Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

báo cáo thực tập công tác xã hội cá nhân, nhóm tại làngtrẻ em sos điện biên phủ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.2 KB, 42 trang )

Học viện TTN Việt Nam Báo cáo thực tập đợt 1
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
LỜI MỞ ĐẦU 2
PHẦN I. KHÁI QUÁT VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP 2
1. Lịch sử thành lập cơ sở 2
2. Cơ cấu lãnh đạo và sơ đồ tổ chức của cơ sở 3
2.1. Cơ cấu lãnh đạo 3
2.2. Sơ đồ tổ chức của cơ sở 4
3. Mục tiêu hoạt động và các chức năng của cơ sở 4
3.1. Mục tiêu hoạt động 4
3.2. Chức năng nhiệm vụ của cơ sở 5
4. Các đối tượng xã hội được cơ sở phục vụ 6
5. Các dịch vụ (hoạt động chăm sóc) cơ sở cung cấp 6
5.1. Các mức phục cấp sinh hoạt học tập 6
5.2. Các dịch vụ hoạt động chăm sóc y tế 7
5.3. Các dịch vụ hoạt động giáo dục và hoạt động khác 7
6. Vai trò của cơ sở trong bối cảnh cộng đồng 8
7. Ý kiến nhận xết của sinh viên về cơ sở 8
PHẦN II. THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI 10
CÁ NHÂN, NHÓM 10
I. Thực hành công tác xã hội cá nhân 10
1. Bối cảnh chọn thân chủ 10
2. Hồ sơ của thân chủ 10
2.1. Thông tin cá nhân của thân chủ 10
2.2. Thông tin môi trường 10
Sinh viên: Mùa A Phình Lớp: K4-CTXH
1
Học viện TTN Việt Nam Báo cáo thực tập đợt 1
2.3. Vấn đề của thân chủ 11
3. Qúa trình thực tập 13


4. Tiên trình làm việc với thân chủ 16
4.1. Giai đoạn 1: Tiếp cận và khá phá 16
4.2. Giai đoạn 2: Đánh giá và thiết lập kế hoạch giúp đỡ 17
4.3. Giai đoạn 3: Thực hiện kế hoạch 18
II. Công tác xã hội nhóm 19
2. Tiến trình tâm lý của nhóm 21
3. Mục tiêu hoạt động cơ bản của nhóm 21
4. Kế hoạch can thiệp tới nhóm 22
PHẦN III. TỰ LƯỢNG GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP 23
1. Những bài học kinh nghiện 23
2. Những thây đổi của bản thân 23
PHẦN IV. KHUYẾN NGHỊ 24
1. Đối với cơ sở thực tập 24
2. Đối với học viện thanh thiếu niên Việt Nam( GVCN: Khoa công tác xã
hội , phòng QL Đào tạo –Tổ chức, Văn phòng BGĐ) 24
KẾ LUẬN 25
BIÊN BẢN PHÚC TRÌNH VẪN ĐÀM 26
PHÚC TRÌNH VẤN ĐÀM 1 26
PHÚC TRÌNH VẤN ĐÀM 2 28
PHÚC TRÌNH VẤN ĐÀM 3 31
LỜI CẢM ƠN
Sinh viên: Mùa A Phình Lớp: K4-CTXH
2
Học viện TTN Việt Nam Báo cáo thực tập đợt 1
Sau một năm học tập và hoạt động ,rèn luyện tại trường học viện thanh thiếu niên
việt nam, được sự quản lý chỉ đạo của ban giám đốc học viện phòng quản lý đạo
tạo tổ chức và sự quan tâm giảng dạy nhiệt tình của các thầy cô giáo về chuyên
môn và các cô giáo giảng viên khoa xã hội học thanh niên , trải qua hai kỳ học
được các thầy cô giáo giảng viên khoa xã hội học thanh niên đã trang bị những
kiến thức, kỹ năng về nghề công tác xã hội đến nay chúng em đã hoàn thành đợt

thực tập đầu tiên về nghề công tác xã hội một cách tốt đệp. Với hai tháng thực tập
trong đó có 6 tuần thực tập tại cơ sở, nhờ sự quân tâm tạo điều kiện giúp đỡ của
ban gián đốc học viện. phòng quản lý đào tạo tổ chức và đặc biệt là sự quân tâm
giúp đỡ của các thầy cô giáo giảng viên khoa công tác xã hội học thanh niên, và
ban giám đốc cùng
Sau một thời gian về cơ sở thực tập và chúng em đã được gặp ban giám đốc và
các nhân viên , các mẹ các dì ở LàngTrẻ Em Sos Điện Biên Phủ. Cho đến giờ
phút này em đã hoàn thành bản báo cáo thực tập nghề công tác xã hội đợt I
Để hoàn thành báo cáo thực tập này, chúng em đã được sự quân tâm giúp đỡ
nhiệt tình của các kiển huấn viên như anh trường tuấn anh , lê thị út và trần thị
an , là những người giáo dục của làng trẻ em sos, cũng là những người hướng dẫn
chúng em trong đợt thực tập này. Những nhận xết , ý kiến đón góp chân thành
của ban giám đốc làng trẻ em ,cùng tất cả các cán bộ nhân viên , các mẹ , các dì
công tác tại làng trẻ em đã giúp đỡ chúng em hoàn thành báo cáo thực tập tốt
hơn.
Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ban giám đốc, Nguyễn xuân phong,
phó giám đốc Phạm văn Huấn, các cán bộ giáo dục và các mẹ dì trong làng , là
những người đã trục tiếp chỉ dẫn cung cấp các thông tin cần thiết cho chúng em.
Để em hoàn thành báo cáo của mình.
Sinh viên: Mùa A Phình Lớp: K4-CTXH
3
Học viện TTN Việt Nam Báo cáo thực tập đợt 1
Đến giờ phút này chúng em cũng bày tỏ long biết ơn sâu sắc tới ban giám đốc và
các chú . các anh, các chị, cùng các mẹ và các dì và các thành viên trong làng trẻ
đã có ý kiến đóng góp cho chúng em, giúp chúng em hoàn thành bản báo cáo một
cách hoàn chịnh.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên: Mùa A Phình Lớp: K4-CTXH
4
Học viện TTN Việt Nam Báo cáo thực tập đợt 1

