Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Khảo sát ảnh hưởng của đèn LED lên sự sinh trưởng và phát triển cây chuối già CAVENDISH (musa spp) trong giai đoạn nhân chồi và cây con IN VITRO hoàn chỉnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 92 trang )

Đồ Án Tốt Nghiệp

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... I
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... V
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................................... iiv
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................iiiv
LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 4
1.1. Giới thiệu về cây chuối già ............................................................................ 4
1.1.1. Phân loại khoa học .................................................................................. 4
1.1.2. Nguồn gốc và phân bố ............................................................................. 5
1.1.3. Đặc điểm sinh học ................................................................................... 8
1.1.4. Giá trị của cây chuối già ........................................................................ 10
1.1.4.1. Làm thức ăn dinh dưỡng ................................................................. 10
1.1.4.2. Làm thuốc ....................................................................................... 11
1.2. Tình hình nghiên cứu cây chuối già ............................................................. 13
1.2.1. Trên thế giới.......................................................................................... 13
1.2.2. Nghiên cứu tại Việt Nam ....................................................................... 14
1.3. Tổng quan về nuôi cấy mô tế bào thực vật ................................................... 15
1.3.1. Khái niệm nuôi cấy mô tế bào thực vật .................................................. 15
1.3.2. Ưu điểm của phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật......................... 16
1.3.3. Nhược điểm của phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật ................... 17
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến q trình ni cấy mơ thực vật ........................... 18
1.4.1. Yếu tố môi trường nuôi cấy ................................................................... 18
1.4.1.1. Các yếu tố đa lượng ........................................................................ 19
1.4.1.2. Khoáng vi lượng ............................................................................. 20
1.4.1.3. Các vitamin, chất hữu cơ bổ sung khác ........................................... 20
1.4.1.4. Chất điều hòa sinh trưởng ............................................................... 21


1.4.1.5. pH của môi trường .......................................................................... 24

ii


Đồ Án Tốt Nghiệp

1.4.2. Ảnh hưởng của ánh sáng đối với cây trồng và quá trình phát sinh hình
thái thực vật .................................................................................................... 24
1.4.2.1. Ảnh hưởng của ánh sáng đến quá trình phát sinh hình thái của thực
vật ............................................................................................................... 24
1.4.2.2. Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng ................................................. 24
1.4.3. Ánh sáng trắng ...................................................................................... 23
1.4.4. Ánh sáng đỏ .......................................................................................... 24
1.4.5. Ánh sáng xanh dương ............................................................................ 26
1.4.6. Quang phổ ánh sáng .............................................................................. 27
1.5. Ứng dụng ánh sáng đèn LED trong nuôi cấy mô thực vật ............................ 28
1.5.1. Giới thiệu đèn LED (Light Emitting Diode) .......................................... 28
1.5.2. Đặc tính của đèn LED ........................................................................... 29
1.5.2.1. Ưu điểm của đèn LED..................................................................... 30
1.5.2.2. Nhược điểm của đèn LED ............................................................... 31
1.5.3. Tình hình nghiên cứu đèn LED trên thực vật trong và ngoài nước ......... 31
1.5.3.1. Trên thế giới ................................................................................... 31
1.5.3.2. Tại Việt Nam .................................................................................. 33
CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP .................................................... 35
2.1. Thời gian, địa điểm và các nội dung nghiên cứu .......................................... 35
2.2.Vật liệu nghiên cứu ...................................................................................... 35
2.2.1.Vật liệu .................................................................................................. 35
2.2.2. Thiết bị.................................................................................................. 37
2.2.3. Dụng cụ................................................................................................. 37

2.2.4. Hóa chất ................................................................................................ 37
2.2.5. Điều kiện thí nghiệm ............................................................................. 37
2.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 38
2.3.1. Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của ánh sáng đèn LED lên sự nhân
nhanh chồi cây chuối già Cavendish sau 3 lần cấy chuyền. ............................. 38
2.3.2. Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của ánh sáng đèn LED lên sự phát
triển cây chuối già Cavendish nuôi cấy in vitro. .............................................. 37
2.4. Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp lấy số liệu ............................................... 38
CHƯƠNG 3:

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................... 39
iii


Đồ Án Tốt Nghiệp

3.1. Ảnh hưởng của ánh sáng đèn LEDs lên khả năng nhân chồi cây chuối già
Cavendish nuôi cấy in vitro. ............................................................................... 41
3.2. Ảnh hưởng của ánh sáng lên sự phát triển cây chuối già Cavendish nuôi cấy
in vitro. .............................................................................................................. 47
3.3. Kết luận....................................................................................................... 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 54
1.1. Tài liệu tiếng Việt ........................................................................................ 54
1.2. Tài liệu nước ngoài ...................................................................................... 57
1.3. Tài liệu internet ........................................................................................... 62
PHỤ LỤC: KẾT QUẢ XỬ LÝ SỐ LIỆU THỐNG KÊ ......................................... 63

iv



Đồ Án Tốt Nghiệp

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
2,4–D

: 2,4 Dichlorophenoxyacetic acid

BA

: 6 – Benzyl adenine

BAP

: Benzyl-amino-purine

GA3

: Axít gibberellic (Gibberellin A3)

HQ

: Đèn Huỳnh quang

IAA

: 3-Indoleacetic acid

IBA

: 3-Indolebutyric acid


LED

: Light Emitting Diode

LS

: Linsmainer và Skoog

MS

: Murashige và Skoog

NAA

: α-Napthaleneacetic acid

NT

: Nghiệm thức

TBTV

: Tế bào thực vật

v


Đồ Án Tốt Nghiệp


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Phân loại khoa học của cây chuối ........................................................... 5
Bảng 1.2. Ảnh hưởng của các bước sóng khác nhau lên thực vật ......................... 27
Bảng 2.1. Loại bóng đèn ứng với từng nghiệm thức ............................................. 40
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của ánh sáng đèn lên khả năng nhân chồi cây chuối già
Cavendish sau 4 tuần nuôi cấy. .............................................................................. 42
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của ánh sáng đèn LEDs lên sự phát triển cây chuối già
Cavendish nuôi cấy in vitro. .................................................................................. 48
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của ánh sáng đèn LEDs lên sự thay đổi khối lượng tươi, khối
lượng khô và hàm lượng diệp lục tố ở cây chuối già Cavendish nuôi cấy in vitro. . 49

