Tải bản đầy đủ (.doc) (125 trang)

Quản lý của nhà nước đối với thị trường xăng dầu việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 125 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xăng dầu là một trong những mặt hàng đặc biệt - mặt hàng xương sống
của nền kinh tế quốc dân. Sự biến động của thị trường xăng dầu ảnh hưởng
trực tiếp đến người tiêu dùng và tất cả doanh nghiệp bởi xăng dầu là đầu vào
trực tiếp hoặc gián tiếp của nhiều ngành hàng, dịch vụ. Do đó, xăng dầu là
mặt hàng có tầm quan trọng đặc biệt trong nền kinh tế quốc dân, có ảnh
hưởng đến nhiều mặt kinh tế xã hội.
Bên cạnh đó, xăng dầu là loại năng lượng có hạn, khơng thể tái sinh và
chưa thể thay thế được. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế, nhu cầu về mặt hàng
xăng dầu ngày càng cao. Nhà máy lọc dầu đầu tiên tại Việt Nam - nhà máy
Dung Quất đã bước đầu đi vào hoạt động được hơn 2 năm và đã đáp ứng trên
30% nhu cầu xăng dầu của cả nước. Do đó thị trường xăng dầu Việt Nam vẫn
phụ thuộc vào sự biến động của thị trường xăng dầu thế giới. Trong thời gian
qua, thị trường xăng dầu trong và ngồi nước có nhiều biến động về cung cầu, giá cả,...làm ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế và tác động đến tổ chức
và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh
xăng dầu.
Do vậy, để đảm bảo ổn định nền kinh tế, nhà nước ln có những chính
sách quản lý, điều chỉnh, can thiệp, hỗ trợ đối với hoạt động kinh doanh xăng
dầu, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu của nhà nước. Tuy
nhiên, trong công cuộc cải cách và đổi mới kinh tế của Việt Nam, công tác
quản lý đối với thị trường xăng dầu còn đang trong quá trình hồn thiện. Cơng
tác quản lý thị trường xăng dầu còn nhiều bất cập. Nhà nước vẫn còn khá lúng
túng trong việc điều hành giá xăng dầu và đối phó với biến động giá cả xăng
dầu trên thị trường thế giới. Tình trạng bn lậu, gian lận thương mại trong
hoạt động kinh doanh xăng dầu còn nhiều vấn đề cần giải quyết; hoạt động
tạm nhập tái xuất làm thất thu một nguồn tiền thuế lớn cho Nhà nước; hiện
tượng xăng kém chất lượng gây cháy nổ vẫn chưa được giải quyết.



2
Trước tình hình bức thiết hiện nay,địi hỏi của q trình hội nhập và xu
thế tự do hố thị trường xăng dầu, việc rà soát, phát hiện những điểm bất hợp
lý của các cơ chế, chính sách hiện hành và nghiên cứu đối mới cơ chế, chính
sách phù hợp nhằm phát triển thị trường xăng dầu Việt nam bình đẳng, cạnh
tranh lành mạnh,an toàn, văn minh, hiện đại, phù hợp với tiến trình hội nhập
và phát triển đất nước bền vững là cần thiết và cấp bách.
Từ những tiếp cận trên, có thể thấy đề tài: “Quản lý của Nhà nước đối
với thị trường xăng dầu Việt Nam” có ý nghĩa lý luận, khoa học và kinh tế chính trị thực tiễn cấp bách đối với Việt Nam hiện nay. Đây là lý do tác giả lựa
chọn đề tài này viết luận văn Thạc sỹ kinh tế chuyên ngành Kinh tế chính trị.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đề tài
Vấn đề nghiên cứu quản lý của Nhà nước đối với thị trường xăng dầu
Việt Nam là rất quan trọng nên đã trở thành đề tài nghiên cứu của nhiều nhà
khoa học trong nước. Các cơng trình được chia ra thành 3 nhóm sau:
Nhóm thứ nhất: nghiên cứu về thị trường xăng dầu nói chung:
+ “Tăng cường vai trị quản lý của Nhà nước đối với thị trường xăng dầu
trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam” (2006). Luận văn thạc sỹ của Học
viên Bùi Quang Chính, Trường đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.
+ “Phát triển thị trường xăng dầu ở Việt Nam” (2009), Luận văn Thạc sỹ
của Học viên Nguyễn Đức Diệp, Trường đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.
+ “Đổi mới quản lý nhà nước hoạt động kinh doanh xăng dầu của Việt
Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”(2010), Luận án Tiến sỹ của
Học viên Nguyễn Duyên Cường, Trường đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.
+ “Kinh doanh xăng dầu theo cơ chế thị trường Việt Nam đến năm 2020”
(2010), Luận văn Thạc sỹ của Học viên Trần Minh Tú, Trường đại học Kinh
tế quốc dân Hà Nội.
+ “Hoàn thiện cơ chế quản lý kinh doanh xăng dầu ở nước ta đến năm
2010” (2006), Luận văn thạc sỹ của học viên Nguyễn Sơn Thắng, Trường đại
học Kinh tế quốc dân Hà Nội.



3
+ Đổi mới cơ chế quản lý giá xăng, dầu ở Việt Nam(2011), Phạm Minh
Thụy. Tạp chí Tài chính số 11 Trang 9-11.
+ Kinh nghiệm quốc tế trong quản lý và điều hành giá xăng, dầu (2011)
Tạp chí Tài Chính số 11 trang 26-29.
+ Biến động giá cả xăng dầu trên thị trường thế giới và ảnh hưởng đến
giá cả xăng dầu ở Việt Nam (2010), Tạp chí Thương mại số 24 (trang 15-16)
và 25(trang 16-28).
Nhóm thứ hai: nghiên cứu phát triển các công ty xăng dầu:
+ “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty xăng dầu khu
vực I” (2002) Luận văn thạc sỹ của Học viên Bùi Duy Nhị, Trường đại học
Kinh tế quốc dân Hà Nội.
+ “Kinh doanh xăng dầu của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam trong sự
nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa” (1998), Luận văn Thạc sỹ của Học
viên Lê Cường, Trường đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.
+ “Biện pháp phát triển thị trường xăng dầu ở Tổng công ty xăng dầu
Việt Nam” (Petrolimex) (1998) Luận văn Thạc sỹ của Học viên Đỗ Quốc
Hưng, Trường đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.
+ “Thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu xăng dầu ở Tổng công ty xăng
dầu Việt Nam” (2004), Luận văn Thạc sỹ của Học viên Phạm Tất Thắng,
Trường đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.
+ “Hoàn thiện hệ thống phân phối xăng dầu của Công ty xăng dầu khu
vực I” (2006) Luận văn Thạc sỹ của Học viên Trần Bảo Sơn, Trường đại học
Kinh tế quốc dân Hà Nội.
+ “Đổi mới cơ chế quản lý của các doanh nghiệp thành viên thuộc Tổng
công ty xăng dầu Việt Nam” (2006), Luận văn Thạc sỹ của Học viên Trần
Đình Tuyết, Trường đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.
Nhóm thứ ba: Một vài vấn đề liên quan đến xăng dầu:
+ Pháp luật về quản lý điện, nước, xăng dầu và gas (2000), Nxb Chính

trị quốc gia, Hà Nội.


