Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Phân tích quy trình quản trị sản xuất – tác nghiệp tại tổng công ty viễn thông quân đội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.2 KB, 9 trang )

PHÂN TÍCH QUY TRÌNH QUẢN TRỊ SẢN XUẤT – TÁC NGHIỆP TẠI
TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI

I/ SƠ LƯỢC VỀ TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI
1. Quá trình hình thành và phát triển:
● 1/6/1989: Thành lập Tổng Công ty Điện tử thiết bị thông tin
(SIGELCO), tiền thân của Tổng Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel).
● 1989 – 1994: Xây dựng tuyến vi ba băng rộng lớn nhất (140 Mbps); xây
dựng tháp anten cao nhất Việt Nam lúc bấy giờ (85m).
● 1995: Doanh nghiệp mới duy nhất được cấp giấy phép kinh doanh dịch
đầy đủ các dịch vụ viễn thông ở Việt Nam.
● 1999: Hoàn thành đường trục cáp quang Bắc – Nam với dung lượng
2.5Mbps có công nghệ cao nhất Việt Nam với việc áp dụng thành công
sáng kiến thu – phát trên một sợi quang.
● 2000: Doanh nghiệp đầu tiên ở Việt Nam cung cấp dịch vụ thoại sử
dụng công nghệ IP (VoIP) trên toàn quốc.
● 2001: Cung cấp dịch vụ VoIP quốc tế.
● 2002: Cung cấp dịch vụ truy nhập Internet.
● 2003:
- Cung cấp dịch vụ điện thoại cố định (PSTN).
- Cổng vệ tinh quốc tế.
● 2004:
- Cung cấp dịch vụ điện thoại di động.
- Cổng cáp quang quốc tế.
● 2005: Dịch vụ mạng riêng ảo.


● 2006: Đầu tư sang Lào và Campuchia.
● 2007:
- Doanh thu 1 tỷ USD.
- 12 triệu thuê bao.


- Hội tụ 3 dịch vụ cố định – di động – Internet.
● 2008:
- Doanh thu 2 tỷ USD.
- 40 triệu thuê bao.
2. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu:
► Kinh doanh các dịch vụ Bưu chính, Viễn thông.
► Phát triển các sản phẩm phần mềm trong lĩnh vực điện tử, viễn thông, công
nghệ thông tin, Internet.
► Sản xuất, lắp ráp, sửa chữa và kinh doanh thiết bị điện, điện tử viễn thông,
công nghệ thông tin và thiết bị thu phát vô tuyến điện;
► Hoạt động trong lĩnh vực xây dựng bưu chính viễn thông, công nghệ thông
tin, truyền tải điện;
► Khảo sát, lập dự án công trình bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin;
► Đào tạo ngắn hạn, dài hạn cán bộ, công nhân viên trong lĩnh vực bưu chính
viễn thông;
► Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, địa ốc, khách sạn, du lịch, kho bãi, vận
chuyển;
► Xuất nhập khẩu công trình thiết bị toàn bộ về điện tử, thông tin và các sản
phẩm điện tử, công nghệ thông tin.
► Sản xuất bột giấy, giấy và bìa;
► In ấn;
► Dịch vụ liên quan đến in;
► Sản xuất các loại thẻ dịch vụ cho ngành bưu chính viễn thông và các ngành
dịch vụ thương mại;


► Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng ngành in.
► Dịch vụ cung cấp thông tin về văn hóa, xã hội, kinh tế trên mạng Internet và
mạng viễn thông (trừ thông tin nà nước cấm và dịch vụ điều tra).
3. Một số kết quả đạt được:

Theo báo cáo kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm, doanh thu của Tổng công ty
Viễn thông Quân đội (Viettel) tăng 78% so với cùng kỳ năm 2008, ước thực hiện
24.222 tỷ đồng đạt 54% kế hoạch năm.
Trong đó, tỷ suất lợi nhuận ước đạt 24% doanh thu, tương ứng 5.328 tỷ đồng,
bằng

59%

kế

hoạch

năm,

tăng

63%

so

cùng

kỳ

năm

2008.

Theo phân tích của Viettel, 6 tháng cuối năm, cạnh tranh giữa các mạng di động
vẫn sẽ tiếp tục gay gắt, quyết liệt hơn trên mọi phương diện như giá cước, chất

lượng

dịch

vụ,

chăm

sóc

khách

hàng...

Trong đó, mục tiêu cả năm mà Viettel hướng đến là đạt doanh thu 62.000 tỷ
đồng; lắp đặt mới 7.000 - 8.000 trạm BTS (trong đó, 3G là 6.000 trạm) nâng
tổng số trạm BTS tại Việt Nam lên hơn 25.000; tại Lào và Campuchia lắp đặt từ
2.000

trạm



trở

thành

mạng




hạ

tầng

lớn

nhất.

