Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

tiểu luận tổ chức ngành đánh giá cạnh tranh trên thị trường xăng dầu việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (807.76 KB, 23 trang )

NỘI DUNG
I. CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ 1.
Cấu trúc thị trường
Dưới góc độ kinh tế nói chung, cấu trúc thị trường được hiểu là một tổng
thể gồm nhiều nhân tố khác nhau như nhân tố người mua, người bán, các chủng
loại sản phẩm, dịch vụ, giá cả,… có tác động qua lại theo những quy luật nhất
định của thị trường, nhằm xác lập nên những điểm giao hoà của các yếu tố như
giá cả, lượng cầu, lượng cung,… để xác lập một hình thái nhất định của một thị
trường cho một loại sản phẩm, dịch vụ nhất định.
Dưới góc độ cạnh tranh, nhằm mục đích thực thi hiệu quả chính sách cạnh
tranh nói chung và Luật Cạnh tranh, việc xem xét cấu trúc thị trường đồng nghĩa
với việc đánh giá tổng thể các yếu tố về cơ cấu doanh nghiệp, nhóm các doanh
nghiệp (là tổ chức hoặc cá nhân kinh doanh) đang hoạt động sản xuất kinh
doanh trên một thị trường, mức độ tập trung trên thị trường, các rào cản gia nhập
thị trường,… để từ đó có nhìn nhận đúng đắn về hoạt động cạnh tranh của các
doanh nghiệp trên thị trường.
2. Các yếu tố đánh giá cấu rúc thị trường
2.1. Các doanh nghiệp tham gia thị trường
Số lượng doanh nghiệp tham gia thị trường sẽ tạo cơ sở cho việc đánh giá
tính khốc liệt hay bình thường của cạnh tranh trên thị trường, tiềm năng thị
trường cũng như xu hướng phát triển của thị trường đó.
Thông tin về doanh nghiệp tham gia thị trường cũng cho biết đặc điểm, thế
mạnh cũng như địa vị của từng doanh nghiệp trên thị trường, trên cơ sở đó có thể
đánh giá về mức độ đáng ngại trong hành động của doanh nghiệp đó.
Tìm hiểu về doanh nghiệp tham gia thị trường đồng thời giúp xác định
được các đối thủ cạnh tranh cụ thể của mỗi doanh nghiệp trên thị trường, từ đó
dễ dàng hơn trong việc nhận dạng hành vi cạnh tranh lẫn nhau hay bắt tay nhau
giữa các doanh nghiệp thông qua các biểu hiện của thị trường.
2.2. Thị phần của các doanh nghiệp tham gia thị trường
Tại Khoản 1, Điều 10, Luật Cạnh tranh quy định:
“Căn cứ vào đặc điểm, tính chất của thị trường liên quan, thị phần


của doanh nghiệp trên thị trường liên quan được xác định theo một trong
các phương pháp sau đây:
2


a)

Tỷ lệ phần trăm giữa doanh thu bán ra của doanh nghiệp này với
tổng doanh thu bán ra của tất cả các doanh nghiệp trên thị trường liên
quan theo tháng, quý, năm;
b)
Tỷ lệ phần trăm giữa doanh số mua vào của doanh nghiệp này với
tổng doanh số mua vào của tất cả các doanh nghiệp trên thị trường liên
quan theo tháng, quý, năm;
c)
Tỷ lệ phần trăm giữa số đơn vị hàng hóa, dịch vụ bán ra của
doanh nghiệp này với tổng số đơn vị hàng hóa, dịch vụ bán ra của tất cả
các doanh nghiệp trên thị trường liên quan theo tháng, quý, năm;
d)
Tỷ lệ phần trăm giữa số đơn vị hàng hóa, dịch vụ mua vào của
doanh nghiệp này với tổng số đơn vị hàng hóa, dịch vụ mua vào của tất cả
1

các doanh nghiệp trên thị trường liên quan theo tháng, quý, năm.”
Theo đó, công thức để tính thị phần của một doanh nghiệp bất kỳ (A) trên
thị trường gồm n doanh nghiệp theo công thức sau:
Trong đó:




=

∑ =1

- MS là th phần của doanh nghiệp A (market share)
- A là doanh nghiệp bất kỳ trên thị trường gồm n doanh nghiệp
- RA là doanh thu bán hoặc doanh số mua của doanh nghiệp A

Trên cơ sở công thức này, thị phần của các hãng, doanh nghiệp xăng dầu
trên thị trường sẽ được xác định khi ó đầy đủ thông tin và số liệu iên quan đến
doanh thu bán hoặc doanh số mua của các hãng, doanh nghiệp này.
Thông tin về thị phần của doanh nghiệp tham gia thị trường cho phép
đánh giá sơ bộ sức mạnh của doanh nghiệp, mức độ chiếm lĩnh thị trường của
doanh nghiệp đó trên thị trường liên quan, hành vi của một doanh nghiệp có
mang lại các tác động lớn đối với thị trường hay không, để từ đó có các biện
pháp can thiệp kịp thời.
2.3. Các chỉ số đánh giá mức độ tập trung thị trường
Nhìn chung, để đánh giá mức độ tập trung thị trường, cơ quan cạnh tranh
thường sử dụng các chỉ số như HHI, CR2-CR5,… Mỗi chỉ số nêu trên có một
phương pháp tính riêng và có những điểm mạnh và điểm yếu riêng nhưng đều được
tính trên cơ sở mức thị phần cụ thể của các doanh ngiệp tham gia thị
1Tham khảo thêm Luật Cạnh tranh 2018 và các văn bản hướng dẫn thi hành

