Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

MÔ HÌNH DORNBUSCH TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI SO VỚI CÁC MÔ HÌNH TRƯỚC ĐÂY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.19 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA TÀI CHÍNH
……………………………

BÀI TIỂU ḶN
ĐỀ TÀI:

MƠ HÌNH DORNBUSCH TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH
TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI SO VỚI CÁC MÔ HÌNH TRƯỚC ĐÂY

TP. HCM - Năm 2021

Giảng viên giảng dạy:

PGS. TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo

Khoa:

Tài chính


LỜI MỞ ĐẦU
Tỷ giá hối đối là một cơng cụ được Ngân hàng Trung ương của các nước dùng để điều
hành và điều chỉnh thị trường. Trong một nền kinh tế mở việc vận hành chính sách tiền tệ
cực kỳ phức tạp hơn so với nền kinh tế truyền thống (nền kinh tế đóng). Việc chu chuyển
vốn giữa các quốc gia là một trong những tác động mạnh mẽ đến thị trường ngoại hối,
việc ởn định tỷ giá hối đối sẽ làm cho thị trường ngoại hối ổn định, góp phần tích cực
trong việc phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Và mục tiêu tỷ giá hối đoái như là cái neo
danh nghĩa góp phần giữ cho lạm phát trong tầm kiểm soát. Thị trường ngoại hối của một
quốc gia luôn ẩn chứa các mối liên quan với thị trường quốc tế, một sự biến động trong tỷ
giá hối đoái trên thị trường quốc tế đều ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái trong nước và


ngược lại. Chính vì vậy đã có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến tỷ giá hối đoái và cũng
có rất nhiều giả định đã được các nhà kinh tế học đặt ra để có thể đưa ra các biện pháp
điều chỉnh tỷ giá một cách tốt nhất.
Từ những lý thuyết về ngang giá lãi suất, ngang giá sức mua thì đã có những nghiên cứu
về mô hình xác định tỷ giá. Từ hiệu ứng Fisher quốc tế đưa ra nhận định về lãi suất dựa
vào lý thuyết ngang giá sức mua trong điều kiện thị trường hoàn hảo đến các giả thiết của
các nhà kinh tế học quốc tế được phát triển dựa vào lý thuyết vĩ mô của Keynes như mô
hình Mundell - Fleming, mô hình Dornbusch hay những mô hình xác định tỷ giá hối đối
khác. Mặc dù mỗi một mơ hình sẽ đưa ra các giả định khác nhau về mức độ linh hoạt của
giá cả và mức độ hoán đổi của hàng hóa, tài sản nội địa và quốc tế. Những mô hình kể
trên chỉ ra mối liên hệ giữa tỷ giá cân bằng với một số biến số khác như chi tiêu tiêu
dùng, chi tiêu đầu tư, chi tiêu chính phủ, lạm phát, lãi suất, dự trữ ngoại hối, cán cân
thương mại nhưng đều chia nền kinh tế thành hai thị trường: thị trường hàng hóa và thị
trường tiền tệ.
Mặc dù những mơ hình này khơng cịn mới, nhưng mô hình Dornbusch là một trong
những mô hình lý thuyết nói trên được cụ thể hóa thành các mô hình thực nghiệm có ý
nghĩa vận dụng cho đến hiện tại, hầu như các tổ chức tài chính, các tổ chứng trung gian
tài chính, các cá nhân cũng như các chính phủ và tổ chức quốc tế đều vận dụng chúng để
xác định tỷ giá cân bằng hoặc dự báo tỷ giá trong tương lai.


Tiểu ḷn Tài Chính Q́c Tê
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU MƠ HÌNH DORNBUSCH
I.1.