LỜI MỞ ĐẦU
Để nắm vững quy trình nhiệm vụ của chuyên ngành công tác xã hội và tìm hiểu
về chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của nhân viên công tác xã hội. từ đó hình
thành ý thức đạo đức nghề nghiệp thúc đẩy quá trình tự rèn luyện theo yêu cầu
của nghề nghiệp.
Bản thân em là một sinh viên đang theo ngành công tác xã hội , là một
ngành còn rất mới ở nước ta còn có nhiều khó khăn và thử thách đang ở phía
trước . Vì thế thời gian thực tập chính là một cơ hội tốt nhất, để vậng dụng những
kiến thức , kỹ năng đã được học vào thực tiễn để phân tích, đánh giá giải quyết
những vẫn đề nảy sinh trong công việc và từ đó hình thành kỹ năng nghề nghiệp.
Thời gian thực tập tại làng trẻ em sos điện biên phủ là khoảng thời gian ngắn biết
bao nhiêu việc phải làm và em đã cố gắng hết mình để hoàn nhập vào cuộc sống,
ở đây có thể khai thác được một số thông tin từ các em và giúp các giải quyết vấn
đề đang mắc phải và tiếp thu được nhiều điều bộ ích thêm về môi trường của làng
trẻ em sos điện biên phủ, nói riêng và làng trẻ sos việt nam nói chung và biết
được hoàn cảnh của các em ra sao khi em ở đây , so với ngoài xã hội, từ đó em đã
rút ra bài học kinh nghiệm cho bạn thân, và hiểu được công việc của một nhân
viên công tác xã hội sau này.
Trong thời gian thực tập em đã nhận được sự ủng hổ từ lãnh đạo làng trẻ em
sos điện biên phủ qua sự giúp đỡ của các bà mẹ, dì với sự chỉ đạo tậm tình của
Trần Tuấn Anh – cán bộ kiển huấn viên cơ sở, và nhờ sự hướng dẫn của thầy
giáo Nguyễn Trọng Tiến – trưởng kgoa công tác xã hội học thanh niên đã giúp
em hoàn thành đợt thực tập và bài báo cáo của em.
Trong quá trình thực tập em đã cố gắng hết sức cũng như nhận được sự
trở giúp nhiệt tình . Tuy nhiên bài báo cáo của em không trách khỏi thiếu sót do
những hạn chế và phương pháp kiến thức, kỹ năng thực hành thực tập. vì vậy em
Sinh viên: Mùa A Phình Lớp: K4-CTXH
5
Học viện TTN Việt Nam Báo cáo thực tập đợt 1
rất mong được sự đóng góp của các thầy. các cô và tất cả các bạn đọc để giúp em

viết thành một bài báo cáo được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
1. Lịch sử thành lập cơ sở
Điện biên là tỉnh biết giới miền núi thuộc vùng tây bắc, cách thu đô Hà Nội
5o4km về phía tây. Phía bắc giáp tỉnh lai châu, phía đông và đông bắc giáp tỉnh
sơn la, phía tây bắc giáp trung quốc , phía tây và tây nam giáp lào. Tỉnh Điện
Biên có 9 đơn vị hành chính trong đó có 1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện. Diện
tích đất tự nhiên tỉnh Điện Biên là 9.554,9km2, dân số trên 491.000 người , mật
độ dân số là 52/km2 (1/4/2009)với 18 dân tộc anh sinh sống .
Điện Biên là thủ phủ của tỉnh Điện Biên . nơi đây, vào ngày 7/5/1945 đã
chứng kiến thắng lợi của quân đội nhân dân Việt Nam đánh tàn tập đoàn cư điểm
cuốc cùng của thực dân pháp ở đông dương , làm lên thắng lợi “Lừng lẫy năm
châu chấn động điểm cầu ’’
Sinh viên: Mùa A Phình Lớp: K4-CTXH
6
Học viện TTN Việt Nam Báo cáo thực tập đợt 1
Làng trẻ sos Điện Biên phủ có địa chỉ tại đội 19 xã thanh hưng, Huyện Điện
Biên, tỉnh Điện Bien . Làng trẻ em sos Điện Biện phủ được công xây dựng từ
ngày 13/11/2008 và hoàn thành đi vào hoạt động 9/2009.
Làng trẻ em sos Điện Biên phủ là một tổ chức hoạt động về phát triển trẻ em,
giúp các em có hoàn cảnh khó khăn có một mái ấm gia đình .Đón nhận giúp trẻ
thiếu sự chăm sóc của cha mẹ, được trong một gia đình mới và phát triển một
cách tự nhiên nhất có thể trong Làng trẻ sẽ hổ trợ các em nhỏ cho đến khi trưởng
thành để các em có khả năng tự lập, có trách nhiệm và biết đóng góp cho xã hội.
Làng trẻ em sos Điện Biên phủ được xây dựng bằng nguồn kinh phí tài trợ của
quỹ Herman Gmeiner Đức và Hiệp hội Làng trẻ em sos Aó. Làng được xây dựng
với quy mô 14 nhà gia đình khả năng chăm sóc và nuôi dưỡng 140 trẻ em môi
côi, không nơi tượng , hiện nay Làng đã tiếp nhận và nuôi dưỡng 110 trẻ môi côi

không nơi tượng.
Các trẻ khi được đón về Làng được nuôi dưỡng trong các gia đình, mỗi một ngôi
nhà gia đình có 10 trẻ , ở đó có một người mẹ là những người phụ nữ độc thân,
nguyện không xây dựng gia đình, đem hết tình yêu thường của chăm sóc cho trẻ,
coi trẻ nhưng con đẻ của mình, ngược lại các trẻ cũng coi các mẹ như mẹ đẻ của
mình.
Trong 110 trẻ của Làng có :63 trẻ nam ; 47 trẻ nữ; 6 trẻ dân tộc kinh; 53 trẻ dân
tộc thái; 49 trẻ dân tộc H’mông; 1 trẻ dân tộc xạ phang . năm học 2011- 2012 có
3 trẻ đi học THCS: 83 trẻ đi học tiểu học: 24 trẻ học mẫu giáo . mặc dù còn
nhiều khó khăn các trẻ đi học hầu hết đều đi bộ , tiền ăn hàng tháng chỉ ven vẹn
400.000đ/trẻ . xong các em điều đã cố gắng vượt qua khó khăn vương lên trong
học tập.
Trẻ em được trải qua tuổi thơ hạnh phúc sẽ được chuẩn bị tốt đẻ phát triển khả
năng cách đầy đủ nhất trong cuộc sống sau này . (Nỗi bất hạnh lớn nhất của đứa
trẻ là không thuộc về đâu cả , thiếu thức ăn , quần áo , và giáo dục còn dễ dàn cho
Sinh viên: Mùa A Phình Lớp: K4-CTXH
7
Học viện TTN Việt Nam Báo cáo thực tập đợt 1
một đức trẻ đương đầu hơn là làm việc bị cô đơn , không có nhà và không thuộc
về ai)!
2. Cơ cấu lãnh đạo và sơ đồ tổ chức của cơ sở.
2.1. Cơ cấu lãnh đạo:
Hiện làng trẻ sos Điện Biên phủ có 12 mẹ, dì với nhiệm vụ mẹ ,dì là đầu tiên
mang trách nhiện nuôi dưỡng giáo dục các em nên nhười, đồng thời là chỗ dựa
vững chắc cho các em. Giám đốc làng ông: Nguyễn Xuân Phong chịu trách
nhiệm chung về sự phát triển của trẻ trong của các gia đình Làng Trẻ sos và hố
trợ trực tiếp cho từng bà mẹ, giám đóc làng chịu trách về quản lý làng một Cách
hiệu quả, gồm cả tài chính và nhân lực , giám đốc làng báo cáo cho giám đốc
quốc gia trong để có các kế hoạch ,các hoạt động nhằm dẫn dắt sự phát triển của
Làng và các gia đình sos. Điều hành các hoạt động chính của Lang hội đồng của

