Bài dự thi hùng biện trong thanh niên trường học năm học 2009-2010
Bài làm
Nhớ lại thuở ấu thơ từ khi biết nói ê,a em đã được cô dạy hát “Đường em đi là đường
bên phải, đường ngược lại là đường bên trái, đường bên trái thì em không đi, đường bên phải là
đường em đi.” Bài hát này em đã thuộc nằm lòng từ khi còn bé cũng giống như việc chấp hành
luật giao thông đối với em như một thói quen hằng ngày như mỗi sáng thức dậy em phải đánh
răng, rửa mặt.Việt Nam ta ngày nay đang trong thời kì hội nhập với anh em quốc tế, nền kinh tế
đang phát triển với nhiều điểm sáng, đời sống công dân ngày được cải thiện từng bước, nhu cầu
phương tiện đi lại của người dân cũng trở nên đa dạng, phong phú hơn. Phương tiện đi lại gia
tăng cũng giải thích phần nào với việc tai nạn giao thông đã không ngừng tăng vọt trong những
năm vừa qua và ngày một diễn biến phức tạp hơn, đặc biệt là tai nạn giao thông đường bộ. Nếu
là thiên tai hay chiến tranh thì rồi nó cũng sẽ đến ngày kết thúc còn tai nạn giao thông đường bộ
thì không hẹn ngày đi!
Thật vậy, con số thương vong do tai nạn giao thông là vô cùng lớn, ngoài việc ảnh
hưởng đến nền kinh tế, tai nạn giao thông không chỉ gây cái chết thương tâm của những nạn
nhân mà còn là nỗi đau của người mẹ mất con, mất chồng; là những giọt nước mắt của người con
mong thấy cha mẹ trở về dù là không thể…Theo số liệu thống kê của Ủy ban An toàn giao thông
quốc gia thì chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm 2009, toàn quốc đã xảy ra 6321 vụ tai nạn giao
thông, gây chết 5827 người và 3970 người bị thương. Trong đó, có 85 vụ tai nạn đặc biệt nghiêm
trọng làm chết 253 người và 246 người bị thương. Thế thì nguyên nhân do đâu đã dẫn đến con số
cao như vậy?
Không khó để có một câu trả lời về nguyên nhân này, bởi thông tin về tai nạn giao thông đã
và đang trở nên phổ biến trên các phương tiện truyền thông đại chúng như tivi, báo chí,
Internet…. Hiện nay, việc lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đang ngày một phổ biến với
nhiều hình thức nào là việc bày bán hàng dọc các tuyến đường quốc lộ (mũ bảo hiểm, kính, rồi
đến khẩu trang, áo mưa,…) gây mất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện giao thông, một
bộ phận người dân còn sử dụng vỉa hè dành cho người đi bộ làm “địa bàn” trao đổi buôn bán,
khiến người đi bộ cảm thấy bất an khi đi dưới lòng lề đường đầy nguy hiểm. Bên cạnh đó, nước
ta là một quốc gia với nền kinh tế đang phát triển, vấn đề cơ sở hạ tầng cầu đường vẫn gặp nhiều
trở ngại khó khăn, đường xá còn quá nhỏ hẹp, bị xuống cấp nghiêm trọng, những “ổ gà”, “ổ
trâu” thậm chí “ổ voi” có cái nông, cái sâu, có cái đầy đá dăm ở dưới, có cái lõng bõng như
nước ao, ban ngày đi lại đã khó, huống chi là ban đêm những nơi không có đèn đường nhiều
người đã “dính” tai nạn “oan gia” đã không còn lạ lẫm nữa.
Một nguyên nhân mang tính chất quan trọng, quyết định hơn cả đó là ý thức của người tham
gia giao thông trong việc chấp hành luật giao thông còn quá thấp, theo số liệu thống kê năm
2007của Ủy ban an toàn giao thông quốc gia, có đến 50% số người tham gia giao thông không
dùng đèn báo hiệu khi chuyển hướng, 85% không dùng còi đúng quy định, 72% là không đội
mũ bảo hiểm khi đi trên các tuyến đường, chỉ khi có cảnh sát giao thông mới “bẻn lẻn” đội mũ
lên và giảm tốc độ để không bị thổi phạt và nhận một “bản án”, dường như người dân Việt Nam
đang “đối mặt với tử thần xa lộ mà không một vũ khí”. Vâng , nếu với ý thức chấp hành luật giao
thông không nghiêm chỉnh, chỉ bằng cách đối phó khi có cảnh sát giao thông như thế thì dù có
hàng nghìn biện pháp thì con số thương vong cũng chỉ giảm không đáng kể. Chính ông Trần Văn
Trần Nguyễn Thúy Quỳnh
1
Bài dự thi hùng biện trong thanh niên trường học năm học 2009-2010
Thanh – chánh văn phòng Ủy ban an toàn giao thông quốc gia cũng đã nêu rõ, nguyên nhân của
các vụ tai nạn chủ yếu là ý thức tự giác chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông của bộ
phận người tham gia giao thông kém, có tới 64,6% là do chủ quan của con người cố tình vi
phạm. Không còn gì chối cãi, chính nhận thức của bản thân quyết định số phận, chỉ phụ thuộc là
nhận thức đó cao hay thấp mà thôi.