Giới thiệu mô hình Dornbusch
I.1.1. Mô hình Dornbush
Mô hình tỷ giá tăng quá mức, còn được gọi là giả thút vượt q tỷ giá hối đối, là
mơ hình nghiên cứu và giải thích mức độ biến động cao trong tỷ giá hối đoái trong thời
gian thế giới đang chuyển từ tỷ giá cố định sang tỷ giá hối đoái thả nổi. Dornbusch đã

lập luận rằng trong ngắn hạn, sẽ đạt được trạng thái cân bằng trên thị trường tài chính,
nghĩa là mức cân bằng sẽ đạt được thông qua sự thay đổi giá của thị trường tài chính
chứ bản thân giá hàng hóa không tự thay đổi để đạt được mức cân bằng. Nhưng về lâu
dài, dần dần, giá hàng hóa không cứng nhắc nữa và sẽ điều chỉnh tương ứng theo thực
tế những thay đổi giá của thị trường tài chính. Vì vậy, ban đầu, thị trường ngoại hối
phản ứng thái quá với những thay đổi trong chính sách tiền tệ, tạo ra trạng thái cân
bằng trong ngắn hạn. Và khi giá hàng hóa dần phản ứng với giá thị trường tài chính,
thị trường ngoại hối kiềm chế phản ứng của mình và tạo ra trạng thái cân bằng dài hạn.
Tỷ giá hối đoái sẽ tạm thời phản ứng quá mức với những thay đổi trong chính sách tiền
tệ, để bù đắp cho giá cả hàng hóa khó biến đổi trong nền kinh tế và việc điều chỉnh hy
vọng sẽ diễn ra sau đó.
I.1.2.

Ý nghĩa mô hình

Mô hình hình Dornbusch được coi là tiền thân của kinh tế quốc tế hiện đại. Trên thực
tế, một số người đã nói rằng mô hình này đánh dấu sự ra đời của kinh tế vĩ mô quốc tế
hiện đại.
I.2.

Phác thảo giả định mô hình Donbusch

Với hai quy ước được tuân theo đó là:
-

Tập trung vào nền kinh tế nhỏ, mở ở Anh.
Giả định tỷ giá hối đối khơng biến động và không có lạm phát. Và xem xét tác động
của mức tăng cung tiền lên tỷ giá hối đoái và giá hàng hố (Mức giá nước ngồi P*,
lãi śt nước ngồi r* của Mỹ)
Trang 3



Tiểu luận Tài Chính Quốc Tê
Từ những phác thảo trên bắt đầu xây dựng giả định như sau:
Giả định 1: Tổng cầu được xác định theo tiêu chuẩn IS – LM trong nền kinh tê mơ
-

Nền kinh tế nhỏ, mở (Vì thế giá nước ngoài P*, tỷ giá nước ngoài r* ngoại sinh – một

-

chiều). Một sự biến động trong tỷ giá, giá nước ngồi thì sẽ bị ảnh hưởng.
Khơng có lạm phát và tỷ giá động.
Đường tổng cầu được xác định bởi IS - ML

Từ mô hình Mudell - Fleming đưa ra hai giả định liên quan đến việc xác định lãi suất và
liên quan đến tổng cung:
I.2.1.

Thị trường tài chính và kỳ vọng

Giả định 2: Thị trường tài chính có khả năng điều chỉnh ngay lập tức trước các cu
sốc. Các nhà đầu tư trung lập với rủi ro, do đó ngang giá lãi suất không phòng ngừa
(UIRP) luôn tồn tại.
I.2.2.

Thị trường hàng hoa

Giả định 3: Giá chậm thay đổi trong ngắn hạn. Nói cách khác, đường tổng cung nằm
ngang trong ngắn hạn, tăng dần trong giai đoạn điều chỉnh ngắn hạn và thẳng đứng

trong dài hạn.
I.3.

Cơ chế hoạt động
I.3.1. Thị trường tài chính

Xét mô hình thị trường tài chính với giả định: Thị trường tài chính điều chỉnh ngay lập
tức. Các nhà đầu tư trung lập với rủi ro, do đó kinh doanh chênh lệch lãi suất khơng
phịng ngừa (UIRP) ln tờn tại.
r = r* + ∆Se
Trong đó:
-

r là lãi suất của Anh

-

r* là lãi suất của Mỹ (nước ngoài)
Trang 4


Tiểu luận Tài Chính Quốc Tê
-

∆Se là mức thay đổi trong tỷ giá hối đối kỳ vọng của đờng bảng Anh so với đồng
đô la.

