Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng quy trình kiểm toán chẩn đoán doanh nghiệp áp dụng tại các công ty kiểm toán , luận văn thạc sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (482.1 KB, 92 trang )

ĐỀ TÀI

XÂY DỰNG QUY TRÌNH
“KIỂM TOÁN CHẨN ĐOÁN” DOANH NGHIỆP
ÁP DỤNG TẠI CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN

Người thực hiện: Hồng Dương Sơn

Thầy hướng dẫn: TS. Lê Ngọc Tánh

TIEU LUAN MOI download :


MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................ 1

I.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .................................................................................................1

II.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..........................................................................................1

III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU .............................................................................................2
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................................2

CHƯƠNG I ........................................................................................... 3
TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN CHẨN ĐOÁNERROR! BOOKMARK NOT
I.



KHÁI NIỆM ....................................................................................................................3
I.1

Thế nào là kiểm toán chẩn đoán ...............................................................................3

I.2

Mục tiêu ......................................................................................................................3
I.2.1

Đánh giá hiệu quả hoạt động .................................................................. 4

I.2.2

Xác định các khả năng để tăng cường hiệu quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp ......................................................................... 4

I.2.3

Phát triển và đưa ra các biện pháp, lời khuyên đối với việc cải tiến
hoặc những hành động cụ thể ................................................................. 4

I.2.4

Đánh giá tiềm lực của doanh nghiệp ...................................................... 4

I.3

Phạm vi kiểm toán chẩn đoán ....................................................................................5


I.4

Phương pháp thực hiện kiểm toán chẩn đoán ...........................................................5

I.5

Hình thức và nội dung của báo cáo kiểm toán chẩn đoán .......................................5

TIEU LUAN MOI download :


II.

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA DOANH NGHIỆP ..................................................................................................6
II.1 Phân tích môi trường bên ngoài .................................................................................6
Môi trường tổng quát .............................................................................. 6

II.1.1

II.1.1.1
II.1.1.2
II.1.1.3
II.1.1.4
II.1.1.5
II.1.1.6

Môi trường kinh tế vó mô ............................................................. 7
Môi trường chính trị và luật pháp ................................................. 8

Môi trường văn hóa xã hội ........................................................... 8
Môi trường dân số ........................................................................ 9
Môi trường tự nhiên ..................................................................... 9
Môi trường công nghệ .................................................................. 9

Môi trường cạnh tranh .......................................................................... 10

II.1.2

II.1.2.1
II.1.2.2
II.1.2.3
II.1.2.4
II.1.2.5
II.1.3

Nguy cơ xâm nhập của các nhà cạnh tranh tiềm năng............. 11
Các đối thủ cạnh tranh hiện tại trong ngành ............................ 13
Áp lực từ các sản phẩm thay thế .............................................. 15
Áp lực từ phía khách hàng........................................................ 16
Áp lực của người cung ứng ....................................................... 18

Môi trường kinh doanh quốc tế ........................................................... 19

II.1.3.1 Đối với các công ty chỉ hoạt động ở thị trường trong nước ...... 20
II.1.3.2 Đối với các doanh nghiệp hoạt động trên thương trường
quốc tế ...................................................................................... 20
II.2 Phân tích môi trường bên trong ..............................................................................21
II.2.1


Dây chuyền giá trị của doanh nghiệp ................................................. 21

II.2.1.1 Các hoạt động chủ yếu ............................................................. 22
II.2.1.2 Các hoạt động hỗ trợ ................................................................ 23
II.2.2

Các vấn đề khác trong phân tích môi trường nội bộ ........................... 26

II.2.2.1 Phân tích tài chính .................................................................... 27
II.2.2.2 Văn hóa tổ chức và lãnh đạo .................................................... 28
II.2.2.3 Tính hợp pháp và danh tiếng .................................................... 29

TIEU LUAN MOI download :


II.2.3

Thực hiện những so sánh có ý nghóa................................................... 30

II.2.3.1 So sánh theo thời gian............................................................... 30
II.2.3.2 So sánh với các chuẩn mực của ngành..................................... 31
II.2.3.3 Nhận dạng các nhân tố thành công cốt lõi và các nhà cạnh
tranh .......................................................................................... 31
II.2.4

Kết hợp các điều kiện bên trong và bên ngoài (Phương pháp
SWOT) ................................................................................................ 32

II.2.4.1 Xác định những cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh và điểm yếu
có tính then chốt........................................................................ 32

II.2.4.2 Liên kết các yếu tố bên trong và các điều kiện bên ngoài ...... 35
III. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA DOANH NGHIỆP ..............................................................................36
IV. DỰ BÁO TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH
NGHIỆP .........................................................................................................................36
IV.1 Xác định thời gian và chi tiết của dự báo .............................................................36
IV.2 Phát triển các tiền đề (Assumption) chiến lược thành dự báo tài chính ...........36
IV.3 Phương pháp dự báo số dư ......................................................................................37
V.

KẾT LUẬN ...................................................................................................................38

CHƯƠNG II........................................................................................ 38
THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN
CHẨN ĐOÁN TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN ................................... 38
I

MỤC TIÊU ...................................................................................................................38

II

QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHẨN ĐOÁN ..............................................................38
II.1 Khảo sát đánh giá khách hàng ...............................................................................39
II.2 Hiểu biết về hợp đồng kiểm toán ..........................................................................40

TIEU LUAN MOI download :


II.3 Khảo sát ban đầu .....................................................................................................40
II.4 Thu thập và tập hợp thông tin ................................................................................41

II.5 Lựa chọn khu vực và các thành phần ....................................................................42
II.6 Thảo luận về các phát hiện ban đầu và các lời khuyên với người có thẩm
quyền liên quan........................................................................................................42
II.7 Dự báo tài chính .......................................................................................................42
II.8 Phát hành Báo cáo kiểm toán chẩn đoán .............................................................43
II.8.1

Phạm vi................................................................................................ 43

II.8.2

Thu thập thông tin ............................................................................... 43

II.8.2.1 Thông tin chung ........................................................................ 43
II.8.2.2 Thông tin giúp xem xét, đánh giá bảng cân đối kế toán
(Balance sheet review)............................................................... 45
II.8.2.3 Thông tin liên quan đến kết quả kinh doanh, sản xuất của
doanh nghiệp (Viability Review) ............................................. 45
II.8.2.4 Thông tin giúp cho hoạch định, dự báo .................................... 45
II.8.2.5 Thông tin về chiến lược doanh nghiệp ..................................... 45
II.8.2.6 Nguồn nhân lực......................................................................... 46
II.8.2.7 Chính sách và quy định của Chính phủ .................................... 47
II.8.2.8 Thông tin về tiến trình và hoạt động của doanh nghiệp .......... 47
II.8.2.9 Thông tin về các vụ kiện đòi bồi thương và tranh chấp ........... 47
II.8.2.10 Các thông tin khác .................................................................... 48

III

II.8.3


Phân tích kết quả hoạt động của doanh nghiệp (Analyzing
historical performance) ....................................................................... 48

II.8.4

Báo cáo kiểm toán chẩn đoán............................................................. 48