Viettel sẽ phấn đấu phát triển mới 5 triệu thuê bao di động hoạt động, nâng tổng
số thuê bao hoạt động đến cuối năm 2009 là 25 triệu; 2 triệu thuê bao cố định
không dây (nâng tổng số lên 5 triệu); 43.000 thuê bao cố định có dây; 113.000
thuê bao Internet băng rộng ADSL; 185.000 thuê bao Internet băng rộng công
nghệ EDGE; 100.000 thuê bao Internet băng rộng công nghệ 3G, phát sóng
1.500

trạm

BTS.

Ngoài ra, Viettel cũng sẽ nâng tổng số trạm phát sóng tại Campuchia lên 3.000
trạm và dự kiến khai trương mạng di động tại Lào vào tháng 8/2009.
4. Cơ cấu tổ chức:


5. Quy trình quản trị sản xuất:
5.1. Hoạt động tác nghiệp "theo dõi và chấm công lao động"
Một trong các hoạt động tác nghiệp thông thường nhất của Tổng công ty
viễn thông quân đội là “theo dõi và chấm công lao động".
Đối với hoạt động tác nghiệp “theo dõi và chấm công lao động": Phòng

Tổ chức lao động có nhiệm vụ theo dõi nhân sự của các phòng ban Tổng công
ty, các Công ty, các Chi nhánh và các đơn vị khác, dựa trên bảng chấm công
hàng ngày bằng phần mềm hàng, cuối tháng tổng hợp tính lương và trả lương
cho người lao động.
5.2. Quy trình các bước công việc đang được thực hiện hiện nay của Tổng
công ty đối với việc theo dõi và chấm công lao động:
a- Phạm vi áp dụng: Tất cả lao động có tên trong danh sách nhân sự của
Tổng công ty.


b- Mục tiêu thực hiện: Việc theo dõi và chấm công lao động nhằm mục
tiêu thực hiện nghiêm túc nội quy hoạt động của công ty, khuyến khích tăng
năng suất lao động đồng thời đảm bảo tốt nghĩa vụ và quyền lợi của người lao
động trong Công ty.
c- Các chỉ số kết quả: Bảng chấm công chi tiết theo ngày kèm theo khối
lượng công việc thực hiện hàng ngày. Căn cứ vào thông tin này, Phòng Tổ chức
lao động tính lương tháng cụ thể cho từng lao động.
d- Quy trình thực hiện:
- Hàng ngày tất cả các đơn vị chấm công và cập nhật lên Phần mềm nhân
sự.
- Vào ngày 5 ngày đầu tiên của tháng n, Trưởng các Phòng ký vào bảng
chấm công từ phần mềm đã in ra kèm theo đánh giá mức độ hoàn thành công
việc của tháng n-1 và gửi cho Phòng Tổ chức lao động; Phòng tổ chức lao động
đối chiếu kiểm tra; tính lương; chuyển lên Tổng giám đốc duyệt; chuyển xuống
phòng Tài chính kế toán thanh toán lương.
- Vào ngày 15 của tháng n, Bảng tiền lương sẽ được lãnh đạo công ty phê
duyệt và chuyển cho người lao động.
e. Những bất cập và nhược điểm của quy trình:
- Việc theo dõi chấm công đối với các lao động bằng phần mềm có những
bất cập khó quản lý như: người chấm công bằng phần mềm có thể chấm công

khống thì người quản lý chuyên trách về vấn đề này tại Phòng Tổ chức lao động
cũng không biết được.
- Do Tổng công ty hoạt động trên địa bàn rộng lớn ở trên 6 nước và nhiều
lĩnh vực khác nhau nên cách quản lý và chấm công như trên cũng khó để kiểm
soát được chính xác số lao động thực tế thực hiện trong tháng, toàn bộ số liệu
chỉ dựa vào khả năng trung thực và tính trách nhiệm của người làm công tác Tổ
chức lao động tại các đơn vị.
f. Các đề xuất nhằm cải thiện quy trình:


* Đề xuất việc lắp đặt hệ thống kiểm soát ra, vào tại các đơn vị của Tổng
công ty bằng thẻ từ, mỗi lần đến làm việc thì thẻ đó ghi nhận như chấm công.
- Ưu điểm của đề xuất này là:
+ Đảm bảo tính khách quan.
+ Giảm bớt việc chấm lương không chính xác.
- Nhược điểm: Đề xuất này chỉ áp dụng được với số ít lao động tại Văn
phòng Tổng công ty và các lao động ổn định, ít di chuyển tại các đơn vị. Còn số
công nhân lắp đặt của các Công ty Công trình, hay các lao động trên tuyến thì
không phù hợp và phải thực hiện theo dõi chấm công theo phương pháp Bảng
chấm công truyền thống.