3


trường và có chung một ý nghĩa là nhằm đánh giá mức độ tích tụ, mức dộ tập
trung và thực trạng cạnh tranh trên thị trường liên quan của một loại sản phẩm,
dịch vụ nhất định.
2.3.1. Chỉ số CR

Thông thường, chỉ số CR (Concenration Ratio) được xác định bằng tổng
mức thị phần của nhóm từ hai doanh nghiệp trở lên có mức thị phần lớn nhất
trên thị trường.
CR2: là tổng thị phần của nhóm hai doanh nghiệp có thị phần lớn nhất
trên thị trường, theo đó:
CR2 = CRi1 + CRi2 (trong đó CRik = maxCRi (k=1,2))
CR3: là tổng thị phần của nhóm ba doanh nghiệp có thị phần lớn nhất
trên thị trường, theo đó:
CR3 = CRi1 + CRi2 + CRi3 (trong đó CRik = maxCRi (k=1,2,3))
CR5: là tổng thị phần của nhóm năm doanh nghiệp có thị phần lớn nhất
trên thị trường, theo đó:
CR2 = CRi1 + CRi2 + CRi3 + CRi4 + CRi5
(trong đó CRik = maxCRi (k=1,2,3,4,5))
Trên cơ sở các công thức tính chỉ số CR nêu trên và mức thị phần của các
hãng, công ty xăng dầu có thể tính được giá trị của từng chỉ số CR cụ thể.
Từ giá trị của các giá trị CR cụ thể, có thể đánh giá được mức độ tích tụ,
mức độ tập trung và sức mạnh của nhóm doanh nghiệp trên thị trường của một
loại sản phẩm, dịch vụ nhất định.
2.3.2. Chỉ số HHI
HHI là chữ viết tắt của Herfindahl-Hirschman Index, một phương pháp
đo lường mức độ tích tụ hay tập trung trong một ngành kinh tế. Theo đó, mức độ
tích tụ hay tập trung được tính dựa trên mức dộ chiếm lĩnh thị trường của mỗi
doanh nghiệp so với tổng thị trường. Cụ thể như sau:
2

2

HHI = S1 + S2 + … + Sn

2


Trong đó:
- S1, S2,…, Sn: là các mức thị phần, tỉ lệ về sản lượng sản xuất hay sản
lượng bán hoặc chỉ là chỉ số khác đo lường hoạt động kinh doanh như
doanh thu, công suất,… mà mỗi doanh nghiệp chiếm trên thị trường,
- n: là tổng số doanh nghiệp tham gia thị trường.

4


So với chỉ số CR, chỉ số HHI có một số đặc tính về mặt toán học và lý
thuyết kinh tế, lại tính đến tất cả các doanh nghiệp tham gia thị trường, do vậy
mức độ chính xác cao và phản ánh thị trường toàn diện hơn. Các cơ quan cạnh
tranh thường căn cứ vào các mức như sau của chỉ số HHI để đưa ra những đánh
giá và nhận định về thị trường2:
 Chỉ số HHI < 1000: là thấp và không đáng lo ngại về vấn đề mức độ
tích tụ hay tập trung của thị trường
 Chỉ số 1000 < HHI < 1800: là mức trung bình và có ít khả năng xảy ra
vấn đề cạnh tranh trên thị trường,
 Chỉ số HHI > 1800: là cao và có nguy cơ xảy ra các vấn đề về cạnh
tranh.
Trên thị trường của một loại sản phẩm, dịch vụ nói chung và trên thị
trường xăng dầu nói riêng, ngoài việc xác định chỉ số CR thì việc xác định chỉ số
HHI cũng giúp Nhóm thực hiện báo cáo có cơ sở hơn trong việc đưa ra các đánh
giá, nhận định về mức độ tích tụ, thực trạng và xu hướng cạnh tranh trên thị
trường xăng dầu.
2.4. Doanh nghiệp và nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh
Theo quy định tại Điều 24, Luật cạnh tranh về doanh nghiệp, nhóm doanh
nghiệp có vị trí thống lĩnh trên thị trường:
“- Doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có sức

mạnh thị trường đáng kể được xác định theo quy định tại Điều 26 của Luật này
hoặc có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan.
- Nhóm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu cùng hành

động gây tác động hạn chế cạnh tranh và có sức mạnh thị trường đáng kể được xác
định theo quy định tại Điều 26 của Luật này hoặc có tổng thị phần thuộc một

trong các trường hợp sau đây:
+ Hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan; +
Ba doanh nghiệp có tổng thị phần từ 65% trở lên trên thị trường liên quan; +
Bốn doanh nghiệp có tổng thị phần từ 75% trở lên trên thị trường liên quan; +
Năm doanh nghiệp trở lên có tổng thị phần từ 85% trở lên trên thị trường

liên quan.”

