Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH. NGUỒN GỐC QUAN TRỌNG NHẤT QUYẾT ĐỊNH BƯỚC PHÁT TRIỂN VỀ CHẤT TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.2 KB, 15 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - PHÂN HIỆU ĐỒNG NAI

THUYẾT TRÌNH
HỌC PHẦN TƯ T ƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Tên đề tài:
NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH.
NGUỒN GỐC QUAN TRỌNG NHẤT QUYẾT ĐỊNH BƯỚC PHÁT
TRIỂN VỀ CHẤT TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH.
Sinh viên thực hiện:

Lớp:

Nguyễn Quang Trường
Trịnh Thị Phương Nhi
Đặng Mai Thu Ngân
Hoàng Thuỳ Dương
Hồ Thuỵ Kim Ngân
Trương Hải Yến
Đỗ Thị Thuỷ
Hà Thị Liên
K66B - Thú Y


MỤC LỤC
1. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh...............................................1
2. Nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh ...........................2


2.1. Nguồn gốc thực tiễn.................................................................2
2.1.1. Thực tiễn Việt Nam.............................................................2
2.1.2. Thực tiễn thế giới.................................................................2
2.2. Cơ sở lý luận............................................................................ 3
2.2.1. Giá trị truyền thống của Việt Nam.......................................3
2.2.2. Tinh hoa văn hoá thế giới....................................................4
2.2.3. Chủ nghĩa Mác Lênin..........................................................5
2.3. Nhân tố chủ tịch Hồ Chí Minh...............................................7
2.3.1. Phẩm chất Hồ Chí Minh......................................................7
2.3.2. Tài năng hoạt động..............................................................10
3. Chủ nghĩa Mác Lênin nhân tố quan trọng hình thành bước phát
triển về chất tư tưởng Hồ Chí Minh............................................11
3.1. Con Đường đưa Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác-Lênin.
.................................................................................................. 11
3.2. Chủ nghĩa Mác-Lênin là nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí
Minh.......................................................................................... 11
3.3. Ý nghĩa mà chủ nghĩa Mác-Lênin mang lại cho cách mạng Việt
Nam........................................................................................... 12


1.


2. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm tồn diện và sâu sắc về những
vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng
tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển
các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; là
tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi
đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi.

Khái niệm trên đây chỉ rõ nội hàm cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh, cơ sở hình
thành cũng như ý nghĩa của tư tưởng đó. Cụ thể là:
- Đã nêu rõ bản chất cách mạng, khoa học và nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ
Chí Minh. Đó là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ
bản của cách mạng Việt Nam, từ đó phản ánh những vấn đề có tính quy luật của
cách mạng Việt Nam.
- Đã nêu lên cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ nghĩa Mác- Lênin,
giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại.
- Đã nêu lên ý nghĩa cực kỳ quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh bởi vì tư
tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và
dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Cùng
với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là một bộ phận cấu thành làm
nên nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng và cách mạng
Việt Nam.

1


3. Nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
3.1. Nguồn gốc thực tiễn
3.1.1. Thực tiễn Việt Nam
Giữa thế kỷ XIX (1858), Việt Nam từ một quốc gia phong kiến độc lập đã bị chủ
nghĩa tư bản Pháp xâm lược, trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến. Sự xâm
nhập của chủ nghĩa tư bản Pháp đã làm nảy sinh trong xã hội Việt Nam hai giai cấp
mới: giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, bị
mất độc lập tự do, nhân dân ta không ngừng nổi lên chống lại chúng.
Kể từ khi triều đình nhà Nguyễn ký Hiệp ước Patơnốt (6-6-1884) chịu sự bảo hộ
của đế quốc Pháp, trừ một số ít người cam tâm làm tay sai cho giặc, còn đại đa số
nhân dân vẫn nung nấu ý chí căm thù và chờ thời cơ vùng lên tự giải phóng. Lớp
lớp sĩ phu và đồng bào yêu nước đã liên tục đứng lên chiến đấu giành lại độc lập.