MỘT SỐ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ RÚT RA TỪ VIỆC NGHIÊN CỨU
QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHẨN ĐOÁN DOANH NGHIỆP .............................60
III.1 Thuận lợi ...................................................................................................................60

TIEU LUAN MOI download :


III.1.1 Tình hình chung của nền kinh tế ......................................................... 60
III.1.2 Sự phát triển kiểm toán ....................................................................... 61
III.1.3 Cơ sở lý luận ....................................................................................... 61
III.2 Khó khăn...................................................................................................................61
III.2.1 Phạm vi áp dụng.................................................................................. 61
III.2.2 Hệ thống các công cụ kiểm toán chẩn đoán ....................................... 62
III.2.2.1 Kho dữ liệu các câu hỏi ............................................................ 62
III.2.2.2 Chỉ số bình quân ngành ............................................................ 62
III.2.2.3 Sự phát triển mang tính chuyên nghiệp giữa các ngành
nghề .......................................................................................... 62
IV

KẾT LUẬN ...................................................................................................................62

CHƯƠNG III ...................................................................................... 63
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG ........................................................ 63

CHO KIỂM TOÁN CHẨN ĐOÁN .................................................... 63
I

MỤC TIÊU ...................................................................................................................63

II

MỘT SỐ CÁC GIẢI PHÁP ........................................................................................63
II.1 Tổ chức công tác thống kê .....................................................................................63
II.2 Xây dựng thư viện các công cụ kiểm toán chẩn đoán ........................................63
II.3 Kết hợp với các chuyên gia ....................................................................................64

III

CÔNG CỤ KIỂM TOÁN CHẨN ĐOÁN VÀ HỆ THỐNG CÁC CHỈ SỐ ..........64
II.1 Bảng câu hỏi chẩn đoán (diagnostic review checklist).......................................64

TIEU LUAN MOI download :


II.2 Hệ thống các chỉ số phân tích tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp .................................................................................73
II.2.1

Phân tích tổng quát .............................................................................. 73

II.2.1.1 Báo cáo tài chính có thể so sánh .............................................. 73
II.2.1.2 Báo cáo theo tỷ trọng ............................................................... 74
II.2.2


Phân tích khả năng thanh toán và hoạt động của doanh nghiệp ........ 75

III.2.2.1 Chỉ số thanh toán ...................................................................... 75
III.2.2.2 Chỉ số về hoạt động.................................................................. 75
II.2.3

Phân tích khả năng sinh lời ................................................................. 76

II.2.3.1 Tỷ lệ lãi trên doanh thu ............................................................ 76
II.2.3.2 Tỷ suất thu hồi từ đầu tư........................................................... 76
II.2.4

Phân tích cơ cấu vốn và khả năng thanh toán ..................................... 78

II.2.4.1 Chỉ số cơ cấu vốn...................................................................... 78
II.2.4.2 Chỉ số vốn chủ sở hữu............................................................... 78
II.2.4.3 Chỉ số thanh toán lãi vay (Number of times interest earned) .. 78
II.2.5

Chỉ số tài chính về dòng tiền .............................................................. 79

II.2.5.1 Chất lượng của thu nhập (để hỗ trợ hoạt động kinh doanh
hiện tại và tạo ra thu nhập trong tương lai) .............................. 79
II.2.5.2 Quản trị tài chính ...................................................................... 79
II.2.5.3 Chỉ số đầy đủ (dùng để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp) .. 80
II.2.5.4 Chỉ số hiệu quả ( doanh nghiệp tạo ra dòng tiền tốt như thế
nào) ........................................................................................... 80
IV

KẾT LUẬN ...................................................................................................................81


KẾT LUẬN .......................................................................................................................82
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 83

TIEU LUAN MOI download :


1

PHẦN MỞ ĐẦU
I.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hoạt động kiểm toán đã phát triển rất lâu trên thế giới với lịch sử ra đời và

phát triển hơn 100 năm. Hoạt động kiểm toán trên thế giới tính đến thời điểm
này phát triển vô cùng mạnh mẽ và đa dạng, gồm rất nhiều loại hình dịch vụ.
Tuy nhiên, nhìn chung hiện nay, hoạt động kiểm toán có bốn loại dịch vụ chính
là kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động và
kiểm toán hỗn hợp.
Hoạt động kiểm toán tại Việt Nam có tuổi đời còn rất trẻ, hoạt động chưa
đa dạng và nền tảng kinh nghiệm cũng như lý luận của hoạt động kiểm toán
chưa hoàn thiện. Hiện nay, các công ty kiểm toán của Việt Nam chủ yếu cung
cấp dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính và kiểm toán tuân thủ.
Nhận thức được tầm quan trọng, vai trò và xu hướng phát triển của hoạt
động kiểm toán, chúng tôi lựa chọn đề tài “XÂY DỰNG QUY TRÌNH KIỂM
TOÁN CHẨN ĐOÁN DOANH NGHIỆP ÁP DỤNG TẠI CÁC CÔNG TY
KIỂM TOÁN”. Mong góp phần vào sự phát triển của dịch vụ kiểm toán hoạt
động nói riêng, và ngành kiểm toán Việt Nam nói chung, từng bước rút ngắn
khoảng cách với các nước trong khu vực và các nước trên thế giới, nhằm giúp

dịch vụ kiểm toán hoạt động trở nên phổ biến và trở thành bộ phận then chốt
trong sự phát triển của hoạt động kiểm toán tại Việt Nam.
II.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.

Nghiên cứu tìm hiểu về dịch vụ kiểm toán chẩn đoán đối với một doanh
nghiệp và xây dựng quy trình chung làm cơ sở nền tảng thực hiện kiểm
toán chẩn đoán đối với một doanh nghiệp;

2.

Thông qua quy trình kiểm toán chẩn đoán giúp doanh nghiệp tự hoàn
thiện và đánh giá hoạt động của mình;

3.

Giúp các nhà đầu tư, ngân hàng đánh giá được tiềm lực, những hạn chế và
khả năng phát triển của một doanh nghiệp để có những quyết định thích
hợp với lợi ích của mình

Người thực hiện: Hồng Dương Sơn

Thầy hướng dẫn: TS. Lê Ngọc Tánh

TIEU LUAN MOI download :



2

III.

PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu tập trung vào việc thiết lập quy trình chung và một số

phương pháp chủ yếu để thực hiện kiểm toán chẩn đoán trong phạm vi một
doanh nghiệp cỡ vừa và lớn.
Do vấn đề nghiên cứu mặc dù đã phát triển mạnh ở các nước trên thế giới
nhưng thực sự vẫn còn mới mẻ tại Việt Nam và có thể nói là chưa thực sự hình
thành, vì vậy đề tài này chỉ nhằm mục tiêu định hướng xây dựng quy trình kiểm
toán chẩn đoán. Do việc tiếp cận tài liệu kiểm toán gặp khó khăn do tính bảo
mật của các công ty kiểm toán hoạt động tại Việt Nam và các tài liệu liên quan,
vì vậy việc thực hiện đề tài trên gặp một số khó khăn và có nhiều mặt cần tiếp
tục hoàn chỉnh.
IV.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp duy vật biện chứng được sử dụng xuyên suốt quá trình nghiên
cứu và được cụ thể hóa qua hai bước sau:
Bước 1: Thu thập thông tin, tài liệu từ sách báo, các tổ chức liên quan đến
lónh vực cần nghiên cứu trong đề tài.
Bước 2: Tập hợp, thu thập và xử lý tài liệu, kết hợp với kiến thức đã học và
thực tiễn để thực hiện nội dung đề tài.
Ngoài ra, các phương pháp và kỹ thuật cụ thể sau đây cũng được vận dụng
để lý giải về đề xuất các ý kiến hoàn thiện như là: Phương pháp phân tích
tổng hợp, đối chiếu so sánh, diễn dịch quy nạp...