2Tài liệu “Khuôn khổ đánh giá cạnh tranh” – Bộ Phát triển quốc tế Anh DFID, trang 42

5


Việc xác định trên thị trường có doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị
trí thống lĩnh trên thị trường hay không sẽ giúp đánh giá được nguy cơ xảy ra
các hành vi lạm dụng vị trí đó để có các biện pháp ngăn ngừa hiệu quả.
2.5. Các rào cản gia nhập và rút khỏi thị trường
Các rào cản gia nhập thị trường có thể tồn tại ở nhiều dạng khác nhau theo
quy định tại Điều 8 Nghi định 116/2005/NĐ-CP về rào cản gia nhập hay rút khỏi
thị trường. Rào cản gia nhập sẽ cho phép đánh giá tính năng động, linh hoạt, minh
bạch của thị trường. Nếu việc gia nhập hay rút khỏi thị trường của một doanh
nghiệp diễn ra dễ dàng thì thị trường đó có tính cạnh tranh cao, hoạt động lành
mạnh và giá cả được thị trường điều chỉnh, phụ thuộc vào năng lực cạnh tranh thực

tế của các doanh nghiệp. Ngược lại, ở các thị trường có các rào cản gia nhập lớn,
thì tất yếu cạnh tranh trên thị trường bị hạn chế và vì vậy sức mạnh thị trường sẽ
tập trung vào một số lượng nhỏ các doanh nghiệp.

Do các rào cản gia nhập mang tính chung cho cả thị trường xăng dầu nên
Nhóm nghiên cứu sẽ chỉ đề cập đến vấn đề rào cản trong phần đánh giá cấu trúc
thị trường xăng dầu nói chung.

II. CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU
1. Tổng quan về các doanh nghiệp tham gia thị trường
1.1. Số lượng doanh nghiệp tham gia thị trường
Xăng dầu là mặt hàng vật tư thiết yếu và mang tính chiến lược đối với sự
phát triển của đất nước, thuộc độc quyền Nhà nước. Nhà nước Việt Nam thực
hiện độc quyền của mình đối với xuất nhập khẩu xăng dầu thông qua quản lý
quyền trực tiếp xuất nhập khẩu của doanh nghiệp và quy định hạn ngạch nhập
khẩu. Theo Bộ Công thương Việt Nam, hiện nay có đến 37 doanh nghiệp đang
tham gia vào thị trường xăng dầu ở nước ta, bao gồm:
1. Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam
2. Công ty TNHH một thành viên Dầu khí Thành phố Hồ Chí Minh
3. Tổng Công ty Dầu Việt Nam - Công ty TNHH một thành viên
4. Công ty TNHH một thành viên - Tổng Công ty xăng dầu Quân đội
5. Công ty TNHH một thành viên Thương mại dầu khí Đồng Tháp
6. Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Hàng không Việt Nam (chỉ
kinh doanh nhiên liệu bay)
6


7. Tổng Công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Thanh Lễ - CTCP
8. Công ty Cổ phần nhiên liệu bay Petrolimex (chỉ kinh doanh nhiên liệu
bay)

9. Công ty cổ phần hóa dầu Quân đội
10. Công ty TNHH Vận tải thủy bộ Hải Hà
11. Công ty cổ phần Xăng dầu và dịch vụ Hàng hải S.T.S
12. Công ty cổ phần Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu
13. Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại Hưng Phát
14. Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ tổng hợp Hòa Khánh
15. Tổng công ty Thương mại Sài Gòn – TNHH Một thành viên
16. Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Long Hưng
17. Công ty TNHH Hải Linh
18. Công ty Cổ phần nhiên liệu hàng không Hoàn Mỹ (chỉ kinh doanh
nhiên liệu bay)
19. Công ty TNHH Xăng dầu Hồng Đức
20. Công ty cổ phần Thiên Minh Đức
21. Công ty cổ phần thương mại - tư vấn - đầu tư - xây dựng Bách Khoa

Việt
22. Công ty cổ phần Dương Đông - Sài Gòn
23. Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch xuyên Việt Oil
24. Công ty TNHH Petro Bình Minh
25. Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Phúc
26. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu nhiên liệu Đông Đô
27. Công ty cổ phần phát triển Hiệp Phong
28. Công ty cổ phần dầu khí Đông Phương
29. Công ty cổ phần Vật tư xăng dầu Hải Dương
30. Công ty TNHH Xuất nhập khẩu xăng dầu Hà Anh
31. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu xăng dầu Tín Nghĩa
32. Công ty TNHH xăng dầu Tây Nam S.W.P
33. Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư phát triển Trường An
35. Công ty Cổ phần Anh Phát Petro
7



36. Công ty Cổ phần Thương mại Xăng dầu Tân Sơn Nhất (chỉ kinh
doanh nhiên liệu bay)
37. Công ty CP xăng dầu Tân Nhật Minh
1.2. Cơ cấu doanh nghiệp tham gia thị trường
Có thể phân chia thị trường xăng dầu thành nhóm các doanh nghiệp chủ
chôt, chiếm thị phần chủ yếu trên thị trường và nhóm các doanh nghiệp nhỏ lẻ
khác. Tính trên tổng thể toàn thị trường xăng dầu, số lượng doanh nghiệp chủ chốt
có khả năng quyết định về lượng cung hay giá cả của các sản phẩm xăng dầu trên
thị trường là không nhiều. Có thể kể tên một số doanh nghiệp lớn chiếm thị phần
đáng kể trên thị trường xăng dầu Việt Nam là Petrolimex, PV Oil,
Saigon Petro, Thalexim, ... Trong phần sau, báo cáo sẽ có các phân tích, nhìn

