BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
VÕ THỊ BÍCH DIỆP
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG
VIỆT NAM –CHI NHÁNH TP. HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành : Kinh tế tài chính- Ngân hàng
Mã số
: 60.31.12
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS HỒNG ĐỨC
TP. Hồ Chí Minh - 2008
TIEU LUAN MOI download :
MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.Tổng quan về ngân hàng thương mại ........................................................... 1
1.1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại ...................................................... 1
1.1.2. Chức năng của ngân hàng thương mại .................................................... 2
1.1.2.1.Chức năng trung gian tín dụng ............................................................ 2
1.1.2.2- Chức năng trung gian thanh toán ...................................................... 2
1.1.2.3. Chức năng cung cấp các dịch vụ tài chính- ngân hàng ...................... 3
1.1.3. Các nghiệp vụ chủ yếu của NHTM .......................................................... 3
1.1.3.1. Nghiệp vụ tạo lập nguồn vốn- nghiệp vụ nợ.......................................... 3
1.1.3.2. Nghiệp vụ sử dụng vốn- ngiệp vụ có.................................................... 4
1.1.3.3. Nghiệp vụ trung gian( dịch vụ ngân hàng và các hoạt động khác) ........ 4
1.2.Hiệu quả hoạt động kinh doanh trong ngân hang thương mại....................... 5
1.2.1. Doanh thu ............................................................................................... 5
1.2.2. Chi phí.................................................................................................... 6
1.2.3. Lợi nhuận của Ngân hàng Thương mại ................................................... 7
1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động của ngân hàng ....................................... 8
a/. Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản- ROA (Return on Asset)............................. 8
b/. Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu-ROE (Retum on Equity ......................... 8
TIEU LUAN MOI download :
c/. Tỷ lệ thu nhập cận biên................................................................................ 9
d/ Thu nhập trên cổ phiếu.................................................................................. 9
Kết luận chương I........................................................................................... 10
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN
HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH TP. HỒ CHÍ MINH .
........................................................................................................................ 11
2.1 Vị trí và ảnh hưởng của Thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình HĐH –
CNH đất nước ................................................................................................. 11
2.2. Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam –
Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh........................................................................... 15
2.2.1. Sự phát triển hệ thống Ngân hàng thương mại trên địa bàn Tp.Hồ Chí
Minh................................................................................................................ 15
2.2.2 Q trình hình thành, phát triển của Ngân hàng Ngoại Thương Chi Nhánh
TP Hồ Chí Minh.............................................................................................. 19
2.2.2.1. Sơ lược về Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam ................................ 19
2.2.2.2. Sự ra đời và phát triển Ngân hàng Ngoại Thương Chi Nhánh TP Hồ
Chí Minh. ........................................................................................................ 20
2.3. Thực trạng họat động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại Thương Việt
Nam - Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh ................................................................. 21
2.3.1. Về huy động vốn và cho vay................................................................. 21
2.3.2. Chất lượng tài sản có ............................................................................ 23
2.3.3. Cơng tác thanh tốn và dịch vụ ............................................................. 24
2.3.5.Hiệu quả kinh doanh .............................................................................. 26
2.3.6. Năng lực công nghệ ............................................................................... 29
2.3.7. Nguồn nhân lực, năng lực tổ chức và quản lý......................................... 31
2.3.8 Lợi thế về thương hiệu............................................................................ 34
2.4. Vấn đề cổ phần hóa Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam ........................ 35
2.4.1 Khái quát về cổ phần hóa NHNTVN ....................................................... 35
TIEU LUAN MOI download :
2.4.2 Kết quả hoạt động kinh doanh một số lĩnh vực sau khi cổ phần hóa đến cuối
thời điểm 30/9/2008......................................................................................... 36
2.5. Những kết quả đạt được và những mặt hạn chế......................................... 38
2.51. Những kết quả đạt được......................................................................... 38
2.5.2. Những mặt hạn chế và cơ hội, thách thức mới....................................... 39
Kết luận chương II........................................................................................... 42
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VN- CN TP.HCM ............ 43
3.1. Định hướng chiến lược phát triển Ngân hàng ngoại thương Việt Nam –
Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2010 .............................. 43
3.1.1. Định hướng phát triển nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới............. 43
3.1.2.Định hướng phát triển hệ thống Ngân hàng trong nền kinh tế ................. 47
3.1.2.1.Đối với NHNN ................................................................................... 47
3.1.2.2.Đối với các TCTD .............................................................................. 48
3.1.3. Định hướng phát triển NHNT-CN. TP. Hồ Chí Minh............................. 49
3.1.3.1. Định hướng- kế hoạch triển khai sau IPO.......................................... 49
3.1.3.2. Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế của Ngân hàng Ngoại Thương Việt
Nam. ............................................................................................................... 51
3.1.3.3.Định hướng phát triển Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam –
chi nhánh Tp.Hồ Chí Minh.............................................................................. 53
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Tp.Hồ Chí Minh trong điều kiện hội
nhập kinh tế quốc tế......................................................................................... 53
3.2.1. Những giải pháp ở cấp độ vĩ mô ........................................................... 53
3.2.1.1. Từ phía Nhà nước ............................................................................. 54
TIEU LUAN MOI download :
3.2.1.2. Từ phía Ngân hàng Nhà nước Việt Nam............................................. 54
3.2.1.3. Từ phía Ngân hàng Ngoại thương Trung ương .................................. 55
3.2.2. Những giải pháp ở cấp độ vi mô ............................................................ 56
3.2.2.1. Tự bản thân Ngân hàng ngọai thương Việt Nam – chi nhánh
Tp.Hồ Chí Minh.............................................................................................. 56
Nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh, hoạt động tín dụng .................... 56
Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ ................................ 57
Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng ...................................................... 58
Phát triển nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực............................... 59
Áp dụng công cụ quản lý hiện đại,,nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động
điều hành......................................................................................................... 60
Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, mở rộng quan hệ, hợp
tác .................................................................................................................. 61
Trang bị cơ sở vật chất ngang tầm, mở rộng các điểm giao dịch .................... 62
3.2.2.2. Các giải pháp hỗ trợ khác.................................................................... 62
Kết luận chương III.......................................................................................63
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
TIEU LUAN MOI download :
LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài:
Trong thời đại ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế trở thành một xu thế tất yếu
khách quan của mỗi quốc gia. Việt Nam cũng nằm trong xu thế đó với việc trở thành
thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới- WTO-vào ngày 7 tháng 11 năm
2006. Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi nhưng cũng đồng thời đặt
ra khơng ít thách thức. Hội nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng cũng nằm trong xu
thế chung đó.