Người thực hiện: Hồng Dương Sơn


Thầy hướng dẫn: TS. Lê Ngọc Tánh

TIEU LUAN MOI download :


3

CHƯƠNG I

I.

kHÁI NIỆM

I.1

Thế nào là kiểm toán chẩn đoán
Kiểm toán hoạt động là việc kiểm tra, đánh giá hoạt động của một doanh

nghiệp nhằm đánh giá mức độ hiệu quả và hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp.
Điều mà các nhà quản lý trông chờ ở kiểm toán hoạt động là những lời khuyên hữu
ích trong việc tăng cường cải thiện hoạt động của doanh nghiệp. Việc thực hiện và
lập báo cáo về kết quả kiểm toán hoạt động khó hơn đối với kiểm toán tài chính và
kiểm toán tuân thủ. Hiệu quả và hiệu suất hoạt động càng khó đánh giá một cách
khách quan hơn so với việc đánh giá sự tuân thủ hoặc trình bày các báo cáo tài
chính phù hợp với các chuẩn mực kế toán. Ngoài ra, việc thiết lập các tiêu chuẩn để
đánh giá các thông tin trong kiểm toán hoạt động là một vấn đề mang tính cực kỳ
chủ quan.
Theo khái niệm trên, kiểm toán chẩn đoán chính là một hình thức đặc thù
của kiểm toán hoạt động. Kiểm toán chẩn đoán là công cụ đánh giá những điểm

yếu, điểm mạnh trong bất kỳ bộ phận nào của doanh nghiệp, đồng thời qua đó, giúp
đưa ra những biện pháp cải tiến và hoàn thiện để nâng cao hiệu quả và hiệu suất
hoạt động của các bộ phận đó. Ngoài ra, qua kiểm toán chẩn đoán, nó còn giúp xác
định và đánh giá tiềm lực của doanh trong tương lai (Thường là thời gian 5 năm).
I.2

Mục tiêu
Mục tiêu của kiểm toán chẩn đoán có thể khái quát như sau:
-

Đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp;

-

Xác định những khả năng để tăng cường hiệu quả hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp;

-

Phát triển và đưa ra các lời khuyên đối với việc cải tiến hoặc hành động
cụ thể; và

-

Đánh giá tiềm lực của doanh nghiệp.

Người thực hiện: Hồng Dương Sơn

Thầy hướng dẫn: TS. Lê Ngọc Taùnh


TIEU LUAN MOI download :


4

I.2.1 Đánh giá hiệu quả hoạt động
Kiểm toán chẩn đoán nào giúp xem xét, đánh giá hoạt động của một doanh
nghiệp. Việc đánh giá như thế gắn liền với việc so sánh phương thức điều hành hoạt
động của doanh nghiệp với các mục tiêu cụ thể do ban quản lý hoặc người thực hiện
thiết lập (ví dụ: các chính sách về tổ chức, các tiêu chuẩn, mục tiêu); và so sánh với
các tiêu chuẩn đo lường phù hợp khác.
I.2.2 Xác định các khả năng để tăng cường hiệu quả hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp
Thông qua việc xem xét, đánh giá hoạt động của doanh nghiệp, kiểm toán
chẩn đoán có thể xác định được các biện pháp có thể nhằm cải thiện những khuyết
điểm trong tổ chức, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bằng cách phân tích
các kết quả phỏng vấn các cá nhân bên trong hoặc bên ngoài tổ chức, quan sát các
hoạt động của tổ chức, xem xét đánh giá các báo cáo số liệu quá khứ và hiện tại,
tìm hiểu nghiên cứu các nghiệp vụ, so sánh với các tiêu chuẩn của ngành, xét đoán
nghề nghiệp dựa trên kinh nghiệm…
I.2.3 Phát triển và đưa ra các biện pháp, lời khuyên đối với việc cải tiến
hoặc những hành động cụ thể
Các biện pháp, lời khuyên được đưa ra trong các cuộc kiểm toán chẩn đoán
có sự khác nhau rất lớn về bản chất và phạm vi. Trong nhiều trường hợp, người thực
hiện có thể đưa ra những lời khuyên cụ thể. Trong các trường hợp khác có thể cần
có thêm sự nghiên cứu thêm nữa ngoài phạm vi kiểm toán và người thực hiện có
thể đơn giản chỉ nêu lý do tại sao việc nghiên cứu thêm nữa là thích hợp đối với
một lónh vực cụ thể.
I.2.4


Đánh giá tiềm lực của doanh nghiệp

Dựa vào việc xem xét đánh giá tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và luồng
tiền trong quá khứ và hiện tại, kết hợp với các yếu tố liên quan như kế hoạch kinh
doanh, tài chính, tình hình thị trường, biến động tỷ giá…. để dự đoán tình hình tài chính,
kết quả kinh doanh và luồng tiền trong tương lai (thường là trong khoảng thời gian 5
năm).

Người thực hiện: Hồng Dương Sơn

Thầy hướng dẫn: TS. Lê Ngọc Tánh

TIEU LUAN MOI download :


5

I.3

Phạm vi kiểm toán chẩn đoán
-

Kiểm toán tài chính có giới hạn;

-

Đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp;

-


Đánh giá khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp;

-

Đánh giá khả năng giám sát, dự đoán tình hình tài chính dựa vào Hệ
thống thông tin quản trị (MIS: Management Information System)

-

Đánh giá công nghệ đang được sử dụng của doanh nghiệp

-

Đánh giá các dây chuyền sản xuất, thị trường, khách hàng và đối thủ
cạnh tranh;

-

Đánh giá hệ thống các báo cáo chính thức và không chính thức của doanh
nghiệp; và

-

Xem xét các yêu cầu quan trọng theo các quy định pháp luật.