4
+ Tình hình kinh doanh xăng dầu, kim khí ở nước ta trong những năm
qua. Một số kiến nghị và giải pháp (1992) Trung tâm thông tin KHKT vật tư.
Các cơng trình trên đã phần nào nghiên cứu được các khía cạnh về thị
trường xăng dầu, chỉ ra được thành tựu cũng như hạn chế về quản lý nhà nước
đối với thị trường xăng dầu. Tuy nhiên, nghiên cứu một cách toàn diện về
quản lý nhà nước đối với thị trường xăng dầu ở Việt Nam vẫn cịn ít, đặc biệt
dưới góc độ kinh tế chính trị. Trong khi thị trường xăng dầu đang được Đảng
và Nhà nước đặt lên hàng đầu trong việc nghiên cứu phát triển. Vì vậy, việc
nghiên cứu vai trò của Nhà nước để tiếp tục hồn thiện cơ chế, chính sách
quản lý - điều hành vĩ mô đối với thị trường xăng dầu là rất cần thiết.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở hệ thống hố lý luận và thực tiễn
làm rõ vị trí, vai trị của Nhà nước trong việc quản lý thị trường xăng dầu Việt
Nam. Đánh giá tình hình quản lý nhà nước đối với thị trường xăng dầu hiện
nay. Từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp để tăng cường vai trò quản lý
của Nhà nước đối với thị trường xăng dầu Việt nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá lý luận và thực tiễn về thị trường xăng dầu từ đó phân
tích, làm rõ sự cần thiết vai trị quản lý của Nhà nước đối với thị trường xăng
dầu Việt Nam.
- Phân tích tình hình hiện nay của thị trường xăng dầu Việt Nam. Phân
tích, đánh giá những chính sách quản lý, hệ thống pháp luật của Nhà nước đối
với thị trường xăng dầu Việt Nam.
- Đề xuất phương hướng, giải pháp trong quản lý của Nhà nước đối với
thị trường xăng dầu Việt Nam.
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý của Nhà nước đối với thị trường
xăng dầu Việt Nam.


5
4.2. Phạm vi nghiên cứu: Những vấn đề liên quan đến chính sách, cơ
chế quản lý của Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu từ 2001 đến
2011 và giải pháp định hướng đến năm 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp cơ bản, phổ biến trong nghiên cứu khoa
học xã hội nói chung và nghiên cứu kinh tế chính trị nói riêng, gồm:
5.1. Phương pháp luận: Luận văn dựa vững chắc vào lý luận kinh tế của
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối, chính
sách của Đảng và Nhà nước về các phát triển kinh tế, các lý luận về chiến
lược phát triển và quản lý năng lượng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp cụ
thể: Phân tích - tổng hợp; phương pháp thống kê, so sánh, diễn dịch - quy nạp
và phương pháp chuyên gia; điều tra, khảo sát.Vận dụng kế thừa những kết
quả nghiên cứu đi trước.
6. Kết quả nghiên cứu và những đóng góp của luận văn
- Góp phần nâng cao nhận thức lý luận về vai trò quản lý của Nhà nước
đối với thị trường xăng dầu Việt Nam.
- Luận văn đánh giá tình hình của thị trường xăng dầu trong những năm
qua cũng như hiện nay.
- Nêu ra những tồn tại về quản lý Nhà nước đối với thị trường xăng dầu
Việt Nam: công tác xây dựng chiến lược,quy hoạch kế hoạch, xây dựng ban
hành hệ thống pháp luật, các cơ chế chính sách quản lý.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp để tăng cường vai trị quản lý của
Nhà nước đối với việc bình ổn thị trường xăng dầu và từ đó phát triển thị
trường xăng dầu ở Việt Nam.

7. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung luận văn được kết cấu gồm 3 chương, 9 tiết, 102 trang.


6
Chương 1
CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU
1.1. Tổng quan về thị trường xăng dầu
1.1.1. Thị trường và phân loại thị trường
1.1.1.1. Khái niệm thị trường
Thị trường và kinh tế thị trường là những vấn đề phức tạp. Từ những
nghiên cứu sơ lược, cổ xưa cho đến những nghiên cứu quy mô khoa học ngày
nay phạm trù thị trường luôn được đưa thêm những nội dung mới. Tuỳ từng
điều kiện và giác độ nghiên cứu mà người ta đưa ra các khái niệm thị trường
khác nhau.
Khái niệm cổ điển cho rằng: thị trường là nơi diễn ra các hoạt động trao
đổi, mua bán hàng hoá. Theo khái niệm này người ta đã đồng nhất thị trường
với chợ và những địa điểm mua bán hàng hoá cụ thể. Trong kinh tế hiện đại ít
dùng khái niệm này.
Trong lịch sử phát triển các học thuyết kinh tế, vấn đề thị trường luôn
được đề cập đến như là một phạm trù trung tâm. Tư tưởng thị trường đầu tiên
của các kinh tế gia tư sản là của những người theo chủ nghĩa trọng thương.
Những người theo chủ nghĩa trọng thương chủ trương xây dựng một thị
trường tiền tệ mạnh. Họ cho rằng hàng hoá chỉ là phương tiện là khâu trung
gian để đạt được mục đích là tiền tệ. Một đất nước có nhiều vàng tức là một
đất nước hưng thịnh. Chủ nghĩa trọng thương coi thường khâu sản xuất. Đó là
bất hợp lí và phi kinh tế. Chủ nghĩa trọng nơng lại thiên về khâu sản xuất và
tuyệt đối hoá lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, cho rằng sự phát triển của kinh tế

và thị trường là quá trình tự nhiên phụ thuộc vào những quy luật nhất định,
không phụ thuộc vào ý chí của con người.
Người ghi dấu ấn đậm nét trong nghiên cứu về thị trường của trường
phái kinh tế học cổ điển là A.Smith. Trong các tác phẩm của mình ơng đã


7
phân tích phân cơng lao động đã tạo ra thị trường. Mục đích của thị trường là
để thu lợi nhuận. Thị trường chính là “Bàn tay vơ hình” điều khiển nền kinh
tế thị trường và A.Smith đã tuyệt đối hoá sự điều tiết của thị trường. Ơng cũng
đã phân tích các nhân tố của thị trường như người mua, người bán, cung cầu,
giá cả... và mối quan hệ giữa các nhân tố đó. Lần đầu tiên có một kinh tế gia
đã phân chia thị trường thành nhiều dạng khác nhau để nghiên cứu như thị
trường hàng hoá, thị trường lao động, thị trường đất đai, thị trường tư bản.
Song chủ yếu là ơng phân tích thị trường hàng hố và lao động.
Lý thuyết về thị trường được phát triển trong học thuyết kinh tế của
J.Keynes. Để đảm bảo cho sự ổn định và phát triển thị trường J.Keynes chủ
trương đẩy mạnh mọi hình thức đầu tư, kể cả đầu tư sản xuất vũ khí, phương
tiện chiến tranh. Mục đích là làm sao mở rộng đầu tư để tăng cầu tiêu dùng,
chống khủng hoảng và thất nghiệp, đồng thời qua đó tăng lợi nhuận cho tư
bản. Học thuyết J.Keynes mở ra giai đoạn mới cho sự can thiệp của nhà nước
vào thị trường thông qua các công cụ kinh tế vĩ mô.
Lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về thị trường trên cơ sở kế thừa có phê
phán các lí thuyết cũ để xây dựng một học thuyết mới về thị trường. C.mác đã
nghiên cứu và trình bày sự hình thành, phát triển của thị trường, vai trò của thị
trường, các quy luật và phạm trù kinh tế gắn với thị trường. C.Mác đã chỉ rõ:
thị trường là lĩnh vực của trao đổi và cao hơn là lưu thơng hàng hố. Mác đã
phân tích rất sâu sắc quan hệ giữa cung, cầu, giá cả thị trường và vai trò của
cạnh tranh đối với việc hình thành giá trị thị trường. Lênin là người kế thừa và
phát triển một cách toàn diện, sáng tạo chủ nghĩa Mác. Lý luận về thị trường

của Lênin được trình bày chủ yếu trong tác phẩm “Bàn về cái gọi là vấn đề thị
trường”. Theo Lênin: Khái niệm thị trường không thể tách rời khái niệm phân
công xã hội được. Hễ ở đâu và khi nào có phân cơng xã hội và sản xuất hàng
hố thì ở đó và khi ấy có thị trường. Quy mơ của thị trường gắn chặt với trình
độ chun mơn hố của lao động xã hội. Phân công lao động xã hội sẽ phát
triển vô cùng tận bởi vậy phát triển của thị trường cũng là vô cùng tận.