Làng và đồng thời cũng đúng cho sự phát triển của hiệp hội Làng trẻ em sos Aó.
Kết thú năm học 2011 – 2012 trong đó tổng số 86 trẻ học phổ thông có 28 trẻ đặt
học sinh giỏi, 44 trẻ đặt học sinh khá, chiếu tỷ lệ 83,7% 14 trẻ học sinh trùng
bình.
Đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Làng bao gồm: có tổng số là 26 cán bộ
nhân viên, tróng có 12 cán bộ văn phòng , 2 cô giáo dạy mẫu giáo , 12 bà mẹ .
Trong Làng sos có một chi bộ 3 đảng viên , 1 chi đoàn, 9 đoàn vien.Các bộ phận
hành chính thì có nhiệm vụ quản lý thủ tục hành chính giúp ban giám đốc thực
hiện nhiệm vụ thu chi, quản lý nguồn kinh phí của Làng ngoài ra còn tổ chức đón
các khách tới thăm. Bộ phận giáo dục gồm hai người nam và nữ trong đó có
nhiệm vụ chuyên môn tư vấn , hướng nghiệp , giải quyết việc làm và tổ chức cho
trẻ tái hoà
Nhận cộng đồng , đồng thời cũng giáo dục con cái và cùng các bà mẹ củng cố
mỗi quan hệ giữa thành viên trong các nhà gia đình trẻ. Và các bà mẹ anh chị em
trong Làng tổ chức các hoạt động ngoại khóa, văn hóa, văn nghệ, thể dục. thể
Sinh viên: Mùa A Phình Lớp: K4-CTXH
8
Học viện TTN Việt Nam Báo cáo thực tập đợt 1
thao… Đội ngũ các bà mẹ và các dì, hiểu Làng trẻ em sos Điện Biên phủ có 12
bà mẹ và 3 dì, các mẹ là chủ cốt quán xuyễn toàn bộ gia đình , kết hợp với ban
giám đốc quản lý trẻ, các bà mẹ ,bà dì có trình độ chuyên môn và hàng tháng vẫn
tổ chức tâm huấn cho các mẹ kỹ năng chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ.
Bộ phận mẫu giáo gồm hia giáo viên diều là nữ có trình độ đại học và cao đẳng,
có nhiệm vụ giáo dục trẻ mẫu giáo cùng ban giám đóc quản các trẻ trong Làng.
Hầu hết với các đơn vị địa phương giáo dục, trẻ tuổi mẫu
giáo giúp các mẹ nuôi dưỡng trẻ nhỏ.
2.2. Sơ đồ tổ chức của cơ sở.
Sinh viên: Mùa A Phình Lớp: K4-CTXH
Ban giám
đốc

Bộ phận hành
chính
Bộ phận
giáo dục
Mẹ, dì Bộ phận
mẫu giáo
Đối tượng
9
Học viện TTN Việt Nam Báo cáo thực tập đợt 1

3. Mục tiêu hoạt động và chức năng của cơ sở.
3.1. Mục tiêu hoạt động.
Làng trẻ em sos Điện Biên phủ là một đơn vị hành chính, một bộ phận vô cùng
quan trọng không thể tách rời của tổ chức Làng trẻ em sos việt nam và đại gia
đình , Làng trẻ em sos hiệp hội , Làng trẻ em sos áo. Làng trẻ em sos Điện Biên
phủ là biểu tượng của một gia đình và một mái ấm gia đình thực sự cho những trẻ
em môi côi, trẻ em bị bỏ rơi và những em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Làng
trẻ em sos Điện Biên phủ là một gia đình mà ở đó các em được nuôi dưỡng được
giáo dục, được tượng bờ vai là chỗ dựa vững chắc cho các em, ở đó các em được
cảm giác hạnh phúc ấm no, được nâng niu trên bàn tay mẹ, được vui chơi trên bờ
vai của các anh chị, được nắm tay một cách ấm áp và tình cảm của bạn bè.
Mục tiêu hoạt động của Làng trẻ em sos Điện Biên phủ dựa trên một tiêu hoạt
động của hiệp hội Làng trẻ sos Aó.
Xây dựng những mái ấm gia đình cho những trẻ em có nhu cầu và giúp các
em có thề xây dựng các mỗi quan hệ bền vững trong một gia đình , tạo cho em
được sống theo nền văn hóa và tôn giáo của mình và giúp các em nhậ thức và thể
hiện những khả năng, sở thích và năng khiếu của mình, đảm bảo rằng các em
nhận được sự giáo dục và kỹ năng mà các em cầm có thể trở thành những thành
viên đặt những nguyện vọng của các em sau này và đóng góp cho xã hội.
Việc chăm sóc trên cơ sở gia đình bền vững của Làng trẻ em sos Điện Biện phủ