nhận kỹ hơn đối với nhóm các doanh nghiệp lớn này.
2. Rào cản gia nhập thị trường
2.1. Rào cản về tài chính, công nghệ
Thị trường nhập khẩu xăng dầu có rào cản rất cao và khả năng gia nhập
thị trường của các doanh nghiệp mới là không có bởi vì:
Chi phí đầu tư ban đầu để gia nhập thị trường xăng dầu là tương đối lớn.
Theo Điều 7 Nghị định 84, doanh nghiệp muốn tham gia xuất nhập khẩu xăng
dầu cần thỏa mãn những điều kiện sau về quy mô (có thể sở hữu hoặc thuê từ
năm năm trở lên):
+ Có cầu cảng chuyên dụng nằm trong hệ thống cảng quốc tế có thể tiếp
nhận được tàu có trọng tải tối thiểu 7.000 tấn;
+ Có kho tiếp nhận dung tích tối thiểu 15.000 m3;
+ Có phương tiện vận tải chuyên dụng;
+ Có ít nhất 10 cửa hàng bán lẻ;
+ Có ít nhất 40 đại lý bán lẻ.
Xem xét những điều kiện pháp luật quy định, có thể thấy, hoạt động kinh

doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu đòi hỏi một sự đầu tư lớn, chỉ những doanh
nghiệp nhà nước có tiềm lực mạnh mới có thể đáp ứng, điều này cũng đặt ra một
rào cản lớn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, bằng nguồn vốn tự huy
động có thể xây dựng và tạo lập một cơ sở hạ tầng theo quy định để chen chân vào
hình thức kinh doanh xăng dầu này. Như vậy, có thể kết luận, chi phí đầu tư ban
đầu là rào cản lớn đối với việc gia nhập thị trường nhập khẩu xăng
dầu.

8


2.2. Rào cản pháp lý
So với các loại hàng hóa khác, kinh doanh xăng dầu là một ngành đặc thù,
đòi hỏi phải đáp ứng những quy định của pháp luật về chủ thể kinh doanh, cơ sở vật
chất, trang thiết bị, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ nhân viên cũng như
các yêu cầu về bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ.
Hiện nay kinh doanh xăng dầu theo quy định của pháp luật bao gồm các hoạt
động: “Xuất khẩu (xăng dầu, nguyên liệu sản xuất trong nước và xăng dầu,

nguyên liệu có nguồn gốc nhập khẩu), nhập khẩu, tạm nhập ái xuất,
chuyển khẩu, gia công xuất khẩu xăng dầu, nguyên liệu; sản xuất và pha
chế xăng dầu; phân phối xăng dầu tại thị trường trong nước; cho thuê kho,
3

cảng, tiếp nhận, bảo quản và vận chuyển xăng dầu.”
Thương nhân kinh doanh xăng dầu bao gồm: thương nhân kinh doanh xuất
khẩu, nhập khẩu xăng dầu; thương nhân sản xuất xăng dầu; thương nhân làm tổng
đại lý, đại lý bán lẻ xăng dầu; thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu. Mỗi hình
thức kinh doanh xăng dầu đều có các quy định khác nhau nhằm đảm bảo một trật tự
nhất định đối với loại hàng hóa đặc biệt này. Đây cũng là một trong những rào cản

đối với các doanh nghiệp tham gia thị trường.
2.3. Hiệu quả từ quy mô kinh tế của một doanh nghiệp hiện tại
Trong tổng số 37 doanh nghiệp xăng dầu có mặt trên thị trường Việt Nam,
có 11 doanh nghiệp được Nhà nước giao hạn ngạch nhập khẩu. Trong số 11
doanh nghiệp ấy, chỉ có 1 số ít có thể tồn tại và mở rộng thị phần, đó là
Petrolimex, PV Oil, Thanh lễ, Saigon Petro và Mipeco (chiếm tới gần 99% thị
phần trên thị trường xăng dầu). Chính điều này cũng tạo ra rào cản gia nhập thị
trường đối với đối thủ cạnh tranh mới.
2.4. Rào cản chiến lược
Một trong những rào cản đối với các doanh nghiệp tiềm năng trên thị trường
nhập khẩu xăng dầu là việc tồn tại hợp đồng độc quyền giữa các doanh nghiệp nhập
khẩu và các nhà phân phối (kể cả bán buôn và bán lẻ). Điều đáng ngạc nhiên là
những hợp đồng độc quyền này lại bắt nguồn từ các quy định pháp luật (Điều 17
Nghị định số 55 trước đây và Nghị định 84 hiện nay). Theo đó, mỗi thương nhân
trong chuỗi kinh doanh xăng dầu chỉ được phép mua sản phẩm từ một thương nhân
duy nhất ở tuyến trước. Điều này dẫn đến việc doanh nghiệp mới không có khả
năng gia nhập thị trường ở những phân khúc đã bão hòa (đối
3Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP

9


với các thị trường khác, một doanh nghiệp mới hoạt động hiệu quả vẫn có thể gia
nhập thị trường đã bão hòa bằng cách lấy bớt thị phần của các doanh nghiệp hoạt
động kém hiệu quả hơn). Trong khi đó, thị trường phân phối xăng dầu gần như đã
bão hòa tại các phân khúc thị trường chủ chốt và lợi nhuận cao.

Tuy quy định trên xuất phát từ mục tiêu đảm bảo trách nhiệm về chất
lượng của các doanh nghiệp nhập khẩu đầu mối, nhưng tính hạn chế cạnh tranh
của quy định như vậy là quá cao và triệt tiêu động cơ cạnh tranh của các doanh

nghiệp đầu mối. Vì vậy, đây là một rào cản chiến lược quan trọng đối với các
công ty muốn tham gia vào thị trường.
3. Mức độ tập trung của thị trường
3.1. Thị trường của một số doanh nghiệp lớn trên thị trường
Trên thị trường xăng dầu hiện tại có 29 doanh nghiệp được cấp phép, trong đó
hãng Petrolimex chiếm thị phần lớn nhất. Tiếp theo là PV Oil, Saigon Petro, Mipec,
Thalexim … Các doanh nghiệp còn lại đều có thị phần khá khiêm tốn.