8
Theo nhà kinh tế học David Begg: “Thị trường là sự biểu hiện thu gọn
của q trình thơng qua các quyết định của các gia đình về tiêu dùng mặt hàng
nào, các quyết định của các công ty về sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào
và quyết định của người công nhân về việc làm việc bao lâu, cho ai đều dung
hòa bằng sự điểu chỉnh giá cả” [2, tr.78]. Còn theo nhà kinh tế học Samueson:
“Thị trường là một q trình trong đó người mua và người bán có tác động
qua lại với nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa” [45, tr.39].
Theo nội dung trên, chúng ta có thể quan niệm: thị trường là tổng thể các
quan hệ về lưu thơng hàng hố và lưu thông tiền tệ, tổng thể các giao dịch
mua bán và các dịch vụ. Như vậy, thị trường vừa có yếu tố ảo, vừa có yếu tố
thực. Bản chất của thị trường là giải quyết các quan hệ.
Như vậy, có thể tổng hợp lại rằng, người bán và người mua là hai lực
lượng cơ bản trên thị trường. Đó cũng là hình ảnh cụ thể nhất của 2 yếu tố
cung-cầu của thị trường. Trong hệ thống thị trường, mọi thứ đều có giá cả, đó
là giá trị của hàng hố và dịch vụ được tính bằng tiền.
1.1.1.2. Phân loại thị trường
Dưới góc độ nhìn nhận khác nhau, để hiểu rõ hơn về thị trường người ta
tiến hành phân loại thị trường. Việc phân loại thị trường có vai trị hết sức
quan trọng, nó giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thị trường từ đó đưa ra nhưng
phương án đúng đắn nhằm thỏa mãn nhu cầu thị trường. Tùy từng góc độ tiếp
cận mà người ta có các cách phân loại khác nhau. Dưới đây là một số cách

phân loại thị trường chủ yếu:
Thứ nhất, căn cứ vào mục đích sử dụng của hàng hóa thì thị trường được
chia ra làm 2 loại: thị trường tư liệu sản xuất và thị trường sản phẩm tiêu dùng.
Thứ hai, căn cứ vào các loại hàng hóa, thị trường chia ra các loại: thị
trường dầu khí, thị trường cà phê, thị trường xăng dầu, thị trường tiền tệ…
Theo cách phân loại này, ngày càng nhiều thị trường sản phẩm, do sản
phẩm đáp ứng nhu cầu cuộc sống không ngừng tăng lên cả về số lượng lẫn
chủng loại.


9
Thứ ba, căn cứ vào phương thức hình thành giá cả thị trường được phân
chia thành 2 loại: thị trường độc quyền và thị trường cạnh tranh.
Thứ tư, căn cứ vào mức độ thông tin trên thị trường cạnh tranh có 2 loại:
thị trường cạnh tranh hồn hảo và thị trường cạnh tranh khơng hồn hảo.
Thứ năm, căn cứ vào mức độ xã hội hóa của thị trường: thị trường địa
phương, thị trường trong nước và thị trường quốc tế.
Thứ sáu, căn cứ vào tỷ trọng hàng hóa tiêu thụ có thể phân chia thành thị
trường chính và thị trường phụ.
Đối với xăng dầu, ngoài những nguyên tắc phân loại thị trường cơ bản
trên, ở Việt Nam còn phân loại như:
+ Theo sản phẩm có thị trường xăng, thị trường dầu…
+ Theo cách thức phân phối có thị trường bán lẻ, thị trường bán buôn…
+ Theo đối tượng khách hàng có thị trường ngành than, thị trường ngành
điện, thị trường ngành vận tải, thị trường ngành ngư nghiệp…
+ Theo vùng miền có thị trường nơng thơn, thị trường thành thị, thị
trường trên biển, thị trường miền núi…
1.1.2. Thị trường xăng dầu
1.1.2.1. Xăng dầu
Xăng dầu là tên chung để chỉ các sản phẩm của q trình lọc dầu thơ,

dùng làm nhiên liệu, bao gồm: xăng động cơ, dầu diesel, dầu hoả, dầu mazut,
nhiên liệu bay; các sản phẩm khác dùng làm nhiên liệu động cơ, khơng bao
gồm các loại khí hố lỏng [51].
Từ khái niệm có thể thấy,xăng dầu là sản phẩm từ dầu mỏ với thành phần
cơ bản là các loại cacbuahydro. Tùy theo công dụng, xăng dầu được chia
thành: các loại xăng, dầu hỏa thông dụng, nhiên liệu phản lực, nhiên liệu
diesel và dầu bôi trơn…Đặc điểm chung của nhóm sản phẩm này là dễ cháy,
đặc biệt khi nén ở áp suất cao chuyển thành thể khí. Khi cháy chúng phát
sáng, thể tích tăng đột ngột và sinh nhiệt. Xăng dầu là một loại hàng hóa được
sử dụng rất rộng rãi trong cuộc sống và trong các ngành công nghiệp. Xăng


10
dầu được dùng để thắp sáng và tạo nhiệt (xăng, dầu hỏa, nhiên liệu diezen,
nhiên liệu phản lực). Xăng dầu dùng cho các loại động cơ phản lực. Nhóm
dầu nhờn dùng trong các động cơ nổ với mục đich làm mát động cơ, bôi trơn
làm giảm masat cho các bộ phận và chi tiết chuyển động làm tăng tuổi thọ
thiết bị. Xăng dầu dùng làm dung môi trong nhiều ngành cơng nghiệp đặc biệt
là cơng nghiệp sơn do có khả năng hòa tan nhiều chất hữu cơ.
Xăng dầu là hàng hóa quan trọng vì xăng dầu là yếu tố đầu vào quan
trọng và chưa thể thay thế được của sản xuất và xăng dầu là năng lượng phục
vụ dân sinh, quốc phòng và an ninh. Do xăng dầu là hàng hóa quan trọng nên
các quốc gia đều có chính sách, chiến lược và biện pháp quản lý sản xuất,
kinh doanh và dự trữ xăng dầu. Xăng dầu là mặt hàng chiến lược, có tầm quan
trọng, có tác động mạnh mẽ tới sự phát triển kinh tế và ổn định xã hội của mỗi
quốc gia. Xăng dầu là yếu tố đầu vào quan trọng của sản xuất, đồng thời là
loại năng lượng có hạn, khơng thể tái sinh và chưa thể thay thế được. Sự biến
động của xăng dầu trên thị trường thế giới ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến hoạt
động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế
quốc gia nói chung.

1.1.2.2. Kinh doanh xăng dầu
Theo nghị định (NĐ) 84/2009/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam về việc
“Kinh doanh Xăng dầu” Kinh doanh Xăng dầu bao gồm các hoạt động: xuất
khẩu (xăng dầu, nguyên liệu sản xuất trong nước và xăng dầu, nguyên liệu có
nguồn gốc nhập khẩu), nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu; gia công
xuất khẩu xăng dầu, nguyên liệu; sản xuất và pha chế xăng dầu; phân phối
xăng dầu tại thị trường trong nước; dịch vụ cho thuê kho, cảng, tiếp nhận, bảo
quản và vận chuyển xăng dầu [51]. Trong nghiên cứu này các hoạt động kinh
doanh xăng dầu được tập trung nghiên cứu là hoạt động xuất nhập khẩu và
phân phối xăng dầu tại thị trường trong nước.
Căn cứ vào định nghĩa Kinh doanh được nêu trên ta có thể phân chia
hoạt động kinh doanh thành các hoạt động như: Hoạt động gia công, sản xuất;