Thành phố Hồ Chí Minh là nơi hoạt động kinh tế năng động nhất và phát triển
kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao đã tạo ra mức đóng góp GDP lớn cho cả nước. Tỷ
trọng GDP của thành phố chiếm 1/3 GDP của cả nước. Về mặt thương mại dịch vụ
thành phố là trung tâm xuất nhập khẩu lớn nhất nước ta đồng thời là trung tâm tài
chính ngân hàng dẫn đầu cả nước về số lượng ngân hàng và doanh số quan hệ tài chính
- tín dụng. Doanh thu của hệ thống ngân hàng thành phố chiếm khoảng 1/3 tổng doanh
thu toàn quốc. Vì vậy mức độ cạnh tranh trên địa bàn TP.HCM là rất cao so với cả
nước.
Nằm trên địa bàn có thị trường sôi động, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh đón nhận nhiều cơ hội cũng như gặp phải khơng ít
khó khăn thách thức trong quá trình phát triển kinh tế thành phố và tiến trình hội nhập
kinh tế quốc tế. Với vị thế là một ngân hàng thương mại lớn, hoạt động lâu đời chiếm
giữ thị phần cao trên địa bàn đặc biệt là đóng vai trị chủ đạo trong các hoạt động thanh
toán quốc tế, kinh doanh ngoại tê, thanh toán thẻ, kinh doanh vốn. . . nên chi nhánh
luôn được coi là ngân hàng đối trọng của các ngân hàng thương mại khác. Thực tế là
trong nhiều năm qua Vietcombank Hồ Chí Minh chịu sự cạnh tranh quyết liệt từ các
ngân hàng trong và ngoài nước, một số lĩnh vực đã bị chia sẻ thị phần, hoạt động kinh
TIEU LUAN MOI download :
doanh có dấu hiệu giảm sút. Đó là lý do tôi chọn đề tài nghiên cứu
“Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương
Việt Nam - chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh”.
2. Mục tiêu của đề tài:
Nghiên cứu và hệ thống hóa những lý luận về tổng quan ngân hàng thương mại,
hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại.
Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động, rút ra những kết quả đạt được ,những
mặt hạn chế, cơ hội cũng như thách thức của NHNTVN- CN TPHCM trong hiện tại và
tương lai.
Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của
VCB HCM trong quá trình hội nhập quốc tế.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đề tài chỉ nghiên cứu một số khía cạnh đánh giá hiệu quả hoạt động của VCB
HCM như khả năng huy động vốn, cấp tín dụng,năng lực cơng nghệ, lợi thế về thương
hiệu…
Thời gian từ năm 2005-2007
4. Phương pháp nghiên cứu:
Thu thập thông tin và dữ liệu từ các báo cáo thường niên của ngân hàng nhà
nước, ngân hàng ngoại thương Việt Nam, báo cáo hoạt động kinh doanh của VCB
HCM…tham khảo các tạp chí kinh tế, ngân hàng, các tài liệu trong nước, website về
hoạt động ngân hàng…
Sử dụng phương pháp: thống kê, tổng hợp, so sánh…để xử lý số liệu thu thập
được.
TIEU LUAN MOI download :
5. Cấu trúc nội dung nghiên cứu:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được trình bày gồm 3 chương:
Chương I: Tổng quan về ngân hàng thương mại và hiệu quả hoạt động kinh
doanh trong ngân hàng thương mại.
Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh của ngân hàng Ngoại thương Việt
Nam - chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh.
Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh .
TIEU LUAN MOI download :
-1-
CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI:
1.1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại:
Ngân hàng thương mại(NHTM) là tổ chức kinh doanh tiền tệ tín dụng có vị
trí quan trọng nhất trong nền kinh tế thị trường ở các nước. Có nhiều khái niệm
khác nhau về ngân hàng thương mại:
Ở Mỹ: NHTM là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài
chính và hoạt động trong ngành cơng nghiệp dịch vụ tài chính.
Ở Pháp: NHTM là những xí nghiệp và cơ sở nào thường xuyên nhận của
công chúng dưới hình thức ký thác hay hình thức khác các số tiền mà họ dùng cho
chính họ vào nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính.
Ở Ấn Độ: NHTM là cơ sở nhận các khoản ký thác để cho vay hay tài trợ đầu
tư.
Theo Pháp lệnh Ngân hàng năm 1990 của Việt Nam: Ngân hàng thương
mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà nghiệp vụ thường xuyên và chủ yếu là
nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho
vay, chiết khấu và làm phương tiện thanh tốn.
Theo luật Các tổ chức tín dụng Việt Nam có hiệu lực vào tháng l0/1998:
“Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện tồn bộ hoạt động ngân
hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan”.
Nghị định của Chính phủ số 49/20001NĐ-CP ngày 12/9/2000 định nghĩa:
“Ngân hàng thương mại là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân
hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp
phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của nhà nước ".