Ngoài ra, kiểm toán chẩn đoán còn xem xét, đánh giá các khía cạnh khác
của doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả, năng suất hoạt động của doanh
nghiệp tùy theo yêu cầu của hợp đồng kiểm toán và trường hợp cụ thể.
I.4


Phương pháp thực hiện kiểm toán chẩn đoán
Kiểm toán chẩn đoán là một quá trình tìm kiếm và phân tích, sử dụng nhiều

thủ tục được áp dụng trong kiểm toán báo cáo tài chính. Các thủ tục được áp dụng
trong kiểm toán chẩn đoán bao gồm thẩm vấn, quan sát, kiểm tra tài liệu và các thử
nghiệm phân tích.
I.5

Hình thức và nội dung của báo cáo kiểm toán chẩn đoán
Báo cáo kiểm toán chẩn đoán thường nêu các mục tiêu, phạm vi, phương

pháp thực hiện và những thảo luận về những phát hiện cụ thể và những lời khuyên,
đồng thời đưa ra dự đoán về tiềm lực của doanh nghiệp.
Mục tiêu, phạm vi và phương pháp. Tổng hợp các mục tiêu và phạm vi để
cung cấp cho người đọc cái nhìn khái quát, xem xét và đánh giá các phát hiện và
đưa ra những lời khuyên hữu ích. Báo cáo kiểm toán chẩn đoán nói chung thường

Người thực hiện: Hồng Dương Sơn

Thầy hướng dẫn: TS. Lê Ngọc Tánh

TIEU LUAN MOI download :


6

tập trung vào những điểm yếu và các khu vực có thể cải thiện hơn là vào những
điểm mạnh của tổ chức.
Các phát hiện cụ thể và những lời khuyên. Việc đưa ra những lời khuyên liên
quan đến bản chất, con số và chi tiết, đòi hỏi sự xét đoán nghề nghiệp dựa trên mục

đích và phạm vi của kiểm toán chẩn đoán và dựa trên thông tin được thu thập và
những kết luận có được trong khi xem xét, đánh giá. Báo cáo kiểm toán chẩn đoán
có thể bao gồm những lời khuyên đối với việc tìm hiểu thêm về những lónh vực
chưa được xem xét đánh giá, hoặc về những lónh vực mà những lời khuyên thích
hợp không được phát triển vì những giới hạn của cuộc kiểm toán chẩn đoán.
Dự đoán tiềm lực của doanh nghiệp. Lập dự đoán báo cáo tài chính, báo cáo
kết quả kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho khoảng thời gian trong tương
lai (thường là 5 năm).
Báo cáo kiểm toán chẩn đoán thường không bao gồm ý kiến về các kết quả
của cuộc kiểm toán. Thay vì vậy, báo cáo kiểm toán chẩn đoán đưa ra những nhận
xét về những phát hiện cụ thể.
II.

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA DOANH NGHIỆP

II.1

Phân tích môi trường bên ngoài
Mục đích của nghiên cứu môi trường bên ngoài là nhằm nhận định những

mối đe dọa cũng như những cơ hội có ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.
Vì vậy, việc tìm hiểu môi trường bên ngoài không đặt ra đối với toàn bộ các yếu tố
mà chỉ giới hạn trong những yếu tố có ảnh hưởng thực sự đối với doanh nghiệp.
Những yếu tố tác động này khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm của từng ngành, mục
tiêu và chiến lược của từng doanh nghiệp.
II.1.1 Môi trường tổng quát
Môi trường tổng quát là môi trường bao trùm lên hoạt động của tất cả các
doanh nghiệp, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động của các doanh
nghiệp. Nó được xác lập bởi các yếu tố vó mô như: các điều kiện kinh tế, chính trị,

xã hội, văn hóa, tự nhiên, dân số, và kỹ thuật công nghệ.

Người thực hiện: Hồng Dương Sơn

Thầy hướng dẫn: TS. Lê Ngọc Tánh

TIEU LUAN MOI download :


7

II.1.1.1

Môi trường kinh tế vó mô

Sự tác động của các yếu tố của môi trường này có tính chất trực tiếp, và
năng động hơn so với một số yếu tố khác của môi trường tổng quát. Những diễn
biến của môi trường kinh tế vó mô bao giờ cũng chứa đựng những cơ hội và đe dọa
khác nhau đối với từng doanh nghiệp trong các ngành khác nhau, và có ảnh hưởng
tiềm tàng đến các chiến lược của doanh nghiệp. sau đây tôi đề cập đến một số yếu
tố cơ bản sau:
Xu hướng của tổng sản phẩm quốc nội, và tổng sản phẩm quốc dân: Số liệu
về tốc độ tăng trưởng của GDP và GNP hàng năm sẽ cho biết tốc độ tăng trưởng
của nền kinh tế và tốc độ tăng của thu nhập tính bình quân đầu người. Từ đó, cho
phép dự đoán dung lượng thị trường của từng ngành và thị phần của doanh nghiệp.
Lãi suất và xu hướng của lãi suất trong nền kinh tế có ảnh hưởng tới xu thế
của tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư, do vậy ảnh hưởng tới hoạt động của các doanh
nghiệp. Lãi suất tăng sẽ hạn chế nhu cầu vay vốn để đầu tư mở rộng hoạt động kinh
doanh, ảnh hưởng đến mức lời của các doanh nghiệp. Ngoài ra khi lãi suất tăng
cũng sẽ khuyến khích người dân gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn, do vậy cũng sẽ

làm cho nhu cầu tiêu dùng giảm xuống.
Xu hướng của tỷ giá hối đoái: Sự biến động của tỷ giá làm thay đổi những
điều kiện kinh doanh nói chung, tạo ra những cơ hội và đe dọa khác nhau đối với
các doanh nghiệp, đặc biệt nó có tác động điều chỉnh quan hệ xuất nhập khẩu.
Thông thường, chính phủ sử dụng công cụ này để điều chỉnh quan hệ xuất nhập
khẩu theo hướng có lợi cho nền kinh tế. Sự thay đổi tỷ giá hối đoái có thể ảnh
hưởng trực tiếp tới các hoạt động xuất nhập khẩu và ảnh hưởng tới hoạt động của cả
nền kinh tế.
Mức độ lạm phát: lạm phát cao hay thấp sẽ ảnh hưởng đến tốc độ đầu tư vào
nền kinh tế. Khi lạm phát quá cao sẽ không khuyến khích tiết kiệm và tạo ra những
rủi ro lớn cho sự đầu tư của các doanh nghiệp, sức mua của xã hội cũng bị giảm sút
và nền kinh tế bị trì trệ. Việc duy trì một tỷ lệ lạm phát vừa phải có tác dụng
khuyến khích đầu tư vào nền kinh tế, kích thích thị trường tăng trưởng.
Hệ thống thuế và mức thuế: các ưu tiên hay hạn chế của chính phủ với các
ngành được cụ thể hóa thông qua luật thuế. Sự thay đổi của hệ thống thuế hoặc mức

Người thực hiện: Hồng Dương Sơn

Thầy hướng dẫn: TS. Lê Ngọc Tánh

TIEU LUAN MOI download :


8

thuế có thể tạo ra những cơ hội hoặc những nguy cơ đối với các doanh nghiệp vì nó
làm cho mức chi phí hoặc thu nhập của doanh nghiệp thay đổi.
II.1.1.2