được xác lâp ngày 13/11/2008 và hòan thành đi vào mục tiêu hoạt động là tháng
9/2009. sẽ tiếp tục phát triển bền vững và xác lập các nguyên tác phát triển: Bà
mẹ, anh chị em, ngôi nhà gia đình và Làng trẻ.
3.2. Chức năng nhiệm vụ của cơ sở.
Trên cơ sở có những mục tiêu đặt ra, cơ sở có các chức năng nhiệm vụ như sau:
Sinh viên: Mùa A Phình Lớp: K4-CTXH
10
Học viện TTN Việt Nam Báo cáo thực tập đợt 1
Làng trẻ em sos Điện Biên phủ đón nhận và chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục
, hướng nghiệp cho các em mồ côi không nương tựa có hoàn cảnh
Đặc biệt trên địa bàn Điện Biên phủ. Những trẻ em được đón nhận và tiếp nhận
vào Làng theo quy định của tổ chức Hiệp hội Làng trẻ em sos áo. Cùng với sự
hướng dẫn của sở Lao Động Thương Binh và Xã Hội với văn phòng điều hành
của các Làng trẻ em sos Việt Nam.
Làng trẻ em sos Điện Biên phủ thể hiện một số nhiệm vụ chức năng cơ bản
sau. Đón nhận chăm sóc nuôi dưỡng và quản lý trẻ, tổ chức hoạt động giáo
dục(đạo đức, nhân cách) giới thiệu hỗ trợ cho các em đi học tại các trường : cảo
đẳng y tế Điện Biên và các trường dạy nghề trên địa bàn Điện Biên phủ, sau khi
các em đã hoàn thành xong trương trình phổ thông tư vân tái hoà nhập cộng
đồng. Ngoài ra những chức năng nhiệm vụ trên được thực hiện một cách chung
thì mỗi bộ phận lại có chức năng nhiệm vụ của mình vì mục tiêu hướng về những
điều tốt đệp nhất dành cho những trẻ em thiệt thòi có hoàn cảnh không may mắn
vì mùa xuân của đất nước.
4.Các đối tượng xã hội được cơ sở phục vụ.
Làng trẻ em sos Điện Biên phủ là một tổ chức phi chính phủ, là một cộng đồng
làng nhận nuôi dưỡng chăm sóc những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt .Làng trẻ em
sos Điện Biên phủ là tỉnh thứ 3 ở Việt nam.
Tiếp nhận tài trợ của các tổ chức Làng trẻ em Quốc tế như: như trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt , trẻ em mồi côi cha mẹ , những người còn lại như tàn tật, vẫn
còn bố mẹ và li dị, HIV/AIDS thì không đủ khả năng vào Làng và nuôi dưỡng

chăm sóc các em. Làng trẻ em sos Điện Biên phủ có đủ tuổi từ 0- 4 tuổi có tình
trạng sức khỏe bình thường về tinh thần và thể chất, không tàn tật, không thiếu
năng trí tuệ, không nhiễm các bệnh xã hội như HIV/AIDS.
Trẻ em được chăm sóc và chăm lo đủ điều kiện tái hòa nhập xã hội, xây dựng
một cuộc sống tốt đệp hơn, góp phần phát triển cho đất nước.
Sinh viên: Mùa A Phình Lớp: K4-CTXH
11
Học viện TTN Việt Nam Báo cáo thực tập đợt 1
5. Các dịch vụ ( hoạt động chăm sóc) cơ sở cung cấp.
5.1. Các mức phụ cấp sinh hoạt học tập.
Chế độ ăn uống ngủ nghị đảm bảo theo đúng chế độ thì hàng tháng trẻ được
hưởng chế độ sau:
Tiền ăn hàng tháng chỉ chọn vẹn 400,000đ/1 trẻ
Tiền quần áo là : 140,000đ/1trẻ của hành tháng.
Trẻ từ 12 tuổi trở lên mỗi tháng được 100,000đ/tháng
Đồ dùng trong nhà, tiền dùng trong nhà đầy đủ , tiền thuốc đánh răng bàn chải
đánh răng và xà phòng, giấy vệ sinh v.v ngoài ra trẻ gái dạy thì được trở cấp
50,000đ tiền vệ sinh tất cả các khoản tiền như tiền đoàn, tiền quỹ, quỹ phụ huynh,
tiền tiêu vật với trẻ sống ở lũ thanh niên với trẻ học nghè nghiệp được Làng cấp.
5.2. Dịch vụ hoạt động chăm sóc y tế .
Làng trẻ em sos Điện Biên phủ có một tủ thuốc y tế để sơ cứu ban đầu cho
các bệnh nhẹ như :Cảm cúm, nhức đầu . Khi vào Làng trẻ em được khám chữa
bệnh ban đầu ;Kiểm tra về sức khỏe v.v.Làng thành lập y tế luôn chăm sóc,
khám chữa bệnh cho các em chu đáo và cấp thuốc đầy đủ, kịp thời cho các gia
đình trong Làng .
5.3Các dịch vụ hoạt động giáo dục và hoạt động khác .
Hoạt động giáo dục là một hoạt động rất quan trọng đối với con người trong cuộc
sống vì vậy hoạt động giáo dục cho đối tượng dưới hình thức khác nhau bao
gồm :Hoạt động giáo dục công dân, giáo dục văn hóa, giáo dục pháp luật, giáo
dục giới tính.

Hoạt động hướng nghiệp dạy nghề cũng là một hoạt động quan trọng đối với mọi
người cũng như các em trong Làng trẻ sos và Việt Nam vì vậy hoạt động hướng
nghiệp dạy nghề cho các em ở Làng trẻ em sos Điên Biên phủ cũng là một hoạt
động cần thiết Làng thành lập ban hướng nghiệp dậy nghề và đồng kết hợp với
đơn vị liên quan như công ty xí nghiệp trên địa bàn Tỉnh Điện Biên phủ nhằm
Sinh viên: Mùa A Phình Lớp: K4-CTXH
12
Học viện TTN Việt Nam Báo cáo thực tập đợt 1
giúp giới thiệu việc làm giải quyết việc làm cho các em trong cuộc sống hiện nay
cùng với sự phát triển của đất nước, như vậy con người ai cũng cần có một người
thân hay bạn bè để chia sẻ những khó khăn gặp phải trong cuộc sống. Đúng vậy
các em trong Làng trẻ sos cũng như những người khác điều phải hòa nhập với
mọi người để có thể những khó khăn trong cuộc sống và hòa nhập với cuộc sống
xã hội .
Tóm lại là hoạt động chăm sóc ở các cơ sở là rất cần thiết để giúp các em trở
thành hơn.
6. Vai trò của cơ sở trong bối cảnh cộng động.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay đất nước ngày càng phát triển để đi tới
những tấm cao thì việc chăm sóc nuôi dưỡng những mầm xanh của đất nước là
vô cùng quan trọng, kéo sự phát triển kinh tế là sự phân hóa và tạo ra mặt trái của
kinh tế có cả gia đình quê đi trách nhiệm nuôi dạy các em, hoặc gia đình gặp
nhiều khó khăn, mất mát trong cuộc sống và người chịu thiệt thòi nhất trong cuộc
sống chính là các em. Vì vậy các em cần được sự chăm sóc bảo vệ để có đủ điều
kiện khi các em bước vào đời, đó là những Làng trẻ em sos Điện Biên phủ đã
nuôi dưỡng và chăm sóc,giúp đỡ những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Nhằm
đảm bảo nền An Sinh Xã Hội cho các em và xây dựng một tinh thần hướng đạo
của dân tộc và cũng là chính sách của đảng và nhà nước trong chiến lược phát
triển kinh tế, xã hội. Vì thế Làng trẻ em sos Điên Biên phủ mới thành lập và sẽ
tiếp tục phát triển không ngừng cho đến thời điểm này. Làng đã nhận và nuôi
dưỡng các em có hoàn cảnh khó khăn sau khi tái hòa nhập cộng động, có nhiều