TIEU LUAN MOI download :
-2-
Trong đó, hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ
ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp
tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh tốn.
Như vậy, có thể nói rằng ngân hàng thương mại là một loại định chế tài
chính trung gian cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Nhờ hệ thống định
chế tài chính trung gian này mà các nguồn tiền nhàn rỗi nằm rải rác trong xã hội sẽ
được huy động, tập trung lại với số lượng đủ lớn để cấp tín dụng cho các tổ chức
kinh tế, cá nhân nhằm mục đích phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
1.1.2.Chức năng của ngân hàng thương mại:
1.1.2.1.Chức năng trung gian tín dụng:
- Ngân hàng thương mại là một trung gian tín dụng, đóng vai trị một tổ
chức trung gian đứng ra tập trung, huy động các nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi
trong nền kinh tế (bao gồm tiền gửi tiết kiệm của các tầng lớp dân cư, tiền gửi của
các đơn vị, tổ chức kinh tế v. v.. ) biến nó thành nguồn vốn tín dụng để cho vay (cấp
tín dụng) đáp ứng các nhu cầu vốn kinh doanh và vốn đầu tư cho các ngành kinh tế,
nhu cầu vốn tiêu dùng của xã hội. Như vậy, có thể nói ngân hàng thương mại là
nhịp cầu nối liền những chủ thể thừa vốn (các cá nhân có thu nhập nhưng chưa có
nhu cầu sử dụng. các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế vừa tiêu thụ được sản phẩm
nhưng chưa có nhu cầu nhập vật tư, hàng hóa) với các chủ thể thiếu vốn (những cá
nhân phát sinh nhu cầu tiêu dùng nhưng thu nhập lại chưa có hay các doanh nghiệp,
các tổ chức kinh tế dang cần nhập vật tư, nguyên vật liệu nhưng chưa tiêu thụ được
sản phẩm)
1.1.2.2- Chức năng trung gian thanh toán:
Trên cơ sở khách hàng mở tài khoản tiền gửi thanh tốn tại ngân hàng, thay
mặt cho khách hàng, NHTM trích tiền trên tài khoản trả cho người được hưởng
hoặc nhận tiền vào tài khoản theo ủy nhiệm của khách hàng.
1.1.2.3. Chức năng cung cấp các dịch vụ tài chính- ngân hàng:
Thơng qua chức năng này, NHTM đóng vai trị trung gian giúp cho các giao
TIEU LUAN MOI download :
-3-
dịch , đầu tư tiền tệ của các tổ chức, cá nhân được diễn ra một cách nhanh chóng,
thuận lợi, an tồn, hiệu quả, tiết kiệm chi phí cho nền kinh tế.
1.1.3. Các nghiệp vụ chủ yếu của NHTM:
1.1.3.1. Nghiệp vụ tạo lập nguồn vốn- nghiệp vụ nợ:
Là nghiệp vụ hình thành nên nguồn vốn hoạt động của ngân hàng. Các nguồn
vốn của NHTM gồm có:
a/Vốn điều lệ và các quỹ:
Vốn điều lệ: là nguồn vốn ban đầu khi ngân hàng mới bắt đầu đi vào hoạt
động và được ghi vào bản điều lệ của ngân hàng và phải đạt mức tối thiểu theo quy
định của pháp luật. Tùy tính chất sở hữu của mỗi NHTM mà vốn điều lệ được ngân
sách nhà nước cấp phát hoặc do các cổ đơng đóng góp, nguồn vốn này chủ yếu
được dùng để trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật ban đầu, thành lập công ty con hoặc
hùn vốn, liên doanh…
Các quỹ của ngân hàng: được hình thành khi ngân hàng đã đi vào hoạt động,
bao gồm các quỹ trích từ lãi ròng hàng năm của ngân hàng như: quỹ dự trữ bổ sung
vốn điều lệ, các quỹ dự phịng( tài chính, trợ cấp mất việc làm), quỹ đầu tư phát
triển, quỹ khác( khen thưởng, phúc lợi)…
Vốn điều lệ và các quỹ được gọi là vốn tự có của ngân hàng, được xem là yếu
tố tài chính quan trọng, nó vừa cho thấy quy mô của ngân hàng, là tấm đệm chắn đỡ
hoạt động kinh doanh cũng như quyết định quy mô huy động vốn, quy mơ tài sản
có.
b/Vốn huy động: đây là nguồn vốn chủ yếu sử dụng trong hoạt động kinh
doanh của ngân hàng, chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn kinh doanh của
NHTM. Nguồn vốn huy động gồm có: tiền gửi khơng kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi
tiết kiệm, nguồn vốn huy động thông qua việc phát hành các giấy tờ có giá như: kỳ
phiếu, trái phiếu ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi…
c/Nguồn vốn đi vay: khi vốn tự có và vốn huy động khơng đủ đáp ứng nhu
TIEU LUAN MOI download :
-4-
cầu kinh doanh khi NHTM có thể đi vay từ ngân hàng nhà nước, các NHTM khác
hay vay của các tổ chức tài chính, tín dụng quốc tế…
d/Nguồn vốn khác: vốn tiếp nhận từ ngân sách nhà nước để thực hiện các
chương trình, dự án theo kế hoạch tập trung của nhà nước, vốn tiếp nhận để cho vay
ủy thác, vốn chiếm dụng của khách hàng trong quá trình thực hiện thanh tốn khơng
dùng tiền mặt…
1.1.3.2. Nghiệp vụ sử dụng vốn- nghiệp vụ có:
Thiết lập dự trữ: các NHTM khơng sử dụng toàn bộ nguồn vốn cho hoạt
động kinh doanh mà phải dành một phần dự trữ thích hợp nhằm đáp ứng những nhu
cầu mang tính thường xuyên của khách hàng cũng như bản thân ngân hàng. Dự trữ
của ngân hàng có thể tồn tại dưới hình thức tiền mặt, tiền gửi tại ngân hàng khác
hoặc những chứng khốn có tính thanh khoản cao.