Song, những kinh nghiệm lịch sử chống ngoại xâm không phát huy được tác dụng
trước một kẻ thù mới - chủ nghĩa đế quốc. Các phong trào kháng chiến đều bị dìm
trong máu, lửa. Sau thất bại của phong trào Cần Vương và các phong trào cứu nước
theo hệ tư tưởng tư sản, đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng đường lối. Cả dân
tộc chìm đắm trong đêm dài nơ lệ, tưởng chừng như khơng có đường ra.
Từ những bối cảnh quốc tế và trong nước nêu trên, Hồ Chí Minh ra đi tìm đường
cứu nước và từng bước hình thành tư tưởng của mình, đáp ứng địi hỏi bức thiết của
dân tộc và thời đại.
3.1.2. Thực tiễn thế giới
Vào nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản đã phát triển từ giai
đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Chỉ chín nước đế quốc (1)
đã chi phối tồn bộ tình hình thế giới. Phần lớn các nước châu Á, châu Phi và châu
Mỹ Latinh đã trở thành thuộc địa hoặc phụ thuộc của chúng. Nhân dân các nước
thuộc địa bị chủ nghĩa thực dân tước hết những giá trị văn hoá, tinh thần, quyền lợi
kinh tế và địa vị xã hội… Mạng sống của người dân thuộc địa “không đáng một
trinh” (2) . Cùng với mâu thuẫn cơ bản trong xã hội tư bản - mâu thuẫn giữa vô sản
2


và tư sản, chủ nghĩa đế quốc làm phát sinh một mâu thuẫn mới - mâu thuẫn giữa các
dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa đế quốc thực dân. Mâu thuẫn này ngày càng gay
gắt. Vì vậy, từ đầu thế kỷ XX phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa
ngày càng phát triển, nhưng chưa ở đâu giành được thắng lợi.
Trong điều kiện chủ nghĩa đế quốc, Lênin đã phát triển chủ nghĩa Mác thành chủ
nghĩa Mác - Lênin. Sự xuất hiện chủ nghĩa Lênin là một nhân tố đặc biệt quan trọng
đối với việc ra đời và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh.
Chủ nghĩa đế quốc và sự tranh chấp thuộc địa giữa chúng là nguyên nhân gây ra
cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 - 1918). Cuộc chiến tranh hao người
tốn của ấy đã khơi sâu, làm gay gắt thêm mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa,
làm cho chủ nghĩa tư bản thế giới suy yếu, tạo điều kiện cho Cách mạng xã hội chủ

nghĩa tháng Mười Nga giành được thắng lợi. Cách mạng Tháng Mười thắng lợi, mở
ra thời đại mới của lịch sử loài người - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ
nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Đồng thời, Nhà nước Xôviết ra đời làm nảy
sinh một mâu thuẫn mới mang tính thời đại - mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội và
chủ nghĩa tư bản.
Những nhân tố quốc tế nêu trên đã tạo những tiền đề và điều kiện cơ bản thúc đẩy
phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, trong đó có Việt Nam phát triển với xu
hướng và tính chất mới.
3.2. Cơ sở lý luận
3.2.1. Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
Chủ nghĩa yêu nước: là giá trị xuyên suốt trong những truyền thống tốt đẹp của
dân tộc Việt Nam.
Yêu nước là truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc ta được hình thành trong
quá trình lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước, trở thành tình cảm thiêng liêng
trong mỗi người dân Việt Nam. Đây cũng là nền tảng của tư tưởng, điểm xuất phát
và chính là động lục để thúc đầy Hồ Chí Minh ra đi tìm được cứu nước, cứu dân.
3