11
Hoạt động thương mại quốc tế (Xuất nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, chuyển
khẩu); Hoạt động thương mại nội địa (Phân phối sản phẩm, cung cấp các dịch
vụ liên quan); Hoạt động đầu tư trong nước và quốc tế. Các hoạt động trên chỉ
được nhìn nhận là hoạt động kinh doanh khi được thực hiện với mục đích tìm
kiếm lợi nhuận.
Ngồi ra cịn một số khái niệm liên quan như:
- Thương nhân kinh doanh xăng dầu bao gồm: thương nhân kinh doanh
xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu; thương nhân sản xuất xăng dầu; thương nhân
làm tổng đại lý, đại lý bán lẻ xăng dầu; thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng
dầu [51].
- Thương nhân đầu mối bao gồm: thương nhân kinh doanh xuất khẩu,
nhập khẩu xăng dầu và thương nhân sản xuất xăng dầu [51].
1.1.2.3. Xuất nhập khẩu và phân phối xăng dầu
Trước kia nói đến xuất khẩu thường được hiểu là việc xuất nhập khẩu
hàng hóa hữu hình, tuy nhiên ngày nay khi các loại hình hàng hóa ngày càng đa

dạng hoạt động xuất khẩu hàng hóa vơ hình. Xuất nhập khẩu bao gồm: Xuất
nhập khẩu hàng hóa hữu hình (ngun vật liệu, máy móc, thiết bị, lương thực,
thực phẩm, các loại hàng tiêu dùng…) thông qua xuất nhập khẩu trực tiếp hoặc
xuất nhập khẩu ủy thác. Xuất nhập khẩu hàng hóa vơ hình (các bí quyết cơng
nghệ, bằng phát minh, sáng chế, phần mềm máy tính, các bảng thiết kế kỹ thuật,
các dịch vụ lắp ráp thiết bị, máy móc, dịch vụ du lịch, kiểu dang cơng nghiệp,
quyền tác giả, độc quyền thương hiệu, nhãn hiệu…) thông qua xuất nhập khẩu
trực tiếp hoặc ủy thác [3, tr.60]. Tác giả John D.Daniesl trong cuốn International
Business Environment and Operations đã chia xuất nhập khẩu thành hai phần
xuất nhập khẩu hàng hóa và xuất nhập khẩu dịch vụ trong đó: Xuất khẩu hàng
hóa là những hàng hóa hữu hình được đưa ra nước ngồi, nhập khẩu hàng hóa là
những hàng hóa hữu hình được mang vào trong nước [37, tr.10].
Sản xuất và chế biến xăng dầu là quá trình lọc dầu, chuyển hóa dầu thơ
và các ngun liệu khác thành các sản phẩm xăng dầu. Nguyên liệu để sản


12
xuất và chế biến xăng dầu gồm: dầu thô, condensate, xăng có chỉ số octan
cao, reformate, naphta và các chế phẩm, phụ gia khác. Trong nghiên cứu này,
tác giả nghiên cứu chủ yếu về hai hoạt động cơ bản của thị trường xăng dầu
đó là nhập khẩu xăng dầu (xem xét với tư cách là đảm bảo nguồn cung) và
kinh doanh thương mại nội địa (phân phối xăng dầu).
Hoạt động xuất nhập khẩu xăng dầu bao gồm các hoạt động xuất khẩu,
nhập khẩu, tạm nhập tái xuất [51]
Hoạt động phân phối hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó nhà sản
xuất tự mình hoặc thơng qua trung tâm thương mại luân chuyển hàng hóa từ
nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Đổi lại, trung gian thương mại nhận được
một khoản tiền lời từ hoạt động đó. Phân phối xăng dầu là hoạt động kinh
doanh bao gồm hoạt động trực tiếp bán buôn, bán lẻ và bán qua hệ thống đại
lý, tổng đại lý [51].

Hệ thống phân phối hàng hóa là hệ thống được thiết lập trên cơ sở các
phần tử tham gia vào q trình phân phối hàng hóa và mối quan hệ giữa các
phần tử đó. Như vậy hệ thống hàng hóa là hệ thống được định nghĩa là hệ
thống phân phối được thiết lập trên cơ sở mối quan hệ giữa các doanh
nghiệp(DN) và cá thể, cá nhân cùng tham gia vào q trình đưa hàng hóa từ
nguồn hàng, hoặc nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng [51].
Cơ sở kinh doanh xăng dầu là nơi thực hiện việc sản xuất, chế biến, giao
nhận tồn trữ, bán lẻ xăng dầu bao gồm: cảng chuyên dụng, nhà máy sản xuất,
xưởng pha chế, kho, phương tiện vận chuyển và cửa hàng bán lẻ xăng dầu [51].
Hệ thống đại lý xăng dầu là một bộ phận của hệ thống phân phối xăng
dầu của DN xăng dầu đầu mối. Hệ thống phân phối xăng dầu của DN xăng
dầu đầu mối bao gồm: các đơn vị trực thuộc doanh nghiệp trực tiếp bán xăng
dầu cho các hộ công nghiệp và cung ứng xăng dầu cho các đại lý, các cửa
hàng bán lẻ xăng dầu trực thuộc doanh nghiệp hoặc trực thuộc các đơn vị trên.
Hệ thống đại lý xăng dầu bao gồm các Tổng đại lý và Đại lý bán lẻ xăng dầu
cho người tiêu dùng [51].


13
1.2. Vấn đề lý luận quản lý Nhà nước đối với thị trường xăng dầu
1.2.1. Quản lý nhà nước đối với thị trường xăng dầu
Quản lý nhà nước đối với thị trường xăng dầu chính là quản lý hoạt động
kinh doanh trên thị trường xăng dầu. Hoạt động kinh doanh là một bộ phận
của nền kinh tế vì vậy quản lý nhà nước trong hoạt động kinh doanh chính là
quản lý Nhà nước về kinh tế. Để quản lý hoạt động kinh doanh, Nhà nước có
những cơng cụ riêng, các cơng cụ đó tác động lên hoạt động kinh doanh,
trong đó một nhóm cơng cụ quan trọng là các cơng cụ quản lý hoạt động
thương mại nội địa và quốc tế. Các công cụ mà nhà nước sử dụng chủ yếu để
quản lý nhóm hoạt động này là cơng cụ thế và phi thuế.
+ Công cụ thuế: Thuế là khoản đóng góp bắt buộc của các tổ chức, cá

nhân cho Nhà nước theo mức độ và thời gian được pháp luật quy định, khơng
mang tính chất hồn trả trực tiếp, nhằm sử dụng cho mục đích chung tồn xã
hội. Nhà nước thực hiện quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế bằng nhiều biện
pháp như: giáo dục chính trị tư tưởng, hành chính, luật pháp và kinh tế; trong
đó biện pháp kinh tế là gốc. Trong các biện pháp kinh tế, thuế là công cụ quan
trọng và sắc bén nhất. Thuế là cơng cụ điều hịa thu nhập, thực hiện công
bằng xã hội trong phân phối. Các sắc thuế trực thu (đặc biệt là thuế thu nhập
cá nhân) với việc sử dụng thuế suất lũy tiến là sắc thuế có tác dụng rất lớn
trong việc điều tiết thu nhập, đảm bảo cơng bằng xã hội. Việc điều hịa thu
nhập giữa các tầng lớp dân cư được thực hiện một phần thơng qua thuế gián
thu, đặc biệt là hình thức thuế tiêu thụ đặc biệt. Thuế là công cụ để thực hiện
kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo thực hiện tốt
quản lý nhà nước đối với mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội.
Căn cứ theo hình thức hoạt động thương mại có thể chia thuế thành hai
loại là thuế quan và thuế nội địa. Thuế quan là các khoản tiền tệ mà người chủ
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu hoặc quá cảnh phải nộp cho hải quan là cơ quản
đại diện của nước sở tại. Thuế quan có 3 loại là thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
và thuế quá cảnh. Thuế nội địa là hệ thống các loại thế mà các chủ thể của nền