Nguồn số liệu: PLX and subsidiaries, SSI Research

10


Năm 2016, Petrolimex là hãng chiếm thị phần lớn nhất trong số các hãng, thị
phần của công ty này trên thị trường là 49,3%. Bốn hãng, công ty có thị phần lớn
tiếp theo là PV Oil chiếm 19,6%; Saigon Petro, MIPEC và Thalexim mỗi
hãng chiếm 6% thị phần. Các công ty còn lại chỉ chiếm 13,1% thị phần. Dễ dàng

nhận thấy, Petrolimex đang thống lĩnh thị trường xăng dầu Việt Nam. Chúng ta
có thể thấy rõ hơn qua bảng dưới đây:
Sản lượng
Năm 2016
PLX
PV Oil
Saigon Petro
Thalexim
Mipec
Khác

(triệu tấn

m 3)
8.3
3.3
1
1
1
2.2

Thị phần
49.3%
19.6%
6.0%
6.0%
6.0%
13.1%

Số lượng

Sản lượng trung bình/

điểm bán lẻ
5200
3000
1000
1150
698
n.a

điểm bán lẻ
1604

1100
1000
870
1433
n.a

Tính đến tháng 5 năm 2019, cơ cấu thị phần ngành xăng dầu căn bản
không có sự thay đổi. Petrolimex vẫn chiếm lĩnh thị trường với 48% thị phần,
PV Oil là 19%, Thalexim và Saigon Petro và Mipec lần lượt nắm giữ 8%, 7%.
Mipec giảm xuống chỉ còn 5% thị phần.

Nguồn: BVSC 2019

11


Xem xét thị phần của các doanh nghiệp tính đến tháng 5 năm 2019, nhóm
nghiên cứu cũng nhận thấy rằng, mặc dù có biến động có sự giảm nhẹ nhưng
Petrolimex vẫn chiếm giữ vị trí dẫn đầu. PV Oil đứng thứ 2, thị phần của
Thalexim tăng nhẹ từ 6% lên 8% .
Do còn hạn chế về mặt số liệu, nhóm em xin được phép phân tích thị
trường xăng dầu từ các năm 2006 đến 2008. Xem xét thị phần dựa trên doanh
thu trên trị trường, nhóm nghiên cứu nhận thấy sự phân bổ không đồng đều của
các doanh nghiệp. Cụ thể như sau:
3.1.1. Các sản phẩm xăng
Thị phần của các doanh nghiệp trên thị trường phân phối xăng
STT
Tên DN
1
Petrolimex

2
PV Oil
3
Petec
4
Vinapco
5
SaigonPetro
6
Petimex
7
PetroMekong
8
Mipeco
9
PMT
Thanh Lễ
10
Toàn thị trường

2006
Giá trị
%
20136
61.4
494
1.5
4010
12.2
142

0.4
4460
13.6
1050
3.2
767
2.3
1750
5.2
35
0.1
0
0.0
32804 100.0

2007
Giá trị
%
24768
61.7
753
1.9
4400
11.0
132
0.3
5253
13.1
1234
3.1

990
2.5
2542
6.3
60
0.1
0
0.0
40132 100.0

2008
Giá trị
%
34145
54.9
7342
11.8
5760
9.3
188
0.3
6413
10.3
2066
3.3
1675
2.7
3482
5.6
103

0.2
1056
1.7
62230 100.0

Nguồn: Cục Quản lý Cạnh tranh

3.1.2. Dầu Diesel
Thị phần của các doanh nghiệp trên thị trường phân phối dầu diesel

STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Tên DN
Petrolimex
PV Oil
Petec
Vinapco
SaigonPetro
Petimex
PetroMekong

Mipeco
PMT
Thanh Lễ

2006
Giá trị
21974
0
4842
151
3658
3011
1448
3781
446
0

%
55.9
0.0
12.3
0.4
9.3
7.7
3.7
9.6
1.1
0.0

2007

Giá trị
26455
0
5137
135
4134
3932
2101
5760
612
0

%
54.8
0.0
10.6
0.3
8.6
8.1
4.4
11.9
1.3
0.0

2008
Giá trị
38957
12418
7489
191

5573
5514
3298
7445
574
1517

%
47.0
15.0
9.0
0.2
6.7
6.6
4.0
9.0
0.7
1.8
12


Toàn thị trường

39284

100.0

48266

100.0


82975

100.0

Nguồn: Cục Quản lý Cạnh tranh

3.1.3. Dầu FO
Thị phần của các doanh nghiệp trên thị trường phân phối dầu FO
STT
Tên DN
1
Petrolimex
2
PV Oil
3
Petec
4
Vinapco
5
SaigonPetro
6
Petimex
7
PetroMekong
8
Mipeco
9
PMT
Thanh Lễ

10
Toàn thị trường

2006
Giá trị
%
5809
79.1
242
3.3
788
10.7
21
0.3
80
1.1
0
0.0
189
2.6
23
0.3
196
2.7
0
0.0
7347
100.0

2007

Giá trị
%
6234
74.6
281
3.4
1037
12.4
11
0.1
78
0.9
50
0.6
135
1.6
36
0.4
501
6.0
0
0.0
8362
100.0