Hồ Chí Minh đã chú ý đến việc kế thừa, phát triển tinh thần đấu tranh anh dũng,
bất khuất vì độc lập, tự do của Tổ quốc nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia và sự toàn
vẹn lãnh thổ của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.
Trong quá trình lãnh đạo Việt Nam xây dựng và bảo vệ đất nước, chủ tịch Hồ Chí
Minh hết sức chú trọng kế thừa, phát triển những giá trị truyền thống tốt đẹp của
dân tộc Việt Nam là yêu nước phải gắn liền với yêu dân, có tinh thần đồn kết, dân
chủ, nhân ái, khoan dung, tinh thần cần cù, dũng cảm, sáng tạo, lạc quan,…
Đối với Hồ Chí Minh con người là vốn quý nhất, là nhân tố thành công của cách
mạng, dân là gốc của nước, nước lấy dân làm gốc, gốc có vững thì cây mới bền,
xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân, đoàn kết dân tộc gắn liền với đoàn kết quốc tế
là một nguyên tắc chiến lược quyết định thắng lọi của cách mạng Việt Nam.

3.2.2. Tinh hoa văn hố nhân loại
 Tinh hoa văn hố phương Đơng : chủ tịch Hồ Chí Minh được kế thừa và phát
-

triển tinh hoa văn hoá ở ba học thuyết lớn là Nho giáo, Phật giáo và Lão giáo.
Đối với Nho giáo:

+ Bác Hồ đã chú ý kế thừa và đổi mới tư tưởng dùng nhân trị, đức trị để quản lý xã
hội.
+ Xây dựng xã hội lý tưởng trong đó có cơng bằng, bác ái, nhân, nghĩa, trí, dũng,
tín, liêm để có thể đi đến mơt thế giới đại đồng với hồ bình, khơng có chiến tranh,
các dân tộc có quan hệ hữu nghị và hợp tác.
+ Đổi mới, phát triển tinh thần coi tọng đạo đức của Nho giáo trong việc tu dưỡng
rèn luyện đạo đức của con người, trong công tác xây dựng Đảng về đạo đức.
- Đối với Phật giáo:
+ Chú ý kế thừa phát triển tư tưởng từ bi, vị tha, yêu thương con người, khuyến
khích làm việc thiện, chống lại điều ác, đề cao quyền bình đẳng của con người và
chân lý, khuyên con người sống hồ đồng, gắn bó với đất nước của Đạo phật.

4


+ Phát triển những tư tưởng nhân bản, đạo đức tích cực trong Phật giáo và xây dựng
xã hội mới, con người mới Việt Nam hiện nay.
- Đối với Lão giáo: Chủ tịch Hồ Chí Minh chú ý kế thừa, phát triển tư tưởng của
Lão Tử, khuyên con người nên sống gắn bó với thiên nhiên, hồ đồng với thiên
nhiên hơn nữa phải biết bảo vệ môi trường sống. Bác khun rằng cán bộ, đảng
viên ít lịng tham muốn về mặt vật chất, thực hiện cần kiệm liêm chính, chí công
vô tư, hành động theo đạo lý với ý nghĩa là hành động đúng với quy luật tự nhiên,
xã hội.

 Tinh hoa văn hố của phương Tây
Trong hành trình đi tìm đường cứu nước, cứu dân, Hồ Chí Minh đã sống hoạt
động thực tiễn, nghiên cứu lý luận, tình hình chính trị, kinh tế văn hố nhân loại tại
các tung tâm chính trị kinh tế văn hố lớn ở các cường quốc trên thế giới như Mỹ,
Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc,…
3.2.3. Chủ nghĩa Mác Lênin
Đó là cơ sở lý luận quyết định bước phát triển mới về chất trong tư tưởng Hồ Chí
Minh, khiến Người vượt hẳn lên phía trước so với những người yêu nước nổi tiếng
nhất đương thời. Hồ Chí Minh khẳng định ngày nay học thuyết nhiều, chủ nghĩa
nhiều, nhưng chủ nghĩa Mác-Lênin là cách mạng nhất, khoa học nhất. Vận dụng và
phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh đã giải quyết được cuộc
khủng hoảng đường lối cứu nước và người lãnh đạo cách mạng ở Việt Nam cuối thế
kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Nói lên nỗi niềm sung sướng khi tìm thấy con đường cứu
nước, cứu dân ở chủ nghĩa Mác-Lênin, qua đọc tác phẩm của Lênin, Hồ Chí Minh
kể lại
"Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng
biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tơi nói to
lên như đang nói trước quần chúng đơng đảo: "Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ!
Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!"