Cứ mỗi ngày trôi đi thì tai nạn giao thông lại cướp đi những sinh mạng của bao người, đó
cũng chính là lúc niềm vui, hạnh phúc của thân nhân vụt mất đi mãi mãi. Giống như trường hợp
của gia đình chú Nguyễn Văn Tài tại Củ Chi, TPHCM, vào lúc 20h30 ngày 7/1/2010, trên đường
đi học về em Nguyễn Thanh Hòa – một học sinh lớp 9 con chú Tài bị một xe tải xông thẳng từ
phía sau, em bị mắc vào xe và bị kéo lê suốt mấy km, mặc dù người bên đường đã cố gắng ra
hiệu cho tài xế nhưng gã ta vẫn phóng xe như điên cuồng. Khi nghe tin con mình bị tai nạn chú
Tài hốt hoảng chạy ngay đến hiện trường, lúc này chỉ toàn máu với máu, chú lần theo vết máu và
những thớ thịt từ thân của con trai cho đến khi vết máu mờ dần và đám đông dần xuất hiện, hai
hàng nước mắt chú đỗ ra khi thấy con mình chân tay loài hết cả xương, quá đau đớn chú chạy
đến ôm con mà gào khóc thảm thiết. Giá như Hòa còn sống thì chắc có lẽ con đường tương lai
của em rất rộng mở. Giá như gã tài xế ấy chú ý quan sát kỹ hơn, chạy chậm hơn và có lương tâm
hơn chịu dừng xe khi được ra hiệu thì có lẽ em Hòa sẽ không ra đi mãi mãi. Trải qua cái chết
thương tâm của Hòa hẳn trong chúng ta ai cũng đã biết tai nạn trên xa lộ là vô cùng nguy hiểm,
cho nên chấp hành nghiêm túc luật an toàn giao thông không là trách nhiệm của riêng bất cứ ai
mà là của toàn dân và toàn xã hội, ý thức của chính mình là quyết định số phận của bản thân.
Trong nền kinh tế phát triển như ngày nay, có không ít những bậc phụ huynh vì thương con,
xót vì thấy con mồ hôi nhễ nhãi khi chạy xe đạp đến trường đường xa mệt mõi nên đã sắm sửa
cho xe honda, đạp điện, ngay cả xe phân khối lớn,…,mà lơ là trong việc an toàn của con mình
khi tham gia giao thông, ít khi nhắc nhở và khuyên bảo con là nên chấp hành nghiêm luật giao
thông. Chính vì thế một bộ phận thanh niên nhằm thõa mãn “thú vui thời thượng” và tự “rẻ
rúng” sinh mạng mình mà cha mẹ ban cho như món “đồ chơi”, họ đã tham gia đua xe, đánh
võng, lạng lách thâu đêm suốt sáng họ phóng nhanh như “tia chớp”, chẳng cần mũ bảo hiểm,
thậm chí còn “đèo ba, bốn lách” và cho đó là cách thể hiện “cá tính” của giới trẻ ngày nay.
Năm 2006, Việt Nam có 14000 người chết và 30000 người bị thương trong các vụ tai nạn giao
thông, trong đó chiếm 40% ca tử vong do tai nạn giao thông là thanh niên. Để giảm thiểu tai nạn
giao thông đối với thanh niên, Luật giao thông đường bộ - 2008 đã quy định cụ thể tại điều 60
cho từng loại xe như sau:
Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi lanh dưới 50 cm
3
Người đủ 18 tuổi trở lên được lái môtô hai bánh và môtô ba bánh có dung tích xi lanh từ
50 cm
3
trở lên….