Cấp tín dụng: sử dụng phần lớn nguồn vốn và tạo ra thu nhập chủ yếu cho
ngân hàng, bao gồm các nghiệp vụ cho vay; chiết khấu thương phiếu và chứng từ có
giá; cho th tài chính; bảo lãnh; bao thanh tốn…
Đầu tư tài chính: NHTM sử dụng các nguồn vốn ổn định để thực hiện các
hình thức đầu tư như góp vốn, liên doanh, mua cổ phần, chứng khốn và các giấy tờ
có giá… nhằm kiếm lời và chia sẻ rủi ro với nghiệp vụ tín dụng.
Sử dụng vốn cho các mục đích khác như mua sắm thiết bị, dụng cụ phục
vụ cho hoạt động kinh doanh, xây dựng trụ sở ngân hàng, hệ thống kho bãi và các
chi phí khác.
1.1. 3.3. Nghiệp vụ trung gian( dịch vụ ngân hàng và các hoạt động khác)
Đây là các dịch vụ mà khi ngân hàng cung cấp cho khách hàng sẽ nhận được
các khoản hoa hồng và lệ phí như:
· Dịch vụ ngân quỹ; dịch vụ ủy thác.
· Tổ chức thanh tốn khơng dùng tiền mặt cho khách hàng.
· Nhận quản lý tài sản quý giá theo yêu cầu của khách hàng.
TIEU LUAN MOI download :
-5-
· Kinh doanh vàng bạc, đá quý, ngoại tệ.
·
Mua bán hộ chứng khoán, phát hành hộ cổ phiếu, trái phiếu cho các
cơng ty, xí nghiệp.
· Tư vấn về tài chính, đầu tư…
Các nghiệp vụ trên của NHTM không thể tách rời, độc lập với nhau mà
chúng có mối quan hệ hỗ tương với nhau trong quá trình kinh doanh của ngân hàng.
1.2 Hiệu quả hoạt động kinh doanh trong NHTM:
1.2.1. Doanh thu:
Hoạt động của Ngân hàng Thương mại trong nền kinh tế thị trường là hoạt
động kinh doanh với mục đích là lợi nhuận. Muốn thu được lợi nhuận cao thì vấn đề
then chốt là quản lý tốt các khoản mục tài sản Có, nhất là khoản mục cho vay và
đầu tư, cũng các hoạt động trung gian khác.
Các khoản thu nhập của ngân hàng bao gồm:
a/- Thu từ hoạt động nghiệp vụ: thu lãi cho vay, tiền gửi, nghiệp vụ cho th
tài chính, dịch vụ thanh tốn, dịch vụ ngân quỹ, nghiệp vụ chiết khấu, bảo lãnh và
các dịch vụ khác liên quan đến hoạt động nghiệp vụ ngân hàng.
b/- Thu từ các hoạt động khác: thu lãi góp vốn, mua cổ phần; tham gia thị
trường tiền tệ; kinh doanh vàng bạc, ngoại tệ; nghiệp vụ ủy thác, đại lý; dịch vụ bảo
hiểm, tư vấn; nghiệp vụ mua bán nợ giữa các tổ chức tín dụng; cho thuê tài sản và
thu dịch vụ khác.
c/- Thu hoàn nhập các khoản dự phịng đã trích trong chi phí; thu các khoản
vốn đã được xử lý tài sản cố định; thu về chênh lệch tỷ giá theo quy định của pháp
luật.
d/- Thu khác.
1.2.2. Chi phí
a/- Chi phí hoạt động kinh doanh
TIEU LUAN MOI download :
-6-
· Chi phí phải trả lãi tiền gửi, lãi tiền vay.
· Chi phí khấu hao tài sản cố định cho hoạt động kinh doanh theo quy
chế quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định hiện hành.
· Chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp có tính chất lương theo quy
định.
· Chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí cơng đồn được
tính trên cơ sở quỹ tiền lương của tổ chức tín dụng và theo các quy định hiện hành
của Nhà nước.
· Chi phí dịch vụ mua ngồi: chi phí sửa chữa tài sản cố định thuê
ngoài, vận chuyển, điện nước, điện thoại, vật liệu, giấy tờ in, văn phòng phẩm, cơng
cụ lao động, phịng cháy chữa cháy, tư vấn, kiểm toán, tiền mua bảo hiểm tài sản,
chi hoa hồng, đại lý môi giới, ủy thác và các dịch vụ khác.
· Chi nộp thuế, phí, tiền th đất phải nộp có liên quan đến hoạt động
kinh doanh( trừ thuế thu nhập doanh nghiệp) bao gồm: thuế môn bài, thuế sử dụng
đất hoặc tiền thuê đất, thuế tài nguyên, lệ phí cầu phà, lệ phí sân bay, các loại thuế
và lệ phí khác.
· Chi phí khác: chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, tiếp tân, khánh
tiết, giao dịch đối ngoại, chi phí hội nghị và các loại chi phí khác phải có hóa đơn
hoặc chúng từ theo quy định của bộ tài chính gắn với kết quả kinh doanh. Mức chi
theo quy định hiện nay không vượt quá 7% tổng chi phí trong 2 năm đầu đối với tổ
chức tín dụng mới thành lập, sau đó khơng q 5% tổng chi phí.
· Chi bảo hộ lao động, chi trợ cấp thơi việc cho người lao động, chi phí
cho lao động nữ theo chế độ quy định, chi phí tiền ăn giữa ca.