2008
Giá trị
7742
524
1682

0
84
108
56
380
689
0
11265

%
68.7
4.7
14.9
0.0
0.7
1.0
0.5
3.4
6.1
0.0
100

Nguồn: Cục Quản lý Cạnh
tranh

Bảng số liệu về thị phần của các doanh nghiệp phân phối xăng dầu cho
thấy cấu trúc thị trường xăng dầu có một số đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, Petrolimex khẳng định sức mạnh của mình thông qua việc chiếm
trên 50% thị phần trên thị trường phân phối nội địa các sản phẩm xăng dầu. Tuy
nhiên, có điểm đáng lưu ý là cả thị phần phân phối nội địa của Petrolimex suy giảm

qua các năm, từ khoảng 60% năm 2006 xuống còn khoảng
50% trong 2008.
Thứ hai, mức chênh lệch giữa thị phần của Petrolimex với các doanh nghiệp
khác là tương đối lớn, hơn 30%. Chẳng hạn, trong thị trường phân phối xăng năm
2008: Petrolimex chiếm 54,9% trong khi doanh nghiệp đứng thứ hai
là 11.8%.
3.2. Chỉ số CR
Như đã phân tích ở phần thị trường chung, 10 doanh nghiệp trên thị
trường được chia thành 03 nhóm: Petrolimex chiếm thị phần lớn nhất, nhóm 4
doanh nghiệp có thị phần trung bình (Petec, PV Oil, SaigonPetro và Mipeco) và
nhóm 5 doanh nghiệp chiếm thị phần không đáng kể. Do đó, mức độ tập trung và
xu hướng cạnh tranh trên thị trường thông qua chỉ số tập trung CR sẽ được phân
tích, đánh giá dựa trên các chỉ số từ CR1 đến CR5. Theo quy định của Luật
13


Cạnh tranh, thị phần được sử dụng để phân tích là thị phần tính theo doanh thu
phân phối của doanh nghiệp.

Chỉ số CR thị trường dầu Diesel
%
94,8

100,0

94,0
86,7

90,0


77,8

80,0

77,3
71,0

70,0
60,0

55,9

54,8
47,0

50,0

CR1

CR3
CR5

40,0

30,0
20,0
10,0
0,0
2006


2007

2008

14


Chỉ số CR thị trường dầu FO
%
93,1

100,0
90,0

79,1

80,0

98,5

93,0

97,8

98,0
89,7

74,6
68,7


70,0
60,0

CR1

50,0

CR3

40,0

CR5

30,0
20,0
10,0
0,0
2006

2007

2008

Nguồn số liệu: Báo cáo đánh giá cạnh tranh 10 lĩnh vực của nền kinh tế, Cục QLCT

Nhìn vào các biểu đồ trên, nhóm nghiên cứu nhận thấy một vài điểm sau:
- Có sự cải thiện theo chiều hướng tích cực về thị phần của các doanh nghiệp
trong năm 2008 so với năm 2006, nhưng sự cải thiện này là không đủ lớn
để tạo ra một cấu trúc thị có tính cạnh tranh; chỉ số CR1, CR3 và CR5 của thị


trường xăng vào năm 2008 vẫn còn rất cao.
- Chỉ số CR3 của thị trường đều trên 70%, thị trường có tính tập trung kinh
tế cao, được coi là thị trường độc quyền nhóm.
Điểm đáng chú ý là chỉ số CR1 rất cao, sự chênh lệch giữa chỉ số CR5 so
với CR3 là không lớn. Điều này cho thấy khả năng chi phối thị trường của doanh
nghiệp có quy mô đứng đầu thị trường và cấu trúc thị trường không đảm bảo để
cạnh tranh có thể xảy ra giữa các doanh nghiệp.
3.3. Chỉ số HHI
Số liệu về chỉ số HHI của thị trường xăng dầu Việt Nam cũng cho thấy
một bức tranh tương tự:

1
5


Chỉ số HHI thị trường xăng dầu
2006
Thị trường xăng
HHI
4.148
Thị trường dầu Diesel
HHI
3.526
Thị trường dầu FO
HHI
6.391

2007

2008


4.160

3.394

3.420

2.699

5.764

5.018

Nguồn số liệu: Báo cáo đánh giá cạnh tranh 10 lĩnh vực của nền kinh tế, Cục QLCT

3.4. Đánh giá về mức độ tập trung của thị trường
- Thị trường xăng dầu Việt Nam là thị trường có mức độ tập trung cao, rơi vào
trường hợp thị trường độc quyền nhóm (thể hiện tại chỉ số CR4>80%; CR5>90%
và chỉ số HHI cao hơn rất nhiều so với ngưỡng 1.800 được cơ quan

cạnh tranh Hoa Kỳ áp dụng).
- Trong số 5 doanh nghiệp chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường,
Petrolimex là doanh nghiệp có sức mạnh thị trường vượt trội so với 4 doanh
nghiệp còn lại (so sánh hiệu số giữa các chỉ số tập trung từ CR1 đến CR5).
- Các chỉ số CR và HHI đều giảm dần qua các năm từ 2006 đến 2008, cho
thấy, đã có sự gia tăng cạnh tranh trên thị trường dù mức độ tập trung của thị
trường còn rất cao.
III. TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG VÀ DIỄN BIẾN XĂNG DẦU TRONG
NHỮNG NĂM QUA
1. Tổng quan thị trường trường xăng dầu Việt Nam

