Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.37 KB, 4 trang )
Bài thuốc tốt cho người bệnh phổi từ bạch cập
Bạch cập còn có tên là bạch căn, cam căn, liên cập thảo. Tên khoa học: Bletilla
striata (Thunb.) Reichb., họ lan (Orchidaceae). Bộ phận dùng làm thuốc là rễ củ.
Rễ củ bạch cập chứa tinh dầu, tinh bột và chất nhầy. Theo Đông y, bạch cập vị
đắng, tính bình; vào phế, can và vị. Có tác dụng thu liễm, chỉ huyết, tiêu thũng,
sinh cơ. Liều dùng hằng ngày 4 - 20g dưới dạng hãm, sắc, nấu.
Bạch cập được dùng làm thuốc trong các trường hợp:
Liễm huyết, cầm máu: Do có tác dụng bổ phổi, hóa ứ nên hay dùng khi ho lao ra
máu, khạc ra máu.
- Bột độc thánh: bạch cập một lượng vừa đủ, nghiền thành bột. Mỗi lần uống 12g,
chiêu với nước đun sôi còn ấm, uống trước khi đi ngủ. Trị phổi có hang lâu không
khỏi, ho ra máu mủ.
- Bột bạch cập: bạch cập 8 phần, tam thất 4 phần; nghiền thành bột mịn. Mỗi lần
uống 4g, ngày uống 2 lần, chiêu với nước đun sôi còn ấm. Trị ho lao đờm có máu.
- Hoàn bạch cập tỳ bà: bạch cập 63g, lá tỳ bà 12g, ngó sen 20g, a giao 12g. Mỗi
lần 8g, ngày uống 2 lần, chiêu với nước đun sôi còn ấm. Trị ho khạc ra máu.
- Bột bạch cập 6g, rimifon 450mg. Uống mỗi ngày 1 liều, chia uống 3 lần trong
ngày. Trị lao phổi.
Lên da non:
- Bạch cập, thạch cao nung, liều lượng bằng nhau, nghiền bột, đắp vết thương do
dao, rìu hoặc bỏng.
- Bạch cập 30g, đại hoàng 50g, băng phiến 3g. Tán thành bột mịn. Trộn với mật
ong để bôi. Trị chân tay nứt nẻ chảy máu.