· Chi trích lập dự phịng trong hoạt động của tổ chức tín dụng theo quy
định.
· Chi phí tham gia tổ chức bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp
luật.
TIEU LUAN MOI download :
-7-
· Chi thưởng sáng kiến cải tiến, thưởng tiết kiệm vật tư theo hiệu quả
thực tế đem lại từ các sáng kiến, tiết kiệm vật tư, chi nghiên cứu khoa học, nghiên
cứu đổi mới công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của tổ chức tín dụng.
· Chi bảo vệ cơ quan, chi về nghiệp vụ kho quỹ, chi tiền phạt do vi
phạm hợp đồng kinh tế.
b/-Chi phí hoạt động khác
· Chi cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc.
· Chi cho hoạt động mua bán cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu.
· Chi chi hoạt động cho thuê tài sản.
· Chi phí nhượng bán, thanh lý tài sản cố định( bao gồm cả giá trị còn
lại của tài sản cố định khi thanh lý và nhượng bán).
· Chi cho hoạt động liên doanh, hợp doanh, góp vốn, mua cổ phần.
· Chi phí cho việc thu hồi các khoản nợ đã xóa, chi phí thu hồi nợ q
hạn khó đòi.
· Khoản tổn thất tài sản còn lại sau khi đã bù đắp bằng các nguồn theo
quy định.
· Chi phí cho tổ chức Đảng- đồn thể tại tổ chức tín dụng.
· Các khoản chi hợp lý, hợp lệ khác.
1.2.3. Lợi nhuận của Ngân hàng Thương mại.
Lợi nhuận của NHTM là khoản chênh lệch được xác định giữa tổng doanh thu
phải thu trừ đi tổng các chi phí phải trả hợp lý, hợp lệ.
Lợi nhuận thực hiện trong năm là kết quả kinh doanh của NHTM, bao gồm lợi
nhuận hoạt động nghiệp vụ và lợi nhuận các hoạt động khác.
TIEU LUAN MOI download :
-8-
1.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động của ngân hàng:
a/Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản- ROA (Return on Asset).
Lợi nhuận rịng
ROA =
(1.1)
Tài sản Có bình qn
Ý nghĩa: một đồng tài sản có tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Chỉ tiêu này cho thấy chất lượng của công tác quản lý tài sản Có (tích sản) tài sản Có sinh lời càng lớn thì hệ số nói trên sẽ càng lớn.
b/Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu-ROE (Retum on Equity):
Lợi nhuận rịng
ROE =
(1.2)
Vốn tự có bình quân
Ý nghĩa: một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
ROE đo lường tỷ lệ thu nhập cho các cổ đơng của ngân hàng. Nó thể hiện thu
nhập mà các cổ đông nhận được từ việc đầu tư vốn vào ngân hàng.
c/Tỷ lệ thu nhập cận biên: đo lường tính hiệu quả và khả năng sinh lời, bao
gồm:
- Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (Net interest Margin _ NIM) là chênh lệch giữa
thu nhập lãi và chi phí lãi, tất cả chia cho tích sản sinh lãi. Hệ số ròng biên tế được
chủ Ngân hàng quan tâm theo dõi vì nó giúp Ngân hàng dự báo trước khả năng sinh
lãi của Ngân hàng thông qua việc kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và việc tìm
kiếm những nguồn vốn có chi phí thấp nhất.
TIEU LUAN MOI download :
-9-
Thu nhập lãi – chi phí lãi
Hệ số lãi rịng biên tế
(1.3)
(Thu nhập cận biên)
Tài sản có sinh lãi
- Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên (Non interest Margin _ MN): đo lường
mức chênh lệch giữa nguồn thu ngoài lãi (thu phí dịch vụ) với mức chi phí ngồi lãi
(tiền lương, sửa chữa, bảo hành thiết bị, chi phí tổn thất tín dụng…)
Thu nhập ngồi lãi – chi phí ngồi lãi
MN =
(1.4)
Tài sản có sinh lãi
(Đa số các ngân hàng NM thường hay bị âm)
- Tỷ lệ sinh lời hoạt động (NPM) phản ánh hiệu quả của việc quản lý chi phí
và các chính sách định giá dịch vụ.
Thu nhập sau thuế
NPM =
(1.5)
Tổng thu từ hoạt động
d/ Thu nhập trên cổ phiếu (Earning Per Share- EPS): Đo lường trực tiếp thu
nhập của các cổ đơng tính trên mỗi cổ phiếu hiện đang lưu hành.
Thu nhập sau thuế
EPS =
(1.6)
Tổng số cổ phiếu thường phát hành
TIEU LUAN MOI download :
-10-
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Chương I của luận văn đã đề cập đến các khái niệm liên quan đến tổng quan về
ngân hàng thương mại cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh trong ngân hàng
thương mại. Trong chương tiếp theo luận văn sẽ đi vào phân tích thực trạng họat
động kinh doanh của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam- chi nhánh thành phố Hồ
Chí Minh.
TIEU LUAN MOI download :
-11-
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI
THƯƠNG VIỆT NAM -CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1 Vị trí và ảnh hưởng của Thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình CNH –
HĐH đất nước.
Thành phố Hồ Chí Minh là đơ thị lớn nhất nước ta, một trung tâm lớn về
kinh tế, văn hóa, khoa học, cơng nghệ, đầu mối giao lưu quốc tế, có vị trí chính trị
quan trọng của cả nước và là trung tâm của địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam.
Sài gịn - nay là thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang đóng vai trị “một cực
phát triển” của nền kinh tế cả nước, tác động lơi kéo cả khu vực phía Nam cùng
phát triển.