vi


Đồ Án Tốt Nghiệp

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Bản đồ phân bố cây chuối trên tồn thế giới ........................................... 9
Hình 1.2. Đặc điểm sinh học của cây chuối già Cavendish ................................... 10
Hình 1.3. Quả chuối già Cavendish ...................................................................... 13
Hình 1.4. Các dải bước sóng cây có thể hấp thu ................................................... 28
Hình 2.1. Mẫu chuối già Cavendish dùng trong ni cấy in vitro ......................... 35
Hình 2.2. Đèn huỳnh quang sử dụng trong thí nghiệm ......................................... 36
Hình 2.3. Đèn LED P1S5 sử dụng trong thí nghiệm ............................................. 36
Hình 2.4. Đèn LED P1S3 dụng trong thí nghiệm ................................................. 36
Hình 3.1. Ảnh hưởng của ánh sáng đèn lên khả năng nhân chồi cây chuối già
Cavendish. (a), (a1), (a2): ánh sáng huỳnh quang: (b), (b1), (b2): ánh sáng đèn
P1S5: (c), (c1), (c2): ánh sáng đèn P1S3 ở lần cấy chuyền thứ 4............................ 45
Hình 3.2. Ảnh hưởng của ánh sáng đèn lên khả năng nhân chồi cây chuối già
Cavendish. (a) , (a1), (a2): ánh sáng P1S5; (b), (b1), (b2): ánh sáng đèn LED P1S3;

(c), (c1), (c2): ánh sáng đèn huỳnh quang ở lần cấy chuyền thứ 5. ......................... 46
Hình 3.3. Ảnh hưởng của đèn ánh sáng lên khả năng nhân chồi cây chuối già
Cavendish. (a), (a1), (a2): ánh sáng đèn huỳnh quang; (b), (b1), (b2): ánh sáng đèn
LED P1S5; (c), (c1), (c2): ánh sáng đèn LED P1S3 ở lần cấy chuyền thứ 6........... 47
Hình 3.4. Ảnh hưởng của đèn ánh sáng lên sự phát triển cây chuối già Cavendish.
(a), (a1), (a2): ánh sáng đèn huỳnh quang; (b), (b1), (b2): ánh sáng đèn LED P1S5;
(c), (c1), (c2); ánh sáng đèn LED P1S3.................................................................. 50

vii


Đồ Án Tốt Nghiệp

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đề tài tốt nghiệp này.
Đầu tiên con xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến công lao to lớn của bố, mẹ đã
nuôi con khôn lớn luôn bên con ủng hộ, động viên, giúp con có động lực bước tiếp
trên con đường học tập. Cảm ơn anh chị đã động viên, lo lắng và tạo điều kiện cho
em học tập trong suốt thời gian qua.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thầy TS. Đỗ Đăng Giáp đã trực tiếp hướng dẫn, tạo điều kiện, tận tình giúp
đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
ThS. Đỗ Đức Thăng đã hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực
hiện đề tài này.
Các anh/chị làm việc tại phịng Cơng nghệ Tế bào Thực vật và phịng thí
nghiệm trọng điểm phía Nam về Cơng nghệ Tế bào Thực vật đã giúp đỡ và tạo điều
kiện cho em trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Ban giám hiệu trường Đại học Công Nghệ Sài Gịn HUTECH Tp. Hồ Chí
Minh, q thầy cơ trong Bộ mơn Cơng nghệ Sinh học đã tận tình dạy dỗ em học tập

tại trường và trong q trình hồn thành đề tài này.
Tập thể lớp 17HSHA1 và các bạn sinh viên đã giúp đỡ mình trong suốt quá
trình học tập.
Tp.HCM, ngày 29 tháng 9 năm 2020

Trịnh Thị Lệ Hường

viii


Đồ Án Tốt Nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU

Trong nuôi cấy mô thực vật hiện nay, có rất nhiều nguồn sáng được sử dụng
để chiếu sáng. Trong đó nguồn sáng từ đèn huỳnh quang đang được sử dụng rộng
rãi và phổ biến tuy nhiên chi phí tiêu hao chiếu sáng khi sử dụng đèn huỳnh quang
cao. Chi phí điện năng sử dụng trong phịng ni cấy mơ: dùng cho chiếu sáng
khoảng 65% và 25% để làm mát phịng ni cấy, chiếm một phần khơng nhỏ trong
giá thành sản phẩm. Vì vậy việc ứng dụng một nguồn sáng tối ưu và tiết kiệm chi
phí hơn sẽ là một giải pháp hiệu quả về lâu dài cho lĩnh vực nuôi cấy mô trong cả
nghiên cứu và ứng dụng (Dương Tấn Nhựt và cộng sự, 2010).
Công nghệ LED còn được sử dụng hiệu quả trong chiếu sáng chuyên dụng ở
các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp..., kích thích sự sinh trưởng cho
tất cả các loại cây trồng trong nuôi cấy mô, sản xuất cây giống; điều khiển cây ra
hoa; cải thiện rất đáng kể mật độ cây trồng; cải thiện chất lượng nông sản giúp tăng
giá trị dinh dưỡng, tạo ra các sản phẩm an toàn với năng suất cao, sản xuất cây trái
vụ có giá trị kinh tế cao, giúp ni trồng sản phẩm sạch và an tồn…
Bên cạnh đó, trên thị trường cũng xuất hiện các dịng bóng đèn LED được
thiết kế trên những chíp điện tử thơng minh có tuổi thọ, hiệu quả chiếu sáng, tiết

kiệm điện cao. Các hãng sản xuất chuyên về bóng đèn như Philips, Osram,
Panasonic, Megaman, Rạng đơng, Điện quang… đều có những dịng sản phẩm đèn
trang trí sử dụng bóng LED siêu sáng chun dụng.
Vì vậy, việc tìm được một nguồn sáng giúp tăng năng suất đồng thời làm
giảm chi phí tiêu hao điện năng và tiết kiệm được tiền cho q trình chiếu sáng
trong ni cấy in vitro đang là vấn đề cấp thiết cần được quan tâm hiện nay.
Gần đây, công nghệ chiếu sáng LED đang phát triển không ngừng và được
ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực mới. Để thay thế cho các nguồn chiếu sáng
truyền thống, đèn LED đã được thử nghiệm làm nguồn chiếu sáng nhân tạo trong
nuôi cấy mô tế bào của nhiều loại cây trồng khác nhau nhằm tiết kiệm năng lượng