Thị trường xăng dầu Việt Nam chịu áp lực bởi cam kết quốc tế và của các hiệp
định thương mại tự do mà Việt Nam đã cam kết. Tuy nhiên thị trường xăng dầu Việt
Nam đã hội nhập sâu với thị trường xăng dầu khu vực và thế giới, vì vậy yêu cầu nâng
cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm xăng dầu sản xuất trong

nước là yêu cầu hàng đầu quyết định sự tồn tại phát triển công nghiệp hóa dầu
Việt Nam và thị trường xăng dầu Việt Nam.
Đến nay thị trường xăng dầu Việt Nam đã trải qua 4 quyết định, nghị định
của Chính phủ để vận hành thị trường, từ Quyết định 187 năm 2003 của Chính

16


Phủ, Nghị định 55/CP năm 2007, Nghị định 84 năm 2009,… và Nghị định
83/CP năm 2014.
Chính phủ rất coi trọng đưa thị trường xăng dầu hoạt động theo cơ chế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước theo lộ trình phù hợp với mục tiêu hoàn
thiện thể chế kinh tế thị trường theo Nghị quyết Đại hội XI, Đại hội XII.
Thị trường xăng dầu Việt Nam hiện nay đang vận hành theo Nghị định
83/CP của Chính phủ từ năm 2014, Nghị định 83 là một Nghị định kế thừa Nghị
định 84, mục tiêu là từng bước thị trường hóa đưa hoạt động xăng dầu theo cơ chế
thị trường đầy đủ, khuyến khích doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu theo Hiến pháp
năm 2013. Nghị định 83/CP đã có những quy định tiếp cận tốt hơn về các thành
phần kinh tế được tham gia, các đầu mối xuất nhập khẩu đến nay đã có 29 đầu mối,
có hơn 100 thương nhân phân phối với lực lượng đông đảo các Tổng đại lý, Đại lý
với hơn 13.000 cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên cả nước.

Năm 2015-2016, giá dầu thô thế giới ở mức thấp, biến động không nhiều,
vì vậy Nghị định 83/CP đã làm cho thị trường xăng dầu ổn định, nguồn cung
đảm bảo, chất lượng xăng dầu về cơ bản đã đáp ứng theo tiêu chuẩn quy định,

giá bán lẻ xăng dầu được điều chỉnh phù hợp với biến động giá dầu thế giới,
đảm bảo 3 lợi ích: lợi ích nhà nước thông qua các sắc thuế, lợi ích người tiêu
dùng và lợi ích doanh nghiệp. Các cơ quan điều hành theo Nghị định 83 đã bám
sát thực tế để điều chỉnh giá một cách phù hợp, không gây bức xúc trong xã hội,
được người tiêu dùng đồng thuận hơn.
2. Diễn biến giá xăng dầu những năm gần đây (từ năm 2016 – 2018)
* Năm 2016:
Năm 2016, giá xăng trong nước đã tăng 15 lần với tổng cộng gần 6.500
đồng/lít, giảm 8 lần với tổng cộng khoảng 5.000 đồng/lít. Cùng với 2 lần được giữ
nguyên, giá xăng năm 2016 không nhiều biến động so với năm 2015. Diễn biến giá
dầu thế giới có xu hướng đi lên, dù không mạnh, chấm dứt những lần

17


tụt sâu, "phá đáy" như đã xảy ra trong năm 2015. Cũng theo đó, giá xăng dầu
trong nước cũng có xu hướng đi lên nhẹ.
Biểu đồ diễn biến giá xăng Việt Nam từ T1/2016 – T8/2016

Nguồn: Minh Tâm,
2016

Biểu đồ diễn biến giá xăng Việt Nam từ T9/2016- T1/2017

Nguồn: Quốc Anh 2017

18


* Năm 2017:

Trong năm 2017, liên Bộ Công Thương - Tài chính đã ban hành 24 văn
bản điều hành giá xăng dầu trong nước, trong đó mặt hàng xăng RON 92 có 9
lần điều chỉnh giảm (tổng cộng khoảng 2.918 đồng/lít), 10 lần điều chỉnh tăng
giá (khoảng 3.904 đồng/lít) và 4 lần ổn định giữ giá.
Mặt hàng diesel có 7 lần điều chỉnh giảm (tổng cộng là 2.390 đồng/lít), 15
lần điều chỉnh tăng giá (4.126 đồng/lít) và một lần ổn định giữ giá.
So với cuối năm 2016, giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu hiện tại biến
động tăng khoảng từ 921-1.748 đồng/lít, kg tùy thuộc vào từng mặt hàng, tăng
tương đương 5,32% - 16,44%.

Biểu đồ diễn biến giá xăng Việt Nam từ T5/2017 – T10/2017

Nguồn: Anh Minh,
2017

19


* Năm 2018:
Giá xăng dầu trong nước đã trải qua 24 kỳ chỉnh giá trong năm 2018. Tính
chung cả năm, giá xăng giảm hơn 1.000 đồng/lít, trong khi đó giá dầu tăng 800 1.600 đồng/lít, kg tùy loại.
Cụ thể như sau:
- Giá xăng RON 95 có 9 lần tăng, 8 lần giảm, còn lại giữ nguyên. Tổng
cộng cả năm, giá xăng RON 95 giảm 1.139 đồng (5,9%).
- Giá xăng E5 RON 92 có 6 lần tăng, 7 lần giảm, 11 lần giữ ổn định.
Tổng mức giảm 1.456 đồng/lít (8%).
- Giá dầu diesel có 11 lần tăng, 7 lần giảm, tổng mức tăng 832 đồng/lít.

- Dầu hỏa 11 lần tăng, 6 lần giảm, tổng tăng 1.386 đồng/lít.
- Dầu mazut 11 lần tăng, 5 lần giảm, tổng tăng 1.626 đồng/kg.