Thành phố có nhiều cố gắng trong xây dựng kết cấu hạ tầng, nâng cấp và
chỉnh trang đô thị; gắn phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, trong đó
có những vấn đề phức tạp của một thành phố lớn, từng bước nâng cao đời sống vật
chất của nhân dân. Nhiều phong trào của thành phố như: xóa đói giảm nghèo, xây
dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo,
phong trào “3 giảm” … đem lại những kết quả tích cực về chính trị, kinh tế, xã hội
trên địa bàn thành phố và có sức lan tỏa, trở thành các phong trào rộng khắp trên cả
nước.
Thực hiện Nghị quyết của Trung ương và của Đảng bộ thành phố về cơng
nghiệp hóa - hiện đại hóa, thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng các chương trình
mục tiêu cụ thể, trên cơ sở tiềm năng, ưu thế nổi trội của mình là một thành phố có
nguồn nhân lực dồi dào, có đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật hùng mạnh và có cơ
sở vật chất tương đối tốt, làm tiền đề cho việc phát triển.
TIEU LUAN MOI download :
-12-
Bảng2.1: Một số chỉ tiêu chủ yếu của TP.HCM từ 2005-2007
ĐVT: tỷ VND, triệu USD
Tổng sản phẩm trong nước-GDP
Tốc độ tăng trưởng(%)
Gía trị sản xuất cơng nghiệp
Kim ngạch xuất khẩu( triệu USD)
Kim ngạch nhập khẩu(triệu USD)
Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ
Tổng nguồn vốn huy động
Tổng dư nợ
Thu ngân sách nhà nước
Thu ngân sách địa phương
Chi ngân sách địa phương
Gía trị sản xuất nơng- lâm- thủy sản
Tổng vốn đầu tư
Dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép
Tổng số vốn đăng ký mới( triệu USD)
2005
165,295.00
112,2
247,231.00
12,131.00
6,370.00
110,463.00
188,875.70
175,759.50
60,487.10
22,505.70
20,400.10
3,825.12
57,345.48
309.00
603.80
2006
191,011.00
112,2
285,214.00
15,624.30
11,637.10
131,939.00
285,502.90
229,747.30
69,394.90
24,995.30
22,421.80
4,388.70
66,978.12
283.00
2,287.00
2007
228,795.00
112,6
324,003.00
18,311.80
14,995.80
167,036.00
442,530.00
346,918.00
83,435.00
24,219.00
22,555.00
5,775.70
84,800.00
460.00
2,280.30
Nguồn:Cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh
Thành tựu kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh đạt được trong năm qua thể
hiện trên những nét chủ yếu:
- Tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Thành phố năm 2007 theo giá hiện
hành đạt 228.795 tỷ đồng (tương đương 14,3 tỷ USD), chiếm tỷ trọng 20% GDP
của cả nước. GDP bình quân đầu người cũng có mức tăng trưởng đáng kể, đạt 2.180
USD. Trong 3 khu vực của nền kinh tế, khu vực dịch vụ có mức tăng trưởng cao
nhất, tăng 14,1% và chiếm tỷ trọng 52,6% GDP của Thành phố. Bốn ngành dịch vụ
tài chính – ngân hàng, du lịch, bưu chính – viễn thơng, vận tải – dịch vụ cảng – kho
bãi có tốc độ tăng trưởng cao, cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thành phố
đang đi đúng hướng nhằm gia tăng tỷ trọng của các nhóm ngành dịch vụ, phát huy
tiềm năng thế mạnh của trung tâm tài chính, dịch vụ của Vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam và của cả nước, đặc biệt là tận dụng cơ hội phát triển các lĩnh vực này
trong năm đầu Việt Nam gia nhập WTO.
TIEU LUAN MOI download :
-13-
- Xuất khẩu trên địa bàn có bước đột phá, đạt kim ngạch trên 17 tỷ USD. Nếu
khơng tính dầu thô, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn Thành phố
đạt 35,8%. Thị trường xuất khẩu được mở rộng, cơ cấu thị trường có chuyển biến
tích cực, giảm dần phụ thuộc vào thị trường châu Á, thâm nhập được nhiều thị
trường mới tiềm năng như Nam Phi, Úc, New Zealand….
- Trên lĩnh vực tài chính ngân hàng, nguồn vốn huy động qua ngân hàng đạt
442.530 tỷ đồng (tương đương 28 tỷ USD), tăng 55%; tổng dư nợ tín dụng đạt
346.918 tỷ đồng, tăng 51%. Điều đáng ghi nhận là trong tổng dư nợ tín dụng, dư nợ
tín dụng trung dài hạn chiếm đến 38,8%, tăng 71% cho thấy nguồn vốn tín dụng
được huy động cho đầu tư phát triển kinh tế đã tăng khá.
- Trên lĩnh vực sản xuất công nghiệp: Ước cả năm, giá trị sản xuất cơng
nghiệp tăng 13,5%. Trong đó, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng cao nhất
18,1%, khu vực ngoài nhà nước tăng 13,5%, khu vực nhà nước tăng 8,9%. Một số
ngành có hàm lượng khoa học và giá trị gia tăng cao như cơ khí chế tạo, sản xuất
thiết bị truyền thơng, hóa chất, sản phẩm từ cao su – plastic tiếp tục phát triển theo
đúng định hướng.
- Ngành nông nghiệp Thành phố đang chuyển dần sang nông nghiệp gắn với
đô thị và nông nghiệp sinh thái, giảm diện tích trồng lúa, tăng diện tích trồng hoa,
rau an tồn, cây công nghiệp hàng năm và các loại vật nuôi có giá trị kinh tế cao.
Ước cả năm giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng 6,5%.