em đang học đến trung học cơ sở.
Làng trẻ em sos Điện Biên phủ đóng vai trò quan trọng trong công đồng, giải
quyết vấn đề của trẻ em, tạo dựng nên một cộng đồng tốt đệp cho tất cả các em bị
mất quyền tự do trong cuộc sống.
Sinh viên: Mùa A Phình Lớp: K4-CTXH
13
Học viện TTN Việt Nam Báo cáo thực tập đợt 1
Làng trẻ em sos là một mái ấm của các em có những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
cần được sự giúp đỡ, đóng góp một phần quan trọng trong sự phát triển của đất
nước.
7. Ý kiến nhận xết của sinh viên về cơ sở .
Trong quá trình thực tập cũng như tiếp cận tại cơ sở em thấy một điều: đội ngũ
nhân viên lãnh đạo Làng đáp ứng tốt về mặt trình độ, có thể lãnh đạo và duy trì
hoạt động cho Làng đảm bảo tốt về mặt quản lý mang lại sự sáng tạo và phát
triển cho Làng.
Đội ngũ nhân viên không những đầy đủ về trình độ, khả năng mà còn
nhiệt tình trong công việc, luôn có tinh thần vun đắp yêu thương với mỗi trẻ
trong Làng, luôn luôn chú trọng nâng cao trình độ cho phù hợp và đá ứng một
cách hiện quả trong công việc của Làng .
Làng trẻ em sos Điện Biên phủ đã tạo ra cảnh quan không khí gia đình và ngôi
nhà Làng cho các em cảm nhận được, gia đình mái ấm ngôi nhà Làng thực sự
không có gì khác so với bên ngoài xã hội vì các em học tập và phát triển bình
thường về mọi mặt nhưng với một bà mẹ trong ngôi nhà gia đình với 10 đứa trẻ
thì cũng quả là khó khăn, vất vả đối với người mẹ, vì một mình mẹ chăm lo cho
các con nên không thể quan tâm được hết toàn bộ các trẻ trong một gia đình bình
thường chỉ có 1 đến 2 đứa con thì quả là huyết bà mẹ dành cho các con quá nhiều
và công lao của bà mẹ quá lớn.
Làng trẻ em sos Điện Biên phủ là một cộng đồng đầy tinh yêu thương và
luôn có sự gắn kết với nhau đem lại những điều kiện tốt đệp nhất. Vì thế đây là
một môi trường tốt dành cho những trẻ em mồ côi, bị bảo rơi không nơi nương

tựa. Đây là môi trường có mặt của sự chăm sóc nuôi dưỡng bảo vệ giáo dục tốt
nhất cho trẻ em.
PHẦN II. THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN ,NHÓM.
I. Thực hành công tác xã hội cá nhân.
Sinh viên: Mùa A Phình Lớp: K4-CTXH
14
Học viện TTN Việt Nam Báo cáo thực tập đợt 1
1. Bối cảnh chọn thân chủ.
Sau một tuần vào cơ sở gặp gỡ ban lãnh đạo và trao đổi thông tin về cơ sở, những
thông tin chung của hoàn cảnh của các em trong cơ sở được biết hầu hết các em ở
đây đều là những người có hoàn cảnh khó khăn. Sau khi xuống ngôi nhà của thân
chủ được tiếp xúc trực tiếp và làm quen với tất cả các em trong ngôi nhà và biết
được đặc điểm, tính cách của từng em thông qua bà mẹ, và những lần nói chuyện
với các em, vừa nói chuyện, vừa giúp các em học. Đã quyết định chọn thân chủ là
đối tượng và nhân viên công tác xã hội giúp đỡ giải quyết vấn đề mà thân chủ
gặp phải, thông qua việc học.
2. Hồ sơ của thân chủ.
2.1. Thông tin cá nhân của thân chủ.
Họ và tên: Lò Thị Ánh
Phái tính: Nữ
Ngày tháng năm sinh: Ngày 19 tháng 05 năm 2002.
Nơi sinh: Bản Nam Tông – Xã Mường Nhà – Huyện Điện Biên - Tỉnh Điện Biên
phủ.
Hiện cư trú tại: Nhà số 8 – Hoa ban trắng Làng trẻ em sos Điện Biên phủ- Đội
19, Xã Thanh hưng – Huyện Điện Biên – Tỉnh Điện Biên phủ.
Các thông tin khác về thân chủ như sau:
Quốc tịch: Việt nam
Tôn giáo: không
Dân tộc: Thái
Qúa trình sinh sống và lớn lên: Mồ côi hoàn toàn cha mẹ đều mất

Trình độ học vấn: 4/12
Tình trạng nghề nghiệp: Học sinh
Tình trạng sức khỏe thể chất : Tốt
Tình trạng sức khỏe tâm thần: không
Sinh viên: Mùa A Phình Lớp: K4-CTXH
15
Học viện TTN Việt Nam Báo cáo thực tập đợt 1
2.2. Thông tin môi trường
Thông tin về gia đình thân chủ:
Bố là: Lò Văn Nọi
Sinh năm: 1984
Quê quán: Bản Nam Tông – Xã Mường Nhà – Huyện Điện Biên – Tỉnh Điện
Biên phủ
Bố mất năm: 2008
Mẹ là: Lường Thị Ngoa
Sinh năm: 1985
Quê quán: Bản Nam Tông- Xã Mường Nhà – Huyện Điên Biên – Tỉnh Điện Biên
phủ
Mẹ mất năm: 2009
Mẹ thân chủ chị có một người chồng đó là: Lò Văn Nọi
Chị gái là: Lò Thị Ánh sinh ngày 19/ 5/ 2002
Hiện đang học lớp 4 trường tiểu học, thanh hưng và hiện nay đang sống tại: Nhà
số 8 Hoa Ban trắng Làng trẻ em sos Điện Biên phủ
Em trai là: Lò Văn Bình .
Sinh ngày: 27/ 2/ 2006
Hiện đang chuẩn bị vào lớp 1 năm tới này, đang sống cùng chị Ánh ở nhà 8 hoa
ban trắng Làng trẻ em sos Điện Biên phủ.
Môi trường xung quanh: Thân chủ sống ở đây có cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy
đủ, tạo nhiều điều kiện cho các em phát triển thể lực cũng như trí tuệ.
Bên cạnh những tình cả mà các cậu dì, và các bà mẹ dành cho các em ở đây thân