Cac kỳ vọng thực được xac định bằng cach:
Giả sử tồn tại tỷ giá s cân bằng trong dài hạn theo mô hình tiền tệ sẽ được xác định bởi
mức chứng khoán tiền tệ của Anh, thu nhập và lãi suất so với Mỹ.

θ
θ: là độ dốc của đường RP hay còn được gọi là mức độ phản ứng của thị trường (cung –
cầu). Hệ số θ là một hệ số phản ánh sự nhạy cảm của kỳ vọng thị trường đối với việc
đánh giá cao hoặc đánh giá thấp đồng tiền so với trạng thái cân bằng. Hệ số càng cao thì
tỷ giá hối đoái được kỳ vọng giảm càng nhanh và ngược lại.
với θ > 0 - Dẫn đến hình thành đường ngang giá tỷ suất (RP)

Hình 1.3.1. Cân bằng trong ngắn hạn trên thị trường chứng khoán
Xét thời điểm ban đầu, thị trường đang ở trạng thái cân bằng tại điểm A, với tỷ giá hối
đoái là S0, lãi suất của Anh bằng với tỷ giá Mỹ và cân bằng tại r*, và do đó với tỷ giá kỳ
vọng sẽ không đổi.

Trang 5


Tiểu luận Tài Chính Quốc Tê
Với một cú sốc nào đó, ngay lập tức lãi suất trong nước giảm xuống thành r 1. Ngang giá
lãi śt khơng phịng ngừa UIRP chỉ xảy ra khi các nhà đầu tư cho rằng để bù đắp cho lãi
suất thanh toán khi lãi suất trong nước giảm xuống thì đồng bảng Anh sẽ được định giá
cao hơn đồng đô la. Từ những giả định ban đầu của Dornbusch về dự báo của thị trường,
giá trị của đồng bảng Anh sẽ ở dưới mức trong dài hạn để tạo ra các kỳ vọng trong tương
lai của đồng bảng Anh khi nó dịch chuyển về trạng thái cân bằng. Khi lãi suất ở Anh thấp
hơn so với lãi suất của Mỹ thì giá trị đồng bảng sẽ thấp hơn đồng đô la. Tại điểm m, kỳ
vọng đồng bảng Anh tăng giá trong tương lai, đồng bảng Anh sẽ có giá trị cao hơn trong
dài hạn, cần phải ổn định trong ngắn hạn tại điểm như m trong đồ thị với tỷ giá là S 1.
Ngược lại, khi lãi suất r 2 ở Anh tăng giá, tiền gửi bằng bảng Anh ở ngân hàng Anh trở nên
hấp dẫn hơn so với tiền gửi bằng ngoại tệ điều này dẫn đến việc thu hút dòng vốn đầu tư
từ bên ngoài, qua đó gây ra sự gia tăng trong giá trị của tiền gửi bằng bảng Anh so với
đồng đơ la. Dẫn đến tỷ giá hối đối và giá trị của đồng bảng Anh tăng tên. Giá trị đồng
bảng Anh cao hơn phát sinh từ sự gia tăng trong lãi suất làm cho hàng hoá trong nước đắt

hơn hàng ngoại dẫn đến xuất khẩu ròng giảm. Vấn đề này sẽ được giải quyết trong ngắn
hạn, tại điểm n, nơi mà đờng bảng Anh được dự đốn được đánh giá cao khi tỷ giá từ S
xuống S2 và kỳ vọng trong tương lai đồng bảng Anh sẽ giảm và trở về mức cân bằng của
nó tại điểm A.
Tương tự, tại điểm B trong ngắn hạn cũng sẽ được lập luận tương tự ở bất kỳ sự cân bằng
dài hạn khác.
Đầu tiên, mô hình Dornbusch đã cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa giá chứng khoán
và tỷ giá. Theo lý luận của Dornbusch, ông cho rằng khi đồng tiền trong nước được định
giá thấp sẽ dẫn đến hàng hoá trong nước sẽ cạnh tranh hơn hàng hố nước ngồi, gia tăng
trong lợi thế xuất khẩu. Và ngược lại, việc đồng tiền trong nước bị định giá cao thì hàng
hoá trong nước sẽ kém cạnh tranh hơn, xuất khẩu giảm.
Khác biệt của mô hình Dornbusch, tỷ giá được giả định trong ngắn hạn sẽ đi chệch với
mức cân bằng và sẽ dần cân bằng trong dài hạn.
Trang 6


Tiểu luận Tài Chính Quốc Tê
I.3.2.