5


Đối với Hồ Chí Minh, chủ nghĩa Mác-Lênin là thế giới quan, phương pháp luận
trong nhận thức và hoạt động cách mạng. Trên cơ sở lập trường, quan điểm và
phương pháp của chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh đã triệt để kế thừa, đổi mới,
phát triển những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, tinh hoa văn hóa
nhân loại kết hợp với thực tiễn cách mạng trong nước và thế giới hình thành lên một
hệ thống các quan điểm cơ bản, toàn diện về cách mạng Việt Nam. Tổng kết kinh
nghiệm thắng lợi của cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh khẳng định rõ: “Chúng

tơi giành được thắng lợi đó là do nhiều nhân tố, nhưng cần phải nhấn mạnh rằng mà không phải chỉ nhân dịp kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh Lênin - chúng tơi giành
được những thắng lợi đó trước hết là nhờ cái vũ khí khơng gì thay thế được là chủ
nghĩa Mác - Lênin". Chủ nghĩa Mác - Lênin tiền đề lý luận quan trọng nhất, có vai
trị quyết định trong việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.
Trong q trình hình thành, phát triển và tỏa sáng, tư tưởng Hồ Chí Minh khơng
chỉ là sự vận dụng sáng tạo, mà còn là sự bổ sung, phát triển và làm phong phú chủ
nghĩa Mác - Lênin trong thời đại mới. Trong các vấn dân tộc và cách mạng giải
phóng dân tộc; chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; các vấn
đề xây dựng Đảng, Nhà nước, văn hóa, con người, đạo đức... Hồ Chí Minh đều có
những luận điểm bổ sung, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác Lênin. Tư tưởng Hồ
Chí Minh là một bước nhảy vọt trong lịch sử tư tưởng Việt Nam.

6


3.3. Nhân tố chủ tịch Hồ Chí Minh
3.3.1. Phẩm chất Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức khơng chỉ thể hiện trong các bài nói, viết của
Người về đạo đức mà còn thể hiện trong hoạt động thực tiễn. Phẩm chất đạo đức
của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự kết hợp trí thơng minh, óc sáng suốt với lòng nhân
đức, nghị lực kiên cường và đức tính khiêm tốn hiếm có, là hiện thân của những
đức tính tốt đẹp nhất của dân tộc. Người căn dặn cán bộ, đảng viên: "Cũng như
sơng có nguồn thì mới có nước, khơng có nguồn thì sơng cạn. Cây phải có gốc,
khơng có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, khơng có đạo đức thì
dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”.
Trong tư tưởng của Người, đạo đức cách mạng biểu hiện ở những giá trị cốt lõi:
trung với nước, hiếu với dân; u thương con người; cần, kiệm, liêm, chính, chí
cơng vơ tư; có tinh thần quốc tế trong sáng. Với Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng
là là phẩm chất quan trọng nhất, là nền tảng của người chiến sĩ cách mạng; là linh
hồn của một con người, một xã hội, một chế độ; là giá trị tinh thần có ý nghĩa như

một sức mạnh vật chất to lớn giúp cho người cách mạng vượt qua mọi thử thách để
thực hiện lý tưởng, mục tiêu của mình.
Trong những phẩm chất đó thì phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư
được Người đề cập đến nhiều nhất bởi phẩm chất này gắn liền với hoạt động hàng
ngày của mỗi người, gắn liền giữa lời nói và việc làm, giữa suy nghĩ và hành động
của mỗi cá nhân trong việc công cũng như trong đời tư, trong sinh hoạt cũng như
trong cơng tác.
-