chủ luôn nhận được sự quan tâm, từ các cô, các chú, các cấp lãnh đạo tạo điều
mọi điều kiện hết sức cho các em vui chơi, vì môi trường này thân chủ được sống
và học tập bình thường như trẻ em khác so với ngoài xã hội.
2.3. Vấn đề của thân chủ .
Sinh viên: Mùa A Phình Lớp: K4-CTXH
16
Học viện TTN Việt Nam Báo cáo thực tập đợt 1
Trong thời gian làm việc tại Làng trẻ em sos Điện Biên phủ trong quá trình tiếp
cận và tìm hiểu về thân chủ, cùng thân chủ trò chuyện về học hành, vui chơi tham
gia các hoạt động khác với thân chủ, sau khi tìm hiểu , đã xem xét em và thân chủ
như sau:
Về tính cách của thân chủ là:( trần tính, ít nói, sôi động , bốc đồng, người huống
nội, ham vui đùa, thân thiện, khôi hài , nghịch ngậm) thân chủ là một cô bé có
dáng người nhanh nhẹ tháo vát: Những ai lần đầu tiếp xúc với thân chủ sẽ không
khỏi ngạc nhiên , bởi tài khéo ăn nói cũng như sự khiêm tốn học hỏi của con
người.
Thân chủ rất ý thức trong mọi công việc mẹ giao và mỗi khi mẹ vắng nhà, thân
chủ không chỉ hoàn thành xuất xắc mà còn chỉ đạo các em trong nhà cứ như là
chỉ huy thực thụ vậy. Mỗi khi nhà có khách tới thăm, thân chủ chu đáo từ mời
khách cũng như giới thiệu bài bản các thanh viên trong gia đình mình. Có đồ chơi
đệp, thân chủ luôn biết san sẻ cho các em và tổ chức khéo léo để các em trong
nhà cùng chơi.
Tương tác với mọi người(với các trẻ khác, bà mẹ sos, giáo viên.v.v)và sự hòa
nhập của thân chủ vào môi trường Làng sos và gia đình, thân chủ hòa nhập nhanh
vào gia đình sos và gắn kết với cuộc sống mới với mẹ và các anh chị trong nhà.
Ngày qua ngày thân chủ .thể hiện rõ mình là chị cả trong nhà thông qua những
hoạt động tập thể và qua mỗi buổi sinh hoạt gia đình, các anh chị em trong nhà
rất tự hào về thân chủ mỗi khi được hỏi về thân chủ.
Các hoạt động ngoại khóa: Thân chủ rất háo hức thăm gia đội văn nghẹ của Làng,
thân chủ không chỉ hát hay mà còn rất khiên tốn học hỏi các anh chị lớn tuổi, với

niền đang mê và sự nghiệp thúc đẩy đã khiến các em trong nhà đi từ ngặc nhiên
này tới ngặc nhiên khác. Bởi thân chủ vừa học giỏi vừa lại hát hay, điều này ít ai
có được.
3. Qúa trình thực tập
Sinh viên: Mùa A Phình Lớp: K4-CTXH
17
Học viện TTN Việt Nam Báo cáo thực tập đợt 1
Giai đoạn 1: Tìm hiểu cơ sở và chọn ca thực hành.
Ngày Địa điểm Công việc
11/06/2012
Làng trẻ sos Điện Biên
phủ
Gặp gỡ ban lãnh đạo
làm quen và tìm hiểu
tình hình hoạt động
của cơ sở .Đi tham
quan khuôn viên của
Làng.
12/06/2012
Làng trẻ em sos Điện
Biên phủ
Tìm hiểu thông tin về
tình hình hoạt động các
nhà trẻ trong Làng.
13/06/2012
Làng trẻ em sos Điện
Biên phut
Tiếp cận và làm quen
với tất cả các em.
15/06/2012

Nhà số 8 hoa ban trắng Tiếp tục tiếp cận và tạo
lập mỗi quân hệ với
các em.nói chuyện với
các em và tìm hiểu
hòan cảnh chung các
em và xác định thân
chủ.

Giai đoạn 2: thực hành công tác xã hội với cá nhân
Ngày Địa điểm Công việc
18/06/2012
Nhà số 8 hoa ban trắng Tiếp tục làm quen với
thân chủ và thu thập
thông tin về thân chủ
qua nói chuyện
20/06/2012 Làng trẻ em Điện Biên
phủ
Nói chuyện cùng thân
chủ, chơi đùa cùng
Sinh viên: Mùa A Phình Lớp: K4-CTXH
18
Học viện TTN Việt Nam Báo cáo thực tập đợt 1
thân chủ hướng dẫn
thân chủ kể chuyện.
22/06/2012
Làng trẻ em sos Điện
Biên phủ
Xác định vấn đề của
thân chủ .Họp với
kiểm huấn viên trao

đổi thông tin về thân
chủ .
25/06/2012
Nhà số 8 hoa ban trắng Tạo lập mỗi quan hệ
với mẹ thân chủ. Nói
chuyện trao đổi một
thông tin.
27/06/2012
Nhà số 8 hoa ban trắng Trao đổi với các mẹ
phụ trách về thân chủ
để xác định những
thông tin thu được.
29/06/2012
Nhà số 8 hoa ban trắng Tạo lập mỗi quan hệ
mật thiết với thân chủ
để chuẩn cho phúc
trình vấn đàm. Thực
hiện vấn đàm lần 1 lần
2
2/07/2012
Làng trẻ em sos Điện
Biên phủ
Xác định vấn đề của
thân chủ. Cùng các em
làm một bài tập, chơi
trò chơi cùng em, tiếp
tục cuộc vấn đàm lần
3.
4/07/2012 Làng trẻ em sos Điện
Biên phủ