Thị trường hàng hoa

Mức giá là tởng hịa. Nói cách khác, đường tởng cung nằm ngang trong giai đoạn ngắn
hạn, càng dốc lên trong giai đoạn điều chỉnh. Cuối cùng là thẳng đứng trong cân bằng dài
hạn.
-

Trong ngắn hạn, mức giá là cố định, do tính cứng nhắc vốn có của thị trường lao động

-


và hàng hoá
Trong dài hạn, tỷ giá hối đoái ở trạng thái cân bằng.
Xét giả định: Giá chậm thay đổi. Nói cách khác, đường tổng cung nằm ngang trong
ngắn hạn, tăng dần trong giai đoạn điều chỉnh ngắn hạn và thẳng đứng trong dài hạn.

Hình 1.3.2. Cung tiền mơ rộng trong mô hình Dornbusch
Trước tiên, xem xét cac điểm cân bằng tổng thể trong dài hạn của mô hình:
Hình (b) điểm cân bằng tổng thể A (hình thành bởi đường thị trường hàng hoá IS và
đường thị trường tiền tệ LM cân bằng) tương ứng với lãi suất r*.

Trang 7


Tiểu luận Tài Chính Quốc Tê
Hình (d), đường AS trong dài hạn là một đường thẳng đứng thể hiện mối quan hệ giữa
tổng cung và tổng cầu với mức giá P0 cân bằng, điểm C cân bằng trong dài hạn tương ứng
với sản lượng toàn dụng .
Hình (a), tại mức r*, điểm H (UIRP) xác định được tỷ giá cân bằng khác 0 và lãi suất cân
bằng.
Hình (c), tỷ giá S0 tương ứng với P0 hình thành điểm tại điểm F tỷ giá cân bằng- Ngang
giá sức mua tồn tại.
Tiếp đến xem xét trong ngắn hạn với gia cả cố định:
Lúc này, một sự gia tăng cung tiền thực tử LM (M 0, P0) lên LM (M1, P0) dẫn đến có một
sự tăng lên trong lãi suất thực – vì giả định không có biến thiên lạm phát trong ngắn hạn
nên sẽ không tồn tại ∆P, làm cho lãi suất giảm dịch chuyển xuống dưới (r2)
Xét hình (b), đồng nội tệ mất giá, xu hướng bán đồng nội tệ mua đồng ngoại tệ gây ra sức
ép lên cung đồng ngoại tệ dẫn đến đồng ngoại tệ tăng giá (tỷ giá từ S 0 lên S2), việc tăng
giá đồng ngoại tệ sẽ khuyến khích xuất khẩu trong nước tăng, có một sự tăng lên thặng
dư tài khoản vãng lai, làm cho đường thị trường hàng hoá IS (G 0, Q0) dịch chuyển sang
phải IS (G0, Q1), lúc này tổng cầu tăng làm cho cầu tiền tăng lên dẫn đến tăng lãi suất và

hình thành điểm (b), tại đây hình thành mức lãi suất tăng lên trong ngắn hạn r 1 (r1 < r*),
ứng với mức sản lượng y1 cao hơn sản lượng y ban đầu. Việc tỷ giá tăng từ S 0 lên S2 do
phản ứng thái quá, cắt đường LM (M1, P0), lãi suất trong nước Anh thấp hay tỷ suất sinh
lợi tạo ra trong nước thấp điều này dẫn đến dịng vốn chảy ra ngồi hay nói cách khác
đây chính là việc kinh doanh chênh lệch lãi suất không phòng ngừa UIRP.
Xét hình (d), khi tăng cung tiền ngắn hạn làm cho sản lượng tăng dẫn đến đầu tư tăng; lãi
suất giảm, chi tiêu tăng làm cho tổng cầu dịch chuyển, tại tỷ giá S 2 xuất khẩu đang có lợi
thế, chi tiêu công không đổi tại G 0, mức P* không đổi, sản lượng tăng lên y d1 hình thành
điểm (e) trong ngắn hạn tại mức P0