- Nhờ kinh tế phát triển, thu ngân sách Thành phố vượt dự toán và tăng cao,
ước cả năm tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 83.435 tỷ đồng, tăng 20,44%; trong
đó thu nội địa 41.600 tỷ đồng (tăng 19%), thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 33.000
tỷ đồng (tăng 25,71%), thu từ dầu thô 6.090 tỷ đồng (giảm 4,8%). Tổng chi ngân
sách Thành phố đạt 22.554 tỷ đồng, tăng 14,51%. Chi đầu tư phát triển tăng 10,05%
và chiếm 54,1% trong tổng chi ngân sách Thành phố.
- Một thành tựu quan trọng khác là vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn tăng
cao. Trong năm 2007, tổng vốn đầu tư xã hội đạt 84.800 tỷ đồng, tăng 26,6%; trong
TIEU LUAN MOI download :
-14-
đó đầu tư từ vốn nhà nước chiếm 32%, vốn dân doanh chiếm 51%, vốn doanh
nghiệp đầu tư nước ngoài chiếm 17%. Từ khi Việt Nam gia nhập WTO, làn sóng
đầu tư nước ngồi đã dồn dập đổ vào Việt Nam. Nhờ môi trường đầu tư được cải
thiện, trong năm Thành phố đã thu hút được hơn 400 dự án đầu tư mới. Nếu tính cả
vốn đầu tư tăng thêm của các dự án đầu tư đang hoạt động thì tổng vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài thu hút trên địa bàn Thành phố đạt 2,5 tỷ USD, tăng 11,9%. Đây
cũng là mức thu hút cao nhất từ trước tới nay.
Hiện nay, trong điều kiện CNH - HĐH ở nước ta nói chung và thành phố Hồ
Chí Minh nói riêng, cùng với các việc tạo ra nguồn lực vật chất và nguồn lực tài
chính và để phát huy các nguồn lực đó, thì điều quan trọng nhất hiện nay là cần phát
triển nguồn lực con người Việt Nam tạo ra khả năng lao động ở một trình độ mới,
với chất lượng cao hơn nhiều so với trước đây. TPHCM đang có một hệ thống giáo
dục và đào tạo với qui mô lớn nhất nước nhằm cung ứng đội ngũ lao động có chất
lượng cao phục vụ nhiệm vụ CNH-HĐH đất nước nói chung và TP.HCM nói riêng.
Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW và sự chỉ đạo của
Bộ chính trị, nhất là từ khi thực hiện cơng cuộc đổi mới đến nay, Đảng bộ và nhân
dân thành phố Hồ Chí Minh đã phát huy truyền thống cách mạng kiên cường, phấn
đấu bền bỉ, năng động, sáng tạo, vượt qua khó khăn thử thách, đạt được những
thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc
phịng - an ninh, xây dựng Đảng. Thành phố đã phát huy vai trò trung tâm của mình
trên nhiều mặt với khu vực và cả nước, có những đóng góp tích cực vào sự nghiệp
đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thành phố luôn giữ vững ổn định chính trị, xã hội kể cả những thời điểm
trong nước có những khó khăn và thế giới có những diễn biến phức tạp, đã góp
phần quan trọng vào việc giữ vững ổn định chung của đất nước, vào việc bảo vệ và
khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Duy trì được nhịp độ tăng
trưởng khá cao; cơ cấu kinh tế bước đầu có sự chuyển dịch đúng hướng; có những
ảnh hưởng và tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế của các tỉnh trong khu
TIEU LUAN MOI download :
-15-
vực và của cả nước; năng động, sáng tạo và có những đóng góp quan trọng trong
việc hình thành, phát triển đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước
như phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa, hội nhập
kinh tế nước ta vào kinh tế khu vực và thế giới.
2.2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG NGOẠI
THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH TP.Hồ CHÍ MINH.
2.2.1. Sự phát triển hệ thống Ngân hàng thưong mại trên địa bàn Tp.Hồ Chí
Minh.
Sau ngày miền Nam hồn tồn giải phóng, thống nhất đất nước, cả nước nói
chung cũng như thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đều thực hiện mơ hình ngân hàng
một cấp và duy nhất một hình thức ngân hàng quốc doanh thuộc sở hữu nhà nước.
Cấu trúc ngân hàng nhà nước là một khối thống nhất từ Trung ương đến cấp tỉnh,
thành phố, quận, huyện, thị xã và hoạt động chủ yếu theo địa dư hành chính.
Thực hiện đường lối đổi mới toàn diện theo tinh thần của Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ VI (năm1986), Chủ tịch HĐBT (nay là Thủ tướng chính phủ) ký quyết
định số 218/CT ngày 3.7.1987 thí điểm việc chuyển hoạt động ngân hàng sang hạch
toán kinh tế và kinh doanh XHCN (đầu tiên tại TP.HCM từ tháng 7.1987 với việc
thành lập ngân hàng thương mại cổ phần Sài gịn Cơng thương, tiếp đến là ở Hà
Nội, Gia Lai...). Ngày 26.3.1988 Chủ tịch HĐBT đã ban hành Nghị định 53/HĐBT
đổi mới mơ hình tổ chức bộ máy ngân hàng VN theo hệ thống ngân hàng hai cấp:
Ngân hàng nhà nước Việt Nam
Các ngân hàng chuyên doanh: Ngân hàng Công thương Việt Nam; ngân
hàng phát triển nông nghiệp Việt Nam( nay là Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển
nông thôn Việt Nam); Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam; Ngân hàng Đầu tư và
xây dựng Việt Nam( nay là Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam)
Các chính sách đổi mới đã tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại quốc
doanh hoạt động năng động hơn, quan tâm hơn đến các nghiệp vụ tăng cường
nguồn vốn, tập trung thu hút tiền mặt. Bên cạnh đó là sự hình thành và phát triển
của các ngân hàng TMCP như Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam;Ngân hàng
TIEU LUAN MOI download :
-16-
phát triển Nhà, các HTXTD. Sự phát triển của các NHTMCP và các HTXTD đã
góp phần khơng nhỏ trong việc đáp ứng nhu cầu vốn và tiền mặt cần cho sản xuất
kinh doanh và đời sống. Tuy nhiên, do sự phát triển q ồ ạt và khơng bình thường
nên chỉ trong thời gian ngắn các HTXTD đã nhanh chóng bộc lộ nhiều yếu điểm và
các tiêu cực phát sinh đã dẫn đến sự sụp đổ, phá sản cũng như hợp nhất các
HTXTD hình thành nên các NHTMCP.