Đề bài 2. Khi thực hiện các hoạt động tác nghiệp hiện nay tại doanh nghiệp,
theo anh/chị, doanh nghiệp hiện có những loại lãng phí nào trong 7 loại lãng
phí được liệt kê theo mô hình LEAN? loại bỏ những loại lãng phí đó bằng
cách nào?
Bài làm:
Phương thức sản xuất LEAN nhằm mục tiêu loại bỏ hoàn toàn các lãng
phí trong quá trình sản xuất, xây dựng được một quy trình sản xuất tối ưu. Theo
mô hình LEAN có 7 loại lãng phí.
Thực tế hiện nay Tổng công ty Viễn thông quân đội còn tồn tại những loại

lãng phí như sau:
+ Đợi chờ
+ Sản phẩm hỏng
+ Vận chuyển
+ Thao tác
1. Đợi chờ: là lãng phí lớn nhất trong ngành Viễn thông và công nghệ
thông tin.


- Nguyên nhân của lãng phí:
+ Thời gian chờ đợi thủ tục hành chính.
+ Thay đổi bổ sung nâng cấp tính năng của hệ thống.
+ Gặp phải sự cố trong quá trình hoạt động như đứt cáp, mất điện,...
- Hậu quả của lãng phí gây ra:
+ Tăng chi phí sản xuất kinh doanh
+ Mất doanh thu do khả năng kéo dài thời gian đợi chờ.
- Cách giải quyết:
+ Khi thiết kế kỹ thuật cần đưa ra nhiều phương án để lựa chọn và có dự
phòng, vu hồi cụ thể để tránh các biến cố có thể xảy ra. Chuẩn bị cụ thể máy
phát điện đối với từng trạm phát sóng để đối phó khi mất điện.
2.2. Sản phẩm hỏng:
- Nguyên nhân lãng phí:
+ Các sản phẩm đưa ra thị trường bị hỏng như máy điện thoại, thẻ cào,
Sim, ...
- Hậu quả của lãng phí:
+ Lãng phí lớn về sản phẩm
+ Lãng phí chi phí vận chuyển hàng hóa hỏng về kho Tổng công ty.
+ Mất nhiều chi phí để sửa chữa và bảo hành cho khách hàng.
- Cách giải quyết:
+ Tăng cường kiểm tra, giám sát với mục đích kiểm soát chất lượng hàng

hóa đầu vào, loại bỏ bớt hàng hóa lỗi.
2.3. Vận chuyển:
- Nguyên nhân lãng phí:
+ Do bố trí tổng mặt bằng thi công không khoa học dẫn đến mất thời gian
để di chuyển máy móc thiết bị, giữa các công đoạn khác nhau.


+ Kế hoạch thực hiện các công đoạn đôi khi chưa khoa học nên phải di
chuyển máy móc nhiều lần, vận chuyển vật tư với khối lượng nhỏ lẻ.
- Hậu quả của lãng phí:
+ Thiệt hại về nhiên liệu động lực.
+ Thiệt hại về nhân công.
+ Chậm tiến độ thi công.
- Cách giải quyết:
+ Rút kinh nghiệm từ các công trình tương tự đã thực hiện trước đó để có
kế hoạch chi tiết, hợp lý về cung cấp vật liệu và khối lượng công việc phát sinh.
2.4. Thao tác:
- Nguyên nhân lãng phí:
+ Trình độ chuyên môn của lao động thấp. Khi thực hiện bất cứ một hoạt
động nào cũng cần mất nhiều thời gian hơn thậm chí không thực hiện được đối
với những công việc phức tạp.
+ Nguyên vật liệu sử dụng bừa bãi. Bản thân những người lao động trực
tiếp do cảm thấy tiện lợi cho cá nhân hoặc do cẩu thả trong công việc sử dụng
nguyên vật liệu không theo thứ tự, chưa hết phần này đã lấy vật liệu từ phần
khác dẫn đến lộn xộn, bừa bãi.
- Hậu quả lãng phí:
+ Lãng phí về thời gian.
+ Lãng phí về nguyên vật liệu.
- Cách khắc phục:
+ Đào tạo cho lao động có chuyên môn tay nghề cao, hoạt động chuyên

sau vào các lĩnh vực cơ bản.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.


1/ Tài liệu tham khảo môn học Quản trị sản xuất và tác nghiệp trên địa chỉ

2/ Quy chế tiền lương của Tổng công ty Viễn thông quân đội



×