Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Không phải lúc nào dọa con cũng là tốt docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.99 KB, 6 trang )





Không phải lúc nào dọa con cũng là tốt


Nói ngọt ngào con không nghe, đánh mắng lại lo con lỳ đòn, nhiều bà mẹ hí
hửng, sung sướng khi tìm ra được tuyệt duyệt dọa con khiến con nghe lời mà
họ không hiểu rằng cách làm này cũng không ổn chút nào.
Dọa con xanh mắt, mẹ hí hửng
Thấy mọi cách tung ra để uốn nắn đứa con 2 tuổi của mình đều không ăn thua, chị
Hạnh (Nghi Tàm, Hà Nội) lo lắng lắm.
Tuổi này, Bin rất hiếu động, bé thích trèo leo, hất đổ bình nước trên bàn, quăng
quật đồ đạc. Mặc người lớn quát tháo khản cổ nhưng Bin cứ “việc tớ tớ làm” thậm
chí bé còn gào lại to hơn.
Xót con, chị chẳng dám đánh, mà “đánh nó cũng lỳ mặt ra, khóc lóc rồi lại nôn trớ,
mình dọn chứ là ai”, chị giãi bày.
Thế nhưng, ở nhà thì bé nghịch ngợm là thế nhưng đến nhà bác, bé lại khép nép,
ngoan như mèo con. Để ý, chị vỗ đùi đánh đét một cái khi nhận ra rằng, bé ngoan
là bởi hay bị bác dọa.
Cứ khi nào bé quăng quật đồ chơi, bác lại dọa: “Ông ù ra đây bắt Bin hư đi hộ cái”,
bé chưa ngoan thì bác lôi xềnh xệch bé ra ngoài ban công nhốt lại. Vài lần như vậy,
Bin sợ xanh mắt, cứ đến nhà bác, bé lại ngồi im thin thít hoặc đòi bố mẹ cho về
nhà.

Nói ngọt ngào con không nghe, đánh mắng lại lo con lỳ đòn, nhiều bà mẹ hí hửng,
sung sướng khi tìm ra được tuyệt duyệt dọa con khiến con nghe lời (Ảnh minh họa)
Từ đó, chị cũng dùng luôn cách này để bảo con. Chị tâm sự: “Chỉ bằng vài lời nói,
Bin ngoan hơn hẳn, cách này ổn hơn nhiều những cách khác, không bị khản cổ”.
Khi nào Bin trốn tắm, chị lại bảo: “Bin không tắm, con giun dưới đất sẽ chui vào


người Bin làm tổ đấy”, Bin sợ quá chạy lại bấu chặt vào người mẹ đòi đi tắm.
Khi nào Bin không chịu nuốt thức ăn, chị lại dọa con: “Không ăn là con ma sẽ đến
ngủ cùng mỗi tối đấy”. Thấy con chưa hiểu con ma là gì, chị lại nhiệt tình dọa
thêm: “Là cái bóng vất vưởng chuyên đi ăn thịt bọn trẻ gầy yếu mỗi đêm đấy”.
Vừa nói, chị vừa giả vờ sợ hãi, Bin lo lắng, ngó ngang ngó dọc rồi nuốt ực miếng
cơm.
Bé Bin cứ khi nào thấy sấm chớp là cu cậu đang làm gì cũng vứt hết đấy, chạy tót
nhảy lên đùi bố mẹ, bám chặt, mắt nhắm ti hí, người run như cầy sấy. Ngay giữa
ban ngày, Bin cũng không dám một mình vào bếp, cầu thang hay góc khuất vì sợ
có con ma bất ngờ xuất hiện.
Cũng có chung suy nghĩ giống chị Hạnh là chị Hường (Lương Yên, Hà Nội). Chị
mừng như bắt được vàng khi con nghe lời răm rắp sau mỗi lần bị mẹ dọa.
Cứ khi nào bé không nghe lời, chị lại bắt con sâu trên cây trong vườn vào để trêu
con: “Vừng không nghe, mẹ sẽ cho ngay con sâu này vào tai Vừng”.
Thấy con khóc toáng lên vì sợ hãi, chị lại dằn mặt thêm: “Nín, có nín không thì
bảo. Khóc một tiếng nữa là mẹ nhét 2 con vào đấy”.
Thế là Vừng sợ vô cùng, Vừng hơn 1,5 tuổi chưa biết nói nhiều nhưng bé rất sõi
câu: “Sợ, mẹ sâu, mẹ sâu”.
Nhưng dường như chỉ sau một thời gian, chị nhận ra càng ngày Vừng càng nhát,
chỉ nhìn thấy cái gì giông giống con sâu, thậm chí xem trên tivi thôi là bé đã tái
mặt, co rúm người lại, chạy ra góc nhà đứng khép nép.
Dọa dẫm không khiến con tốt hơn lên
Nói ngọt ngào con không nghe, đánh mắng lại lo con lỳ đòn, nhiều bà mẹ hí hửng,
sung sướng khi tìm ra được tuyệt duyệt dọa dẫm khiến con nghe lời mà họ không
hiểu rằng cách làm này cũng không ổn chút nào. Đó là nhận định của chuyên gia tư
vấn Hồng Hà.
Đây là một cách mà rất nhiều phụ huynh áp dụng bởi trẻ sẽ nghe lời ngay, không
mất thời gian khản cổ dạy dỗ, nhắc nhở.
Tuy nhiên, nếu dọa dẫm quá nhiều, tâm lý của con trẻ sẽ bị ảnh hưởng, nhút nhát
càng thêm nhút nhát, thậm chí có trường hợp bé bị ám ảnh nặng nề kể cả khi đã

lớn.
Hành động này của cha mẹ nếu quá đà sẽ khiến con bị hạn chế trong việc khám
phá thế giới xung quanh, ảnh hưởng tới hình thành tính cách, cách nhìn về thế giới
quan.
Theo chuyên gia, việc dọa dẫm, quát mắng, đánh đòn thái quá sẽ không khiến con
ngoan lên theo chiều hướng tích cực. Cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân xem tại
sao con lại có những hành động, lời nói chưa ngoan.
Cha mẹ cần giúp bé tập trung hơn vào lời nói của mình, cải thiện mối quan hệ gia
đình bởi một khi mối quan hệ được gắn bó, yêu thương thì bé sẽ sẵn sàng lắng
nghe và làm tốt những việc được người lớn yêu cầu.
Đưa cho bé sự lựa chọn và yêu cầu bé cần phải thực hiện. Thay thế những hình
phạt như đánh mắng, dọa dẫm bằng việc tước bỏ quyền lợi của con như xem tivi,
chơi đồ chơi, đi chơi…
Bên cạnh đó, cha mẹ nên kiên nhẫn giải thích cho con hiểu, hoặc đánh lạc hướng
con.

×