14
kinh tế phải có trách nhiệm nộp theo quy định của Nhà nước, cho cơ quan quản
lý thuế của địa phương. Hệ thống thuế nội địa rất đa dạng có thể kể đến một số
loại thuế như thuế thu nhập, thuế lợi tức, thuế giá trị gia tăng (VAT)...
+ Công cụ phi thuế quan: Các công cụ phi thuế quan bao gồm hạn ngạch,
giấy phép, các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật...
Hạn ngạch được hiểu là quy định cao nhất hoặc thấp nhất của Nhà nước
về số lượng một mặt hàng hoặc một nhóm hàng được phép xuất, nhập khẩu
hay tiêu thụ trên thị trường. Trong quản lý kinh tế việc sử dụng hạn ngạch để
đưa ra các chỉ tiêu sản xuất chỉ tồn tại phổ biến trong mô hình kinh tế cao cấp,

hiện nay với mơ hình kinh tế thị trường việc sử dụng hạn ngạch trong hoạt
động thương mại nội địa đã khơng cịn tồn tại, tuy nhiên trong hoạt động
thương mại quốc tế vẫn còn áp dụng hạn ngạch xuất khẩu và nhập khẩu cho
một số mặt hàng đặc biệt.
Giấy phép là hình thức cơ quan có thẩm quyền cho phép các nhà kinh
doanh được quyền xuất khẩu, nhập khẩu hay phân phối trên thị trường một
loại hàng hóa nhất định. Hiện nay việc sử dụng giấy phép đã được hạn chế
trên thế giới, ở Việt Nam chỉ còn sử dụng giấy phép đối với một số mặt hàng,
các loại hàng hóa cần được cấp giấy phép kinh doanh được liệt kê trong điều
khoản về các loại hàng hóa cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh
doanh có điều kiện của bộ luật Thương mại Việt Nam ban hành năm 2005.
Những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật: Đây là những quy định về tiêu
chuẩn vệ sinh, đo lường, an tồn lao động, bao bì đóng gói, đặc biệt là các
tiêu chuẩn về vệ sinh thực phẩm, vệ sinh phòng dịch đối với động, thực vật
tươi sống, tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường sinh thái đối với các máy móc,
thiết bị và dây chuyền công nghệ...được nhà nước hoặc các tổ chức quốc tế
đưa ra để đánh giá chất lượng của hàng hóa.
Ngồi các biện pháp cơ bản được nêu trên thực tế nhà nước còn sử dụng
rất nhiều các biện pháp khác để điều tiết hoạt động thương mại như quy định
độc quyền mua bán, quy định định giá cho một số mặt hàng, trợ giá sản xuất...


15
1.2.2. Các chức năng chủ yếu của quản lý nhà nước đối với thị trường
xăng dầu
Hoạt động kinh doanh xăng dầu là hoạt động kinh doanh có tính đặc thù
do xăng dầu được xếp vào mặt hàng kinh doanh có điều kiện, đồng thời đây
cũng là mặt hàng nhiên liệu cơ bản có ảnh hưởng đến tồn bộ hoạt động của
nền kinh tế. Bởi vậy quản lý nhà nước với hoạt động kinh doanh xăng dầu
cũng có những đặc điểm riêng, hai đặc điểm cơ bản trong đó là:

Quản lý nhà nước đối với mặt hàng kinh doanh có điều kiện, do vậy Nhà
nước phải xây dựng và điều chỉnh các điều kiện cho phù hợp với yêu cầu phát
triển và thực tiễn. Quản lý đối với mặt hàng xăng dầu có ý nghĩa là vật tư đầu
vào của nhiều ngành kinh tế do đó Nhà nước phải thấy được mối quan hệ qua
lại giữa giá xăng dầu với chi phí, giá thành của các ngành kinh tế khác để điều
chỉnh, can thiệp cho phù hợp.
Sự can thiệp của nhà nước vào hoạt động kinh doanh xăng dầu thể hiện
qua các chức năng sau:
Một là, Nhà nước hoạch định chiến lược phát triển kinh tế nói chung và
chiến lược phát triển ngành xăng dầu của Việt Nam nói riêng. Trên cơ sở đó,
các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu có thể xây dựng chiến lược kinh
doanh xăng dầu riêng cho doanh nghiệp của mình.
Hai là, Nhà nước tạo mơi trường kinh tế và khn khổ luật pháp, mơi trường
chính trị xã hội và công nghệ ổn định và thuận lợi cho hoạt động kinh doanh và sự
phát triển của các DN xăng dầu. Cụ thể, Nhà nước thiết lập khuôn khổ pháp lý
nhằm thúc đẩy và duy trì sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp.
Ba là, Nhà nước thực hiện các giải pháp tác động để phân bổ lại nguồn lực
xã hội và khắc phục các thất bại của thị trường. Cụ thể là Nhà nước có biện pháp
điều tiết nhằm duy trì cơng bằng xã hội và lợi ích của các bên liên quan.
Bốn là, Nhà nước kiểm tra, giám sát hoạt động của các DN nhằm đảm
bảo hoạt động của các doanh nghiệp xăng dầu được thực hiện trong môi
trường cạnh tranh lành mạnh, tuân thủ các khuôn khổ pháp lý đã đề ra.


16
Các chức năng trên của quản lý nhà nước cần phải được thực hiện một
cách đồng bộ nhằm can thiệp hiệu quả vào hoạt động kinh doanh xăng dầu ở
Việt Nam.
1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước đối với thị trường xăng dầu
1.2.3.1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch

Trong các cơng cụ quản lý nhà nước thì công tác xây dựng chiến lược
quy hoạch và kế hoạch phát triển thị trường xăng dầu là một trong những
công cụ chủ yếu để Nhà nước can thiệp vào thị trường, định hướng các hoạt
động kinh doanh và phát triển thị trường xăng dầu. Đó là việc xác lập định
hướng, thiết lập mục tiêu phát triển theo quan điểm của Đảng và Nhà nước
trên cơ sở đánh giá sát thực trạng về năng lực của các chủ thể và nguồn lực cho
sự phát triển. Ngồi ra nó cịn đảm bảo sự cân đối về tổng cung và tổng cầu của
nền kinh tế để giao chỉ tiêu nhập khẩu xăng dầu phải phù hợp với tình hình phát
triển kinh tế - xã hội trong từng năm trên cơ sở đó Nhà nước có thể thiết lập các
chính sách biện pháp đảm bảo sự phát triển cân đối của thị trường.
Bên cạnh đó phải xác định số đầu mối nhập khẩu xăng dầu cần thiết tham
gia để đặt hiệu quả cao nhất. Xây dựng chiến lược dự trữ quốc gia để cân đối
cung - cầu đồng thời can thiệp vào thị trường trong trường hợp thiếu hụt và
biến động giá cả, phân bổ các nguồn năng lượng dựa trên thị trường và tập
trung nỗ lực hạn chế những tổn hại gây ra cho nền kinh tế. Quản lý quy hoạch
phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ kinh doanh xăng dầu theo đúng định hướng
và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Toàn bộ hệ thống cầu cảng, kho bãi
phải được xây dựng theo quy hoạch, đảm bảo tiêu chuẩn (kho Xăng quốc gia,
cửa hàng bán lẻ xăng dầu kiểu mẫu...). Thơng qua các cơng cụ này, Nhà nước
có thể điều hành một cách vững chắc về thị trường khi tình hình chính trị kinh tế thế giới, khu vực có biến động bất thường.
1.2.3.2. Xây dựng khn khổ pháp lý cho hoạt động kinh doanh xăng dầu
Đi đôi với phát triển thị trường, Nhà nước cần quan tâm xây dựng khuôn
khổ pháp lý và thể chế theo hướng tôn trọng nguyên tắc và cơ chế hoạt động