1


Đồ Án Tốt Nghiệp

và nâng cao hiệu quả của quá trình ni cấy. Trong nhân giống in vitro, ánh sáng là
một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến toàn bộ q trình sinh trưởng và phát triển
của cây thơng qua cường độ, quang kỳ và bước sóng của ánh sáng. Theo Debergh
và cộng sự (1992) cường độ chiếu sáng, ngoài việc có tác dụng điều hịa kích thước
lá và thân cũng như con đường phát sinh hình thái, cịn ảnh hưởng đến sự hình
thành sắc tố và hiện tượng mọng nước (hiện tượng thủy tinh thể) của cây con in
vitro. Chính vì những lý do trên nên đề tài: Khảo sát ảnh hưởng của đèn LED lên
sự sinh trưởng và phát triển cây chuối già Cavedish (Musa spp.) trong giai
đoạn nhân chồi và cây con in vitro hoàn chỉnh được thực hiện.
Sự sinh trưởng và phát triển của thực vật phụ thuộc vào nguồn năng lượng của
ánh sáng. Thông qua việc thay đổi chế độ chiếu sáng cho cây trồng, không chỉ làm
thay đổi khả năng quang hợp của thực vật mà còn ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát
triển, điều khiển sự phát sinh hình thái, sự ra hoa, năng suất và phẩm chất của cây.
Một số cơng trình nghiên cứu về ảnh hưởng của đèn lên sự sinh trưởng và

phát triển của cây trong điều kiện in vitro:
Năm 2017, Đỗ Thị Gấm và cộng sự đã nghiên cứu ảnh hưởng của ánh sáng
LED đến sự sinh trưởng, phát triển của cây lan Kim tuyến (Anoectochilus
Roxburghii) in vitro. Trong nghiên cứu này, ảnh hưởng của các loại đèn LED có
bước sóng và cường độ chiếu sáng khác nhau đến sự sinh trưởng phát triển của các
chồi cây lan Kim tuyến in vitro đã được đánh giá phân tích. Các chồi lan Kim tuyến
được nuôi cấy dưới các điều kiện chiếu sáng khác nhau như: đèn LED đỏ đơn sắc
(R), đèn LED xanh đơn sắc (B), đèn kết hợp LED xanh, LED đỏ và LED trắng ấm
(W) theo các tỷ lệ khác nhau (BRW 1, BRW 2, BRW 3 và BR). Sau 3 tháng nuôi
cấy, kết quả cho thấy đèn LED (B) có cường độ chiếu sáng ở mức cao (79 ± 3 µmol
m-2s-1) gây ức chế đến sự sinh trưởng phát triển của cây lan Kim tuyến. Ngược lại
đèn LED BR có cường độ chiếu sáng ở mức thấp (30 ± 1µmol m-2s-1) lại ảnh hưởng
tích cực lên sự sinh trưởng và phát triển của cây lan Kim tuyến. Chiều cao cây (5.88
cm), chiều dài rễ (1.33 cm), trọng lượng tươi (0.169 g/cây), diện tích lá (0.82 cm2),
trọng lượng tươi của lá (18.33 mg/lá) của cây in vitro đều cao hơn cây ở điều kiện

2


Đồ Án Tốt Nghiệp

chiếu sáng bằng đèn huỳnh quang T5 (đối chứng). Ngoài ra hàm lượng chlorophyll
a, chlorophyll b và chlorophyll tổng số (tương ứng là 285.40 µg/g, 196.40 µg/g,
481.80 µg/g) của lá cũng đều cao hơn so với cây ở công thức đối chứng và ở các
công thức đèn LED cịn lại. Như vậy, qua q trình khảo sát chúng tôi nhận thấy
ánh sáng LED kết hợp theo tỷ lệ BR =1:4 có cường độ chiếu sáng là 30 µmol m-2s-1
phù hợp cho sự sinh trưởng của cây lan Kim tuyến và có khả năng ứng dụng làm
nguồn sáng thay thế đèn huỳnh quang trong nuôi cấy in vitro cây lan Kim tuyến.
Với mục đích nghiên cứu: Khảo sát ảnh hưởng của đèn LED lên sự sinh
trưởng và phát triển cây chuối già Cavedish (Musa spp.) trong giai đoạn nhân chồi

và cây con in vitro hoàn chỉnh. Đề tài được thực hiện nhằm khảo sát ảnh hưởng của
đèn LED lên các chỉ tiêu: chiều cao, số chồi, số lá, số rễ, chiều dài trung bình rễ,
trọng lượng tươi, trọng lượng khô và Chlorophyll của giai đoạn nhân chồi và cây
con hồn chỉnh của cây chuối già Cavendish. Thơng qua đó tìm ra được nguồn ánh
sáng phù hợp và hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí trong điều kiện nuối cấy in vitro cây
chuối già Cavedish.
Mục tiêu nghiên cứu:
Thí nghiệm 1: xác định được ảnh hưởng của ánh sáng đèn LED lên sự nhân
nhanh chồi cây chuối già Cavendish nuôi cấy in vitro.
Thí nghiệm 2: xác định được ảnh hưởng của ánh sáng đèn LED lên sự phát
triển cây chuối già Cavendish ni cấy in vitro.
u cầu
-

Bố trí thí nghiệm và thu thập số liệu đúng thời gian, đảm bảo tính khách
quan.

-

Đảm bảo việc bố trí để ánh sáng khơng ảnh hưởng từ nghiệm thức này sang
nghiệm thức khác.

-

Có so sánh, thống kê phân hạng giữa các nghiệm thức.
Phương pháp nghiên cứu: đề tài được thực hiện trong phịng thí nghiệm tại
Viện Sinh Học Nhiệt Đới

-


Chỉ sử dụng đèn huỳnh quang và đèn LED trong nghiên cứu.

3


Đồ Án Tốt Nghiệp

-

Chỉ thực hiện ở hai giai đoạn hình thành chồi và hình thành cây con hồn
chỉnh.

-

Chỉ sử dụng một loại mẫu chối già Cavendish.

-

Thời gian thực hiện: 3 tháng

-

Được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excell 2016 và phần mềm thống kê
SAS 9.4 để xử lý và thu thập số liệu.
Kết quả đạt được của đề tài: tìm ra được loại ánh sáng phù hợp để nuối cấy

in vitro giúp tăng trưởng hiệu quả trong quá trình nhân nhanh chồi và phát triển cây
chuối già Cavendish hoàn chỉnh.
Kết cấu của đồ án:
Đồ án gồm: 3 chương

Chương 1: Tổng quan tài liệu
Chương 2: Vật liệu và phương pháp
Chương 3: Kết quả và thảo luận

4


Đồ Án Tốt Nghiệp

CHƯƠNG 1:

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Giới thiệu về cây chuối già Cavendish
1.1.1. Phân loại khoa học
Bảng 1.1. Phân loại khoa học của cây chuối già Cavendish
Giới

Plantae

(Không phân hạng)

Angiospermae

(Không phân hạng)

Monocots

(Không phân hạng)


Commelinids

Bộ (ordo)