Môi trường chính trị và luật pháp


Bao gồm hệ thống các quan điểm, đường lối chính sách của chính phủ, hệ
thống luật pháp hiện hành, các xu hướng chính trị ngoại giao của chính phủ, những
diễn biến chính trị trong nước, trong khu vực và trên toàn thế giới. Có thể hình dung
sự tác động của môi trường chính trị và pháp luật đối với các doanh nghiệp như sau:
Luật pháp: đưa ra những quy định cho phép hoặc không cho phép, hoặc
những ràng buộc đòi hỏi các doanh nghiệp phải tuân thủ. Các doanh nghiệp cần
phải hiểu rõ tinh thần của luật pháp và chấp hành tốt những quy định của pháp luật.
Chính phủ: Chính phủ có một vai trò to lớn trong điều tiết vó mô nền kinh tế
thông qua các chính sách kinh tế, tài chính, tiền tệ, và các chương trình chi tiêu của
mình. Trong mối quan hệ với các doanh nghiệp, chính phủ vừa đóng vai trò là người
kiểm soát, khuyến khích, tài trợ, quy định, ngăn cấm, hạn chế, vừa đóng vai trò là
khách hàng quan trọng đối với các doanh nghiệp, và sau cùng chính phủ cũng đóng
vai trò là nhà cung cấp các dịch vụ cho các doanh nghiệp. Vì vậy, để tận dụng được
cơ hội và giảm thiểu nguy cơ, các doanh nghiệp phải nắm bắt cho được những quan
điểm, quy định, những ưu tiên, những chương trình chi tiêu của chính phủ và cũng
phải thiết lập một quan hệ tốt đẹp với chính phủ nhằm tạo ra một môi trường thuận
lợi cho hoạt động của doanh nghiệp.
Các xu hướng chính trị và đối ngoại: chứa đựng những tín hiệu và mầm mống
cho sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Do vậy, các doanh nghiệp cần phải
nhạy cảm với những thay đổi này. Những biến động phúc tạp trong môi trường
chính trị và pháp luật sẽ tạo ra những cơ hội và rủi ro đối với các doanh nghiệp
II.1.1.3

Môi trường văn hóa xã hội

Môi trường văn hóa xã hội bao gồm những chuẩn mực và giá trị mà những
chuẩn mực và giá trị này được chấp nhận và tôn trọng bởi một xã hội hoặc một nền
văn hóa cụ thể. Sự tác động của các yếu tố văn hóa xã hội thường có tính dài hạn,
và tinh tế hơn so với các yếu tố khác và phạm vi tác động của các yếu tố văn hóa

xã hội thường rất rộng. Các khía cạnh hình thành môi trường văn hóa xã hội có ảnh
hưởng mạnh mẽ tới các hoạt động kinh doanh như: (1) Những quan niệm về đạo

Người thực hiện: Hồng Dương Sơn

Thầy hướng dẫn: TS. Lê Ngọc Tánh

TIEU LUAN MOI download :


9

đức, thẩm mỹ, về lối sống, về nghề nghiệp; (2) Những phong tục, tập quán, truyền
thống; (3) Những quan tâm và ưu tiên của xã hội; (4) Trình độ nhận thức, học vấn
chung của xã hội…
Vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp là không chỉ nhận thấy sự hiện diện
của nền văn hóa xã hội hiện tại, mà còn cần phải dự đoán những xu hướng thay đổi
của nó, từ đó chủ động hình thành những chiến lược thích ứng.
II.1.1.4

Môi trường dân số

Những thay đổi trong môi trường dân số sẽ tác động trực tiếp đến sự thay đổi
của môi trường kinh tế – xã hội và ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của doanh
nghiệp. Những thông tin của môi trường dân số cung cấp những dữ liệu quan trọng
trong việc hoạch định chiến lược tiếp thị, phân phối và quảng cáo… Những khía
cạnh cần quan tâm của môi trường dân số bao gồm: (1) Tổng số dân của xã hội, tỷ
lệ tăng của dân số; (2) Kết cấu và xu hướng thay đổi của dân số về tuổi tác, giới
tính, dân tộc, nghề nghiệp, và phân phối thu nhập; (3) Tuổi thọ và tỷ lệ sinh tự
nhiên; (4) Các xu hướng dịch chuyển dân số giữa các vùng…

II.1.1.5

Môi trường tự nhiên

Điều kiện tự nhiên bao gồm vị trí địa lý, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, đất
đai, sông biển, các nguồn tài nguyên thiên nhiên…
Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp cần phải đáp ứng các yêu cầu sau:
Một là, khai thác tốt các điều kiện và lợi thế của môi trường tự nhiên trên cơ sở bảo
đảm sự duy trì, tái tạo, đặc biệt nếu có thể góp phần tăng cường hơn nữa các điều
kiện tự nhiên. Hai là, phải có ý thức tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài
nguyên thiên nhiên, chuyển dần từ việc sử dụng các nguồn tài nguyên không thể tái
sinh trong tự nhiên sang sử dụng các vật liệu nhân tạo. Ba là, đẩy mạnh việc nghiên
cứu phát triển công nghệ, sản phẩm góp phần bảo vệ môi trường, môi sinh.
II.1.1.6

Môi trường công nghệ

Đây là một trong những yếu tố rất năng động, chứa đựng nhiều cơ hội và đe
dọa đối với các doanh nghiệp. Những áp lực và đe dọa từ môi trường công nghệ có
thể là: (1) Sự ra đời của công nghệ mới làm xuất hiện và tăng cường ưu thế cạnh
tranh của các sản phẩm thay thế, đe dọa các sản phẩm truyền thống của ngành hiện
hữu. (2) Sự bùng nổ của công nghệ mới làm cho công nghệ hiện hữu bị lỗi thời và
tạo ra áp lực đòi hỏi các doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ để tăng cường khả

Người thực hiện: Hồng Dương Sơn

Thầy hướng dẫn: TS. Lê Ngọc Taùnh

TIEU LUAN MOI download :



10

năng cạnh tranh. (3) Sự ra đời của công nghệ mới càng tạo điều kiện thuận lợi cho
những người xâm nhập mới và làm tăng thêm áp lực đe dọa các doanh nghiệp hiện
hữu trong ngành. (4) Sự bùng nổ của công nghệ mới càng làm cho vòng đời công
nghệ có xu hướng rút ngắn lại, điều này càng làm tăng thêm áp lực phải rút ngắn
thời gian khấu hao so với trước.
Bên cạnh những đe dọa này thì cơ hội khi ra đời công nghệ mới có thể là: (1)
Tạo điều kiện để sản xuất sản phẩm rẻ hơn với chất lượng cao hơn, làm cho sản
phẩm có khả năng cạnh tranh tốt hơn. (2) Tạo ra những cơ hội rất quan trọng để
phát triển sản xuất và hoàn thiện sản phẩm ở các ngành. (3) Làm cho sản phẩm rẻ
hơn, chất lượng tốt hơn và có nhiều tính năng hơn và qua đó có thể tạo ra những thị
trường mới hơn cho các sản phẩm và dịch vụ của công ty.
II.1.2 Môi trường cạnh tranh
Nghiên cứu môi trường cạnh tranh là một nội dung hết sức quan trọng trong
quá trình kiểm soát môi trường bên ngoài, nó thu hút sự quan tâm của nhiều doanh
nghiệp.
Micheal Porter, giáo sư nổi tiếng về chiến lược kinh doanh của trường kinh
doanh Harvard, đưa ra mô hình 5 áp lực cạnh tranh, tạo thành bối cảnh cạnh tranh
trong một ngành kinh doanh: (1) Đe dọa của những người nhập ngành; (2) Sức mạnh
đàm phán của nhà cung cấp; (3) Sức mạnh đàm phán của người mua; (4) Đe dọa
của sản phẩm thay thế; và (5) Cường độ cạnh tranh giữa những doanh nghiệp hiện
hữu trong ngành.