17
khách quan của thị trường, tạo điều kiện phát huy mặt tích cực, đồng thời hạn
chế những tác động tiêu cực của nó để thị trường xăng dầu hoạt động theo trật
tự, kỷ cương và cạnh tranh lành mạnh, từng bước thực hiện các giải pháp hữu
hiệu nhằm kiểm soát độc quyền kinh doanh; chống buôn lậu và gian lận

thương mại; xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh xăng dầu.
Nhà nước ban hành hệ thống khuôn khổ pháp lý nhằm đảm bảo quyền lợi
của nền sản xuất trong nước và các doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời phải
đảm bảo phù hợp với các quy định chung của các tổ chức kinh tế quốc tế cũng
như các cam kết của Chính phủ Việt Nam tại các tổ chức này.
Vì vậy Nhà nước cần phải sửa đổi, bổ sung ban hành các luật như: Luật
Thương mại; Luật doanh nghiệp; Luật đầu tư nước ngồi; Luật cạnh tranh và
kiểm sốt độc quyền; các pháp lệnh về chống bán phá giá, đối xử quốc gia
trong thương mại quốc tế, quy định về các hàng hóa nhập khẩu...Đồng thời
ban hành các nghị định, thơng tư về chất lượng hàng hóa, tiêu chuẩn đo
lường, bảo vệ người tiêu dùng và quy chế liên quan đến quản lý kinh doanh
xăng dầu.
1.2.3.3. Chính sách quản lý nhà nước đối với thị trường xăng dầu
Để điều chỉnh thị trường xăng dầu hay hoạt động kinh doanh xăng dầu,
nhà nước sử dụng một số chính sách chủ yếu là: chính sách thuế và chính sách
giá, chính sách quản lý chất lượng, quản lý đầu mối và hạn ngạch xuất khẩu,
chính sách dự trữ lưu thơng, quản lý chủ thể kinh doanh (bao gồm quản lý các
thương nhân đầu mối và phân phối, bán lẻ).
+ Chính sách giá và thuế: Xăng dầu là hàng hóa vật tư đặc biệt và có ý
nghĩa chiến lược đối với mỗi quốc gia. Xăng dầu được coi là một mặt hàng
chủ yếu đem lại nguồn thu cho ngân sách thơng qua các chính sách thuế và
những cách thức quản lý giá bán xăng dầu.
Giá dầu thơ và các sản phẩm lọc hóa dầu từ trước tới nay luôn là yếu tố
khá nhạy cảm tác động đến nền kinh tế của mỗi quốc gia nói riêng và kinh tế
thế giới nói chung. Mỗi chính phủ can thiệp vào cơ chế điều hành giá với mức


18
độ và phương thức khác nhau sao cho phù hợp với tình hình thực tế của nước
mình. Tùy theo sự phát triển của nền kinh tế của quốc gia mà chính sách quản

lý giá xăng dầu cũng khác nhau. Các quốc gia có nền kinh tế phát triển thì
thường giá xăng dầu cũng khác nhau. Các quốc gia đang phát triển và kém
phát triển thì chính phủ có xu hướng kiểm sốt giá xăng dầu chặt.
Với vai trị là nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước, nhà nước cần phải
tính tốn thuế một cách khoa học để ổn định được nguồn thu mà không phụ
thuộc vào sự tăng giảm đột biến của giá xăng dầu thế giới. Mặt khác, là công
cụ điều chỉnh giá bán xăng dầu, nhà nước cần tính tốn mức thuế sao cho tạo
được sự chủ động cho DN trong việc xác định giá bán, vừa chủ động trong
nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu. Như vậy, thuế là cơng cụ mà thơng qua
đó, nhà nước có thể đảm bảo giải quyết một cách hài hịa lợi ích quốc gia, lợi
ích của DN và lợi ích của người tiêu dùng.
+ Chính sách quản lý chất lượng xăng dầu: Xăng dầu như đã đề cập ở
trên là sản phẩm được sản xuất từ việc lọc dầu thô. Hiện nay các sản phẩm
xăng dầu rất đa dạng cả về chủng loại và chất lượng. Các mặt hàng xăng dầu
phổ biến ở Việt Nam hiện nay gồm có xăng, diesel, dầu hỏa, mazut, ZA1 và
một số loại dầu máy.
Xăng dầu hiện nay đang là nguyên liệu chính chưa thể thay thế, chất
lượng của các sản phẩm này có ảnh hưởng rất lớn đến các vấn đề như: đồ bền
của máy, độ an toàn trong sử dụng, đặc biệt là ảnh hưởng rất lớn đến môi
trường thiên nhiên và sức khỏe của con người. Bởi vậy việc quy định những
yêu cầu về chất lượng đối với sản phẩm xăng dầu là rất cần thiết. Các sản
phẩm xăng dầu đang lưu thông trên thị trường vào Việt Nam qua hai con
đường trong đó chủ yếu là từ nhập khẩu và một phần được sản xuất từ hai nhà
máy lọc dầu trong nước là Dung Quất và các nhà máy Codensate. Bộ Khoa
học và Công nghệ đã ban hành quy chuẩn quốc gia về xăng dầu với những
quy định về chất lượng xăng dầu và quản lý chất lượng xăng dầu đối với tập
thể, cá nhân có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, sản xuất, chế biến,


19

pha chế, phân phối, bán lẻ xăng dầu. Các tiêu chuẩn ban hành được quy định
với mỗi loại sản phẩm xăng dầu và cụ thể hóa phương pháp để thử và kiểm tra
chất lượng. Tiêu chuẩn quốc gia này được ban hành và điều chỉnh theo xu
hướng chung của thế giới là thay đổi theo hướng nghiêm ngặt hơn, giảm thiểu
ơ nhiễm mơi trường.
+ Chính sách quản lý hạn mức nhập khẩu xăng dầu: Xăng dầu là mặt
hàng chiến lược và là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, do vậy việc cân đối
lượng xăng dầu dự trữ quốc gia và lượng tiêu dùng của quốc gia đóng vai trị
rất quan trọng. Việc quản lý hạn mức nhập khẩu xăng dầu của nhà nước nhằm
mục đích chống khủng hoảng thiếu xăng dầu là chủ yếu. Nhà nước không hạn
chế mức tối đa nhập khẩu xăng dầu mà chỉ hạn chế nhập khẩu xăng dầu tối
thiểu cho các đầu mối nhập khẩu xăng dầu trên cơ sở tính tốn lượng xăng
dầu tối thiểu cần thiết cho nhu cầu tiêu dùng trong một khoảng thời gian nhất
định. Bên cạnh đó, việc đưa ra những hạn mức nhập khẩu này là do xăng dầu
là hàng hóa đặc biệt, nguồn cung phụ thuộc vào một số quốc gia và khi nhập
khẩu thường phải kèm theo những điều kiện nhất định. Những điều kiện này
lại chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như kinh tế, chính trị, xã hội, điều kiện tự
nhiên, phương tiện vận chuyển mà có thể các bên tham gia hoạt động xuất
nhập khẩu xăng dầu khó có thể kiểm sốt được.
+ Chính sách quản lý dự trữ lưu thơng xăng dầu: Nằm trong nhóm chính
sách nhằm bình ổn thị trường xăng dầu và đảm bảo nguồn nguyên liệu cho nền
kinh tế, chính sách quản lý dự trữ lưu thơng xăng dầu là việc quy định mức dự
trữ tối thiểu đối với các thương nhân kinh doanh xuất, nhập khẩu xăng dầu, các
thương nhân sản xuất xăng dầu và có hệ thống phân phối trên thị trường. Mức
dự trữ này được tính bằng lượng dự trữ đảm bảo cho mặt hàng xăng dầu các loại
lưu thông trên thị trường trong một khoảng thời gian nhất định.
+ Chính sách quản lý đầu mối nhập khẩu xăng dầu: Xăng dầu là mặt
hàng vật tư thiết yếu và mang tính chiến lược đối với sự phát triển của đất
nước, thuộc độc quyền nhà nước. Nhà nước Việt Nam thực hiện độc quyền