Trang 8


Tiểu luận Tài Chính Quốc Tê
Xét hình (a), lãi suất giảm dẫn đến hiệu ứng có sự tăng lên của tỷ giá Anh so với Mỹ – sự
tháo chạy dòng vốn ra nước ngồi dẫn đến đờng Anh bị mất giá. khi đồng ngoại tệ tăng
giá đến S2, vượt xa điểm cân bằng, cắt mức lãi suất r1 tại điểm (k)
Xét hình (c), tại S2 hình thành điểm cân bằng (w), lúc này xuất khẩu đang có lợi thế về
mặt cạnh tranh.
Cuối cùng, xét giả định gia chậm thay đổi:
Hình (d), trong giai đoạn chuyển tiếp về dài hạn, AS có xu hướng dốc lên sang trái và
thẳng đứng. Khi AS dịch chuyển về bên trái, hình thành đường tổng cầu mới. Trong dài
hạn, sản lượng sẽ quay về sản lượng toàn dụng, khi lãi suất có dấu hiệu tăng dần trở lại,
dẫn đến sự sụt giảm trong đường cầu, khơng cịn là đường cầu của S 2 mà là đường cầu
đối với S1, (khi r2 nhỏ hơn nhiều so với r*, hình thành S2), đối với r1 nhỏ hơn so với r*
ban đầu thì hình thành nên S 1, dòng vốn chảy ra ít hơn, phản ứng thái quá có dấu hiệu
chậm lại, trong dài hạn mọi thứ sẽ trở về trạng thái ban đầu, giá trị thực sẽ về giá trị thực,
hình thành điểm D, tại đây lãi suất sẽ quay trở về trạng thái cân bằng r*.
Hình (b), khi lãi suất quay về trạng thái cân bằng r* (khi chính phủ nhận ra một sự gia
tăng trong cung tiền làm cho lãi suất trong nước giảm, dòng vốn tháo chạy, tỷ giá S 2 phản

ứng quá mức rời khỏi điểm cân bằng ngang giá sức mua, cung ngoại tệ chạy ra ngoài, lúc
này trong dài hạn chính phủ điều chỉnh tỷ giá về trạng thái cân bằng S 1 vì có yếu tố lạm
phát.
Một sự gia tăng cung tiền trong ngắn hạn dẫn đến sự hình thành những điểm mới trong
dài hạn. Với sự gia tăng trong giá P 0 lên P sẽ làm điểm C dịch chuyển lên điểm D; Sự gia
tăng trong S, dẫn đến sự dịch chuyển từ điểm H sang điểm J; Sự biến thiên trong ∆S và
∆y dẫn đến sự tăng điểm G.
Từ việc phân tích các giải định trên, Dornbusch đưa ra mô hình kết luận đối với một sự
tăng lên trong cung tiền ngắn hạn sẽ dẫn đến sự tăng lên trong giá và tỷ giá.

Trang 9


Tiểu luận Tài Chính Quốc Tê
CHƯƠNG 2: SO SÁNH VỚI CÁC MÔ HÌNH TRƯỚC ĐÂY
Trước những giới hạn và nhược điểm của các mô hình trước đây, quan điểm của các nhà
kinh tế học đã đưa ra: thị trường lý tưởng nhất là đạt đến trạng thái cân bằng và duy trì ở
mức đó. Và một trong số đó đã lập luận rằng sự biến động thị trường hoàn toàn là do các
nhà đầu cơ và sự thiếu hiệu quả trên thị trường ngoại hối trong thông tin bất cân xứng,
hoặc các trở ngại điều chỉnh. Dornbusch đã bác bỏ những quan điểm này thay vào đó,
ông lập luận rằng sự biến động chính là nền tảng của thị trường, thuộc về thị trường, chứ
không phải là kết quả của việc thiếu hiệu quả thị trường. Và dựa vào những quan điểm
trước đây và kế thừa từ mô hình Mundell - Fleming, Dornbusch đã sử dụng mô hình
Keynes và mô hình tiền tệ giản đơn ông đã tạo ra một mô hình mới để giải thích sự biến
động của thị trường hàng hoá và thị trường tiền tệ trong ngắn và dài hạn.
Mô hình Dornbusch đã khắc phục những nhược điểm của các mô hình:
-