Thực hiện các bước
tiến trình giai quyết
Sinh viên: Mùa A Phình Lớp: K4-CTXH
19
Học viện TTN Việt Nam Báo cáo thực tập đợt 1
vấn đề trong công tác
xã hội cá nhân.
Dọn vệ sinh nhà trẻ
cùng các em .
Cùng các em chơi trò
chơi ngoài trời.
6/07/2012
Nhà số 8 hoa ban trắng Cùng thân chủ chơi các
trò chơi như nhảy dây,
đánh cơ vui.Sự dụng
kỹ năng quan sát, kỹ
năng giao tiếp, kỹ năng
đặt câu hỏi , kỹ năng
lắng nghê.
9/07/2012
Nhà số 8 hoa ban trắng Qua phúc trình vấn
đàm lần 1,2,3 tôi quan
sát phỏng vấn, tôi đã
thu được khá nhiều
thông tin về thân chủ
để xác định rõ hơn về
vấn đề thân chủ mắt
phải.
11/07/2012 Nhà số 8 hoa ban trắng Cùng thân chủ đánh
giá lại vấn đề thân chủ,

nhân viên công tác xã
hội đưa ra phương áp
can thiệp cho thân
chủ , lựa chọn hình
Sinh viên: Mùa A Phình Lớp: K4-CTXH
20
Học viện TTN Việt Nam Báo cáo thực tập đợt 1
thức can thiệp.
13/07/2012
Làng trẻ em sos Điện
Biên phủ
Thực hiên kế hoạch
vui chơi giải trí cho
thân chủ ,quan sát diễn
biết tâm lý của thân
chủ để có hướng giải
quyết vấn đề cho thân
chủ
14/07/2012
Làng trẻ em sos Điện
Biên phủ
Tiếp tục hoàn thành
công tác xã hội nhóm,
và giải quyết vấn đề
của các em trong
công tác xã hội nhóm.
15/07/2012
Làng trẻ em sos Điện
Biên phủ
Họp kiểm huấn viên,

thực hiện công tác xã
hội cá nhân, nhóm, để
giúp thân chủ và nhóm
giải quyết một số vấn
về mà nhân viên công
tác xã hội đã nhìn nhận
được. qua lần nói
chuyện
19/07/2012 Làng trẻ em sos Biên
phủ
Đến tâm sự với các em
và cuộc của tôi và các
em cùng trò chuyện
vấn đề sang năm học.
Họp tổng kết thực tập
ở cơ sở , chia tay cơ sở
Sinh viên: Mùa A Phình Lớp: K4-CTXH
21
Học viện TTN Việt Nam Báo cáo thực tập đợt 1
trở về trường học .
Chia tay thân chủ và
chia tay các em trong
nhó, chia tay ban giám
đốc và các mẹ ,các
dì ,các chú trong Làng
trẻ
4. Tiến trình làm việc với thân chủ :
4.1. Giai đoạn 1: Tiếp cận và khá phá.
Qúa trình tiếp cận thân chủ, xuống nhà số 8 – hoa ban trắng Làng trẻ em sos
Điện Biên phủ. Lúc đầu là chơi với tất cả các em trong Làng, chơi nhảy dây, chơi

trò chơi bịt mắt bắt dê, chơi đáng bóng. Cùng các em tập hát các bài, bà thương
con, máy trường mến yêu v.v. giúp các em quết nhà, cùng các em làm vườn rau.
Đi háy rau cùng các em ,cùng các em nhổ cọ xung quanh nhà ở, có ngày nấu cơm
trưa cho các em v.v. và sau khi nói chuyện với các em , tìm hiểu đặc điểm từng
em thông qua bà mẹ với những lần tiếp xúc với các em thì đã chọn được Lò Thị
Ánh , đến chơi với Ánh qua nói chuyện với Ánh và hỏi về chuyện gia đình thông
qua những lần giúp Ánh làm việc nội trợ, lúc đầu vừa mới quen Ánh là người ít
nói vì lúc đầu chưa quen phải hết sức cố gắng để tạo ra cuộc nối chuyện thật tự
nhiên với Ánh khi tôi biết Ánh thích học môn toán và môn văn. Ánh đồng ý tôi
làm những bài tập toán ở nhà mang đến cho Ánh làm và những bài tập làm văn
như đề bài: tả về mẹ em, em hãy tả về cô giáo của em.v.v Sau một thời gian gần
gũi với Ánh thì tôi hỏi về chuyện gia đình, cũng biết them được nào , khi mà Ánh
đã quen tôi thì rất thân với tôi, rồi tiếp hành vấn đàm Ánh, trong khi đó tôi hỏi thì
Ánh rất sợ học môn kỹ thuật và có một cái gì đó khiến cho Ánh rất buồn.
Thuận lợi và khó khăn:
Sinh viên: Mùa A Phình Lớp: K4-CTXH
22
Học viện TTN Việt Nam Báo cáo thực tập đợt 1
Thuận lợi: Hầu hết các em ở đây điều là những người bình thường phát triển về
thể chất nên khi tiếp xúc với các em thật là dễ dàng hơn so với những trẻ em bị
mại dân , huyết dân, bị chất độc màu da cam và bị khuyết tật,và những trẻ em đi
lang tham .v.v Các em ở đây điều được học hành nên nhận thức cũng tốt về nhiều
vấn đề chữ, chưa phải hoàn toàn suy sụp hay thất vọng:
Khó khăn: “ Nhười ta bảo khó khăn gian khổ là một vấn đề của xã hội .”
Nên thân chủ đang gặp nhiều vấn đề tâm lý cũng như nhạn thức của các em, em
luôn sống khếp kín mình không hòa đồng với mọi người. luôn có khoảng cách
với mọi người, vì thân chủ có hoàn cảnh như thế nên rất ngại nói chuyện và
không được cởi mở về gia đình cho lắm. Đặc biệt thân chủ không thích ai nói xấu
mình , vì thấy xấu hổ với bạn bè, với những ai biết về gia đình của mình, bởi vì
mẹ của Ánh là người đã chết cheo cổ , nên thiếu thốn tình cảm, thiếu sự chăm