Khiêm tốn và khiêm nhường :

Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy rằng: “Sơng to, biển rộng thì bao nhiêu nước cũng
chứa được, vì độ lượng nó rộng và sâu. Cái chén nhỏ, cái đĩa cạn thì một chút nước
cũng tràn đầy, vì độ lượng nó hẹp nhỏ. Người mà tự kiêu, tự mãn cũng như cái
chén, cái đĩa cạn”. Bác khơng nhận mình là nhà thơ chun nghiệp mà chỉ nhận

7


mình có tấm lịng u thơ, trong khi Bác có nhiều tác phẩm thơ nổi tiếng được ghi
nhận và có tác phẩm đã trở thành bảo vật quốc gia có giá trị trường tồn.
Sự khiêm nhường của Bác còn được thể hiện ở Bác khơng bao giờ coi mình là
lãnh tụ, là lãnh đạo mà chỉ cho mình là người lính vâng lệnh quốc dân đồng bào để
phục vụ nhân dân.
Dẫn chứng: Bác Hồ là tấm gương sáng cho đức tính khiêm nhường. Suốt cuộc
đời mình bác ln giữ cho mình một lối sống giản dị, thanh đạm. Dù trên cương vị
là một vị chủ tịch nhưng Bác vẫn ở trong ngôi nhà đơn sơ sử dụng đồ dùng giản dị,
vẫn nuôi cá, trồng hoa như thú vui của bao người dân thường khác. Phong cách
sống của Bác cũng rất đẹp và đúng mực, không bao giờ khoe tài, khoe giỏi, khoe
đẹp trước mọi người.

-

Sự giản dị, thanh bạch thể hiện trong cách ăn:

Bữa ăn của Bác không phải bất cứ loại sơn hào hải vị, thức lạ của quý nào mà
ngược lại rất đạm bạc, chỉ có cơm trắng với vài món rau, dưa giản đơn
Bác vơ cùng tiết kiệm và trân trọng thành quả của người nông dân, khi ăn Bác
không để rơi một hạt cơm nào
Khi đi chiến dịch, nhân dân mời Bác ăn những bữa cơm thật thịnh soạn nhưng
Bác không nhận, mà mang cơm của mình đi hoặc cùng ăn những bữa cơm, bữa ngơ,
khoai, sắn cùng bộ đội và nhân dân
Dịp lễ tết, được biếu món gì lạ, ngon Bác đều mời anh chị phục vụ ăn cùng
Thức ăn còn lại Bác sắp xếp tươm tất, Bác không muốn để người khác ăn phần
thừa của mình.
-

Sự giản dị, thanh bạch thể hiện trong cách mặc:

Bộ quần áo kaki của Bác đã sờn vai

8


Bác mặc cả những bộ đồ bà ba màu nâu giản dị, bởi vậy Bác như một người cha
già thân thương mà ta có thể gặp ở những gia đình Việt Nam
Đơi dép lốp đã mịn đồng hành cùng Bác trên bao chặng đường gập ghềnh,
hiểm trở
-

Bác luôn yêu thương thiếu nhi:


Bác Hồ luôn yêu thương thiếu nhi: Bởi Bác Hồ khơng chỉ là một nhà chính trị
xuất sắc, nhà quân sự tài ba, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam mà Bác còn là
một người đặc biệt vơ cùng kính u trong lịng các em thiếu nhi
Bác Hồ luôn quan tâm đến mọi hoạt động học tập, phát triển của các em: Riêng
trong học tập, Bác Hồ luôn dành cho các em thiếu nhi những lời động viên, quan
tâm và đặt niềm tin mãnh liệt vào các em thiếu nhi – thế hệ mầm non tương lai của
đất nước
Bác Hồ luôn động viên, quan tâm và đặt niềm tin vào các em thiếu nhi: Bác
luôn dành thời gian đi tới một số trường để dự khai giảng, trên cả đất nước, Bác viết
thư gửi lời chúc năm học mới tới các em học sinh
Bác thể hiện yêu thương trực tiếp qua những hành động: Hình ảnh Bác Hồ bế
em bé trên tay được treo ở các trường mầm non, rồi Bác Hồ quàng khăn đỏ cho em
học sinh treo ở các trường tiểu học và trung học
Bác Hồ còn đặc biệt dành cho các em thiếu nhi một niềm tin mãnh liệt: Bác tin
tưởng các em sẽ là những người làm rạng danh non sông, đất nước, đưa đất nước
sánh vai với các cường cuốc năm châu.
-