20
của mình đối với xuất nhập khẩu xăng dầu thơng qua quản lý quyền trực tiếp
xuất nhập khẩu của DN và quy định hạn ngạch xuất khẩu.
+ Chính sách quản lý phân phối và bán lẻ: Kinh doanh xăng dầu được
vận hành theo cơ chế thị trường đã tạo ra môi trường kinh doanh rất đa dạng,
gồm nhiều thành phần kinh tế tham gia. Mặt khác, xăng dầu là nhiên liệu của
nhiều ngành kinh tế và dân sinh. Song đây lại là mặt hàng dễ cháy nổ nếu
không đảm bảo các điều kiện an tồn. Vì vậy, ngồi việc chịu sự chi phối của
các cơ quan quản lý nhà nước về xăng dầu mang tính chất thương mại, xăng
dầu cịn là mặt hàng kinh doanh có điều kiện. Các điều kiện về kinh doanh
xăng dầu, bao gồm: Chủ thể kinh doanh, địa điểm kinh doanh, cơ sở vật chất
kỹ thuật, trình độ chun mơn...
Tóm lại, việc quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu thông qua các quy
định chi tiết về các đối tượng, yêu cầu thiết kế, địa điểm kinh doanh cũng như
trình độ chun mơn, nghiệp vụ chun môn cho thấy yêu cầu đặt ra ngày
càng cao đối với các điều kiện kinh doanh xăng dầu. Việc làm này nhằm tạo
ra một thị trường xăng dầu bao gồm các đối tượng kinh doanh từ quy mô nhỏ,
đến quy mơ lớn nhằm đáp ứng nhu cầu về trình độ kỹ thuật, cơ sở vật chất kỹ
thuật kinh doanh ngày càng hồn thiện hơn để có thể đảm bảo an toàn trong
hoạt động kinh doanh, đáp ứng các nhu cầu về vệ sinh mơi trường. Bên cạnh
đó cũng đáp ứng u cầu đảm bảo trình độ nghiệp vụ chun mơn cho các
DN tham gia hoạt động kinh doanh xăng dầu chuẩn bị cho xu hướng mở cửa
thị trường xăng dầu theo cam kết WTO và bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
của Việt Nam.
1.2.5. Sự cần thiết tăng cường đổi mới quản lý nhà nước đối với thị
trường xăng dầu Việt Nam
Xăng dầu là mặt hàng chiến lược có tầm quan trọng, có tác động mạnh
mẽ tới sự phát triển kinh tế và sự ổn định xã hội của Việt Nam. Xăng dầu là
một trong những mặt hàng đặc biệt - mặt hàng xương sống của nền kinh tế

quốc dân, là mặt hàng thiết yếu đối với cả sản xuất và đời sống nhân dân. Sự


21
biến động của thị trường xăng dầu ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng và
tất cả DN (xăng dầu là đầu vào trực tiếp hoặc gián tiếp của nhiều ngành hàng,
dịch vụ). Xăng dầu là yếu tố đầu vào quan trọng của sản xuất, đồng thời là
loại năng lượng có hạn, khơng thể tái sinh và chưa thể thay thế được. Bên
cạnh các hoạt động kinh doanh phục vụ phát triển kinh tế xã hội, xăng dầu
còn là mặt hàng dự trữ chiến lược quốc gia. Trong điều kiện mới việc đảm
bảo hiệu quả kinh doanh, tự chủ của DN đồng thời phải đi liền với đảm bảo
an ninh năng lượng.
Chính vì vậy mà xăng dầu được xếp vào hàng hóa kinh doanh có điều
kiện và được giám sát chặt chẽ dưới sự quản lý của Nhà nước. Do vậy, để
đảm bảo ổn định nền kinh tế, nhà nước ln có những chính sách quản lý,
điều chỉnh, can thiệp, hỗ trợ đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu, đặc biệt
là các DN kinh doanh xăng dầu của nhà nước. Ngày 15-10-2009. Chính phủ
đã ban hành NĐ số 84/2009/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu và có hiệu lực
thực hiện từ ngày 15/12/2009 thay thế NĐ số 55/2007/NĐ-CP ngày 6/4/2007
của Chính phủ. Nghị định số 84/2009/NĐ-CP quy định rõ cơ chế kinh doanh
xăng dầu và điều kiện kinh doanh xăng dầu tại thị trường Việt Nam, thay thế
các văn bản trước đây. Lần đầu tiên một nghị định quy định rất cụ thể khống
chế định mức định lượng thời hạn của việc tăng và giảm giá xăng dầu. Đặc
biệt là việc cơng khai hóa cơng thức tính tốn hình thành giá bán lẻ xăng dầu,
công khai minh bạch để làm căn cứ giám sát quá trình tăng giảm giá. Sự ra
đời của NĐ 84 được xem là hành lang pháp lý đủ tầm để xăng dầu chính thức
đi đúng guồng máy. Tuy nhiên, thực tế lại ln diễn biến khó lường và nảy
sinh những vấn đề mới:
Một là, Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, do vậy
việc mở cửa thị trường xăng dầu theo cam kết quốc tế là điều tất yếu, vấn đề

là thời điểm nào là phù hợp. Khi tiến hành mở cửa thị trường, làm thế nào để
đảm bảo cho thị trường vận động tự do theo quy luật cung cầu, tạo dựng môi
trường cạnh tranh lành mạnh giữa các DN, đảm bảo lợi ích của quốc gia là


22
thách thức lớn đối với sự quản lý nhà nước về hoạt động này. Việt Nam đã trở
thành thành viên chính thức của WTO và bắt đầu tiến trình hội nhập toàn diện
với kinh tế thế giới. Sức ép của hội nhập và nhu cầu về xăng dầu tăng nhanh
đã đặt ra những thách thức mới trong công tác quản lý hoạt động xuất nhập
khẩu và kinh doanh xăng dầu. Tuy nhiên, nếu vượt qua được thách thức này,
Việt Nam sẽ có cơ hội hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới.
Hai là, Việt Nam từ một nước nhập khẩu 100% mặt hàng xăng dầu, hiện
nay Việt Nam đã và đang tiến hành sản xuất các sản phẩm xăng dầu; đã phục
vụ được hơn 30% nhu cầu tiêu dùng xăng dầu trong nước. Để quản lý tốt hoạt
động kinh doanh xăng dầu trong điều kiện đã có nguồn cung trong nước, góp
phần bình ổn thị trường xăng dầu trong nước, vấn đề xây dựng định hướng
phát triển, chiến lược kinh doanh xăng dầu, quy hoạch phát triển ngành dầu
khí Việt Nam là những cơ hội và cũng là thách thức lớn đối với Nhà nước
cũng như đối với các doanh nghiệp.
Ba là, Việt Nam cam kết sẽ mở cửa thị trường để các hãng xăng dầu
nước ngoài trực tiếp tham gia tái xuất nhập khẩu xăng dầu. Khâu phân phối
Việt Nam không cam kết, tuy nhiên trong thực tế Chính phủ khơng cấm các
nhà đầu tư nước ngồi mua cổ phần tại các DN có kinh doanh phân phối xăng
dầu, cho phép các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng nhà máy lọc dầu
được phép thành lập liên doanh phân phối xăng dầu; Bên cạnh đó cùng với
tiến trình hội nhập, hàng rào thuế quan, phi thuế quan, sự can thiệp hành
chính của Nhà nước vào thị trường xăng dầu sẽ giảm dần, những yếu tố đó
đang đặt ra yêu cầu quản lý mới. Mặc dù vậy, hệ thống chính sách liên quan
đến kinh doanh xăng dầu của Việt Nam cịn trong q trình xây dựng và hồn

thiện, nhiều chính sách khơng phù hợp với những cam kết của Việt Nam và
thực tế thị trường. Trước tình hình đó Nhà nước phải đổi mới quản lý mọi hoạt
động trên thị trường xăng dầu nhằm quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu theo
những mục tiêu của Nhà nước đồng thời tạo điều kiện để DN chủ động, đổi mới
phù hợp với sự thay đổi của môi trường kinh doanh nhằm giữ ổn định thị trường