Đối với mô hình tiền tệ giản đơn: chỉ xét đến việc tỷ giá được thả nổi theo thị trường,
ngân hàng trung ương không đặt mục tiêu kiểm soát giá cả. Khi tăng cung tiền khiến

cho sản lượng thực gia tăng thì giá cả trong nước sẽ giảm xuống. Ngang giá sức mua
tồn tại đồng ngoại tệ sẽ mất giá so với đồng nội tệ và ngược lại dự trữ ngoại hối sẽ
tăng, làm tỷ giá giảm. Nhưng khi cố định tỷ giá hối đoái thì một sự gia tăng trong
cung tiền sẽ làm mất đi một lượng dự trữ ngoại hối để bảo vệ tỷ giá cố định. Chính vì
vậy quan điểm này của mô hình này cho rằng sự can thiệp của chính phủ để duy trì tỷ
giá hối đối cố định là khơng cần thiết vì điều này chỉ làm giảm sức mua - mất giá
đồng tiền, mất mát ngoại hối mà không làm gia tăng sản lượng năng suất.
Tỷ giá biến động quá nhiều so với giá bởi vì trong ngắn hạn tỷ giá hối đoái giảm
nhiều hơn so với trong dài hạn khi cung tiền tăng.
Mô hình tiền tệ của tỷ giá hối đối khơng có khả năng giải thích thực tế, đặc biệt là vì
nó dựa trên giả định ngang giá sức mua và cũng có thể vì nó bỏ qua vai trò của kỳ
vọng trong việc xác định chênh lệch lãi suất giữa các quốc gia.
Ngược lại trong mô hình Dornbusch, mở rộng tiền tệ không được dự kiến làm tỷ giá
hối đoái mất giá ngay lúc đó mà được dự kiến sẽ tăng giá dần và tương thích với sụt
giảm của lãi suất tiếp sau việc gia tăng của cung tiền. Ông đã sử dụng những hiệu ứng
Trang 10


Tiểu luận Tài Chính Quốc Tê
Keyness (hiệu ứng bành trướng của một gia tăng trong chi tiêu công cộng trên sản
-

xuất) trong những mô hình mà tính cứng nhắc của giá không được đưa vào.
Mô hình Mudell - Fleming: giá cố định và sự cân bằng của dòng vốn chỉ có giá trị
trong ngắn hạn. Mô hình giúp đánh giá ảnh hưởng ngắn hạn của chính sách tài khóa
và chính sách tiền tệ lên tỷ giá. Mô hình này giả định rằng nền kinh tế đủ linh hoạt để
điều chỉnh theo các thay đổi về tổng cầu và xét các ảnh hưởng của chính sách tài khóa
và chính sách tiền tệ đối với chế độ tỷ giá cố định và chế độ tỷ giá linh hoạt.
Dornbusch đã dựa trên mô hình này để đưa ra các giả định trong mô hình của mình.
Tuy nhiên, mô hình Mundell - Fleming không chỉ không tính đến kỳ vọng, nó cũng