Bác là một người yêu thiên nhiên, yêu cây cối

Bác Hồ luôn yêu thương thiếu nhi: Bởi Bác Hồ không chỉ là một nhà chính trị
xuất sắc, nhà quân sự tài ba, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam mà Bác cịn là
một người đặc biệt vơ cùng kính u trong lịng các em thiếu nhi

9


Bác Hồ luôn quan tâm đến mọi hoạt động học tập, phát triển của các em: Riêng
trong học tập, Bác Hồ luôn dành cho các em thiếu nhi những lời động viên, quan

tâm và đặt niềm tin mãnh liệt vào các em thiếu nhi – thế hệ mầm non tương lai của
đất nước
Bác Hồ luôn động viên, quan tâm và đặt niềm tin vào các em thiếu nhi: Bác
luôn dành thời gian đi tới một số trường để dự khai giảng, trên cả đất nước, Bác viết
thư gửi lời chúc năm học mới tới các em học sinh
Bác thể hiện yêu thương trực tiếp qua những hành động: Hình ảnh Bác Hồ bế
em bé trên tay được treo ở các trường mầm non, rồi Bác Hồ quàng khăn đỏ cho em
học sinh treo ở các trường tiểu học và trung học
Bác Hồ còn đặc biệt dành cho các em thiếu nhi một niềm tin mãnh liệt: Bác tin
tưởng các em sẽ là những người làm rạng danh non sông, đất nước, đưa đất nước
sánh vai với các cường cuốc năm châu.
3.3.2. Tài năng hoạt động, tổng kết thực tiễn phát triển lý luận
Hồ Chí Minh là người có vốn sống và thực tiễn cách mạng phong phú, phi thường.
Trước khi thành Chủ tịch nước, Người đã sống, học tập và làm việc tại hơn 30 nước
nên hiểu sâu sắc và xác định rõ bản chất, thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa
thực dân và chế độ thực dân từ những điều nhỏ nhặt nhất trong thực tiễn cuộc sống.
Đồng thời, Người thấu hiểu tình cảnh người dân ở nhiều nước thuộc địa của chủ
nghĩa đế quốc.
Người cũng thấu hiểu về phong trào giải phóng dân tộc, cách xây dựng chủ nghĩa
xã hội, đảng cộng sản,...qua nghiên cứu lý luận và những kinh nghiệm thực tiễn từ
việc tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, hoạt động trong Đảng Cộng sản Trung
Quốc và phong trào cộng sản quốc tế ở nhiều nước,...
Từ đó, Hồ Chí Minh đã áp dụng rất thành công những kinh nghiệm đã đúc kết và
phát triển được trong suốt hàng chục năm vào cách mạng Việt Nam bằng việc sáng

10


lập Mặt trận thống nhất và Quân đội nhân dân Việt Nam, khai sinh Nhà nước kiểu
mới ở Việt Nam.