Zingiberales

Họ (familia)

Musaceae

Chi (genus)

Musa

Tên khoa học của chi là Musa, là dạng La tinh hóa của từ trong tiếng Ả Rập
mauz, (là tên gọi để chỉ quả của các loài chuối. Mauz mang nghĩa Musa được ghi
nhận trong bách khoa toàn thư tiếng Ả Rập thế kỷ 11. Quy chuẩn y học của
Avicenna, đã được dịch sang tiếng La tinh trong thời Trung cổ và được biết đến khá
rõ tại châu Âu khi đó Mauz cũng là từ trong tiếng Ba Tư và Thổ Nhĩ Kỳ để chỉ quả
chuối. Một số nguồn khác lại cho rằng Musa được đặt tên theo Antonius Musa, một
bác sĩ phục vụ cho hoàng đế Augustus.
Từ thời của Linnaeus (thế kỷ 18) cho tới thập niên 1940 thì các loại chuối và
chuối lá ăn được khác nhau đã được đặt tên hai phần kiểu Linnaeus, như Musa
cavendishii. Trên thực tế, các loại chuối có quả ăn được bao gồm các dạng lai ghép,
biến dị và do con người chọn lọc. Phần lớn các loại chuối ăn được là khơng hạt
(tính tạo quả khơng hạt) và vì thế cây chuối khơng có khả năng sinh sản hữu tính,
do vậy chúng được nhân giống theo kiểu sinh dưỡng. Việc đặt tên loài cho những gì
trên thực tế là các loại cây lai ghép có nguồn gốc vơ cùng phức tạp và chủ ́u là
sinh sản vơ tính (chủ ́u từ 2 lồi chuối hoang dã là Musa acuminata và Musa


5


Đồ Án Tốt Nghiệp

balbisiana) đã dẫn tới những lộn xộn trong thực vật học chuối. Đến những năm
1950 dựa trên bộ gen học của cây chuối để đặt danh pháp cho các loại chuối trong
đoạn Musa.
Chuối Cavendish danh pháp hai phần: Musa spp., là một giống chuối trong loài thực
vật thuộc họ chuối (Musaceae), chúng thuộc về nhóm chuối Cavendish Cavendish
(subgroup). Tên gọi của chúng được đặt theo tên của Cơng tước William
Cavendish. Đây là giống chuối có giá trị thương mại cao, từng chiếm tới 47% tổng
sản lượng toàn cầu trong giai đoạn 1998 - 2000 và là giống chuối chiếm sản lượng
chính trên thế giới.
1.1.2. Nguồn gốc và phân bố
Cây chuối có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Đông Nam Á. Đa số các giống
trồng hiện nay là sự kết hợp giữa hai loài hoang dại Musa acuminata (AA) và Musa
balbisiana (BB), hay giữa các thứ trong cùng một lồi với nhau. Hai lồi này có
kiểu gen nhị bội, thụ tinh được, có cùng số lượng nhiễm sắc thể cơ bản (n=11)
nhưng có các đặc điểm hình thái khác nhau (APG II, 2003; Trần Thanh Hương,
2011).
Một số lài chuối được trồng trên thế giới:
Musa Sapientum L.: chỉ nhóm chuối trái chín, ngọt, ăn tươi.
Musa parasidiaca L.: chỉ nhóm chuối khi chín chỉ nấu mới ăn được.
Musa corniculata R.: là giống chuối Tá Qụa, trái rất to và dài, thường được
nấu chín để ăn. Buồng có ít nải, trổ hết hoa trên buồng, khơng cịn bắp chuối như
các giống thơng thường.
Musa sinensis (Musa Cavendish, Musa nana): chỉ nhóm chuối già lùn.
Từ năm 1948, Chessman đã phân biệt hai nguồn gốc chính của các giống
chuối trồng trọt là Musa acuminata Colla và Musa balbisiana Colla. Trong họ phụ

Musoidae có hai giống là Ensete và Musa. Chi Ensete: có khoảng 7 - 8 loài, các loài
trong giống này là dạng hoang dại ở Châu Phi, cũng có vài lồi ở Châu Á. Đó là
6


Đồ Án Tốt Nghiệp

những cây rất giống chuối về bộ lá nhưng thân ngầm khơng đẻ nhánh, ít nhất là
trong điều kiện tự nhiên. Các loài này chỉ sinh sản bằng hạt. Các lồi trong giống
Ensete có lá bắc và hoa dính liền với nhau vào cuống buồng. Chi Musa: gồm các
loài sinh sản bằng hạt và các loài trồng có trái khơng hạt. Các lồi sinh sản bằng hạt
được biết nhiều ở Ấn Độ, Nepal, Mianma, bán đảo Đông Dương, Malaisia,
Indonesia, Tân Guinea và vài quần đảo phía đơng Thái Bình Dương.
Các lồi sinh sản bằng hạt được xếp vào 2 nhóm:
Nhóm 1:
Chi Australimusa: gồm 5 – 6 lồi có hạt hơi trịn, lép. Trong chi này chỉ có
một lồi có giá trị kinh tế là Musa textilis, có nguồn gốc ở Philippin, trồng để lấy
sợi. Một số loài trong chi này có nhựa màu và trái có màu sắc sặc sỡ.
Chi Callimusa: gồm 5 – 6 loài, nhỏ cây, phát hoa mọc đứng, thường gặp ở
Malaisia, Indonesia và Đơng Dương, chỉ có giá trị về mặt nghiên cứu.
Nhóm 2:
Chi Rhodochlamys: gồm 5 – 6 loài, phát hoa mọc đứng và có rất ít hoa trong
mỗi lá bắp.
Chi Eumusa: có khoảng 9 – 10 lồi, đây là chi quan trọng. Các lồi trong chi
này có phát hoa mọc ít nhiều cụp xuống, ngang hay hơi ngang, buồng thõng
nghiêng hay đứng, có trái nhiều ở mỗi nải và xếp thành hai hàng. Theo các nghiên
cứu về nhiễm sắc thể và di truyền các thứ chuối trồng là kết hợp giữa Musa
acuminata và Musa balbisian. Cả hai loài đều thuộc chi Eumusa.
Chuối Musa acuminata thân nhỏ, mảnh khảnh, cao độ 3 – 4 m, mọc thành
bụi nhiều cây và trái cho hạt gieo mọc được. Chuối Musa balbisiana thì thân cao to

hơn, thân xanh, trái to nhưng ngắn hơn.

