Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Bé gầy còm biếng ăn, phải làm sao? docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.27 KB, 5 trang )





Bé gầy còm biếng ăn, phải làm sao?

Tôi có một cháu trai gần 28 tháng tuổi nhưng cân nặng chưa đến 11 kg. Cháu
rất biếng ăn - (Thúy).
Gia đình cho cháu uống sữa ngoại nhập nhưng cũng không tăng cân, bé ăn ít mà có
vẻ khó ăn. Mỗi lần ăn, cháu hầu như không chú ý mà phải dụ vừa chơi vừa ăn,
được một ít lại thôi. Thuờng cháu ngủ rất khuya có khi đến 11-12 h đêm và cứ đòi
xem phim họat hình hoặc đi tới đi lui chơi chứ không chịu nằm.
Tôi cho cháu chuyển sang dùng sữa khác thì ăn được nhiều hơn một ít. Xin bác sĩ
tư vấn giúp tôi nên đưa cháu đi khám dinh dưỡng tại đâu? Loại sữa cũng như thực
phẩm dùng cho trẻ biếng ăn như cháu. Cháu rất lanh lợi, nói rất nhiều và rất khôn
lanh, có điều gầy quá so với trẻ cùng lứa nên gia đình thấy bất an - (Thúy).

Ảnh minh họa: Sling.
Trả lời:
Chào chị,
Thứ nhất tôi muốn nói với chị rằng, để đánh giá cháu bé có bị suy dinh dưỡng hay
không thì không thể chỉ dựa vào cân nặng đơn thuần, mà còn cần rất nhiều thông
số khác, trong đó kể đến trước nhất là chiều cao của bé.
Thông thường để đánh giá tương đối chính xác mức độ phát triển của trẻ, người ta
dùng bộ ba thông số là cân nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi và cân nặng theo
chiều cao. Trong một số trường hợp, người ta còn tính thêm các chỉ số khác như
vòng bụng, chiều dài chi…
Ở đây, tôi chỉ tạm dùng cách tính đơn giản để đánh giá vấn đề này dựa trên cân
nặng của bé. Trung bình trẻ Việt Nam có cân nặng lúc sinh vào khoảng 3 kg. Sau
24 tháng tuổi, cân nặng của trẻ nhìn chung tăng gấp 4 lần lúc mới lọt lòng, tức là
vào khoảng 12 kg.


Bé nhà chị đã được 28 tháng tuổi, chỉ đạt 11 kg. Như vậy nhìn sơ bộ, cháu đã nhẹ
cân so với độ tuổi. Tôi xin nhắc lại, để đánh giá chính xác, cần có thêm một số
thông tin khác nữa, trong đó quan trọng nhất là chiều cao của bé.
Về vấn đề biếng ăn của trẻ, người nhà đã sai khi hình thành ở trẻ thói quen xấu
trong lúc ăn. Đó chính là việc để bé tự ý đi lại trong lúc ăn, sau đó tìm cách dụ bé
ăn. Lâu dần tạo cho cháu thói quen không chú tâm vào bữa ăn và do vậy dễ bị phân
tâm bởi các yếu tố bên ngoài và biếng ăn. Vì thế việc cần thiết chị nên làm ngay là
thay đổi thói quen xấu này của bé.
Người nhà cần tập cho trẻ ngồi vào bàn ăn, ngay ngắn và chú tâm, đồng thời định
ra thời gian quy định cho các bữa ăn. Nếu bé không chịu ăn hay ăn kém một tí,
người nhà không nên quá lo lắng vì việc bỏ 1 hay 2 bữa ăn sẽ không gây tác hại
nhiều ở trẻ. Thay vào đó, việc hình thành thói quen tốt khi ăn bao gồm đúng giờ và
nghiêm túc trong lúc ăn đem lại cho trẻ nhiều lợi ích về lâu dài. Đây là phương
thức dạy con áp dụng rộng rãi ở các nước phương Tây, đem lại hiệu quả rất cao.
Về việc cho trẻ uống sữa, với độ tuổi này, sữa không còn là thức ăn quan trọng,
hay nói cách khác, sữa không phải là bữa ăn chính của trẻ. Ở giai đoạn này, sữa chỉ
là thức ăn bổ sung thêm năng lượng dùng kèm bữa ăn chính trong ngày. Nếu người
nhà có suy nghĩ rằng sữa có thể thay thế cho thức ăn của bữa ăn chính thì vô hình
chung, người nhà đang làm nặng thêm tình trạng biếng ăn ở trẻ. Bởi khi trẻ đã
uống nhiều sữa và có cảm giác no, không muốn ăn uống thêm nữa.
Chị có thể đưa bé đi khám dinh dưỡng, tại TP HCM có Trung tâm Dinh dưỡng,
hay Khoa Dinh dưỡng bệnh viện Nhi đồng 1, 2… Người nhà có thể tham khảo
thêm qua các trang website giới thiệu của các đơn vị này để lựa chọn cho mình nơi
thăm khám thuận tiện nhất.
Thân ái!

×