Những quy định của pháp luật là nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông , nhưng giảm nhiều hay
ít thì còn phụ thuộc người tham gia giao thông có chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông hay
không. Do đó, các bậc phụ huynh cần chung tay với nhà trường và xã hội xây dựng trong con
mình một ý thức vững chắc khi tham gia giao thông, đừng để chỉ vì một sơ xuất nhỏ, một chút
chủ quan mà để lại sự hối hận cả đời.
Nói đến vấn đề tai nạn giao thông, đã có nhiều con số,những hình ảnh tang thương, những
bài viết, phóng sự thực tế…làm chúng ta cảm thấy kinh hoàng và sửng sốt. Theo thống kê thì số
Trần Nguyễn Thúy Quỳnh
2
Bài dự thi hùng biện trong thanh niên trường học năm học 2009-2010
vụ tai nạn giao thông liên quan đến xe máy chiếm hơn 70%, mà trong đó các chấn thương do tai
nạn thì chấn thương sọ não chiếm khoảng 2/3 gây ra tử vong cao hoặc nếu thoát chết thì cũng để
lại di chứng nặng nề hoặc trở thành phế nhân. Ngoài ra, chi phí điều trị do chấn thương sọ não
lên đến hàng chục triệu đồng, thế thì tại sao số ca chấn thương sọ não lại cao đến vậy? Câu trả
lời không đâu xa xôi mà chính là do người tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm trên
các tuyến đường, xa lộ. Theo báo cáo của tổ chức Y tế thế giới (WHO) mỗi năm ở nước ta tốn
khoảng 900 triệu USD cho chi phí cứu chữa nạn nhân bị tai nạn giao thông. Để giảm thiểu thiệt
hại về người và của do tai nạn gây ra, một trong những biện pháp hữu hiệu là vận động tiến tới
bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi điều khiển và ngồi trên xe máy. Đây là một giải pháp mà hầu hết
các nước phát triển trên thế giới đã đưa vào luật. Ở Anh, Pháp, Đức,…người dân luôn có ý thức
cao khi tham gia giao thông, dù là môtô hay kể cả xe đạp họ luôn đội mũ bảo hiểm. Thật vậy,
theo Cơ quan Tổng kiểm toán Hoa Kỳ (GAO) đã xem xét và kiểm tra 46 công trình khảo sát và
kết luận rằng đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông giảm tử vong cho người điều khiển xe
môtô từ 20% đến 40%.Tại sao chúng ta không giống như bạn bè quốc tế tự giác tuân thủ luật
giao thông? Chính vì chờ đợi sự tự giác của người dân là biện pháp không khả thi cho nên trong
những năm vừa qua chính phủ ta đã không ngừng tuyên truyền, khuyến khích thậm chí ban hành
cả luật đội mũ bảo hiểm.
Tại khoản 1, điểm A, Nghị quyết 32/2007 ngày 29/6/2007 của Chính phủ về một số giải pháp
cấp bách nhằm kìm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, đã qui định:
• Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trật tự an toàn giao
thông.Giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật trật tự an toàn giao thông cho mọi đối
tượng tham gia giao thông để mọi người tự giác chấp hành là biện pháp quan trọng hàng
đầu.
Trong số các nội dung mà người dân cần nghiêm túc chấp hành Nghị quyết 32/2007 của
Chính phủ nói trên, có quy định tại điểm A và B khoản 6 giải pháp giảm thiểu thiệt hại do tai
nạn giao thông như sau:
• Từ ngày 15/9/2007, người đi môtô, xe gắn máy trên các quốc lộ bắt buộc phải đội mũ bảo
hiểm.
• Từ ngày 15/12/2007, người đi môtô, xe gắn máy trên tất cả các tuyến đường bắt buộc
phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
Qua quy định của pháp luật và những con số tử vong kinh hoàng ta thấy rõ tầm quan trọng
của việc đội mũ bảo hiểm như thế nào. Vậy tại sao chúng ta không chấp hành tốt luật giao thông
vì chính bản thân cũng là vì cho xã hội?. Đặc biệt cần đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, vận
động các bậc phụ huynh cho con em đội mũ bảo hiểm để bảo vệ những sinh mạng non nớt, nhỏ
bé, đừng vì một lúc chủ quan mà để lại thương tâm. “Nói có sách, mách có chứng” chắc hẳn
rằng nếu nói không thì vẫn chưa thể thuyết phục cho nên tôi sẽ kể các bạn nghe về trường hợp
của em Lê Xuân Hân – một bé gái 9 tuổi, ở Tân Bình, TPHCM.