Những người nhập ngành
Đe dọa của
những người
nhập ngành


Những người
cung cấp

Những nhà cạnh
tranh trong ngành

Sức mạnh trả
giá của nhà
cung cấp

Sức mạnh trả
giá của người
mua

Mật độ của các nhà
cạnh tranh

Người thực hiện: Hồng Dương Sơn

Những
người mua

Đe dọa của sản
phẩm thay thế

Thầy hướng dẫn: TS. Lê Ngọc Tánh

Những sản phẩm thay theá

TIEU LUAN MOI download :



11

MÔ HÌNH NĂM ÁP LỰC CẠNH TRANH
Nguồn: Micheal E.Porter. “Competitive strategy” New York: Free Press, 1985

II.1.2.1

Nguy cơ xâm nhập của các nhà cạnh tranh tiềm năng

Nguy cơ xâm nhập của những nhà cạnh tranh tiềm ẩn, theo Micheal
Porter, bao gồm sáu nguồn xâm nhập chủ yếu sau:
a.

Lợi thế kinh tế theo qui mô

Lợi thế kinh tế theo quy mô coi sự giảm xuống về chi phí cho một đơn
vị sản phẩm là do sự tăng lên tuyệt đối trong một thời kỳ về khối lượng sản
phẩm. Một doanh nghiệp có quy mô lớn có thể thu được các khoản lợi tức tăng
thêm nhờ sự tiết kiệm do việc sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn. Các công ty
đã thành danh trên thương trường sẽ là yếu tố tạo rào cản đối với các đối thủ
mới.
b.

Sự khác biệt của sản phẩm

Sự khác biệt của sản phẩm nhấn mạnh đến sự trung thành của khách
hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp có tiếng tăm trên thị trường vì những
sản phẩm này có tính khác biệt – khác biệt về chất lượng, kiểu dáng, cung cách

phục vụ, công tác quảng cáo, hoặc công ty là một trong những người tiên phong
trong ngành.
Tính khác biệt này tạo nên rào cản xâm nhập, nó buộc đối thủ mới
phải làm rất nhiều để vượt qua sự trung thành của khách hàng. Các nỗ lực vượt
qua rào cản này thường tạo nên các khoản lỗ trong thời gian đầu.
c.

Các đòi hỏi về vốn

Sự cần thiết phải đầu tư nguồn tài chính lớn để cạnh tranh cũng tạo
nên các rào cản xâm nhập, chẳng hạn như các chi phí quảng cáo không bù đắp
được, hoặc cho việc nghiên cứu để tạo sản phẩm mới, tài trợ cho nợ của khách
hàng, hàng tồn kho hay bù vào các khoản lỗ. Việc sử dụng các khoản tín dụng

Người thực hiện: Hồng Dương Sơn

Thầy hướng dẫn: TS. Lê Ngọc Taùnh

TIEU LUAN MOI download :


12

sẵn có trên thị trường có thể làm giảm rào cản về vốn, nhưng cũng thể hiện sự
mạo hiểm, do đó cần phải có sự cân nhắc rất kỹ lưỡng.
d.

Chi phí chuyển đổi

Đây là chi phí mà người mua phải trả một lần cho việc thay đổi từ

việc mua sản phẩm của người này sang việc mua sản phẩm của người khác,
nghóa là sự thay đổi về nguồn cung ứng. Các chi phí có thể gồm chi phí đào tạo
nhân viên, giá của thiết bị mới kèm theo, chi phí và thời gian để kiểm tra nguồn
lực mới…
Nếu các chi phí này cao thì những đối thủ mới xâm nhập cần phải
thực hiện các cải tiến hoàn thiện về sản phẩm, chi phí và cung cách phục vụ sao
cho khách hàng có thể quay về phía họ.
e.

Khả năng tiếp cận với kênh phân phối

Khả năng tiếp cận với hệ thống kênh phân phối cũng tạo nên các rào
cản xâm nhập. Đối với các hệ thống phân phối đã làm việc với những đối thủ đã
tồn tại trên thị trường thì việc thuyết phục để mạng lưới phân phối đó làm việc
với mình là điều hết sức khó khăn, cần phải có các biện pháp giảm giá, sự chia
sẻ các chi phí về quảng cáo và các biện pháp tương tự. Tất cả các biện pháp này
sẽ làm cho lợi nhuận giảm. Đôi khi các rào cản kiểm này cao đến nỗi các đối
thủ mới xâm nhập phải xây dựng một hệ thống phân phối hoàn toàn mới, việc
làm này tốn kém rất nhiều về thời gian và chi phí.
f.

Những bất lợi về chi phí không liên quan đến qui mô

Những bất lợi về chi phí không liên quan đến qui mô bao gồm: (1)
Công nghệ sản xuất sản phẩm (2) Sự tiếp cận nguồn nguyên liệu thô thuận lợi:
các đối thủ hiện tại có thể nắm giữ những nguồn nguyên liệu thuận lợi nhất mà
các công ty đến sau không thể có được lợi thế này; (3) Do bước vào kinh doanh
trước nên các đối thủ hiện tại có những vị trí thuận lợi hơn các đối thủ cũ; (4) Sự
trợ cấp của chính phủ nếu có thường dành vị trí ưu tiên cho các đối thủ hiện tại;
(5) Đường cong kinh nghiệm: chi phí cho một đơn vị sản phẩm thường có xu

hướng giảm theo mức độ tích lũy kinh nghiệm.
Các rào cản có thể thay đổi nếu các điều kiện thực tế thay đổi ví dụ sự
hết hạn của bằng sáng chế làm giảm đáng kể rào cản xâm nhập về giá thành

Người thực hiện: Hồng Dương Sơn

Thầy hướng dẫn: TS. Lê Ngọc Tánh

TIEU LUAN MOI download :


13

tuyệt đối do bản quyền công nghệ tạo nên. Ngoài ra, với các doanh nghiệp có
một hay vài ưu điểm nổi bật nào đó cũng cho phép vượt qua rào cản để xâm
nhập vào các ngành khác với giá rẻ hơn ví dụ doanh nghiệp có sẵn một mạng
lưới phân phối khá phát triển cho một mặt hàng sẽ tốn phí ít hơn khi xâm nhập
vào thị trường khác hay các công ty đa ngành có khả năng chia sẻ chi phí chung
cũng tạo cơ hội cho việc xâm nhập với chi phí thấp.
II.1.2.2

Các đối thủ cạnh tranh hiện tại trong ngành

Áp lực thứ hai trong năm áp lực trong mô hình năm áp lực cạnh tranh là
áp lực cạnh tranh giữa các công ty trong ngành. Đây là một áp lực thường xuyên
và đe dọa trực tiếp các công ty, khi áp lực cạnh tranh giữa các công ty ngày càng
tăng lên thì càng đe dọa về vị trí và sự tồn tại của các công ty. Đặc biệt khi các
công ty bị lôi cuốn vào cuộc cạnh tranh về giá sẽ làm cho mức lợi nhuận chung
của ngành bị giảm sút.
Tính chất và cường độ của cuộc cạnh tranh giữa các công ty hiện tại trong

ngành phụ thuộc vào các yếu tố sau:
a.