giả định một mức giá cố định, giới hạn mức độ liên quan rất ngắn. Trong mô hình này,
các tính năng ngắn hạn phù hợp với quan điểm truyền thống Keynes đã được thiết lập,
với sự nhấn mạnh của nó về sự gắn bó của giá cả trên thị trường sản phẩm (và lao
động). Đồng thời, nó thể hiện các đặc điểm dài hạn của mô hình tiền tệ. Sự khác biệt
trong mô hình của Dornbusch chính là việc ông đã khám phá ra các kết quả của việc
quan sát: trong khi thị trường hàng hoá phản ứng và điều chỉnh chậm thì thị trường tài
chính điều chỉnh nhanh hơn và gần như là ngay lập tức. Thị trường tài chính bắt buộc
phải điều chỉnh để bù đắp cho việc phản ứng chậm trong giá cả của thị trường hàng
hoá. Với lý do giá hàng hóa ban đầu cố định, thay đổi trong kho tiền danh nghĩa, phải
có một sự thay đổi tức thời trong nhu cầu đối với số dư thực tế nếu thị trường tiền tệ
rõ ràng và chỉ có thể mang lại sự thay đổi về sự chuyển động lên hoặc xuống của lãi
suất - đặc biệt nếu sản lượng được giả định là cố định. Do đó, trong ngắn hạn, những
thay đổi chính sách tiền tệ có tác dụng, ngày nay được gọi là "hiệu ứng thanh khoản".
Tuy nhiên, chênh lệch của lãi suất trong nước so với nước ngoài chỉ có thể là tạm thời.
Cuối cùng, khi giá sản phẩm chậm thay đổi, sự thay đổi trong chứng khoán tiền thật
bắt đầu tự đảo ngược và cùng với nó, toàn bộ quá trình đi vào đảo ngược, thúc đẩy lãi
śt, tởng cầu và tỷ giá hối đối thực trở lại hướng tới những giá trị ban đầu của
chúng. Quá trình này kết thúc giống như trong mô hình tiền tệ và tỷ giá hối đoái danh
nghĩa trong dài hạn phản ánh sự thay đổi tương ứng trong cung tiền.

Trang 11


Tiểu luận Tài Chính Quốc Tê
CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM MÔ HÌNH FRANKEL
Trong những tranh luận về ngang giá sức mua, liệu rằng ngang giá sức mua có tồn tại
trong thực tế hay không thì đã có nhiều tranh cãi về điều này. Frankel đứng đầu trong
những nghiên cứu của việc xác định tỷ giá hối đoái thực để xác định sự tồn tại của ngang
giá sức mua. Phương pháp này tiếp tục được ứng dụng trong các kiểm nghiệm về sự tồn
tại của một mức tỷ giá ngang giá sức mua cân bằng trong dài hạn và là cơ sở cho việc

nghiên cứu hành vi tỷ giá sau này. Frankel đã phát triển mô hình chênh lệch lãi suất thực
dựa trên việc mở rộng mô hình Dornbusch với phương trình dưới đây:
(1) ΔSe = θ ( - s) + Δ e θ> 0
(2) s ̅ = s + 1/θ (r ̃ - Δp ̃ e)

Xét về mặt lý thuyết, mối liên kết giữa tỷ giá hối đoái thực và lãi suất thực đã được phát
thảo bởi mô hình “giá chậm thay đổi” của Dornbusch và mô hình của Frankel trong đó
giả định rằng giá cả là linh hoạt và nhấn mạnh mối liên hệ giữa sự giảm giá trong kỳ
vọng của một đồng tiền và chênh lệch lạm phát kỳ vọng.
Frankel lưu ý rằng, ngang giá sức mua thực tế không luôn tồn tại, do trong ngắn hạn tỷ
giá hối đoái danh nghĩa biến động mạnh so với giá cả. Điều này đã được phân tích trong
lý thuyết của Dornbusch về tính biến động quá mức của tỷ giá trong ngắn hạn. Mô hình
Frankel (1983) nêu ra rằng các nhà đầu tư được xem là nắm giữ một danh mục đầu tư đa
dạng, mang tính chất quốc tế và vai trò của tỷ giá hối đoái là làm cân bằng cung và cầu
các tài sản, tức là các chứng khoán. Vì vậy, bất kỳ sự thay đổi nào ảnh hưởng đến cung và
cầu tài sản sẽ tác động lên cung - cầu ngoại tệ và làm thay đởi tỷ giá hối đối cân bằng.
Một sự gia tăng giá trong nước sẽ làm gia tăng tỷ lệ lợi nhuận điều này sẽ thu hút các nhà
đầu tư nước ngoài đầu tư vào thị trường trong nước điều này dẫn đến cầu nội tệ tăng lên
gây áp lực tăng giá lên đồng nội tệ, đồng ngoại tệ giảm giá đồng nghĩa với việc tỷ giá
giảm.
Cả hai mô hình trên đều được xây dựng trên giả định rằng lý thút cân bằng lãi śt
khơng phịng ngừa (UIRP) tờn tại. Tuy nhiên, ở khía cạnh thực nghiệm lại ít có bằng
Trang 12