Sáng chủ nhật 20/1/2008, người mẹ kết tóc, mặc váy thật đẹp cho hai cô con gái cưng là
Xuân Hân và Minh Như để đi đến thăm ông bà ngoại, nghĩ rằng không đi đâu xa và sợ làm hỏng
kiểu tóc của con mình nên cha mẹ em đã không cho hai bé đội mũ bảo hiểm. Niềm vui chưa
được trọn vẹn thì chiếc xe máy ngược chiều của một thanh niên say rượu đã đâm thẳng vào
chiếc xe máy chở cả gia đình, tai nạn xảy đến bất ngờ, người cha bị đa chấn thương, vỡ thanh
quản, tràn dịch màng phổi. Người mẹ thì bị rách nhiều bộ phận, giập cằm, bất tỉnh đến nửa
tháng sau mới hồi phục, đứa em thì bị rách ngay xoáy đầu khâu nhiều mũi, riêng em Hân bị chấn
Trần Nguyễn Thúy Quỳnh
3
Bài dự thi hùng biện trong thanh niên trường học năm học 2009-2010
thương sọ não nghiêm trọng đã mãi mãi ra đi. Cái chết của Hân khiến bao người phải giật mình
thổn thức, bởi chính sự chủ quan của cha mẹ em đã khiến em mãi không nhìn thấy tương lai của
mình. Để rồi sau bao đau đớn, mẹ em chỉ có thể hối hận “giá như….” Thế nhưng tai nạn giao
thông thì không từ chối bất kỳ sinh mạng nào cả và cũng không có “nếu như…”. Qua trường
hợp của bé Hân bạn đã rút ra bài học nào hay chưa? Mục đích của em khi đưa câu chuyên này
lên là muốn gởi đến tất cả rằng “đối với giao thông là phải cảnh giác mọi lúc, mọi nơi, không
được chủ quan bất cứ lúc nào và ở đâu”, chính vì có “một tử thần nép mình bên phố chờ đợi
chúng ta”
Là một học sinh em tự hiểu trách nhiệm của mình khi tham gia giao thông, em không
mong các tất cả mọi người làm những điều lớn lao gì cả mà hãy biết yêu thương bản thân và gia
đình hãy tự giác tuân thủ đúng luật an toàn giao thông để bảo vệ chính mình, bởi mỗi ngày bớt đi
một người bị tai nạn giao thông cũng chính là bớt đi những nổi đau, bớt đi những thiệt hại về vật
chất lẫn tinh thần. Chúng ta cần tích cực tham gia hoạt động tuyên truyền an toàn giao thông
trong xã hội, trong xóm làng và người thân nhằm nâng cao ý thức toàn dân, ra sức học tập rèn
luyện đạo đức bản thân, tham gia các buổi tuyên truyền giao thông trong trường học tìm hiểu về
giao thông nâng cao kiến thức cho chính mình, đó mới thật sự là việc làm ý nghĩa trong cuộc
sống, bên cạnh đó các bậc phụ huynh cần phối hợp với nhà trường quan tâm hơn đến tâm tư
nguyện vọng của con, không ngừng nhắc nhở con mình chấp hành nghiêm luật giao thông, cần
tạo thói quen tuân thủ luật giao thông cho các em ngay từ khi còn bé, ví dụ như: tập cho các em
phải đi đúng lề phải, qua đường phải biết quan sát,…có như vậy thì khi lớn lên các em sẽ có thói
quen ứng xử có “văn hóa giao thông” hiểu biết đầy đủ, đúng các quy định của pháp luật về đảm
bảo trật tự an toàn giao thông, khi tham gia giao thông phải có trách nhiệm với bản thân, cộng
đồng, nhường nhịn và giúp đỡ người khác. Đồng thời có thái độ ứng xử văn minh lịch sự khi xảy
ra va chạm giao thông, chấp hành xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông…, đó
là nền tảng quan trọng để nước ta tiến tới một nền giao thông an toàn và hiện đại. Chúng ta là
những người văn minh và một trong những việc làm chứng tỏ mình là người văn minh là hãy
chấp hành nghiêm chỉnh luật an toàn giao thông như một thói quen hằng ngày.
Hãy chấp hành nghiêm chỉnh luật an toàn giao thông bởi “an toàn giao thông là hạnh phúc
của mọi nhà”!
Trần Nguyễn Thúy Quỳnh
4