn dân, dễ gây đến
sự bất ổn định cho nhân dân và việc khơng ủng hộ Chính phủ trong một quốc gia.

“Digital Divide throughout the world and why it cause inequality”, 2020, link:
(ngày truy cập: 8/6/2021)
3

4


Khả năng đổi mới (innovate) thấp hơn: Điều này ảnh hưởng tới tất cả mọi lĩnh vực
trên thế giới. Internet tạo cơ hội cho một thế giới “phẳng”, nghĩa là những khu vực có
Internet sẽ có cơ hội nhiều hơn trong việc tiếp cận với những phát minh hiện đại hay cập
nhật những thông tin mới nhất trên thế giới. Từ đó nâng cao khả năng đổi mới mạnh mẽ
hơn, thành công hơn (do được học hỏi từ kinh nghiệm của nhiều người đi trước) so với
những khu vực có sự thâm nhập Internet thấp. Ví dụ như ở Châu Phi hay một số nước ở
Châu Á (Triều Tiên), việc sử dụng Internet bị giới hạn trong đất nước, do đó việc học hỏi
của nhân dân ở các nước này bị giới hạn trong khu vực của mình, dẫn đến việc họ ít khi
thay đổi, hay có những đổi mới tân tiến so với thế giới.
Những hệ lụy ở trên cuối cùng đều dẫn đến một hệ lụy nghiêm trọng nhất và là vấn
đề đang hiện hữu trên bối cảnh thế giới hiện nay. Khoảng cách số giữa các khu vực trên
thế giới đang“làm nổi bật sự khác biệt của bối cảnh xã hội trên toàn thế, tạo ra sự phân
biệt đối xử và tạo ra nhiều khoảng cách trong nhiều lĩnh vực khác nhau.” Khoảng cách số
đã góp phần đáng kể vào việc phân tầng trong cộng đồng, theo đó phát sinh một lớp người
có quyền truy cập Internet cao và một lớp khác không thể sử dụng các dịch vụ Công nghệ
Thông tin, điều này xảy ra giữa các khu vực trên thế giới cũng như trong cùng một khu
vực giống nhau. Vì vậy, gây ra sự phân biệt đối xử trong tuổi tác, giới tính, chủng tộc và
dân tộc. Bên cạnh đó, khoảng cách số dẫn đến sự gia tăng các liên kết mới trong cộng đồng,
theo đó mọi người được phân loại tùy thuộc vào khả năng tiếp cận các dịch vụ Internet
cũng như tiếp nhận các lợi ích liên quan, dẫn đến việc người ở khu vực bị hạn chế tiếp cận

với công nghệ tiếp tục bị tụt hậu trong các vấn đề phát triển.

5


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Joseph John, 2021, “Number of worldwide Internet users by region (in millions)”,
The Statista, link: (ngày truy cập: 8/6/2021)
2. Michael J. Ahn and John Mcnutt, “If we build it, will they come: An aprreciation
of the Microfoundations of E-government”, 2015, />link: />(ngày truy cập: 8/6/2021)
3. “The Incredible Growth of Internet since 2000”, 2010,
link: (ngày truy cập: 8/6/2021)
4. “Population of the World from 1950 to 2100”, The Population Pyramid, link:
(ngày truy cập: 8/6/2021)
5. />6. Yasser Nadim, 2020, “Middle East Population From 1950 to 2020”, Youtube,
link:
/>(ngày truy cập: 8/6/2021)
7. “Digital Divide throughout the world and why it cause inequality”, 2020,
link: (ngày truy cập: 8/6/2021)
8. Marek Giebel, 2011, “Digital Divide, Knowledge and Innovations”, The
ResearchGate, link: (ngày truy cập: 9/6/2021)
9. Karen Mrakek, 2018, “What is the impact of digital divide?”,
link: (ngày truy cập: 9/6/2021)
10. Carmen Steeble, 2018, “The impact of digital divide”,
link:
(ngày truy cập:
10/6/2021)

6




×