7


Đồ Án Tốt Nghiệp

Một số giống chuối ở Việt Nam
Chuối già lùn: trái cong và vỏ cịn xanh khi chín. Chóp trái hình cổ chai
ngắn, đầu trái bằng phẳng. Buồng ít lơng, dạng hình nón cụt, chống buồng cịn sót
nhiều lá mo chưa rụng hết.
Chuối già (tiêu) hương: trái hơi cong và cịn xanh khi chín, đầu trái lõm vơ rõ
rệt. buồng có ít lơng hay trung bình, hình lăng trụ, cuống buồng khơng có mo khơ vì
rụng hết. Vịi nỗn khơ cũng rụng hết.
Chuối già (tiêu) cúi: trái hơi cong và cịn xanh khi chín, đầu trái bằng phẳng
hay hơi lõm vơ. Qy ít lơng hay trung bình, qy hơi có hình nón cụt vì có một nải
mọc ra xa. Mo khơ khơng rụng hết ở qy nhưng cịn lại ít hơn già lùn. Vịi nỗn
khơ cịn sót ở trái.
Chuối cau mẳn: trái trịn nhưng thằng, có vỏ láng bóng và màu vàng khi
chín, trái rất nhỏ và ngắn. Qy ít lơng hay lơng trung bình.
Chuối cau quảng: giống như cau mẳn nhưng trái dài và lớn hơn.
Chuối cau tây (bom): giống như cau mẳn nhưng lớn hơn cả cau quảng.
Chuối ngự (dong): trái có cạnh to, trái thẳng và lớn, đầu trái hơi lồi một chút.
Quày không lông. Vịi nỗn khơ cịn sót nhiều ở trái.
Chuối xiêm đen: trái ít cạnh, hơi ngắn, kích thước trung bình, cuống hơi
ngắn khoảng 2,5 cm, chóp trái hình cổ chai. Vỏ trái chín có đốm mốc. Qy khơng
lơng. Vịi nỗn khơ rụng gần hết.
Chuối Ximon: ruột trái màu hồng khi còn non, vỏ vàng trắng lợt khi chín và
ăn có vị chua.
Chuối Tá Quạ: quả dài, to và mập. Khi chín vỏ vàng nhạt


8


Đồ Án Tốt Nghiệp

Hình 1.1. Bản đồ phân bố cây chuối trên toàn thế giới
1.1.3. Đặc điểm sinh học
Cây chuối gồm hai phần chính: phần dinh dưỡng và phần mang phát hoa.
Phần dinh dưỡng gồm một thân ngầm (củ chuối) nằm dưới mặt đất, là thân thật,
mang hệ thống rễ bất định và một thân giả khí sinh với hệ thống lá bẹ lồng vào
nhau. Mỗi nách lá đều mang chồi ngủ. Trong thời kỳ dinh dưỡng, nhiều chồi dinh
dưỡng cùng phát triển trên thân ngầm, nhưng chỉ có các chồi từ giữa đến ngọn thân
ngầm mới có thể phát triển thành cây, đảm bảo cho sự nhân giống dinh dưỡng (Bùi
Trang Việt và cộng sự, 2000; Trần Thanh Hương và cộng sự, 2011).
Ở chuối có hoa đực và hoa cái riêng biệt. Cả hai loại hoa này đều lưỡng tính,
nhưng hoa cái có nhị khơng có túi phấn, hoa đực có nỗn sào bị thối hóa. Cách mà
bắp chuối mọc dựng thẳng hướng lên trên, mọc ngang, hay mọc hướng địa, màu sắc
thân cây, hình dạng cuống lá, sự phân bố của nỗn, chồi đực, hay hình dạng trái
được dùng dể phân loại các giống trồng (Bùi Trang Việt và cộng sự, 2000; Trần
Thanh Hương và cộng sự, 2011).
Đặc điểm sinh học cây chuối già Cavendish
Cây chuối già ‘Cavendish’ cao từ 2 – 5 m. Thân cây chia làm 2 phần chính:
phần thân thật và phần thân giả. Phần thân thật nằm dưới mặt đất, chúng là một mô
phân sinh được hình thành từ sự bao quanh đồng tâm của các bẹ lá lại với nhau. Mô

9


Đồ Án Tốt Nghiệp


phân sinh của thân thật tạo ra tất cả các bộ phận khác của cây (Swennen và Rosales,
1994). Phần thân giả nằm trên mặt đất, chúng là kết quả của q trình kéo dài mơ
phân sinh lên phía trên, q trình này sẽ dừng lại khi xuất hiện chùm hoa ở đỉnh.

Hình 1.2. Đặc điểm sinh học của cây chuối già " Cavendish"
Lá chuối:
Được hình thành từ mô phân sinh của thân thật hướng lên trên. Các lá chuối
có dạng hình elip, diện tích bề mặt khi lá phát triển hồn tồn có thể đạt 2m2 trên
một lá, các gân lá được bố trí song song (Karamura và cộng sự, 1995). Lá được tạo
ra liên tiếp cho đến khi hoa chuối xuất hiện (Allen và cộng sự, 1988).
Rễ chuối:
Được mọc ra từ thân thật và hướng sâu vào trong lịng đất. Các rễ mẹ có
đường kính từ 2 – 10 mm và kéo dài từ 2 – 5 m. Từ các rễ mẹ, các rễ con sẽ hình
thành, thơng thường, đường kính và chiều dài của rễ con sẽ nhỏ hơn so với rễ mẹ
(Turner và cộng sự, 2007).

10


Đồ Án Tốt Nghiệp

Hoa chuối:
Xuất hiện khi cây chuối bước vào giai đoạn sinh sản (khoảng 6 tháng kề từ
khi trồng). Hoa chuối mọc theo từng cụm, mỗi cụm mọc theo hình xoắn ốc dọc theo
một trục chính và được bao phủ bởi một lá lớn thường có màu từ vàng, đỏ đến tía.
Mỗi cụm có từ 12 – 20 hoa xếp thành hai hàng liền nhau chặt chẽ. Những bông hoa
trong cụm hoa thường là hoa cái hoặc hoa đực, nhưng đơi khi là hoa lưỡng tính
hoặc đơn tính (Kwa và Tomekpé, 2000). Hoa tạo thành những quả chuối ăn được là
hoa cái, quả của hoa đực thường nhỏ và không được dùng để ăn.