Biểu đồ diễn biến giá xăng E5 RON 92 và xăng RON 95 tại Việt Nam từ
T1/2018 – T5/2018

Nguồn: Hoài Thu, 2018

20


Biểu đồ diễn biến giá xăng E5 RON 92 và xăng RON 95 tại Việt Nam từ
T6/2018 – T12/2018

Nguồn: Sơn Phạm, 2018

21


KẾT LUẬN
I. Về rào cản gia nhập thị trường
Qua một số phân tích nêu trên, Nhóm nghiên cứu cho rằng có tồn tại một
số rào cản gia nhập thị trường xăng dầu Việt Nam, và chính các rào cản gia nhập
thị trường này đã góp phần làm cho mức độ tập trung của thị trường xăng dầu
đạt ngưỡng cao. Vì vậy làm cho nguy cơ xảy ra các vấn đề về cạnh tranh cao
hơn.
Trong các rào cản gia nhập thị trường được đề cập tại mục II của báo cáo,
Nhóm nghiên cứu nhận thấy rào cản phát sinh từ công nghệ, tài chính và chiến
lược là hai rào cản đáng kể nhất mà các doanh nghiệp mới gia nập thị trường
phải vượt qua.
Chính các rào cản nêu trên lý giải cho thực tế là một số doanh nghiệp kinh
doanh các nhãn hiệu mới đến nay vẫn chưa tạo được vị thế đối trọng đối với các
đối thủ cạnh tranh hiện tại trên thị trường Việt Nam.

Tuy nhiên, với tiềm năng thị trường rất lớn của lĩnh vực phân phối xăng
dầu cộng với việc “cởi trói” nhiều quy định, điều kiện kinh doanh liên quan của
nhà nước như tại Nghị định 08/2018/NĐ-CP, trong thời gian tới thị trường phân
phối xăng dầu hứa hẹn sẽ có sự góp mặt của những doanh nghiệp mới nhằm
từng bước tạo ra một thị trường cạnh tranh cho lĩnh vực này.
II. Về cấu trúc thị trường
Như đã phân tích, số lượng các hãng, doanh nghiệp tham gia trên thị trường
xăng dầu kể từ doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối,... tuy là
lớn tuy nhiên do đặc thù của thị trường xăng dầu tồn tại một số rào cản nhất định
nên mức độ tập trung của thị trường vẫn ở mức tương đối cao.
Xét mức độ chiếm lĩnh thị trường, có thể dẽ dàng nhận thấy trên thị
trường sữa bột nói chung thì 5 doanh nghiệp gồm Petrolimex, PV Oild, Thanh
lễ, Saigon Petro và Mipeco đã chiếm tới gần 99% thị phần trên thị trường xăng
dầu. Mặc dù thời điểm hiện tại, Nhóm nghiên cứu cho rằng thị trường xăng dầu
là cạnh tranh tuy nhiên, do mức độ tập trung của thị trường cao nên không loại
trừ khả năng một số doanh nghiệp lớn có vai trò dẫn dắt thị trường, còn các
doanh nghiệp khác thực hiện theo.
Đây cũng là đặc trưng của thị trường có cấu trúc theo kiểu độc quyền nhóm
(ologopoly), trong đó các doanh nghiệp lớn trên thị trường quan sát chặt chẽ động
thái cạnh tranh của các đối thủ để từ đó hình thành chiến lược cho

22


doanh nghiệp mình sao cho có lợi nhất, tối ưu hoá được lợi nhuận. Quan sát biến
động giá của các sản phẩm xăng dầu trong giai đoạn vừa qua, Nhóm nghiên cứu
nhận thấy chiến lược giá của một doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào chiến
lược giá của các doanh nghiệp dẫn dắt thị trường, ví dụ cùng tăng giá, cùng giảm
giá, cùng thực hiện các chiến dịch quảng cáo, khuyến mại,...
Mặc dù là thị trường cạnh tranh, tuy nhiên do mức độ tập trung của thị

trường cao, thể hiện thông qua việc các chỉ số CR1-5, HHI đều đạt hoặc vượt xa
ngưỡng xác định thị trường có mức độ tập trung cao, nhóm nghiên cứu nhận thấy
nguy cơ xảy ra các hành vi phản cạnh tranh trên thị trường là không nhỏ.
Đặc biệt, khi cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trở nên khốc liệt và làm tổn hại
tới khả năng thu lợi nhuận của các doanh nghiệp lớn thì nguy cơ xảy ra các thoả
thuận, các hành vi lạm dụng sức mạnh thị trường nhằm cản trở cạnh tranh là
tương đối hiện hữu.

23


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tiến Dũng, 2010, Thị trường xăng dầu: Vẫn độc quyền nhóm, truy cập ngày
09/12/2019 < >
2. Kinh Kha, 2017, Cùng dẫn đầu thị trường xăng dầu, Petrolimex và PV Oil
đang kinh doanh ra sao?, truy cập ngày 09/12/2019 < />3. Anh Việt, 2017, Phân phối xăng dầu: cuộc đua quyết liệt, truy cập ngày
09/12/2019 < >
4. Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công thương, Báo cáo đánh giá cạnh tranh
trong 10 lĩnh vực của nền kinh tế
5. Luật Cạnh tranh 2018
6. Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu
Trang Web tham khảo:
- Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương: www.moit.gov.vn
- Tổng Cục Thống kê: www.gso.gov.vn
- Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công thương: www.vca.gov.vn

24




×