Các đối thủ cạnh tranh đông đảo hoặc có qui mô gần tương
đương nhau

Khi số lượng các công ty trong một ngành là đông đảo, khả năng có sự lộn
xộn là lớn và một số công ty có thể tin tưởng là họ có thể thay đổi mà không bị
nhận thấy. Thậm chí khi chỉ có một số tương đối ít công ty, nếu chúng khá cân
bằng nhau xét về quy mô và thực lực, thì vẫn không có sự ổn định bởi vì các
công ty có thiên hướng đối chọi với nhau và có những nguồn lực tương đương
trong cạnh tranh với nhau. Ngược lại, khi ngành có mức độ tập trung hóa cao,
hay bị điều khiển bởi một hoặc một số ít công ty thì ít có sự nhầm tưởng về sức
mạnh, và công ty hoặc những công ty dẫn đầu có thể ấn định trật tự cũng như có
thể đảm trách vai trò sắp xếp phối hợp trong ngành thông qua các công cụ như
vai trò dẫn đầu về giá.
b.

Tốc độ tăng trưởng của ngành

Ngành có tốc độ tăng trưởng chậm sẽ biến cuộc cạnh tranh của các doanh
nghiệp thành cuộc chiếm giữ, giành giật và mở rộng thị phần. Trong khi đối với

Người thực hiện: Hồng Dương Sơn

Thầy hướng dẫn: TS. Lê Ngọc Tánh

TIEU LUAN MOI download :



14

ngành có mức độ tăng trưởng cao thì việc cạnh tranh là không căng thẳng, các
công ty có nhiều cơ hội để đáp ứng nhu cầu đang tăng lên rất nhanh.
c.

Chi phí cố định và chi phí lưu kho cao

Chi phí cố định cao buộc các công ty phải khai thác hết năng lực sản xuất,
điều này dẫn đến sự dư thừa sản phẩm và chắc chắn sẽ làm giảm giá bán. Chi
phí cố định cao làm tăng chi phí lưu kho, nếu không chấp nhận điều này thì công
ty càng đẩy mạnh tiêu thụ dẫn tới một cuộc chiến khốc liệt giành thị phần và
điều này có thể sẽ dẫn đến cuộc chiến khốc liệt về giá.
d.

Sự thiếu vắng tính khác biệt của sản phẩm và về các chi phí
chuyển đổi

Nếu sản phẩm và dịch vụ của các công ty trong ngành không có sự khác
biệt, mặt khác chi phí chuyển đổi không đáng kể thì việc lực chọn của khách
hàng chủ yếu dựa vào giá cả và cung cách phục vụ. Kết quả tất yếu là gây ra
một cuộc cạnh tranh sống còn về giá cả và cung cách phục vụ. Ngược lại với sự
khác biệt cao của các sản phẩm và dịch vụ sẽ tạo ra cho người mua có những sở
thích và tín nhiệm đối với những ngưới bán nhất định nào đó, trường hợp này sẽ
tạo ra các lớp ngăn cách chống cạnh tranh. Ngoài ra, chi phí chuyển đổi cao
cũng tạo ra những rào cản giảm bớt sự cạnh tranh.
e.

Ngành có năng lực dư thừa


Lợi nhuận cao hoặc sự hấp dẫn của ngành có thể dẫn tới việc đầu tư ồ ạt
vào ngành, điều này có thể tạo ra năng lực sản xuất dư thừa. Khi ngành có năng
lực dư thừa, các công ty đều muốn tận dụng các năng lực này và có thể tạo ra
một cuộc chiến về giá.
f.

Tính đa dạng của ngành

Mức độ cạnh tranh trong ngành cũng bị ảnh hưởng bởi tính đa dạng của
ngành. Tính đa dạng này phụ thuộc vào sự đa dạng về chiến lược, về nguồn gốc,
về con người của các nhà cạnh tranh hiện hữu. Khi ngành có sự đa dạng cao, các
công ty phải mất một thời gian dài để thăm dò chính xác ý định của nhau và để
đi đến một bộ “luật của cuộc chơi” cho toàn ngành.
g.

Sự đặt cược vào ngành cao

Người thực hiện: Hồng Dương Sơn

Thầy hướng dẫn: TS. Lê Ngọc Tánh

TIEU LUAN MOI download :


15

Cuộc cạnh tranh trong ngành càng trở nên sôi động hơn nếu một loạt các
doanh nghiệp đặt cược với những mức cao vào sự thành công trong cuộc cạnh
tranh này. Trong những trường hợp như vậy, họ sẵn sàng hy sinh lợi nhuận của
mình làm cho cạnh tranh trở nên khốc liệt hơn.

h.

Các rào cản rút lui

Rào chắn ngăn chặn việc rút lui của doanh nghiệp ra khỏi ngành đang
hoạt động khi hoạt động kinh doanh trong ngành không còn thuận lợi nữa, doanh
thu giảm mạnh, hàng hóa ứ đọng mà không có hướng giải quyết thỏa đáng, tình
hình cuộc chiến về giá càng gay gắt hơn. Tổn thất càng lớn nghóa là rào cản rút
lui càng cao. Các yếu tố hình thành rào cản rút lui gồm: (1) Các tài sản chuyên
môn hóa; (2) Chi phí cố định cho việc rút lui: bao gồm các thỏa thuận về lao
động, chi phí tái xây dựng, năng lực bảo dưỡng cho các bộ phận dự trữ và các
loại khác; (3) Các mối liên hệ tương quan chiến lược: mối quan hệ qua lại giữa
bản thân đơn vị và các đơn vị khác trong công ty về hình ảnh, khả năng tiếp thị,
khả năng tiếp cận với thị trường tài chính … (4) Các rào cản tinh thần: tên tuổi
của doanh nghiệp cụ thể, trách nhiệm và sự gắn bó của nhân viên; (5) Chính
sách hạn chế của nhà nước và xã hội: bao gồm việc không cho phép hoặc các
biện pháp ngăn chặn rút lui nhằm tránh việc sa thải lao động làm tăng tỉ lệ thất
nghiệp.
Khi các rào cản rút lui cao, phần năng lực dư thừa sẽ không rút ra khỏi
ngành và các công ty thua trong cuộc cạnh tranh sẽ không rút lui. Hơn thế nữa,
họ bám lì và cũng bởi những yếu kém của mình, họ phải dùng đến những chiến
thuật mang tính cực đoan. Kết quả là mức lợi nhuận của toàn ngành vẫn tiếp tục
giảm.
II.1.2.3 Áp lực từ các sản phẩm thay thế
Xét trên phương diện rộng, các doanh nghiệp trong một ngành phải cạnh
tranh với các doanh nghiệp ở các ngành khác có sản phẩm có thể thay thế các
sản phẩm của ngành. Các sản phẩm thay thế hạn chế mức lợi nhuận tiềm năng
của một ngành bằng cách đặt một ngưỡng tối đa cho mức giá mà các doanh
nghiệp trong ngành có thể kinh doanh có lãi. Do các loại hàng có tính thay thế
cho nhau nên sẽ dẫn đến sự cạnh tranh trên thị trường. Khi giá của sản phẩm


Người thực hiện: Hồng Dương Sơn

Thầy hướng dẫn: TS. Lê Ngọc Tánh

TIEU LUAN MOI download :