Trái chuối:
Mọc ra từ cụm hoa và thường uốn cong lên trên. Những trái chuối mọc từ
các cụm hoa được gọi là “nải chuối”, nhiều nải được gọi là “buồng chuối”. Trọng
lượng buồng chuối thương phẩm bình thường là 15 – 30 kg. Một quả chuối cỡ trung
bình nặng khoảng 160 g (trong khi hầu hết các loại chuối Musa hoang dại nặng
khoảng 30 – 80 g).
Cần tối đa 2 năm trong một chu kỳ đậu quả. Tùy thuộc vào khí hậu, điều kiện
canh tác và giống cây trồng, sự phát triển sinh dưỡng có thể kéo dài từ 6 đến 12
tháng, và khoảng thời gian từ khi xuất hiện hoa đến khi thu hoạch có thể từ 2,5 đến
10 tháng (Stover và Simmonds, 1987; Turner, 2007).
1.1.4. Giá trị của cây chuối già
1.1.4.1. Làm thứ ăn dinh dưỡng
Chuối là cây ăn trái rất được ưa chuộng ở hầu hết các nước trên thế giới. Ở
một số vùng nhiệt đới ẩm, chuối còn là nguồn cung cấp năng lượng chính. Trái
chuối chứa protein, tinh bột, các loại đường, calci, phốt-pho, kali, kẽm, vitamin A,
C, E, chất gồm, vitamin B11, cụ thể là: trong 100g phần ăn được, chất bột đường
(27.7g), chất đạm (1.1g), nước (74.1g), sinh tố C (9 mg), B1 (0.03 mg), B2 (0.04
mg), Caroten (359 Unit), Calcium (11 mg), Magnesium (42 mg), Kali (279 mg), Sắt
(0.56 mg), 8.6% Fructos, 4,7% Glucos, 13.7% Sacaros. Đặc biệt trong quả chuối có
nhiều Pectin, là 1 Glucid khơng có giá trị về mặt năng lượng nhưng là chất giúp cho
sự tiêu hóa hấp thu tốt, chống nhiễm trùng đường ruột. Chuối cung cấp nhiều năng

11


Đồ Án Tốt Nghiệp

lượng nhất (trên dưới 100 calo/100g thịt chuối chín tươi) vì chuối chứa nhiều bột
đường nhất.
1.1.4.2. Làm thuốc

Nước ta có nhiều loại chuối như: chuối già, chuối tây, chuối ngự, chuối mật,
chuối hột, chuối lá… trong đó chuối già được dùng làm thực phẩm dinh dưỡng và
làm thuốc phổ biến hơn cả. Đây là một thức ăn thích hợp với mọi người, mọi lứa
tuổi, một loại quả ngon có nhiều chất dinh dưỡng rất cần thiết cho trẻ em, người cao
tuổi và những người lao động thể lực nặng nhọc cần bồi dưỡng sức khỏe. Trong
chuối già có chứa nhiều tinh bột, 100g chuối tiêu chín có 74g nước; 1.5g protid,
0.4g axit hữu cơ, 22.4g glucid, 0.8g xenluluza, cung cấp được 100 calo, vượt xa các
loại quả ngọt khác về cung cấp năng lượng (100g cam cho 43 calo, đu đủ chín cho
36 calo, nhãn cho 49 calo, vú sữa cho 43 calo…). Lượng chất glucid có trong chuối
chín như vậy là rất cao, ở dạng glucoza (20%), fructoza (1.5%) và saccharoza
(65%) là những loại đường tự nhiên q của quả chín, dễ tiêu hóa, cơ thể hấp thụ
nhanh và cung cấp nhiều năng lượng. Theo Y học cổ truyền, chuối già có vị ngọt,
tính lạnh, vào vị, đại tràng. Có tác dụng tư âm, nhuận tràng, nhuận phế, thanh nhiệt,
giải độc. Dùng cho các trường hợp táo bón, sốt nóng khát nước, mụn nhọt, tăng
huyết áp, an thai…
Ngồi lượng carbohydrate phong phú, trái chuối cịn giàu kali – một chất
khoáng cần cho hoạt động nhịp nhàng của tim, chứa nhiều vitamin C, B6, đặc biệt
là vitamin A – loại vitamin thường thiếu hụt trong bữa ăn của người dân vùng nhiệt
đới (Smith và Hamill, 1993; Kalimuthu và cộng sự, (2007). Trong trái chuối có sự
hiện diện của Banlec, một protein đặc biệt có khả năng ngăn cản sự xâm nhập của
virut HIV vào cơ thể (Trần Thanh Hương và cộng sự, 2011).

12


Đồ Án Tốt Nghiệp

Hình 1.1. Quả chuối già Cavendish
1.2. Tình hình nghiên cứu cây chuối già
1.2.1. Trên thế giới

Năm 1988, Weathers và cộng sự đã đề xuất phương pháp nuôi cấy mô chuối
cải tiến trong hệ phun mù. Các mô hoặc tế bào chuối nuôi cấy được đặt trên giấy lọc
bằng vật liệu trơ sinh học, vô trùng và được phun dung dịch dinh dưỡng qua hệ
thống phun mù để vừa điều chỉnh độ ẩm vừa cung cấp dinh dưỡng cho cây. Kết quả
cho thấy, chuối non mọc tốt hơn, các mô hoặc tế bào chuối tái sinh cao hơn 4 - 6
tuần, số lượng chồi lớn hơn 3 – 20 lần, chu kỳ nhân giống ngắn hơn 20 – 50% và
chất lượng cây tốt hơn so với đối chứng (nghiên cứu trên môi trường agar thường).
Năm 1993, Kawit – Wanichkul và cộng sự cho rằng môi trường tốt nhất để
nhân giống chuối nuôi cấy mô là môi trường MS có bổ sung 15% nước dừa, 1 g/l
than hoạt tính và 10 mg/l BAP, pH 5.6 và nồng độ agar là 0.5%. Mô phân sinh
chuối sẽ phát triển thành cây con trong 2 tháng. Và ông cũng cho rằng hỗn hợp bụi,
sơ dừa + cát + phân + compost + đất (tỉ lệ 1:1:1:0,5:0,5) là môi trường tốt nhất cho
cây chuối nuôi cấy mô bén rễ, cứng cây, các tác giả cũng kết luận thời gian để vườn
ươm tốt nhất là 7 tuần, nếu để quá lâu khi đưa cây ra ngoài đồng ruộng cây sẽ mọc
chậm.
Theo Sazedur Rahman và cộng sự (2013) khoa công nghệ sinh học và kỹ
thuật di truyền đại học hồi giáo Kushtia, Bangladesh, nghiên cứu vi nhân giống
chuối (Musa sp.) nghiên cứu này nhằm khảo sát nồng độ chất điều hòa sinh trưởng
thực vật tốt nhất cho sự tăng chồi và nhân giống chuối. Kết quả cho thấy mẫu được

13


Đồ Án Tốt Nghiệp

cấy trong mơi trường MS có bổ sung chất điều hòa sinh trưởng BAP (benzyl
aminopurine) với nồng độ 4mg/l sẽ cho số lượng chồi trung bình cao nhất (5.9)
nhưng khi bổ sung BAP với nồng độ 5mg/l sẽ cho chiều cao chồi cao nhất (4.9cm),
IBA được bổ sung với nồng độ 1mg/l sẽ cho số lượng rễ nhiều nhất và NAA với
nồng độ 2mg/l sẽ cho tỉ lệ ra rễ và chiều dài rễ cây cao nhất 2.79cm.