Đến năm 1990, với việc ra đời hai Pháp lệnh ngân hàng vào ngày 24.5.1990
là Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước VN và Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng
và cơng ty tài chính đã chính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống NHVN từ
“một cấp” sang “hai cấp”. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực thi nhiệm
vụ quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng, thanh tốn, ngoại hối , cịn hoạt động kinh
doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng do các tổ chức tín dụng thực hiện. Các tổ
chức tín dụng bao gồm: ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng thương mại
cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, hợp tác xã tín
dụng, cơng ty tài chính. Tháng 12.1997 trước yêu cầu cao của thực tiễn hai Pháp
lệnh ngân hàng đã được Quốc hội nâng lên thành hai luật về ngân hàng (có hiệu lực
từ ngày 1.10.1998) và sau đó Luật NHNN và Luật các TCTD được sửa đổi và bổ
sung vào năm 2003, 2004.
Trên cơ sở đó, TP.HCM đã tích cực tổ chức triển khai việc điều chỉnh hoạt
động của các NHTMNN và các NHTMCP. Một số NHTMCP được thành lập mới
như Ngân hàng Á Châu, Đông Á, Phương Đơng…hay hình thành trên cơ sở hợp
nhất các HTXTD như Ngân hàng Sài gịn Thương Tín, Nam Á, Gia Định…cùng
với các NHTMNN hoạt động trong nền kinh tế thị trường đã góp phần thực hiện
nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội.
Tính đến ngày 31/12/2007 hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn
TP.HCM gồm có 6 ngân hàng thương mại quốc doanh, 32 NHTMCP, 24 chi nhánh
ngân hàng nước ngoài và 4 ngân hàng liên doanh.
Hoạt động ngân hàng năm 2007 có những diễn biến hết sức sơi động, thay
đổi với tốc độ nhanh chóng và khơng ít phức tạp. Sự biến động này do sự tác động
TIEU LUAN MOI download :
-17-
từ mơi trường kinh tế trong và ngồi nước. Năm 2007, kinh tế Việt Nam chính thức
là thành viên WTO,vì vậy hoạt động thương mại và làn sóng đầu tư nước ngoài vào
Việt nam tiếp tục tăng cao. Kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt 48.38 tỷ USD, tăng
21,5 % so với năm trước. Tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 60.83 tỷ USD, cũng là
mức kỷ lục từ trước tới nay, tăng tới 35,5% so với năm 2006. Cam kết vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng mạnh, đạt 20.3 tỷ USD. Dòng vốn đầu tư gián tiếp
cũng tăng mạnh trong năm 2007 nhờ sự phát triển nhanh chóng của các thị trường
vốn, đặc biệt là thị trường chứng khoán đang trên đà mở rộng về lượng. Theo số
liệu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, giá từ danh mục đầu tư của nhà đầu tư
nước ngồi tính đến thời điểm cuối năm 2007 đạt 7,6 tỉ USD. Năm 2007 cũng là
năm lượng kiều hối của kiều bào ở nước ngoài chuyển qua các dịch vụ ngân hàng
tăng đột biến. Theo con số thống kê được của Ủy ban về người Việt Nam ở nước
ngoài, lượng kiều hối chuyền về năm 2007 trên 6 tỷ USD. Ngồi ra cịn có từ các
nguồn ngoại tệ khác như dịch vụ du lịch 4,6 tỷ USD; lượng kiều hối khơng chính
thức khoảng 4 tỷ ..v.v.. Theo tính tốn của giáo sư Kenichi Oang, chuyên gia Diễn
đàn Phát triển Việt Nam (VDF) với số liệu thống kê trên thì có ít nhất 15 tỷ USD đã
đổ vào kinh tế Việt Nam trong năm 2007.
Song song với lượng vốn ngoại chảy vào nền kinh tế,mức độ tiêu dùng trong
nước tiếp tục tăng trưởng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu
dùng đã tăng khá qua các năm, nếu loại trừ yếu tố tăng giá bình quân năm, thì tốc
độ tăng về lượng liên tục đạt hai chữ số (năm 2004 tăng 10,8% năm 2005 tăng
11,3%, năm 2006 tăng 12,5%, năm 2007 tăng 11,4%), đều cao hơn tốc độ tăng
trưởng GDP tính theo giá so sánh. Tổng đầu tư xã hội vẫn ở mức 40-44% GDP
trong đó đầu tư khu vực doanh nghiệp Nhà nước cũng tăng rất mạnh (năm 2007 gần
gấp 2 lần so với năm 2006 theo giá thực tế).
Từ sự tác động của hoạt động thương mại, dòng vốn bên ngoài kết hợp tốc
độ gia tăng tiêu dùng, đầu tư trong nước đã tạo mức tăng trưởng GDP năm 2007 đạt
mức 8.5%, cao nhất trong vòng 10 năm qua, đồng thời, tạo điều kiện bùng phát thị
trường chứng khoán làm tan băng thị trường bất động sản và làm cho hoạt động
TIEU LUAN MOI download :