23
xăng dầu Việt Nam, nâng cao hiệu quả kinh doanh, chiến thắng trên “sân nhà”
và hướng tới thắng lợi trên sân của các nước trong khu vực.
Bốn là, công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng
dầu ở Việt Nam thời gian qua còn nhiều bất cập. Trong công cuộc cải cách và
đổi mới kinh tế của Việt Nam, công tác quản lý nhà nước đối với thị trường
và ngành hàng xăng dầu còn đang trong q trình hồn thiện. Cơng tác quản
lý hoạt động kinh doanh xăng dầu và đối phó với sự biến động giá cả xăng
dầu trên thị trường thế giới. Tình trạng buôn lậu, gian lậu thương mại và tạm
nhập tái xuất còn lộn xộn chưa giải quyết được. Các DN kinh doanh xăng dầu
vẫn liên tục báo cáo thua lỗ và nhà nước vẫn phải bù lỗ. Thực chất các DN có
thua lỗ khơng, tại sao thua lỗ mà rất nhiều doanh nghiệp vẫn kinh doanh? Đây
chính là vấn đề đang gây tranh cãi và cần đến sự quản lý chặt chẽ hơn nữa của
Nhà nước để giải quyết vấn đề này.
Năm là, năng lực cạnh tranh của các DN kinh doanh xăng dầu Việt Nam
chưa cao. Hiện tại, ngành xăng dầu Việt Nam đã hình thành được hệ thống
các DN kinh doanh trong nước (phân phối xăng dầu) thuộc các thành phần
kinh tế khác nhau như Nhà nước, tư nhân, liên doanh liên kết…tham gia tất cả
các loại hình bán buôn, bán lẻ và tổ chức vận tải. Đồng thời hệ thống các DN
đầu mối nhập khẩu bao gồm 13 doanh nghiệp đã được hình thành. Các DN
đầu mối nhập khẩu đều là các DN Nhà nước có hệ thống cơ sở vật chất kỹ
thuật đảm bảo cho hoạt động kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam cịn nhỏ, quy
mơ và năng lực cạnh tranh còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm kinh doanh trên thị

trường quốc tế.
Sáu là, sự diễn biến phức tạp, khó dự báo của xăng dầu trên thị trường
thế giới, nhất là trong những năm gần đây đã ảnh hưởng trực tiếp đến thị
trường xăng dầu trong nước. Giá cả mặt hàng xăng dầu trên thị trường quốc tế
biến động phức tạp, khó lường nên gây khó khăn cho việc ổn định giá bán
xăng dầu trong nước nhằm ổn định sản xuất và đời sống xã hội. Trong thời
gian gần đây, giá cả mặt hàng xăng dầu biến động mạnh do sự biến động của


24
tình hình chính trị, tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh
tế tồn cầu, những khó khăn trong việc khai thác dầu mỏ; các lý do công
nghệ, và sự hạn chế nguồn cung, cũng như nhu cầu về xăng dầu trên thế giới.
Bảy là, Nhà nước đã bắt đầu vận hành giá xăng dầu theo cơ chế thị
trường nhưng đã gặp phải những trở ngại lớn. Giá xăng dầu ở nước ta thời
gian qua tăng nhiều hơn giảm nên gây ra sự bất hợp lý và dẫn đến nhiều hệ
lụy. Tuy nhiên một thực tế đặt ra là, trên thị trường kinh doanh xăng dầu
hiện nay chưa có sự cạnh tranh thực sự bình đẳng giữa các DNđầu mối
nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu. Điều này được thể hiện ở chỗ thị phần
chiếm lĩnh thị trường; lợi thế hạ tầng kỹ thuật; năng lực về cầu cảng và kho
chứa; mạng lưới phân phối xăng dầu; vốn... của các DN kinh doanh xăng
dầu có sự chênh lệnh rất lớn. Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex)
chiếm gần 60%, Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV OIL) chiếm trên 20%,
Saigon Petro chiếm 8%, còn lại khoảng 12% là của 10 doanh nghiệp đầu
mối khác. Như vậy là chưa có sự cạnh tranh thực sự nên việc Nhà nước để
cho DN tự quyết định giá đầu vào tăng từ 0-7%, là trái với cơ chế quản lý
giá trong nền kinh tế thị trường. Do đó, việc đổi mới cơ chế quản lý giá của
Nhà nước là việc hết sức cần thiết.
Tám là, thị trường xăng dầu Việt Nam là vấn đề thời sự được nhắc đến
trong thời gian gần đây. Ngoài việc mập mờ trong xuất nhập khẩu xăng dầu

và giá cả đó là chất lượng xăng dầu. Hiện nay liên tục xảy ra các vụ cháy nổ
xe máy, ô tô. Về việc đảm bảo chất lượng xăng dầu thì NĐ 84 cũng đã quy
định rõ về trách nhiệm thuộc về Doanh nghiệp song trách nhiệm thì vẫn đẩy
qua đẩy lại. Và có thể nhận thấy một mình Doanh nghiệp thì khơng thể làm
nổi mà cần sự phối hợp của các cơ quan quản lý Nhà nước.
Trước tình hình bức thiết hiện nay,địi hỏi của q trình hội nhập và xu
thế tự do hoá thị trường xăng dầu, việc rà soát, phát hiện những điểm bất hợp
lý của các cơ chế, chính sách hiện hành và nghiên cứu đối mới cơ chế, chính
sách phù hợp nhằm phát triển thị trường xăng dầu Việt nam bình đẳng, cạnh


25
tranh lành mạnh,an toàn, văn minh, hiện đại, phù hợp với tiến trình hội nhập
và phát triển đất nước bền vững là cần thiết và cấp bách.
1.3. Kinh nghiệm của một số nước về quản lý nhà nước đối với thị
trường xăng dầu
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý Nhà nước đối với thị trường xăng dầu ở
một số nước
1.3.1.1. Kinh nghiệm của Indonesia
Indonesia là một nước thành viên của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu
lửa (OPEC) và là nước có trữ lượng dầu khí lớn nhất khu vực Đơng Nam Á.
Hiện nay, sản lượng khai thác của Indonesia vào khoảng 1,2 triệu thùng/ngày.
Sản lượng khai thác đủ cung cấp cho các nhà máy lọc dầu trong nước và còn dư
một lượng lớn để xuất khẩu. Hệ thống các nhà máy lọc dầu của Indonesia được
vận hành bởi 9 công ty do Tổng công ty nhà nước PERTAMINA quản lý. Các
công ty này được quyền ưu tiên mua dầu thô theo giá thị trường sau đó bán lại
sản phẩm cho các công ty bán buôn nhà nước theo giá thị trường. Phần lớn các
sản phẩm lọc dầu của 9 công ty này đều được tiêu dung trong nước.
Năm 2002, Tổng thống Indonesia ra quyết định điều chỉnh giá xăng dầu
nhằm loại bỏ trợ giá nhiên liệu vào năm 2004, ngoại trừ sản phẩm dầu hỏa.

Theo quyết định này, Chính phủ cho phép cơng ty PERTAMINA thơng báo
cơng thức tính giá bán lẻ mới vào ngày đầu tháng. Công thức này được tính
trên cơ sở cho phép giá nhiên liệu được dao động hàng tháng trên cơ sở giá
trung bình tại Singapore (MOPS). Tuy nhiên, để tránh những tác động của giá
thế giới, Chính phủ đã thiết lập một chỉ số giá định hướng trên cơ sở +/- 5%
theo MOPS. Từ tháng 1 năm 2003 đến nay,Chính phủ đã khơng áp dụng công
thức giá nhiên liệu theo MOPS sau khi giá dầu thơ vượt 30USD/thùng [27].
Trong những năm qua, Chính phủ Indonesia quyết định cắt giảm trợ
cấp cho hoạt động xuất nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu nhằm giảm bớt
thâm hụt ngân sách và hạn chế hoạt động kinh doanh xăng dầu bất hợp pháp.
Giá nhiên liệu được điều chỉnh tăng khoảng 32% đối với xăng. Chính phủ cịn


×