sóc của bố mẹ, nên do tâm lý không được thỏa máy và ổ định nên cũng khó lấy
được thông tin chính xác vì tâm lý tinh thân của thân chủ có nhiều hướng khác
nhau só với những trẻ em ở ngoài xã hội
Nhận diện vấn đề: Qua những lần tiếp xúc với Ánh và những lần vấn đàm Ánh đã
nhận ra nết chung nhất của tất cả các em trong Lầng trẻ em sos Điện Biên phủ .
Tuy có tính vui chơi đùa nghịch thỏa mái vô tư trong hồ nhiên của tất cả các em
thì tất cả các thoát lên một vẻ gì đó rất buồn và không riêng gì ai, còn Ánh chủ
yếu là về tinh thần Ánh, đã bị ảnh hưởng bố mất, mẹ mất ,do đó là vấn đề mà
khiến suy nghĩ nhiều. Nên khi mà nghĩ lại thì lại suy sụp tinh thần và không có
lòng tin về bản thân và cuộc sống.
4.2. Giai đoạn 2: Đánh giá và thiết lập kế hoạch giúp đỡ.
Đánh giá vấn đề của thân chủ. Tôi và thân chủ đã cùng ngồn lại đánh giá lại toàn
bộ vấn đề của thân chủ ở mất độ bình thường vì thân chủ chỉ học hết lớp 4 và
cũng là thời kỳ bước qua khủng hoảng về thể chất làm thây đổi về ngoại hình và
đặc biệt là tính cách khác hẳn. Suy nghĩ còn bồng bột nông nổi thiếu chính xác
Sinh viên: Mùa A Phình Lớp: K4-CTXH
23
Học viện TTN Việt Nam Báo cáo thực tập đợt 1
khi mà quy định của Làm một việc nào đó, nhưng mai mắn là thân chủ vừa bước
qua lứa tuổi này biết suy nghĩ và hoàn thiện về thể chất , địa hình về nhân cách và
phát triển cũng gần như ổn định.
Lập kế hoạch giúp đỡ: Sau khi tìm hiểu về những thông tin cần thiết vấn đề
thân chủ đang gặp phải và tôi đưa ra kế hoạch giúp đỡ thân chủ.
Bước đầu: Dựa vào những vấn đề của thân chủ , mức độ không cao, tình trạng
đã lo ngại nên tôi đã định hướng cho tôi giúp thân chủ hòa đồng vào tập thể, giúp
các em hiểu hơn về chính em để khẳng định được chính bản thân của mình bằng
sự nỗ lực của em, giúp em làm những công việc hàng ngày, trò chuyện và thu
thập thông tin với thân chủ,mục tiêu tạo lập mối quan hệ thân thiết và cởi mở với
thân chủ để thân chủ có lòng tin và có thể chia sẻ thông tin cùng tôi.
Bước hai: Giúp đối tượng có niền tin vào cuộc sống và đối mặt với những

vấn đề của mình, đang gặp phải, để thực hiện được phải tiếp xúc tìm hiểu thông
tin về thân chủ cũng có thể hỏi thông tin qua bà mẹ nuôi trong gia đình. Để xác
định thông tin thân chủ, xác định vấn đề thân chủ từ đó đưa ra hướng giải quyết,
mục đích giúp tượng có nhận thức đúng đắn về vấn đề của mình và xác định
thông tin đã thu thập được.
Bước ba: Giup thân chủ thây đổi nhận thức về vấn đề đang gặp phải, để giải
quyết vấn đề đó. Hoạt động chủ yếu là tiếp xúc trò chuyện,giúp cho thân chủ vui
chơi giải trí ngoài trời. Làm việc cùng gia đình và nhờ sự tác động của mẹ nuôi
để giúp thân chủ với mục đích là thân chủ thây đổi được về mặt nhận thức của
mình , về vấn đề đang gặp phải một cách tích cực. Đánh giá khách quan về những
kết quả đạc được, tồn tại hạn chế của thân chủ và nhân viên công tác xã hội.
Nhân viên công tác xã hội giúp đỡ những người yếu thế về tâm lý tinh thần.v.v
vẫn chưa phải là những vấn đề , nhân viên xã hội cùng chia sẻ niền vui và nói
buồn để có cảm giác được ai đã quan tâm như đứa trẻ khác.
4.3. Giai đoạn 3: thực hiện kế hoạch.
Sinh viên: Mùa A Phình Lớp: K4-CTXH
24
Học viện TTN Việt Nam Báo cáo thực tập đợt 1
Tiếp cận thân chủ trong những lần giúp đỡ thân chủ làm việc nhà, như dựa rau ,
quết nhà thì nói chuyện với thân chủ,để giải toat tâm lý cho thân chủ thì đã đưa ra
nhưng lời khuyên và động viên cho em , em có nhiều điểm mạnh , em viết văn
hay và làm được các bài tập toán rất tốt. thông minh và lại xinh gái nên em phải
cố gắng phát huy những tiền lực đó. Qua quá trình thực hiện kế hoạch phụ thuộc
vào nhiều yếu tố , trước tiên là khả năng của chính thân chủ và và nguồn lực hỗ
trợ nên tôi cố gắng tìm hiểu về sức mạnh của đối tượng, cũng như nguồn lực bên
ngoài . Hỗ trợ cho việc thực hiện kế hoạch tốt hơn.
4.4. Giai đoạn 4: Lượng giá và kết thúc
Kết thúc phần công tác xã hội cá nhân, nhìn lại tôi thấy mình đã làm được và giải
quyết phần nào của vấn đề thân chủ, mặc dù không nhiều như thân chủ đã có sự
thây đổi nhất định theo chiều hướng tích cực đã giúp được thân chủ có them ý

chí và nghị lực hơn, giúp thân chủ có nhiều niềm tự tin hơn về chính mình.
II. Công tác xã hội nhóm.
Trong thời thực tập ở cơ sở và làm quen với các em và các bà mẹ, và cùng các
em lao động trong Làng trẻ em sos Điện Biên phủ thì tham gian công tác xã hội
cá nhân, tôi đã tìm hiểu thông tin về thân chủ và các em thu thập mọi thông tin
của các em sau tuần đầu tiên tìm hiểu thông tin thân chủ.
Tôi vừa làm việc với thân chủ và tiến hành chọn nhóm để chuẩn bị quá trình thực
hành công tác xã hội nhóm. Tôi quyết định thành lập nhóm trong đó có cả thân
chủ là Lò Thị Ánh và bạn thân của Ánh là Sùng Thị Phi và Thào A Thanh là
những em hay chơi thân nhất trong nhà số 8 hoa ban trắng của thân chủ.
1. Hồ sơ của từng thành viên trong nhóm.
Thứ nhất: Trưởng nhóm.
Họ và tên: Sùng Thị Phi
Phái tính: Nữ
Ngày tháng năm sinh: Ngày 2 tháng 9 năm 2004
Sinh viên: Mùa A Phình Lớp: K4-CTXH
25

×