Tiểu luận Tài Chính Quốc Tê
chứng khẳng định sự tồn tại của mối quan hệ này theo như dự đoán của các mô hình lý
thuyết kể trên.

Trang 13



Tiểu luận Tài Chính Quốc Tê
KẾT LUẬN
Mô hình Dornbusch đã cho chúng ta thấy một cái nhìn về biến động tỷ giá thả nổi.
Từ mô hình Dornbusch, thị trường tài chính điều chỉnh trước một cú sốc so với thị trường
hàng hoá nhanh hơn bởi vì thị trường hàng hoá bị ràng buộc bởi các hợp đờng như quyền
chọn phịng ngừa, kỳ hạn, giao sau để phòng ngừa – lúc này giá cố định, không biến
động., điều kiện ngang giá sức mua không tồn tại trong ngắn hạn, nó sẽ đi chệch khỏi
mức cân bằng vì vậy không phản ánh tác động của chính sách tiền tệ.
Trong ngắn hạn, mô hình Dornbusch cho rằng thị trường tài chính có xu hướng phản ứng
thái quá trước tác động của chính sách tiền tệ để bù đắp cho sự chậm chạp của thị trường
hàng hố, giá cả sẽ chậm thay đởi trong ngắn hạn - bù đắp tỷ suất sinh lợi cho thị trường
hàng hoá. Chính vì vậy khi thị trường tài chính phản ứng một cách thái quá
(Overshooting), phản ứng này sẽ kiến tỷ giá giảm quá sâu, hoặc tăng quá nhiều, khi so
sánh với giá trị ngang giá sức mua trong dài hạn. Với một mức giá cố định trong ngắn
hạn giống như việc ký hợp đồng mua hàng với một mức giá cố định trong ngắn hạn thì
với bất kỳ sự thay đổi nào trong cung tiền danh nghĩa cũng chính là sự thay đổi trong
cung tiền thực vì giá cố định dẫn đến việc loại bỏ sự biến thiên của lạm phát tạo ra cung
tiền thực, lúc này lãi suất bắt buộc phải điều chỉnh để tiến về điểm cân bằng trong thị
trường tiền tệ. Một sự thay đổi trong cung tiền làm cho lãi suất thực giảm điều này phản
ánh lãi suất thực trong ngắn hạn.
Trong dài hạn, giá cả điều chỉnh một cách đầy đủ, hoàn toàn. Quay về điểm cân bằng ban
đầu. Tuy nhiên, sự gia tăng trong cung tiền về dài hạn sẽ dẫn đến một sự gia tăng trong
giá cả và một sự tăng lên trong tỷ giá.
Cơ chế cốt lõi của mô hình Dornbusch chứng minh có khả năng áp dụng rộng rãi trong
việc xác định tỷ giá. Tuy nhiên, mô hình vẫn còn nhiều hạn chế nên đã được vận dụng và
mở rộng theo nhiều hướng khác nhau trong đó có mô hình Frankel mặc dù kết quả không
như mong đợi. Vì vậy, việc xác định tỷ giá hối đoái vẫn đang là chủ đề nghiên cứu cho
đến ngày nay bởi lý do tỷ giá hối đối như là một cơng cụ có hiệu quả cắt giảm lạm phát

một cách nhanh chóng. Mục tiêu tỷ giá hối đoái chính là chính sách ổn định cuối cùng.

Trang 14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hiệu ứng lan tỏa giữa thị trường chứng khoán và thị trường ngoại hối ơ Việt Nam

(Trần Ngọc Thơ - Đại học Kinh tê TP.HCM & Hồ Thị Lam – Học viện Hành chính
Quốc gia)
2. />3. />


×