 Những phẩm chất cá nhân cùng hoạt động thực tiễn trên nhiều lĩnh vực khác nhau
trong nước và thế giới là nhân tố chủ quan hình thành lên tư tưởng Hồ Chí Minh.
4. Chủ nghĩa Mác-Lênin, nguồn gốc quyết định bước phát triển mới về chất
trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
4.1. Con Đường đưa Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác-Lênin.
Ngày ấy tại bến Nhà Rồng, người thanh niên Nguyễn Ái Quốc đã ra đi với hồi
bao tìm ra con đường chân lý để đưa dân tộc Việt Nam thoát khỏi cảnh cùng khổ.
Người đã đi đến rất nhiều quốc gia, trong số đó có những nước thuộc địa cũng có
những nước đế quốc. Người đã thấy được sự khốn cùng của người dân thuộc địa và
song song là sự đàn áp dã mang của bọn đế quốc.
Nhờ vào những nhận thức rút ra từ hành trình gian truân tìm đường cứu nước của
mình nên vào năm 1920 khi Người đọc được luận cương của Lênin, Nguyễn Ái Quốc
như tìm được ánh sáng chân lý soi rọi vào những góc khuất, những câu hỏi hóc búa
mà Người vẫn ln nung nấu và tìm tịi lâu nay trên con đường tìm tự do, giải phóng
dân tộc để rồi Người đã viết rằng: “Luận cương của Lênin làm tôi rất cảm động,
phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao. Tôi vui mừng phát khóc lên. Tơi ngồi một
mình trong buồng mà tơi nói to như đang nói trước quần chúng đơng đảo: Hỡi đồng
bào bị đọa đày đau khổ, đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải
phóng chúng ta.”
4.2. Chủ nghĩa Mác-Lênin là nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.
Chủ nghĩa Mác-Lênin khơng phải là học thuyết duy nhất mà Người từng tiếp cận,
trên con đường tìm đường cứu nước, chủ tịch Hồ Chí Minh đã tìm hiểu, nghiên cứu
nhiều học thuyết, tư tưởng. Người đã so sánh, phân tích, đối chiếu và Người luận:
“Bây giờ học thuyết nhiều, lý luận nhiều nhưng chỉ có chủ nghĩa Mác-Lênin là chân
chính nhất, chắc chắn nhất và cách mạng nhất”.
11


Không như những tri thức phương tây thời bấy giờ, họ chỉ tập trung tiếp thu chủ

nghĩa Mác-Lênin như một học thuyết nhằm giải quyết những vấn đề tư duy hơn là
hành động. Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc bấy giờ người đã nắm vững được phương pháp
biện chứng duy vật, là cái tinh hoa của chủ nghĩa Mác- Lênin và Người đã trở thành
một người thừa kế xuất sắc khi đã dựa trên cơ sở lập trường, quan điểm của chủ
nghĩa

Mác -Lênin dung hịa cùng văn hóa Việt Nam và thế giới kết hợp với tình

hình cách mạng trong và ngồi nước từ đó đưa ra những quan điểm cơ bản, tồn diện
về cách mạng Việt Nam. Qua đó ta có thể thấy chủ nghĩa Mác-Lênin là tiền đề lý
luận quan trọng nhất, có vai trị quyết định bước phát triển về chất trong sự hình
thành tư tưởng Hồ Chí Minh.
4.3. Ý nghĩa mà chủ nghĩa Mác-Lênin mang lại cho cách mạng Việt Nam.
Việc vận dụng và sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, chủ tịch Hồ Chí Minh đã giải quyết
được cuộc khủng hoảng đường lối cứu nước và người lãnh đạo cách mạng ở Việt
Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Trong suốt cuộc đời hoạt động của người, người
ln trân trọng chủ nghĩa Mác-Lênin, xem đó như là kim chỉ nam, là ánh mặt trời soi
sáng đường lối cách mạng để dẫn dắt một dân tộc bước ra khỏi thời kì u tối, hướng về
ngày độc lập tự do. Khi tổng kết thắng lợi của Việt Nam, chủ tịch Hồ Chí Minh đã
khẳng định: “Chúng tơi dành được thắng lợi đó là do nhiều nhân tố, nhưng cần phải
nhấn mạnh rằng - mà không chỉ nhân dịp kỉ niệm lần thứ 100 ngày sinh Lênin –
chúng tơi giành được những thắng lợi đó trước hết là nhờ cái vũ khí khơng gì thay
thế được đó là chủ nghĩa Mác-Lênin.”

12



×