16

chính tăng thì sẽ khuyến khích xu hướng sử dụng sản phẩm thay thế và ngược
lại.
Các sản phẩm thay thế đáng được quan tâm nhất có thể là: (1) Các sản
phẩm thuộc về xu thế đánh đổi giá cả rẻ của chúng lấy sản phẩm của ngành; (2)
Do các ngành có lợi nhuận cao: Trong trường hợp này các sản phẩm thay thế sẽ
ồ ạt nhảy vào xâm nhập làm tăng cường độ cạnh tranh buộc các sản phẩm của
ngành phải giảm giá hay phải nâng cao chất lượng.
Sự phân tích như vậy có thể rất quan trọng trong việc quyết định nên cố
gắng ngăn chặn sản phẩm thay thế hay là hoạch định chiến lược có tính đến sản
phẩm đó như một lực lượng quan trọng.
II.1.2.4 Áp lực từ phía khách hàng
Áp lực từ phía người mua chủ yếu có hai dạng là đòi hỏi giảm giá hoặc
mặc cả để có chất lượng phục vụ tốt hơn. Chính điều này làm cho các đối thủ
cạnh tranh chống lại nhau. Tất cả những điều đó làm tổn hao mức lợi nhuận của
ngành. Áp lực từ phía khách hàng xuất phát từ các điều kiện sau:
a.

Khi số lượng người mua nhỏ

Khi chỉ có một hoặc một vài người mua thì đe dọa đối với những

người bán là rất lớn. Những người bán phải phụ thuộc vào một vài người mua
này và họ có thể cấu kết với nhau để ép người bán.
b.

Khi người mua mua một sản lượng lớn và tập trung

Khi người mua mua một sản lượng lớn thì điều này có nghóa là sự tồn
tại và phát triển của người bán bị chi phối rất mạnh bởi người mua, do đó dẫn
đến sự tăng sức mạnh đàm phán cho người mua.
c.

Khi người mua chiếm một tỷ trọng lớn trong sản lượng của người
bán

Sức đàm phán, trả giá của người mua sẽ tăng lên rất lớn khi họ mua
hầu hết sản lượng của người bán. Trong trường hợp này, sự tồn tại của người bán
hoàn toàn phụ thuộc vào người mua và vì vậy người mua có thể thao túng và ép
giá người bán.

Người thực hiện: Hồng Dương Sơn

Thầy hướng dẫn: TS. Lê Ngọc Tánh

TIEU LUAN MOI download :


17

d.


Các sản phẩm không có tính khác biệt và là các sản phẩm thiết
yếu

Khi các sản phẩm không có tính khác biệt và là các sản phẩm thiết yếu
thì khách hàng dễ dàng có được các sản phẩm từ các nguồn cung ứng khác nhau.
Điều này đẩy những người bán vào tình thế cạnh tranh giành khách hàng, thị trường
và dẫn tới những cuộc chiến về giá.
e.

Khách hàng đe dọa hội nhập về phía sau

Khi khách hàng bị ép, họ có thể thoát ra bằng cách hội nhập về phía
sau bằng cách là mua đứt người bán, hay tự đầu tư và khép kín quá trình sản
xuất. Sự hội nhập về phía sau nhằm cung cấp các sản phẩm có chất lượng, an
toàn hơn, chủ động hơn. Điều này tạo ra một lợi thế cho khách hàng trong quá
trình đàm phán, nó tạo ra những áp lực đối với các công ty trong ngành.
f.

Sản phẩm ngành là không quan trọng đối với chất lượng sản
phẩm của người mua

Điều này có nghóa khi sản phẩm của công ty ảnh hưởng lớn đến chất
lượng sản phẩm của khách hàng thì họ thường ít nhạy cảm với giá, ngược lại thì
sẽ tạo sức ép đối với ngành và đe dọa làm giảm lợi nhuận ngành.
g.

Người mua có đầy đủ thông tin

Khi người mua có sự hiểu biết về các thông tin như nhu cầu, giá cả thực
tế trên thị trường, thậm chí cả về giá thành của người cung ứng, thường đem lại

cho khách hàng thế mạnh để có thể mặc cả. Với thông tin đầy đủ, khách hàng
đảm bảo họ nhận được mức giá cả dễ chịu, và phủ nhận sự đe dọa của người cung
ứng về sự tồn tại của họ.
Như vậy, để hạn chế các áp lực từ phía khách hàng, công ty phải xem xét
lựa chọn các nhóm khách hàng như một quyết định tối quan trọng. Công ty có
thể cải thiện vị trí của mình bằng cách chọn lựa những khách hàng có ít quyền
lực đối với họ nhất. Nói cách khác, đó là việc xây dựng chiến lược lựa chọn
khách hàng.

Người thực hiện: Hồng Dương Sơn

Thầy hướng dẫn: TS. Lê Ngọc Tánh

TIEU LUAN MOI download :


18

II.1.2.5 Áp lực của người cung ứng
Người cung ứng có thể khẳng định quyền lực của họ bằng cách đe dọa
tăng giá hoặc giảm chất lượng sản phẩm dịch vụ cung ứng. Do đó, họ có thể
chèn ép lợi nhuận của một ngành khi ngành đó không có khả năng bù đắp chi
phí tăng lên trong giá thành sản xuất.
Những điều kiện làm tăng áp lực của nhà cung ứng có xu hướng ngược lại
với các điều kiện làm tăng quyền lực của người mua. Một nhóm cung ứng được
xem là mạnh nếu:
a. Chỉ có một số ít các nhà cung ứng
Khi một số ít các nhà cung cấp nắm quyền thống trị toàn bộ hoạt động
của nhóm và nhóm có mức độ tập trung cao hơn so với ngành tiêu thụ hàng hóa
của nhóm. Trong trường hợp này, nhà cung ứng sẽ tạo ra được các áp lực về giá

cả, chất lượng, và về phương thức thanh toán.

b. Khi sản phẩm thay thế không có sẵn
Khi bị người cung ứng ép, khách hàng có thể chọn giải pháp khác
bằng cách sử dụng các sản phẩm thay thế. Nhưng khi các sản phẩm thay thế là
không có sẵn thì người mua không có sự lựa chọn nào khác ngoài những sản
phẩm của người cung ứng. Trong trường hợp này, áp lực của nhà cung ứng sẽ
tăng lên.
c. Khi người mua thể hiện một tỷ trọng nhỏ trong sản lượng của nhà
cung cấp
Trong trường hợp này, ảnh hưởng của người mua tới nhà cung cấp là
rất nhỏ bé và có thể nói là không có tiếng nói. Vì vậy, khả năng mặc cả của
người mua sẽ giảm và áp lực của nhà cung ứng sẽ tăng lên.
d. Khi sản phẩm của nhà cung ứng là yếu tố đầu vào quan trọng đối
với hoạt động của khách hàng
Khi sản phẩm của nhà cung ứng là yếu tố đầu vào quan trọng đối với
hoạt động của khách hàng, các yếu tố đầu vào đó quyết định sự thành công hay

Người thực hiện: Hồng Dương Sơn

Thầy hướng dẫn: TS. Lê Ngọc Tánh

TIEU LUAN MOI download :


×