Theo S.W. Lee (2003) đã thành công trong vi nhân giống cây chuối
Cavendish bằng phương pháp nuôi cấy mô, môi trường được sử dụng để nhân
nhanh chồi là MS bổ sung thiamine HC1 0.4 mg/l, myo-inositol và L -tyrosine là
100 mg/l, đường 30 g/l, agar 5 g/l, chất kích thích sinh trưởng bao gồm BAP 4 mg/l,
IAA 1.6 mg/L và adenine hemisulfate 80 mg/l, pH 5.8, để ở nhiệt độ 26 – 28 0C với
chu kỳ chiếu sáng 12 h/ngày/đêm. Sau 4 - 5 tuần từ 15 - 25 chồi được tạo ra từ mỗi
mẫu cấy. Nghiên cứu này cũng cho thấy có thể cải thiện chiều cao của chồi chuối
khi nuôi cấy bằng cách điều chỉnh nồng độ chất kích thích sinh trưởng BAP 4 mg/l
và IAA 1.6 mg/l trong môi trường MS mỗi lần cấy chuyển, sẽ làm giảm tỷ lệ chồi
thấp hơn 3 cm. Giá thể thích hợp cho cây con phát triển trong hai tháng ngoài vườn
ươm là phân hữu cơ (phân bò): mùn cưa (1:2.5).
Năm 2012, Chun-Yu Li nghiên cứu đã tạo ra một lượng đáng kể trình tự
phiên mã của chuối và so sánh các phản ứng phòng vệ chống lại Foc TR4 giữa
chuối Cavendish kháng và nhạy cảm. Kết quả góp phần xác định các gen ứng cử
viên liên quan đến tính kháng của thực vật ở sinh vật khơng theo mơ hình là chuối
và giúp nâng cao hiểu biết hiện tại về tương tác giữa vật chủ và mầm bệnh.
1.2.2. Nghiên cứu tại Việt Nam
Năm 1995, Nguyễn Quang Thạch và cộng sự cho biết hồn tồn có thể sử
dụng phương pháp in vitro để nhân nhanh cây chuối, vật liệu nuôi cây tốt nhất cho
mục đích nhân nhanh là các mơ chồi đỉnh và chuối có thể sử dụng kỹ thuật bóc bẹ
khơng cần khử trùng, mơi trường thích hợp cho q trình khởi động phát sinh chồi
ban đầu là mơi trường MS bổ sung 5 – 7 ppm BA, môi trường nhân nhanh tương tự
như môi trường khởi động nhưng sau nhiều lần cấy chuyền cần giảm hàm lượng BA

14


Đồ Án Tốt Nghiệp

thậm chí tới 0 ppm và có thể bổ sung nước dừa là 10%. Cịn mơi trường ra rễ tốt

nhất là MS bổ sung 0.2 g/l than hoạt tính và cũng nhận xét rằng việc đưa cây chuối
in vitro ra vườn ươm vụ hè thu là hoàn toàn thuận lợi, tỷ lệ sống đạt 100% trên cả 3
giá thể nghiên cứu là: cát, đất thịt nhẹ, đất + cát + phân chuồng.
Năm 2009, theo Vũ Ngọc Phượng và cộng sự, cây chuối được nuôi trong
điều kiện ánh sáng tự nhiên sẽ sinh trưởng và phát triển tốt hơn so với ni cấy ở
điều kiện đèn trong phịng thí nghiệm, cường độ ánh sáng tự nhiên thay đổi liên tục
trong ngày từ 500 – 7000 lux, cây chuối sẽ dễ thích nghi hơn so vơi ánh sáng đèn.
Năm 2012, theo Đỗ Đăng Giáp và cộng sự, đã nghiên cứu nhân giống cây
chuối Laba sau 4 tuần nuôi cấy, ở các nồng độ BA cảm ứng tạo chồi được khảo sát,
môi trường MS bổ sung 5 mg/l BA cho hiệu quả tạo chồi cao nhất. Cường độ ánh
sáng hiệu quả nhất cho giai đoạn nhân nhanh chồi là 18.70 ± 1.00 μmol m-2s-1 cho
kết quả hình thành chồi cao nhất. Sự kết hợp của BA nồng độ 5 mg/l với 100 mg/l
adenin sulphate giúp làm tăng hiệu quả nhân chồi. Ở tất cả các nồng độ myoinositol khảo sát bổ sung vào mơi trường có chứa 5 mg/l BA cũng đều làm gia tăng
hệ số nhân chồi đặc biệt là ở nồng độ 100 mg/l.
Theo kết quả nghiên cứu của Vũ Ngọc Phượng và cộng sự (2009) thí nghiệm
nghiên cứu nuôi cấy mô một số giống như: chuối tiêu (Cavendish sp.) giống La Ba,
giống Già lùn (Dwarf Cavendish) và nhiều giống khác. Cho thấy môi trường MS
(Murashine & Skoog 1962) có bổ sung BAP 5mg/l; IAA 0.5 mg/l và adenine
hemisulfate 100 mg/l, nước dừa là 20%. pH 5.8; sacarose 30gr/l; agar 8gr/l cho số
lượng chồi trong thí nghiệm nhân chồi đạt cao nhất.
1.3. Tổng quan về nuôi cấy mô tế bào thực vật
1.3.1. Khái niệm nuôi cấy mô tế bào thực vật
Nuôi cấy mô tế bào là một phạm trù khái niệm chung cho tất cả các loại nuôi
cấy những nguyên liệu thực vật hoàn toàn sạch các vi sinh vật trên môi trường dinh
dưỡng nhân tạo và trong điều kiện vơ trùng (Ngơ Xn Bình, 2009).

15


Đồ Án Tốt Nghiệp


Bao gồm:
- Nuôi cấy cây non và cây trưởng thành.
- Nuôi cấy cơ quan: rễ, thân, lá, hoa, quả, bao phấn, nỗn chưa thụ tinh.
- Ni cấy phôi: phôi non và phôi trưởng thành.
- Nuôi cấy mô sẹo (callus).
- Nuôi cấy tế bào đơn (huyền phù tế bào).
- Nuôi cấy Protoplast: nuôi cấy phần bên trong của tế bào thực vật sau khi
tách vỏ, còn gọi là tế bào trần.
Nuôi cấy mô, tế bào thực vật gọi là nuôi cấy thực vật in vitro để phân biệt
với các q trình ni cấy cây trong điều kiện tự nhiên bên ngồi.
1.3.2. Ưu điểm của phương pháp ni cấy mô tế bào thực vật
Nhân nhanh với hệ số nhân giống cao: Trong hầu hết các trường hợp, công
nghệ vi nhân giống đáp ứng tốc độ nhân nhanh cao, từ 1 cây sau khi được nuôi cấy
từ 1 đến 2 năm có thể tạo ra hàng triệu cây.
Sản phẩm cây giống tương đối đồng nhất về mặt di truyền: Vi nhân giống về
cơ bản là cơng nghệ nhân dịng. Nó tạo ra quần thể có độ đều cao dù xuất phát từ
cây mẹ có kiểu gen dị hợp hay đồng hợp.
Tiết kiệm khơng gian: Vì hệ thống sản xuất hồn tồn trong phịng thí
nghiệm, khơng phụ thuộc vào thời tiết bên ngồi và các vật liệu khởi đầu có kích
thước nhỏ. Mật độ cây tạo ra trên một đơn vị diện tích lớn hơn rất nhiều so với sản
xuất trên đồng ruộng và trong nhà kính theo phương pháp truyền thống.
Nâng cao chất lượng cây giống, tạo được cây sạch virus: cây được nuôi cấy
đã được loại trừ các mầm bệnh như virus, nấm, vi khuẩn … nên cấy giống tạo ra
hồn tồn sạch bệnh. Vì vậy, cây giống tạo ra có sức sinh trưởng và phát triển tốt,
năng suất cây trồng tăng 15 - 30% so với phương pháp truyền thống.

16



Đồ Án Tốt Nghiệp

Các cây sau nhân in vitro có xu hướng được trẻ hóa nên nâng cao hiệu quả
nhân bằng các phương pháp thơng thường sau đó.
Khả năng tiếp thị sản phẩm tốt hơn và nhanh hơn: Các dạng sản phẩm khác
nhau có thể tạo ra từ phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật như cây con in vitro
(trong ống nghiệm) hoặc trong bầu đất. Các cây giống có thể được bán ở dạng cây,
củ bi hay là thân củ.
Lợi thế về vận chuyển: Các cây con kích thước nhỏ có thể vận chuyển đi xa
dễ dàng và thuận lợi, đồng thời cây con tạo ra trong điều kiện vô trùng được xác
nhận là sạch bệnh. Do vậy, bảo đảm an toàn, đáp ứng các qui định về vệ sinh thực
vật quốc tế.
Chủ động kế hoạch sản xuất: Q trình sản xuất có thể tiến hành vào bất kỳ
thời gian nào, không phụ thuộc mùa vụ.
1.3.3. Nhược điểm của phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật
Bên cạnh những ưu điểm, phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật cịn có
những nhược điểm:
Chi phí sản xuất cao: chi phí hóa chất, trang thiết bị hiện đại, tiêu tốn nhiều
năng lượng… nên giá thành sản xuất của cây giống cao so với các phương pháp
truyền thống như chiết, ghép và nhân giống bằng hạt.
Chất lượng cây giống có thể bị biến dị: Cây con ni cấy mơ có thể sai khác
với cây mẹ ban đầu do hiện tượng biến dị tế bào soma. Kết quả là cây con khơng
giữ được các đặc tính q của cây mẹ. Tỷ lệ biến dị thường thấp ở giai đoạn đầu
nhân giống, nhưng sau đó có chiều hướng tăng lên khi nuôi cấy kéo dài và tăng hàm
lượng các chất kích thích sinh trưởng. Hiện tượng biến dị này cần được lưu ý khắc
phục nhằm đảm bảo sản xuất hàng triệu cây giống đồng nhất về mặt di truyền.
Không phải bất cứ loại cây nào cũng có thể vi nhân giống.

17



Đồ Án Tốt Nghiệp

Sự nhiễm bệnh do vi khuẩn: khi nuôi cấy đại đa số vi khuẩn, nấm bị loại trừ
nhưng vẫn có một số xâm nhiễm vào mơ, tồn tại trong mô cấy gây tổn hại khi tế bào
bắt đầu phân chia.
Tạo ra các độc tố: trong một số trường hợp, các mơ có hiện tượng hóa nâu,
hóa đen, gây ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của các mô khác.
Hiện tượng thủy tinh thể: là hiện tượng cây có thân, lá mọng nước, trong
suốt.
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến q trình ni cấy mơ thực vật
1.4.1. Yếu tố môi trường nuôi cấy
Môi trường dinh dưỡng phải có đầy đủ các chất dinh dưỡng, các chất cần
thiết cho sự phân chia, phân hoá tế bào cũng như sự sinh trưởng bình thường của
cây. Từ những năm 1933, Tukey đã nghiên cứu tạo ra môi trường nuôi cấy thực vật,
cho đến nay đã có rất nhiều loại mơi trường khác nhau được sử dụng cho mục đích
này, trong đó có một số mơi trường cơ bản được sử dụng rất phổ biến như MS
(Murashige và Skoog, 1962), LS (Linsmainer và Skoog, 1965). Môi trường MS
(Murashige và Skoog, 1962) là môi trường được sử dụng rộng rãi nhất trong nuôi
cấy mô của tế bào thực vật, môi trường MS thích hợp cho cả thực vật 1 lá mầm, 2 lá
mầm. Mơi trường Gramborg (1965) cịn gọi là B5 dùng thử nghiệm trên đậu tương,
được sử dụng trong tách và nuôi tế bào trần. Thành phần dinh dưỡng của môi
trường ni cấy mơ đóng vai trị qút định đến sự thành công hay thất bại của nuôi
cấy tế bào và mô thực vật. Mỗi một loại vật liệu nuôi cấy hay loại cây khác nhau
cần những thành phần môi trường thích hợp để phù hợp với mục đích việc ni cấy
mô tế bào thực vật.
Thành phần nuôi cấy mô thực vật thay đổi tùy theo loài, bộ phận và mục đích
ni cấy vì vậy thành phần của mơi trường là khác nhau. Thành phần của mơi
trường cịn thay đổi theo các giai đoạn phát triển, phân hóa khác nhau của mẫu cấy
và mục đích ni cấy như: duy trì mơ ở trạng thái mô sẹo, tạo rễ, tạo mầm hoặc tái

sinh cây hoàn chỉnh.

18


×